MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ (DADT) TRONG LĨNH VỰC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA 1
I. Hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. 2
1. Khái niệm ngân hàng thương mại. 2
2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 2
2.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 3
2.1.1. Khái niệm cho vay. 3
2.1.2. Phân loại các hoạt động tín dụng. 3
2.1.3. Qui trình hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 4
II. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại. 8
1. Khái niệm và nội dung của dự án đầu tư (DAĐT) trong hoạt động đầu tư. 8
1.1. Các khái niệm về dự án đầu tư. 8
1.2. Những nội dung cụ thể của một DAĐT. 9
2. Thẩm dịnh DAĐT và ý nghĩa của công tác thẩm định DAĐT. 10
3. Mục tiêu thẩm định DAĐT tại các ngân hàng thương mại. 11
4. Các bước tiến hành thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại. 12
4.1. Thẩm định các điều kiện pháp lý. Các điều kiện pháp lý để quyết định xét duyệt dự án bao gồm các văn bản và thủ tục sau: 12
4.2. Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án: 12
4.3. Thẩm định nội dung thị trường của dự án: 12
4.4. Thẩm định công nghệ kỹ thuật của dự án: 12
4.5. Thẩm định về mô hình tổ chức quản lý và nhân lực cho dự án. 13
4.6. Thẩm định nội dung tài chính của dự án. 14
4.7. Thẩm định nội dung kinh tế xã hội của dự án. 18
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư 19
5.1. Nhân tố chủ quan : 19
5.2. Nhân tố khách quan : 21
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA 22
I. NHỮNG NÉT KHÁT QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN INDOVINA (IVB). 22
1. Khái quát về IVB. 22
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng 22
1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Indovina. 23
1.3 Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng Indovina 23
1.4. Thực trạng hoạt động của IVB: 25
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TNHH IVB. 31
1. Qui trình tín dụng 321
2. Tổ chức thẩm định DADT trong lĩnh vực cho vay tại IVB 332
2.1. Thẩm định khách hàng 332
2.2. Thẩm định phương án cho vay và trả nợ 342
2.3. Thẩm định bảo đảm tiền vay: 34
2.4. Lập tờ trình: 34
III. Đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại IVB. 42
1. Đối với chỉ tiêu hiệu quả tài chính:. 42
2. Một số thành tựu đạt được và một số hạn chế cần khắc phục. 43
2.1. Một số thành tựu đạt được. 43
2.2Những hạn chế cần khắc phục 46
3. Nguyên nhân dẫn tới tồn tại về chất lượng hoạt động thẩm định 47
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA. 52
I. Định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng Indovina trong thời gian tới 52
1. Định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng Indovina trong thời gian tới 52
1.1 Định hướng hoạt động chung 52
1.2 Định hướng hoạt động thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực cho vay. 53
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Indovina. 5755
1. Một số giải pháp đối với ngân hàng Indovina. 55
1.1.Hoàn thiện nội dung phân tích. 55
1.2. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho việc phân tích. 56
1.3. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. 57
1.4. Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật 58
1.5. Tăng cường kiểm tra giám sát cán bộ tín dụng. 58
2. Một số kiến nghị. 59
2.1. Kiến nghị với Nhà nước. 59
2.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 60
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm dịnh dự án đầu tư trong lĩnh vực cho vay tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy lượng vốn mà ngân hàng Indovina huy động được liên tục tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2006. Tuy nhiên việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài của ngân hàng vẫn còn rất hạn chế, làm giảm đáng kể nguồn vốn có thể huy động được. Kết quả huy động vốn tại ngân hàng Indovina được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn của ngân hàng Indovina
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
2006
2005
2004
Huy động từ dân cư và doanh nghiệp
Huy động từ các tổ chức tín dụng khác
304,8
18,4
185,2
47,4
167,2
38,4
Tổng vốn huy động
323,2
232,6
205,6
Tăng trưởng so với năm trước
39%
13,1%
-
(Nguồn: Báo cáo thường niên IVB 2005, 2006)
Theo các số liệu trong bảng trên, có thể thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng Indovina liên tục tăng qua các năm. Năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng tăng tới 39%. Con số này cho thấy uy tín và vị thế của ngân hàng Indovina ngày càng được củng cố trong thị trường Việt Nam. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi trong năm vừa qua ngân hàng Indovina đó mở rộng hoạt động của mình bằng việc đưa vào hoạt động chi nhánh Đống Đa – Hà Nội. Đây là một khu vực tập trung nhiều dân cư, các khu đô thị mới, các toà nhà văn phòng cao tầng vì vậy việc mở thêm chi nhánh ở đây đó gúp phần tăng đáng kể lượng vốn huy động trong năm vừa qua. Có thể thấy tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động gần 40% năm 2006 so với các ngân hàng thương mại khác trong nước là chưa cao, tuy nhiên đối với một ngân hàng liên doanh có vốn điều lệ, vốn tự có và quy mô hoạt động không quá lớn thì đây là một kết quả đáng khích lệ.
