Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại 2

I. Họat động tín dụng của Ngân hàng thương mại 2

1. Khái niệm hoạt động tín dụng 2

2. áCác hình thức tín dụng cuả ngân hàng 3

2.1. Theo mục đích sử dụng tiền vay của người vay 4

2.2. TTheo thời hạn sử dụng tiền vay của người đi vay 4

2.3. Theo điều kiện đảm bảo 5

2.4. Theo đồng tiền được sử dụng trong cho vay 6

2.5. Theo đối tượng tín dụng 6

2.6. Ngoài ra tín dụng còn được chia theo các cách sau 7

3. VVai trò của hoạt động tín dụng đối với sự phát triển kinh tế 7

3.1. ĐĐối với nền kinh tế: 7

3.1. Đối với khách hàng : 9

3.2. Đối với bản thân ngân hàng : 9

II. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mạị 10

1. KKhái niệm chất lượng tín dụng 10

2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng: 11

2.1. Chỉ tiêu định tính 11

2.2. Các chỉ tiêu định lượng 13

2.2.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ 13

2.2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn 13

2.2.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 15

2.2.4. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng 15

2.2.5. Chỉ tiêu doanh số cho vay 16

2.2.6. Chỉ tiêu các thông số quy định 16

2.2.7. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn 17

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất luợngtín dụng 18

1. CCác nhân tố từ phía ngân hàng 18

1.1. CChính sách tín dụng của ngân hàng 18

1.2. Quy trình tín dụng 19

1.3. Công tác tổ chức ngân hàng 21

1.4. Phẩm chất và trình độ cán bộ 21

1.5. Kiểm soát nội bộ 22

1.6. Tình hình huy động vốn 22

2. CCác nhân tố từ phía khách hàng 23

3. Các nhân tố khác 25

3.1. Các nhân tố kinh tế 25

3.2. Nhóm các nhân tố xã hội 27

3.3. Các nhân tố pháp lý 29

3.4. Nhân tố khoa học kỹ thuật, công nghệ : 29

IV. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 30

1. CChất lượng tín dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế 30

2. CChất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại 32

Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 33

I. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 33

1. Về huy động vốn 33

2. HHoạt động tín dụng 38

3. CCác hoạt động khác 41

3.1. Hoạt động thanh toán quốc tế 41

3.2. Hoạt động thẻ 43

3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 44

3.4. Các hoạt động khác 45

II. Các nhân tố tác động tới hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 46

1. Môi trường kinh tế 46

2. Môi trường pháp luật 48

3. Môi trường xã hội 51

4. Môi trường tự nhiên 52

III. Thực trạng về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 52

1. Các văn bản nghiệp vụ tín dụng mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang áp dụng 52

2. Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo các chỉ tiêu định tính 53

3. Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo các chỉ tiêu định lượng 54

3.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ 55

3.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn 59

3.3. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng 61

3.4. Chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn 63

3.5. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn 64

IV. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 66

1. Thành tựu đạt được 66

2. Những tồn tại và nguyên nhân 69

Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 70

I. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới 70

1. Dự báo các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng trong thời gian tới 70

 

