MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THÔNG TIN
TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT . 1
1.1. Tổng quan về sản phẩm thông tin tín hiệuđường sắt . 1
1.1.1. Sản phẩm thông tin . 1
1.1.2. Sản phẩm tín hiệu . 2
1.2. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu đường sắt . 3
1.2.1. Sản phẩm thông tin . 3
1.2.2. Sản phẩm tín hiệu . 3
1.2.3. Chất lượng duy tu thiết bị TTTH . 4
1.3. Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu đường sắt . 5
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THÔNG TIN TÍN HIỆU ĐƯỜNG
SẮT SÀI GÒN. 7
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TTTH ĐS Sài Gòn . 7
2.1.1. Quá trình thành lập Công ty . 7
2.1.2. Quá trình phát triển của Công ty. 7
2.1.3. Nhiệm vụ sản xuất của Công ty . 9
2.1.4. Chính sách chất lượng của Công ty . 10
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty. 10
2.1.6. Đặc điểm công nghệ và các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty. 18
2.2. Kết quả hoạt động của Công ty trong cácnăm 2006, 2007 . 20
2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006, 2007 . 20
2.2.2. Mặt mạnh . 21
2.2.3. Mặt yếu . 22
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM THÔNG TIN TÍN HIỆU TẠI CÔNG TY TTTH ĐS SÀI GÒN . 23
3.1. Các quy định chung. 23
3.2. Đánh giá chất lượng duy tu sản phẩm (CSP). 24
3.2.1. Chất lượng duy tu sản phẩm thông tin (CDTTT). 24
3.2.2. Chất lượng duy tu sản phẩm tín hiệu (CDTTH) . 25
3.3. Đánh giá hiệu suất khai thác thiết bị TTTH (HKT) . 26
3.3.1. Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin (HKTTT). 26
3.3.2. Hiệu suất khai thác thiết bị tín hiệu (HKTTH). 27
3.4. Đánh giá hiệu suất quản lý thông tin tín hiệu (HKTQL). 28
3.5. Chất lượng sản phẩm TTTH (CSP) . 29
3.5.1. Chất lượng sản phẩm thông tin (CSPTT). 29
3.5.2. Chất lượng sản phẩm tín hiệu (CSPTH) . 29
3.6. Ví dụ minh họa về cách đánh giá chất lượng sản phẩm TTTH ĐS. 30
3.6.1. Số liệu kiểm tra. 30
3.6.2. Kết quả tính toán. 31
3.7. Các yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm TTTH ĐS . 33
3.8. Đánh giá chung chất lượng sản phẩm TTTH ĐS của Công ty. 34
3.8.1. Chất lượng sản phẩm của Công ty qua các kỳ đánh giá . 34
3.8.2. Chất lượng sản phẩm của Công ty so với các Đơn vị cùng ngành . 42
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
THÔNG TIN TÍN HIỆU TẠI CÔNG TY TTTH ĐS SÀI GÒN. 46
4.1. Nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. 47
4.2. Cải tiến các sản phẩm liên quan . 48
4.3. Nhu cầu về nguồn lực . 50
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu tại Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, Trưởng ban dân số kế hoạch hóa gia đình,
Chủ tịch hội đồng sáng kiến cải tiến kỹ thuật Công ty.
- Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc đi vắng.
Phó Giám đốc Công ty - Đại diện lãnh đạo
- Thay mặt Giám đốc chỉ đạo các phòng ban tham mưu và các đơn vị hiện trường
thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch triển khai ISO 9001:2000 trong Công ty.
- Bảo đảm các quá trình cần thiết của hệ thống Quản lý chất lượng được thiết
lập, thực hiện và duy trì.
Trang 15
- Hàng tháng báo cáo với Giám đốc Công ty về kết quả hoạt động của hệ thống
Quản lý chất lượng và mọi nhu cầu cải tiến hệ thống.
Ngoài ra còn phụ trách các lĩnh vực sau:
- Công tác kế hoạch tác nghiệp năm và qúy về sản xuất kinh doanh hoạt động
công ích và ngoài công ích.
