MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI Ở CÁC DOANH NGHIỆP 3
I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI Ở CÁC DOANH NGHIỆP. 3
1. Tầm quan trọng của việc tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối ở các doanh nghiệp. 3
2. Khái niệm kênh phân phối. 4
3. Vai trò của kênh phân phối. 5
4. Chức năng của kênh phân phối. 7
5. Các dạng kênh phân phối. 10
5.1. Theo mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng. 10
5.1.1. Kênh phân phối trực tiếp. 10
5.1.2. Kênh phân phối gián tiếp. 10
5.1.3. Kênh phân phối hỗn hợp. 12
5.2. Theo độ dài của kênh phân phối. 13
5.2.1. Kênh phân phối ngắn. 13
5.2.2. Kênh phân phối dài. 13
II. NỘI DUNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI Ở CÁC DOANH NGHIỆP 14
1. Tổ chức mạng lưới kênh phân phối ở các doanh nghiệp. 14
1.1. Khái niệm tổ chức mạng lưới kênh phân phối. 14
1.2. Hình thức tổ chức kênh phân phối. 14
1.2.1. Kênh đơn. 14
1.2.2. Kênh truyền thống 15
1.2.3. Kênh phân phối liên kết dọc (Hệ thống Marketing chiều dọc). 15
1.3. Các kiểu quan hệ trong kênh phân phối. 18
1.4. Các quyết định về tổ chức mạng lưới kênh phân phối. 20
1.4.1. Nghiên cứu thiết kế kênh phân phối trong doanh nghiệp. 20
1.4.2. Xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối 21
1.4.3. Phân loại các công việc phân phối 22
1.4.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kênh. 23
1.4.5. Xác định cấu trúc kênh có thể thay thế. 24
1.4.6. Lựa chọn cấu trúc kênh tối ưu. 25
1.4.7. Lựa chọn các thành viên tham gia vào kênh. 25
2. Quản lý mạng lưới kênh phân phối ở doanh nghiệp. 26
2.1. Khái niệm quản lý kênh. 26
2.2. Nội dung và đặc điểm của quản lý kênh. 26
2.3. Các quyết định về quản lý kênh phân phối. 27
2.3.1. Quản lý các dòng chảy trong kênh phân phối. 27
2.3.2. Hệ thống thông tin và quản trị kênh. 28
2.3.3. Khuyến khích các thành viên trong kênh hoạt động. 29
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối. 31
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA DƯỢC PHẨM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI Ở CÁC DOANH NGHIỆP. 32
1. Đặc điểm của dược phẩm. 32
1.1. Dược phẩm là loại hàng hoá ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng. 33
1.2. Dược phẩm được sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ. 33
1.3. Dược phẩm có quy định chặt chẽ về thời gian sử dụng và chất lượng. 33
1.4. Dược phẩm là loại hàng hoá thiết yếu. 34
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối ở doanh nghiệp. 34
2.1. Môi trường kinh tế. 34
2.2. Môi trường văn hoá - xã hội. 35
2.3. Môi trường kỹ thuật, công nghệ. 35
2.4. Môi trường chính trị, luật pháp. 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN ĐỨC MINH 37
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN ĐỨC MINH. 37
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty. 37
1.1. Tên và địa chỉ của công ty 37
1.2. Năm thành lập 37
1.3. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh 37
1.4. Quá trình phát triển đến nay 38
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 38
2.1. Chức năng 38
2.2. Nhiệm vụ 39
3. Cơ cấu tổ chức của công ty. 39
3.1. Giám đốc công ty: 40
3.2. Phòng tổ chức: 40
3.2. Phòng tài vụ: 40
3.3. Phòng kinh doanh 41
3.4. Bộ phận Marketing 41
3.5. Bộ phận kho 41
3.6. Bộ phận vận chuyển hàng hoá 42
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 42
4.1. Tình hình kinh doanh. 42
4.2. Tình hình tài chính. 45
4.3. Tình hình lao động, tiền lương. 47
4.4. Cơ sở vật chất của công ty 50
II. ĐẶC ĐIỂM DƯỢC PHẨM VÀ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN ĐỨC MINH. 50
1. Đặc điểm các loại dược phẩm được kinh doanh tại công ty. 50
2. Đặc điểm mạng lưới kênh phân phối dược phẩm tại công ty 51
III. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN ĐỨC MINH. 53
1. Thực trạng tổ chức mạng lưới kênh phân phối dược phẩm tại công ty. 53
1.1. Tình hình phân phối thuốc của kênh loại 1 (bán trực tiếp cho khách hàng). 54
1.2. Tình hình phân phối của kênh loại 2 (bán thông qua cửa hàng thuốc tư nhân). 55
1.3. Tình hình phân phối của kênh loại 3 (các công ty trung gian) 57
2. Thực trạng quản lý mạng lưới kênh phân phối dược phẩm tại công ty. 60
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN ĐỨC MINH 61
1. Tổ chức tốt công tác phát triển thị trường. 61
2. Tăng cường đầu tư hệ thống quản lý chất lượng tại công ty. 62
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY. 63
