MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN 3
1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế quốc dân 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Đặc điểm 4
1.1.3 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế quốc dân 8
1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 12
1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay 12
1.2.2 Vai trò của NHTM trong hoạt động cho vay 12
1.2.3 Các phương thức cho vay của NHTM đối với các DNVVN 13
1.3 Mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 14
1.3.1 Khái niệm mở rộng cho vay DNVVN 14
1.3.2 Tác dụng của mở rộng hoạt động cho vay của NHTM đối với DNVVN 15
1.3.3 Nội dung mở rộng cho vay đối với các DNVVN 20
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 23
1.4.1 Các nhân tố khách quan 23
1.4.2 Các nhân tố chủ quan 25
Chương 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH 31
2.1 Khái quát chung về NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 31
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 31
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Quảng Bình 32
2.1.3 Các hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 35
2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 42
2.2.1 Quy trình cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Quảng Bình 42
2.2.2 Phân tích tình hình hoạt động cho vay DNVVN tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 43
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Quảng Bình 57
2.3.1 Những kết quả đạt được 57
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 59
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH 66
3.1 Định hướng phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới 66
3.2 Các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 67
3.2.1 Những giải pháp chính 67
3.2.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các DNVVN tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 69
3.3 Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình 80
3.3.1 Với các cơ quan quản lý Nhà nước 80
3.3.2 Với NHNo&PTNT Quảng Bình 82
3.3.3 Với các DNVVN 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Quảng Bình
Giám đốc
Phòng
Tổ chức
Cán bộ
Phòng
Kế hoạch
Phòng
Tín dụng,
thẩm định
Phòng
Kiểm tra - KTNB
Phó
Giám đốc
Phòng Kế toán -
Ngân quỹ
Phòng
Thanh
toán
quốc tế
Phòng
Hành
chính
Phòng
Điện
toán
Phó Giám đốc thường trực
6 NHNo loại II tại 6 huyện
4 NHNo loại II tại TP Đồng Hới
11 phòng giao dịch
Dưới NHNo Tỉnh còn có 10 NHNo loại III và 11 phòng giao dịch trực thuộc
Hiện nay NHNo Quảng Bình có 345 Cán bộ công nhân viên.
Trụ sở chính tại Thành phố Đồng Hới (NHNo Cấp I).
6 NHNo loại III tại 6 huyện, 4 NHNo loại III trên địa bàn Thành phố Đồng Hới trực thuộc NHNo tỉnh.
11 NHNo liên xã trực thuộc NHNo huyện (phòng giao dịch). Tất cả các NHNo cấp II và phòng giao dịch đều nhận khoán theo cơ chế 496A.
Lãnh đạo NHNo tỉnh: 1 Giám đốc, 2 phó Giám đốc giúp việc Giám đốc, 8 phòng nghiệp vụ tham mưu: Phòng Tổ chức cán bộ, phòng Tín dụng, phòng Kế hoạch, phòng Kế toán-Ngân quỹ, phòng Thanh toán quốc tế, phòng Kiểm tra kiểm toán nôị bộ, phòng Điện toán, phòng Hành chính.
2.1.3 Các hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Đối với các NHTM thì vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận để lại… song cơ bản và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động, nó cho thấy khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của ngân hàng. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn tạo tiền đề cho quá trình đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của NHNo&PTNT Quảng Bình .
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo Quảng Bình qua các năm
Đơn vị : Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
So sánh
2006/2005
2007/2006
Chênh lệch
Tỷ lệ
%
Chênh lệch
Tỷ lệ
%
Tổng nguồn vốn huy động
663.224
812.731
1.189.328
149.507
22,54
376.597
246,62
1
Tiền gửi các TCKT
86.743
103.024
219.344
16.281
18,77
116.320
112,91
2
Tiền gửi tiết kiệm
361.808
508.949
721.928
147.141
40,67
212.979
41,85
3
Phát hành kỳ phiếu, TP
32.192
29.230
27.500
- 2.962
- 9,20
- 1.730
- 5,92
4
Tiền gửi KBNN
102.114
84.932
112.200
- 17.182
-16,83
27.268
32,11
5
Tiền gửi các TCTD
52.669
20.933
24.956
- 31.736
- 60,26
4.023
19,22
6
Tiền gửi Ngoại tệ (quy VNĐ)
27.431
65.328
83.000
37.897
138,150
17.672
27,05
7
Tiền gửi khác
267
335
400
68
25,47
65
19,40
(Nguồn : Các báo cáo tổng kết hàng năm của phòng kế hoạch - NHNo QB.)
Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế còn nghèo nhưng nguồn vốn huy động của NHNo Quảng Bình vẫn tăng đều qua các năm.
Cụ thể, năm 2007 đạt 1.189,328 tỷ đồng, tăng 376,597 tỷ đồng so với năm 2006, so với kế hoạch trung ương giao đạt 100%. Năm 2006 đạt 812,731 tỷ đồng, tăng 149,507 tỷ đồng so với 2005.
Xét về nguồn vốn huy động: Qua bảng 2.1, ta thấy rõ nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các TCKT và tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng khá nhanh qua các năm, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Điều này khẳng định tầm quan trọng, tính ổn định của nguồn tiết kiệm từ dân cư trong hoạt động của ngân hàng hiện tại cũng như trong các năm tiếp theo. Cụ thể, Năm 2007 so với 2006 tiền gửi của các TCKT tăng 116,320 tỷ đồng (+ 112,91%), chiếm tỷ trọng 18,44% tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi tiết kiệm tăng 212,979 tỷ đồng (+41,85%) chiếm tỷ trọng 60,7% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2006 so với 2005 tăng 16,281 tỷ đồng (+18,77%) đối với tiền gửi của các TCKT, tăng 147,141 tỷ đồng (+40,67%) đối với tiền gửi tiết kiệm. Cùng với đó, tiền gửi của KBNN cũng tăng đáng kể, đặc biệt là trong năm 2007, chiếm tỷ trọng 9,43% tổng nguồn vốn huy động; điều này có được là do tiền gửi tiết kiệm của KBNN là nguồn huy động có chi phí thấp nên NHNo&PTNT Quảng Bình luôn duy trì ở mức cao. Ngoài ra, các nguồn huy động khác cũng tăng nhưng không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Hơn nữa, điểm đáng chú ý ở đây là nguồn vốn huy động từ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu lại có xu hướng giảm qua các năm. Điều đó cho thấy ngân hàng chưa đặc biệt chú trọng vào hình thức huy động này.
Xét về cơ cấu loại tiền: nét nổi bật đó là huy động ngoại tệ quy đổi đều tăng qua các năm; năm 2007 đạt 83 tỷ đồng, tăng 17,672 tỷ đồng (+27,05%) so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 6,98% tổng nguồn vốn huy động; năm 2006 đạt 65,328 tỷ đồng, tăng 37,897 tỷ đồng (+138,15%), chiếm tỷ trọng 8,04% tổng nguồn vốn huy động. Tuy còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn nhưng cũng đủ để nói lên nỗ lực đáng kể của NHNo&PTNT Quảng Bình. Có được điều đó là do các năm ngân hàng đã có những chính sách lãi suất áp dụng đối với việc huy động ngoại tệ được cải thiện, nâng cao hơn, hấp dẫn hơn và mang tính cạnh tranh.
Để phấn đấu đạt được kết quả như trên thì trong những năm qua NHNo Quảng Bình đã có những chính sách, giải pháp cụ thể:
- Quan tâm đến mạng lưới huy động vốn, ngoài hệ thống NHNo các cấp phủ tới tận các phường xã còn có hàng trăm tổ nhóm vay vốn làm công tác vận động tiết kiệm, có giao chỉ tiêu cho từng đơn vị, từng nhân viên cán bộ ngân hàng.
- Thực hiện tốt khâu tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch.
- Thực hiện thu hút khách hàng tiền vay, làm tốt các khâu dịch vụ đã góp phần gián tiếp thu hút khách hàng mở tài khoản.
