Để phân phối sản phẩm thì mỗi công ty thường chọn cho mình một con đường đi thích hợp với khả năng thực tế riêng trên tất cả kênh phân phối của mình. Công ty Rượu Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế đó và để đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng và nhanh chóng công ty đã áp dụng cả 3 loại hình phân phối sản phẩm, kênh tiêu thụ cấp 0, cấp 1, và cấp 2 tạo nên một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước.
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất và dự trữ tại Công ty Rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân xưởng thành công ty rượu với các xí nghiệp thành viên. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, là một đơn vị sản xuất kinh doanh bao gồm cả sản xuất, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu trực tiếp. Các xí nghiệp thành viên không hạch toán độc lập mọi công việc hạch toán đều do phòng kế toán của công ty thực hiện, kế toán của xí nghiệp chỉ thực hiện việc ghi chép ban đầu, tính giá thành công xưởng của sản phẩm sản xuất.
Ngoài ra các xí nghiệp thành viên không có quan hệ trực tiếp với ngân sách nhà nước cũng như với cơ quan tài chính, ngân hàng. Các phòng ban của công ty có sự xắp xếp thay đổi thích ứng với nền kinh tế thị trường.
Việc nâng cấp quản lý đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho công ty. Nhất là trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã có thể xuất nhập khẩu trực tiếp bỏ qua nhiều khâu trung gian, mở ra nhiều hướng kinh doanh phong phú trong cả lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực thương mại. Công ty đã chủ động xắp xếp lại nhân lực thực hiên giảm biên chế, giảm lao động gián tiếp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng xuất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế để đứng vững trên thị trường cạnh tranh.
3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Bao gồm tổng hợp các bộ phận khác nhau có môi liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản lý.
Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty rượu Hà Nội
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Kỹ Thuật
Phó Giám Đốc
Kinh Doanh
Xí Nghiệp Cồn
Xí Nghiệp Rượu mùi
Xí Nghiệp Tổng Hợp
Xí Nghiệp Cơ Điện
Phòng
Kỹ Thuật Cơ Điện
Phòng
Kỹ Thuật
Công Nghệ
Phòng
Tổ Chức
Phòng
Kế Toán Tài Chính
Phòng Thị Trường
Phòng
Kế hoạch Vật tư
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm :
Ban giám đốc
6 Phòng chức năng, nghiệp vụ
1 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
4 Xí nghiệp thành viên trực thuộc công ty
Với cơ cấu bộ máy trên: mỗi phòng ban, xí nghiệp đều có trách nhiệm, chức năng riêng, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Giữa các phòng ban, các xí nghiệp thành viên có quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành nhịp nhàng, cân đối có hiệu quả.
3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty
Ban lãnh đạo
Giám đốc : Giám đốc là người chịu trách nhiêm phụ trách chung chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và là người đại diện hợp pháp của công ty.
Phó giám đốc : Gồm một Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, một Phó giám đốc phụ trách kinh doanh là người giúp việc, tham mưu cho giám đốc trong mọi lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật và hoạt động kinh doanh của công ty.
Các phòng chức năng
Các phòng chức năng thực hiện nghiệp vụ chức năng, tham mưu cho giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh về từng mặt, được sự điều hành trực tiếp của giám đốc, cụ thể :
Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu cho giám đốc về tình hình tổ chức nhân sự, điều hoà, tuyển chọn và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu và điều kiện lao động sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ; quản lý những khâu liên quan đến công tác hành chính: Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý con dấu của công ty; phụ trách công tác thi đua, khen thưởng...bảo vệ tài sản của công ty.
Phòng kế toán : Tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo tài chính, theo dõi sự biến động của toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản, thực hiện chức năng giám sát bằng tiền mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, quản lý công ty. Đồng thời tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác tài chính.Thông qua mua sắm, nhập xuất vật tư, tập hợp chi phí ,...để lập báo cáo kế toán kịp thời, chính xác chỉ đạo công tác thống kê cho các xí nghiệp thành viên và toàn công ty.
