Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010

Các phương tiện tránh thai không chỉ bó hẹp ở biện pháp đặt vòng như trước mà nay có nhiều phương tiện được đưa vào sử dụng đáp ứng được nhu cầu của đối tượng, như: Triệt sản nam, nữ; thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy; bao cao su . Chất lượng các phương tiện tránh thai cũng ngày càng tốt hơn đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, giảm được những tác dụng không mong muốn. Làm tốt các hoạt động tư vấn giúp các đối tượng lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp; giảm tỷ lệ bỏ cuộc. Số người tự nguyện chấp nhận các biện pháp tránh thai liên tục tăng qua các năm.

docx61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản lý, khai thác và bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mới được đặt ra, vẫn chưa có giải pháp cụ thể về vấn đề này. - Việc tuyên truyền vận động nhân dân xoá bỏ các tập tục lạc hậu trong đời sống, như thách cưới, người chết còn để dài ngày, tệ mê tín dị đoan.. chưa có sự chuyển biến tích cực. Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền vận động phục vụ cho công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, đồng thời phục vụ nhu cầu giải trí của người dân. Trong những năm qua, sự nghiệp truyền thanh- truyền hình của huyện được quan tâm đầu tư xây dựng. Năm 2005 toàn huyện có 07 trạm truyền thanh, 10 trạm tiếp sóng đài truyền hình, nâng tỷ lệ số hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam lên khoảng 90% và xem truyền hình là 80% (1). Tổng thời lượng phát sóng, đối với truyền thanh là 7.440 h/năm, đài truyền hình 7068 h/năm (2). 2.2.6. Tình hình tôn giáo: Bảo Yên hiện có hai đạo giáo đó là đạo Thiên chúa giáo và Đạo tin lành. Đạo thiên chúa giáo có 147 hộ với 658 khẩu (3) sống ở bốn xã: Việt Tiến, Lương Sơn, thị trấn Phố Ràng, Long Khánh. Đây là các hộ có nguồn gốc đi đạo từ xa xưa, được nhà nước công nhận các hoạt động tương đối ổn định. Quan niệm về vấn đề KHHGĐ tuy có khác nhau, nhưng qua công tác tuyên truyền vận động , đến nay các giáo dân không còn mặc cảm với công tác DS-KHHGĐ. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận thực hiện các biện pháp tránh thai cao(70,2% năm 2005). Đạo tin lành mới được truyền bá vào địa bàn huyện trong vài năm nay, nhưng phát triển khá nhanh, hoạt động rất phức tạp. Hiện nay toàn huyện có 376 hộ với 2.323(4) khẩu, sống ở 27 thôn bản thuộc 7 xã. Đáng lưu ý nhất là số người theo đạo tin lành chủ yếu hiện nay là người dân tộc Mông. Đạo tin lành ở huyện Bảo Yên hiện nay chưa được chính quyền công nhận. Các trùm đạo thường lén lút tuyên truyền trái phát luật làm cho an ninh- trật tự trên địa bàn mất ổn định. Công tác tuyên truyền vận động đối tượng này thực hiện KHHGĐ gặp rất nhiều khó khăn, họ ít hợp tác và không chịu thực hiện các biện pháp KHHGĐ, thậm chí nếu ta tuyên truyền mạnh họ sẵn sàng bỏ quê hương đi nơi khác. 2.2.7 Tình hình di dịch cư: Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền vận động nhân dân ổn định, định canh định cư, đi đôi với việc sắp xếp dân cư, tạo việc làm cho nhân dân đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Tuy nhiên đến nay tình hình dịch cư tự do vẫn tiếp tục tiếp diễn biến phức tạp. Năm 2005 có 57 hộ với 308 khẩu(1) so với năm 2004 tăng 4 hộ; 8 khẩu. Trong đó di cư đi 45 hộ, 245 khẩu; di cư đến 12 hộ, 66 khẩu. Tương đương tỷ suất xuất cư là 3,3 ‰, tỷ xuất nhập cư là 0,9‰. 1,2 số liệu phòng văn hoá, Đài truyền thanh-truyền hình. 3,4 Số liệu ban tôn giáo, dân tộc Huyện uỷ. 3. Thực trạng công tác Dân số-KHHGĐ huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. 3.1 Chương trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý DS-KHHGĐ(VDS01). 