- Đa dạng hoá các loại tiền gửi tiết kiệm, mở ra nhiều hình thức tính lãi phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của các tầng lớp dân cư.
- Nhận định tình hình, xu thế lãi suất của từng thời kỳ để có những biện pháp huy động kịp thời, chỉ đạo theo từng địa bàn có cạnh tranh hay không để điều hành áp dụng linh hoạt lãi suất phù hợp với từng địa bàn.
- Chú trọng tập trung khai thác các khách hàng lớn như: Hệ thống Bảo hiểm y tế, BH xã hội, các đơn vị thuộc Tổng công ty, các đơn vị khác… đặc biệt là tiền gửi Kho bạc Nhà nước.
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Là một trung gian tài chính với chủ trương "đi vay để cho vay". Vì vậy, vấn đề sử dụng vốn được NHNo Quảng Bình luôn chú trọng, quan tâm làm sao để vừa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nhưng phải an toàn vốn mà vẫn đạt được lợi nhuận cao, đó chính là sách lược quyết định đến sự tồn tại, phát triển của NHNo Quảng Bình. Để đánh giá đúng vai trò của hoạt động tín dụng trong việc tạo ra doanh thu tài chính, tổng dư nợ của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình tăng đều qua các năm. NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế và các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Chi nhánh cũng đặc biệt chú trọng cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo tạo điều kiện cho những khách hành này có vốn để sản xuất kinh doanh. Khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng đông cho thấy uy tín cũng như khả năng cho vay của ngân hàng tại địa phương là tương đối cao.
Bảng 2.2: Tổng doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm
2006
Năm 2007
So sánh
2006/2005
2007/2006
Chênh lệch
Tỷ lệ
%
Chênh lệch
Tỷ lệ
%
I
Doanh số cho vay
600.620
658.828
1.540.527
58.208
9,7
881.699
133,83
II
Doanh số thu nợ
476.840
604.160
1.167.353
127.320
26,7
563.193
93,22
III
Dư nợ
977.720
1.119.204
1.490.499
141.484
14,47
371.295
33,17
Trong đó : Nợ xấu
21.329
41.064
44.524
19.735
92,53
3.460
8,43
Nguồn số liệu: Các báo cáo tổng kết hàng năm của phòng Tín dụng
Qua số liệu bảng 2.2 ta thấy cả doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ qua các
năm đều tăng với tỷ lệ khá cao và đạt 100% kế hoạch NHNo Việt Nam giao. Đặc biệt tăng nhanh với con số khá lớn là năm 2007. Chứng tỏ việc tăng trưởng tín dụng của NHNo Quảng Bình vừa thực hiện được mục tiêu kinh doanh là tích cực mở rộng tín dụng nhằm đưa dư nợ bình quân cán bộ tín dụng từ 3,2 tỷ năm 2006 tiến tới kịp với bình quân toàn ngành (9 tỷ/người) và đến 31/12/2007 đạt 4,3 tỷ/người, vừa thực hiện được mục tiêu tài chính (vì 97% doanh thu từ tín dụng) nhưng cũng góp phần tích cực phục vụ phát triển kinh tế tỉnh nhà, nhất là thị phần nông nghiệp - nông thôn tại Quảng Bình.
Ngoài ra, ta thấy tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2007 đạt 44,524 tỷ đồng, tăng 3,460 tỷ đồng (+8,43%) so với năm 2006, chiếm 2,99% tổng dư nợ. Năm 2006 đạt 41,064 tỷ đồng, tăng 19,735 tỷ đồng (+92,53%) so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 3,67% tổng dư nợ. Xét về hình thức thì chỉ tiêu này tăng là chưa tốt về chất lượng tín dụng, nhưng ở đây thực chất là do chủ trương xữ lý tình huống của NHNo Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trước khi cổ phần hoá, còn việc tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,99% (năm 2007); 3,67% (năm 2006) so với tổng dư nợ là hợp lý vì NHNo Việt Nam đưa ra chỉ tiêu này là dưới 5% theo thông lệ thế giới.
