MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 4
I. Lý luận chung về hoạt động đầu tư 4
1. Khái niện về đầu tư 4
2. Vai trò của đầu tư 5
2.1. Đứng trên góc độ vĩ mô 5
2.2. Đứng trên góc độ vi mô 6
3. Các loại đầu tư 6
3.1. Phân loại theo nội dung kinh tế 6
3.2. Phân loại theo mục tiêu đầu tư 7
3.3. Phân loại đầu tư theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng mà mình bỏ vốn 7
3.4. Phân loại theo thời gian sử dụng 7
3.5. Phân loại theo sự phân cấp quản lý dự án 8
II. Hiệu quả của hoạt động đầu tư 8
1. Khái niện về hiệu quả đầu tư 8
2. Các nguyên tắc để xác định hiệu quả 9
3. Phân loại hiệu quả đầu tư 10
3.1. Hiệu quả tài chính trong hoạt động đầu tư 10
3.1.1. Khái niệm 10
3.1.2. Một số vấn đề cần xem xét khi đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư 10
3.1.3. Các tiêu chuẩn cơ bản để xác định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư 12
3.1.4. Các phương pháp để phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư 13
3.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội trong hoạt động đầu tư 17
3.2.1. Khái niệm 17
3.2.2. Các tiêu chuẩn cơ bản để xác định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư 17
3.2.3. Các phương pháp để phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư 18
3.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả
kinh tế - xã hội 21
III. Đặc điểm của hoạt động đầu tư và hiệu quả của hoạt độ đầu tư trong ngành xây dựng 22
1. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong ngành xây dựng 22
2. Vai trò của ngành xây dựng đối với nền kinh tế quốc dân 23
2.1. Vai trò của ngành xây dựng đối với sự phát triển của các ngành phía trước 23
2.2. Vai trò của ngành xây dựng đối với sự phát triển của các ngành phía sau 24
2.3. Vai trò của ngành xây dựng đối với việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động 24
3. Hiệu quả của hoạt động đầu tư trong ngành xây dựng 25
Chương II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1 TRONG THỜi GIAN GẦN ĐÂY 27
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 27
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng HUD1 27
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty HUD1 29
2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty 29
2.2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 30
2.3. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh của công ty 30
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty 31
4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty 33
II. Thực trạng hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 34
1. Tình hình đầu tư của công ty 34
1.1. Đặc điểm đầu tư của công ty 34
1.2. Nguồn vốn đầu tư của công ty 35
1.2.1. Tình hình nguồn vốn của công ty 35
1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty 36
2. Tình hình đầu tư vào máy móc và thiết bị thi công của công ty 39
3. Tình hình đầu tư vào nguồn nhân lực của công ty 41
4. Tình hình đầu tư vào tài sản vô hình 44
5. Tình hình đầu tư vào các dự án xây dựng khu đô thị 45
III. Một số đánh giá về hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 trong những năm gần đây 46
1. Hiệu quả tài chính tại công ty HUD1 46
1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế 46
1.2. Thị phần 48
2. Hiệu quả kinh tế - xã hội 49
2.1. Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước 49
2.2. Số lượng lao động và thu nhập bình quân đầu người 49
2.3. Các hiệu quả kinh tế - xã hội khác 51
3. Một số hạn chế trong hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 52
3.1. Hạn chế trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn 52
3.2. Hạn chế trong việc đầu tư vào máy móc, thiết bị 52
3.3. Hạn chế trong việc đầu tư vào nguồn nhân lực 53
4. Nguyên nhân của những hạn chế trên 53
4.1. Nguyên nhân chủ quan 53
4.2. Nguyên nhân khách quan 54
Chương III. MỘT SỐ GIẢi PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1 TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 55
I. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 55
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty trong thời gian tới 56
1. Giải pháp từ phía công ty 56
1.1. Giải pháp về vốn 56
1.2. Giải pháp về máy móc, trang thiết bị và dây truyền sản xuất 59
1.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 61
1.4. Giải pháp khi đầu tư vào tài sản vô hình - Giải pháp về thị trường 63
1.5. Giải pháp khi tiến hành đầu tư vào các dự án xây dựng các khu đô thị 64
1.6. Giải pháp nâng cao năng lực, chức năng của cơ cấu bộ máy tổ chức 65
1.7. Giải pháp nâng cao sự quản lý của các nhà lãnh đạo 66
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước 67
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
LỜI CAM ĐOAN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thời vụ, ngắn hạn. Ngoài ra sự phát triển của ngành xây dựng còn tạo ra công ăn việc làm cho hành trục nghìn lao động gián tiếp đang làm việc trong các ngành chế biến các vật liệu xây dựng, ngành cơ khí, ngành sản xuất thép…
3. Hiệu quả của hoạt động đầu tư trong ngành xây dựng
Hiệu quả của hoạt động đầu tư trong ngành xây dựng cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư trong các ngành khác được biểu hiện đó là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.
