MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
Chương I: Những lý luận chung về hoạt động xuất khẩu 3
I. Khái niệm - vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
1. Khái niệm. 3
2. Vai trò. 3
II.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 5
III. Qui trình xuất khẩu - nội dung hoạt động xuất khẩu. 8
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan tại công ty
Việt Ba. 16
I. Giới thiệu chung về Công ty xuất nhập khẩu Thương Mại Viêt BA 16
1. Quá trình hình thành và phát triển 16
2. Nhiệm vụ - quyền hạn 17
3. Cơ cấu tổ chức của công ty 17
4. Các mặt hàng xuất khẩu và nguồn hàng 21
5. Các nguồn lực chủ yếu của công ty 22
6. Các khoản phải nộp ngân sách 24
7. Thị trường xuất khẩu 25
II. Qui trình xuất khẩu và nội dung hoạt động của công ty. 26
1. Vai trò của hàng mây tre đan 26
2. Chủng loại hàng mây tre đan 27
3. Nguồn cung cấp hàng mây tre đan 27
4.Thị trường xuất khẩu 28
5. Hình thức xuất khẩu 29
6. Phương thức thanh toán 30
III. Đánh giá thuận lợi và khó khăn 30
1. Nhận xét chung về hoạt động xuất khẩu 30
2. Những thuận lợi và khó khăn 31
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu 33
I. Phương hướng phát triển 33
1. Phương hướng phát triển chung 33
2. Phương hướng phát triển hàng mây tre đan 35
II. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 36
1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty. 37
2. Một số kiến nghị với cơ quan chức năng có liên quan 40
Kết luận 45
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình xuất khẩu hàng mây tre đan tại Công ty Xuất nhập khẩu Việt Ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo các lĩnh vực sau: công tác tổ chức nhân sự,công tác tài chính kinh tế, công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật, công tác thanh tra bảo vệ , công tác xây dựng các qui chế sản xuất kinh doanh của công ty , công tác thị trường, công tác xây dựng xuất nhập khẩu.Với tư cách vừa là Tổng giám đốc, vừa là chủ đầu tư của công ty nên ngoài việc thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của Công ty còn chịu trách nhiệm về sự phát triển của Công ty. Do vậy, mà quyền hạn của Tổng giám đốc có quyền quyết định mọi việc trong Công ty, có quyền điều hành cao nhất ,là đại diện pháp nhân của Công ty, do đó chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
3.3.2 Trách nhiệm và quyền hạn của Phó giám đốc
Giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực sau: Công tác tiêu thụ sản phẩm, báo cáo thống kê, công tác văn phòng, công tác thu hồi công nợ và thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng.Phó giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc, do đó chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công thực hiện.
3.3.3 Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban
Văn phòng của Công ty, các ban chuyên môn có chức năng tham mưu , giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý điều hành công việc phù hợp với từng bộ phận mình phụ trách.
- Văn phòng quản lý tài sản cố định của Công ty, mua sắm trang thiết bị làm việc.
- Phòng tổ chức hành chính:
a). Có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc về công tác tổ chức như:
+ Xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ viên chức toàn công ty và từng đơn vị.
+ Xây dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
+ Làm công tác khác về tổ chức như: quản lý hồ sơ cán bộ viên chức, làm thủ tục về tiếp nhận, nghỉ hưu thôi việc, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật cán bộ.
b). Có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc về công tác hành chính quản trị như:
+ Xây dựng phương án bảo vệ đảm bảo công tác an ninh trật tự an toàn cơ quan.
+Làm tốt công tác văn thư, lưu trữ, quản lý dấu công ty, dấu chức danh.
+ Quản lý nhà khách, đảm bảo các yêu cầu vật chất cho công tác điều hành hàng ngày.
+ Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường cơ quan.
- Ban tài chính kế toán:giúp việc cho giám đốc thực hiện quản lý về mặt tài chính , kế toán giám sát bằng vốn lưu động các hoạt động kinh tế tài chính của công ty, trực tiếp quản lý các khoản công nợ của công ty,thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế kế toán theo đúng điều lệ ,pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và những quy định của công ty.
-Phòng kế hoạch thị trường:
Chức năng nhiệm vụ của phòng này là :
a). Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
b). Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và phối hợp với phòng kế toán tài vụ giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị trực thuộc công ty.
c). Kiểm tra các hợp đồng kinh tế, thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh, đề xuất ý kiến với giám đốc.
d). Chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra kinh doanh thua lỗ hoặc thất thoát vốn do yếu tố chủ quan gây ra.