- Công tác quản lý và cấp phát vật tư, vật liệu.
- Công tác quản lý thiết bị, phương tiện vận tải.
- Công tác thống kê phân tích về sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Công tác quản lý nhà đất.
- Chủ tịch hội đồng kiểm kê, hội đồng thanh lý tài sản Công ty.
Phòng Hành chính tổng hợp
Phòng Hành chính tổng hợp là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty về:
- Hành chánh quản trị văn phòng.
- Văn thư lưu trữ, đánh máy.
- Quản lý trang thiết bị văn phòng.
- Quản lý nhà cửa đất đai của Công ty, các khu tập thể.
- Quản lý phương tiện vận tải.
- Tổ chức khánh tiết.
- Hoạt động dịch vụ nhà khách, nghỉ dưỡng, điện thoại khu vực Sài Gòn, Đà Lạt.
- Các công tác khác có liên quan.
Phòng Tổ chức chất lượng
Phòng Tổ chức chất lượng là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty về :
- Công tác Tổ chức Cán bộ - Lao động.
- Các chế độ BHXH, BHYT, tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động.
- Giáo dục đào tạo.
- Hệ thống Quản lý chất lượng.
- Khen thưởng, kỷ luật, thi đua tuyên truyền văn thể.
- Công tác bảo hộ lao động, bảo vệ quân sự, phòng chống cháy nổ, tổ chức quản
lý lực lượng tự vệ trong toàn Công ty.
Trang 16
- Công tác thanh tra, pháp chế.
- Các công tác khác có liên quan.
Phòng Kỹ thuật thiết kế
Phòng Kỹ thuật thiết kế là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty về:
- Đảm bảo an toàn chạy tàu và nâng cao chất lượng thiết bị TTTH-Đ.
- Công tác kỹ thuật TTTH-Đ và khai thác Điện thoại - Điện báo.
- Công tác thiết kế và giám sát các công trình.
- Khoa học kỹ thuật công nghệ, cải tiến sáng kiến hợp lý hóa sản xuất.
- Đầu tư thiết bị mới phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Các công tác khác có liên quan.
Phòng Kế hoạch kinh doanh
Phòng Kế hoạch kinh doanh là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty về:
- Công tác xây dựng, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra thực hiện các kế hoạch và
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng các định mức tiêu hao vật tư duy tu thiết bị TTTH-Đ, phương tiện
dụng cụ sản xuất máy công cụ ....
- Mua sắm, cung ứng vật tư chủ yếu, chuyên ngành, thiết bị, phụ tùng linh kiện
trên cơ sở định mức theo kỳ kế hoạch đã được duyệt.
- Thực hiện các thủ tục công trình sửa chửa khẩn cấp, thủ tục ban đầu các công
trình sửa chữa lớn, kinh doanh ngoài công ích.
- Các công tác khác có liên quan.
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Tài chính kế toán là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty về:
- Thực hiện các chế độ quản lý tài chính kế toán thống kê nhằm thực hiện các
chế độ chính sách về tài chính thống kê, điều lệ tổ chức bộ máy kế toán -
thống kê của Nhà nước.
- Thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng nguồn vốn một cách đúng đắn và hợp lý
để thúc đẩy sản xuất trong Công ty.
- Quản lý vốn và tài sản toàn Công ty.
Trang 17
- Các công tác khác có liên quan.
Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện
Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện là đơn vị trực thuộc được Công ty ủy quyền và
phân cấp trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được giao trong
phạm vi quản lý nhằm phục vụ sản xuất vận tải, bảo đảm an toàn chạy tàu của ngành
Đường sắt, hoàn thành tốt nhiệm vụ công ích và sản xuất kinh doanh ngoài công ích.
Trung tâm có ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau:
- Quản lý, duy tu, sửa chữa, khai thác hệ thống thông tin tín hiệu Đường sắt, bảo
đảm an toàn chạy tàu trong mọi tình huống.
- Sản xuất, mua bán vật tư, phụ kiện, thiết bị thông tin, tín hiệu, điện.