Hiệu quả tài chính của ngành xây dựng được xác định thông qua một số các chỉ tiêu nhất định chỉ của ngành xây dựng. Đó là mức độ đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng cơ sở vật chất hạ tầng cho nền kinh tế, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, cũng có thể là thị phần…Các doanh nghiệp khác nhau thì có những chiến lược, những mục tiêu, những nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động đầu tư trong ngành xây dựng cũng có nhiều điểm khác nhau. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp xây dựng sẽ căn cứ vào các mục tiêu, chiến lược cũng như phương hướng kinh doanh của công ty đó. Với sự phát triển nền kinh tế như hiện nay, các mục tiêu, phương hướng hoạt động thường xuyên thay đổi từ đó các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tài chính cũng thay đổi theo sao cho phù hợp.
Do đặc điểm của ngành xây dựng là cần phải có một lượng vốn lớn trong một thời gian tương đối dài. Vì vậy khi xét đến hiệu quả của hoạt động đầu tư thì cần phải tính đến yếu tố thời gian, từ đó mới cho các kết quả chính xác. Doanh nghiệp cần phải dự tính được các yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động.
Khi đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư trong ngành xây dựng nói riêng cần có một loạt các chỉ tiêu khác nhau có thể là định tính cũng có thể là định lượng. Vì thế có rất nhiều các phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của một dự án là chính xác nhất.
Cũng như hiệu quả tài chính thì hiệu quả kinh tế xã hội cũng có rất nhiều các chỉ tiêu, phương pháp để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. Hiệu quả kinh tế -xã hội được xét dựa trên quan điểm của toàn bộ xã hội. Hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội trong ngành xây dựng cũng như các ngành khác thường bao gồm giá trị gia tăng tức là đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, phân phối lại thu nhập…
Chương II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1 TRONG THỜi GIAN GẦN ĐÂY
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 Hồ sơ giới thiệu năng lực Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị chính thức thành lập theo quyết định số 1636/ QĐ-BXD về việc chuyển Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1 thuộc Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị thành công ty cổ phần.
Việc cổ phần hoá công ty xây lắp và phát triển nhà số 1(HUD1) căn cứ :
- Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây Dựng.
- Nghị định số 64/2002/ NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính Phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
- Căn cứ quyết định số 160/QĐ-BXD ngày 25/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1 thuộc Tổng công ty phát triển nhà và đô thị.
Công ty xây lắp và đầu tư phát triển nhà số 1 (HUD1) là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 822/QĐ-BXD ngày 19/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. Đây là đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ và hạch toán độc lập của Tổng công ty phát triển nhà và đô thị. Tiền thân của công ty là xí nghiệp xây dựng số 1 đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị nay là Tổng công ty phát triển nhà và đô thị.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây Dựng và các ban nghành liên quan, thực hiện theo nghị định chính phủ về việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, công ty xây lắp và đầu tư phát triển nhà số 1 đã tiến hành cổ phần. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 (HUD1) ra đời và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/1/2004.