Ngân hàng Indovina luôn cố gắng thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư, coi đây là nguồn vốn chủ yếu tài trợ cho các hoạt động của mình. Do vậy tỷ trọng vốn huy động được từ thị trường này rất lớn, chiếm tới hơn 90% (năm 2006) trong tổng nguồn vốn huy động được. Các nguồn vốn khác có thể huy động được như vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác, vay từ các tổ chức tài chính quốc tế cũng đó được ngân hàng Indovina khai thác, tuy không nhiều nhưng cũng là nguồn không thể thiếu.
Bảng 2.2 Tỷ trọng của vốn huy động từ các thị trường
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
2006
2005
2004
Tỷ trọng huy động từ dân cư và doanh nghiệp trong tổng nguồn huy động
94,3%
79,6%
81,3%
Mức tăng so với năm trước
119,6
18
-
Tăng trưởng so với năm trước
64,6%
10,8%
-
Tỷ trọng huy động từ các tổ chức tín dụng khác trong tổng nguồn huy động
5,7%
20,4%
18,7%
Mức tăng so với năm trước
-29
9
-
Tăng trưởng so với năm trước
-61,2%
23,4%
-
(Nguồn: Báo cáo thường niên IVB. 2005, 2006)
Bảng trên cho thấy ngân hàng chủ yếu huy động vốn từ nguồn có chi phí khá cao, tuy nhiên thời gian huy động lại dài hơn. Thị trường các tổ chức tín dụng khác có thể huy động với giá rẻ hơn nhưng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Mặc dù huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư năm vừa qua tăng mạnh, song tỷ lệ huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác lại giảm đáng kể (hơn 60%), từ 47,4 triệu USD xuống cũn 18,4 triệu USD. Con số trên cho thấy ngân hàng Indovina cần có biện pháp để huy động hơn nữa nguồn vốn có chi phí thấp cho các hoạt động tài trợ ngắn hạn. Để thực hiện được việc này đòi hỏi ngân hàng phải có các mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao hơn nữa uy tín, vị thế của mạnh trên thị trường quốc tế.
1.4.2 Hoạt động cho vay
1.4.2.1 Quy trình cho vay tại ngân hàng Indovina
Tại IVB, quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng bộ phận quan hệ trực tiếp (CBTD) tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lý hợp đồng cho vay, được tiến hành theo ba bước chính:
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, đánh giá và thẩm định
Sau khi nhận được hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phỏng vấn, đánh giá sơ bộ hồ sơ vay vốn. Sau đó sẽ có những hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ (nếu cần thiết). Tiếp theo lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng sẽ được kiểm tra, nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang quy trình thẩm định tín dụng.
Bước 2. Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay
Sau khi cho vay, cỏn bộ tín dụng hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
Bước 3. Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay
Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu hồi nợ gốc, lãi và phí khoản vay. Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi vay thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực. Trong trường hợp bờn vay khụng trả hết nợ thỡ tiến hành giải chấp tài sản đảm bảo.
1.4.2.2 Kết quả hoạt động cho vay
Đối với một ngân hàng thương mại, cho vay luôn là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu. Hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động này, ngân hàng Indovina xác định khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng chủ yếu. Các cán bộ tín dụng của ngân hàng tập trung tìm kiếm, khai thác, cung cấp các dịch vụ tốt nhất, nhanh chúng, gọn nhẹ thoả món tối đa nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh việc tìm kiếm và mở rộng quan hệ, chính sách cho vay an toàn của ngân hàng vẫn được thực hiện nghiêm túc nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Nhờ vậy doanh số cho vay của ngân hàng Indovina liên tục tăng qua các năm.