2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế
Công tác thanh toán là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của công tác kế toán, là cơ sở để tăng trưởng một số mặt hoạt động của đơn vị như: nguồn vốn, tăng thu từ hoạt động thanh toán, cũng cố uy tín của ngân hàng trên địa bàn.
Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình nhưng việc triển khai, mở rộng các hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế đối với NHNo&PTNT Quảng Bình là một bước tiến về chất trong hoạt động, góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng trên địa bàn; đồng thời góp phần thực hiện ttốt định hướng hoạt động ngân hàng đa năng, hiện đại, phù hợp với tiến trình hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới.
Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Đơn vị: Nghìn USD
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm
2006
Năm 2007
So sánh
2006/2005
2007/2006
Chênh lệch
Tỷ lệ
%
Chênh lệch
Tỷ lệ
%
1
Tổng doanh số chi trả kiều hối
5.363
8.384
9.167
3.021
56,33
783
9,34
2
Doanh số mua ngoại tệ
5.065
10.729
13.023
5.664
111,83
2.294
21,38
3
Doanh số bán ngoại tệ
9.127
10.389
13.356
1.262
13,83
2.967
28,56
4
Tín dụng ngoại tệ
9.459
13.481
13.037
4.022
42,52
- 444
- 3.30
5
Huy động vốn ngoại tệ
(gồm EUR quy USD)
1.715
4.059
7.092
2.344
136,68
3.033
74,72
6
Tổng doanh số TTQT
2.869
341
109
- 2.528
- 88,11
- 232
- 68
( Nguồn : Phòng kinh doanh ngoại tệ - thanh toán quốc tế -NHNo QB)
Qua bảng 2.3 ta thấy được Tổng doanh số chi trả kiều hối tăng tương đối qua các năm: năm 2007 đạt 9.167 ngàn USD tăng 9,34% so với năm 2006, năm 2006 tăng 56,33% so với năm 2005. Đạt được điều đó là ngân hàng đã áp dụng chi trả qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union đến tất cả các chi nhánh, thực hiện một cách có hiệu quả nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, nhanh chóng, tiện lợi. Ngoài ra doanh số mua - bán ngoại tệ cũng tăng đáng kể qua các năm, mang lại cho ngân hàng nguồn thu nhập tương đối.
Tín dụng ngoai tệ: Năm 2006 đạt 13.481 ngàn USD, tăng 42,52% so với năm 2005; nhưng năm 2007 lại giảm 444 ngàn USD (- 3,3%) so với năm 2006, giảm là do trả nợ theo kế hoạch.
Ngoài ra, Tổng doanh số thanh toán quốc tế lại có xu hướng giảm. Năm 2007 đạt 109 ngàn USD, giảm 232 so doanh số năm 2006, giảm 68,04% so năm 2006, hai năm liên tục sụt giảm (năm 2006 giảm so năm 2005 88,11%). Lý do giảm là, trên địa này loại khách hàng này không nhiều (chỉ vài doanh nghiệp), thường gắn với quan hệ vay vốn, khi họ không còn quan hệ tín dụng nội tệ thì quan hệ thanh toán bị ảnh hưởng.
2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình
2.2.1 Quy trình cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Quảng Bình
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng (CBTD) tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Thẩm định trước khi cho vay.
- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ khách hàng.
- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn.
- Điều tra, thu thập thông tin khách hàng; bao gồm: phân tích, đánh giá khả năng tài chính, tình hình khả năng quan hệ với khách hàng…
- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt.
- Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư.
- Kiểm tra, thẩm định các dự án đảm bảo tiền vay.
- CBTD lập báo cáo thẩm định, ghi ý kiến của mình đề nghị không cho vay hoặc cho vay. Nếu không cho vay thì nêu rõ lý do; nếu đồng ý cho vay thì ghi số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay… trình lãnh đạo phòng tín dụng.