Phòng thị trường : Có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới Marketing, đồng thời phụ trách các hoạt động kinh doanh tổ chức các hợp đồng mua và bán, vận chuyển, tìm thị trường tiêu thụ, tổ chức các cửa hàng đại lý, các điểm giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty về mặt thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ, tiếp thị bán hàng, để từ đó có những quyết định sáng suốt trong việc sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Phòng kỹ thuật công nghệ KCS : chuyên kiểm tra công nghệ sản xuất rượu, kiểm tra chất lương nguyên liệu, phụ liệu, sản phẩm, kiểm tra cấp bậc công nhân cải tiến bao bì mẫu mã phát minh nghiên cứu mới những công nghệ sản xuất đem lại hiệu quả cao, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất rượu, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới.
Phòng kỹ thuật cơ điện và nghiên cứu phát triển : Quản lý kỹ thuật cơ điện lên các định mức kinh tế kỹ thuật cơ khí, lập kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, nghiên cứu chế thử thiết bị mới, lập các phương án cải tiến, hoàn thiện dây chuyền công nghệ sản xuất.
Phòng kế hoạch vật tư : Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất, tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản xuất, lập kế hoạch mua sắm, dự trữ vật tư, điều động sản xuất đảm bảo cung ứng vật tư đầy đủ vật tư phục vụ cho sản xuất, thay mặt giám đốc theo dõi, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch toàn công ty và các đơn vị trực thuộc, tham mưu cho lãnh đạo về công tác kế hoạch, phát triển công ty.
Các xí nghiệp thành viên
Với bộ máy đơn giản gọn nhẹ đã phần nào đáp ứng được phần nào của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các xí nghiệp phải tự mình đảm nhận kế hoạch vật tư đặt ra, thực hiện sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất, với chi phí thấp nhất và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Đồng thời đảm nhận chức năng cung cấp thông tin cần thiết cho các phòng ban liên quan khi có yêu cầu. Nhân viên thống kê kế toán xí nghiệp tự tính lương cho cán bộ công nhân viên của xí nghiệp mình, lập các báo cáo về sản lượng, tình hình tiêu hao nguyên vật liệu,...tính giá thành công xưởng, chuyển lên cho phòng kế toán theo dõi và lập báo cáo tổng hợp.
+ Xí nghiệp Cồn : Là xí nghiệp sản xuất chính có nhiệm vụ sản xuất cồn 96o. Tổng số cán bộ công nhân viên là 130 người, được chia thành các tổ sản xuất như tổ nấu, tổ vận chuyển, tổ chưng cất, tổ lò hơi, tổ CO2 ...Bộ máy quản lý có 4 người gồm một Giám đốc, một phó giám đốc, một nhân viên thống kê và một đốc công.
+ Xí nghiệp Rượu mùi : Là xí nghiệp sản xuất chính có nhiệm vụ sản xuất các loại rượu mùi như rượu cam, rượu chanh, rượu nho, Lúa Mới, Nếp Mới, Vodka...tổng số cán bộ công nhân viên là 90 người trong đó có 86 công nhân, được chia thành các tổ sản xuất như tổ pha chế, tổ đóng chai, tổ chọn rượu...Cơ cấu tổ chức quản lý gồm 1 Giám đốc, 1 phó giám đốc, một nhân viên thống kê và 1 đốc công .
+ Xí nghiệp bao bì : Xí nghiệp này có nhiêm vụ sản xuất bao bì cho các xí nghiệp khác. Tổng số cán bộ công nhân viên là 35 người, chia thành các tổ sản xuất. Trong phân xưởng bao bì có tổ in, tổ đóng, tổ cắt...Bộ máy quản lý bao gồm 1giám đốc, một phó giám đốc, 1 nhân viên kế toán phụ thuộc và 2 đốc công.
+ Xí nghiệp cơ điện : Là một xí nghiệp phụ trợ có nhiệm vụ phục vụ cho các xí nghiệp chính như sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị...đảm bảo cho quá trình sản xuất được nhịp nhàng cân đối, liên tục và có hiệu quả.Tổng số cán bộ công nhân viên là 60 người được chia thành các tổ như tổ điện, tổ nề mộc, tổ nguội. Bộ phận quản lý gồm 1 Giám đốc, 1cán bộ kỹ thuật, 1 nhân viên thống kê và một đốc công.
4. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao thì qui trình công nghệ đóng một vai trò quan trọng. Một qui trình công nghệ hợp lý không những tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng mà còn tiết kiệm được chi phí, điều này đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận.
Qui trình công nghệ sản xuất ở công ty rượu Hà Nội là qui trình chế biến theo kiểu liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, với nhiều loại sản phẩm .
Trong điều kiện hiện nay, công ty rượu Hà Nội có hai loại sản phẩm chính là cồn Etylic 960 và rượu mùi các loại, đây là hai sản phẩm mang tính mang tính truyền thống và đang ngày càng có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Chính vì vậy, công ty đặc biệt chú ý đến qui trình công nghệ của hai loại sản phẩm này. Bên cạnh đó, nắm bắt được xu hướng phát triển của các loại rượu lên men từ hoa quả (wine) như rượu vang, champagne… Công Ty đang xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất loại sản phẩm này.
4.1. Qui trình công nghệ sản xuất cồn
Sử dụng nguyên liệu giàu tinh bột (chủ yếu là các loại ngũ cốc ), xay kỹ và cho vào nấu thành dịch bột chín. Các enzyme như Termamyl hay SanSuper được đưa vào. Sau khi quá trình đường hoá diễn ra, tiến hành chưng cất trên hệ thống tháp chưng cất Sodecial (nhập từ Pháp) với 3 tháp : tháp cất thô, tháp tách Aldehyt và tháp tinh chế cồn để được cồn Etylic 960 chất lượng cao (cồn Công Nghiệp và cồn Thực Phẩm) cùng với khí CO2.
Sơ đồ 4: Qui trình công nghệ sản xuất cồn
Xay mịn
Nấu dịch hoá
Nguyên liệu
Gạo, ngô, sắn
Chưng cất thô
Cồn công nghiệp
Aldehyt, este, Fusel
Cồn Tinh Chế
Cất tinh
. Nấm, men CO2
4.2. Qui trình công nghệ sản xuất rượu mùi
Qui trình công nghệ sản xuất rượu mùi được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Qui trình công nghệ sản xuất rượu mùi
Tàng Trữ
Tách Cặn
Rượu Nước
Chiết Chai
Đậy Nút
Rửa Chai, Nút
Kiểm tra Sản phẩm
Dán Nhãn
Bao Bì
Đai Két
Vận Chuyển
Nhập Kho
Cồn Thực Phẩm
Đường Tinh Luyện
Nước
Màu Thực Phẩm
Nấu
Đường
Xử Lý
Pha Chế
Dịch Quả
Hương Liệu
Axít Thực Phẩm
Rượu mùi là sản phẩm rượu đòi hỏi có độ tinh khiết cao, do vậy qui trình công nghệ để sản xuất ra rượu này khá phức tạp, phải bố trí theo dây chuyền sản xuất hoàn thiện khép kín.
Giải thích quy trình công nghệ
Các nguyên liệu là cồn thực phẩm, đường tinh luyện, nước, axit, hương liệu, dịch quả, phẩm màu thực phẩm được sử dụng cho công đoạn pha chế theo những tỷ lệ nhất định. Đây là giai đoạn quyết định của qui trình cộng nghệ sản xuất rượu mùi nó tạo cho rượu có được nồng độ cồn và mùi vị đặc trưng của từng loại rượu . Sau khi đã hoàn thành công đoạn pha chế, rượu được tàng trữ để kiểm tra thành phần và tách cặn. Ta có sản phẩm rượu nước, để có sản phẩm rượu chai, rượu nước được chiết chai, đậy nút trên dây chuyền tự động. Rượu chai thành phẩm sau khi đã kiểm tra quy cách được dán nhãn, đóng đai két và vận chuyển đến kho thành phẩm.
4.3. Những ảnh hưởng của quy trình công nghệ đến sản xuất và dự trữ
Đến sản xuất
Do dây truyền sản xuất sản phẩm của công ty đã quá cũ nát, lạc hậu về công nghệ, gần như đã sử dụng hết khấu hao, thiết bị dây chuyền sản xuất thì không đồng bộ. Dẫn đến sản phẩm làm ra có chất lượng chưa cao so với một số nước trên thế giới sản phẩm kém chất lượng còn chiếm tỷ trọng lớn, hiệu suất lên men còn thấp. Trong khi đó, công nghệ sản xuất là dây chuyền liên tục, nên khi sản xuất mà gặp một sự cố ở một khâu trong quá trình sản xuất sẽ làm cho toàn bộ hoạt động sản xuất phải ngừng lại. Bên cạnh đó, việc sửa chữa và đầu tư máy móc thiết bị cũng gặp nhiều khó khăn.
