Trong suốt chiều dài lịch sử, người dân Khánh Hòa đã đoàn kết bên nhau, chung lưng đấu cật, ứng phó với thiên nhiên, vượt qua mọi khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển. Cùng với quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên, người dân Khánh Hòa đã kiên cường, dũng cảm đấu tranh chống lại các kẻ thù xâm lược để bảo vệ quê hương, đất nước. Trong sự nghiệp xây dựng và bao vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hôm nay, truyền thống hào hung của đất nước và người Khánh Hòa lại tiếp tục được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Khánh Hòa – Phòng Giao Dịch Nam Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động vốn trung và dài hạn. Kỳ phiếu: kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh tế...
Nguồn khác
Ngoài các nguồn trên, ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ…Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng. Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C …). Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả …cũng góp phần làm tăng nguồn huy động trong công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại .
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác huy động vốn
Chi phí huy động vốn :
Lãi suất huy động
Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Người gửi muốn một lãi suất cao, người vay lại muốn lãi suất thấp. Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa hai đối tượng trên, ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên, trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Sự đa dạng hoá trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết, sự đa dạng hoá lãi suất làm cho tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra. Nếu có chính sách lãi suất phù hợp, hiệu quả, ngân hàng sẽ tối thiểu hoá được chi phí trong khi vẫn hoàn thanh kế hoạch về nguồn vốn.
Chi phí khác
Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động vốn còn có các chi phí khác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động , chi phí in ấn phát hành , chi phí cơ sở vật chất , chi phí giao dịch quảng cáo …
Các hình thức huy động vốn.
Hình thức huy động càng đa dạng thì vốn chảy vào ngân hàng càng nhiều. Vì vậy độ đa dạng của các hình thức huy động vốn chính là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn ở các ngân hàng thương mại. Không những đa dạng về số lượng các công cụ mà ngân hàng phải đa dạng về kỳ hạn huy động, loại tiền sử dụng nữa. Đó là khả năng huy động vốn với các kỳ hạn khác nhau trong đó có cả nội tệ, ngoại tệ và với mức lãi suất khác biệt tương ứng sao cho người gửi tiền chấp nhận được và cảm thấy hợp lý.
Tính ổn định của nguồn vốn
Tính ổn định ở đây bao gồm ổn định về khối lượng, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nguồn.
Khối lượng vốn huy động phản ánh quy mô vốn. Quy mô vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì quy mô vốn huy động là một bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất và có vai trò quan trọng hơn cả. Sau khi đã huy động được khối lượng vốn lớn thì cái mà ngân hàng cần quan tâm lúc này là tốc độ tăng trưởng ổn định của nó vì có thể lúc này quy mô vốn lớn, nhưng sẽ là khó khăn cho ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay hay đầu tư nếu ngân hàng không kiểm soát, không dự đoán được xu hướng biến động của dòng tiền rút ra và dòng tiền gửi vào.
Một số chỉ tiêu khác
Mức độ hoạt động của vốn huy động: Được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn. Hệ số sử dụng vốn càng tiến đến 1 càng tốt, điều này thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng tối đa.
Mức độ thuận tiện khách hàng: Được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền, rút tiền, các dịch vụ kèm theo của ngân hàng…nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng.
Thời gian để huy động một số lượng vốn nhất định.
Một số chỉ tiêu khác như : số lượng vốn bị rút ra trước thời hạn , kỳ hạn thực tế của nguồn vốn…
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại.
Nhân tố khách quan
Thứ nhất là môi trường pháp lý.
Thứ hai là môi trường kinh tế - chính trị - xã hội.
Thứ ba là môi trường văn hoá.
Thứ tư là yếu tố cạnh tranh trên thị trường tài chính.
Nhân tố chủ quan
Các hình thức huy động vốn và chất lượng các dịch vụ do ngân hàng cung ứng, và hệ thống màng lưới.
Chất lượng hoạt động tín dụng
Uy tín của ngân hàng.
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Trình độ công nghệ ngân hàng.
Năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.
Công tác quảng cáo, khuyến mãi…
Thực trạng hoạt động huy động vốn của NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang.