- Nhận được hồ sơ vay vốn từ CBTD, trưởng hoặc phó phòng tín dụng tiến hành kiểm tra lại thủ tục, hồ sơ vay, tài sản đảm bảo tiền vay… nếu không có gì sai sót thì ghi ý kiến trình Giám đốc hoặc Phó giám đốc được uỷ quyền phê duyệt. Trong trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết của Phó giám đốc , Giám đốc thì lập hồ sơ trình ngân hàng cấp trên phê duyệt.
Bước 2: Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay.
Trong khi cho vay quy trình thực hiện như sau:
- Ngân hàng và khách hàng cùng lập và thoả thuận ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay.
- Ngân hàng tiến hành giải ngân cho khách hàng thông qua thủ tục "giấy nhận nợ" kèm bảng kê chi phí vật tư hàng hoá hoặc hợp đồng, hoá đơn mua hàng của khách hàng…
- Bộ phận kế toán lưu giữ hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay để theo dõi kỳ hạn thu nợ, thu lãi tiền vay.
Bước 3: Thu nợ, thu lãi tiền vay.
- Đến kỳ hạn trả nợ, kế toán viên phần hành tiền vay trích tài khoản tiền gửi khách hàng thu nợ và lãi, hoặc xử lý nợ nếu khách hàng không trả.
2.2.2 Phân tích tình hình hoạt động cho vay DNVVN tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình
2.2.2.1 Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ đối với các DNVVN tại NHNo&PTNT Quảng Bình
Từ việc nhận thấy tiềm năng to lớn của loại hình doanh nghiệp này, NHNo Quảng Bình đã chủ trương luôn mở rộng và tăng cường tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu về vốn, nhưng đặc biệt chú trọng tập trung cho các DNVVN. Từ chủ trương đúng đắn, năm 2007 tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ đối với các thành phần DNVVN được thể hiện:
Bảng 2.4: Hoạt động cho vay đối với DNVVN
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
So sánh
2006/2005
2007/2006
Chênh lệch
Tỷ lệ
%
Chênh lệch
Tỷ lệ
%
I
Doanh số cho vay
880.082
1.000.536
1540527
120.454
13,4
539.991
53,97
1
DN Nhà nước
47.471
90.637
11.604
43.166
90,93
-79.033
-87,19
2
DNVVN
137.798
163.921
389.816
26.123
18,96
225.897
137,8
3
Cá nhân, hộ gia đình
694.813
745.978
1.137.310
51.165
7,36
391.332
52,4
II
Doanh số thu nợ
712.195
849.328
1.167.353
137.133
19,25
318.025
37,4
1
DN Nhà nước
44.527
37.765
35.425
-6.762
-15,2
- 2.340
-6,19
2
DNVVN
97.366
157.670
250.796
60.304
61,94
93.126
59,06
3
Cá nhân, hộ gia đình
570.302
653.893
880.732
83.591
14,66
226.839
34,4
III
Dư nợ (Tính đến 31/12)
977.720
1.119.204
1.490.499
141.484
14,47
371.295
33,19
1
DN Nhà nước
198.293
242.684
217.756
44.391
22,4
-24.928
-10,27
2
DNVVN
114.215
120.464
260.884
6.249
5,47
140.420
116,57
- DN tư nhân
25.405
21.138
38.756
-4.267
-16,8
17.618
83,35
- Công ty TNHH
83.602
97.921
212.178
14.319
17,13
114.257
116,68
- Công ty cổ phần
4.528
1.005
8.150
-3.523
-77,8
7.145
710,95
- Hợp tác xã
680
400
1.800
-280
-41,18
1.400
350
3
Cá nhân, hộ gia đình
665.212
756.056
1.011.859
90.844
13,66
255.803
33,8
(Nguồn : Các báo cáo tổng kết hàng năm của phòng Tín dụng - NHNo QB)
a. Doanh số cho vay và thu nợ đối với DNVVN
Doanh số cho vay
Thực tế cho thấy, tại NHNo Quảng Bình các DNVVN có quan hệ tín dụng đều thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Doanh số cho vay các DNVVN tăng đều qua các năm; Năm 2007 đạt 389,816 tỷ đồng, tăng 225,895 tỷ (+137,8%) so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 25,3% trong tổng doanh số cho vay; Năm 2006 đạt 163,921 tỷ đồng, tăng 26,123 tỷ (+18,96%) so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 16,38% trong tổng doanh số cho vay. Như vậy, doanh số cho vay các DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động đầu tư đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn, chỉ đứng sau cho vay hộ sản xuất, năm 2007 là 1.137,310 tỷ chiếm tỷ trọng 73,8% tổng doanh số cho vay, năm 2006 đạt 745,978 tỷ chiếm tỷ trọng 74,56%.