Bảng 2.3 Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tại ngân hàng IVB
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
2006
2005
2004
Doanh số cho vay
Tốc độ tăng doanh số cho vay
379,8
54,8%
245,4
14,9%
213,5
-
Dư nợ cho vay
Tốc độ tăng dư nợ cho vay
314,9
46,7%
214,8
7,6%
190,3
-
(Nguồn: Báo cáo thường niên IVB 2005, 2006)
Bên cạnh đó các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn dài hạn được ngân hàng Indovina cố gắng duy trì ở một tỷ lệ phù hợp. Các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 60%) ngoài ra các khoản cho vay trung và dài hạn cũng được khai thác triệt để. Tuy chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng đây là những khoản cho vay có lãi suất cao, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Các khoản cho vay trung và dài hạn tuy đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng bên cạnh đó cũng có rủi ro cao hơn. Vì vậy việc thẩm định, kiểm tra, kiểm soát trước và trong khi cho vay đòi hỏi được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ hơn. Khi Việt Nam đó ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp ngày càng tăng cũng là cơ hội cho các ngân hàng trong đó có ngân hàng Indovina mở rộng và khai thác thị trường.
Bảng 2.4 Các khoản cho vay của ngân hàng Indovina
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
2006
2005
2004
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung hạn
Cho vay dài hạn
Các khoản vay quá hạn
204,7
75,7
35,7
0,2
133,9
50,1
31,3
0,7
115,2
53,1
22,2
0,7
316,3
216,1
191,2
Trừ dự phòng các khoản phải thu khó đòi
(1,4)
(1,3)
(0,9)
Các khoản cho vay
314,9
214,8
190,3
(Nguồn: Báo cáo thường niên IVB2005, 2006)
Như đã nói ở trên, cho vay luôn là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Tại ngân hàng Indovina đi đôi với việc tăng doanh số cho vay, thu nhập từ hoạt động cho vay cũng không ngừng tăng lên. Năm 2006 thu nhập từ lãi cho vay tăng 6,7 triệu USD tương đương 107 tỷ đồng. Con số này là khá ấn tượng vì Indovina là một ngân hàng có quy mô tương đối nhỏ, chỉ có 1 hội sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và 6 chi nhánh tại các tỉnh thành phố trên cả nước, ngoài ra số lượng nhân viên của toàn hệ thống cũng chỉ có hơn 200 người. Điều này cho thấy cường độ làm việc chuyên nghiệp của ngân hàng Indovina cũng như trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng.
Bảng 2.5 Thu nhập từ hoạt động cho vay tại ngân hàng Indovina
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
2006
2005
2004
Thu nhập từ lãi cho vay
22,2
15,5
10,9
Tổng thu nhập
28,8
21,3
16,1
Tỷ trọng thu lãi cho vay trong tổng thu nhập
77,1%
72,8%
67,7%
(Nguồn: Báo cáo thường niên IVB 2005, 2006)
Bên cạnh những thành tựu đó đạt được về doanh số cho vay và lợi nhuận từ hoạt động cho vay, tỷ lệ nợ xấu (nợ quá hạn) trên tổng dư nợ luôn được giữ ở mức dưới 0,5% (0,06% năm 2006, 0,33% năm 2005 và 0,37% năm 2004). So với tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế là dưới 5%, tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng thương mại Nhà nước là trên 5% thì con số dưới 0,5% thể hiện chính sách cho vay an toàn, quy trình cho vay hợp lý, ngoài ra nó cũng thể hiện chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực cho vay khá cao của ngân hàng.