Sự cần thiết phải nâng cao công tác huy động vốn tại NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt thì vốn là một yếu tố giúp các NH thắng thế trong cạnh tranh. NH nào trường vốn sẽ có khả năng thõa mãn tốt nhất nhu cần KH, có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thêm thu nhập và củng cố vị thế trên thương trường. Nhận thức được vai trò to lớn của vốn trong hoạt động kinh doanh, NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang luôn tìm mọi cách phát triển nguồn vốn của mình, tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả của công tác huy động vốn.
Huy động vốn là một nghiệp vụ truyền thống của NH. Từ khi có các NH ra đời thì nghiệp vụ huy động vốn đã gắn liền với hoạt động của nó, trãi qua quá trình phát triển của hệ thống NH thì nghiệp vụ huy động vốn cũng được đổi mới cho phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội. Hiệu quả công tác huy động vốn được NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang quan tâm không chỉ vì nó là một nghiệp vụ truyền thống của NH mà còn vì nó là một trong những hoạt động chủ yếu và mang lại lợi nhuận cho NH. Do đó trong mọi giai đoạn, nâng cao hiệu quả huy động vốn luôn là vấn đề được các NHTM chú trọng.
Nhu cầu phát triển của Xã hội ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế , của dân cư. Để đáp ứng được nhu cầu này thì các NH phải có một nguồn vốn dư lớn để có thể phục vụ cho sự phát triển chung của nền kinh tế mà nguồn vốn tự có của NH quả là “ nhỏ bé ” trước yêu cầu phát triển của xã hội. Do đó để có thể có một lượng vốn cần thiết để thực hiện sứ mạng “ bà đỡ” cho nền kinh tế cho nền kinh tế địa phương cũng như trên địa bàn mà NH hoạt động thi phải tìm các tăng trưởng nguồn vốn hiện có của mình và vấn đề nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn được đặt ra rất bức thiết.
Các NH hoạt động trên thị trường với tư cách là các trung gian tài chính với chức năng chủ yếu là phân phối lại tiền tệ trong xã hội , thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển. Hoạt động huy động vốn chính là việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để rồi sau đó NH phân phối đến nơi thiếu vốn ( bằng các hoạt động cho vay, đầu tư). Làm tốt công tác huy động vốn cũng đồng nghĩa với NH làm tốt nghĩa vụ quan trọng nhất của mình. Cho nên NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang ý thức được sự cần thiết của việc đẩy mạnh hiệu quả huy động vốn.
Tình hình kinh tế xã hội ở Khánh Hòa ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang.
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp hai tỉnh Đăck Lawck và Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ Việt Nam, Khánh Hòa nằm ở tọa độ từ 108040’33’’ đến 109027’55’’ kinh độ Đông và từ 11042’50’’ đến 12052’15’’ vĩ độ Bắc. Khánh Hòa nằm trên Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam, là cửa ngõ của Tây Nguyên xuống đồng bằng qua quốc lộ 26, là tỉnh có nhiều cảng biển quan trọng, đặc biệt lag cảng Cam Ranh một trong 3 cảng biển có điều kiện tự nhiên nổi tiếng trên thế giới. Khánh Hòa còn có đường hàng không nằm trong hành lang bay của đường bay nội địa Bắc – Nam.
Với mật độ dân số 222 người/km2, Khánh Hòa có 1,156,903 người, trong đó: nam giới là 572,412 người, nữ giới là 584,491 người. Dân số chia theo khu vực, thành thị có 39,7%.
Trong suốt chiều dài lịch sử, người dân Khánh Hòa đã đoàn kết bên nhau, chung lưng đấu cật, ứng phó với thiên nhiên, vượt qua mọi khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển. Cùng với quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên, người dân Khánh Hòa đã kiên cường, dũng cảm đấu tranh chống lại các kẻ thù xâm lược để bảo vệ quê hương, đất nước. Trong sự nghiệp xây dựng và bao vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hôm nay, truyền thống hào hung của đất nước và người Khánh Hòa lại tiếp tục được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ.
Về kinh tế trong GDP tăng bình quân 8,2%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và du lịch chiếm 80%, phù hợp với cơ chế thị trường , hình thành một số ngành mũi nhọn. Ngành công nghiệp đã chủ động đầu tư chiều sâu, có chọn lọc, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp tăng lên, có sức cạnh tranh trên thị trường, nhịp độ tăng trưởng bình quân 12,8%/năm. Các ngành dịch vụ và du lịch có them nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, tích cực cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt được 11,5%/năm. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có những bước chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,2%/năm. Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển , giá trị xuất khẩu bình quân tăng 21,1%/năm. Thị trường xuất khẩu đã mở rộng hơn 45 nước, mặt hàng thủy sản xuất khẩu chiếm 55% -60% tổng kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách đạt khá, chiếm 18,4% GDP của tỉnh.