Đến dự trữ
Công nghệ sản xuất không đồng bộ cũng làm lãng phí vật tư nguyên liệu, làm tăng chi phí dự trữ (tăng khối lượng, nhân lực), trong khi đó, năng lực và sức chứa của các kho thì có hạn, nguyên vật liệu đầu vào lại mang tính chất thời vụ, các vật tư nguyên liệu này nếu như không được sơ chế và đưa vào sản xuất kịp thời sẽ làm hư hao. Từ đó, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, chiếm dụng nhiều vốn, trong khi, vốn sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn thiếu.
Để khắc phục những vấn đề do dây truyền công mang lại, công ty đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau như: cải tiến các quy trình công nghệ nhằm tiết kiệm vật tư nguyên liệu, hạn chế đến mức thấp nhất việc tồn đọng thành phẩm và bán thành phẩm, cũng như sản phẩm kém chất lượng; giải quyết, chuyển đổi các hàng hoá tồn đọng, giảm chi phí cho việc dự trữ nguyên vật liệu, giải phóng vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của công ty.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Rượu Hà Nội trong thời gian qua
1. Thực trạng sản xuất kinh doanh
Dựa trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu cho thấy, công ty Rượu Hà Nội luôn là một doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 20% và là một doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước (năm 2002 vượt trên 50% kế hoạch đặt ra). Tuy lợi nhuận của công ty năm 2002 vượt kế hoạch 250 triệu đồng (16,67%) nhưng so với năm 2001 thì lại giảm gần 200 triệu đồng (giảm gần 10%). Là công ty có số lượng cán bộ công nhân viên không lớn (năm 2002 có 620 người), tuy nhiên mức thu nhập bình quân hàng tháng trong năm 2002 là 1,3 triệu đồng, đây là mức lương tương đối cao so với đa số các doanh nghiệp nhà nước. Cùng với việc tinh giảm và kiện toàn lại bộ máy công ty cũng không ngừng nâng cao năng suất, hiệu quả lao động trong sản xuất kinh doanh, cụ thể năm 1998 với 680 cán bộ công nhân viên chỉ sản xuất được 3 915 000 lít rượu các loại, nhưng đến năm 2002 số lượng lao động chỉ còn khoảng 620 người mà sản lượng sản xuất ra lại đạt tới 4 279 455 lít.
Bên cạnh những kết quả đáng mừng trên thì hoạt động sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm sản xuất trong các năm diễn ra có nhiều biến đổi lớn. Trong khi giá trị tổng sản lượng và sản lượng cồn liên tục giảm trong vài năm trở lại đây thì sản lượng rượu mùi các loại tăng, giảm thất thường năm 1999 sản xuất đạt hơn 4.4 triệu lít, đến năm 2001 giảm xuống còn 3.3 triệu lít (giảm hơn 1.1 triệu lít-bằng 25% so với năm 1999), đến năm 2002 thì sản xuất lại tăng lên đến 4297.53 triệu lít tăng gần 1 triệu lít-khoảng 30% so với năm 2001).
Đây là một số chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá và phần nào đã nói lên được thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua, để có được kết quả trên là do một số nguyên nhân sau:
Trong những năm qua công ty đã không ngừng đổi mới, cải cách trong công tác quản lý, dần hoàn thiện bộ máy từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường
Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu và tính thẩm mỹ của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ chữ tín với khách hàng về chất lượng, số lượng và thời gian giao hàng.
Công tác tìm hiểu và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài (Nhật, Thái Lan, thị trường ở một số nước Đông Âu cũ…) cũng được các cấp lãnh đạo trong công ty quan tâm. Xác định bước đi bằng hai chân sản xuất và kinh doanh có tác dụng hỗ trợ to lớn, có hiệu quả trong các thời điểm. Khi hoạt động sản xuất khó khăn thì hoạt động kinh doanh sẽ hỗ trợ và ngược lại khi kinh doanh gặp trở ngại thì hoạt động sản xuất đáp ứng trở lại. Vì vậy mà doanh thu hàng năm của công ty luôn tăng năm sau cao hơn năm trước.