1.4.2.3 Hoạt động dịch vụ khác
Bên cạnh các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, cũng giống như mọi ngân hàng thương mại khác, ngân hàng Indovina cũng thực hiện cung cấp các dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, ngân quỹ… Tuy thu nhập từ những hoạt động dịch vụ tại ngân hàng Indovina chiếm tỷ trọng không lớn (chưa đến 20%) nhưng đây cũng là một nguồn thu quan trọng cho ngân hàng. Ngoài ra nó cũng thể hiện sự đa dạng hoá trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, cung cấp mọi dịch vụ thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Để có thể đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng liên doanh hàng đầu không chỉ trong nước mà còn trong khu vực thì IVB phải không ngừng mở rộng, cung ứng các dịch vụ đa dạng, thuận tiện và chuyên nghiệp.
Bảng 2.6 Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ
Đơn vị tính: Nghìn USD
Năm
Chỉ tiêu
2006
2005
2004
Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh
Thu phí dịch vụ thanh toán
Thu phí dịch vụ ngân quỹ
Lãi từ kinh doanh ngoại hối và chuyển đổi ngoại tệ
Thu từ các dịch vụ khác
Thu nhập khác
89,2
1.965,7
69,9
646,2
60,6
783,7
50,1
1.799,2
26,3
389,9
175,2
531,8
47,7
1.861,9
1,7
424,6
50,3
67,6
Tổng thu từ các hoạt động dịch vụ
3.615,3
2.972,5
2.453,8
Tổng thu nhập
28.824,5
21.313,8
16.123,5
Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập
12,5%
13,9%
15,2%
(Nguồn: Báo cáo thường niên IVB 2005, 2006)
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TNHH IVB.
Để thấy rõ được thực trạng chất lượng hoạt động thẩm định trước hết ta xem xét qui trình tín dụng đang áp dụng tại VIB sau đó phân tích một dự án để đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại VIB .
1. Qui trình tín dụng
Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tại IVB là Bộ luật dân sự, Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản, qui định của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng, qui định cụ thể nhất là Quyết định 324/1998/QĐ- ngân hàng Nhà nước ngày 30/9/1998 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước v/v ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Qui trình tín dụng tại IVB cũng tương tự như các ngân hàng thương mại khác, bao gồm các bước sau:
Bíc 1
NhËn, kiÓm tra hå s¬ kh
KiÓm tra thùc tÕ
Bíc 2
lËp tê tr×nh ThÈm ®Þnh
Bíc 3
Bíc 4
®¸nh gi¸ tµi s¶n tc, cc
L·nh ®¹o Phª duyÖt
Bíc 5
Hoµn thiÖn thñ tôc
Bíc 6
Gi¶I ng©n
Bíc 7
KiÓm tra ®¸nh gi¸
Bíc 8
Xö lý nî
Bíc 9
Gi¶i chÊp
Bíc10
2. Tổ chức thẩm định DADT trong lĩnh vực cho vay tại IVB
2.1. Thẩm định khách hàng
a) Đối với doanh nghiệp:
Thẩm định các vấn đề sau:
Uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tin phi tài chính khác;
Thực trạng tài chính
Kiểm tra các báo cáo tài chính;
Phân tích Báo cáo tài chính;
Quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác;
Dự đoán xu thế tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Đối với Hộ gia đình, Tổ hợp tác, Cá nhân:
Thẩm định tình hình kinh doanh, thu nhập và tài sản. Đối với vay tiêu dùng cá nhân: nhu cầu tiêu dùng thực tế.
2.2. Thẩm định phương án cho vay và trả nợ
2.2.1. Đối với khoản vay ngắn hạn:
Thực hiện thẩm định phương án vay và trả nợ của khách hàng theo các nội dung cơ bản sau:
Đối tượng cho vay phải phù hợp với chức năng sản xuất kinh doanh được ghi trong đăng ký kinh doanh của khách hàng và các quy định tại Quy chế cho vay do ngân hàng Nhà nước ban hành;
Nhu cầu vay;
Thị trường của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng của dự án;
Điều kiện, biện pháp và khả năng thực hiện dự án của khách hàng;
Tính khả thi và hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh.
