Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lập dự án tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam

MỤC LỤC

TRANG

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 3

1. Khái niệm đầu tư 3

2. Phân loại hoạt động đầu tư 3

3. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển 5

II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8

1. Khái niệm dự án đầu tư 8

2. Chu kỳ dự án đầu tư 9

3. Phân loại Dự án đầu tư 9

4. Sự cần thiết phải đầu tư theo dự án 10

5. Vai trò của dự án đầu tư 11

6. Nội dung của dự án đầu tư 12

7. Các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu tư 13

III. CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 15

1. Khái niệm 15

2. Các yêu cầu của công tác lập dự án 15

3. Các bước của quá trình lập dự án đầu tư 16

4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới công tác lập dự án 17

CHƯƠNG II. 19

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM 19

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM 19

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam 19

1.1. Giai đoạn từ 1980 đến 1990 19

1.2. Từ năm 1990 đến nay 20

2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty 23

3. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 24

II. QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM 25

1. Dự án đầu tư 26

2. Thoả thuận chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi 27

3. Thời gian thoả thuận chủ trương đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi do Công ty trình Tổng Công ty như sau: 28

III. CÁC BỘ PHẬN THAM GIA LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 31

1. Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty 31

2. Hội đồng tư vấn đầu tư 32

3. Ban Tổng giám đốc Tổng công ty 33

4. Phòng Đầu tư 34

5.Văn phòng 39

6. Phòng tổ chức - lao động 39

7. Phòng Tài chính – kế hoạch 40

8. Phòng Đấu thầu và Quản lý dự án 40

9. Phòng Pháp chế 40

10.Ban quản lý dự án đầu tư 41

11. Phòng Kinh doanh Tổng công ty 41

12. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty 41

13. Các phòng, ban và các đơn vị khác 43

IV. QUẢN LÝ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 43

IV.CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC TRIỂN KHAI VÀ MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 45

1. Một số dự án hoàn thành năm 2003 như sau: 45

2.1. Các dự án nhóm A 46

2.1.1. Dự án sản xuất công nghiệp 46

1. Dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá - Thị Trấn Cát Bà - Huyện Cát Hải- Thành phố Hải Phòng 47

2. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hoà Lạc 48

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM 60

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 60

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN Ở TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM 61

1. Đầu tư vào công tác tổ chức lập dự án 62

2. Đầu tư đổi mới công nghệ nhằm phục vụ cho các công tác khảo sát thiết kế và lập dự toán công trình 65

3. Thực hiện chấn chỉnh và tăng cường khâu quản lí kinh tế kĩ thuật 65

4. Điều chỉnh thu nhập, cơ chế thưởng phạt hợp lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công ty, nâng cao năng suất lao động 67