3.1.1: Quá trình hình thành và đặc thù của cơ cấu tổ chức quản lý DS-KHHGĐ. Theo thời gian lịch sử hình thành, chương trình DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên được chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn từ năm 1961 đến 1990: Trong giai đoạn này chưa hình thành bộ phận chuyên trách để trực tiếp quản lý và triển khai chương trình DS-KHHGĐ mà nó được gắn liền với khoa sản của bệnh viện huyện, công việc chủ yếu là đặt vòng tránh thai. Chương trình mới được triển khai ở khối cán bộ công chức nhà nước. Các hoạt động của chương trình chưa được triển khai thường xuyên, nên tỷ lệ sinh thời kỳ này( kể cả cán bộ và nhân dân) đều cao. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995 ở huyện Bảo Yên giai đoạn này công tác tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ đã bước đầu được thành lập và được chia thành hai thời kỳ: - Thời kỳ 1991 đến tháng 4 năm 1993: Trung tâm y tế huyện đã cho một biên chế để trực tiếp theo dõi các hoạt động của chương trình và cũng trong thời gian này, theo chỉ đạo của sở y tế, Trung tâm y tế huyện thành lập đội sinh đẻ có kế hoạch. Nhiệm vụ của Đội sinh đẻ có kế hoạch là tổ chức đáp ứng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ KHHGĐ cho các đối tượng. Làm tốt công tác tư vấn giúp đối tượng lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện về sức khoẻ, điều kiện về môi trường sống và với số con hiện có, đẻ điều tiết mức sinh theo kế hoạch. - Thời kỳ tháng 4-1993 đến năm 1995: Giai đoạn này ban DS-KHHGĐ huyện được thành lập, gồm 15 thành viên, do phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Các thành viên của ban là trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ phận chuyên trách có một biên chế để giúp việc cho trưởng ban. Đáng chú ý là trong thời kỳ này cán bộ chuyên trách ban DS-KHHGĐ huyện vẫn thuộc biên chế của Trung tâm y tế huyện, các họat động vẫn chưa chịu sự chi phối của Trung tâm y tế. Trách nhiệm chính của cán bộ chuyên trách trong thời kỳ này là phối hợp với Đội sinh đẻ có kế hoạch để cung ứng phương tiện tránh thai cho các đối tượng có nhu cầu. Các phương tiện tránh thai ờ thời kỳ này đã phong phú hơn, ngoài phương tiện vòng tránh thai ra, các phương tiện tránh thai khác cũng được triển khai, như bao cao su tránh thai, thuốc uống tránh thai, đình sản nam, nữ. Phạm vi đối tượng cũng như địa bàn triển khai không chỉ bó hẹp ở khối cán bộ công chức, mà được triển khai xuống cả vùng nông thôn. Số đối tượng tự nguyện chấp nhận các biện pháp tránh thai có tăng hơn những năm trước, song còn ở mức thấp. Đối với cơ sở: Thời kỳ này có 04 xã đã được chọn làm điểm là xã: Lương Sơn, Bảo Hà, Kim Sơn và thị trấn Phố Ràng. Các cơ sở này được thành lập Ban dân số, gồm mỗi ban 10 thành viên; Cơ cấu giống như Ban dân số huyện; Cán bộ chuyên trách do chủ tịch hội phụ nữ xã hoặc trưởng trạm y tế kiêm nhiệm. Ở thời kỳ này tất cả các trạm y tế xã chưa có cơ sở nào tự đặt vòng tránh thai ở tại trạm, việc cung ứng các phương tiện tránh thai đều do đội sinh đẻ có kế hoạch và Trung tâm y tế huyện đảm nhiệm. Giai đoạn 1995 đến tháng 4 năm 2002. Ở cấp huyện trước sức ép ngày càng gia tăng dân số quá nhanh trên các mặt kinh tế-xã hội của huyện, cũng như để đảm bảo sự thống nhất trong việc tổ chức triển khai các hoạt động của chương trình trên phạm vi tỉnh và cả nước. Tháng 01 năm 1995 theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và ngành dọc cấp trên, UBDS-KHHGĐ được thành lập và trở thành cơ quan độc lập trực thuộc UBND huyện, do phó Chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm Chủ nhiệm. Bộ phận chuyên trách gồm 04 biên chế, trong đó có 01 biên chế chính thức, trực tiếp làm phó chủ nhiệm thường trực để giúp việc cho Chủ nhiệm và có 03 biên chế hợp đồng. Đây là lần đầu tiên UBDS-KHHGĐ được xác định về vị trí, chức năng nhiệm vụ của mình, đó là: UBDS-KHHGĐ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, chịu sự lãnh đạo toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của UBDS-KHHGĐ tỉnh. Giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực DS-KHHGĐ. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội triển khai thực hiện chính sách, chương trình, dự án về dân số-KHHGĐ trên địa bàn huyện. Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch 10 năm, 5 năm, hàng năm và các dự án theo hướng dẫn của ngành dọc và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với UBND huyện và ngành dọc cấp trên theo quy định….. Ở cấp xã: Trong thời gian này toàn bộ 18/18 xã, thị trấn thành lập Ban dân số xã do Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UNBD xã làm trưởng ban; mỗi ban có một cán bộ chuyên trách, làm việc theo chế độ hợp đồng. Riêng cán bộ cộng tác viên được bố trí theo các bản. Đến cuối năm 2002, huyện Bảo Yên đã bố trí trên 302 cộng tác viên thôn ,bản, tổ dân phố. Mức trợ cấp được hưởng rất thấp; Đối với cán bộ chuyên trách được hưởng 120.000 đ/tháng. Cộng tác viên 25.000 đ/ tháng. Hoạt động theo phương thức quản lý đến thôn, bản, tổ dân phố và hộ gia đình. Giai đoạn từ tháng 04 năm 2002 đến nay: Thực hiện Nghị định số: 12/2001/NĐ-CP ngày 27/03/2001 của Chính phủ. V/v tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố thuộc TW và UBND quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Quyết định số: 19/2002/QĐ-UB ngày 15/1/2002 của tỉnh Lào Cai, V/v tổ chức xắp xếp lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em được thành lập tại quyết định số: 341/2002/QĐ-UB, ngày 29/04/2002 của UBND huyện Bảo Yên, trên cơ sở sáp nhập UBDS-KHHGĐ và Uỷ ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Về tổ chức bộ máy: UBDS,GĐ&TE huyện có 03 biên chế, trong đó có 01 Chủ nhiệm và 02 nhân viên( bỏ chế độ phó Chủ tịch UBND huyện kiêm nhiệm). Về trình độ cán bộ:- Đại học 01 ( Cử nhân kinh tế nông nghiệp); - Trung học 01 ( Y sỹ đa khoa); - Sơ học 01 ( Y tá sơ cấp). Các bộ phận chuyên môn gồm 03 bộ phận: Bộ phận Dân số-KHHGĐ; Bộ phận bảo vệ chăm sóc trẻ em; Bộ phận quản lý và theo dõi về công tác gia đình.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBDS,GĐ&TE được quy định cụ thể như sau: Vị trí, chức năng: Uỷ ban dân số, gia đình & Trẻ em là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác Dân số, gia đình và trẻ em. Uỷ ban dân số, gia đình & Trẻ em chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Uỷ ban dân số, gia đình & TE tỉnh. Uỷ ban dân số- gia đình & TE có tư cách pháp nhân và được phép sử dụng con dấu riêng. Nhiệm vụ, quyền hạn: Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện chính sách, chế độ, pháp luật và các quy định của UBND tỉnh về quản lý dân số, gia đình và trẻ em. Trình UBND huyện kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình mục tiêu, chương trình hành động, các dự án về dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn 5 năm, hàng năm, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, dự án, tiêu chuẩn về dân số, gia đình và trẻ em đã được phê duyệt và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Trình UBND huyện quyết định việc phân công phân cấp hoạc uỷ quyền quản lý về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em đối với UBND các xã, thị trấn và Ban dân số, gia đình & trẻ em các xã, thị trấn. Xây dựng và trình UBND huyện kế hoạch phối hợp với các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở huyện trong việc thực hiện các nhiệm vụ về dân sô, gia đình và trẻ em và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp sau khi phê duyệt. Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện lồng ghép chương trình mục tiêu, chương trình hành động về dân số, gia đình & trẻ em với thực hiện chủ trương chính sách phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Xây dựng mô hình gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc và bền vững: thực hiện chủ trương, chính sách bình đẳng về giới. Tổ chức thực hiện công tác đăng ký dân số, chủ trì phối hợp với các ban, ngành có liên quan thực hiện công tác KHHGĐ, ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền trẻ em, bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thực hiện các chương trình, dự án về dân số, gia đình, trẻ em ở cấp huyện theo hướng dẫn của Uỷ ban dân số- gia đình và trẻ em tỉnh; tổ chức vận động, xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em cấp xã theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện thí điểm và nhân rộng mô hình dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn. Quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn huyện. Tổ chức các thông tin, tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào công tác dân số và gia đình, trẻ em ở huyện; thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin về dân số, gia đình và trẻ em; phục vụ cho quản lý, điều phối chương trình dân số, gia đình và trẻ em ở cấp huyện; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình nhiệm vụ được giao cho UBND huyện và Ủy ban dân số gia đình & trẻ em tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện. Quản lý tổ chức, bộ máy biên chế, thực hiện chế độ chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ công chức của ngành và cộng tác viên dân số, gia đình & trẻ em các xã, thị trấn. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện. Để gắn trách nhiệm của từng cá nhân với các hoạt động được giao UBDS,GĐ&TE đã phân công công việc cụ thể cho từng thành viên như sau: - Chủ nhiệm UBDS,GĐ&TE huyện là người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm quản lý về biên chế, tổ chức triển khai mọi hoạt động của cơ quan theo chế độ chính sách, các quy định của pháp luật và hướng dẫn của cấp trên. Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về các hoạt động của mình theo thẩm quyền được giao. Cố trách nhiệm xây dựng kế hoạch 10 năm, 5 năm hàng năm và các chương trình dự án theo hướng dẫn của ngành dọc và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động tại cơ sở về lĩnh vực dân số, GĐ&TE; đồng thời có trách nhiệm làm tốt công tác tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, để triển khai các hoạt động về công tác dân số, gia đình và trẻ em một cách đồng bộ, thống nhất trên phạm vi địa bàn huyện. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và thực hiện một số công việc khác do UBND huyện phân công. - Một cán bộ được phân công nhiệm vụ giúp Chủ nhiệm làm công tác quản lý, hướng dẫn và đôn đốc các cơ sở triển khai đầy đủ các hoạt động về công tác DS-KHHGĐ( Bao gồm ba mảng công việc lớn: Quản lý theo dõi biến động về dân số; Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ; Mảng dịch vụ KHHGĐ). Thực hiện báo cáo theo quy định và báo cáo đột xuất do yêu cầu công việc, kiêm thủ quỹ cơ quan và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan phân công. - Một cán bộ được phân công nhiệm vụ: giúp chủ nhiệm làm công tác quản lý, hướng dẫn các cơ sở triển khai tốt các hoạt động về sự nghiệp gia đình và trẻ em theo kế hoạch và hướng dẫn của cấp trên. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và báo cáo đột xuất do yêu cầu công việc; kiêm kế toán cơ quan và thực hiện một số công việc khác do thủ trưởng phân công khi có nhu cầu: Đối với cán bộ các xã, thị trấn. Bảng 5: Tình hình cán bộ Dân số, gia đình và trẻ em các xã, thị trấn. Số TT Nội dung Đv tính (người) Trình độ Thời gian công tác G C H Ú Đai Học CĐ TH CN THPT THCS Tiểu học >10 năm 6-9 năm 3-5 năm 1-2 năm A: CBCT 1 TS 18 0 0 2 10 6 7 5 2 4 2 Nam 0 3 Nữ 18 0 0 2 10 6 7 5 2 4 B: CTV 1 TS 302 0 13 23 175 91 36 48 59 159 2 Nam 21 3 6 12 0 2 4 6 9 3 Nữ 291 0 10 17 163 91 34 44 53 150 Qua bảng số liệu trên ta thấy trình độ năng lực cán bộ ban dân số các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế, số cán bộ có trình độ ở bậc tiểu học chiếm tỷ lệ cao 33,3% đối với cán bộ Chuyên trách; 30,1% đối với Cộng tác viên. Tổ chức bộ máy không ổn định, số cán bộ bỏ việc hoặc chuyển công tác hàng năm cao, thể hiện ở tỷ lệ những người có năm công tác liên tục 10 trở lên thấp 39% đối với cán bộ chuyên trách; 12% đối với Cộng tác viên. Mức trợ cấp được hưởng chưa tương xứng với công việc, 210.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ Chuyên trách thuộc các xã đặc biệt khó khăn; 190.000 đồng/ người/tháng đối với cán bộ Chuyên trách các xã vùng thấp và 50.000 đồng/người đối với tất cả cộng tác viên( không phân biệt vùng, miền). Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban dân số- KHHGĐ, cán bộ Chuyên trách, CTV được quy định cụ thể như sau: Sơ đồ tổ chức Ban DS,GĐ&TE xã, thị trấn Trưởng ban phụ trách chung Cán bộ chuyên trách - Tham mưu cho cấp uỷ Đảng, CQ; - Xây dựng kế hoạch; - Tổng hợp báo cáo; - Đôn đốc và hướng dẫn các CTV triển khai các hoạt động; - Báo cáo định kỳ. CTV Cộng tác viên - Phụ trách cơ sở; thăm hộ GĐ; phân phát các biện pháp tránh phi lâm sàng; - Vào sổ hộ gia đình, làm công tác tuyên truyền CTV Chức năng Ban dân số xã. Là cơ quan giúp chủ Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện các hoạt động DS-KHHGĐ và điều hoà phối hợp các tổ chức trong xã thực hiện chương trình DS-KHHGĐ trên phạm vi xã; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Uỷ ban dân số-GĐ&TE huyện về chuyên môn nghiệp vụ. Ban dân số-KHHGĐ xã có trụ sở làm việc và khoản mục tài chính riêng. Nhiệm vụ, quyền hạn Ban dân số xã. - Xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính hàng năm đảm bảo cho công tác DS-KHHGĐ bao gồm phần Nhà nước đầu tư và phần do xã tự lo trình UBND xã duyệt và gửi UBDS,GĐ&TE huyện tổng hợp chung thành kế hoạch của huyện; tổ chức thực hiện kế hoạch được duyệt và quản lý sử dụng các nguồn tài chính đúng mục đích, có hiệu quả. - Phối hợp với các tổ chức trong xã tuyên truyền, vận động nhân dân, tự nguyện đóng góp vật tư, kinh phí và công sức cho công tác DS-KHHGĐ của địa phương và quản lý sự dụng các nguồn kinh phí ấy. - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ, luật pháp Nhà nước về DS-KHHGĐ trên phạm vi xã. - Tổ chức phối hợp giũa các tổ chức trong xã tuyên truyền,vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ; quản lý hoạt động của của các CTV để cung cấp và thu thập thôn tin, cung câp dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân và theo dõi quản lý đối tượng trong diện KHHGĐ. Đối với cán bộ chuyên trách: Chức trách: Là cán bộ do Ban DS-KHHGĐ xã tuyển chọn, cán bộ chuyên trách có chức trách sau: Giúp việc cho Trưởng ban DS-KHHGĐ cơ sở trong việc hoạch định và tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình DS-KHHGĐ trên địa bàn. Cán bộ Chuyên trách phải là người nhiệt tình với công tác, có sức khoẻ, có trình độ văn hoá tối thiểu từ lớp 7 trở lên, cư trú tại địa phương và gương mẫu chấp hành KHHGĐ. Nhiệm vụ: - Tham dự và tiếp thu đầy đủ các khoá đào tạo và đào tạo lại do Uỷ ban dân số-KHHGĐ cấp trên tổ chức. - Xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu của chương trình. Sau khi