1. Những thành công đã đạt được. 63
2. Những hạn chế cần khắc phục. 64
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN ĐỨC MINH 67
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 67
1. Dự báo về thị trường dược phẩm những năm tới. 67
2. Phương hướng phát triển và mục tiêu phân phối của công ty. 68
2.1. Phương hướng phát triển. 68
2.2. Mục tiêu của công ty. 69
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN ĐỨC MINH 70
1. Các biện pháp về tổ chức hợp lý mạng lưới kênh phân phối dược phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm Tân Đức Minh 70
1.1. Duy trì và phát triển các kênh phân phối hiện có 70
1.2. Mở rộng thị trường và xây dựng kênh phân phối cho thị trường mới. 72
2. Các biện pháp về tăng cường quản lý mạng lưới kênh phân phối dược phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm Tân Đức Minh. 73
2.1. Quản lý các dòng chảy trong kênh phân phối 73
2.2. Tăng cường khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối 77
2.3. Ứng dụng Marketing Mix vào quản lý mạng lưới kênh phân phối. 78
2.3.1. Chính sách sản phẩm. 78
2.3.2. Chính sách giá cả. 79
2.3.3. Chính sách xúc tiến hỗn hợp. 80
2.3.4. Chính sách phân phối 81
II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN. 81
1. Kiến nghị với Nhà nước. 81
2. Kiến nghị với Bộ Y tế. 82
3. Đối với Công ty TNHH Dược phẩm Tân Đức Minh. 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối dược phẩm của công ty TNHH dược phẩm Tân Đức Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của cả kênh.
Bước 3: Kiến nghị các hoạt động đứng đắn nhằm giảm các hoạt động sai lệch.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA DƯỢC PHẨM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI Ở CÁC DOANH NGHIỆP.
Đặc điểm của dược phẩm.
Dược phẩm cũng giống như bất kỳ sản phẩm kinh doanh trên thị trường. Nó cũng chịu tác động của quy luật thị trường. Nhưng nó lại có những đặc điểm đặc biệt buộc các nhà kinh doanh phải quan tâm và phải am hiểu về các mặt hàng thuốc mà mình kinh doanh.
Dược phẩm là loại hàng hoá ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng.
Đây là khác biệt lớn nhất của dược phẩm so với các hàng hoá khác. Do tầm quan trọng của nó mà ở Việt Nam cũng như trên thế giới, dược phẩm được quy định trong nhóm “Hàng hoá kinh doanh có điều kiện. Chính vì vậy, để được Nhà nước cho phép kinh doanh dược phẩm, doanh nghiệp cần phải có trình độ chuyên môn về dược cùng các điều kiện về trang thiết bị vật chất và các điều kiện khác (hệ thống bảo quản thuốc, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy…). Tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh dược phẩm luôn phải chịu sự kiểm tra giám sát của Bộ y tế mà trực tiếp là Cục quản lý dược Việt Nam. Bất kỳ một loại dược phẩm nào muốn kinh doanh trên thị trường cũng phải được kiểm tra chặt chẽ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Chính vì vây, Nhà nước, Bộ y tế cần phối hợp chặt chẽ với các nhà sản xuất thuốc trong việc kiểm tra giám sát mặt hàng đặc biệt này.
1.2. Dược phẩm được sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ.
Mỗi loại dược phẩm lại có tác dụng khác nhau, để chữa các loại bệnh khác nhau. Các loại dược phẩm này ngoài chữa bệnh nó còn có thể gây ra tác dụng phụ. Cho nên, người ta khuyến cáo rằng người tiêu dùng không nên tự ý mua thuốc mà cần theo hướng dẫn của bác sỹ để đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
1.3. Dược phẩm có quy định chặt chẽ về thời gian sử dụng và chất lượng.
Tất cả các loại dược phẩm đều có một thời gian sử dụng nhất định. Người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng cần phải chú ý đến đặc điểm này. Vì nếu sử dụng thuốc quá thời hạn sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
1.4. Dược phẩm là loại hàng hoá thiết yếu.
Trong cuộc đời mỗi con người không ai là không phải sử dụng đến thuốc. Cho nên, nhu cầu và phạm vi sử dụng thuốc là rất lớn, tỷ lệ thuận với sự gia tăng dân số. Tuy nhiên, do thu nhập của mọi người khác nhau nên việc dùng thuốc cũng khác nhau. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc có cùng công dụng nhưng giá cả khác nhau. Đó là do nguồn gốc xuất xứ và nguyên liệu khác nhau. Người có thu nhập cao thì thích dùng thuốc ngoại, có giá trị cao. Còn người có thu nhập thấp thường chọn thuốc được sản xuất trong nước vì giá thành phù hợp với túi tiền.