- Ban xuất nhập khẩu: Do phạm vi hoạt động rộng lớn và để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty đang chuẩn bị mở thêm một ban kinh doanh ,tiêu thụ giúp cho công ty về công tác tiêu thụ kinh doanh và xuất nhập khẩu .Tiến hành nhập các vật liệu đầu vào mà trong nước chưa có khả năng sản xuất được ,và tiến hành xuất khẩu những sản phẩm đầu ra của công ty.
- Ban tổ chức cán bộ lao động :thực hiện việc điều động cán bộ nhân viên trong công ty.
- Trung tâm thông tin : tìm hiểu và cập nhập mỗi thông tin trong ngành ở trong nước và ngoài nước
-Văn phòng đại diện ở các tỉnh:
Có nhiệm vụ giúp giám đốc làm công tác tiếp thị. Trong một số trường hợp đặc biệt văn phòng đại diện được giám đốc uỷ nhiệm ký một số văn bản của công ty, tổ chức xuất nhập khẩu hàng hoá do tự khai thác được thị trường đảm bảo có hiệu quả, chấp hành tốt chính sách và các quy định của Nhà nước, của địa phương nơi đặt văn phòng đại diện.
- Các chi nhánh:
Công ty có các chi nhánh với nhiệm vụ như sau:
a). Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: có nhiệm vụ sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh du lịch và dịch vụ đầu tư.
b). Chi nhánh Lạng Sơn: có nhiệm vụ kinh doanh thuốc trừ sâu, hoa quả và lập cơ sở sản xuất, gia cô tinh dầu.
- Các trạm kinh doanh:
a). Trạm Chương Mỹ: làm nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mây tre đan.
b). Trạm xuất khẩu Thường Tín: có nhiệm vụ tổng hợp các mặt hàng gồm mây tre đan, sơn mài, sơn khảm, gỗ mỹ nghệ, thảm len …
c). Trạm Ba Vì: với nhiệm vụ kinh doanh thuốc trừ sau, lạc nhân xuất khẩu, hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Các phòng nghiệp vụ kinh doanh:
a). Phòng nghiệp vụ kinh doanh I: là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, kinh doanh đa dạng, kể cả xuất nhập khẩu cũng như các mặt hàng nội địa.
b). Phòng nghiệp vụ kinh doanh II: cũng là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp các mặt hàng, nhưng chủ yếu là chè, thủ công mỹ nghệ, nhập ô tô, xe máy.
c). Phòng nghiệp vụ kinh doanh III: có nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu là hàng nông lâm sản, sợi tơ.
d). Phòng nghiệp vụ kinh doanh hàng mây tre đan: chuyên làm hàng xuất khẩu mây tre đan.
4. Các mặt hàng xuất khẩu và nguồn hàng cung ứng của công ty:
1.Các mặt hàng xuất khẩu:
Do nhu cầu ngày càng lớn của thị trường vì vậy để đáp ứng với nhu cầu lớn đó , công ty liên tục tổ chức sản xuất, gia công, chế biến và thu mua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mây tre đan, , hải sản, dược liệu, gốm sứ, hàng may mặc, tơ tằm, thêu ren, các loại thảm len, thảm cói ….Với sự đa dạng nhiều chủng loại hàng hoá như vậy nhưng công ty đã lựa chọn một số mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược. Các mặt hàng xuất khẩu chiến lược này vừa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của thị trường vừa được làm từ những nguồn nguyên liệu rẻ tiền sẵn có trong địa phương. Đó là hàng mây tre đan, tơ thảm thêu, lạc nhân, hoa quả nông sản, chè …
Với một nguyên liệu chính, công ty đã biết kết hợp với các nguyên liệu khác tạo ra nhiều mẫu mã chủng loại khác nhau phù hơpj với thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Ví dụ từ nguyên liệu song mây, tre, nứa cá thể kết hợp với sắt, rang, gỗ để tạo ra các sản phẩm bền đẹp hơn như : bàn, ghế, tủ, lẵng hoa, giá báo, giá sách …
2.Phương thức kinh doanh của công ty:
- Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh được vận dụng các phương thức : trực tiếp xuất khẩu, xuất khẩu uỷ thác qua các đơn vị khác, nhận xuất khẩu mặt hàng của các đơn vị khác ( các đơn vị uỷ thác phải có đăng ký kinh doanh và các mặt hàng kinh doanh phù hợp với nội dung đăng ký ), hợp đồng gia công, kinh doanh mua bán hàng nội địa, nhận đại lý mua bán hàng.