- Xây dựng các công trình vừa và nhỏ về thông tin - viễn thông, tín hiệu - điều
khiển, điện - điện tử.
- Các hoạt động dịch vụ: điện thoại - viễn thông, tin học, nhà khách, dịch vụ
khác ...
Xí nghiệp Thiết bị & Công trình Thông tin tín hiệu - Điện
Xí nghiệp Thiết bị & Công trình Thông tin tín hiệu - Điện là đơn vị trực thuộc, chịu
sự lãnh đạo trực tiếp của Công ty và giám sát, quản lý, kiểm tra của các Cơ quan quản lý
Nhà nước có thẩm quyền.
Xí nghiệp có nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
- Duy tu sửa chữa thiết bị thông tin, tín hiệu, điện chuyên ngành Đường sắt.
- Điều chỉnh kiểm tra các thiết bị phụ kiện thông tin, tín hiệu theo quy định.
- Xây dựng các công trình quy mô vừa và nhỏ về thông tin, tín hiệu, điện lực.
- Sản xuất các thiết bị, phụ kiện, vật liệu về thông tin, tín hiệu, điện chuyên
ngành Đường sắt phục vụ sản xuất kinh doanh, hoạt động công ích trong ngành
và thị trường.
- Các hoạt động dịch vụ khác.
Đội Giám sát an toàn giao thông Đường sắt
Đội Giám sát an toàn giao thông Đường sắt là bộ phận tham mưu cho Giám đốc
Công ty về:
Trang 18
- Quản lý, giám sát, kiểm tra, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác an toàn giao
thông Đường sắt thuộc phạm vi quản lý của Công ty TTTH ĐS Sài Gòn theo
quy định của Nhà nước và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
- An toàn lao động , an toàn thiết bị, an toàn vệ sinh, bảo vệ quân sự, an ninh
quốc phòng, phòng chống cháy nổ.
- Đề xuất các biện pháp và tham gia tổ chức cứu chữa khi xảy ra tai nạn chạy
tàu, sự cố thiết bị, thiên tai gây hư hỏng.
2.1.6. Đặc điểm công nghệ và các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty
a. Đặc điểm công nghệ
Công nghệ chủ yếu của Công ty là quy trình công nghệ duy tu, bảo dưỡng đường
dây trần thông tin, đường cáp ngầm, máy móc thiết bị thông tin-tín hiệu, điện lực, thiết bị
nguồn điện.
Nội dung chủ yếu của quy trình công nghệ gồm:
- Quy trình kiểm tra ngày.
- Quy trình duy tu bảo trì tháng.
- Quy trình duy tu bảo trì năm.
Quy trình được xây dựng chi tiết và cụ thể cho từng loại máy móc thiết bị và đó
cũng là cơ sở để xây dựng định mức lao động, vật tư của Công ty.
Quy trình này phải đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo trì duy tu thiết bị, bảo đảm
đúng quy trình quy phạm của ngành và quy trình an toàn lao động.
b. Các sản phẩm chủ yếu
- Hệ thống đường truyền tải:
Đường dây trần thông tin, cáp sợi quang
Đường cáp chôn, treo
Tủ cáp, hộp cáp
- Trạm & Tổng đài:
Tổng đài điều độ, dưỡng lộ
Tổng đài điện tử và các thiết bị ngoại vi
Thiết bị truyền hình hội nghị
Trang 19
Thiết bị truyền dẫn quang SDH
Máy tải ba các loại
Hệ vô tuyến điện và thiết bị ngoại vi
Máy Fax, máy Photocopy
Đài đo thử
Giá bảo an
Đài tập trung trong ga
Máy điện thoại nam châm, máy điện thoại tự động ...
- Tín hiệu ra, vào ga:
Các hệ tín hiệu
Thiết bị các đường ngang
- Thiết bị khống chế chạy tàu:
Ghi cơ khí
Ghi điện
- Thiết bị điều khiển:
Đài khống chế các loại
Giá rơ le, tủ rơ le, hòm biến thế
Tủ nguồn
Mạch điện đường ray
Bể ắc quy
- Hệ thống cáp tín hiệu: hệ thống cáp chôn, cáp treo tín hiệu, các hộp cáp, rãnh
và mốc cáp.