Từ những đặc điểm, chúng ta thấy dược phẩm là một mặt hàng nhạy cảm, ảnh hưởng lớn trong xã hội. Do đó, ngoài mục tiêu lợi nhuận nhà sản xuất và nhà kinh doanh luôn phải đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu. Nhà nước và Bộ y tế cũng phải có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường này nhưng cũng phải có một cơ chế pháp lý rõ ràng để việc sản xuất và kinh doanh thuốc được thuận lợi.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối ở doanh nghiệp.
Các yếu tố của một trường ảnh hưởng đến tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối gồm:
- Môi trường kinh tế
Môi trường cạnh tranh
Môi trường văn hoá – xã hội
Môi trường kỹ thuật, công nghệ
Môi trường chính trị, luật pháp
2.1. Môi trường kinh tế.
Các yếu tố của môi trường kinh tế bao gồm: lạm phát, suy thoái kinh tế, sự thiếu hụt và các vấn đề kinh tế khác. Trong phạm vi quản lý kênh, tất cả các yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến hành vi của người tiêu dùng. Ngày nay, cuộc sống của con người được nâng cao lên rất nhiều so với trước đây. Họ có xu hướng dùng những loại thuốc tốt, đắt tiền. Do đó, nhu cầu về các loại thuốc nhập ngoại là rất lớn (một phần do Vi ệt Nam chưa sản xuất được nhiều loại thuốc). Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Thị trường dược phẩm cũng chịu ảnh hưởng lớn từ việc này. Nhà nước buộc phải mở cửa thị trường này. Các nhà sản xuất và kinh doanh dược phẩm của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nhà sản xuất và kinh doanh từ nước ngoài vào.
2.2. Môi trường văn hoá - xã hội.
Các yếu tố của môi trường văn hoá - xã hội bao gồm: sự thay đổi dân số của các vùng và sự thay đổi cấu trúc gia đình, hộ gia đình. Các yếu tố này ảnh hưởng đến việc tổ chức kênh phân phối rất lớn. Kênh phân phối phải phù hợp với văn hoá của vùng đó. Điều này buộc nhà quản lý phải có sự hiểu biết nhất định về văn hoá xã hội tại nơi mà doanh nghiệp cần xây dựng kênh phân phối. Mặt hàng dược phẩm cũng vậy. Ở Việt Nam dân số ngày một tăng cao, nhu cầu sử dụng thuốc là rất lớn.
2.3. Môi trường kỹ thuật, công nghệ.
Khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ đem lại ứng dụng cao trong tất cả các ngành trong xã hội. Khoa học công nghệ đã góp phần vào việc hoàn thiện kênh phân phối ở doanh nghiệp. Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kênh phân phối trở nên gọn nhẹ nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Mặt hàng dược phẩm nhờ đó mà có mặt ở tất cả mọi nơi có nhu cầu.
2.4. Môi trường chính trị, luật pháp.
Các yếu tố của môi trường luật pháp gồm: chính sách của Nhà nước về hoạt động phân phối, pháp lệnh về giá, luật cạnh tranh, luật chống độc quyền, luật sở hữu trí tuệ…Các yếu tố này quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp. Trước đây, Việt Nam chỉ cho phép một hãng nước ngoài được phép phân phối dược phẩm tại thị trường nước ta. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Các quy định về giá thuốc còn lỏng lẻo. Đó là lý do tại sao gần đây, các nhà thuốc luôn tự ý tăng giá thuốc, gây khó khăn cho người sử dụng. Nhà nước và Bộ y tế trong thời gian tới phải đưa ra chính sách về giá thuốc và quy định nhập khẩu thuốc để bình ổn thị trường dược phẩm trong nước, tạo điều kiện bình đẳng cho tất cả các nhà sản xuất và kinh doanh thuốc trong và ngoài nước.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI
KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
DƯỢC PHẨM TÂN ĐỨC MINH
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN ĐỨC MINH.
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty.