- Đối với các đơn vị kinh doanh phải chấp hành nghiêm túc pháp lệnh hợp đồng kinh tế, được Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 25/8/1989.
+ Đối với hợp đồng mua bán ký với khách hàng nước ngoài: Các đơn vị soạn thảo trình giám đốc công ty ký. Giám đốc công ty có thể ký giấy uỷ quyền cho các phó giám đốc, trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp, trưởng chi nhánh, hoặc trạm trưởng ký hợp đồng.
+ Đối với hợp đồng mua bán ký kết với bạn hàng trong nước: Giám đốc công ty uỷ quyền cho các đồng chí trưởng phòng nghiệp vụ, giám đốc xí nghiệp, trưởng trạm, hoặc trưởng chi nhánh ký.
3. Nguồn hàng cung ứng của công ty:
Bởi nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất của công ty là đảm bảo cung ứng cho sản xuất tiêu dùng những loại hàng cần thiết, đủ về số lượng, tốt về chất lượng ,đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng phải được đảm bảo đủ điều kiện và kịp thời gian yêu cầu, thuận lợi cho khách hàng. Vì thế, công ty cần phảI tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng cung ứng. Việc tạo ra các nguồn hàng cung ứng được dựa trên toàn bộ các hình thức, phương thức và điều kiện của công ty tác động đến lĩnh vực sản xuất, khai thác hoặc nhập khẩu.
Hiện nay, để có đủ lượng hàng cho nhu cầu xuất khẩu, công ty chủ yếu tiến hành thu mua từ nhiều nguồn hàng khác nhau ở các làng nghề của huyện, thị xã trong tỉnh Hà Tây. Các làng nghề của tỉnh Hà Tây chủ yếu là các làng nghề truyền thống nổi tiếng trên thế giới. Dường như tên tuổi các làng nghề được gắn liền với các sản phẩm, ví dụ như lụa Vạn Phúc (thị xã Hà Đông ), pháo Bình Đà, mây tre đan Phú Nghĩa ( huyện Chương Mỹ ) …
Phương thức thu mua của công ty là thu mua trực tiếp. Nghĩa là, khi các phòng kinh doanh ký kết xong hợp đồng xuất khẩu sẽ cử cán bộ nghiệp vụ trực tiếp xuống địa phương, làng nghề có nguồn hàng xuất khẩu đó để ký hợp đồng mua bán. Hoặc công ty thu mua dưới hình thức mua gom ( mua không cần hợp đồng ), hay còn gọi là hình thức mua đứt bán đoạn. Hình thức thu mua gom hàng hoá được công ty sử dụng tương đối nhiều do các làng nghề của tỉnh Hà Tây chủ yếu là các đơn vị sản xuất nhỏ, phân tán không đồng đều, phát triển tự phát không được Nhà nước quản lý chặt chẽ, chưa được quy hoạch đầu tư tập trung thành một cơ sở sản xuất lớn.
Ví dụ, để có nguồn hàng mực khô xuất khẩu sang Trung Quốc, công ty đã ký hợp đồng mua bán với chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu thành phố Hồ Chí Minh. Hay công ty tổ chức thu mua gom hàng mây tre đan của các cơ sở sản xuất Phú Nghĩa, Phú Vĩnh (huyện Chương Mỹ ), Ninh Sở ( huyện Thường Tín) để xuất khẩu sang thị trường Nga và các nước Đông Âu, Châu á .…
5. Các nguồn lực chủ yếu của công ty:
5.1. Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của một doanh nghiệp. Vì vậy, công ty rất chú trọng quan tâm đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Do vậy công ty liên tục tiến hành tổ chức các khoá học chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ công nhân viên của công ty. Các khoá học này được các giảng viên trường đại học Ngoại Thương giảng dạy nhằm tạo ra những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, hăng say với nghề nghiệp.
5.2. Nguồn vốn của công ty:
Vốn cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, không có vốn doanh nghiệp không thể tiến hành các hoạt động kinh doanh. Do vậy ngay từ khi thành lập, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định.