Qua quá trình phát triển, từ khi còn là Xí nghiệp xây dựng số 1, Công ty phát triển nhà và đô thị, hơn 10 năm qua đã đóng góp công sức không nhỏ vào mục tiêu xây dựng và phát triển các khu dân cư, các khu đô thị mới... mà nhà nước đã giao cho ngành xây dựng nói chung trong thời kỳ đổi mới. Thành quả của công ty đạt được với hàng trăm công trình xây dựng lớn nhỏ đã khẳng định sự trưởng thành và lớn mạnh của công ty ngày nay. Công ty đã tham gia thi công các công trình tại Hà Nội cũng như tại địa bàn trên phạm vi cả nước: Khối hội trường thể chất và bể bơi trung tâm phụ nữ và phát triển (Hà Nội); Sân golf Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Chung cư 12-15 tầng CT2 (nhà A,B,C) khu đô thị Mỹ Đình; Nhà ở thấp tầng TT8 Văn Quán (Hà Đông); Chung cư 12 tầng CT16 khu đô thị mớiViệt Hưng; chung cư 15 tầng CT % khu Chủ Tịch; Nhà ở 5 tầng lô CT14 đô thị mới Việt Hưng; Chung cư 15 tầng CT5 khu X2 mở rộng Linh Đàm; Nhà 12 tầng khu đô thị mới Pháp Vân; Chung cư cao tầng B7 -B10 Kim Liên; nhà 12 tầng của cán bộ và công nhân viên Ban Tài Chính Quản trị Trung Ương (Cổ Nhuế); Khu nhà 20 tầng Trương Định; Thi công đường Vân Hồ -Đại Cồ Việt…
Tất cả các công trình do công ty thi công đều được áp dụng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000 đồng thời luôn đảm bảo tiến độ, an toàn lao động và được chủ đầu tư đánh giá cao. Nhiều công trình đã được Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành tặng huy chương vàng về chất lượng: công trình khách sạn Tây Hồ, Nhà điều hành và hướng dẫn du lịch Giáp Bát, Bưu điện Hai Bà Trưng (Hà Nội) … đặc biệt Bưu điện Bắc Linh Đàm đã được Bưu điện Hà Nội chọn là công trình tiêu biểu nhân kỉ niệm 55 năm ngày truyền thống ngành, bên cạnh đó công trình công viên Bắc Linh Đàm được UBND thành phố Hà Nội chọn gắn biển kỉ niệm 99 năm Thăng Long – Hà Nôi.
Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển công ty phải không ngừng tự đổi mới và hoàn thiện mình đặc biệt phải có những chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư sao cho đạt kết quả cao nhất, nhất là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt như hiện nay.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1.
2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 trực thuộc Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị. Từ khi thành lập đến nay lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là: Hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và phát triển nhà trên phạm vi cả nước.
* Ngành nghề kinh doanh chính là:
- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp;
- Thi công xây lắp các loại công trình dân dụng, công nghiệ, giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị, khu công nghiệp;
- Trang trí nội, ngoại thất các công trình xây dựng;
- Tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi;
- Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng công nghiệp xây dựng;
- Thi công lắp đặt hệ thống thông gió, chiếu sáng, hệ thống điện, điện lạnh;
- Tư vấn, giám sát xây dựng và hoàn thiện các công trình dân dụng và công nghiệp.
Trong lĩnh vực hoạt động của mình công ty ngày càng nâng cao chất lượng về mọi mặt, tạo được nhiều đảm bảo kỹ thuật cao.Các kỹ thuật thiết kế, thi công cũng như khả năng về trang trí nội, ngoại thất ngày càng đạt được những uy tín đối với nhà đầu tư.
2.2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Hoạt động trong ngành xây dựng công ty luôn phải đặt cho mình mục tiêu phát triển theo kịp tiến độ của ngành nói riêng và sự phát triển chung của đất nước. Nhiệm vụ đặt ra cho toàn công ty là phấn đấu tăng doanh thu, lợi nhuận đồng thời nâng cao đời sống cho người lao động.
* Chức năng chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Xây dựng nhà cao tầng, biệt thự, nhà ở;
- Thi công hạ tầng kỹ thuật;
- Xây dựng các công trình đường bộ;
- Lắp đặt thiết bị điện nước;
- Hoàn thiện xây dựng lao động trang thiết bị nội thất.
* Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty có nhiệm vụ cơ bản thực hiện:
- Ký kết hợp đồng giao cho các đội thi công;
- Tìm kiếm các công trình bên ngoài đồng thời hoàn thành tốt công trình do Tổng công ty giao;
- Ký các văn bản dự thầu, vay vốn thực hiện hợp đồng, vay tín dụng;
- Chỉ đạo và giám sát việc thực hiện kế hoạch, chất lượng kỹ thuật, an toàn lao động.
Với chức năng nhiệm vụ của mình công ty tiếp tục củng cố và có những hướng đi đúng đắn. Với sự chỉ đạo của Tổng công ty, sự giúp đỡ của các tổ chức đơn vị có liên quan công ty đã không ngừng phát triển và tìm cho mình một chỗ đứng thích hợp trên thị trường.
2.3. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh
Với chức năng và nhiệm vụ hoạt động của Công ty như trên, HUD1 đã xây dựng lựa chọn cho mình một mô hình hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả nhất trong việc đầu tư triển khai những dự án cũng như việc thực hiện các dự án của Tổng công ty theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quá trình sản xuất kinh doanh tổng quát tại HUD1
Khảo sát dự án
Xin phép đầu tư
Lập báo cáo đầu tư và dự án đầu tư
Thẩm định dự án và thiết kế kỹ thuật
Đấu thầu công trình
Tổ chức thi công công trình
Nhiệm thu bàn giao công trình
Quyết toán xây dựng
Các dự án đầu tư
Các công trình bên ngoài
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1
Trước năm 2004, HUD1 có tiền thân là Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1. Do vậy, bộ máy quản lý được cấu tạo theo mô hình doanh nghiệp nhà nước. Sau khi cổ phần hoá thành công ty cổ phần, khi đó mô hình áp dụng là mô hình công ty cổ phần có thêm chức năng, bộ phận mới phù hợp với tình hình của công ty.
Để quản lý tốt và thông suốt trong quá trình hoạt động bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu “trực tuyến chức năng” tổ chức bộ máy như vậy sẽ phù hợp với tình hình của Công ty.
Cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng của công ty được khái quát theo sơ đồ sau: TS. Đoàn Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Giáo trình Khoa học quản lý (tập 2) - NXB Khoa học kỹ thuật - Hà Nội năm 2002
Sơ đồ 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD 1
Héi ®ång qu¶n trÞ
Gi¸m ®èc
C«ng ty cæ phÇn XD HUD101
phã Gi¸m ®èc
phã Gi¸m ®èc
phã Gi¸m ®èc
Chi nh¸nh t¹i TP.HCM
V¨n phßng c«ng ty
P. tæ chøc
nh©n sù
P. Tµi chÝnh
kÕ to¸n
P. kü thuËt
thi c«ng
P. kinh tÕ
kÕ ho¹ch
P. qu¶n lý & PTDA
P. an toµn c¬ ®iÖn
§éi XD 101
§éi XD
102
§éi XD 103
§éi XD 104
§éi XD
105
§éi XD 107
§éi XD 108
§éi XD
109
§éi XD 110
§éi XD 111
Xëng méc & TTnT §T. Ph¹m C«ng Khang
§éi x©y l¾p ®iÖn níc
Nhìn vào sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 ta thấy cơ cấu tổ chức của công ty chia làm 3 cấp:
Quản trị viên cấp cao: ban giám đốc công ty
Quản trị viên cấp trung gian: các phòng ban
Quản trị viên cấp cơ sở: Các đội thi công
Với cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ theo kiểu trực tuyến chức năng, HUD1 có thể phát huy năng lực chuyên môn của từng phòng ban trong khi đó vẫn đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. Các phòng ban tuy có chức năng riêng nhưng vẫn luôn gắn kết, thống nhất với nhau trong suốt quá trình hoạt động. Tổ chức bộ máy quản trị của HUD1 đáp ứng với các yêu cầu: Thực hiện đầy đủ và toàn diện chức năng quản lý doanh nghiệp, tạo nên bộ máy quản lý phù hợp với thực tế của ngành xây lắp. Điều này quyết định đến sự phát triển của công ty.