kế hoạch được thông qua, cán bộ Chuyên trách có nhiệm vụ tham mưu tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của chương trình, của các cơ quan, tổ chức và các thành viên theo đúng nhiệm vụ được phân công. - Hướng dẫn các CTV lập kế hoạch hoạt động và nôi dung báo cáo hàng tháng; phương pháp tuyên truyền,vận động, tham vấn và phân phát bao cao su, viên tránh, kiển tra giám sát việc thực hiện của các CTV; hàng tháng tổ chức họp cộng tác viên để nghe phản ánh tình hình và tổng hợp kết quả thực hiện của từng người thông qua số liệu cụ thể; đồng thời giải quyết kịp thời( hoặc xin ý kiến của cấp trên) những vấn đề phát sinh theo phản ánh của cộng tác viên. - Tổng hợp và lập báo cáo về biến động dân số và tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình thông qua báo cáo của CTV và của các ngành chức năng. Lập các sơ đồ và biểu đồ quản lý tình hình phát triển dân số và thực hiện KHHGĐ theo từng địa bàn được phân công cho cộng tác viên. Đối với cộng tác viên: Cộng tác viên là những người cư trú ngay tại địa bàn dân cư, có uy tín trong cộng đồng, nhiệt tình công tác, có sức khoẻ, có đủ trình độ học vấn để thực hiện chức trách và nhiệm vụ sau: Chức trách: Trực tiếp quản lý theo dõi số các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, làm công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn phân phát các phương tiện tránh thai phi lâm sàng được giao và lập báo cáo về tình hình biến động dân số và KHHGĐ trong địa bàn được phân công. Nhiệm vụ: - Tham dự và tiếp thu đầy đủ nội dung đào tạo và đào tạo lại do Uỷ ban dân số cấp trên tổ chức. - Tiếp nhận địa bàn và mục tiêu hoạt động tại cụm dân cư được phân công. Lập kế hoạch hoạt động với mục tiêu cụ thể về số cặp vợ chồng cần vận động thực hiện KHHGĐ theo từng biện pháp tránh thai. - Thăm hộ gia đình để trực tiếp tuyên truyền vận động hay tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai, phân phối bao cao su và viên nén tránh thai cho các đối tượng chấp nhận và lập kế hoạch thăm lại để theo dõi tình hình sử dụng và cấp phát lại các phương tiện tránh thai này. - Bảo quản và sử dụng các tài liệu( sổ sách, biểu báo) liên quan đến việc quản lý các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Theo dõi ghi chép và lập báo cáo về biến động sinh, chết, đi, đến, kết hôn, ly hôn và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai theo chế độ quy định để hàng tháng báo cáo cho cán bộ Chuyên trách. 3.1.2 Công tác đào tạo: Do bộ máy tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ của huyện ra đời muộn và không ổn định. Đội ngũ cán xuất phát từ nhiều ngành, chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Nhằm nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ các cấp, UBDS-KHHGĐ đã xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể như sau: Đối với UBDS-KHHGĐ huyện xác định hai loại hình đào tạo, đó là đào tạo dài hạn và ngắn hạn. Đối với loại hình đào tạo dài hạn: Trong năm 2000; 2002 UBDS,GĐ&TE huyện tạo điều kiện và động viên 02 cán bộ đi học đại học, theo hình thức đào tạo tại chức. Đến nay có 01 cán bộ đang theo học năm cuối. 01 cán bộ đã tốt nghiệp Đối với hình thức đào tạo ngắn hạn: Để có cán bộ am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ công tác DS-KHHGĐ, UB dân số huyện đăng ký với UB dân số tỉnh cho 01 cán bộ tham gia khoá đào tạo về dân số cơ bản, do Uỷ ban dân số quốc gia Dân số, GĐ&TE Việt Nam tổ chức tại Trung tâm dân số- Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Ngoài ra hàng năm UBDS,GĐ&TE huyện đều cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn hàng năm đạt tỷ lệ cao, 96-99% đối với cán bộ Chuyên trách; 96-97% đối với cán bộ CTV thời gian tập huấn từ 3-5 ngày. Tuy