Công ty Thương Mại Việt Ba thành lập với phần lớn vốn là do liên doanh với các nhà đầu tư khác, còn lại là do công ty tự bổ sung .Theo như lời tổng giám đốc cho biết thì trước khi công ty được thành lập ,tổng giám đốc đã cùng với cộng sự của mình chuẩn bị khá kỹ càng bằng khoảng thời gian là 3 năm.Do vậy mà số vốn bỏ ra ngay từ ban đầu so với các công ty khác là khá lớn Song vốn vẫn là vấn đề nổi cộm của công ty.
Bảng 1: Nguồn vốn của công ty qua một số năm.
Đơn vị tính: 1000VNĐ.
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Vốn lưu động
10.469.337
23.026.377
33.168.845
Vốn cố định
1.549.148
2.314.771
2.097.155
Tổng nguồn vốn
12.018.485
25.341.148
35.266.000
( Nguồn từ công ty ).
Nguồn vốn của công ty tăng lên qua mỗi năm. So sánh năm 1999 với năm 1998 ta thấy nguồn vốn tăng lên một lượng là 13.322.663 nghìn VNĐ gấp 2,1 lần, trong đó vốn lưu động tăng 12.557.040 nghìn VNĐ gấp 2,2 lần và vốn cố định tăng 765.623 nghìn VNĐ gấp 1,49 lần. Còn năm 2000 nguồn vốn tăng lên một lượng là 9.924.852 nghìn VNĐ gấp 1,39 lần so với năm 1999, trong đó vốn lưu động tăng 10.142.468 nghìn VNĐ gấp 1,44 lần còn vốn cố định giảm 217.616 nghìn VNĐ do công ty bàn giao trạm Thường Tín và bán ô tô. So với năm 1998, nguồn vốn của công ty vào năm 2000 còn tăng lên gấp 2,93 lần, nghĩa là thêm một lượng vốn là 23.247.515 nghìn VNĐ.
Đây là những kết quả đáng mừng cho công ty, nhưng cũng có một câu hỏi đặt ra là nguồn vốn của công ty tăng là do đâu ?
Bảng 2: Một số thành phần chính dẫn đến tăng
nguồn vốn của công ty.
Đơn vị tính : 1000 VNĐ.
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Khoản phải thu
8.834.099
17.888.526
25.244.326
Hàng tồn kho
175.673
2.778.152
5.163.103
Vay ngắn hạn
664.035
8.022.907
11.013.715
( Nguồn từ công ty).
Vốn cố định của công ty chủ yếu được sử dụng để trang bị tài sản cố định hữu hình như mua sắm mới máy móc, đầu tư xây dựng…Còn vốn lưu động chủ yếu là các khoản phải thu, hàng tồn kho và vốn lưu động khác. Theo bảng 2 ta thấy khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty năm 1999 chiếm 82% tổng nguồn vốn của công ty, tăng một lượng là 11.656.906 nghìn VNĐ gấp 2,29 lần so với năm 1998. Vì thế mà công ty phải vay thêm vốn để kinh doanh, năm 1999 vay ngắn hạn của công ty tăng 7.358.872 nghìn VNĐ gấp 12,1 lần so với năm 1998. Đến năm 2000. khoản phải thu và hàng tồn chiếm 86 % tổng nguồn vốn, tăng 9.740.751 nghìn VNĐ gấp 1,47 lần so với năm 1999 và tăng một lượng là 21.397.657 nghìn VNĐ gấp 3,37 lần so với năm 1998. Và để tiếp tục kinh doanh, công ty đã vay vốn ngắn hạn một lượng lớn hơn năm 1999 là 2.990.808 nghìn VNĐ gấp 1,37 lần. So với năm 1998, vay ngắn hạn của công ty năm 2000 tăng lên một lượng lớn hơn rất nhiều là 10.349.680 nghìn VNĐ gấp 16,6 lần.
Như vậy thực chất qua mỗi năm, các khoản phải thu và hàng tồn tăng lên rất nhiều đã kéo theo nguồn vốn của công ty tăng lên. Và qua đó cho thấy một thực tế là công ty đã bị chiếm dụng một lượng vốn lớn. Vì vậy, công ty cần phải có ngay một giải pháp thích hợp cho vấn đề này, cần nhanh chóng thu hồi các khoản nợ và thanh toán các khoản nợ phải trả.
Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua một số năm.
Đơn vị tính : 1000 USD.
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
-Kim ngạch xuất khẩu
7.000
8.071
9.739
15.400
-Tổng kim ngạch XNK
13.521
13.255
15.973
21.270
-Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
52 %
61 %
61 %
72 %
( Nguồn từ công ty).