Đáng chú ý là năm 2007, số DNVVN có quan hệ tín dụng với NHNo Quảng Bình là 252 DNVVN, chiếm 24,69% trong tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh, thu hút thêm 50 DN mới quan hệ tín dụng, tăng 30,66% so với năm 2006, chiếm 22,9% tổng thị phần của các NHTM và Quỹ tín dụng trên địa bàn.
Doanh số thu nợ
NHNo Quảng Bình cũng thực hiện tốt công tác thu hồi nợ đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng. Doanh số thu nợ qua các năm đối với DNVVN có bước nhảy vọt vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn, lợi nhuận kinh doanh của NHNo Quảng Bình. Trong 3 năm qua tình hình thu nợ của ngân hàng đối với các DNVVN đảm bảo tương xứng với tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay và dư nợ, thể hiện ở chổ: doanh số thu nợ năm 2006 đạt 157,670 tỷ tăng 60,304 tỷ (+61,94%) so với năm 2005; Năm 2007 đạt 250,796 tỷ tăng 93,126 tỷ (+59,06%) so với năm 2006. Qua đó chứng tỏ việc thu nợ DNVVN tại chính Quảng Bình tương đối tốt, tương xứng với việc cho vay và dư nợ. Năm 2007, NHNo không chỉ tập trung thu các khoản nợ trong năm mà còn thu những khoản nợ quá hạn, nợ còn tồn đọng trong những năm trước.
Loại hình DNVVN trong những năm gần đây có sức thu hút lớn đối với NHNo Quảng Bình, nhưng tỷ trọng cho vay chỉ chiếm 25,3%, thu nợ chiếm 21,48% trong tổng doanh số cho vay và thu nợ. Tỷ trọng khiêm tốn này cũng cần phải xem xét lại những hạn chế xuất phát từ cả hai phía: DNVVN và NHNo Quảng Bình.
- Đối với DNVVN
+ Trình độ kỹ năng quản lý, trình độ tay nghề công nhân còn hạn chế; công nghệ thường yếu kém, lạc hậu, chậm đổi mới.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ bé, năng lực cạnh tranh của DNVVN còn quá yếu, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin trên thị trường hạn chế.
+ Thiếu vốn trong khi đó tài sản thế chấp là khó khăn lớn nhất đối với các DNVVN.
+ Thiếu đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.
+ Thiếu phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi.
- Đối với NHNo Quảng Bình
Ngân hàng còn quá thận trọng đối với khách hàng vay vốn, đặc biệt là DNVVN. Trong tiềm thức cán bộ NHNo cho rằng cho vay DN quốc doanh và hộ sản xuất là an toàn hơn các DNVVN ngoài quốc doanh. Đồng thời tâm lý của CBTD là có sự phân biệt cho vay giữa doanh nghiệp lớn và DNVVN cũng như các chính sách tín dụng: chính sách lãi suất, chính sách ưu đãi khách hàng, chính sách cạnh tranh…
Chính từ những hạn chế từ hai phía mà ngân hàng chưa có những giải pháp phù hợp và không linh hoạt vận dụng các chính sách, cơ chế… để tạo cho các DNVVN có cơ hội trong quá trình vay vốn đáp ứng kịp thời sản xuất, kinh doanh. Điều đó đã ảnh hưởng không ít đến kết quả cho vay, thu nợ đối với các DNVVN trên địa bàn toàn tỉnh. Để có thị phần và kết quả cho vay, thu nợ tốt hơn đòi hỏi sự chuyển mình đổi mới trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của NHNo Quảng Bình để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho DNVVN.
