MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU. 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3
1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán. 3
1.1.1. Thị trường chứng khoán 3
1.1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán. 4
1.1.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. 4
1.1.2.2. Chức năng cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng. 4
1.1.2.3. Chức năng tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán. 4
1.1.2.4. Chức năng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. 5
1.1.2.5. Chức năng tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. 5
1.1.3. Phân loại thị trường chứng khoán. 6
1.1.3.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn gồm có thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. 6
1.1.3.2. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán gồm có thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. 6
1.1.3.3. Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường gồm có thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. 7
1.2. Các công cụ đầu tư trên thị trường chứng khoán. 7
1.2.1. Cổ phiếu 7
1.2.1.1. Định nghĩa cổ phiếu. 7
1.2.1.2. Các hình thức phân loại. 8
1.2.1.3. Đặc điểm của cổ phiếu. 9
1.2.2. Trái phiếu 11
1.2.2.1. Định nghĩa. 11
1.2.2.2. Phân loại trái phiếu. 11
1.2.2.3. Đặc điểm của trái phiếu. 12
1.2.3. Chứng chỉ quỹ đầu tư. 13
1.2.3.1. Định nghĩa. 13
1.2.3.2. Phân loại. 13
1.2.3.3. Đặc điểm của chứng chỉ quỹ đầu tư: 13
1.2.4. Chứng khoán có thể chuyển đổi. 14
1.2.4.1. Định nghĩa. 14
1.2.4.2. Đặc điểm. 14
1.2.5. Một số công cụ chứng khoán phái sinh. 15
1.2.5.1. Định nghĩa. 15
1.2.5.2. Các công cụ chứng khoán phái sinh. 16
1.3. Hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán. 19
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán. 19
1.3.2. Các hoạt động kinh doanh chứng khoán. 20
1.3.2.1. Hoạt động môi giới. 20
1.3.2.2. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán. 21
1.3.2.3. Hoạt động tự doanh chứng khoán. 22
1.3.2.4. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH 25
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình. 25
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty chứng khoán An Bình. 25
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ. 28
2.1.2.1. Sứ mệnh của ABS. 28
2.1.2.2. Chức năng của công ty cổ phần chứng khoán An Bình. 28
2.1.3. Cơ cấu tổ chức. 30
2.1.3.1. Khối nghiệp vụ. 35
2.1.3.2. Khối môi giới và phát triển kinh doanh. 35
2.1.3.3. Khối hổ trợ. 37
2.1.4. Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình. 40
2.1.4.1. Hoạt động tài chính của công ty. 40
2.1.4.2. Tình hình các hoạt động khác của công ty. 42
2.2. Hoạt động tự doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình. 44
2.2.1. Kết quả đạt được. 44
2.2.2. Mặt hạn chế của công ty. 49
2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 51
2.1.3.1. Nguyên nhân khách quan. 51
2.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan. 52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH 55
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán An Bình trong thời gian tới. 55
3.2.Giải pháp về phía Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình 57
3.2.1. Đa dạng hóa danh mục đầu tư. 57
3.2.2. Công ty nên có chính sách cải thiện chính sách lương thưởng, đãi ngộ thu hút chuyên viên có kinh nghiệm. 58
3.2.3. Tăng đầu tư trung và dài hạn của tự doanh chứng khoán của công ty. 59
3.2.4. Từng bước nâng cao trình độ phân tích của nhân viên tự doanh. 60
3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước. 61
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 61
3.3.2. Chính phủ nên cho phép tiếp tục triển khai cho vay kinh doanh chứng khoán đối với các ngân hàng thương mại. 61
3.3.3. Hạn chế việc thành lập các công ty chứng khoán trong thời gian tới. 62
3.3.4. Chính phủ, bộ tài chính không nên can dự quá sâu vào thị trường chứng khoán và hoạt động của các công ty chứng khoán. 63
3.3.5. Nên cho đồng Việt Nam lên giá ở một mức nào đó để giảm sức ép.
3.3.6. Từng bước phát triển công cụ phái sinh, phát triển thị trường trái phiếu chuyên biệt. 64
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng của mình.
Ban đầu vốn điều lệ của công ty là 50.000.000.000 đồng thì đến tháng 4/2007 đã tăng lên là 330.000.000.000 đồng. Công ty dự định đến tháng 2/2008 tăng vốn điều lệ lên là 660.000.000.000 đồng.