Theo bảng số liệu 3 ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên qua mỗi năm, song tốc độ tăng không đồng đều. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng 15,3 % tương đương với 1.071 nghìn USD so với năm 1997. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu tăng 20,67% tương đương với 1.668 nghìn USD so với năm 1998. Đến năm 2000 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu là 58% tương đương với một lượng là 5.661 nghìn USD so với năm 1999. Nhưng so với năm 1997 và năm1998, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2000 sẽ là một con số khá lớn :tăng 91 % ( tương đương với 7.329 nghìn USD ) so với năm 1998 và tăng 120 % (tương đương với 8.400 nghìn USD ) so với năm 1997. Với tốc độ tăng trưởng này công ty sẽ ngày một lớn mạnh hơn và vững bước đi lên cùng đất nước.
Để đạt được kết quả này, công lớn phải thuộc về sự chỉ đạo sáng suốt của đội ngũ lãnh đạo của công ty, sự năng động của các trưởng phòng kinh doanh cùng với lòng hăng say với nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty nên các mặt hàng xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng, chiếm được niềm tin ở khách hàng và kim ngạch xuất khẩu tăng lên qua mỗi năm.
6. Các khoản nộp ngân sách và lợi nhuận của công ty :
Cùng với sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu, các khoản đóng góp của công ty cũng tăng lên theo thời gian.
Bảng 4 : Các khoản nộp ngân sách của công ty.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Các khoản nộp NS
Triệu VNĐ
2.852
16.152
15.426
- Thuế GTGT
“”
698
4.499
993,6
- Thuế XNK
“”
1.909
11.520
14.224
- Thuế vốn
“”
52
24
20
- Thuế lợi tức
“”
88
15
38,4
- Khoản nộp khác
“”
105
94
150
2, Lợi nhuận
“”
60,22
74,647
120
3,Thu nhập bình quân
1000VNĐ
456
566
653
( Nguồn từ công ty ).
Trong khi các doanh nghiệp khác phải nợ ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng thì Công ty Thương Mại vẫn đều đặn nộp ngân sách với số tiền hàng tỷ đồng. Nếu năm 1998, công ty nộp ngân sách là 2,8 tỷ đồng thì đến năm 1999 là 16,1 tỷ đồng và năm 2000 số tiền nộp ngân sách là 15,4 tỷ đồng tuy đã giảm xuống nhưng không đáng kể. Điều này chứng tỏ công ty là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả với số lợi nhuận tăng hàng năm. Năm 1998, lợi nhuận của công ty là hơn 60 triệu đồng nhưng đến năm 2000 đã tăng lên 120 triệu đồng gấp 2 lần năm 1998 và 1,62 lần so với năm 1999. Mà lợi nhuận phản ánh một cách đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của công ty, phản ánh kết quả sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp. Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động ra sức nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Và mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều hướng vào mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ khả năng mở rộng kinh doanh và phát triển của công ty, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên cũng tăng theo. Năm 1998, thu nhập bình quân ở công ty là hơn 400 nghìn đồng thì năm 2000 tăng lên hơn 600 nghìn đồng gấp 1,5 lần so với năm 1998 và gấp 1,1 lần so với năm 1999. Tuy vẫn còn là con số rất nhỏ so với một số công ty liên doanh nhưng so với các doanh nghiệp nhà nước thì không phải nhỏ.
7. Thị trường xuất khẩu của công ty:
Nhờ thực hiện chính sách đối ngoại, đa dạng hoá, đa phương hoá Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới, hợp tác bình đẳng nên các doanh nghiệp trong nước có cơ hội giao lưu, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm của họ. Hiện nay, Công ty Thương Mại Việt Ba có quan hệ thương mại quốc tế với gần 30 nước trên thế giới, trong đó quan hệ kinh doanh xuất khẩu với 25 nước. Cụ thể như sau:
Bảng 5 : Một số thị trường xuất khẩu chính của
công ty năm 2000.
Đơn vị tính : 1000 USD.
Thị trường
Kim ngạch
Tỷ trọng
Thị trường
Kim ngạch
Tỷ trọng
Ba Lan
581
3,77
Nga
2.228
14,5
Đài Loan
316
2,05
Rumani
1.298
8,43
Đức
456
2,96
Ucraina
627
4,07
Irắc
318
2,06
Trung quốc
7.638
49,6
Lào
868
5,64
Các nước khác
1.041
6,95
( Nguồn từ công ty ).