5. Thực hiện tiết kiệm chi phí 69

6. Tăng cường các khâu giám sát tất cả các giai đoạn từ khâu lập dự án cho tới khâu thực hiện dự án 70

7. Những kiến nghị với Bộ XD và Nhà nước 70

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lập dự án tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án. 3. Thời gian thoả thuận chủ trương đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi do Công ty trình Tổng Công ty như sau: - Thoả thuận chủ trương đầu tư: không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày Tổng Công ty nhận được Văn bản đề nghị thoả thuận chủ trương đầu tư của Công ty. - Thoả thuận báo cáo nghiên cứu khả thi: không quá mười lăm ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo nghiên cứu khả thi do Công trình. Đối với những Dự án lớn, phức tạp thì thời gian thoả thuận được phép kéo dài nhưng không quá 21 ngày kể từ ngày công ty trình báo Báo cáo nghiên cứu khả thi. 4.Thoả thuận phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu: Công ty trình Tổng Công ty đề nghị thoả thuận kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu trước khi trình Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt theo các quy định hiện hành của pháp luật. Cụ thể quy trình các bước lập dự án đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Quyết định cho phép đầu tư Lập BCNC tiền khả thi (DA nhóm a, DA nhóm B nếu cần thiết) Lập BCNC khả thi (DA nhóm B, DA nhóm C có vốn đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên) Lập Báo cáo đầu tư ( DA có vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng) Thẩm định Dự án đầu tư Dự án nhóm A: Các Bộ, Ngành giúp việc cho Chính phủ Dự án nhóm B, C: Bộ phận giúp việc của người có thẩm quyền QĐ đầu tư BC đầu tư, trình người có thẩm quyền QĐ đầu tư, không phải thẩm định Phê duyệt dự án đầu tư Dự án nhóm A: Thủ tướng Chính phủ Dự án nhóm B, C: UBND các Tỉnh, Thành phố; Chủ tịch HĐQT TCT Triển khai tư vấn đấu thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư Lập dự án đầu tư Quyết định của cơ quan có thẩm quyền phù hợp với tính chất của Dự án Chủ đầu tư lập tờ trình gửi các cơ quan chức năng thẩm định (phù hợp với tính chất dự án) xin thẩm định DA đầu tư Cơ quan có chức năng ra văn bản thẩm định Chủ đầu tư lập tờ trình gửi cơ quan có thẩm quyền xin phê duyệt DA đầu tư Quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực thông qua hợp đồng Kinh tế - Nội dung chủ yếu của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi + Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư. + Quy mô đầu tư, hình thức đầu tư. + Chọn địa điểm xây dựng, dự kiến sử dụng đất (phân tích đánh giá cụ thể những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư). + Phân tích, lựa chọn sơ bộ phương án xây dựng. + Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng hoàn vốn, trả nợ, thu lãi. + Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế-xã hội. +Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác các dự án thành phần hoặc tiều dự án (nếu có). + Các văn bản pháp lý cần thiết kèm theo dự án để trình duyệt (QĐ cho phép đầu tư, thoả thuận quy hoạch…). + Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chỉ thực hiệnc các khoản 1,2,4,6,7,8. - Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi. + Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. + Lựa chọn hình thức đầu tư. + Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với DA có sản xuất). + Các phương án có địa điểm cụ thể phù hợp với quy hoạch xây dựng. + Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có). + Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. + Phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. + Xác định rõ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng hoàn vốn, trả nơ, thu lãi. + Phương án quản lý khai thác Dự án và sử dụng lao động. + Phân tích hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế-xã hội. + Tiến độ thực hiện dự án, dự án nhóm C phải lập kê hoạch đấu thầu. + Kiến nghị hình thức quản lý dự án. + Xác định chủ đầu tư. + Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án. + Các văn bản pháp lý cần thiết kèm theo Dự án để trình duyệt (QĐ cho phép đầu tư, thoả thuận quy hoạch…) + Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ thực hiện các khoản 1,2,6,8,9,10,11,12,13,14. III. Các bộ phận tham gia lập dự án đầu tư 1. Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty - Quyết định các chủ trương của Tổng công ty - Xem xét và phê duyệt kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn của toàn Tổng công ty. - Xem xét phê duyệt: + Các dự án đầu tư. + Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. + Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu. + Quyết toán vốn đầu tư. - Riêng dự án nhóm A thì cấp phê duyệt và Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng (khi được uỷ quyền). - Chỉ đạo toàn Tổng công ty thực hiện đầu tư. - Thanh tra công tác đầu tư của toàn Tổng công ty. 2. Hội đồng tư vấn đầu tư - Hội đồng tư vấn đầu tư bao gồm: thành viên HĐQT, các Phó tổng giám đốc, đại diện thường vụ Đảng uỷ, Công đoàn Tổng công ty, kế toán trưởng, các trưởng phòng Đầu tư, Kế hoạch, Pháp chế, và các phòng ban khác có liên quan đến dự án, Thủ trưởng đơn vị trình dự án đầu tư, Một số chuyên viên kinh tế, kỹ thuật của Tổng công ty (được mời khi cần thiết), Chuyên gia kinh tế, kỹ thuật ngoài Tổng công ty (được mời khi có yêu cầu của từng dự án cụ thể). - Hội đồng tư vấn đầu tư có trách nhiệm xem xét và tham gia ý kiến bằng văn bản đối với các dự án đầu tư sau khi dự án đó được HĐQT đồng ý chủ trương đầu tư để HĐQT Tổng công ty xem xét quyết định đầu tư. - Nội dung xem xét như sau: + Xem xét dự án đầu tư có phù hợp với các điều kiện quy định của pháp luật về quy hoạch, lãnh thổ, khai thác tài nguyên khoáng sản; + Xem xét các vấn đề kỹ thuật của dự án về công nghệ, quy mô sản xuất, phương án kiến trúc, quy chuẩn xây dựng; + Xem xét dự án có phù hợp về sử dụng đất đai, môi trường và boả vệ sinh thái, phòng chống cháy nổ , an toàn lao động và vấn đề xã hội khác; + Xem xét về vấn đề thị trường, giá cả, tiếp thị nguồn cung ứng nhân lực, nguyên nhiên vật liệu và vấn đề kinh tế của dự án; - Riêng đối với dự án từ 500 triệu trở xuống thì phòng Đầu tư trình dự án lên HĐQT phê duyệt không cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư. 3. Ban Tổng giám đốc Tổng công ty - Đề xuất các chủ trương đầu tư của toàn Tổng công ty. Báo cáo chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn trước Hội đồng quản trị. - Xây dựng để trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn của toàn Tổng công ty. - Xem xét các dự án đầu tư trước khi trình Hội đồng quản trị xem xét và ra quyết định đầu tư. - Đề xuất về nội dung dự án, khả năng về tài chính và tính khả thi cho các dự án đầu tư. - Tổ chức chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện các dự án đầu tư đã được Hội đồng quản trị phê duyệt theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng. - Kiểm tra và giám sát công tác thực hiện đầu tư của toàn Tổng công ty. - Quyết định giao nhiệm vụ cho các đơn vị thay mặt Tổng công ty làm Chủ đầu tư thực hiện các dự án hoặc thi công công trình và các quyết định tổ chức thực hiện đầu tư theo thẩm quyền. - Ký kết các hợp đồng kinh tế. - Ký và phê duyệt thanh quyết toán các dự án đầu tư (trừ tổng quyết toán). 4. Phòng Đầu tư a. Công tác kế hoạch: - Lập kế hoạch đầu tư, dự kiến các nguồn vốn đầu tư hàng năm của Tổng công ty. - Thường xuyên báo cáo tiến độ, tình hình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các Dự án cho lãnh đạo Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước khác theo quy định. - Tổng hợp chung tình hình đầu tư của Tổng công ty. b. Công tác tham mưu: - Chủ động đề xuất các ý tưởng đầu tư mới, báo cáo lên Lãnh đạo Tổng công ty. - Đề xuất góp ý các chủ trương, chiến lược đầu tư của Tổng công ty. - Đề xuất các quy trình thực hiện, phương pháp thực hiện công tác đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. - Thường xuyên nghiên cứu và cập nhật những quy định của Nhà nước về đầu tư để phục vụ công tác đầu tư của Tổng công ty. - Góp ý kiến các văn bản đầu tư của Nhà nước khi được yêu cầu. c. Công tác quản lý đầu tư: - Là đầu mối quản lý các Dự án đầu tư xây dựng, Dự án đầu tư chiều sâu... của toàn Tổng công ty. - Theo dõi và phối hợp với Ban quản lý của các Dự án do Tổng công ty trực tiếp là Chủ đầu tư những việc thực hiện đầu tư từ khâu lập chuẩn bị đầu tư đến khâu hoàn thành đưa Dự án vào khai thác sử dụng. - Theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị thành viên trong việc thực hiện đầu tư các Dự án theo