Do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, mặc dù mới thành lập không lâu nhưng công ty đã có nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh thành trong nước. Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình có 13 điểm giao dịch tại Việt Nam.
Điểm thứ nhất là trụ sở chính tại đường Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội.
Chi nhánh thứ 2 được chính thức khai trương vào ngày 13/2/2007 tại thành phố Đà Nẵng.
Chi nhánh thứ 3 được khai trương vào ngày 4/5/2007 tại 194, Nguyễn Công Trứ, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh thứ 4 tại số 74 -76 đường Hùng Vương - Cần Thơ, được khai trương ngày 14/5/2007 do sự phối hợp của ABS với ABB (ngân hàng thương mại cổ phần An Bình)
Chi nhánh thứ 5 tại 30 - Lý Thái Tổ - Hà Nội, khai trương vào ngày24/5/2007.
Chi nhánh thứ 6 được thành lập ngày 20/6/2007 tại B3C - làng quốc tế Thăng Long - Cầu Giấy - Hà Nội.
Chi nhánh thứ 7 được thành lập vào ngày 19/7/2007 bởi sự phối hợp của ABS và công ty phần Sinh Thành tại 38A - Lý Nam Đế - Hà Nội
Chi nhánh thứ 8 được khai trương ngày 1/8/2007 tại tầng 28 tòa nhà 101 - Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội. Nơi đây tập trung phục vụ những người có ít thời gian giao dịch tại sàn.
Địa điểm thứ 9 được khai trương vào ngày 20/9/2007 tại 399 - Lê Quý Đôn - Thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình.
Chi nhánh thứ 10 được chính thức khai trương tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng số 7 - Đại lộ Nguyễn Văn Ninh thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 11/10/2007.
Chi nhánh thứ 11 khai trương tại số 7 - Trần Hưng Đạo - thành phố Hải Phòng vào ngày 5/11/2007 để đánh dấu sự kiện 1 năm hoạt động của Công ty.
Chi nhánh thứ 12 được khai trương tại Bắc Ninh trong tòa nhà Hùng Vương số 10 - Nguyễn Đăng Đạo - Tiền An - Thành phố Bắc Ninh vào ngày 15/11/2007.
Chi nhánh mới thành lập gần đây là đại lý giao dịch chứng khoán đầu tiên tại Vũng Tàu số 21 - Lê Lợi - thành phố Vũng Tàu vào ngày 21/11/2007.
Ngày 25/9/2007 công ty cổ phần chứng khoán An Bình phối hợp với sở giao dịch Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam cung cấp dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán.
Ngày 19/11/2007 công ty Cổ phần chứng khoán An Bình bắt đầu triển khai thực hiện dịch vụ ABC - M - Broker giúp nhà đầu tư có thể giao dịch chứng khoán thông qua điện thoại di động.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ.
2.1.2.1. Sứ mệnh của ABS.
Xây dựng lòng tin của khách hàng dựa vào dịch vụ của mình
Cung cấp những dịch vụ và sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị cho khách hàng.
Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu, góp phần và gắn bó lâu dài với tổ chức
Phát triển hệ thống đối tác trong và ngoài nước.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng giá trị cho cổ đông.
Chứng khoán An Bình có sứ mệnh kết nối giữa doanh nghiệp cần vốn với nhà đầu tư, giữa người cần mua và người cần bán, giữa nhà đầu tư, giữa thị trường trong nước và ngoài nước đi tới thành công.
2.1.2.2. Chức năng của công ty cổ phần chứng khoán An Bình.
Được sự cho phép của Ủy ban chứng khoán nhà nước, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình hiện đang hoạt động trong 5 ngành nghề sau:
* Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.
Tư vấn tài chính là phân tích thực trạng tài chính của các doanh nghiệp, tái sắp xếp cấu trúc tài chính, cải thiện năng lực quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Định giá doanh nghiệp: định giá doanh nghiệp cổ phần hóa, sáp nhập hay thâu tóm, tái cấu trúc cơ cấu phát hành chứng khoán hay niêm yết.
Quản trị doanh nghiệp: tư vấn mô hình doanh nghiệp quản trị phù hợp và hiệu quả. Tư vấn soản thảo điều lệ ban giám đốc, ban kiểm soát và kế hoạch truyền thông.