1.1. Tên và địa chỉ của công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Dược phẩm Tân Đức Minh
Tên giao dịch đối ngoại: Tân Đức Minh Pharmaceutical Company Limited
Tên viết tắt: Tân Đức Minh Co.Ltd
Địa chỉ: Nhà số 10 - ngõ 266 - Phố Đội Cấn - Phường Cống Vị - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (844) 762 6943
Fax: (844) 762 7254
1.2. Năm thành lập
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ năm 2001
Chứng nhận đăng kí thuế: ngày 20/04/2001
Số đăng kí kinh doanh: 0102002202
1.3. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
Công ty hiện được phép kinh doanh những mặt hàng sau:
Buôn bán trang thiết bị y tế.
Buôn bán hoá mỹ phẩm.
Đại lý mua, đại lý bán, kí gửi hàng hoá.
Buôn bán dược phẩm.
Kinh doanh nguyên liệu sản xuất thuốc.
Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách.
Cho thuê phương tiện vận tải
1.4. Quá trình phát triển đến nay
Công ty TNHH Dược phẩm Tân Đức Minh được thành lập năm 2001 tại Hà Nội, Việt Nam. Ban đầu, công ty chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, hoạt động và phân phối dược phẩm trong phạm vi thủ đô Hà Nội. Cùng với thời gian, công ty đã có những bước phát triển nhanh chóng. Công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình ra tất cả các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội và các tỉnh phía Tây Bắc. Các mặt hàng của công ty đã có mặt ở hầu hết các bệnh viện, nhà thuốc bán lẻ , công ty trung gian trên cả nước.
Hiện nay, công ty cũng là nhà phân phối cho tất cả các sản phẩm thuốc của các nhà sản xuất trong nước: thuốc tân dược, đông dược, mỹ phẩm…
Công ty còn là nhà phân phối độc quyền cho:
+ Sản phẩm Xạ Linh 1 của công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh 18/23/61 Trần Duy Hưng, Hà Nội.
+ Sản phẩm Chỉ Khát Hoàn của công ty Cổ phần Dược phẩm – Đông dược 5 quận 5 – Tp Hồ Chí Minh.
Đây là hai sản phẩm đang được công ty chú trọng phát triển. Công ty đang áp dụng nhiều hình thức Marketing để đưa các sản phẩm này tới tay người tiêu dùng như quảng cáo, khuyến mãi…
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1. Chức năng
Công ty được phép nhập về các loại thuốc đông dược, tân dược, thiết bị y tế và các loại nguyên liệu thuốc phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Công ty còn được phép tổ chức các kênh phân phối từ người sản xuất đến người tiêu dùng thông qua hệ thống các công ty dược, các cửa hàng thuốc của tư nhân hay của bệnh viện
Công ty được quyền kí các hợp đồng làm nhà phân phối độc quyền các sản phẩm thuốc cho các nhà sản xuất trong nước.
Ngoài ra, công ty được phép vay vốn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các Ngân hàng cổ phần thương mại…để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2.2. Nhiệm vụ
Công ty phải tiến hành hoạt động nhập - xuất các sản phẩm thuốc đông dược, tân dược, trang thiết bị y tế và các nguyên liệu thuốc trong danh mục cho phép của Nhà nước.
Kinh doanh các sản phẩm thuốc đông dược, tân dược, trang thiết bị y tế và các nguyên liệu thuốc.
Tổ chức các kênh phân phối bán buôn, bán lẻ các sản phẩm của công ty
3. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Tổ chức bộ máy của công ty đã được nhiều lần thay đổi so với lúc mới thành lập để phù hợp với tình hình phát triển của công ty trong từng giai đoạn. Hiện nay, tổ chức bộ máy của công ty bao gồm: Giám đốc công ty, Phòng tổ chức, Phòng tài vụ, Phòng kinh doanh, Bộ phận Marketing, Bộ phận kho và Bộ phận vận chuyển hàng hoá. Trong đó:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
Giám đốc
Phòng tổ chức
Phòng tài vụ
Phòng kinh doanh
Bộ phận Marketing
Bộ phận kho
Bộ phận vận chuyển
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng tổ chức công ty
3.1. Giám đốc công ty:
Là người đứng ra thành lập công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật của toàn bộ hoạt động của công ty. Giám đốc là người quản lý chung các công việc của công ty như: tổ chức nhân sự, đề ra mục tiêu và chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kì, kí các hợp đồng với các đối tác…
3.2. Phòng tổ chức:
Chức năng: quản lý các vấn đề liên quan đến công tác nhân sự, vấn đề chấp hành pháp luật cùng các văn bản của Nhà nước điều chỉnh hoạt động kinh doanh của công ty, công tác bảo hộ an toàn lao động, công tác lập kế hoạch, quyết định mức tiền lương cho nhân viên…
Nhiệm vụ:
+ lập kế hoạch về nhu cầu nguồn nhân lực
+ quản lý việc tuyển dụng, đào tạo và bố trí sắp xếp công việc cho nhân viên
+ quản lý lao động, tiền lương và các chính sách cho nhân viên
+ xử lý và lưu trữ hồ sơ về công ty, lao động, tiền lương…
+ xây dựng và triển khai nội quy công ty
3.2. Phòng tài vụ:
Chức năng: tham mưu cho Giám đốc về việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất, xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm. Ngoài ra, Phòng tài vụ còn phải thực hiện và giúp đỡ các bộ phận của công ty thực hiện việc hạch toán kinh doanh và tuân thủ các quy định của Nhà nước và pháp luật.