doc91 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn bộ hệ thống chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc và công tác quản trị vốn, lãi suất linh hoạt của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Trong năm 2008 hầu hết các chi nhánh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đều có sự tăng trưởng huy động vốn so với năm 2007, đặc biệt phải kể đến chi nhánh Vũng Tàu, Sở Giao Dịch, Nam Sài Gòn, Thành Công. Mặt khác hoạt động quản trị vốn, lãi suất được thực hiện hài hòa giữa các mục tiêu “ An toàn thanh khoản – Hiệu quả kinh doanh ”, trong năm 2008 mặc dù có những lúc nhu cầu vốn tăng rất lớn nhưng nguồn vốn tại NHNT luôn đảm bảo sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đảm bảo dự trữ bắt buộc tại NHNN. Trong năm 2008 có thể nói NHNT là một trong những ngân hàng đã duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên thị trường trong giai đoạn căng thẳng, trong lúc tình trạng thiếu tiền đồng phổ biến đặc biệt là ở các NHTM cổ phần để thực hiện các chính sách tiền tệ của NHNN thì NHNT vẫn duy trì hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng với khối lượng lớn và thường xuyên đóng vai trò hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khác. Cũng trong năm 2008 công tác quản trị lãi suất của NHNT cũng được điều hành linh hoạt theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và biến động lãi suất trên thị trường, vừa đảm bảo nguồn vốn ổn định, vừa đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng hợp lý trong từng thời kỳ đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra. Chính vì vậy hoạt động huy động vốn vẫn tăng trưởng ổn định và ngân hàng vẫn tạo ra được lợi nhuận cao. HHoạt động tín dụng Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của 1 ngân hàng, những sai lầm trong nghiệp vụ sử dụng vốn sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí dẫn đến phá sản của một ngân hàng. Trong hoạt động sử dụng vốn chúng ta đi sâu tìm hiều hoạt động tín dụng của NHNT Việt Nam. Xét về lĩnh vực hoạt động tín dụng chúng ta sẽ thấy sự bất ngờ trong sự tăng trưởng dư nợ tín dụng của NHNT trong những năm trước. Trong giai đoạn 2001-2006, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương bứt phá tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng trung bình 32,7%/năm. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được NHNT quan tâm hàng đầu. Bằng việc áp dụng một số mô thức quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đã liên tục giảm. Nhìn chung, cơ cấu tín dụng của NHNT hiện được phân bổ khá hợp lý: (i) dư nợ theo mặt hàng/lĩnh vực đầu tư hợp lý: tổng dư nợ cho vay của 10 mặt hàng/lĩnh vực đầu tư lớn nhất của NHNT chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ và không có mặt hàng/lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ trên 10%; (ii) khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực kinh tế phát triển; (iii) mảng tín dụng bán lẻ được mở rộng tại các khu vực đô thị và thành phố đông dân cư Giai đoạn 2004-2006: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên NHNT thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp. Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả. Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định. Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả. Đây được coi là giai đoạn mà NHNT thực hiện một bước đột phá trong hoạt động tín dụng. Sau khi hoàn thiện việc cơ cấu lại tổ chức quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, NHNT chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng kể từ năm 2007 vì vậy hoạt động tín dụng lại tăng trưởng với tốc độ cao. Bảng 2: Dư nợ tín dụng qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Dư nợ tín dụng 53.603 61.044 67.742 97.532 111.642 (Nguồn: Báo cáo thường niên các năm) Với bước ngoặt năm 2006 tạo ra động lực phát triển hoạt động tín dụng cho năm 2007 và năm 2008 vì vậy hoạt động tín dụng của NHNT trong năm 2007 khá thuận lợi. Tỷ trọng sử dụng vốn cho tín dụng tăng từ 39% năm 2006 lên 49% năm 2007; tổng dư nợ tín dụng trong năm 2007 đạt 97,532 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2006. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại tăng từ 2.66% năm 2006 lên 3,87% năm 2007 và 3,5% năm 2008 do tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, lãi suất vay vốn cao, tỷ giá trên thị trường thường xuyên biến động phức tạp làm tăng chi phí vốn đồng thời làm gia tăng tỷ giá của doanh nghiệp, hiệu quả đầu tư không cao do vậy các doanh nghiệp khó khăn trong việc đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng NHNT vẫn áp dụng nhiều chính sách tăng trưởng tín dụng hợp lý theo sự chỉ đạo của Chính phủ vì vậy ngân hàng thực hiện chủ trương kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng. Vì vậy trong năm 2008 NHNT đã hai lần điều chỉnh tỷ tiêu tăng trưởng tín dụng và giữ mức tăng trưởng ở 15% ( thực tế năm 2008 tăng trưởng là 16,4%). Là một ngân hàng chủ lực có tầm ảnh hưởng lớn trong thị trường tài chính của Việt Nam, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ trong phạm vi kiềm chế tín dụng NHNT cũng thực hiện ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất, lưu thông, xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, đồng thời thu hẹp cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao hoặc chưa thực sự thiết yếu như chứng khóan, bất động sản, tiêu dung; đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu để tạo nguồn phục vụ các lĩnh vực và khách hàng trong mục tiêu phát triển. CCác hoạt động khác Hoạt động thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà NHNT luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT vì vậy trong những năm qua NHNT tiếp tục khẳng định và phát triển vị trí ngân hàng hàng đầu trong hoạt động thanh toán XNK. Bảng 3: Doanh số thanh toán Xuất – Nhập khẩu Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị Thị phần Giá trị Thị phần Giá trị Thị phần DSTT XK 12.700 32% 14.163 29.3% 16.831 26.8% DSTT NK 10.100 22,8% 12.160 20.0% 15.670 19.5% (Nguồn: Báo cáo thường niên và bản công bố thông tin) Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT năm 2006 đạt gần 22,8 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2005, chiếm thị phần 27,4% so với kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu có thị phần thanh toán chủ yếu qua NHNT là dầu thô, gạo, thủy sản trong khi các mặt hàng nhập khẩu mà NHNT chiếm thị phần thanh toán lớn là xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị. Trong năm 2007 với bối cảnh thị trường ngày càng khó khăn, nhiều ngân hàng tham gia với các chính sách cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng thì doanh số thanh toán XNK qua ngân hàng ngoại thương vẫn được duy trì ở mức độ cao, tiếp tục khẳng định vị trí là ngân hàng thanh toán XNK hàng đầu tại Việt Nam. Tổng doanh số thanh toán XNK năm 2007 là 26,323 triệu USD và chiếm 24,1% thị phần XNK của cả nước. Trong năm 2008 tình hình XNK của cả nước có nhiều diễn biến phức tạp do sự biến động của giá cả các mặt hàng XNK chủ yếu như dầu thô, sắt thép, lương thựcvà sự suy thoái của kinh tế toàn cầu tuy nhiên kim ngạch XNK của cả nước vẫn khả quan và hoạt động thanh toán của NHNT cũng được duy trì ổn định mặc dù có giảm chút ít so với năm 2007. Theo đó doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 16.831 triệu USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước, các mặt hàng thanh toán chủ yếu là dầu thô, thủy sản, gạo, lâm sản, than và dệt may; doanh số thanh toán nhập khẩu là 15.670 triệu USD tăng 28,9% so với năm 2007. Tiếp tục phát huy thế mạnh dịch vụ thanh toán XNK, trong năm 2009 mặc dù suy thoái kinh tế còn chưa chấm dứt nhưng hoạt động thanh toán XNK của NHNT vẫn có nhiều khả quan và phát triển ổn định do sự phối hợp của cán bộ nhân viên trong công ty nhằm phát triển các sản phẩm thanh toán quốc tế mới và chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế. Hoạt động thẻ Trong những năm qua, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của NHNT đã phát triển với tốc độ rất nhanh, tính tới cuối năm 2006, NHNT đã thu hút 1,8 triệu khách hàng cá nhân và 84.000 khách hàng mới mỗi năm và hoạt động kinh doanh thẻ thực sự trở thành một dịch vụ ngân hàng hiện đại mang tính nền tảng, là mũi nhọn cho chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở ra một hướng mới cho việc huy