Tư vấn phát hành chứng khoán: Tiến hành tái cấu trúc lại cơ cấu tài chính, xây định nhu cầu thị trường, xây dựng phát kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn cho doanh nghiệp hoặc tái sắp xếp lại cơ cấu tài chính.
Tư vấn niêm yết: tiến hành tái cấu trúc cơ cấu cổ phần, chuẩn hóa các điều kiện phù hợp với quy định pháp lý, xác định giá niêm yết của cổ phiếu và giúp doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục xin cấp phép niêm yết.
Tư vấn cổ phần hóa: giải pháp về vấn đề tài chính, tái sắp xếp cơ cầu nguồn vốn trước và sau cổ phần, định giá cổ phiếu, lập kế hoạch kinh doanh và định hướng cho doanh nghiệp sau khi cổ phần, tổ chức đấu giá phát hành lần đầu ra bên ngoài và tổ chức các đại lý phân phối cổ phiếu.
* Môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Khi mở tài khoản tại ABS, khách hàng sẽ được tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc đầu tư chứng khoán trên thị trường, có thể là cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết. Nếu ủy quyền giao dịch cho công ty ABS thì khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn miễn phí.
Khách hàng có thể ứng trước tiền khi thực hiện bán chứng khoán mà không phải chờ 3 ngày thanh toán theo quy định. Nếu thiếu tiền có thể cầm cố chứng khoán để vay vốn.
* Tự doanh chứng khoán.
ABS xây dựng cơ cấu đầu tư bao gồm trái phiếu và cổ phiếu niêm yết và niêm yết và các công ty có tiềm lực phát triển trên thị trường nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các cổ đông và khách hàng.
Hiện nay ABS đang quản lý danh mục chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết với khả năng sinh lời cao như: trái phiếu tập đoàn Vinashin, Vinacomin, cổ phiếu có tính thanh khoản cao như: cổ phiếu Techcombank, Habubank, VP bank…
* Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức, bảo lãnh phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán, phân phối chứng khoán. Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành: Mua lại một phần hay toàn bộ chứng khoán phát hành mới, mua số chứng khoán còn lại chưa phân phối hết của tổ chức phát hành; hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng.
* Lưu ký chứng khoán.
Thực hiện cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về lưu ký chứng khoán cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và nghĩa vụ của thành viên lưu ký.
Cung cấp các dịch vụ tiện ích về cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán và các dịch vụ tiện ích khác nhằm hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư.
Thực hiện tư vấn về quản lý chứng khoán của tổ chức phát hành, đăng ký chứng khoán và đăng ký lưu ký chứng khoán trên trung tâm lưu ký chứng khoán.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.
Khi mới thành lập vào ngày 5/11/2006, Hội Đồng Quản Trị của Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình gồm có các thành viên:
Ông Vũ Văn Tiền (chủ tịch HĐQT).
Ông Nguyễn Hoài Anh (phó chủ tịch HĐQT).
Ông Đinh Quang Tri, Nguyễn Việt Hải (thành viên HĐQT).
Từ đó đến nay, thành viên Hội Đồng Quản Trị đã có chút thay đổi như sau:
Ông Vũ Văn Tiền (chủ tịch HĐQT).
Ông Đinh Quang Tri và Nguyễn Hoài Anh (phó chủ tịch HĐQT).
Ông Hoàng Văn Ninh, Nguyễn Hùng Mạnh (thành viên HĐQT).
Ban đầu giữ chức vụ Tổng Giám Đốc công ty là Ông Nguyễn Hoài Sơn. Vì một số lý do ông Nguyễn Hoài Sơn miễn nhiễm và hiện nay không có ai giữ chức Tổng Giám Đốc công ty mà có Ông Nguyễn Hoài Anh điều hành với chức vụ là Quyền Tổng Giám Đốc.
Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình có hai Phó Tổng Giám Đốc là: Ông Nguyễn Hồng Quân và Bà Nguyễn Thị Minh Hà. Và có 5 Giám Đốc các bộ phận là:
Nguyễn Thanh Hải (giám đốc môi giới và phát triển kinh doanh).
Trần Nhật Tân (giám đốc IT).
Nguyễn Thị Khánh (giám đốc nghiệp vụ).