Nhiệm vụ:
+ xây dựng kế hoạch lưu chuyển hàng hoá thông qua kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh
+ quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
+ tổ chức chỉ đạo và kiểm tra thực hiện công tác hoạch toán và xử lý các thông tin thu được
+ quản lý ngân quỹ, tình hình thu – chi tiền mặt của công ty thông qua việc viết các phiếu thu – chi tiền
+ quản lý hoá đơn, chứng từ liên quan đến thu – chi tiền mặt tại công ty
Phòng kinh doanh
Chức năng: có trách nhiệm giúp Giám đốc đề ra các chiến lược kinh doanh, ký các hợp đồng với các đối tác, triển khai các hoạt động kinh doanh.
Nhiệm vụ:
+ lập kế hoạch và mục tiêu kinh doanh
+ triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh
+ đánh giá việc thực hiện kế hoạch đó với chỉ tiêu đề ra
Bộ phận Marketing
Chức năng: chịu trách nhiệm nghiên cứư nhu cầu của thị trường về các sản phẩm thuốc, giới thiệu các sản phẩm thuốc mới đến các nhà thuốc và người tiêu dùng để từ đó làm cho khách hàng biết đến công ty.
Nhiệm vụ:
+ đề ra các kế hoạch Marketing, xúc tiến bán hàng
+ tìm hiểu nhu cầu thị trường
Bộ phận kho
Chức năng: có trách nhiệm trong việc xuất nhập thuốc trong kho, tổ chức bảo quản, kiểm kê số lượng, chất lượng thuốc còn hay hết trong kho. Điều đó sẽ giúp cho các bộ phận khác nắm vững được số lượng, chủng loại và chất lượng các loại thuốc để còn lên kế hoạch mua các sản phẩm đó một cách có hiệu quả nhất.
Nhiệm vụ:
+ thực hiện công việc bảo quản, dự trữ đảm bảo chất lượng dược phẩm
+ thực hiện nghiệp vụ xuất nhập hàng
+ sắp xếp và bảo quản hàng hoá theo quy định
+ kiểm kê hàng hoá cả về số lượng và chất lượng
+ quản lý tài sản, vật tư máy móc trong kho
Bộ phận vận chuyển hàng hoá
Chức năng: có trách nhiệm giao các sản phẩm thuốc của công ty đến khách hàng khi có yêu cầu.
Nhiệm vụ:
+ vận chuyển hàng hoá đến nơi có nhu cầu
+ bảo dưỡng và đại tu các phương tiện vận tải
Nhận xét: Ta có thể thấy bộ máy tổ chức của công ty khá đơn giản, gọn nhẹ. Giám đốc là người điều hành và quản lý trực tiếp mọi hoạt động của công ty. Các phòng và các bộ phận trong công ty thực hiện các chức năng của mình và phải có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Giám đốc. Mỗi một nhân viên trong công ty cũng được giao từng công việc cụ thể. Nhờ đó mà hoạt động của công ty không bị chồng chéo, đảm bảo đạt được mục tiêu mà công ty đã đề ra.
Công ty đã nhận thấy rằng để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần phải làm tốt công tác quản lý. Chính vì vậy công ty đã và đang từng bước điều chỉnh lại bộ máy hoạt động của mình cho phù hợp với yêu cầu. Công ty đã sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm nhân viên hay tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
4.1. Tình hình kinh doanh.
Trong các năm vừa qua, thị trường dược phẩm có nhiều biến động, ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Song bằng nỗ lực của mình, công ty đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, toàn thể nhân viên công ty đã cùng nhau phấn đấu hết mình. Kết quả là hoạt động kinh doanh của công ty ngày một phát triển. Dưới đây là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm gần đây.
