Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ

Trong những năm trước Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ cũng như các NHTM khác thường không chú trọng tới cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh. Lí do vì doanh nghiệp quốc doanh có ưu thế hơn về tài sản thế chấp, bảo lãnh, có quan hệ lâu năm với ngân hàng và có chế độ quản lý, kế toán tốt hơn. Tuy nhiên những năm gần đây, do Nhà nước ban hành nhiều chính sách, nghị định tạo điều kiện cho quá trình cổ phần hóa nên hàng loạt DNN&V quốc doanh đã tiến hành cổ phần. Do đó, số lượng DNN&V quốc doanh có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày càng giảm theo đó dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này cũng giảm đi qua các năm.

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n khác nhau, cụ thể: Theo hình thức huy động, bao gồm: nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu và phát hành giấy tờ có giá. Theo kì hạn, bao gồm 4 loại: nguồn vốn không kì hạn, nguồn vốn có kì hạn dưới 12 tháng, nguồn vồn có kì hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng và nguồn vốn có kì hạn từ 24 tháng trở lên. Theo thành phần kinh tế, bao gồm: tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các TCTD và tiền gửi uỷ thác đầu tư. Cho vay Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế; cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh, sản xuất; cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ, thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; phát hành bảo lãnh cho các tổ chức kinh tế, cá nhân; cho vay qua các hội như: Hội phụ nữ, Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh bao gồm các nghiệp vụ: chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước, thu hộ, chi hộ, giao dịch L/C xuất nhập khẩu, bảo lãnh, nhờ thu ( D/A, D/P, CAD ); thanh toán biên mậu, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ …, dịch vụ trả tiền WESTERN UNION. Các dịch vụ khác Gồm: Mở tiền gửi cá nhân và tổ chức kinh tế, phát hành thẻ ATM rút tiền tự động; dịch vụ phone banking, home banking, E-banking; dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ tư vấn; dịch vụ chuyển tiền nhanh; chi trả kiều hối; thu đổi ngoại tệ; đại lí thẻ tín dụng. Các kết quả đạt được Tình hình huy động vốn Với phương châm “Đi vay để cho vay” Chi nhánh luôn coi hoạt động huy động vốn là mặt trận hàng đầu và là hoạt động có tính chiến lược chính vì thế trong quá trình hoạt động Chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn và phấn đấu để tốc độ tăng trưởng nguồn vốn luôn ổn định và đạt mục tiêu nhiệm vụ mà TW giao. Ban điều hành Chi nhánh hiểu rằng nếu công tác nguồn vốn mà không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh cũng như làm giảm khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Tổng nguồn vốn đến năm 2006 đạt 5905 tỷ đồng, tăng 1882 tỷ đồng so với 2005 tương đương 147%, đạt 121% kế hoạch năm 2006( mức kế hoạch là 4900 tỷ đồng). Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng TT CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 A Cơ cấu theo loại tiền 4470 4023 5905 1 Nguồn vốn nội tệ 3197 3136 4854 2 Nguồn vốn ngoại tệ 1273 888 1052 B Cơ cấu theo kỳ hạn 4470 4023 5905 1 Nguồn vốn không kỳ hạn 918 985 1278 2 Nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng 1376 820 859 3 Nguồn vốn kỳ hạn từ 12- 24 tháng 2176 2219 1197 4 Nguồn vốn kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 2571 C Cơ cấu theo thành phần kinh tế 4470 4023 5905 1 Nguồn vốn từ dân cư 1153 1491 1771 2 Nguồn vốn từ các tổ chức 3317 2532 3550 3 Nguồn vốn huy động trái phiếu AGRIBANK 0 0 584 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh) Nguồn vốn nội tệ đạt 4854 tỷ đồng trong đó huy động trái phiếu AGRIBANK 2006 là 584 tỷ đồng, tăng 1718 