b. Dư nợ cho vay đối với DNVVN
Dư nợ cho vay DNVVN của NHNo Quảng Bình có chiều hướng phát triển tương đối mạnh. Trong những năm gần đây, NHNo Quảng Bình đã chú trọng đến thành phần kinh tế DNVVN nên tốc độ tăng trưởng dư nợ khá cao; Năm 2006 dư nợ đạt 120,464 tỷ, tăng 6,249 tỷ (+5,47%), chiếm tỷ trọng 10,76% tổng dư nợ; đặc biệt năm 2007 dư nợ đạt 260,884 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,3% tổng dư nợ, tăng 140,428 tỷ (+116,5%) so với năm 2006. Năm 2007 dư nợ cho vay DN quốc doanh đạt 217,756 tỷ (chủ dư nợ cho vay đồng tài trợ Công ty xi măng Sông Gianh) giảm 24,9 tỷ (-10,6%) so năm 2006, chiếm tỷ trọng 14,6% tổng dư nợ.
Như vậy, dư nợ cho vay đối với các DNVVN không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về tỷ trọng so với tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh. Đây là dấu hiệu bước đầu khá khả quan, chứng tỏ sự đúng đắn của lãnh đạo NHNo Quảng Bình trong thực hiện định hướng của NHNo Việt Nam: Xây dựng chiến lược ngân hàng về lâu dài cũng như hiện tại là tập trung đầu tư các dự án hiệu quả, chuyển mạnh sang cho vay hộ sản xuất và DNVVN.
· Tình hình dư nợ theo loại hình doanh nghiệp
Đến năm 2007 đã có 252 DNVVN có quan hệ tín dụng với NHNo Quảng Bình, bao gồm: 68 DN tư nhân, 169 Công ty TNHH, 10 Công ty cổ phần, 5 Hợp tác xã.
Xét về cơ cấu dư nợ các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế DNVVN thấy do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp mà tình hình quan hệ tín dụng đối với NHNo Quảng Bình có sự khác nhau qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh dư nợ qua các năm
2006/2005
2007/2006
Số KH
Dư nợ
Số KH
Dư nợ
Số KH
Dư nợ
(+) (-)
Tỷ lệ %
(+) (-)
Tỷ lệ %
Dư nợ DNVVN
137
114.215
179
120.464
252
260.884
6.249
5,47
140.420
116,57
1
- DN tư nhân
43
25.405
50
21.138
70
38.756
-4.267
-16,8
17.618
83,35
2
- Công ty TNHH
87
83.602
120
97.921
169
212.178
14.319
17,13
114.257
116,68
3
- Công ty cổ phần
4
4.528
60
1.005
10
8.150
-3.523
-77,8
7.145
710,95
4
- Hợp tác xã
3
680
3
400
3
1.800
-280
-41,18
1.400
350
(Nguồn : Các báo cáo tổng kết hàng năm của phòng Tín dụng - NHNo Qb)
Số liệu bảng 2.5 cho thấy hoạt động tín dụng của DNVVN đối với các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế DNVVN luôn có chiều hướng đi lên. Nhưng việc cho vay của một số loại hình doanh nghiệp chưa cao vì do một số khó khăn cả về phía ngân hàng và chính bản thân các doanh nghiệp đó.
Để đánh giá chính xác thực lực của từng loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tìm ra nguyên nhân gây ra hạn chế hoạt động cho vay, nó giảm chủ yếu ở thành phần kinh tế nào, ta hãy xét về khía cạnh mức độ ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn để từ đó tìm ra biện pháp tối ưu mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này tại NHNo Quảng Bình.
- Đối với Doanh nghiệp tư nhân: Hình thức của loại hình kinh tế này thực chất là một ông chủ Doanh nghiệp, họ tự bỏ vốn để SXKD, nên trong khâu quản lý tương đối chặt chẽ, có khoa học. Tài sản thế chấp là của chủ DNVVN, khi đến hạn nợ thường được DNVVN quan tâm, nên thanh toán khá sòng phẳng.