Các khâu trong sản xuất tại các xí nghiệp cũng được tổ chức tốt hơn, từ việc lập kế hoạch sản xuất đến triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất cũng có những bước chuyển biến đáng kể. Tổ chức tốt các khâu thu mua nguyên vật liệu, sơ chế, bảo quản đến khi đưa vào sản xuất để cho ra sản phẩm cũng được thực hiện tốt.
Bên cạnh các sản phẩm có tính truyền thống, công ty còn mạnh dạn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang một số lĩnh vực mới như : sản xuất bao bì (chủ yếu cho tiêu dùng nội bộ), nhập khẩu một số loại rượu có uy tín chất lượng từ các nước Pháp, Anh, Nga…về để kinh doanh nhằm tăng doanh thu cho công ty, cải thiện thêm cho đời sống cán bộ công nhân viên.
Có sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp lãnh đạo tổng công ty và trực tiếp từ công ty đã xác định cho mình hướng đi đúng đắn trong những vấn đề quan trọng có tính định hướng, phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của chính mình.
Đây là những nguyên nhân làm cho công ty hoạt động có hiệu quả nhưng bên cạnh đó, một số hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa đạt như mong muốn.
Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu, do đó mà sản lượngsản phẩm làm ra chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thực tế trong những tháng giáp tết chủ yếu là do không dự trữ đủ nguồn hàng trong khi năng lực sản xuất còn dư thừa.
Máy móc thiết bị đã hết khấu hao từ lâu và không đồng bộ, cho nên hoạt động sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công việc đảm bảo và duy trì sản xuất được liên tục và việc sửa chữa, thay thế các thiết bị trong dây chuyền sản xuất.
Trong những năm qua do thị trường thế giới có nhiều biến động bất thường làm một số sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của công ty tăng, giảm thất thường, đặc biệt là giá dầu FO.
Một số sản phẩm mới mà công ty đã dầy công nghiên cứu có chất lượng cao và được đánh tốt trong các kỳ hội chợ triển lãm trong và ngoài nước như: Rượu cà phê, rượu gừng,…không được thị trường trong nước ưa chuộng và đến nay đã không còn sản xuất. Đây là một bài học cho công tác tiếp thị, thăm do thị trường và tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu chung của người dân (Xem Bảng 1,2).
2. Thị trường tiêu thụ và hệ thống kênh phân phối sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay sản phẩm của công ty được phân phối ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước thông qua hệ thống hơn 80 đại lý và một chi nhánh lớn ở miền Nam, do đó, nó tạo nên 2 khu vực chính là thị trường miền Bắc và miền Nam. Trong đó, thị trường miền Nam qua một số năm trở lại đây luôn là thị trường lớn nhất của công ty, doanh thu ở khu vực này chiếm đến hơn 72% tổng doanh thu của cả công ty (năm 2002 đạt 49970 triệu đồng), tổng doanh thu là 68627.31 tr.đ. Trong 2 khu vực trên thì sản phẩm chủ yếu chỉ tiêu thụ trên 2 thị trường chính là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trong đó, khu vực TP HCM là thị trường tiêu thụ lớn nhất của công ty, doanh thu năm 2002 chiếm tới 32% tổng doanh thu. Xác định được rằng các sản phẩm chủ yếu của công ty là hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và trung bình, nên hầu hết sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Nhưng bên cạnh thị trường trong nước công ty cũng không ngừng mở rộng ra thị trường nước ngoài, ngay cả thị trường khó tính như Nhật Bản, Thái Lan .