4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty HUD1
Qua quá trình thực tập tại công ty và cũng tìm kiếm thông tin bên ngoài ta thấy công ty có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức sau:
Điểm mạnh
- Là một công ty lớn có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cả về số lượng và chất lượng.
- Đội ngũ quản lý, kỹ thuật có kinh nghiệm và năng lực kinh doanh tốt.
- Có uy tín, có quan hệ tốt với khách hàng, với các nguồn cung tài chính…
Điểm yếu
- Gặp một số hạn chế trong việc năng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
- Tổ chức hoạt động Marketting còn yếu.
Cơ hội
- Nhu cầu về nhà ở của nhân dân tại các khu đô thị và thành phố lớn ngày càng tăng.
- Việt Nam từ năm 2006 đã trở thành thành viên của WTO, từ đó tạo ra nhiều cơ hội mới để phát triển về vốn, cũng như về khoa học kỹ thuật.
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có những đường lối chủ trương, chính sách, cơ chể đúng đắn, tạo điều kiện cho lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Thách thức
- Do thời gian thi công kéo dài nên các dự án đều phải chịu ảnh hưởng biến động bất thường của tự nhiên, của nền kinh tế, xã hội đặc biệt là tác động của lạm phát trong thời gian gần đây đã gây khó khăn cho hầu hết các công trình.
- Gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường không chỉ với các đối thủ mạnh trong nước và nước ngoài.
II. Thực trạng hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1
1. Tình hình đầu tư của công ty
1.1. Đặc điểm đầu tư của công ty
Chỉ sau vài năm cổ phần hoá, công ty đã có những chuyển biến mạnh mẽ để hoà mình vào sự phát triển chung của ngành. Có được kết quả như vậy là do công ty đã có các hoạt động đầu tư đúng hướng có thể tóm tắt trên 4 loại chính sau:
- Đầu tư vào máy móc thiết bị: Việc đầu tư này xuất phát từ nhu cầu thực tế của công ty vừa không phải đi thuê ngoài đẩy chi phí lên cao làm giảm lợi nhuận, vừa làm nâng cao năng lực công nghệ trong công tác đấu thầu. Số vốn đầu tư sẽ được khâu hao dần vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư vào dây truyền thiết bị sản xuất: Để chủ động trong khâu vật tư của mình, đơn vị có thể đưa ra quyết định đầu tư để sản xuất vật liệu đó. Sự đầu tư này sẽ làm giảm chi phí sản sản xuất, chủ động hơn trong thi công, giảm được áp lực từ các nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào. Sản phẩm của hoạt động này vừa đáp ứng nhu cầu của đơn vị mình, vừa có thể tung sản phẩm của mình một cách rộng rãi trên thị trường. Hiện nay, công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất ống cống bê tông cốt thép tại thành phố Hải Phòng, công ty cũng có xưởng mộc và trang trí nội, ngoại thất …
- Đầu tư vào nguồn nhân lực: hoạt động đầu tư này sẽ góp phần nâng cao trình độ tay nghề của CBCNV, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong sản xuất đảm bảo an toàn. Các hoạt động chủ yếu: Mở lớp đào tạo đội trưởng, cán bộ quản lý, quản lý hành chính, nâng cao nghiệp vụ, huấn luyện lao động an toàn, khám sưc khỏe y tế định kỳ…
- Đầu tư vào các hoạt động Marketing, tìm kiếm, phân tích thông tin thị trường: Giá cả vật liệu đầu vào, điều tra nhu cầu của khách hàng cho các sản phẩm đầu ra.
- Đầu tư dự án xây dựng các khu đô thị: là công việc quan trọng nhất của công ty HUD1.Công ty đã sử dụng tất cả các nguồn lực của mình để phục vụ cho hoạt động này. Tuy nhiên do tính chất quan trọng nên hoạt động này đòi hỏi phải huy động một nguồn vốn lớn, trong thời gian dài và một chính sách quản lý hợp lý.