Cao Thị Vân Anh (giám đốc nhân sự - hành chính).
Lương Minh Tuấn (giám đốc bộ phận tư vấn).
Kế toán trưởng công ty Lương Thành Trung.
Công ty có 13 Chi nhánh ở nhiều khắp cả nước. Trụ sở chính tại tầng 4 tòa nhà 101 Láng Hạ có khoảng 12 phòng ban chức năng có những nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn riêng, đó là:
Phòng phát triển kinh doanh.
Phòng môi giới.
Phòng giao dịch chứng khoán.
Phòng tư vấn khách hàng.
Phòng tự doanh (phòng đầu tư và nguồn vốn).
Phòng phân tích.
Phòng công nghệ thông tin.
Phòng kế toán tài chính.
Phòng kế toán giao dịch và lưu ký.
Phòng hành chính – nhân sự.
Phòng quan hệ công chúng.
Phòng pháp chế và kiểm soát nội bộ.
Hiện công ty tổ chức theo cơ cấu phòng ban chức năng và cơ cấu theo khu vực địa lý. Sự kết hợp này mặc dù vẫn còn những nhược điểm của các mô hình riêng lẻ nhưng nhìn chung là khá hiệu quả, tại trụ sở chính các phòng ban có mối liên hệ bổ sung cho nhau, những phòng có trách nhiệm qua lại với nhau được xếp vào cùng khu vực cho tiện liên lạc.
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình:
Hội Đồng Quản Trị
Trụ sở chính & các chi nhánh tại Hà Nội
Chi nhánh thành phố Đà Nẵng
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh thành phố Cần Thơ
Tổng Giám Đốc
Chi nhánh thành phố Thái Bình
Chi nhánh thành phố Bắc Ninh
Chi nhánh thành phố Vũng Tàu
Chi nhánh thành phố Hải Phòng
Bảng 2: Sơ đồ tổ chức của Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình tại trụ sở chính
Q. TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI KINH DOANH
KHỐI NGHIỆP VỤ
KHỐI HỖ TRỢ
P. phát triển kinh doanh
P. Môi giới
P. Tư vấn TCDN
P. Phân tích
P. Tự doanh
P. Kế toán GD & lưu ký
P. Giao dịch chứng khoán
P. Nhân sự - Hành chính
P. Pháp chế và KSNB
P. Kế toán tài chính
P. Công nghệ thông tin
P. Quan hệ công chúng
Thư ký Ban Điều Hành
VP. HDQT
2.1.3.1. Khối nghiệp vụ.
Khối nghiệp vụ do Phó Tổng Giám Đốc là Ông Nguyễn Hồng Quân phụ trách gồm có các phòng đó là: phòng giao dịch, phòng kế toán giao dịch và lưu ký. Cụ thể
* Nhiệm vụ của Phòng giao dịch chứng khoán.
Phòng giao dịch có nhiệm vụ nhập lệnh cho các khách hàng đến tham gia giao dịch, hướng dẫn cách thức giao dịch mua bán cho khách hàng và giải đáp những thắc mắc của khách hàng về quy trình giao dịch.
Quản lý, lưu trữ các phiếu lệnh, lập báo cáo theo phạm vi được phân công và gửi cho các phòng ban liên quan. Trợ giúp phòng tự doanh trong hoạt động của họ đảm bảo cho công việc của họ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
* Nhiệm vụ của Phòng kế toán giao dịch và lưu ký.
Phòng lưu ký là rất cần thiết để hoạt động giao dịch trên thị trường thuận lợi. Phòng này sẽ giữ chứng khoán của khách hàng và thực hiện các quyền của họ khi tham gia giao dịch theo quy định.
Phòng này sẽ có những thông báo hàng ngày cho phía ngân hàng và Trung Tâm giao dịch Chứng Khoán về sự thay đổi của các khoản thanh toán giao dịch.
Trực tiếp giao dịch với kho bạc, ngân hàng nơi mở tài khoản của công ty, đối chiếu sổ sách, số dư khớp đúng và đi lĩnh tiền tại kho bạc, ngân hàng.
2.1.3.2. Khối môi giới và phát triển kinh doanh.
Do Phó Tổng Giám Đốc Nguyễn Thị Minh Hà điều hành; Bao gồm các phòng: phòng phát triển kinh doanh, phòng môi giới chứng khoán, phòng tự doanh, phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp, phòng phân tích.