Trong lĩnh vực Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách mới, nhiều văn bản pháp quy được ban hành theo hướng mở rộng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM.
NHNo & PTNT Việt Nam thường xuyên nắm chắc tình hình, bám sát cơ sở, quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, đưa ra nhiều giải pháp tương đối cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh doanh trên địa bàn các thành phố.
Mặc dù mới được thành lập nhưng sau ba năm hoạt động NHNo &PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang đã tạo dựng được uy tín và lòng tin với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế .
Dù vậy, PGD cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động:
Cạnh tranh giữa các chi nhánh trong và ngoài hệ thống tiếp tục gay gắt cả về mạng lưới, lãi suất , công nghệ và lao động.
Các NHTM khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đồng loạt mở rộng mạng lưới hoạt động, ngay từ đầu năm có Ngân hàng tăng lãi suất huy động, thể hiện cạnh tranh không lành mạnh .
Hàng loạt ngân hàng có tiềm lực về tài chính , lao động đã thay đổi công nghệ đưa ra nhiều tiện ích mới.
Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm động viên các phòng ban trụ sở chính, sự ủng hộ nhiệt tình của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự chia sẻ cảm thông của các chi nhánh trong và ngoài hệ thống , cùng sự nỗ lực của cán bộ nhân viên NHNo &PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang với tinh thần vừa làm vừa khắc phục khó khăn, từng bước đưa hoạt động kinh doanh từng bước ổn định và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định để khẳng định mình trên thương trường.
Có thể nói năm 2009 là năm mà PGD tiếp tục đạt được mức tăng trưởng khá trong kinh doanh, ổn định về đời sống , phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế của Tỉnh Khánh Hòa.
Thực trạng hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Trong 3 năm hoạt động từ năm 2007 – 2009 thì nguồn vốn của NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng. Mức tăng trưởng thể hiện rõ nét quả kết quả thu được như sau:
2007: 3,470 triệu đồng
2008: 8,222 triệu đồng
2009: 14,517 triệu đồng
Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng. Tuy GPD Nam Nha Trang là chi nhánh của NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa nhưng PGD cũng đã đóng góp những thành quả đáng kể vào sự thành công chung của hệ thống ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam.
Cơ cấu nguồn vốn huy động
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn tính đến cuối 31/12/2007
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Nguồn huy động
Tỷ trọng
Nội tệ
Ngoại tệ
quy ra VNĐ
Tổng
Phân theo thành phần kinh tế
TG dân cư
3,465
0
3,465
99.9%
TG các TCKT
5
5
0.1%
Phân theo kỳ hạn huy động
Tiền gửi không kỳ hạn
802
802
23.1%
Tiền gửi <=12 tháng
2,590
0
2,590
74.6%
Tiền gửi >= 12 tháng
78
78
2.2%
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn tính đến cuối 31/12/2008
Chỉ tiêu
Nguồn huy động
Tỷ trọng
Nội tệ
Ngoại tệ
quy ra VND
Tổng
Phân theo thành phần kinh tế
TG dân cư
7,141
19
7,160
86.9%
TG các TCKT
1,081
1,081
13.1%
Phân theo kỳ hạn huy động
Tiền gửi không kỳ hạn
1,116
1,116
13.5%
Tiền gửi <=12 tháng
6,087
19
6,106
74.0%
Tiền gửi >= 12 tháng
1,028
1,028
12.5%
Đơn vị tính: triệu đồng
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn tính đến cuối 31/12/2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Nguồn huy động
Tỷ trọng
Nội tệ
Ngoại tệ
quy ra VND
Tổng
Phân theo thành phần kinh tế
TG dân cư
12,966
9.5
12,976
89.5%
TG các TCKT
1,521
1,521
10.5%
Phân theo kỳ hạn huy động
Tiền gửi không kỳ hạn
2,249
2,249
15.5%
Tiền gửi <=12 tháng
11,014
9.5
11,024
75.9%
Tiền gửi >= 12 tháng
1,254
1,254
8.6%
Trong quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng , NHNo&PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang luôn duy trì và phát triển sự ổn định cũng như tốc độ tăng trưởng hợp lý . Hợp lý ở đây là nói đến quy mô tăng trưởng của nguồn vốn huy động dựa trên nền tảng đảm bảo tính phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn.
Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế:
Nhìn vào bảng ta thấy: Cơ cấu nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm, tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm phần quan trọng trong tổng nguồn vốn ( năm 2007 là 0,1% và năm 2008 là 11,7 % và năm 2009 là 10,1 % ) do vậy chi phí cho việc huy động vốn có điều kiện được hạ thấp, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạ lãi suất cho vay, đảm bảo khả năng cạnh tranh của NH.
Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư tăng nhanh qua các năm (năm 2007 là 99,9 % và năm 2008 là 88,3 % và năm 2009 là 89,9 % ). Tuy tỷ trọng của năm 2008 có tỷ trọng giảm so với năm 2007 nhưng số tiền huy động được tăng lên hơn gấp nhiều lần và bước sang năm 2009 thì nguồn huy động này tăng lên đến 15,966 và chiếm 89,9% của tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế.
Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đồng tiền:
Bảng số liệu đã phản ánh rõ tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ, trong năm 2007 nguồn vốn huy động ngoại tệ bằng 0, năm 2008 là 1,000 USD tăng 100 % so với năm 2007 nhưng bước sang năn 2009 thì vốn huy động bằng ngoại tệ lại giảm đi một nữa còn 500 USD, chiếm 50% so với năm 2008. Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động trong tổ chức kinh tế chiếm rất ít, chỉ chiếm 12% năm 2008 và 4 % năm 2009 trong tổng nguồn vốn huy động. Điều đó cho thấy rằng NH chủ yếu huy động nguồn vốn nội tệ và chỉ huy động một phần nhỏ từ nguồn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động.
Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn :
Qua số liệu bảng đã thể hiện được sự mất cân đối giữa các nguồn tiền. Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất ( năm 2007 chiếm 74,6 % và năm 2008 là 76,8 % và năm 2009 chiếm 76,7%) trong tổng nguồn vốn huy động, trong khi đó nguồn tiền gửi trên 12 tháng lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu là nguồn tiền gửi trung hạn ( năm 2007 chiếm 2,2 % và năm 2008 là 11,1 % và năm 2009 chiếm 8,4%). Điều đó cho ta thấy rằng nguồn vốn huy động của NH qua các năm có nhiều biến động và năm 2009 thì công tác huy động vốn có nhiều khó khăn. Tuy số tiền có tăng hơn so với 2 năm 2007, 2008 nhưng tỷ trọng lại giảm so với những năm trước đó. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác tín dụng của ngân hàng , bởi sẽ làm mất tính cân xứng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn, nhất là đối với nguồn tín dụng trung và dài hạn.
Mạng lưới huy động vốn:
Một trong những giải pháp đầu tiên để một ngân hàng tiến hành huy động được nguồn vốn là việc mở rộng mạng lưới huy động. NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang nằm ở phía nam Nha Trang, địa bàn hoạt động chủ yếu của NH là các xã Phước Đồng, Phường Phước Hải, Vĩnh Trường, Phước Long. Dân cư chủ yếu là nông dân, ngư dân, và các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản vừa và nhỏ. Nên việc mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm tăng cường huy động vốn là một việc hết sức quan trọng. vì vậy NH luôn tìm kiếm những KH mới, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút được KH đến gửi tiền tại NH.
Các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang luôn đa dạng hoá các hình thức huy động vốn cả trung, dài hạn và ngắn hạn, cùng với việc tuyên truyền, quảng cáo hoạt động của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó đã thu hút được nhiều nguồn vốn, không những đủ đáp ứng cho quá trình sản suất kinh doanh tại địa bàn hoạt động , mà còn hỗ trợ vốn cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Khánh Hòa. Để làm rõ những nguyên nhân và nhân tố tác động đến công tác huy động vốn, chúng ta đi phân tích những loại nguồn huy động sau.