Bảng 3 : Doanh thu bán hàng theo khu vực thị trường
Năm
1999
2000
2001
2002
D.thu
%
D.thu
%
D.thu
%
D.thu
%
TT phía Bắc
16,62
28,21
16,34
26.69
15.57
25,4
18.66
27.19
TT phía Nam
48,28
71,79
44,86
73.31
45,74
74,6
49.97
72.81
Tổng DT (tỷ.đ)
58,9
100
61,2
100
61,31
100
68.63
100
(Nguồn: phòng thị trường)
Tuy công ty Rượu Hà Nội là một trong các doanh nghiệp sản xuất rượu lớn nhất, có uy tín trong và ngoài nước nhưng sản lượng thực tế của công ty chỉ chiếm một tỷ trọng quá khiêm tốn so với sản lượng của toàn ngành.
Bảng 4 : Tỷ trọng sản lượng rượu của công ty Rượu Hà Nội
T T
chỉ tiêu
ĐVT
1999
2000
2001
2002
1
Sản lượng của toàn ngành
Tr.l
112.7
124.2
126.7
130.5
2
Sản lượng của công ty RHN
Tr.l
3.918
3.861
3.301
4.279
3
Tỷ trọng của công ty RHN
%
3.47
3.11
2.61
3.28
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2002)
Qua bảng trên cho thấy thị phần sản lượng của công ty ngày càng có xu hướng bị thu hẹp. Đây là một tín hiệu không tốt đối với một công ty có bề dầy truyền thống trong sản xuất kinh doanh. Để chặn đứng nguy cơ tụt hậu so với các doanh nghiệp cùng ngành khác công ty đã tích cực mở rộng thị trường ra nước ngoài và không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng, đưa ra nhiều hình thức bán hàng mới nhằm lấy lại thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng. Nhờ những nỗ lực đó mà sản lượng thực tế của năm 2002 đã tăng lên và thị phần sản phẩm của công ty trong cả nước cũng được cải thiện.
Kênh phân phối sản phẩm
Để phân phối sản phẩm thì mỗi công ty thường chọn cho mình một con đường đi thích hợp với khả năng thực tế riêng trên tất cả kênh phân phối của mình. Công ty Rượu Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế đó và để đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng và nhanh chóng công ty đã áp dụng cả 3 loại hình phân phối sản phẩm, kênh tiêu thụ cấp 0, cấp 1, và cấp 2 tạo nên một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước.
sơ đồ 6 : Hệ thống kênh phân phối sản phẩm
(4)
(3)
(2)
(1)
Công ty Rượu
Hà Nội
Người tiêu dùng
Cửa hàng giới thiệu & bán sản phẩm
Đại lý
Bán lẻ
Chi nhánh TPHCM
Đại lý
của công ty Rượu Hà Nội
Đây là kênh tiêu thụ trực tiếp (cấp 0): Những khách hàng có nhu cầu lớn có thể mua trực tiếp với công ty mà không phải bắt buộc qua một cấp trung gian như trước kia bằng cách liên hệ thông qua phòng thị trường của công ty để thoả thuận và tạo điều kiện mua bán cho khách hàng được thuận tiện.
Kênh tiêu thụ thông qua các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Hiện tại công ty đã có một hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm ngay gần cơ sở sản xuất và thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Tại đây khách hàng có tin tưởng vào chất lượng và giá cả của sản xuất, từ đó, có thể ký kết hợp đồng với số lượng lớn. Tuy nhiên, các gian hàng giới thiệu sản phẩm còn yếu kém trong việc bán hàng và trưng bày sản phẩm hàng hoá. Vì vậy cần phải khắc phục yếu kém này để nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Kênh tiêu thụ qua các đại lý chính thức của công ty: Đây là kênh tiêu thụ chủ yếu và quan trọng, do đó, số lượng các đại lý của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Hiện nay, công ty đã có các đại lý ở hầu khắp cả nước, đặc biệt là các Tỉnh, Thành phố và các trung tâm đô thị lớn. Cho nên, đây là ưu thế lớn của công ty trong cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Đến nay công ty đã có tới hơn 83 đại lý trên khắp các Tỉnh, thành trong cả nước.
Bảng 5: Số lượng đại lý của công ty từ năm 1999 – 2002
Năm
1999
2000
2001
2002
Miền Bắc
26
26
27
29
Miền Nam
46
48
52
54
Tổng đại lý
72
74
79
83
(Nguồn: Phòng thị trường)
Ngoài việc sử dụng các đại lý làm nơi tiêu thụ sản phẩm công ty Rượu Hà Nội còn có một chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh do phòng thị trường quản lý. Chức năng chủ yếu của nó là tiêu thụ sản phẩm và ký kết các hợp đồng trực tiếp với khách hàng miền Nam. Qua đó, tạo điều kiện thâm nhập sâu vào thị trường này và các vùng phụ cận.