1.2. Nguồn vốn đầu tư của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1
1.2.1. Tình hình nguồn vốn của công ty
Là môt công ty xây dựng lớn trong ngành xây dựng, để tiến hành hoạt động đầu tư HUD1 ngày càng cần một nguồn vốn rất lớn. Tổng nguồn vốn đầu tư của công ty qua các năm tăng rất mạnh đặc biệt trong giai đoạn 2005-2006 và 2006-2007 được thể hiện rõ ở bảng dưới đây:
Bảng 1: Tổng nguồn vốn đầu tư qua các năm từ 2003-2007
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm
2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng VĐT
Triệu đồng
89.628
133.598
195.204
440.971
687.840
Tốc độ phát triển liên hoàn
%
-
49,06
46,11
230,07
55,98
Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch
Nhìn vào bảng số liệu 1 ta thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng liên tục qua các năm, năm 2004 tăng nhiều hơn so với năm 2003 là 43.970 triệu đồng tương ứng tăng lên 49,06%. Năm 2005 so với năm 2004 tăng nhiều hơn lượng là 61.606 triệu đồng tương ứng tăng lên 46,11%. Đặc biệt trong giai đoạn năm 2006 tổng lượng vốn đầu tư đã tăng lên đột biến một lượng là 245.767 tương ứng tăng lên 230,07%. Năm 2007 tăng nhiều hơn so với năm 2006 là 246.869 tương ứng tăng lên 55,98%.
Như vậy, tổng vốn đầu tư năm 2007 tăng hơn so với năm 2003 là 7,7 lần điều đó chứng tỏ được sự đúng đắn trong đường lối, chiến lược sau cổ phần hoá. Từ đó, tạo điều kiện cho công ty từng bước tăng quy mô đầu tư, đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh. Chính tổng vốn đầu tư ngày càng tăng làm cho năng lực về nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nhân lực tăng… tạo điều kiện mở rộng sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sẵn sàng hoà nhập với xu thế chung của đất nước.
Sự gia tăng về tổng vốn đầu tư này sẽ được thể hiện rõ nét khi chúng ta biểu diễn nó dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Tổng vốn đầu tư của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 qua các năm
Cứ theo xu hướng này thì trong tương lai vốn đầu tư của công ty ngày càng được nâng cao hơn nữa sẽ là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, việc sử dụng tổng nguồn vốn này để đầu tư này như thế nào để thu được kết quả cao nhất là một bài toán khó. Đó là công việc không chỉ của ban giám đốc công ty mà còn là nhiệm vụ của tất cả các phòng ban và của tất cả các đội sản xuất.
1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Nguồn vốn của công ty hình thành từ 3 nguồn cơ bản: vốn ngân sách nhà nước (NSNN) cấp, nguồn vốn tự có và vốn vay.
Cơ cấu nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: cơ cấu nguồn vốn của Công ty HUD1 giai đoạn 2004 - 2007
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng giai đoạn 2004 - 2007
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Vốn NSNN
6.68
5,0
5.329
2,73
9.66
2,19
13.959
2,03
35.628
2,44
Vốn tự có
22.979
17,2
33.751
17,29
76.77
17,41
120.543
17,53
254.043
17,43
Vốn vay
103.939
77,8
156.124
79,98
354.541
80,4
553.138
80.44
1167.742
80,13
Tổng VĐT
133.598
100
195.204
100
440.971
100
687.640
100
1457.413
100
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty HUD1 giai đoạn 2004 - 2007
Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta thấy các nguồn vốn trên nhìn chung đều có xu hướng tăng theo thời gian. Tuy nhiên mức độ như nào thì cụ thể như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước cấp: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 là công ty trực thuộc Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị thuộc Bộ Xây Dựng. Vì vậy, nguồn vốn ngân sách cũng là một bộ phận cấu thành trong cơ cấu vốn của công ty. Trong thời kỳ bao cấp, khi có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước thì nó là một nguồn vốn khá quan trọng. Ngày nay, từ khi cổ phần hoá, công ty phải tự chủ về mọi mặt trong đó có nguồn vốn. Nhà nước đã giảm dần nguồn vốn trực tiếp bằng cấp vốn gián tiếp thông qua những ưu đãi về thuế, giá thuê đất, giá điện nước… Lúc này, vốn ngân sách không còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vốn nữa. Nhìn vào biểu đồ thì ta thấy càng ngày vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng % giảm dần trong cơ cấu. Tỷ lệ này là 5% năm 2004, đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ còn 2,73%, năm 2006 là 2,19%, sang đến năm 2007 thì tỷ lệ này chỉ còn là 2,03%. Điều này chứng tỏ được sự ngày càng tự chủ về vốn của công ty khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.