Các khoản tiền gửi
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư, đây là nguồn vốn rất quan trọng của ngân hàng, huy động vốn này ngoài tác dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thu hút tối đa các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm phát triển kinh tế, cũng như đối với chính sách ổn định tiền tệ của đất nước . Trong ba năm hoạt động , tình hình huy động vốn của Ngân hàng từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư liên tục tăng, năm 2007 đạt 3,465 triệu đồng , năm 2008 đạt 7.141 triệu đồng và năm 2009 đạt 12,966 triệu đồng . Mặc khác nguồn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn mà Ngân hàng huy động trong suốt thời gian hoạt động ( năm 2007 chiếm 99,9% trong năm 2008 là 88,3% và 89,9 % trong năm 2009 )
Cùng với việc đưa ra mức lãi suất hợp lý ngân hàng còn thực hiện các biện pháp, chính sách khách hàng để khai thác tối đa loại nguồn vốn này như : mở rộng mạng lưới huy động vốn, trang bị thêm cơ sở vật chất và các trang thiết bị, thủ tục tiền gửi đơn giản, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ , không ngừng đổi mới phong cách giao dịch, và đưa ra các mức lãi suất ưu đãi, khuyến mại cho khách hàng… Mặt khác ngân hàng chú trọng khâu quảng cáo về hoạt động ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao uy tín của ngân hàng nên đã thu hút được nhiều tầng lớp dân cư đến gửi tiền.
Tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Như chúng ta đã biết, đặc điểm của tiền gửi loại này là nhằm mục tiêu hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không phải vì mục tiêu hưởng lãi. Do vậy trong tất cả các loại nguồn mà ngân hàng có khả năng huy động thì đây là nguồn có chi phí huy động thấp nhất, tính ổn định thấp nhất vì ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng. Nền kinh tế Khánh Hòa nói chung cũng như các phường, xã trên địa bàn hoạt động của ngân hàng nói riêng tiếp tục phát triển hơn so với những năm trước đây. Các hoạt động văn hóa, du lịch ngày càng được mở rộng trên địa bàn. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh, các nhà hàng, khách sạn phát triển nhanh hơn, đồng thời với lợi thế riêng của mình trong lĩnh vực thanh toán, chất lượng phục vụ, khả năng tiếp thị NHNo&PTNT Tỉnh Khánh Hòa –PGD Nam Nha Trang đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này. Tuy nhiên trong ba năm hoạt động thì tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn vốn huy động.
Cụ thể: năm 2007 huy động là 5 triệu đồng ,chiếm 0,1 % tổng nguồn vốn, năm 2008 huy động được 1,081 triệu đồng, chiếm 11,7% tổng nguồn và năm 2009 huy động được 1,521 triệu đồng chiếm 10,1 %. Điều này cho ta thấy tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội vào Ngân hàng chưa cao, nguyên nhân vì trên địa bàn hoạt động có các doanh nghiệp hoạt động chưa nhiều và chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác trong những năm qua tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa không ngừng tăng lên, giá vàng không ồn định, thị trường chứng khoán phát triển mạnh…nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý gửi tiền của các doanh nghiệp vào ngân hàng.
Phát hành kỳ phiếu
NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang là một phòng giao dịch thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Khánh Hòa nên mọi hoạt động đều được sự chỉ đạo của hội sở. Vì vậy với hình thức phát hành kỳ phiếu thì ngân hàng đã được sử dụng nhưng dịch vụ này chưa rộng rãi và phổ biến đối với khách hàng của ngân hàng. Vì chỉ khi nào ngân hàng thực sự thiếu vốn thì mới phát hành. Nhưng có thể trong tương lai phòng giao dịch sẽ phát huy tốt hình thức huy động vốn này nhằm tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng.
Phát hành trái phiếu
Đối với NHNo &PTNT Việt Nam, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn đặc biệt; trái phiếu do NHNo & PTNT Việt Nam phát hành, các NHNo & PTNT thành viên chỉ làm đại lý, nguồn vốn huy động được tập trung trong toàn ngành thường để đáp ứng nhu cầu kế hoạch trước. Hình thức này chưa được sử dụng ở trụ sở chính NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa cũng như NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang.
Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế khác
Đây là hình thức huy động mà phòng giao dịch áp dụng mang tính chất tạm thời hay đó là giải pháp mang tính thời điểm để giải quyết nhu cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn của ngân hàng. Vốn vay chủ yếu là vay ngắn hạn với lãi suất cao hơn lãi suất huy động vốn nhưng thấp hơn phí sử dụng vốn của NHNo & PTNT Việt Nam. Vốn vay của Ngân hàngchiếm tỷ trọng nhỏ và chỉ mang tính thời điểm không thường xuyên. Lợi thế của loại vốn này là chủ động trong cân đối nguồn vốn cho kinh doanh.