* Nhiệm vụ của Phòng phát triển kinh doanh.
Lập các kế hoạch phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng kinh doanh của công ty.
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.
Tham mưu cho ban điều hành những vấn đề liên quan đến tương lai phát triển của công ty. Và làm những nhiệm vụ khác được giao.
* Nhiệm vụ của Phòng môi giới chứng khoán.
Phòng môi giới sẽ phải thu thập thông tin, phân tích và giải thích cho khách hàng về phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán, làm họ tin tưởng để ủy thác cho mình giao dịch hộ họ.
Phòng này sẽ thực hiện giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán khi được ủy thác giao dịch hay nói cách khác là trung gian đại diện cho khách hàng.
Mỗi lần giao dịch xong Phòng có nhiệm vụ báo cho khách hàng của mình về kết quả giao dịch trong ngày.
* Nhiệm vụ của Phòng phân tích.
Phân tích các cơ hội đầu tư trên thị trường từ đó đưa ra những đề xuất kinh doanh với ban giám đốc. Đồng thời có ý kiến về các vấn đề liên quan đến thị trường, về các công ty niêm yết có khả năng cho phòng tự doanh của công ty.
Đánh giá giá trị thị trường của những cổ phiếu OTC để phục vụ cho quá trình thực hiện hoạt động Repo cổ phiếu.
Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm phải có những báo cáo về tình hình thị trường chứng khoán đến toàn bộ nhân viên trong công ty và báo cáo chính thức đến Ban giám đốc.
* Nhiệm vụ Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp.
Phòng tư vấn mọi vấn đề liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp như: tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết… Trong hoạt động này, Phòng sẽ nghiên cứu về giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp khi cổ phần hóa, hoạt động, tổ chức, phương án hoạt động….
Chuẩn bị các điều kiện nhằm đáp ứng nhu cầu niêm yết theo quy định của UBCKNN về vốn cổ phần, số lượng cổ đông, tình hình tài chính..
Xem xét chỉnh sửa điều lệ công ty, xây dựng hệ thống quản lý cổ đông, tổ chức công tác chuyển nhượng phát hành chứng khoán, công bố thông tin,
Cuối cùng hoàn tất các thủ tục đăng kí niêm yết tại trung tâm chứng khoán, Lập bản cáo bạch.
* Nhiệm vụ Phòng tự doanh.
Phòng này là nơi tạo ra nhiều lợi nhuận nhất trong công ty, thường chiếm khoảng 50% lợi nhuận sau thuế của công ty. Phòng có 2 mảng hoạt động là một bộ phận chuyên viên của phòng sẽ đảm nhận việc đầu tư, và một nhóm nhân viên thực hiện khoản huy động vốn.
Họ có thể đầu tư cho chứng khoán, vàng hay đi gửi tiền tại các ngân hàng khác bằng nguồn vốn của công ty sao cho mang lại lợi nhuận cao nhất có thể. Ngoài ra họ còn nhận Repo cổ phiếu của các công ty khác rồi thu được một khoản nào đó từ chi phí làm hợp đồng.
Mặt khác là đi huy động vốn bằng việc đi vay vốn tại các ngân hàng, hoặc với những thứ giấy tờ có giá trị để mang đi Repo tại các nơi khác để tạm thời có vốn đầu tư, làm một việc gì đó cần đến tiền.
2.1.3.3. Khối hổ trợ.
Bao gồm các phòng: Phòng công nghệ thông tin, Phòng hành chính - nhân sự, Phòng quan hệ công chúng, Phòng pháp chế và kiểm soát nội bộ, Phòng kế toán tài chính. Cũng do Bà Nguyễn Thị Minh Hà phụ trách nhưng còn có sự giúp đỡ của Giám đốc Cao Thị Vân Anh.
* Nhiệm vụ của phòng công nghệ thông tin.
Vì là một công ty chứng khoán nên vấn đề công nghệ luôn phải được quan tâm sát sao. Nhiệm vụ của bộ phận này là rất quan trọng, luôn luôn đảm bảo cho hệ thống internet của công ty không gặp trục trặc.