- Vốn tự tự có: là nguồn vốn của công ty được hình thành do sự huy động tiền của cán bộ công nhân viên chức của công ty, nguồn vốn lấy từ các quỹ trích ra để đầu tư phát triển, dự phòng tài chính…
Nhưng sự tăng lên của nguồn vốn này được hình thành chủ yếu là lấy từ lợi nhuận để lại. Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ lệ của vốn tự có trong tổng tỷ lệ nguồn vốn có tăng nhưng tăng rất nhẹ. Tỷ lệ % trên tổng VĐT qua các năm là 17,2% năm 2004, 17,29% năm 2005, 17,41% năm 2006 và 17,53% năm 2007.
- Vốn vay: Với sự phát triển thị trường tài chính như hiện nay, có thể khẳng định rằng nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng là một nguồn vốn quan trọng nhất của công ty trong quá trình phát triển. Nhìn vào bảng ta thấy, lượng vốn vay trung bình chiếm khoảng gần 80% trong Tổng VĐT. Lượng vốn vay chỉ có 133,598 tỷ năm 2003 tăng lên 687,64 tỷ đồng. Như vậy, trong giai đoạn 2003-2007 lượng vốn đầu tư đã tăng lên 5,15 lần. Nhờ có lượng vốn vay này, mà hoạt động đầu tư của công ty ngày càng mở rộng với hiệu quả cao. Nhờ uy tín của công ty trên thị trường ngày càng tăng cho nên hạn mức tín dụng mà các ngân hàng và các tổ chức tín dụng dành cho công ty ngày càng nhiều. Tuy nhiên, mấy tháng gần đây, do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt đẩy lãi xuất ngân hàng lên cao. Vì vậy mà việc vay vốn quá nhiều cũng là vấn đề mà công ty cần phải cân nhắc. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng tới khả năng thanh toán, buộc công ty phải có kế hoạch trả nợ một cách hợp lý.
2.Tình hình đầu tư vào máy móc và thiết bị thi công
Với đặc thù là một đơn vị xây dựng, nên việc đầu tư vào máy móc, thiết bị cho thi công xây lắp luôn được công ty quan tâm đặc biệt.
Tình hình máy móc và thiết bị thi công của công ty được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3: Tình hình máy móc và thiết bị thi công
TT
Tên thiết bị
Đơn vị
sl
Xuất sứ
1
Máy thi công hạ tầng
Cái
26
Nhật Bản
2
Máy thiết bị thi công bê tông
Cái
91
Đức, Nhật, T.Quốc, VN
3
Máy ép cọc
Cái
7
VN – Nga, VN
4
Máy cần trục nâng hạ
Cái
6
T.Quốc, Nga, Thuỵ Điển
5
Vận Thăng
Cái
13
Liên Xô, Nhật
6
Máy, thiết bị động lực
Cái
5
Nhật, T. Quốc
7
Máy xúc bánh Xích
Cái
3
Nga, Nhật
8
Máy gia công cơ khí
Cái
59
Nhật, Nga, T. Quốc
9
Máy bơm nước
Cái
43
T.Quốc, Ý, Nhật, VN
10
Máy hàn điện
Cái
27
Bungary, VN
11
Giàn giáo thi công
Cái
95080
VN, Nga
12
Máy trắc đạc thí nghiệm
Cái
18
Đức, Thuỵ sỹ
13
Phương tiện vận tải
Cái
22
HQuốc, Đức, Nga,T.Quốc
14
Máy gia công chế biến gỗ
Cái
11
VN, Nhật, Đài loan
15
Máy gia công thép
Cái
7
Đài loan, VN, Nhật
Nguồn: Ban an toàn cơ điện
Nhìn chung, doanh nghiệp đã trang bị cho mình một lượng máy móc thiết bị cho thi công là tương đối lớn. Ngoài ra, thì công ty đầu tư vào dây truyền sản xuất.