- Hệ thống nguồn điện:
Tổ ắc quy
Máy nạp ắc quy
Máy chưng nước cất
Máy phát điện
Trạm biến áp
Trang 20
2.2. Kết quả hoạt động của Công ty trong các năm 2006, 2007
2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006, 2007
Bảng 1. Kết quả hoạt động SXKD năm 2006, 2007
ĐVT: Đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
I Tài sản lưu động 4,696,342,502 6,267,245,140
1 Vốn bằng tiền 1,246,147,567 3,653,218,505
2 Nợ phải thu 2,596,512,418 1,803,028,244
3 Hàng tồn kho 853,682,517 810,998,391
4 Tài sản lưu động khác
II Tài sản cố định 26,134,516,660 28,973,023,074
1 Nguyên giá 72,056,551,725 76,397,580,143
2 Giá trị hao mòn lũy kế 45,922,035,065 47,424,557,069
III Nợ phải trả 6,917,269,149 8,123,119,489
3.1 Nợ ngân hàng
3.2 Nợ giao dịch khác 6,917,269,149 8,123,119,489
IV Nguồn vốn chủ sở hữu 23,582,233,107 26,572,368,674
4.1 Nguồn vốn kinh doanh 23,000,334,174 25,896,195,456
4.2 Lãi chưa phân phối 255,381,896 302,825,719
4.3 Quỹ đầu tư phát triển 326,517,037 373,347,499
V Các quỹ 331,356,906 544,780,051
5.1 Quỹ dự phòng tài chính 21,803,452
5.2 Quỹ đầu tư phát triển 245,371,872 373,347,499
5.3 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 85,985,034 149,629,100
VI Kết quả SXKD
6.1 Tổng doanh thu 29,385,454,545 31,442,059,091
Hoạt động công ích 24,199,002,727 26,870,968,182
Hoạt động ngoài công ích 5,186,451,818 4,150,090,909
6.2 Tổng chi phí 29,130,072,649 31,139,233,372
6.3 Kết quả
Tổng lợi nhuận trước thuế 255,381,896 302,825,719
Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) 71,506,931 84,791,201
Trang 21
Tổng lợi nhuận sau thế 183,874,965 218,034,518
VII Nộp ngân sách nhà nước
7.1 Thuế
Thuế phải nộp 2,208,682,879 2,329,097,000
Thuế đã nộp 1,666,844,183 1,746,822,750
7.2 BHXH, BHYT, KPCĐ
Số phải nộp 1,253,351,434 1,378,686,577
Số đã nộp 1,053,351,434 1,158,686,577
7.3 Ngân sách nhà nước cấp trong
năm
26,618,903,000 29,558,065,000
VII Lao động
Lao động bình quân trong kỳ 345 349
Trong đó: Không xác định thời hạn 335 339
Có xác định thời hạn 10 10
IX Thu nhập
9.1 Tổng quỹ lương 14,123,800,000 16,004,020,000
Hoạt động công ích 13,288,000,000 15,091,000,000
Hoạt động ngoài công ích 835,800,000 913,020,000
9.2 Thu nhập bình quân 3,411,546 3,821,399
Thu nhập thực tế bình quân 3,138,622 3,515,687
(Trích Báo cáo công khai một số chỉ tiêu tài chính năm 2007)
- Doanh thu trong năm 2007 đạt 31,422 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2006
(29,385 tỷ đồng).
- Lợi nhuận năm 2007 là 302 triệu đồng, tăng 18,6% so với năm 2006 (255 triệu
đồng).
- Thu nhập bình quân: 3.500.000 đồng/người/tháng, tăng 12% so với năm 2006.