Tại địa bàn Quảng Bình, các DN tư nhân hầu hết đăng ký kinh doanh sản xuất hàng hoá vật chất hoặc kinh doanh hàng hoá tổng hợp, khách sạn nhà nghỉ… Năm 2006 dư nợ đạt 21,138 tỷ, giảm 4,267 tỷ (-16,8%) so với năm 2005; nhưng đặc biệt đến năm 2007 dư nợ đạt 38,756 tỷ tăng 17,618 tỷ (+83,35%) so với năm 2006, mức tăng lớn phù hợp xu thế phát triển của loại hình doanh nghiệp này, tạo lập được thị phần đầu tư tốt cho tương lai.
- Đối với Công ty TNHH
+ Loại hình doanh nghiệp này thành lập nhiều, tăng dần qua các năm. Đến cuối năm 2007 NHNo Quảng Bình đã cho vay 169 DN, dư nợ 212,178 tỷ, tăng 114,257 tỷ (+116,68%) so với năm 2006, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, các lĩnh vực khác rất ít do đó khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp. Nên quá trình thẩm định, xem xét, quyết định cho vay phải thận trọng.
+ Việc thực thi Luật doanh nghiệp chưa nghiêm, 100% DNVVN chưa thực hiện quyền sở hữu , sử dụng tài sản khi góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp. Do vậy, hầu hết các DN vốn chủ sở hữu thực tế rất thấp so với trên sổ sách.
+ Trình độ quản lý, quản trị kinh doanh thấp, công tác tổ chức hạch toán kế toán chưa chấp hành nghiêm chỉnh. Nhiều DN không có sổ sách kế toán mà chỉ dừng ở mức là "Sổ nợ" hoặc có nhưng ghi chép không mạch lạc, trình độ của người làm công tác kế toán còn thấp, lập các dự án, phương án sản xuất kinh doanh còn lúng túng…
Rõ ràng thị trường để cho vay loại hình doanh nghiệp này rất lớn nhưng do một số khó khăn nêu trên nên NHNo chưa thực sự thu hút được nhiều khách hàng. Tuy vậy, NHNo Quảng Bình đã xác định loại hình Công ty TNHH vẫn là đối tượng khách hàng tiềm năng, do vậy đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh tiếp cận, đầu tư cho vay đối với loại hình này. Cùng với nhiều chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước, UBNN tỉnh đã có nhiều DNVVN thực sự làm ăn có hiệu quả, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Chính vì vậy đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và NHNo cũng đã có cho vay tín chấp một số doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần
Đối với Công ty cổ phần do Nhà nước có tỷ lệ góp vốn đến 51%, hầu hết Nhà nước đều nắm phần điều hành, một số công ty mới cổ phần hoá đang còn trong quá trình sắp xếp lại, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn theo nếp cũ lại thiếu tài sản đảm bảo tiền vay để vay vốn ngân hàng nên sản xuất kinh doanh chưa có bước đột phá trong nền kinh tế của tỉnh. Đây là điều phản ánh một thực tế là số Công ty cổ phần trên địa bàn vẫn đang trong tình trạng khó khăn, quy mô sản xuất nhỏ, vốn tự có thấp, trang thiết bị công nghệ lạc hậu, quản lý kém dẫn đến sự cạnh tranh kém.
Tuy nhiên, năm 2007 đã có sự thay đổi về con số dư nợ. Cụ thể, năm 2006 dư nợ đạt 1,005 tỷ, giảm 3,523 tỷ (-77,8%) so với năm 2005; nhưng đến năm 2007 dư nợ đạt 8,150 tỷ đồng, tăng 7,145 tỷ so với năm 2006, nhưng con số này không đáng kể, chỉ chiếm tỷ trọng 3,12% tổng nợ cho vay DNVVN.
- Đối với HTX
Đế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình.docx