Bảng 4: Danh mục dây truyền sản xuất
Tên thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
Dây chuyền sản xuất cửa công nghiệp
Hệ thống
01
Dây chuyền sản xuất ống bê tông côt thép
Hệ thống
01
Giá trị của máy móc, thiết bị mà công ty đã đầu tư vào qua các năm được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 5: Giá trị máy móc thiết bị
Danh mục thiết bị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Máy móc thiết bị thi công
13.289
14.171
15.024
Dây chuyền sản xuất
3.639
5.210
6.513
Tài sản cố định khác
2.047
3.579
4.216
Tổng cộng
18.975
22.960
25.753
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Nhìn vào bảng giá trị máy móc ta thấy lượng vốn dành cho việc đầu tư vào máy móc, thiết bị và dây truyền sản xuất càng ngày càng tăng. Tuy nhiên, giá trị máy móc trên mà so với tổng lượng vốn đầu tư là không tương xứng với một đơn vị xây đựng mà doanh thu hàng năm lên đến vài trăm tỷ đồng. Tất nhiên, với tính đa dạng trong nền kinh tế hiện nay, công ty có thể đi thuê ở bên ngoài một cách dễ dàng, Tuy nhiên, nếu làm như vậy thì nhiều lúc, công ty sẽ rất bị động đồng thời không khẳng định được năng lực trong đấu thầu xây lắp của đơn vị. Điều này cho thấy công ty cần phải có một chính sách đầu tư cho máy móc thiết bị và dây truyền công nghệ một cách thích hợp.Việc đầu tư mới vào máy móc thiết bị cũng là một đòi hỏi cấp bách để thay thế những máy móc đã quá cũ, đang ở giai đoạn cuối của việc khấu hao.
3.Tình hình đầu tư vào nguồn nhân lực của công ty
Nguồn nhân lực là nguồn lực duy nhất có khả năng sai khiến và điều chỉnh các nguồn lực khác theo ý mình. Nhận biết được sự quan trọng đó của nguồn nhân lực, trong những năm qua thì Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 luôn luôn quan tâm đến việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Số vốn mà công ty đầu tư vào nguồn nhân lực được thể hiện qua bảng sau đây.
Bảng 6: Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2003-2007.
Nội dung
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng VĐT
Triệu đồng
89.628
133.598
195.204
440.971
687.840
VĐT Phát triển nguồn nhân lực
Triệu đồng
2.415
2.939
4.49
7.937
13.757
Tỷ trọng VĐT Phát triển nguồn nhân lực so với Tổng VĐT
%
2,7
2,2
2,3
1,8
2,0
Tốc độ tăng VĐT Phát triển nguồn nhân lực
%
-
21,69
52,77
76,77
73,33
Nguồn: Phòng kinh tế - kế hoạch
Nhìn vào bảng ta thấy, mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư phát triển trong tổng VĐT là không lớn trung bình chỉ khoảng hơn 2%. Tuy nhiên ta thấy rằng tốc độ tăng vốn đầu tư là khá liên tục, chứng tỏ sự quan tâm, coi trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty.
Mỗi năm, công ty đều tiến hành công tác tuyển mộ, tuyển dụng lao động đủ yêu cầu vào làm việc tại công ty. Cho đến nay thì lượng lao động mà công ty tuyển dụng qua các năm đều tăng hơn so với các năm trước. Số lượng lao động hàng năm của công ty như sau:
Bảng7: Số lượng lao động của công ty qua các năm giai đoạn 2003-2007
Đơn vị: người
TT
Nội dung
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Cán bộ gián tiếp
55
98
146
193
221
2
Công nhân trực tiếp
1487
1692
203
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20716.doc