2.2.2. Mặt mạnh
- Giữ vững ổn định tư tưởng chính trị, đoàn kết trong Công ty. Thực hiện tốt các
nội dung chủ yếu công tác quản lý, duy tu. Duy trì chất lượng hoạt động của
thiết bị, đảm bảo tuyệt đối an toàn chạy tàu và an toàn lao động. Hoàn thành
các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Trang 22
- Hoàn thành công trình các nguồn vốn. Tăng cường thực hiện các công trình
ngoài nhiệm vụ công ích được giao. Quan hệ, phối hợp thực hiện nhiều nội
dung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Công ty.
- Chú trọng công tác quản lý, triển khai từng bước quản lý theo hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2000; chương trình thực hiện chính quy văn hóa; ban hành
bổ sung, sửa đổi các quy chế quản lý phù hợp đưa hoạt động Công ty ngày
càng vào nề nếp, giảm đáng kể các khâu trung gian, chậm trễ.
- Các hoạt động đoàn thể, phong trào văn hóa, xã hội duy trì thường xuyên. Chú
trọng quan tâm hoạt động sản xuất kinh doanh. Ổn định và tăng cường đời sống
vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc cho người lao động.
- Hệ thống máy móc thiết bị và các phương tiện phục vụ sản xuất được đầu tư,
trang bị vào loại hiện đại nhất của ngành.
2.2.3. Mặt yếu
- Lãnh đạo còn chưa quan tâm, quyết liệt trong việc điều hành giải quyết trở ngại,
phịng chống lụt bão ... Các phòng, đội còn chưa chủ động và tính phối hợp chưa
cao. Các Trung tâm chưa thực sự sâu sát, thực hiện mệnh lệnh sản xuất chưa
nghiêm.
- Công tác duy tu, bảo dưỡng thiết bị chưa đảm bảo tính thực chất. Thiết bị hoạt
động chưa ổn định chắc chắn, trở ngại chậm tàu xảy ra nhiều.
- Công tác quản lý ở một số Trung tâm còn yếu kém, các chế độ kiểm tra thiết
bị của Trung tâm chưa đầy đủ và hiệu quả, chưa gắn trách nhiệm với tình trạng
thiết bị.
- Hồ sơ thủ tục các công trình chưa được hợp lý, khoa học và đồng bộ. Một số
Trung tâm thi công công trình chưa đảm bảo tiến độ và chất lượng không cao.
- Hoạt động dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức, thiếu hợp lý và hiệu quả.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, một số CBCNV đã được đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý,
vận hành công nghệ mới, chưa thực sự làm chủ được thiết bị.
Trang 23
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN HIỆU TẠI CÔNG TY TTTH ĐS SÀI GÒN
3.1. Các quy định chung
- Công ty ủy quyền các Trung tâm tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản
phẩm trong phạm vi quản lý hàng tháng (từ ngày 10 - 22), lưu hồ sơ tại Trung tâm và gửi
kết quả về Công ty trước ngày 25 hàng tháng.
- Hàng quý, Công ty tổ chức đánh giá các sản phẩm của các Trung tâm từ ngày
10 - 20 tháng cuối quý.
- Trong quá trình đánh giá các vi phạm và mức trừ cụ thể về chất lượng duy tu,
hiệu suất khai thác và hiệu suất quản lý thiết bị tuân thủ theo đúng quy định 953/QĐ-ĐS-
CSHT của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam ngày 02/07/2004.
- Các Ga có 6 sản phẩm (SP 2 - 7), đường ngang có gác hoặc cầu chung có 5 sản
phẩm (SP2, SP3, SP5, SP6, SP7), Đường ngang cảnh báo tự động có 4 sản phẩm (SP3,
SP5, SP6, SP7), Trạm thông tin có 01 sản phẩm (SP2), Trạm nguồn có 01 sản phẩm
(SP7), Trạm kiểm tu có 01 sản phẩm (SP5).
- Mỗi sản phẩm TTTH tại nơi kiểm tra có thể gồm một hay nhiều chủng loại
thiết bị, vì vậy chất lượng duy tu sản phẩm đó là trung bình cộng chất lượng duy tu của
các thiết bị thuộc sản phẩm đó.
- Chất lượng duy tu mỗi sản phẩm của đơn vị được kiểm tra là trung bình cộng
chất lượng duy tu sản phẩm cùng loại tại các điểm kiểm tra.