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 121% so với kế hoạch năm 2006( kế hoạch: 4000 tỷ đồng). Nguồn vốn ngoại tệ (quy VND) đạt 1052 tỷ đồng, tăng 164 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 117% so với kế hoạch năm 2006( kế hoạch: 900 tỷ đồng). Chi nhánh lấy tỷ giá quy đổi là 16,091 VND/USD. Nguồn vốn không kỳ hạn đạt 1278 tỷ đồng, tăng 294 tỷ so với năm 2005, chiếm 22% tổng nguồn, trong đó ngoại tệ là 285 tỷ chiếm 4,8% tổng nguồn. Nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 859 tỷ đồng, tăng 39 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 15% tổng nguồn, trong đó ngoại tệ chiếm 3,4 % tổng nguồn Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12- 24 tháng là 1197 tỷ đồng, tăng 114 tỷ so với năm 2005, chiếm 20% tổng nguồn, trong đó ngoại tệ chiếm 5,4% tổng nguồn. Nguồn vốn có kỳ hạn trên 24 tháng là 2571 tỷ đồng trong đó trái phiếu AGRIBANK là 584 tỷ đồng, tăng 1435 tỷ so với năm 2005, chiếm 44% tổng nguồn, trong đó ngoại tệ 246 tỷ chiếm 4,2% tổng nguồn vốn. Tình hình sử dụng vốn Tổng dư nợ đến 31/12/2006 đạt 2057 tỷ đồng, tăng 181 tỷ đồng( tức 10&) so với năm 2005, đạt 89% kế hoạch năm 2006( kế hoạch 2300 tỷ đồng). Bảng 2.2 : Tình hình tín dụng của Chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 A Dư nợ theo loại tiền 2200 1876 2057 1 Dư nợ nội tệ 1066 1101 978 2 Dư nợ ngoại tệ 1134 775 1079 B Dư nợ theo thành phần kinh tế 2200 1876 2057 1 Dư nợ doanh nghiệp nhà nước 1752 1161 1245 2 Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh 400 660 757 3 Cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố chứng chỉ có giá 48 55 56 C Dư nợ theo thời gian 2200 1876 2057 1 Dư nợ ngắn hạn 1200 988 1269 2 Dư nợ trung và dài hạn 1000 888 788 ( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN Láng Hạ) Dư nợ về nội tệ đạt 978 tỷ đồng, giảm 123 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 48% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ đạt 1079 tỷ đồng, tăng 304 tỷ so với năm 2005, chiếm 52% tổng dư nợ. Dư nợ doanh nghiệp nhà nước đạt 1245 tỷ đồng, tăng 84 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 61% tổng dư nợ. Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 757 tỷ đồng, tăng 96 tỷ so với năm 2005, chiếm 36% tổng dư nợ. Cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố chứng chỉ có giá là 56 tỷ đồng, tăng 1 tỷ so với năm 2005, chiếm 3% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn 1269 tỷ đồng, tăng 281 tỷ so với năm 2005, chiếm 62% tổng dư nợ. Dư nợ trung dài hạn là 788 tỷ đồng, giảm 100 tỷ so với 2005, chiếm 38% tổng dư nợ. Trong hoạt động tín dụng chi nhánh đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường dư nợ cho vay đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng. Chi nhánh đã tiến hành mở rộng các phương thức cho vay như cho vay đồng tài trợ đối với các dự án lớn có hiệu quả. Bên cạnh đó ngân hàng còn mở rộng cho vay hộ sản xuất, cho vay sinh hoạt và cho vay tiêu dùng. Cùng với việc lựa chọn các dự án có hiệu quả để đầu tư, chi nhánh đã không ngừng đổi mới nâng cao phong cách giao dịch văn minh lịch sự đồng thời còn làm nhiệm vụ tư vấn giúp khách hàng các dịch vụ của ngân hàng. Kết quả tài chính Bảng 2.3 : Kết quả tài chính của Chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng thu 398,213 405,296 575,520 Tổng chi 301,589 338,920 498,213 ( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN Láng Hạ) Tổng thu năm 2006 đạt 575,520 tỷ đồng bằng 142% so với năm 2005 trong đó thu từ điều vốn TW chiếm 53%, thu từ cho vay và tiền gửi chiếm 43%. Thu dịch vụ năm 2006 đạt 19,2 tỷ đồng chiếm 15% tổng thu nhập ròng bao gồm thu từ dịch vụ thanh toán,thu từ dịch vụ bảo lãnh và thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, tăng 194% so với năm 2005, đạt kế