Đặt mua máy tính, máy điện thoại và các thiết bị điện tử khác, cài đặt và bảo dưỡng định kỳ. Quản lý kho dữ liệu… và còn có việc là nghiên cứu công nghệ mới cần thiết cho hoạt động của công ty thì đặt mua và hướng dẫn sử dụng cho các chuyên viên.
Quản lý và xây dựng thiết kế website, xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống công nghệ của Công ty, thiết kế hệ thống bảo vệ riêng cho công ty.
* Nhiệm vụ của phòng hành chính - nhân sự.
Phòng nhân sự có nhiệm vụ hàng đầu là tuyển chọn nhân viên mới cho công ty, đề xuất những chương trình đào tạo để nâng cao trình độ cho nhân viên công ty
Đề xuất định mức lao động, quyết định thưởng phạt và trả lương cho nhân viên, trợ lý và chuyên viên trong công ty.
Nhận thư từ và các công văn cho các phòng trong công ty. Giao nhận và gửi các văn bản, giấy tờ cần thiết của các bộ phận, thông báo lịch nghỉ vào các ngày lễ, các quyết định của ban giám đốc cho toàn thể nhân viên.
Đặt mua và cung cấp các dụng cụ, máy tính và các đồ dùng văn phòng phẩm, các việc liên quan khác theo yêu cầu của bộ phận khác.
Trực tiếp quản lý con dấu của công ty và dấu chức danh của những thành viên trong ban điều hành công ty.
Quản lý hồ sơ cán bộ trong công ty, các chế đồ liên quan đến nhân viên theo quy định của pháp luật
* Nhiệm vụ của phòng quan hệ công chúng.
Công bố, quảng cáo và có những phương án tuyên truyền thương hiệu, hình ảnh của công ty để cho công chúng tiếp cận và tin tưởng khi làm việc với công ty chứng khoán của mình.
Cải thiện các phương thức tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của cấp trên.
Soạn thảo các chương trình tiếp thị, tuyên truyền và triển khai quảng cáo cho các hoạt động giao dịch và môi giới.
* Nhiệm vụ của Phòng pháp chế và kiểm soát nội bộ.
Kiểm tra tính pháp lý, hợp pháp của các hợp đồng. Cố vấn về những vấn đề liên quan tới luật pháp, những quy định của chính phủ, uỷ ban chứng khoán nhà nước cho các bộ phận khi họ có thắc mắc không hiểu.
Giải trình với cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế nhà nước về những khoản chi tiêu, thu được trong hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua.
Bảo mật hồ sơ, tài liệu thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo quy định; thực hiện quản lý thông tin và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định.
Tham gia đóng góp ý kiến và có những kiến nghị về mặt luật pháp đến Tổng giám đốc công ty, giải quyết khiếu nại trong phạm vi công ty.
Phòng kiểm soát nội bộ giám sát hoạt động HDQT, tổng giám đốc trong quá trình quản lý điều hành. Có văn bản thông báo cho HDQT những hành vi vi phạm và yêu cầu phải chấm dứt.
* Phòng Kế toán tài chính.
Kiểm tra các khoản tiền đi, khoản tiền về của công ty từng ngày một. Thông báo nhu cầu về tiền với phòng tự doanh để phòng này cân đối trước khi mang đi gửi, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán.
Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ của các chứng từ, hóa đơn phát sinh trong ngày, tháng, năm.
Tổng hợp và lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Chấp hành các chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề, những quy định về an toàn, định mức tồn quỹ.
Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ lương cho các phòng ban, và các chi nhánh của công ty.
2.1.4. Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình.
2.1.4.1. Hoạt động tài chính của công ty.
Khi mà nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và cũng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thì thị trường chứng khoán ngày càng có những bước phát triển mới. Rất nhiều công ty chứng khoán ra đời và cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Trong số những công ty đó có Công ty cổ phần chứng khoán An Bình. Mặc dù mới thành lập trong thời gian gần đây (tháng 11 - 2006) cũng đã có sự phát triển ở một vài điểm. Trước hết hãy xem xét về vấn đề tài chính công ty, về doanh thu đạt được.