Nguồn tiền trả nợ và khả năng kiểm soát của IVB về nguồn trả nợ của khách hàng;
Đối với khoản vay trung và dài hạn:
Thực hiện thẩm định dự án đầu tư của khách hàng theo các nội dung cơ bản sau:
Nhân tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư:
Những yếu tố bên ngoài: Tình hình thị trường thế giới, giá cả, xu hướng tiêu thụ, xu hướng xuất khẩu;
Những yếu tố bên trong: Về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, các Bộ, các ngành;
Về thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ;
Về vị trí địa lý triển khai dự án;
Về công nghệ, thiết bị sử dụng trong dự án;
Khả năng sản xuất, kinh doanh;
Về suất đầu tư;
Những rủi ro;
Thẩm định kế hoạch tài chính của dự án: Tổng nguồn thu, lợi nhuận, thời hạn khấu hao, thời hạn hoàn vốn, ...
Đánh giá khả năng quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
Khả năng tài chính: thông qua việc phân tích các Báo cáo tài chính của khách hàng trong các năm tài chính kể từ khi triển khai dự án đầu tư cho đến khi có thể trả hết nợ vay ngân hàng;
Nguồn tiền trả nợ và khả năng kiểm soát của IVB về nguồn tiền trả nợ;
Hiệu quả của dự án: về tài chính và kinh tế - xã hội.
2.3. Thẩm định bảo đảm tiền vay:
Đối với các trường hợp cho vay có tài sản bảo đảm:
- Chất lượng và khả năng chuyển đổi thành tiền;
Tính hợp pháp, đầy đủ của tài sản bảo đảm tiền vay;
Những rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay: Biến động về giá cả, thị trường, tư cách pháp lý và khả năng tài chính của người bảo lãnh;
Khả năng và biện pháp kiểm soát, quản lý của IVB về bảo đảm tiền vay.
Lập biên bản đánh giá tài sản cầm cố, thế chấp (theo qui định)
Đối với tài sản bảo đảm được hình thành từ vốn vay phải có giá trị tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án. Đối với tài sản mà Pháp luật có qui định phải mua bảo hiểm thì yêu cầu khách hàng viết cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay từ khi tài sản được hình thành và đưa vào sử dụng.
Đối với các trường hợp cho vay bảo đảm bằng tín chấp:
- Khả năng thế chấp, cầm cố tài sản hoặc bảo lãnh của người thứ ba trong trường hợp khách hàng phải thế chấp, cầm cố theo yêu cầu của IVB (trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc cán bộ tín dụng thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng)
2.4. Lập tờ trình:
Cán bộ tín dụng (CBTD) lập tờ trình về kết quả thẩm định trong đó ghi rõ kết luận, kiến nghị của mình (cho vay hay không cho vay: lý do, mức cho vay, thời hạn ...). Khi trình kết quả thẩm định để Tổng Giám đốc (Giám đốc) xử lý, phải trình đầy đủ hồ sơ của khách hàng. Trong hồ sơ kèm theo bảng liệt kê danh mục hồ sơ có chữ ký của Trưởng phòng.
Sau khi nhận bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng CBTD kiểm tra đánh giá sơ bộ, nếu thấy khả thi thì hẹn khách hàng xuống kiểm tra tình hình SXKD và kiểm tra tình hình TSĐB của khách hàng, thông thường xuống kiểm tra 1-2 lần. Sau đó CBTD lập tờ trình thẩm định gồm các yếu tố sau:
1) Giới thiệu doanh nghiệp
2) Tình hình tài chính doanh nghiệp
3) Kế hoạch và dự án vay vốn
4) Tài sản đảm bảo
5) Kết luận và đề xuất cho vay của CBTD
Thẩm định một dự án đầu tư tại IVB.
Dự án xin vay vốn xây dựng nhà máy Công nghiệp Tân Á (Hà Nội) sản xuất kinh doanh giấy nhôm, bao bì thùng carton gợn sóng tại sài Đồng B- Gia Lâm- Hà Nội.
Sự cần thiết phải đầu tư.
Sự thành lập công ty công nghiệp Tân Á – Hà Nội chuyên sản xuất các loại bao bì thùng và hộp các tông gợn sóng xuất khâu và giấy nhôm dán thay thế hàng nhập khẩu tại Hà Nội, nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lúc này nhằm những mục đích sau:
Sản xuất kinh doanh các loại bao bì thùng các tông và hộp các tông gợn sóng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường sẵn có ở nước ngoài của công ty New Toyo Ltd. Điều này bảo đảm chắc chắn 10% khối lượng sản phẩm bao bì thùng và hộp các tông cũng như giấy nhôm dán của Tân Á sẽ được xuất khẩu thu ngoại tệ mạnh và tự mình cân đối nhu cầu ngoại tệ phục vụ tái sản xuất.