- Chất lượng duy tu SP1 là trung bình cộng giữa cơ khí và điện khí.
- Chất lượng duy tu SP2 là trung bình cộng chất lượng duy tu trạm thông tin và
chất lượng duy tu sản phẩm này của các ga và đường ngang, cầu chung.
- Chất lượng duy tu SP7 là trung bình cộng chất lượng duy tu trạm nguồn và chất
lượng duy tu sản phẩm này của các ga và đường ngang, cầu chung.
- Chất lượng duy tu mỗi sản phẩm của Công ty là trung bình cộng từ chất lượng
duy tu của các Trung tâm.
Trang 24
- Hiệu suất khai thác thiết bị TTTH sẽ được tính hàng tháng. Kết quả quý sẽ là
trung bình cộng hiệu suất khai thác 3 tháng của quý đó. Hiệu suất khai thác của Công ty
là trung bình cộng hiệu suất khai thác của các Trung tâm.
- Hiệu suất quản lý thiết bị thông tin tín hiệu của Trung tâm là trung bình cộng
của hiệu suất quản lý TTTH tại các điểm được đánh giá. Đối với Văn phòng Trung tâm
và Trạm Điện thoại điện báo thì chỉ đánh giá hiệu suất quản lý mà không có đánh giá
chất lượng duy tu thiết bị.
- Nếu thiết bị TTTH để xảy ra tai nạn chạy tàu hoặc bất kỳ đoàn kiểm tra nào
phát hiện thiết bị có vi phạm đặc biệt quy trình quy phạm ngành thì sẽ bảo lưu để trừ vào
sản phẩm tương ứng tháng đó hoặc trong đợt đánh giá của quý đó:
Mỗi tai nạn chạy tàu: Chất lượng duy tu bị trừ 10%.
Mỗi vi phạm đặc biệt: Chất lượng duy tu bị trừ 5%.
- Các tồn tại, vi phạm của thiết bị đã được các đoàn kiểm tra phát hiện ghi biên
bản hoặc ra thông báo yêu cầu xử lý nhưng phúc tra lại đơn vị chưa thực hiện thì được coi
là vi phạm đặc biệt và tính vào nghiệm thu trong quý đó.
- Đối với các vụ việc trở ngại chạy tàu hoặc gián đoạn thông tin tín hiệu mà
Trung tâm không thực hiện báo cáo theo qui định thì hiệu suất khai thác, hiệu suất quản
lý sẽ bị trừ gấp 3 lần so với mức trừ cụ thể qui định (trong cách tính hiệu suất khai thác
và quản lý)
3.2. Đánh giá chất lượng duy tu sản phẩm (CSP)
3.2.1. Chất lượng duy tu sản phẩm thông tin (CDTTT)
- Sản phẩm thông tin gồm 2 sản phẩm: Đường truyền tải; Trạm & Tổng đài.
- Mỗi lần nghiệm thu, số lượng thiết bị được đánh giá như sau (dùng cho cả Công
ty và Trung tâm):
Đường truyền tải: không ít hơn 2 km đường dây trần (ở hai điểm khác
nhau), không ít hơn 2 km đường cáp quang (ở hai điểm khác nhau), hoặc 2 đoạn
ngăn hơi cáp ngầm (Cung Cáp). Ngoài đánh giá phần cơ khí theo quy định còn
đo các tham số: điện khí ít nhất 01 khu gian, điện trở vòng, cân bằng của ít nhất
01 khu tăng âm (điện khí đường dây là bình quân của các tham số nêu trên).
Trang 25
Thiết bị trạm: không ít hơn 1/2 thiết bị hiện có.
Toàn bộ thiết bị thông tin phòng trực ban và thiết bị phòng cáp quang, các
máy điện thoại khác trong khu vực ga, điện thoại đường ngang, cầu chung được
kiểm tra
- Chất lượng duy tu (CDT) thực tế của thiết bị được đánh giá theo công thức sau:
CDT (%) = 100% - Tổng số các sai phạm (%)
Trong đó: 100% được đánh giá cho thiết bị không có sai phạm.