Theo bảng số liệu công tác thị trường xuất khẩu năm 2000 ta thấy thị trường truyền thống Nga và các nước Đông Âu tuy đã bị thu hẹp nhưng vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn kim ngạch xuất khẩu gần 30 % tổng kim ngạch xuất khẩu. Còn thị trường các nước Châu á cũng có một tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn trong công ty và tiếp tục được chú trọng mở rộng thêm. Thị trường các nước Tây Âu, Châu Mỹ còn chiếm một tỷ trọng xuất khẩu rất nhỏ, song đó mới ở giai đoạn chào hàng và có nhiều hứa hẹn với công ty.
Như vậy, qua các phân tích trên ta thấy, Công ty Thương Mại Việt Ba là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung. Điều đó cũng khẳng định phương thức, chiến lược kinh doanh của công ty là đúng đắn song vẫn cần hoàn thiện hơn nữa để thu được kết quả cao hơn.
II. Qui trình xuất khẩu và nội dung hoạt động của công ty Việt Ba .
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đã trở thành những sản phẩm gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người. Dường như, nó đã trở thành nhu cầu cấp thiết của gia đình. Do đó, nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ được hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia, nhiều dân tộc trên thế giới. Mỗi dân tộc do nhu cầu, do nền văn hoá đã tạo ra những sản phẩm mang sắc thái riêng. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vật chất, mỗi sản phẩm còn mang tính nhân văn, nhu cầu văn hoá nghệ thuật của con người.
Trong thời đại của khoa học công nghệ phát triển, sản phẩm được làm ra từ máy móc hiện đại cũng rất đa dạng và phong phú. Nhưng các sản phẩm này không có tính nghệ thuật cao, tỉ mỉ và sắc xảo như các sản phẩm thủ công. Mỗi một cải tiến nhỏ về kỹ thuật, thay đổi về màu sắc đã tạo ra những sản phẩm thủ công khác nhau. Mà sự thay đổi này thể hiện sự tài ba, khéo léo của người thợ tạo ra nó. Xã hội càng phát triển, cuộc sống càng văn minh thì nhu cầu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ càng được khẳng định và nâng cao. Chính vì vậy mà hàng mây tre đan càng có nhiều cơ hội để phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
1. Vai trò của hàng mây tre đan:
Về kinh tế, việc xuất khẩu các sản phẩm hàng mây tre đan sẽ tăng thêm lợi nhuận cho công ty, góp phần giải quyết tình trạng thiếu ngoại tệ của đất nước. Mặt khác, việc sản xuất hàng mây tre đan đòi hỏi một lượng vốn ban đầu không lớn nên khắc phục được tình trạng thiếu vốn cho công ty. Hơn nữa, việc sản xuất hàng mây tre đan còn góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lực lượng lao động dư thưà ở các vùng nông thôn và tăng thu nhập cải thiện đời sống cho họ.
Về xã hội, hàng mây tre đan là mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức rõ vai trò của nó trong xã hội nên đã có chính sách phù hợp nhằm phát triển mặt hàng này. Khi phát triển mặt hàng này sẽ tạo nhiều việc làm cho số lượng lao động nhàn rỗi, góp phần giải quyết các tề nạn xã hội nảy sinh, bảo đảm đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc, ổn định xã hội.
Mặt khác, thông qua việc sản xuất và xuất khẩu hàng mây tre đan nhiều nước trên thế giới hiểu biết hơn về con người và nền văn hoá của Việt Nam, góp phần đưa đất nước nhanh chóng hội nhập với nền văn hoá các nước trên thế giới.
Như vậy, việc xuất khẩu hàng mây tre đan là vấn đề cấp thiết đối với công ty nói riêng, đất nước nói chung, bởi nó đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho công ty vì được làm từ các nguồn nguyên liệu sẵn có ở vùng nông thôn như mây, tre, rang, nứa, và giải quyết các vấn đề xã hội cho đất nước.
2.Chủng loại hàng mây tre đan:
Hàng mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước với chi phí thấp. Các nguồn nguyên liệu này đa dạng, có tính mềm, dẻo, dai và bền, qua chế biến trở nên cứng cáp và chắc chắn. Vì thế, mặt hàng mây tre đan cũng rất đa dạng và phong phú về chủng loại và hình thức, mẫu mã. Có thể chia các sản phẩm mây tre đan thành các nhóm sau:
+ Nhóm 1: Các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, giường, tủ được làm chủ yếu từ các nguyên liệu song mây, guộc kết hợp với gỗ, sắt để tăng độ bền, cứng cho sản phẩm.