hoạch TW giao. Tổng chi đạt 498,213 tỷ đồng bằng 147% so năm 2005 trong đó chi phí thường xuyên khác là 5,865 tỷ đồng tức 1,66% tổng chi phí nằm trong giới hạn cho phép. Quỹ thu nhập năm 2006 đạt 79,648 tỷ đồng bằng 120% so với năm 2005. Hệ số lương làm ra đạt 1,81 tăng 7% so với năm 2005. Lãi suất đầu vào đạt 0,52%, lãi suất đầu ra đạt 0,81%, chênh lệch lãi suất đạt 0,29%, cao hơn so với năm 2005, không đạt mức TW đề ra( TW quy định là 0,4 %) Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHNo&PTNT Láng Hạ đối với DNN&V Quy trình xét duyệt cho vạy tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn bao gồm 3 hồ sơ: Hồ sơ pháp lí Hồ sơ khoản vay Hồ sơ bảo đảm tiền vay Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng Đánh giá chung về khách hàng Tình hình tài chính của khách hàng Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả Bảo hiểm tiền vay Xác định phương thức và nhu cầu vay Xem xét khả năng nguồn vốn của Chi nhánh Xem xét điều kiện thanh toán Bước 3: Quyết định cho vay Lập tờ trình cho vay Xem xét hồ sơ tín dụng Hoàn chỉnh các thủ tục cho vay Kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xủ lí những phát sịnh - Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng Xử lí các phát sinh trong quá trình cho vay Xử lí tranh chấp trong hợp đồng tín dụng Bước 6: Thanh lí hợp đồng tín dụng Giải toả các hợp đồng bảo đảm tài sản Thanh lí hợp đồng tín dụng Rút kinh nghiệm, đánh giá Hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữ Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ Doanh số, cơ cấu cho vay trung và dài hạn đối với DNN&V a, Tỷ trọng dư nợ DNN&V so với tổng dư nợ Bảng 2.4 : Dư nợ cho vay đối với DNNVV(đơn vị:tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng DNNVV 140,785 6,4% 185,202 9,9% 218,763 10,6% Tổng dư nợ 2200 100% 1876 100% 2057 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh năm 2004- 2006) Qua số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay đối với DNN&V chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh song có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng qua từng năm. Dư nợ năm 2004 chỉ đạt 140,785 tỷ đồng chiếm 6,4% trong tổng dơ nợ. Nhưng đến năm 2005, dư nợ đã là 185,202 tỷ đồng chiếm 9,9% tổng dư nợ, tăng 31,5% so với năm 2004. Con số này không ngừng tăng trưởng qua từng năm, cho đến năm 2006 thì dư nợ đối với DNN&V đã lên tới 218,763 tỷ đồng, chiếm 10,6% so với tổng dư nợ của Chi nhánh. Như vậy có thể nói, mặc dù DNN&V còn nhiều hạn chế và khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng, nhưng nhở những chính sách và biện pháp phù hợp của Chi nhánh nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho DNN&V khi tiếp cận nguồn vốn này, Chi nhánh ngày càng thu hút được nhiều khách hàng là DNN&V. Thực tế cho thấy Chi nhánh ngày càng mở rộng hoạt động cho vay đối với DNN&V cùng với xu hướng mở rộng hoạt động cho vay của mình. b, Cơ cấu dư nợ đối với DNN&V phân theo thời gian Bảng 2.5 : Cơ cấu dư nợ đối với DNNVV phân theo thời gian (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn 104,829 74,5% 136,638 73,78% 147,149 67% Dư nợ trung dài hạn 35,956 25,5% 48,564 26,22% 71,614 33% Tổng dư nợ 140,785 100% 185,202 100% 218,763 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh năm 2004- 2006) Từ bảng số liệu và đồ thị trên có thể thấy cơ cấu dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ đối với DNN&V qua từng năm: Tính đến ngày 31/12/2004 dư nợ trung, dài hạn là 35,956 tỷ đồng chỉ chiếm 25,5%, trong khi đó dư nợ ngắn hạn lại chiếm tới 74,5%. Tuy vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ đối với DNN&V song tỷ trọng này ngày càng được cải thiện, đến ngày 31/12/2005 tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn chiếm 26,2% và đến ngày 31/12/2006 là 33%. Đồng