Hợp tác với một số nhà máy giấy tại Hà Nội, Bãi Bằng, Vĩnh Phúc và các tỉnh phía bắc hiện đang hoạt động không hết công suất máy hoặc ngừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu và phụ tùng để phục hồi sản xuất và nâng cấp máy móc thiết bị nhằm sản xuất ra các loại sản phẩm có đủ các điều kiện kỹ thuật và đạt chất lượng cao.
Giải quyết việc làm cho gần 150 lao động trực tiếp làm việc cho Tân Á và khoảng vài trăm lao động khác làm việc cho các nhà máy giấy.
Tiếp thu công nghệ hiện đại trong việc sản xuất thùng và hộp các tông.
Hình thức đầu tư:
Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội là một công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất các loại bao bì từ nguyên liệu giấy xuất khẩu và thay thế xuất khẩu.
Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội là một công ty trách nhiệm hữu hạn, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty tân Á chịu trách nhiệm với các bên đối tác trong phạm vi vốn pháp định của mình.
Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, có chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu lỗ lãi, có con dấu riêng trong quan hệ giao dịch của mình, được mở tài khỏn bằng đồng VN và tiền nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam.
Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội được quyền quyết định về những hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, phù hợp với luật pháp và chủ trương chính sách của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghiã Việt Nam.
Nguồn vốn của Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội là nguồn vốn tự có của công ty gốc new Toyota PTE. Ltd Singapore.
Thời gian xin đầu tư là 45 năm.
Tên và địa điểm công ty.
Tên công ty: Công ty TNHH Công nghiệp Tân Á Hà Nội.
Tên giao dịch nước ngoài: New Asia Industries Company Ltd.
Địa điểm: Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội sử dụng mặt bằng thuê trong 45 năm của công ty điện tử hà Nội tại khu công nghiệp Sài Đồng B, Gia Lâm, Hà Nội.
Diện tích thuê đất là 20.000 m2.
Giá thuê đất theo biên bản thỏa thuận là 40 USD/m2/45 năm. Ngoài ra còn có khoản phí quản lý khu công nghiệp là 0,4 USD/ m2/ năm.
Phương án sản phẩm và tiêu thụ.
Sản phẩm của Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội gồm hai mặt hàng chính:
Bao bì thùng và hộp các tông gợn sóng với quy cách và kiểu dáng rất đa dạng.
Giấy nhôm dán.
Kế hoạch sản xuất dự kiến như sau:
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Bao bì thùng và hộp các tông gợn sóng các loại
4800 T
5520 T
6348 T
Giấy nhôm dán
50 T
60 T
70 T
2.5.4.2. Phương án tiêu thụ: Sản phẩm của Công ty công nghiệp Tân Á Hà Nội được tiêu thụ như sau:
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Bao bì thùng và hộp các tông gợn sóng
552 T
- Xuất khẩu 10 %
480 T
4968 T
635 T
- Trong nước 90%
4320 T
5520 T
5713 T
Cộng
4800 T
6 T
6318 T
Giấy nhôm dán xuất khẩu 10%
5 T
54 T
7 T
Trong nước 90%
45 T
63 T
Thẩm định phương án máy móc và quy trình công nghệ.
Máy móc thiết bị chính:
Công ty Tân Á Hà Nội sẽ được trang bị những dây chuyền máy móc thiết bị hiệ đại do công ty Hung Ih ở Đài Loan cung cấp. trị giá tổng cộng toàn bộ máy móc thiết bị chính là 872.600 USD chia ra thành:
Xưởng sản xuất bao bì thùng các tông gợn sóng trị giá 450.600 USD.
Xưởng sản xuất bao bì các tông gợn sòng nhiều màu trị giá 214.100 USD.