Chính việc tổ chức được một hệ thống phân phối hợp lý trên toàn quốc, đã giúp công ty đưa được sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách nhanh chóng và thị trường không ngừng được lớn rộng, tạo lợi thế cho công ty về sau.
3. Tình hình thực hiện kế hoạch tại công ty Rượu Hà Nội
Theo báo cáo tổng kết năm 2002 cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, cụ thể:
+ Chỉ tiêu về tổng doanh thu đạt 68627,31 tr.đ vượt kế hoạch đề ra là 7347,3 tr.đ, đạt 112% so với kế hoạch.
+ Nộp ngân sách là 19833,56 tr.đ vượt 6833,56 tr.đ (tăng 52,57%) so với kế hoạch. Ngay từ đầu năm công ty đã có những nhận định đúng về thị trường và đã có sự chuẩn bị trước. Khi thị trường biến động công ty vẫn đảm bảo đáp ứng kịp thời như sự tăng mạnh của sản phẩm Lúa Mới. Vì đây là mặt hàng có thuế suất rất cao nên công ty đã dự báo chỉ tiêu này sẽ tăng khoảng 20% so với kế hoạch.
+ Lợi nhuận của công ty khoảng 1750 tr.đ vượt kế hoạch là 250 tr.đ (khoảng 16,67%). Do tình hình trên thế giới có nhiều biến động về giá đặc biệt là nguyên vật liệu đầu vào như: xăng, dầu FO, sắn, gạo…đồng thời vốn sản xuất kinh doanh của công ty lại thiếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây tăng lên đáng kể nên đòi hỏi công ty phải đầu tư thêm để mở rộng sản xuất trong khi giá bán lại không tăng. Nắm trước tình hình đó, công ty đã điều chỉnh kế hoạch về lợi nhuận thấp xuống so với lợi nhuận thực tế năm trước. Nhưng sau 9 tháng chỉ tiêu lợi nhuận của công nghiệp lỗ nhiều, chỉ sau khi xin ý kiến của lãnh đạo của Tổng công ty điều chỉnh lại giá hàng hoá nhằm đảm bảo cho lợi nhuận các tháng cuối năm của công ty thì lợi nhuận công nghiệp mới tăng lên đáng kể và còn có thể bù lỗ cho những tháng đầu năm, đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận chung cho cả năm. Đây là bước đột phá cho sự phát triển của công ty sau nhiều năm không có lợi nhuận công nghiệp.
+ Thu nhập trung bình của cán bộ công nhân viên cũng không ngừng tăng lên và vượt mức kế hoạch 104% và đạt khoảng 1,3 tr.đ/tháng.
+ Chỉ tiêu về kế hoạch sản xuất lần đầu tiên trong nhiều năm không đạt nay đã đạt và vượt mức kế hoạch, đây là một tín hiệu đáng mừng. Sản lượng cồn tăng 112,9% (1,9353 tr.lít) so với kế hoạch và đạt 1,69353 tr.lít, sản lượng rượu mùi- trắng đạt 4,297 tr.lít vượt kế hoạch đề ra là 0,577 tr.lít (đạt 115,52%).
Để có được những thành tích đó, là do công ty đã đưa ra các mục tiêu kế hoạch phù hợp với khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bước đầu đã mở rộng thị trường ra cả nước ngoài. Tuy nhiên, cũng còn có một số chỉ tiêu về giá trị sản lượng, mặc dù đã có sự điều chỉnh cho thích hợp với điều kiện hiện tại nhưng cũng chỉ đạt 96,71% so với kế hoạch. (Xem Bảng 6).
4. Đánh giá chung về công ty
Những thành tựu đã đạt được của công ty
Là một công ty có bề dầy truyền thống trên 100 năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm cồn và rượu mùi-trắng đã được thị trường trong và ngoài nước biết đến từ lâu. Đây là một tài sản vô hình quý giá và là một lợi thế mà các doanh nghiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1067.DOC