Bảng 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC NĂM CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN ĐỨC MINH
Đơn vị: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1
Doanh thu bán hàng
54.665.293.799
53.228.345.211
49.784.361.962
2
Giá vốn hàng bán
53.614.769.230
52.200.404.700
48.443.665.893
3
Lợi nhuận gộp
1.050.524.569
1.027.940.511
1.340.696.069
4
Doanh thu hoạt động tài chính
6.638.591
7.765.759
5.370.225
5
Chi phí hoạt động tài chính
152.883.330
137.700.000
156.600.000
6
Chi phí quản lý doanh nghiệp
845.094.689
792.344.473
1.068.299.783
7
Lợi nhuận thuần
59.185.141
105.661.797
121.166.513
8
Thu nhập khác
581.818.181
9
Chi phí khác
745.658.995
10
Lợi nhuận khác
(163.840.814)
11
Lợi nhuận trước thuế
59.185.141
(58.179.017)
121.166.513
12
Thuế thu nhập doanh nghiệp
16.571.839
---------
33.926.624
13
Lợi nhuận sau thuế
42.613.302
(58.179.017)
87.239.889
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
Ta thấy, doanh thu từ hoạt động bán hàng của công ty năm 2007 là 49.784.361.962VNĐ giảm so với năm 2005 là 4.880.931.830VNĐ (giảm 8,83%), giảm so với năm 2006 là 3.443.983.250VNĐ (giảm 6,47%). Do năm 2007, giá vốn của hàng bán là 48.443.665.893VNĐ giảm 5.171.103.340VNĐ (giảm 9,64%) so với năm 2005 và giảm 3.756.738.810VNĐ (giảm 7,2%) so với năm 2006. Tuy nhiên lợi nhuận gộp năm 2007 lại tăng so với năm 2005 là 290.171.500VNĐ (tức 27,6%), so với năm 2006 là 312.755.558VNĐ (tức 30,4%). Mặc dù, doanh thu của năm 2005, 2006 cao hơn năm 2007 nhưng nếu xét tương quan giữa doanh thu và giá vốn hàng bán thì năm 2007 lại đem lại lợi nhuận cao hơn. Điều này cho thấy chính sách giá của công ty đã khác trước. Giá bán ra đã cao hơn nhiều so với giá nhập vào.
Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2007 lại thấp hơn năm 2005 là 1.268.366VNĐ, so với năm 2006 là 2.395.534VNĐ. Còn chi phí cho hoạt động tài chính tăng 3.716.670VNĐ so với 2005 và 18.900.000. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, lần lượt là 26,4% và 34,8%. Thông qua đó, ta có thể thấy hoạt động tài chính và quản lý doanh nghiệp năm 2007 đã có sự biến động không tốt, chứng tỏ hoạt động tài chính và quản lý doanh nghiệp năm đó không đạt hiệu quả bằng những năm trước. Công ty phải có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Năm 2006 lợi nhuận của doanh nghiệp lại bị âm. Lợi nhuận trước thuế năm 2006 bị âm 58.179.017VNĐ so với năm 2005. Bởi vì, trong năm này doanh nghiệp có bán một chiếc ô tô, gây ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển của công ty. Điều đó được thể hiện trong tài khoản thu nhập khác và tài khoản chi phí khác. Thu nhập do bán ô tô là 581.818.181VNĐ còn chi phí phát sinh do bán ô tô là 758.658.995VNĐ. Nhưng sang đến năm 2007, lợi nhuận sau thuế của công ty là 87.239.889VNĐ cao gần gấp đôi so với năm 2005. Vì năm 2007 doanh thu từ hoạt động bán hàng của công ty là rất lớn. Công ty đã có những biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng một cách có hiệu quả, các sản phẩm chủ lực của công ty được bán với số lượng lớn. Có thể nói, đây là thành công đáng kể nhất của công ty. Vì trong giai đoạn thị trường thuốc có nhiều biến động, công ty lại phải cạnh tranh với nhiều hãng kinh doanh dược phẩm khác.
Công ty cũng hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình với Nhà nước. Đó là nộp thuế. Mặc dù số tiền phải nộp nhỏ hơn số tiền mà doanh nghiệp đã nộp cho Kho bạc nhà nước. Có thể nói, công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, không những nộp đủ mà công ty còn nộp vượt chỉ tiêu đề ra.