động vốn, giúp giảm lãi suất đầu vào cho ngân hàng. NHNT đã và đang khẳng định vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và tiện ích gia tăng cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại. Trong năm 2008 hoạt động thẻ được ghi nhận đạt nhiều kết quả khả quan với việc đạt và vượt nhều chỉ tiêu kế hoạch, ngoài ra NHNT cũng quan tâm tới việc tăng cường hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế, các đối tác và các ngân hàng trong nước để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ. NHNT là thành viên chính thức và đối tác chiến lược tin cậy hàng đầu tại Việt Nam với các tổ chức thẻ hàng đầu trên thế giới Visa Card, Master Card, American Express, JCB, Diners Club. NHNT là ngân hàng độc quyền phát hành và thanh toán thẻ Amex tại Việt Nam. Trong năm 2008 NHNT đã phát hành thẻ CUP thanh toán trên hệ thống máy ATM và trở thành loại thẻ quốc tế thứ 6 được thanh toán qua NHNT. NHNT là ngân hàng tiên phong và dẫn đầu tại Việt Nam trong việc phát triển các tiện ích gia tăng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như dịch vụ thẻ Connect 24 và dịch vụ thương mại điện tử VCB-P cho phép khách hàng mua thẻ Internet, thẻ điện thoại, thanh toán tiền điện, cước Internet, phí bảo hiểm, cước phí điện thoại cố định và di động qua hệ thống ATM. Hoạt động thanh toán thẻ được tăng trưởng đều đặn và vững chắc, trong năm 2008 tổng số máy ATM lên tới 1.244 máy, mở rộng mạng lưới POS lên 7.800 máy, phát triển mở rộng các hoạt động thanh toán thẻ trực tuyến với doanh số lên tới hàng trăm tỷ đồng Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Trong giai đoạn 2004-2006, hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT có nhiều thuận lợi: Kim ngạch XNK tăng mạnh, nguồn kiều hối dồi dào, tỷ giá USD/VND khá ổn định. Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước đã tăng từ xấp xỉ 12 tỷ USD năm 2004 lên hơn 19 tỷ USD năm 2006, tăng trung bình 26%/năm. Doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ trong nước khá cân bằng trong giai đoạn này. Lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm khoảng 85% tổng lượng ngoại tệ mua vào. Lượng ngoại tệ bán ra chủ yếu phục vụ nhu cầu nhập khẩu của tổ chức kinh tế (khoảng 90%). Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài tăng từ xấp xỉ 6,5 tỷ USD năm 2004 lên 9,6 tỷ USD năm 2006, tăng trung bình 21,5%/năm. Lượng ngoại tệ mua vào và bán ra với nước ngoài cũng tương đương qua các năm (năm 2004: 3,25 tỷ USD; năm 2005: 3,7 tỷ USD; và năm 2006: 4,8 tỷ USD). Lợi nhuận từ hoạt động này cũng đạt khá – lãi từ kinh doanh ngoại tệ tăng từ mức 207 tỷ VND năm 2004 lên mức 274 tỷ VND năm 2006. Đến năm 2007 và năm 2008 thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ có nhiều biến động do sự biến động của tình hình thế giới, cục Dự trữ liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất làm cho đồng USD mất giá mạnh so với đồng tiền chủ chốt và VND, thị trường trong nước biến động phức tạp. Bám sát diễn biến thị trường quốc tế và trong nước NHNT đã linh hoạt thay đổi lãi suất huy động USD và điều chỉnh tỷ giá mua vì vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn được duy trì ổn định. Trong năm 2007 tổng doanh số mua bán ngoại tệ của NHNT đạt 26,1 tỷ USD, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt 354 tỷ đồng, tăng 29,6% so với năm 2006. Trong năm 2008, tổng doanh số mua bán ngoại tệ là 31,1 tỷ USD, tăng mạnh 55.6% so với năm 2007; thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2008 đạt 953 tỷ đồng, tăng 178% so với năm 2007. Các hoạt động khác Hoạt động ngân hàng đại lý: Hiện tại NHNT có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó NHNT luôn đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó. Hoạt động đầu tư góp vốn, liên doanh: Hoạt động đầu tư góp vốn, liên doanh/liên kết của NHNT cũng được đánh giá là đạt hiệu quả cao. Việc sớm nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này cũng như duy trì sự phát triển ổn định của mảng kinh doanh này, đặc biệt là trong thời gian vừa qua – đã đem lại cho NHNT một danh mục đầu tư có chất lượng. Đến cuối năm 2007 tổng vốn góp liên doanh, mua cổ phần của NHNT đạt 1.483,8 tỷ đồng, chiếm 35,5% tổng vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của NHNt. Hiện tại ngân hàng tham gia góp vốn vào 23 đơn vị có kết quả kinh doanh tốt và có giá trị thị trường tương đối cao. Ngoài ra NHNT còn một số hoạt động khác như: hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hoạt động quản lý ngân quỹ, hoạt động đối ngoại, hoạt động quản trị điều hành, hoạt động đối ngoại và phát triển thương hiệu, hoạt động phát triển nhân sự, hoạt động của các đơn vị thành viên độc lập như: công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính công ty vinafico, trung tâm đào tạo. Tất cả đều hoạt động có hiệu quả và đóng góp vào sự phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng. Các nhân tố tác động tới hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Môi trường kinh tế Như đã trình bày ở trên, môi trường kinh tế có tác động mạnh tới hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và NHNT nói riêng. Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro tín dụng xảy ra làm giảm chất lượng tín dụng (nợ quá hạn cao dẫn đến hệ số vòng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp). Đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng. Xét về môi trường kinh tế của thế giới thì nó có tác động mạnh tới nền kinh tế trong nước do nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công, vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu, Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém, ngoài ra mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới. Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm như diễn biến thời gian qua. Đặc biệt trong năm 2008 do cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ có tác động xấu tới toàn thế giới trong đó có Việt Nam và hoạt động của các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể và nhu cầu vốn thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu, giảm chất lượng tín dụng. Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn để hội nhập thì các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tràn vào gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong nước. Tuy nhiên về mặt trang thiết bị thì NHNT Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh có trang thiết bị vật chất tốt nhất so với các ngân hàng thương mại khác trong cùng hệ thống. Bên cạnh đó thế mạnh của NHNT là thanh toán và tài trợ XNK vì vậy khi mở của hội nhập với thế giới thì các doanh nghiệp tìm đến NHNT ngày càng nhiều. Về môi trường kinh tế trong nước ta thấy, tình hình kinh tế trong nước không ổn định trong thời gian qua cũng ảnh hưởng tới hoạt động của NHNT, những năm qua do mức tiêu thụ hàng hóa trong nước chậm làm giảm sự hấp thụ vốn của nền kinh tế gây khó khăn cho hoạt động tín dụng. Kinh tế Việt Nam trong năm 2008 đã đánh dấu một năm đầy sóng gió, phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi lạm phát cao vào đầu năm và tình trạng giảm phát, kinh tế đình trệ vào cuối năm, tỷ giá, giá vàng, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp vì vậy trong năm 2008 tăng trưởng kinh tế không có gì đột biến mà còn làm cho hoạt động ngân hàng phải điêu đứng trước sự biến động của kinh tế, liên tục phải thay đổi lãi suất và điều chỉnh chính sách cho hợp lý. Đến cuối năm 2008, mặc dù một số chỉ tiêu cơ bản của các NHTM vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng, song tốc độ đã chậm lại. Môi trường pháp luật Môi trường pháp luật trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của NHNT. Hệ thống pháp luật được quy định rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển cũng như tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Hiện nay hệ thống luật pháp của nước ta vẫn đang được hoàn thiện nhưng nói chung luật pháp Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của các ngân hàng, với thể chế xã hội chủ nghĩa nền chính trị của Việt Nam được coi là tương đối ổn định, mọi hoạt động của NHNT đều nằm trong khuôn khổ và có sự hướng dẫn của chính phủ và NHNN. Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.  