2.5.5.2. Máy móc thiết bị phụ: 184.000 USD.
2.5.6. Thẩm định tài chính kinh tế:
Tổng vốn đâu tư: tổng vốn đầu tư của công ty tân Á Hà Nội là 3.200.000 USD, được chia thành hai giai đoạn đầu tư:
- Giai đoạn 1: sản xuất bao bì thùng các tông gợn sóng và bao giấy nhôm: 2.345.000 USD.
- Giai đoạn hai ( sau 1 năm): sản xuất hộp các tông và bao giấy nhôm tới 90% sản lượng tối đa: 855.000 USD.
Trong số 3.200.000 USD, đầu tư cho vố cố định: 2.672.600 USD, và đầu tư cho vốn lưu động là 527.400 USD.
Vốn pháp định: 1.200.000 USD, trong đó 100% là vốn của nước ngoài do công ty gốc New Toyo Ltd.
Nguồn vốn đầu tư: là nguồn vốn tự có hoặc tự vay của công ty gốc new Toyo ltd dưới hình thức tiền mặt, vật tư, nguyên liệu và máy móc thiết bị.
Thời gian chuyển vốn vào Việt Nam: 7 ngày sau khi nhận giấy phep đầu tư, New Toyo Ltd sẽ cho xuống tàu và chuyển từ Tân Á Sài Gòn các thiết bị máy móc cần thiết cho giai đoạn một, cũng như các máy móc từ nước ngoài vào để sản xuất thùng các tông gợi sóng. Cùng lúc máy móc thiết bị giai đoạn 1 chuyển đến Sài Đồng B, New Toyo Ltd sẽ chuyển tiền mặt và nhiên liệu vào để kịp thời xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị và chuẩn bị chạy thử trong vòng từ hai đến ba tháng. Đồng thời New Toyo Ltd sẽ cử kỹ sư ngành giấy sang nghiên cứu và khảo sát các nhà máy giấy Việt nam để hợp tác phục hồi, nâng cấp và sản xuất ra các loại sản phẩm giấy kraft đạt tiêu chuẩn cần thiết, cung cấp cho công ty Tân Á Hà Nội làm thùng và hộp các tông gợn sóng.
Thành phần vốn đầu tư: gồm 4 phần chính:
Vốn đầu tư xây dựng. gồm:
Chi phí xây dựng nhà xưởng: 740.000 USD.
Chi phí hệ thống điện nước: 70.000 USD.
Chi phí lắp đặt thiết bị và chạy thử: 40.000 USD.
Chi phí dự phòng: 50.000 USD.
Chi phí xây dựng đường, ngoại thất: 100.000 USD.
Cộng: 1.000.000 USD (A)
Vốn máy móc thiết bị. gồm:
Máy móc thiết bị sản xuất: 872.600 USD.
Vốn cố định khác: 787.000 USD.
Cộng: 1.659.600 USD (B).
Vốn chuẩn bị đầu tư. Gồm:
Chi phí đào tạo, tuyển dụng: 6.500 USD.
Chi phí trước thành lập: 6.500 USD.
Cộng: 13.000 USD ©
Vốn lưu động, gồm:
Năm thứ nhất: 527.400 USD
Năm thứ hai, đầu tư thêm giai đoạn hai, và năm thứ 3 nhà máy hoạt đọng 100% công suất, vốn lưu động vẫn được đảm bảo tất cả các sai biệt tăng vốn lưu động, công ty Tân Á HN tự cân đối bằng cách trích lợi nhuận của mình để bổ sung.
Cộng tổng vốn đầu tư: A + B + C + D = 3.200.000 USD.
Tổng chi phí:
Năm thứ nhất, sản xuất thùng các tông dợn sóng và giấy nhôm, nguyên liệu nhập với giá 413 USD/tấn. năm thứ hai, sản xuất thêm hộp các tông và phát triển giấy nhôm, nguyên liệu do các nhà máy giấy Việt Nam hợp tác với công ty Tân Á cung cấp với giá 434 USD/tấn, giấy nhôm từ 2800 USD/T tăng đến 3087 USD/T cho năm thứ 3.
Tổng chi phí hàng năm, có bao gồm cả tiền thuế doanh nghiệp đánh vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ tại thị trường trong nước như sau:
- Năm 1: 2.691.915 USD.
- Năm 2: 3.211.926 USD.
- Năm 3: 3.765.536 USD.