đúng quy định quản lý đầu tư và xây dựng cũng như Quy trình đầu tư của Tổng công ty ban hành. - Tập hợp ý kiến soạn thảo các quy chế, quy trình của Tổng công ty phục vụ công tác quản lý đầu tư của Tổng công ty. - Đề xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý đầu tư, theo dõi tình hình đầu tư của Tổng công ty. - Cập nhật và cung cấp đầy đủ, hướng dẫn kịp thời các quy định đầu tư mới của Nhà nước đến các đơnvị thành viên trong Tổng công ty làm cơ sở thực hiện. - Quản lý hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến công tác đầu tư của Tổng công ty. d. Công tác thực hiện: - Đối với các Dự án đầu tư thuộc nhóm A và B: Tiếp nhận các dự kiến, chủ trương của Lãnh đạo Tổng công ty, nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư, xem xét khả năng huy động các nguồn vốn... để tham mưu cho Hội đồng quản trị Tổng công ty có kết luận quyết định chủ trương đầu tư (thông qua các số liệu phân tích kinh tế, ý kiến chuyên gia...). - Khi có chủ trương đầu tư thì tiến hành điều tra khảo sát và lập kế hoạch đầu tư và báo cáo trình Hội đồng quản trị Tổng công ty. - Tiến hành xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư về dự án. Đối với các dự án đầu tư mới dưới 500 triệu sau khi có đồng ý chủ trương đầu tư của Hội đồng quản trị, phòng Đầu tư Tổng công ty sẽ trực tiếp xin ý kiến lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt Báo cáo đầu tư mà không cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư. - Sau khi có quyết định đầu tư của Lãnh đạo Tổng công ty thì tuỳ theo quy mô đầu tư mà tiến hành hai bước Nghiên cứu tiền khả thi và Nghiên cứu khả thi, đảm bảo các yêu cầu của Quy chế đầu tư và xây dựng. - Lập Dự án: + Tự tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các Dự án do Tổng công ty làm Chủ đầu tư trong điều kiện cho phép về nhân sự và cơ sở vật chất. + Xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty trong việc thuê chuyên gia phối hợp hoặc thuê tổ chức tư vấn có chuyên môn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi các Dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư trong trường hợp không tự tổ chức thực hiện được. + Hướng dẫn các đơn vị thành viên lập hoặc thuê lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi cho các Dự án đầu tư của các đơn vị thành viên Tổng công ty. - Thẩm định: + Thẩm định hoặc xin ý kiến Lãnh đạo Tổng công ty để thuê thẩm định và thực hiện các thủ tục trình duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi các Dự án đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư xây dựng và Quy trình đầu tư của Tổng công ty, phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư xây dựng. + Làm đầu mối cho việc lập và thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của các Dự án đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành. + Lên kế hoạch và đề xuất nhân sự có năng lực, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập bộ phận thẩm định các Dự án đầu tư trực thuộc phòng Đầu tư. - Phê duyệt: + Đối với các Dự án thuộc nhóm A, phòng Đầu tư phải chuẩn bị tờ trình lên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty để Chủ tịch Hội đồng quản trị ký trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt và sau khi Chủ tịch Hội đồng quản trị trình thì hoàn thiện hồ sơ Nghiên cứu tiền khả thi hoặc Nghiên cứu khả thi lên cấp có thẩm quyền quy định. Tuỳ theo tình hình thực tế công việc phòng Đầu tư có thể báo cáo Lãnh đạo Tổng công ty xin ý kiến chỉ đạo để thành lập ban chuẩn bị Dự án (hoặc Ban Quản lý Dự án), Ban sẽ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo Tổng công ty theo Quy chế hoạt động của Ban. + Đối với các Dự án thuộc nhóm B và C (theo phân cấp do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt), phòng Đầu tư phải chuẩn bị quyết định đầu tư theo các nội dung đã được quy định trong Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư vào sổ nghị quyết đầu tư làm căn cứ cho Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt. + Làm đầu mối cho việc phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi, Nghiên cứu khả thi; thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các Dự án đầu tư của các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành. - Chủ trì tổ chức các buổi báo cáo thẩm định, phê duyệt Dự án đầu tư của Tổng công