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước
Đơn vị: VNĐ
Năm
Số phải nộp
Số đã nộp
Số còn phải nộp
2005
2.457.386.497
2.576.660.097
(119.273.600)
2006
2.454.941.586
2.576.660.097
(121.718.511)
2007
2.565.748.076
2.576.660.097
(132.630.532)
Nguồn: Phòng Kế toán công ty
Trong giai đoạn này công ty cũng chú trọng phát triển các nhóm mặt hàng mới. Hiện nay, công ty đang là nhà phân phối độc quyền của hai sản phẩm là Xạ linh 1 và Chỉ Khát Hoàn. Nếu mở thêm mặt hàng độc quyền, công ty không những chủ động hơn trong các kế hoạch kinh doanh mà còn tạo ra hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng. Điều này đã nâng tổng số mặt hàng mà công ty là nhà phân phối độc quyền lên con số 18
4.2. Tình hình tài chính.
Hiện nay, hoạt động kinh doanh dược phẩm đang gặp nhiều khó khăn. Giá cả tăng một cách chóng mặt. Song hoạt động tài chính của công ty vẫn diễn ra ổn định. Công ty vẫn duy trì được lượng nguồn vốn kinh doanh của mình, thậm trí còn tăng hơn năm trước. Điều này do cán bộ và nhân viên công ty cùng đoàn kết phẩn đấu đảm bảo cho hoạt động tài chính được diễn ra bình thường. Điều này được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ số vốn của công ty
Đơn vị: 1.000.000VNĐ
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty
Xét về quy mô, tổng nguồn vốn, vốn lưu động và vốn kinh doanh của công ty không có biến động nhiều. Tổng nguồn vốn năm 2007 tăng 0,006 tỷ VNĐ so với năm 2005 và 0,489 tỷ VNĐ so với năm 2006. Riêng năm 2006, tổng nguồn vốn giảm so với hai năm còn lại vì trong năm này công ty đã bán một chiếc ô tô khiến cho tài sản cố định giảm.
Trong đó, vốn lưư động của công ty cũng tăng đều qua các năm, mặc dù con số không lớn lắm lần lượt là 417 triệu VNĐ so với 2005 và 27 triệu VNĐ so với năm 2006.
Nguồn vốn kinh doanh cũng tăng lên đáng kể so với các năm trước, là 62 triệu VNĐ (so với 2005) và 102 triệu VNĐ (so với 2006). Sở dĩ, công ty đạt được điều này là do trong năm 2007 hoạt động bán hàng của công ty đạt hiệu quả rất cao. Doanh thu lớn hơn nhiều so với giá vốn hàng bán.
Có thể nói, trong năm 2007 hoạt động tài chính của công ty có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt lên. Điều này tạo điều kiện để công ty mở rộng hoạt động kinh doanh trên các thị trường mới, đa dạng hoá các sản phẩm dược.
* Vế lượng vốn góp của công ty.
Vốn điều lệ của công ty cam kết khi thành lập là 1 tỷ đồng ( 1.000.000.000VNĐ) với hai thành viên đóng góp chính là:
Bà Hà Thị Oanh có địa chỉ tại số 56 ngõ Huy Văn, Tôn Đức Thắng, Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội. Số vốn góp là 100 triệu đồng (100.000.000VNĐ) chiếm 10% tổng số vốn góp.
Bà Hà Thị Nội có địa chỉ tại số 108 tổ 14 phường Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số vốn góp là 900 triệu đồng (900.000.000VNĐ) chiếm 90% tổng số vốn góp.
Người đại diện theo pháp luật là:
Giám đốc Hà Thị Nội sinh ngày 25/3/1956 có địa chỉ tại số 108 tổ 14 phường Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
4.3. Tình hình lao động, tiền lương.
Vì là một công ty nhỏ nên số lượng lao động của công ty không lớn. Hiện nay, số lượng nhân viên đang làm việc tại công ty khoảng 40 người (trong đó có 1 giám đốc, 1 dược sỹ, 1 thủ quỹ, 4 nhân viên kế toán, 6 trình dược viên, còn lại là nhân viên ở các phòng ban khác). Trình độ của nhân viên trong công ty được thể hiện trong số liệu dưới đây:
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu trình độ lao động của công ty
Đơn vị tính: %
Nguồn: Phòng tổ chức Công ty
Dựa vào biểu đồ cơ cấu trình độ lao động, ta thấy mặc dù là một công ty nhỏ song đội ngũ cán bộ, nhân viên công ty lại có trình độ quản lý chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Điều này thể hiện ở số lượng lao động có trình độ đại học, cao đảng và trung cấp chiếm hơn 50% tổng số lao động. Đây là một lợi thế của công ty trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tấn công vào thị trường mới. Mặt khác, vì là một công ty kinh doanh dược phẩm nên đội ngũ nhân viên có chuyên môn về dược cũng được công ty chú ý chiếm 25% tổng nhân viên công ty. Đây là thuận lợi để công ty mở rộng kinh doanh các sản phẩm thuốc mới.