2.2.3.5 Tính cân xứng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn
Có thể thấy mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn là mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Tính vững chắc ổn định của nguồn vốn huy động không chỉ ở bản thân việc huy động vốn mà còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng vốn. Nếu việc huy động và sử dụng vốn không tương xứng, sẽ dẫn đến phá thế ổn định của ngân hàng, các ngân hàng phải tăng hoặc giảm lãi suất một cách thường xuyên sẽ gây trở ngại cho khách hàng và cho chính mình.
Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch cân đối vốn kinh doanh, đảm bảo tính cân xứng giữa nguồn vốn - sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán của trong hoạt động kinh doanh luôn là vấn đê đặt ra cho bất kỳ một ngân hàng nào, ngay cả NHNo & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang.
Cấu trúc thời hạn tại thời điểm 31/12/2009 cho biết sử dụng vốn của phòng giao dịch mang tính ngắn hạn. Trong tổng số dư nợ của ngân hàng thì dư nợ ngắn hạn đạt 36,964 triệu đồng , tăng 10,936 triệu đồng so với năm 2008, chiếm 91 % tổng dư nợ.
Nếu phân chia nguồn vốn theo thời hạn :
- Tiền gửi không kỳ hạn trong năm 2009 đạt 2,249 triệu đồng chiếm 15% trong tổng tiền gửi.
- Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng đạt 11,014 triệu đồng chiếm 76% trong tổng tiền gửi.
- Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng đạt 1,254 triệu đồng chiếm 9 % trong tổng tiền gửi.
Về cơ cấu dư nợ tại thời điểm 31/12/2009 : Tổng dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng 272% so với tổng nguồn vốn huy động; dư nợ ngắn hạn đạt 36,964 triệu đồng, chiếm 91% trong tổng dư nợ; dư nợ trung và dài hạn đạt 2,561 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9% trong tổng dư nợ.Nhìn vào kết quả trên ta thấy tính cân xứng giữa nguồn vốn - sử dụng vốn dài hạn của PGD chưa hợp lý vì các khoản cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 9% tổng dư nợ trong khi nguồn vốn huy động có kết cấu tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn lớn hơn rát nhiều, chỉ phù hợp với những những khoản vay ngắn hạn mà ngân hàng cho vay, điều này chưa phù hợp trong việc cân đối nguồn vốn huy động - sử dụng vốn.
Ngoài ra, nếu xét cơ cấu vốn phân theo loại đồng tiền thì kế hoạch cân đối của phòng giao dịch cũng chưa thật hợp lý: tiền gửi nội tệ là 12,966 triệu đồng , chiếm 89,9 % tổng nguồn trong khi tiền gửi ngoại tệ đạt 500 USD chỉ chiếm 10,1 % tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn, do đó ngân hàng không tự cân đối được vốn để đầu tư cho vay đối với các dự án làm hạn chế năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn ngắn hạn và từ các tổ chức kinh tế, xã hội nên nguồn vốn cung cấp cho vay là nguồn mang tính ổn định không cao. Chính vì vậy mặc dù xu hướng là mở rộng cho vay trung và dài hạn nhưng do hạn chế về nguồn vốn nên phòng giao dịch lại phải thực hiện mở rộng cho vay ngắn hạn để cân đối thời hạn của nguồn.
Như vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần chú trọng hơn việc khai thác nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn trung và dài, xu hướng dài hơn của tiền gửi kỳ hạn làm cho tính cân xứng càng tốt hơn.
2.2.3.6 Chi phí nguồn vốn huy động và chênh lệch lãi suất
Chi phí nguồn vốn huy động
Lãi suất huy động liên tục có sự biến đổi, do đó chi phí huy động được điều chỉnh thường xuyên theo điều kiện thị trường và chiến lược của ngân hàng. Trong năm 2008 nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng trầm trọng kéo theo nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nên lãi suất huy động giảm nhanh. Nhưng bước sang năm 2009 thì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại NHN0 & PTNT Tỉnh Khánh Hòa – PGD Nam Nha Trang.docx