thời về số tuyệt đối thì dư nợ cho vay trung, dài hạn đối với DNN&V cũng không ngừng gia tăng qua các năm, cụ thể: năm 2004, dư nợ là 35,956 tỷ đồng thì đến năm 2005 là 48,564 tỷ đồng tăng 35% so với năm 2004, và năm 2006 là 71,614 tỷ đồng tăng 48% so với năm 2005. Theo số liệu trên ta thấy được xu hướng vận động của hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với DNN&V. Trong khi tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng áp đảo ( trung bình khoảng 70% tổng dư nợ đối với loại hình doing nghiệp này ) thì dư nợ trung, dài hạn lại chiếm một tỷ trọng nhỏ. Điều này phản ánh sự mất cân đối trong tỷ trọng cho vay phân theo thời gian. Cho vay trung, dài hạn có mức độ rủi ro cao nhưng mang lại thu nhập lớn hơn cho vay ngắn hạn nhiều nếu như Chi nhánh có chính sách mở rộng cho vay trung, dài hạn đi liền với những biện pháp quản lý nguồn vốn này một cách có hiệu quả. Mặt khác, tính đến 31/12/2006 có thể thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh thì nguồn trung, dài hạn cao gấp 1,8 lần so với nguồn ngắn hạn, đây có thể coi là một lợi thế để gia tăng dư nợ cho vay trung, dài hạn đối với DNN&V. c, Cơ cấu cho vay trung, dài hạn đối với DNN&V Bảng 2.6 : Dư nợ trung dài hạn đối với DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng DNNN 5,095 14,2% 2,978 6,1% - - CTCP,CTHD,CTTNHH 27,182 75,6% 40,756 83,9% 62,714 87,5% Hộ kinh doanh cá thể 3,679 10,6% 4,830 10% 8,900 12,5% Tổng dư nợ 35,956 100% 48,564 100% 71,614 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh năm 2004- 2006) * Doanh nghiệp Nhà nước: Trong những năm trước Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ cũng như các NHTM khác thường không chú trọng tới cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh. Lí do vì doanh nghiệp quốc doanh có ưu thế hơn về tài sản thế chấp, bảo lãnh, có quan hệ lâu năm với ngân hàng và có chế độ quản lý, kế toán tốt hơn. Tuy nhiên những năm gần đây, do Nhà nước ban hành nhiều chính sách, nghị định tạo điều kiện cho quá trình cổ phần hóa nên hàng loạt DNN&V quốc doanh đã tiến hành cổ phần. Do đó, số lượng DNN&V quốc doanh có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày càng giảm theo đó dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này cũng giảm đi qua các năm. Năm 2004, Chi nhánh đã tiến hành cho vay đối với 10 DNN&V thuộc loại hình DNNN, trong đó dư nợ trung, dài hạn là 5,095 tỷ đồng chiếm 14,2% so với tổng dư nợ trung, dài hạn. Sang năm 2005, do cổ phần hóa nên một số thành phần kinh tế Nhà nước chuyển sang thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy, số DNN&V thuộc thành phần DNNN còn dư nợ với Chi nhánh giảm xuống còn 2 doanh nghiệp, với dư nợ là 2,978 tỷ đồng, chiếm 6,1% trong tổng dư nợ trung, dài hạn đối với DNN&V. Tiếp tục như vậy, đến năm 2006 chỉ còn 2 DNN&V thuộc loại hình DNNN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Đồng thời không còn DNN&V quốc doanh nào có dư nợ trung, dài hạn mà tất cả là dư nợ ngắn hạn. * Công ty Cổ phần, hợp danh: Trong những năm gần đây, do chủ truơng của Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế ngoài quốc doanh và tiến trình cổ phần hóa diễn ra khá sối động, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO tạo nhiều điều kiện cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì vậy số lượng công ty Cổ phần và công ty TNHH trên địa bàn thủ đô phát triển rất nhanh, phần lớn các doanh nghiệp này đều là DNN&V. Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này là rất lớn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn. Nắm bắt được điều này, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đã triển khai kế hoạch tiếp cận và mở rộng họat động cho vay các doanh nghiệp này với doanh số ngày càng gia tăng đồng thời tăng cả về tỷ trọng. Dư nợ trung, dài hạn của loại hình doanh nghiệp này chiếm đại đa số trong tổng dư nợ trung, dài hạn của DNN&V, tỷ trọng này vẫn tăng qua các năm. Năm 2004, dư nợ trung, dài hạn đạt 27,182 tỷ đồng, chiếm 75,6% trong tổng dư nợ trung, dài hạn của DNN&V. Đến năm 2005 dư nợ cho vay đã lên tới 40,756 tỷ đồng tăng 50% so với năm 2004, chiếm 83,9% trong tổng dư nợ trung, dài hạn đối với DNN&V. Cho đến năm 2006 thì số lượng khách hang DNN&V thuộc loại hình công ty Cổ phần, hợp danh và công ty TNHH tại Chi nhánh đã tăng lên rõ rệt. Chi nhánh đã cho vay trung, dài hạn đối với 33 công ty Cổ phần, hợp danh và 43 công ty TNHH là các DNN&V với tổng dư nợ lên tới 62,714 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2005, chiếm 87,5% tổng dư nợ trung, dài hạn đối với DNN&V. * Hộ kinh doanh cá thể: Thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới về cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hộ kinh doanh cá thể, NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ đã chú ý tạo điều kiện cho các hộ này vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do các hộ kinh doanh cá thể này còn có nhiều hạn chế về quản lý cũng như tài sản đảm bảo và việc lập dự án vay vốn nên có thể gay nhiều rủi ro cho Chi nhánh. Vì vậy, mặc dù đã tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng khác hàng này nhưng doanh số vẫn chưa cao, tuy vậy nó vẫn tăng qua các năm. Năm 2004, dư nợ trung, dài hạn của các hộ kinh doanh này là 3,679 tỷ đồng, chiếm 10,2% trong tổng dư nợ trung, dài hạn đối với DNN&V. Sang năm 2005, dư nợ đã lên tới 4,830 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2004, chiếm 10% trong tổng dư nợ. Đến năm 2006, số lượng hộ kinh doanh cá thể tại Chi nhánh đã lên tới 50 với dư nợ trung, dài hạn là 8,900 tỷ đồng, tăng 84% so với năm 2005 và chiếm 12,5% trong tổng dư nợ trung, dài hạn đối với DNN&V. Chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với DNN&V tại Chi nhánh Có một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay, tuy nhiên chỉ tiêu tổng hợp nhất là chỉ tiêu nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ Nợ xấu là vấn đề các NHTM luốn phải quan tâm khi cho vay. Với phương châm mở rộng hoạt động cho vay hoạt động cho vay nhưng phải đảm bảo chất lượng an toàn vốn, đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua đã chủ động tìm kiếm khách hàng làm ăn có hiệu quả, chắc chắn nên nợ quá hạn đã hạn chế phát sinh đến mức thấp nhất. Bảng 2.7 : Tình hình nợ xấu của DNN&V tại Chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nợ xấu của DNN&V 1,98 4,11 6,17 Tổng nợ xấu 2,586 6,00 9,00 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh năm 2004- 2006) Năm 2004 nợ xấu chiếm 0,13% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu của các DNN&V chiếm 0,09% tổng dư nợ. Năm 2005, dư nợ xấu chiếm 0,32% tổng dư nợ, trong đó DNN&V chiếm 0,22% nguyên nhân là do tổng dư nợ đã giảm 324 tỷ đồng ( chủ yếu giảm dư nợ của Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Ban quản lý dự án điện Miền Nam…- những doanh nghiệp không có nợ xấu). Bước sang năm 2006, cùng với sự gia tăng về tổng dư nợ thì nợ xấu cũng tăng theo: nợ xấu chiếm 0,48% tổng dư nợ trong đó nợ xấu của DNN&V là 0,30% so với tổng dư nợ. Nguyên nhân là do Chi nhánh thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thực hiện cho vay tiêu dùng mà đây lại là thành phần chủ yếu gây ra nợ quá hạn. Nhìn chung, tại Chi nhánh tỷ lệ quá hạn trung, dài hạn của DNN&V có gia tăng theo thời gian nhưng vẫn đảm bảo nhỏ hơn 1% và nhỏ hơn tỷ lệ xấu cho phép. Nợ xấu chỉ phát sinh đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn thành phần kinh tế quốc doanh thì không có nợ xấu. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay trung, dài hạn có chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế , tỷ lệ nợ xấu theo tỷ lệ cho phép để tạo một lợi thế cho Chi nhánh trong việc mở rộng cho vay trung, dài hạn. Có được kết quả này là do sự cố gắng của đội ngũ cán bộ tín dụng cùng với sự chỉ đạo sát sao của cấp trên, toàn bộ nợ xấu đã được xử lý. Đánh giá chung về kết quả hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với DNN&V tại Chi nhánh Kết quả đạt được Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội nước ta có nhiều chuyển biến tích cực: là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao đạt 8,17%, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, … Bên cạnh đó còn một số yếu tố khác tác động tiêu cực tới hoạt động kinh tế - xã hội như: chỉ số giá tiêu dùng tăng ; biến động giá cả trong nước đặc biệt là giá vàng, giá xăng, giá dầu, sự trở lại của dịch cúm gia cầm,… Chính những nguyên nhân từ môi trường vĩ mô này đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng. Tuy nhiên, với sự đoàn kết nhất trí cao, cùng với tinh thần làm việc hăng say, phấn đấu hoàn thành mục tiêu , kế hoạch đặt ra, Chi nhánh đã đạt được những thành công đáng khích lệ, trong đó có hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với DNN&V. Chi nhánh NHN0&PTNT Láng Hạ có trụ sở lại 24 Láng Hạ nên rất thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng, đặc biệt là trong việc nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng và việc mở rộng và thu hút khach hàng. Trong những năm qua, bằng sự chủ động của mình, Chi nhánh đã thu hút được một lượng khách hàng ngày càng tăng, chất lượng khách hàng ngày càng cao. Điều đó làm cho tổng số vốn huy động cho vay của Chi nhánh ngày càng tăng, uy tín ngày càng được mở rộng không chỉ giới hạn ở địa bàn quận mà còn được mở rộng sang những quận, huyện khác. Trong số các khách hàng có quan hệ với Chi nhánh có đủ các ngành nghề:nông – lâm nghiệp, thúy sản, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và các ngành khác. Đây là lực lượng khách hàng tiềm năng để ngân hàng có thể mở rộng hoạt động cho vay trung, dài hạn. Chi nhánh đã chủ động tìm những khách hàng có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn về vay tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ như: Ban quản lý điện miền nam, Tổng công ty xăng dầu,... Trong thời gian qua, DNN&V vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh ( chỉ khoảng 10% ) nhưng con số này đang dần được cải thiện. Ngoài những khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp quốc doanh thì Chi nhánh ngày càng chú trọng tới thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: Công ty Cổ phần, công ty TNHH, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể, đây là bộ phận có nhu cầu vốn vay rất lớn. Mặc dù, các DNN&V còn gặp nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng và phía các ngân hàng có tâm lí cho vay DNN&V sẽ gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực trong việc tìm kiếm những khách hàng có đủ đủ điều kiện vay vốn và có tiềm năng phát triển, đồng thời có nhiều biện pháp để thu hút khách hàng như: cho vay không cần dùng tài sản đảm bảo, Chi nhánh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng, giải quyết được phần nào nhu cầu vốn cấp thiết của các DNN&V trên địa bàn Thủ đô. Hoạt động này không những mang lại nguồn thu nhập quan trọng mà còn tạo nên mối quan hệ tin tưởng, làm ăn lâu dài giữa khách hàng và Chi nhánh, mở rộng cung ứng các dịch vụ ngân hàng, tăng được nguồn thu từ dịch vụ. Phần lớn dư nợ đối với DNN&V là dư nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm khoảng 70% tổng dư nợ đối với DNN&V. Tính đến ngày 31/12/2004 dư nợ ngắn hạn chiếm 74,5%, ngày 31/12/2005 là 74% và đến năm 2006 là 67%,. Dư nợ trung, dài hạn đối với DNN&V ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tỷ trọng. Về số