Chỉ trong vòng 4 tháng kể từ ngày thành lập công ty đã tăng được vốn lên 330 tỷ đồng gấp hơn 6 lần so với vốn điều lệ ban đầu (50 tỷ đồng). Đây có thể nói là sự thành công của công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình. Có được sự tăng trưởng này là do thị trường chứng khoán Việt Nam vào thời điểm đó đang phát triển khá mạnh, nhiều nhà đầu tư tham gia làm cho số lượng người giao dịch tại sàn lớn. Việc tăng vốn điều lệ cũng là cách để công ty có thể phục vụ khách hàng tốt hơn nữa, tiềm lực vốn cho phát triển hoạt động của công ty cũng tăng lên.
Theo như báo cáo kết quả kinh doanh phía dưới đây thì có một điều đó là Công ty chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vì đang trong thời gian được miễn giảm. Lợi nhuận sau thuế của công ty chiếm 43.47% doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Đây chính là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty, chỉ tiêu này phản ánh việc để kiếm được một đồng lợi nhuận thì mức doanh thu phải đạt được là bao nhiêu. So với SSI một công ty chứng khoán lâu đời có tỷ suất này là 66% thì hoạt động của Công ty An Bình tạm ổn, có nghĩa các khoản trừ đi với mỗi đồng doanh thu chiếm hơn 50%.
Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán An Bình năm 2007
Đơn vị: đồng
STT
Chỉ tiêu
Lượng
Tỷ lệ
1
Doanh thu thuần
136,979,772,715
99.15%
2
Thu lãi đầu tư
1,179,746,000
0.85%
3
Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán và lãi đầu tư
138,159,518,715
100.00%
4
Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán
45,113,716,555
32.65%
5
Lợi nhuận gộp
93,045,802,160
67.35%
6
Chi phí quản lý doanh nghiệp
33,017,673,294
23.90%
7
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứng khoán
60,028,128,866
43.45%
8
Lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh
35,458,318
0.03%
9
Tổng lợi nhuận trước thuế
60,063,587,184
43.47%
10
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
-
0.00%
11
Lợi nhuận sau thuế
60,063,587,184
43.47%
(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2007 của công ty Chứng khoán An Bình)
Chi phí hoạt động khá cao, có thể thấy một đồng doanh thu được tạo ra thì cần 0.33 đồng chi phí, tức chi phí xấp xỉ 1/3 doanh thu, hơi nhiều vì không phải công ty chỉ mất chi phí này mà còn có chi phí vận hành và quản lý doanh nghiệp, hai khoản này chiếm hơn 1 nửa doanh thu của công ty trong một năm. Nếu phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp thì thật sự công ty không hoạt động hiệu quả chút nào.
Chỉ tiêu đáng quan tâm hơn cả là ROE đo lường mức lợi nhuận trên một đồng vốn cổ đông. Tính sơ qua ta có:
ROE = lợi nhuận kinh doanh sau thuế/bình quân vốn chủ sở hữu trong năm =27.36% , chỉ số này lớn hơn 15% là đạt, công ty có ROE càng cao hoạt động càng hiệu quả, đây là chỉ tiêu khá quan trọng khi đánh giá khả năng sinh lời của một công ty.
2.1.4.2. Tình hình các hoạt động khác của công ty.
Mặc dù mới thành lập không lâu song công ty đã có mạng lưới rộng khắp trong cả nước với số lượng nhân viên ngày càng tăng mạnh. Tính đến thời điểm 24/12/2007 công ty có khoảng gần 200 nhân viên đều có hiểu biết cơ bản về chứng khoán. Có khoảng 22 nhân viên chiếm 16% tổng số nhân viên công ty đã từng đi du học ở các nước phát triển như: Pháp, Hà Lan, Anh, Mỹ… Cả công ty có 1 người có bằng tiến sĩ, 16 người có bằng thạc sĩ, còn lại đều là cử nhân kinh tế hoặc các ngành quản trị kinh doanh, luật kinh tế, tài chính ngân hàng, kế toán. Các nhân viên có một số người đã từng giữ các chức cao trong các công ty khác như Citibank, techcombank, Habubank, Công ty chứng khoán Đại Việt…
Tại trụ sở chính của Công ty Cổ phần Chứng khoán An bình hiện có 12 phòng ban với 130 nhân viên phân bố tại các tầng 23, 22, 4, 1 của toà nhà 101 Láng Hạ - Hà Nội; các phòng thuộc 3 khối: nghiệp vụ, môi giới kinh doanh và khối hỗ trợ. Phòng môi giới và giao dịch chứng khoán hiện có nhiều nhân viên nhất công ty với hơn 12 người. còn lại trung bình mỗi phòng có từ 6 - 7 nhân viên.