Nhằm đáp ứng đòi hỏi về quản lý đối với các hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và có tính nghiệp vụ cao của một thị trường tài chính – tiền tệ trong tiến trình hội nhập, nhiều văn bản pháp lý đã được sửa đổi hoặc ban hành như: Pháp lệnh Ngoại hối. Luật Công cụ chuyển nhượng; Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện TCTD; Nghị định 141/2006/NĐ-CP về mức vốn pháp định của các TCTD (thay thế Nghị định 82/1998/NĐ-CP). Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các TCTD phi ngân hàng cũng dần được hoàn thiện, nhiều qui định cụ thể được ban hành liên quan đến việc đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động và nghiệp vụ của các NHTM. NHNN đã xây dựng và ban hành các qui định pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tài chính nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước. Môi trường pháp lý trong hoạt động ngân hàng đã được Chính phủ và NHNN chú trọng quan tâm như ban hành nhiều cơ chế chính sách đồng thời đưa ra nhiều giải pháp mới và tích cực để điều hành kinh tế vĩ mô nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Tuy vậy, nhiều cơ chế, chính sách về tín dụng, đảm bảo tiền vay, quản lý ngoại hối và vàng, tỷ giá, lãi suất rất đúng đắn đã được triển khai nhưng vẫn chưa đạt được kết quả khả quan do thiếu tính đồng bộ. Ngoài ra sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN cũng ảnh hưởng tới hoạt động của NHNT:  Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn. Môi trường pháp lý là yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động ngân hàng tuy nhiên các NHTM nói chung vẫn có những sai phạm trên cần được khắc phục. Với NHNT thì việc vận dụng môi trường pháp lý được thực hiện sát sao hơn vì là một ngân hàng quốc doanh đang trong giai đoạn cổ phần nên vẫn được sự quan tâm, giám sát và dẫn dắt trong khuôn khổ pháp luật của NHNN. Trong thời gian tới cần hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho các chủ thể tham gia thị trường hoạt động có hiệu quả. Chỉnh sửa kịp thời những bất cập trong các văn bản hiện hành. Tiếp tục xây dựng những văn bản pháp luật điều chỉnh các dịch vụ mới như: bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, bao thanh toán theo chuẩn mực quốc tế. Môi trường xã hội NHNT là một tổ chức tài chính trung gian lớn ngày càng tạo được vị trí và uy tín lớn trong lòng khách hàng vì vậy ngày càng có nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Tuy nhiên khách hàng đến với ngân hàng nhiều còn phải xét đến khía cạnh đạo đức của khách hàng vì điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu đạo đức xã hội không tốt và lợi dụng lòng tin để lừa đảo thì sẽ làm giảm kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra trình độ dân trí cũng là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động ngân hàng, dân trí thấp, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng cũng gây khó khăn và khó tiếp cận với các dịch vụ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Đạo đức của cán bộ ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng, đây là nguyên nhân bên trong nội bộ ngân hàng, có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động của ngân hàng, cán bộ tín dụng chưa thật sự quan tâm giám sát theo dõi các khoản nợ, nhất là các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ chiếm dụng xâm tiêu. Vì vậy, phẩm chất đạo đức của cán bộ là vấn đề rất cần quan tâm, là nguyên nhân thuộc yếu tố nguồn nhân lực dẫn đến rủi ro tín dụng, thể hiện qua các chỉ tiêu nợ chiếm dụng xâm tiêu. Môi trường tự nhiên Về điều kiện tự nhiên thì NHNT Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, địa bàn hoạt động tại Hà Nội nên ít xảy ra thiên tai, hoạt động của các doanh nghiệp ít gặp rủi ro. Ngoài ra Hà Nội là trung tâm kinh tế của miền bắc gồm nhiều các dịch vụ và hoạt động kinh tế, thuận tiện giao lưu cả trong và ngoài nước nên đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của NHNT. Thực trạng về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Các văn bản nghiệp vụ tín dụng mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang áp dụng Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, Quyết định số 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06/9/2005 ban hành Quy định về các tỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2511.doc
Tài liệu liên quan