nhiên cho đến nay số cán bộ cấp cơ sở chưa được qua đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn cao. Nguyên nhân chủ yếu là số cán bộ này thường hay có sự biến động mạnh, như bỏ việc, thuyên chuyển công tác… Đặc biệt là sau các kỳ bầu cử hội đồng nhân dân, sau các đại hội của khối đoàn thể, như Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, Đoàn Thanh Niên… 3.1.3. Công tác điều phối hoạt động. Công tác DS-KHHGĐ là lĩnh vực hoạt động vô cùng rộng lớn, nó liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp và chịu sự ảnh hưởng lớn của vấn đề kinh tế-chính trị -xã hội, phong tục, tập quán…. do vậy để thực hiện thành công công tác này đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của toàn Đảng, toàn dân, sự nỗ lực của tất cả các ngành các cấp, các tổ chức xã hội và của từng cá nhân. Giai đoạn từ năm 1993 trở về trước, tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ chưa được quan tâm, chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng; Cơ chế hoạt động chưa được xây dựng, do vậy các hoạt động của chương trình còn mang tính đơn lẻ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp dẫn đến kết quả trong công tác DS-KHHGĐ ở giai đoạn này chưa cao. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay, bộ máy tổ chức đã được thành lập và từng bước được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của công tác này. Cơ chế phối hợp hoạt động cũng được quan tâm xây dựng, trên cơ sở xác định rõ từng công việc của từng chương trình để có sự phân công nhiệm vụ cụ thể. Đảm bảo từng công việc phải có cơ quan chủ trì và phối hợp hoạt động. UBDS,GĐ&TE huyện tổ chức ký hợp đồng trách nhiệm với cơ quan, đơn vị, như Phòng Văn Hoá- Thông Tin, Trung Tâm Y Tế, Đài Truyền Thanh- Truyền Hình, Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, Đoàn Thanh Niên, Ban dân số các xã, thị trấn. Trong đó xác định rõ khối lượng công việc, người chủ trì thực hiện, thời gian tổ chức, thời gian hoàn thành và các điều kiện đảm bảo cho triển khai các hoạt động. Phố hợp với các ngành xây dựng kế hoạch liên ngành và tổ chức triển khai một cách kịp thời: Việc tổ chức tốt các nội dung điều phối hoạt động của chương trình cuốn hút được các ngành, các cấp vào cuộc và tham gia một cách tích cực, tạo ra phong trào rộng lớnđối với đối tượng công chức và quần chúng nhân dân. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xã hội hoá công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện, góp phần vào sự thành công chung trong việc thực hiện các mục tiêu về DS-KHHGĐ trên phạm vi cả nước như chiến lược dân số Việt Nam năm 2001-2010 đề ra. 3.2 Chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ(VDSO2). 3.2.1. Phát triển Mạng lưới dịch vụ KHHGĐ. Cùng với sự phát triển của mạng lưới y tế, DS-KHHGĐ, mạng lưới dịch vụ KHHGĐ cũng được phát triển. Ở tuyến huyện: Khoa sản, đội sinh đẻ có kế hoạch thường xuyên được củng cố, bố trí đủ cán bộ theo định mức và hàng năm đều tham gia các khoá đào tạo do Trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em tỉnh tổ chức. Các dịch vụ lâm sàng như: Triệt sản nam, nữ, đặt vòng tránh thai, tiêm thuốc tránh thai đều thực hiện tốt, đảm bảo an toàn cho đối tượng. Ở tuyến cơ sở: Hệ thống y tế cơ sở cho đến nay có 18/18 xã, thị trấn có nhà trạm hoạt động, đội ngũ cán bộ được tăng cường, tuy nhiên đến nay toàn huyện mới có 6/18 xã tổ chức cung cấp được dịch vụ đặt vòng tránh thai cho đối tượng ở tại cơ sở. Các xã còn lại do đội sinh đẻ có kế hoạch của huyện xuống hỗ trợ. Ngoài các dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai lâm sàng ra, các biện pháp phi lâm sàng như: Bao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010.docx
Tài liệu liên quan