Các sản phẩm mây tre đan loại này chiếm khoảng 15 % kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan mỗi năm.
+ Nhóm 2: Các sản phẩm mang tính trang trí thủ công như lẵng hoa, lộc bình, giỏ, làn, chao đèn, khay
Các sản phẩm loại này rất đa dạng về kích cỡ, màu sắc và kiểu cách mẫu mã. Nó có thể được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau hay đơn thuần chỉ dùng một loại nguyên liêụ. Mặc dù được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng nguyên liệu chính của sản phẩm vẫn là song mây, rang, guột. Lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu các sản phẩm thuộc nhóm này rất cao, chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan .
+ Nhóm 3: Các sản phẩm khác như: mành trúc, mành tre, túi du lịch. Các sản phẩm này thường được làm từ một nguyên liệu chính có kết hợp nhưng không đáng kể. Lợi nhuận thu về từ việc xuất khẩu các sản phẩm nhóm này chỉ chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan.
3.Nguồn cung cấp hàng mây tre đan:
Bởi hàng mây tre đan là mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã tồn tại và phát triển lâu dài ở nước ta nên công tác tổ chức nguồn hàng của công ty được thực hiện chủ yếu ở các làng nghề truyền thống của tỉnh Hà Tây.
Tỉnh Hà Tây hiện có 28 làng nghề truyền thống và 60 làng nghề mới với quy mô sản xuất nhỏ, phân tán không đồng đều, quy trình sản xuất đơn gian, tinh xảo mang tính cổ truyền có bí quyết riêng của từng công đoạn. Trong số đó có làng nghề mây tre đan ở Phú Vĩnh ( huyện Chương Mỹ ) được coi là nghề gia truyền với 400 năm nay; Cùng với các làng nghề sản xuất hàng mây tre đan khác như Đông Phương Yên, Phú Nghĩa ( huyện Chương Mỹ), Ninh Sở ( huyện Thường Tín ), Chương Thịnh ( huyện ứng Hoà ), Liệp Tuyết ( huyện Quốc Oai ) ….
Hình thức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu được công ty sử dụng rất linh hoạt, công ty tiến hành mua theo hợp đồng có ký trước với các làng nghề sản xuất lớn như Phú Nghĩa, Phú Vĩnh, Đông Phương Yên, Chương Thịnh, Ninh Sở, để có một lượng hàng ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khi cần thiết, công ty có thể mua hàng không theo hợp đồng ký trước, mua đứt bán đoạn với các cơ sở sản xuất nhỏ, hoặc công ty nhận bán hàng uỷ thác cho các cơ sở đó. Việc thu mua, kinh doanh xuất khẩu hàng mây tre đan được phòng kinh doanh mây tre đan của công ty đảm nhiệm. Các cán bộ của phòng thu mua hàng, chủ yếu là hàng thô chưa qua chế biến. Khi nhận hàng về nhập kho, các cán bộ công nhân viên trong phòng kinh doanh mây tre đan mới tiến hành đánh bóng, sấy và phơi khô, các công đoạn này được thực hiện từ 3-4 lần. Sau đó mới đem đóng kiện và chờ xuất hàng.
4. Thị trường xuất khẩu :
Thị trường là nơi diễn các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ, là nơi đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp. Do đó, không có thị trường doanh nghiệp không thể tồn tại. Mà công tác thị trường lại vô cùng khó khăn bởi có hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ đang tham gia cạnh tranh tìm thị trường. Song với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, việc tìm kiếm thị trường lại càng khó khăn hơn, vì thị trường của họ ở bên ngoài, thông tin không đầy đủ , kịp thời, lại khác nhau về phong tục, tập quán, thị hiếu.
Tại Công ty Thương Mại Việt Ba, mọi hoạt động nghiên cứu tiếp cận thị trường xuất khẩu hàng mây tre đan đều do Phòng kinh doanh mây tre đan của công ty đứng ra thực hiện. Mặc dù, công ty đã có phòng nghiên cứu thị trường nhưng nó chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Phòng kinh doanh mây tre đan đã thực hiện các biện pháp nghiên cứu thị trường sau để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng mây tre đan :
+ Giới thiệu sản phẩm thông qua các thương vụ của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 17.DOC