tuyệt đối, năm 2004 tổng dư nợ trung, dài hạn của DNN&V 35,956 tỷ đồng, đến năm 2005 đã là 48,564 tỷ đồng tăng 35% so với năm 2004 và năm 2006 là 71,614 tỷ đồng tăng 47% so với năm 2005. Về số tương đối, tỷ trọng liên tục tăng qua các năm, 31/12/2004 tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn đối với DNN&V là 25,5%, năm 2004 là 26,2% và năm 2006 là 33%. Chất lượng cho vay trung, dài hạn đối với DNN&V là tương đối tôt. Chi nhánh là ngân hàng có tỷ lệ nợ qua hạn cũng như tỷ lệ nợ xấu rất thấp và an toàn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Tỷ lệ nợ xấu trong những năm gần đây luôn dừng ở mức dưới 1% so với tổng dư nợ. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc mở rộng hoạt động cho vay, tăng nguồn thu, góp phần tạo điều kiện cho các DNN&V mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô. Những hạn chế còn tồn tại Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, song hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với DNN&V tại Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế. Trong cơ cấu dư nợ tại Chi nhánh thì chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp lớn, DNNN còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, DNN&V thì rất ít do tâm lí nghi ngại cho vay vì mức độ rủi ro khi cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp này cao hơn. Trong cơ cấu dư nợ đối với DNN&V thì dư nợ trung, dài hạn vẫn còn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn, chủ yếu là dư nợ ngắn hạn. Điều này có thể thấy rằng dư nợ đối với DNN&V có sự mất cân đối mặc dù chỉ tính đến ngày 31/12/2006 thì huy động trung, dài hạn lớn gấp 1,76 lần so với huy động ngắn hạn. Dù có lợi thế về nguồn huy động nhưng Chi nhánh không mạnh dạn mở rộng cho vay trung, dài hạn đối với DNN&V mà chủ yếu là cho vay đối với doanh nghiệp lớn đồng thời chuyển vốn về Trung ương để hưởng mức phí điều chuyển vốn , đây là biện pháp an toàn nhưng nhiều khi bỏ qua mất cơ hội kinh doanh tốt. Nguyên nhân Những hạn chế còn tồn tại trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau: nguyên nhân thuộc về phía các DNN&V, về phía các NHTM mà cụ thể ở đây là Chi nhánh và nguyên nhân thuộc về phía môi trường vĩ mô. a, Nguyên nhân thuộc về phía các DNN&V Như đã phân tích ở chương 1, những điểm yếu của DNN&V là những nguyên nhân chủ yếu hạn chế ngăn cản doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng đặc biệt là vốn vay trung, dài hạn. Các DNN&V còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về tài sản đảm bảo, quy mô vốn tự có thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao, độ tin cậy của các báo cáo tài chính thấp, vì thế đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn vay vốn ở Chi nhánh. Thông thường người ta chia thành 3 điều kiện cơ bản: tài sản đảm bảo, dự án ( phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả ), uy tín và khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp. Phân tích 3 yếu tố cơ bản này đối với khách hàng là các DNN&V tại Chi nhánh ta thấy: - Về tài sản đảm bảo: nhiều doanh nghiệp không chứng minh được quyền sở hữu tài sản hợp pháp của mình do đó nhiều khi Chi nhánh buộc phải từ chối một số khách hàng có dự án hiệu quả nhưng lại không đáp ứng đủ điều kiện về tài sản đảm bảo. - Về hiệu quả tài chính của dự án: DNN&V có quy mô hoạt động nhỏ nên sẽ khó khăn khi đối mặt với những biến động lớn của thị trường. Mặt khác, trình độ chung của chủ doanh nghiệp chưa cao, khả năng nhanh nhạy trong cơ chế thị trường còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối ngoại nên rất dễ có khe hở trong hợp đồng kinh tế dẫn tới thua lỗ trong kinh doanh. Khi vay v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với DNN&V tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.doc
Tài liệu liên quan