Tổng doanh thu/ năm:
Giá bán các loại thùng các tông và hộp gợn sóng tại thị trường nước ngoài hiện nay của công ty New Toyo là 800 USD/ T. Giá bán sỉ tại các thị trường tương đương cũng khoảng 800 USD.
Mặt hàng giấy nhôm tại thị trường nội địa hiện nay không có nơi nào sản xuất kinh doanh, ngoại trừ các nhà máy của Toyo tại Hồ Chí Minh cung ứng cho nhu cầu sản xuất của bản thân mình, bằng cách nhập nguyên liệu thiếc cuộn, tự lo các khâu sản xuất và dán tại chỗ.
Sản phẩm của Tân Á khi tham gia vào thị trường ở bước đầu dự kiến giá bán như sau:
bao bì thùng và hộp các tông gợn sóng nhập khẩu: 800 USD/T.
Bao bì thùng và hộp các tông gợn sóng tiêu thụ nội địa: giá khoảng 10 triệu đến 10,4 triệu/T.
Giấy nhôm dán: 50 triệu – 60 triệu / tấn.
Với giá bán sản phẩm này, tổng doanh thu/năm, ngoài phần bán sản phẩm chính, còn có phần thu từ tiền bán phế phẩm và các tông vụn, như sau:
Năm 1: 3.507.600 USD.
Năm 2: 4.248.960 USD.
Năm 3: 5.127.388 USD.
Lợi nhuận gộp:
Năm 1: 3.507.600 – 2.691.915 = 815.685
Năm 2: 4.248.960 – 3.211.926 = 1.037.034
Năm 3: 5.127.388 – 3.765.536 = 1.361.852
Lợi nhuận ròng = lợi nhuận gộp – thuế lợi tức
Thuế lợi tức 17%:
Năm 1: 815.685 - 815.685 x 17% = 677.019
Năm 2: 1.037.034 - 1.037.034 x 17% = 860.738
Năm 3: 1.361.852 - 1.361.852 x 17% = 1.130.337
Thời gian thu hồi vốn:
T = Tổng vốn đầu tư
Lãi ròng + khấu hao
Tổng vốn đầu tư: 3.200.000 USD
Lãi ròng năm thứ hai: 921.469 USD
Lãi ròng thực sự: 829.627 USD
Khấu hao: 566.578 USD
3.200.000 : ( 829.627 + 531.022) = 2,35 ( 2 năm 4 tháng).
III. Đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại IVB.
1. Đối với chỉ tiêu hiệu quả tài chính:.
Mỗi ngân hàng thương mại có những quan điểm riêng về các chỉ tiêu thẩm định dự án, tùy vào chiến lược phát triển của ngân hàng hoặc quan điểm của ban lãnh đạo. Có ngân hàng chỉ chú trọng vào NPV, hoặc điểm hòa vốn. Đối với ngân hàng Indovina, các cán bộ thẩm định lại đề cao chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) : dự án sẽ được chấp nhận nếu T T* thì dự án xem như bị loại. T* được xác định trên cơ sở kinh nghiệm và các cơ hội đầu tư khác của chủ đầu tư, do đó nó sẽ khác nhau đáng kể trong những trường hợp khác nhau. Trong số các dự án xem xét, dự án nào có thời hạn thu hồi vốn ngắn nhất sẽ được chấp nhận lựa chọn.
Khi sử dụng phương pháp thời gian thu hồi vốn đầu tư có các ưu điểm chính là cho biết thời gian khách hàng có thể hoàn trả vốn đã vay của Ngân hàng. Khi đó Ngân hàng sẽ giảm thiểu được các khoản nợ quá hạn và khó đòi, không có khả năng thanh toán khi khách hàng làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên phương pháp đánh giá theo chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn chỉ đề cập đến thời gian mà vốn bỏ ra được hoàn lại nên có những hạn chế đối với quyết định của Nhà đầu tư khi Ngân hàng từ chối cho vay vì:
Thứ nhất: nó không xem xét đến lợi nhuận của dự án sau thời gian hoàn vốn. Đôi khi một dự án có thời gian hoàn vốn dài nhưng thu nhập về sau lại cao hơn thì vẫn có thể là dự án tốt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20474.doc