Thiết bị nguồn điện, thiết bị đo lường và các thiết bị phụ trợ của thiết bị thông
tin nào thì được tính cho thiết bị thông tin đó.
- Vi phạm của mỗi thiết bị thông tin, nguồn điện, đo lường và phụ trợ đều bị trừ
điểm theo quy định như sau:
Có từ 1 đến 5 vi phạm cùng tính chất loại đặc biệt thì bị trừ 30%.
Có từ 1 đến 5 vi phạm cùng tính chất loại 1 thì bị trừ 10%.
Có từ 1 đến 5 vi phạm cùng tính chất loại 2 thì bị trừ 5%.
Có từ 1 đến 5 vi phạm cùng tính chất loại 3 thì bị trừ 1%.
Mỗi thiết bị hỏng, không sử dụng được thì bị trừ 46%.
3.2.2. Chất lượng duy tu sản phẩm tín hiệu (CDTTH)
- Sản phẩm tín hiệu gồm 5 sản phẩm: Tín hiệu ra/ vào ga; Thiết bị khống chế
chạy tàu; Thiết bị điều khiển; Hệ thống cáp tín hiệu; Hệ thống nguồn điện.
- Mỗi lần nghiệm thu, số lượng thiết bị được đánh giá như sau:
Công ty đánh giá Trung tâm TTTH
Không ít hơn 1/4 số ga quản lý (mỗi ga không ít hơn 1/2 thiết bị tín hiệu
hiện có).
Không ít hơn 01 trạm nguồn (mỗi trạm nguồn không ít hơn 1/2 thiết bị hiện
có).
Không ít hơn 1/8 số đường ngang, cầu chung (ít nhất 02 Cảnh báo tự động,
02 Đường ngang có người gác).
Trang 26
Trung tâm đánh giá Tổ sản xuất:
Toàn bộ các Ga đang quản lý (mỗi ga không ít hơn 1/2 thiết bị tín hiệu hiện
có).
Không ít hơn 01 Trạm nguồn (mỗi trạm nguồn không ít hơn 1/2 thiết bị hiện
có).
Không ít hơn 1/2 số Đường ngang đang quản lý.
- Chất lượng duy tu (CDT) thực tế của thiết bị được đánh giá theo công thức sau:
CDT (%) = 100% - Tổng số các sai phạm (%)
Trong đó: 100% được đánh giá cho thiết bị không có sai phạm
- Chất lượng duy tu của mỗi sản phẩm sẽ là trị số bình quân chất lượng duy tu
các thiết bị thuộc sản phẩm đó.
- Khi vi phạm chất lượng duy tu thì bị trừ theo các mức sau đây:
Mỗi vi phạm đặc biệt trừ 15%.
Mỗi vi phạm loại 1 trừ 10%.
Mỗi vi phạm loại 2 trừ 5%.
Mỗi vi phạm loại 3 trừ 1%.
3.3. Đánh giá hiệu suất khai thác thiết bị TTTH (HKT)
3.3.1. Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin (HKTTT)
Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin bao gồm hiệu suất khai thác kênh thông tin
và hiệu suất khai thác phân cơ điều độ được đánh giá theo công thức sau đây:
2
KHKTPCHKTTTHKT +=
Trong đó:
- HKTTT : Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin
- HKTPC : Hiệu suất khai thác phân cơ điều độ
- HKTK : Hiệu suất khai thác kênh thông tin
Phương pháp tính HKTPC và HKTK như sau:
%100x
K
TKHKT −=
Trong đó:
Trang 27
- K là tổng số phút khai thác
- T là tổng số phút trở ngại
Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin HKTTT được tính trên các kênh thông tin và
máy thông tin sau đây:
- Tất cả các kênh điều độ chạy tàu.
- Tất cả các kênh điện thoại đường dài.
- Tất cả các phân cơ điều độ chạy tàu.
Lượng trở ngại dùng để đánh giá hiệu suất khai thác quy định như sau:
- Lượng trở ngại của kênh thông tin tính bằng số phút bị gián đoạn thông tin.