ty. - Chủ trì các cuộc hội thảo, hội nghị, mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư nhằm nâng cao kiến thức đầu tư của cán bộ Tổng công ty, thúc đẩy tiến trình đầu tư của Tổng công ty. - Chủ động liên hệ mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong quá trình triển khai các Dự án đầu tư nếu thấy cần thiết. - Thực hiện các công việc khác khi được phân công. e. Quyền hạn của phòng Đầu tư: - Chủ động đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty những sáng kiến, biện pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. - Được sử dụng đúng mục đích và đúng quy định đối với các chi phí cần thiết và các trang thiết bị của Tổng công ty để giải quyết công việc. - Được quyền góp ý vào các việc giải quyết công việc của các Phòng ban khác về đầu tư khi thấy có dấu hiệu trái pháp luật hoặc có ảnh hưởng tới hoạt động của Tổng công ty. - Có quyền báo cáo Tổng công ty không thực hiện những nhiệm vụ được giao, khi nhiệm vụ ấy được coi là trái pháp luật, vi phạm chính sách của Nhà nước. - Có quyền đề nghị phòng ban khác giúp đỡ phối hợp giải quyết công việc. Việc đề nghị phải được ghi bằng văn bản hoặc gặp trực tiếp. - Sắp xếp, phân công việc đối với các nhân viên trong nội bộ phòng mình theo khả năng từng người, đảm bảo hiệu quả công việc. f. Trách nhiệm của Phòng Đầu tư: - Phục tùng và chấp hành chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc của phòng trước lãnh đạo Tổng công ty. - Chịu trách nhiệm phổ biến trong nội bộ Phòng đối với những quy định, quy chế, thông báo của Tổng công ty và Nhà nước, chịu trách nhiệm thực hiện các quy định này. - Cán bộ, công nhân viên trong phòng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Tổng công ty nếu cố ý gây thiệt hại cho Tổng công ty theo quy định của pháp luật. - Nộp đầy đủ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ về hoạt động của phòng theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng công ty. 5.Văn phòng - Chịu trách nhiệm tiếp nhận các công văn của cung cấp đơn vị trình lên Hội đồng quản trị. - Kịp thời bố trí các phương tiện đi lại, làm việc khi ca phòng, ban trực thuộc Tổng công ty cần đi thực địa của dự án. - Phối hợp với phòng Đầu tư hoặc các phòng ban chức năng của Tổng công ty để bố trí phòng họp và các thiết bị phục vụ cho cuộc họp về các dự án của Tổng công ty. - Các công việc khác khi được phân công. 6. Phòng tổ chức - lao động - Phối hợp với phòng Đầu tư Tổng công ty trình Tổng giám đốc quyết định thành lập Ban quản lý đối với các dự án do Tổng công ty trực tiếp là Chủ đầu tư. - Tổ chức tuyển chọn và sắp xếp nhân sự cho Ban quản lý và các dự án đầu tư đi vào vận hành sản xuất. - Các công việc khác khi được phân công. 7. Phòng Tài chính – kế hoạch - Tham gia ý kiến đóng góp về nội dung tài chính và tính khả thi cho các dự án đầu tư. - Chuẩn bị kế hoạch về nguồn vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn và hàng năm cho các dự án, cung cấp tài chính cho các dự án. - Phối hợp với phòng Đầu tư Tổng công ty trong việc kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính của dự án đảm bảo cho dự án có đủ vốn để hoạt động và hoạt động an toàn và có hiệu quả. - Kiểm tra và thanh toán các chi phí phục vụ dự án. - Xem xét thẩm định các hồ sơ xin quyết toán của các dự án. - Các công việc khác khi được phân công. 8. Phòng Đấu thầu và Quản lý dự án - Phối hợp với phòng Đầu tư Tổng công ty về công tác quản lý chất lượng công trình. - Có trách nhiệm thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đối với các dự án Tổng công ty phê duyệt khi được yêu cầu. - Các công việc khác khi được phân công. 9. Phòng Pháp chế Tham gia ý kiến đóng góp về nội dung trình tự thực hiện dự án và tính khả thi cho các dự án đầu tư. Tham gia ý kiến đối với các hợp đồng kinh tế. Cung cấp đầy đủ các tài liệu, các quy định của Nhà nước về đầu tư để phục vụ công tác đầu tư của Tổng công ty. Tư vấn và giám sát về mặt pháp lý đối với ca dự án của toàn Tổng công ty. - Các công việc khác khi được phân công. 10.Ban quản lý dự án đầu tư - Ban quản lý dự án đầu tư được Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định thành lập nhằm thực hiện chức năng Chủ đầu tư trong dự án đầu tư cụ thể. - Quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý dự án đầu tư được quy định bởi một quy chế riêng và tuân theo các quy định của quy chế nahỳ và các quy định khác của pháp luật. - Các công việc khác khi được phân công. 11. Phòng Kinh doanh Tổng công ty - Tham gia vào công tác đầu tư của Tổng công ty để giúp Tổng công ty lựa chọn đối tác cung cấp thiết bị, vật tư hợp lý nhất góp phần làm dự án nâng cao hiệu quả đồng thời nắm bắt được yêu cầu của dự án để tham gia cung ứng thiết bị vật tư cho dự án. - Các công việc khác khi được phân công. 12. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty - Các đơn vị thành viên khi đầu tư phải tuân theo các quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng, quy trình đầu tư của Tổng công ty và quy chế đầu tư của Tổng công ty. - Đề xuất các chủ trương đầu tư trình lên Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt. - Chịu trách nhiệm về tài chính, huy động vốn đối với các dự án của đơn vị mình. - Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư. Trình tự chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và các quy chế của Tổng công ty. - Sau khi có chủ trương đầu tư thì tiến hành điều tra khảo sát và tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư để lấy ý kiến Hội đồng tư vấn đầu tư và trình Hội đồng quản trị Tổng công ty bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng. - Tiến hành các thủ tục về xin giao đất hoặc thuê đất, xin phép khai thác tài nguyên, lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế… - Sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư được phê duyệt thì tiến hành tổ chức lập, thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán và trình Hội đồng quản trị. - Tổ chức đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị theo đúng quy chế đấu thầu - Chịu trách nhiệm đàm phán và ký kết hợp đồng đối với các nhà thầu được lựa chọn. - Tổ chức khởi công công trình bảo đảm chất lượng công trình và đưa công trình vào hoạt động phát huy được hiệu quả đầu tư. - Sau khi đưa công trình vao hoạt động tiến hành quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước. - Báo cáo quá trình đầu tư dự án thường xuyên hay đột xuất cho Tổng công ty theo quy định chung của Tổng công ty và của Nhà nước. 13. Các phòng, ban và các đơn vị khác - Phối hợp với phòng Đầu tư và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty tham gia với chức năng của mình để dự án đầu tư của Tổng công ty triển khai được thuận lợi, bảo đảm an toàn và hiệu quả. - Các công việc khác khi được phân công. IV. Quản lý công tác lập dự án đầu tư Các hoạt động quản lý của Tổng Công ty đều được xây dựng theo mô hình quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2000. Hoạt động của dự án cũng được quản lý theo tiêu chuẩn trên. Mỗi khi có một dự án triển khai sẽ có một người chỉ đạo, một người đôn đốc và một người thực hiện (chủ nhiệm dự án). Người chỉ đạo thường là Phó Tổng Giám đốc có trách nhiệm kiểm tra tình hình lập dự án sao cho dự án tuân thủ đúng quy định cuả Nhà nước. Người đôn đốc thường là trưởng hoặc phó phòng, sau khi nhận được mệnh lệnh sẽ giải thích, truyền đạt cho người thực hiện và động viên thúc đẩy mọi thành viên của tổ dự án tích cực hoàn thành nhiệm vụ. Người đôn đốc còn có nhiệm vụ rất quan trọng là phối hợp hài hoà các khâu, các bộ phận để cho quá trình lập dự án diễn ra suôn sẻ. Mỗi khi có trục trặc xảy ra trong quá trình lập dự án người đôn đốc phải nhanh chóng phát hiện và đề ra phương án xử lý để xin ý kiến chỉ đạo. Người thực hiện có trách nhiệm đảm bảo cho các khâu của quá trình lập dự án diễn ra đúng tiến độ đảm bảo về chất lượng và số lượng. Mỗi khi gặp khó khăn ngừơi thực hiện phải nhanh chóng báo cáo lên cấp trên để được hướng dẫn và trợ giúp. Mọi quá trình, hoạt động của Công tác lập dự án của Vinaconex đều đuợc lập kế hoạch và kiểm soát theo các quy trình tương ứng để đảm bảo kết quả thu được đều phù hợp với yêu cầu đã xác định. Mỗi dự án trước khi được triển khai sẽ đề ra một tiến độ dựa trên tình hình hoàn cảnh thực tế cuả dự án. Người chỉ đạo sẽ dựa trên bảng tiến độ đó để so sánh mức độ hoàn thành và kiểm tra kiểm soát các dự án . Việc kiểm tra bao gồm: + Xây dựng kế hoạch chất lượng cho mỗi dự án + Các tài liệu chỉ dẫn cách thức thực hiện các công việc mà nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng + Các quá trình hoạt động mới có ảnh hưởng đến chất lượng dự án