Việc trả lương của công ty cũng được tuân thủ theo quy định của pháp luật. Ngoài tiền lương ra nhân viên trong công ty còn có thêm thưởng, tiền ăn ca, tiền xăng xe và tiền điện thoại. Công ty cũng tiến hành nộp bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động.
Bảng 2.3: Tình hình thu nhập của người lao động
Đơn vị: VNĐ
Năm
Tổng quỹ tiền lương
Thu nhập bình quân
Tiền ăn trưa
Tiền xăng
2005
282.520.000
981.000
59.230.000
33.900.000
2006
316.704.000
1.100.000
60.600.000
34.800.000
2007
381.504.000
1.324.666
62.500.000
36.500.000
Nguồn: Phòng tổ chức Công ty
Thông qua bảng thu nhập của người lao động, tiền lương của nhân viên tăng đều qua các năm. Tổng quỹ tiền lương năm 2007 tăng 64.800.000VNĐ (tăng 20,5%) so với năm 2006 và tăng 98.984.000VNĐ (tăng 35%). Điều này cũng khiến cho thu nhập bình quân của nhân viên cũng tăng từ 981.000VNĐ (2005) lên 1.100.000VNĐ (2006) và lên 1.324.666VNĐ (2007). Công ty còn hỗ trợ nhân viên về tiền ăn trưa và tiền xăng xe. Đây là một nỗ lực lớn của công ty vì là một công ty tư nhân nhỏ, hoạt động còn nhiều khó khăn. Riêng đối với đội ngũ trình dược viên, công ty thực hiện chế độ trả lương khoán. Nếu bán được 20 triệu tiền thuốc thì sẽ được trả lương 2 triệu đồng.
Bên cạnh chính sách tiền lương, công ty còn chú trọng tới các hoạt động phong trào giúp nhân viên an tâm cống hiến khả năng như bảo hiểm xã hội, nghỉ mát, bảo hộ lao động,…
Hàng năm, công ty cũng tạo điều kiện để nhân viên được đi học để nâng cao trình độ tay nghề. Bởi vì, công ty nhận thấy rằng trong thời buổi kinh tế thị trường, muốn phát triển công ty cần có đội ngũ nhân viên có trình độ, nhạy bén với thị trường
4.4. Cơ sở vật chất của công ty
Hiện nay, công ty có trụ sở tại số 10/266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Đây là toà nhà 4 tầng đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của công ty. Ngoài ra công ty còn có 4 chiếc xe ô tô tải phục vụ cho việc vận chuyển dược phẩm đến các nơi tiêu thụ.
Vì dược phẩm là hàng hoá dễ bị biến chất, kém chất lượng nếu không được bảo quản cẩn thận. Chính vì thế công ty có hai kho chứa hàng được thiết kế đúng kỹ thuật để bảo quản dược phẩm. Trong đó, kho 1 để dự trữ bông băng, các loại thuốc bột và các loại hoá chất…Kho 2 để dự trữ thuốc kháng sinh, thuốc tiêm, dịch truyền.
II. ĐẶC ĐIỂM DƯỢC PHẨM VÀ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN ĐỨC MINH.
Đặc điểm các loại dược phẩm được kinh doanh tại công ty.
Tinh dầu, hương liệu
Dược liệu, gia vị
Cao khô
Đông dược
Tân dược
Thực phẩm chức năng
Dụng cụ y tế, máy móc thiết bị y tế
Mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh
Các sản phẩm khác
Hiện nay, tổng số các mặt hàng dược phẩm đang được kinh doanh tại công ty lên đến 1500 chủng loại. Các mặt hàng chính được công ty kinh doanh là:
Các loại thuốc kháng sinh: Ampicilin, Amoxilin, Atropin, Cephalexin, Pennicilin…
Các loại bông băng: bông bạch huyết, bông tai, bông tăm voi…
Các loại cao: cao sao vàng, cao Ba Đình, cao Tan Kim Đan, cao bạch hổ…
Các loại Vitamin: B1, B2, C…
Các loại dầu: dầu cá HP, dầu cá Hạ Long, dầu gừng, dầu gió TS, dầu khuynh diệp, dầu Phật Linh, dầu Phật Tích, dầu Thiên Thảo…
Các loại đông dược: Dưỡng âm bổ thận, Bổ thận âm, Bổ thận hoàn,…
Các loại dược phẩm khác.
2. Đặc điểm mạng lưới kênh phân phối dược phẩm tại công ty
Công ty TNHH Dược phẩm Tân Đức Minh là một công ty kinh doanh dược phẩm tư nhân. Hoạt động chính của công là kinh doanh các loại thuốc trong nước. Công ty chưa nhập khẩu dược phẩm nước ngoài và cũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20713.doc