- Lượng trở ngại của phân cơ tính bằng số phút phân cơ, điện thoại không liên
lạc được.
- Không tính hiệu suất khai thác đối với các trường hợp trở ngại do khách quan
gây ra (thiên tai, địch họa ...).
3.3.2. Hiệu suất khai thác thiết bị tín hiệu (HKTTH)
Hiệu suất khai thác thiết bị tín hiệu được đánh giá theo công thức sau đây:
3
3H2H1HTHHKT ++=
Trong đó:
- HKTTH : Hiệu suất khai thác thiết bị tín hiệu
- H1 : Chậm tàu
- H2 : Thiết bị chạy tàu
- H3 : Đường ngang cảnh báo tự động
Trang 28
Bảng 2. Hướng dẫn cách tính H1, H2, H3
Các yếu tố tính toán H1 H2 H3
Cơ sở tính Tổng số ga đang
quản lý
Tổng số ga đang
quản lý
Tổng số ĐN CBTĐ
đang quản lý
Đơn vị tính phút/ ga Phiếu đường/ ga Số giờ treo biển/ ĐN
Phương pháp tính
- Không có trở ngại
- Có trở ngại
100%
Chậm tàu 1 phút/ ga
trừ 30%
100%
1 phiếu đường/ ga
trừ 5%
100%
1 giờ treo biển/ ĐN
trừ 5%
(Trích Quy định tạm thời về nghiệm thu chất lượng sản phẩm sửa chữa thường xuyên kết cấu hạ
tầng thông tin tín hiệu đường sắt - Tổng Công ty ĐSVN, 2004)
3.4. Đánh giá hiệu suất quản lý thông tin tín hiệu (HKTQL)
a. Hiệu suất quản lý TTTH được phân thành: loại đặc biệt, loại 1, 2 và 3:
- Mỗi sai phạm đặc biệt trừ 10% nhưng tổng số trừ không quá 40%.
- Mỗi sai phạm loại 1 trừ 5% nhưng tổng số trừ không quá 30%.
- Mỗi sai phạm loại 2 trừ 3% nhưng tổng số trừ không quá 20%.
- Mỗi sai phạm loại 3 trừ 1% nhưng tổng số trừ không quá 10%.
- Khi tổng số trừ vượt quá 40% thì không nghiệm thu sản phẩm đó.
b. Đơn vị tính cho mỗi điểm đánh giá:
- Tổng các sổ dùng cho thiết bị thông tin, tín hiệu, nguồn điện (Q1).
- Tổng các biểu mẫu dùng cho thông tin, tín hiệu, nguồn điện (Q2).
- Tổng các tài liệu, bản vẽ kỹ thuật thông tin, tín hiệu, nguồn điện (Q3).
- Tổng các công cụ, dụng cụ dùng cho thông tin, tín hiệu, nguồn điện (Q4).
(Nếu không có vi phạm thì Q1, Q2, Q3, Q4 đạt 100%).
c. Phương pháp tính: Hiệu suất quản lý tại mỗi điểm là trung bình cộng của Q1,
Q2, Q3, Q4 sau khi đã trừ đi các vi phạm theo quy định.
Trang 29
3.5. Chất lượng sản phẩm TTTH (CSP)
3.5.1. Chất lượng sản phẩm thông tin (CSPTT)
- Hiệu suất khai thác thông tin:
2
QLHKTTTHKTHKTTT +=
- Chất lượng sản phẩm Đường truyền tải (SP1):
2
HKTTT1CDT1CSP
+
=
- Chất lượng sản phẩm Trạm & Tổng đài (SP2):
2
HKTTT2CDT2CSP
+
=
3.5.2. Chất lượng sản phẩm tín hiệu (CSPTH)
- Hiệu suất khai thác tín hiệu:
2
QLHKTTHHKTHKTTH +=
- Chất lượng sản phẩm Tín hiệu ra, vào ga (SP3):
2
HKTTH3CDT3CSP
+
=
- Chất lượng sản phẩm Thiết bị khốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu tại Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn.pdf