được kiểm soát giám sát trong quá trình tiến hành Cán bộ chuyên môn tham gia vào thực hiện quá trình lập dự án đều được quy định yêu cầu trình độ kinh nghiệm trong bản mô tả công việc của các vị trí tương ứng. Trưởng phòng sẽ thường xuyên giám sát quá trình thực hiện các dự án về mặt tiến độ chất lượng thông qua các báo cáo hàng tuần hàng tháng và kiểm tra hiện trường định kỳ hoặc đột suất. - Phòng Đầu tư + Là đầu mối quản lý các Dự án đầu tư xây dựng, Dự án đầu tư chiều sâu…của toàn Công ty. + Theo dõi và phối hợp với BQL của các Dự án do Tổng Công ty trực tiếp la Chủ đầu tư những việc thực hiện đầu tư từ khâu lập chuẩn bị đầu tư đến khâu hoàn thành Dự án đưa vào khai thác và sử dụng. + Theo dõi hỗ trợ các đơn vị thành viên trong việc thực hiện đầu tư các Dự án theo đúng Quy định quản lý đầu tư và xây dựng cũng như Quy trình đầu tư của Tổng Công ty ban hành. + Tập hợp ý kiến soạn thảo các quy chế, quy trình của Tổng Công ty phục vụ công tác quản lý đầu tư của Tổng Công ty. + Đề xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý đầu tư, theo dõi tình hình thực hiện đầu tư của Tổng Công ty. + Cập nhật và cung cấp đầy đủ, hướng dẫn kịp thời các quy định đầu tư mới của Nhà nước đến các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty làm cơ sở thực hiện. + Quản lý hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến công tác đầu tư của Tổng Công ty. IV.Các dự án được triển khai và một số vướng mắc trong công tác lập dự án đầu tư. 1. Một số dự án hoàn thành năm 2003 như sau: * Dự án sản xuất công nghiệp 1. Đá ốp lát nhân tạo cao cấp rung ép chân không chất dính hữu cơ 2. Đá ốp lát nhân tạo cao cấp rung ép chân không chất kết dính xi măng * Dự án hạ tầng, đô thị, khu công nghiệp 3. Nhà điều hành Vinacone TP Hồ Chí Minh 4. Dự án phát triển nhà ngã 3 Đôn Niệm 5. Dự án nhà ở số 1Đ2 Ngô Gia Tự * Dự án sản xuất công nghiệp 6. Nhà máy sản xuất kính dán phẳng an toàn 7. Nhà máy sản xuất gạch Teazzo 8. Dự án cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng khu DSK 9. Nhà máy sản xuất cấu kiện bêtông dự ứng lực tại Đắc Lắc 10. Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết 11. Xưởng sản xuất ống bê tông ly tâm đúc sẵn 12. Dự án đầu tư xưởng sản xuất ống cống BT ly tâm 13. Đầu tư xưởng sản xuất cống ly tâm va rung 14. Gara sửa chữa ô tô 15. Khu dịch vụ bảo hành cung cấp vật tư và phục vụ XL ngành nước 16. Dự án dây chuyền nghiền sàng đã Hà Nam 2. Danh mục các dự án đầu tư trong kế hoạch đầu tư năm 2004 2.1. Các dự án nhóm A 2.1.1. Dự án sản xuất công nghiệp Dự án xi măng Cẩm Phả Dự án xi măng Yên Bình 2.2. Dự án thuỷ điện 3. Nhà máy thuỷ điện Chu Linh - Cốc San 4. Dự án thủy lợi, thuỷ điện Cửa Đạt 2.3. Dự án đổi đất lấy hạ tầng 5. Khu đô thị mới Hồ sen - Cầu rào 6. Dự án đường giao thông Láng Hoà Lạc, giai đoạn 2 7. Dự án đầu tư xây dựng khu dọc tuyến đường Láng - Hoà Lạc… Còn rất nhiều dự án trong kế hoạch đầu tư xây dựng Năm 2004. Cụ thể gần 200 dự án trong kế hoạch. Vì vây, công tác lập dự án Tại Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam đang ngày một được hoàn thiện hơn tuy nhiên không tránh khỏi những tồn tại cả về mặt chủ quan lẫn khách quan làm ảnh hưởng đến chất lượng các dự án được lập. Dưới đây là một số vướng mắc cụ thể trong các dự án được lập tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam. Ví dụ một số dự án cụ thể và những vướng mắc trong công tác đầu tư dự án: 1. Dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá - Thị Trấn Cát Bà - Huyện Cát Hải- Thành phố Hải Phòng * Thông tin chung về dự án Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị du lịch Cái Giá tại thị trấn Cát Bà - Huyện Cát Hải - Thành phố Hải Phòng là một dự án lớn với vốn đầu tư trên 4.500 tỷ đồng được xây dựng trên diện tích 173.8 ha. Bao gồm nhiều hạng mục công trình như: Nhà ở, nhà nghỉ, biệt thự, trung cư, trung tâm thương mại, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ du thuyền, nhà nổi, công viên cây xanh và các hệ thống khách sạn 3,4,5 sao phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch và nhà ở * Tổng mức đầu tư của dự án: 4.581.421 triệu đồng * Thời gian khởi công hoàn thành: Dự án được khởi công vào Quý I/2004 và hoàn thành Quý IV/2010 * Triển khai dự án, những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24110.DOC
Tài liệu liên quan