Công ty đang muốn mở rộng phạm vi hoạt động nên thành lập rất nhiều chi nhánh nên cần một đội ngũ nhân viên có chuyên môn. Vì thế bộ phận nhân sự của công ty đang gấp rút tuyển chọn nhân viên cho các vị trí còn thiếu. Cơ chế tuyển người trong công ty là: phải trải qua một bài kiểm tra dịch tiếng Anh - tiếng Việt, một bài kiểm tra về hiểu biết chứng khoán, và một bài phỏng vấn với người có trách nhiệm. Nhưng để được vào vòng này bạn cần phải qua bước sơ tuyển ban đầu bằng việc gửi hồ sơ.
Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tuyển người. Vì một thị trường chứng khoán mới bước đầu phát triển như hiện nay thì đội ngũ nhân viên mà có kinh nghiệm trước đó là khan hiếm. Khi tuyển nhân viên về thì công ty phải đào tạo từ đầu rất tốn kém chi phí. Sự tranh giành nhân tài giữa các công ty cũng rất gay gắt.
Thiếu người nên công ty có chính sách đó là tuyển sinh viên vào thực tập đào tạo qua để làm việc, tạm thời giải quyết vấn đề thiếu hụt trong thời gian ngắn. Sinh viên trở thành nhân viên tạm thời của công ty trong thời gian này, từ đó có thể học hỏi được chút ít kinh nghiệm trong khi làm việc ở đây. Đây là một đóng góp đáng kể và rất có ích cho sinh viên sau này.
Hoạt động quan hệ công chúng của công ty không có nhiều điểm đáng chú ý lắm. Công ty chỉ có một vài quảng cáo trên báo chí, trang web thì chưa được cập nhập thường xuyên và chưa hoàn thiện, một vài thông tin của công ty chưa được đưa ra như hệ thống phòng ban, từng bước tiến trong thời gian qua, những thành tựu. Chưa quảng cáo rộng rãi, kế hoạch phát triển thương hiệu chưa thực sự có hiệu quả. Số lượng người đến giao dịch tại sàn chưa cao. Mặc dù cũng có tổ chức một số chương trình như phát thưởng cho khách hàng lâu năm, khách hàng lớn của công ty vào dịp năm mới, kỷ niệm thành lập…
Công ty có quan hệ kinh doanh với một số tổ chức lớn như: ngân hàng quốc tế, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng Sài gòn - Hà nội… Hiện công ty có 100 000 tài khoản khách hàng, đã tổ chức thành công nhiều đợt phát hành cho các doanh nghiệp và công ty khác như: phát hành thành công thêm 1000 cổ phiếu cho công ty EVN.
Công ty trang bị hệ thống thiết bị hiện đại. Mọi nhân viên trong công ty đều có máy điện thoại bàn riêng, tùy theo tính chất công việc mỗi người hoặc có máy tính xách tay hoặc máy tính bàn. Cả công ty nối mạng internet, wifi. Công ty còn đầu tư hệ thống phân tích Reuters, là hệ thống phân tích chất lượng cao, nhưng bù lại chi phí vận hành thì cũng khá cao. Có 3 bảng điện tử phục vụ nhà đầu tư đến giao dịch và 2 bảng dùng cho nhà đầu tư đến tham gia dịch vụ tư vấn.
Có thể nói trong năm qua công ty chứng khoán An Bình đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đã thu được một số thành tựu đáng kể. Công ty sẽ còn tiến xa hơn nữa trong lĩnh vực mới này, kế hoạch đến năm 2008 công ty cố gắng tăng vốn điều lệ lên là 1200 tỷ đồng, trở thành một công ty đi đầu trong làng chứng khoán hiện nay, trong tương lai. Công ty cũng đang cố gắng phát triển mảng môi giới chứng khoán vì nó là nơi kiếm ra nhiều lợi nhuận trong thời gian lâu dài, ổn định.
2.2. Hoạt động tự doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình.
2.2.1. Kết quả đạt được.
Trong thời gian đầu mới thành lập công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, chưa có kinh nghiệm nhiều trong mảng môi giới, tư vấn thì hoạt động tự doanh là hoạt động có đóng góp quan trọng. Nhưng ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20140.doc