MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Tổng quan về Tổng công ty XD Công trình giao thông 1 4
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty. 4
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Tổng công ty 6
3. Các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty 10
3.1. Lĩnh vực xây dựng đường. 10
3.2. Lĩnh vực xây dựng cầu. 11
3.3. Lĩnh vực xây dựng cảng. 12
3.4. Lĩnh vực xây dựng đường sắt 12
3.5. Lĩnh vực xây dựng dân dụng, khu công nghiệp, sân bay, thủy lợi. 13
3.6. Lĩnh vực tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn thí nghiệm và tư vấn giám sát công trình. 13
3.7. Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo gia công cơ khí. 14
3.8. Lĩnh vực đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ và cung ứng lao động quốc tế. 14
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 16
1. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. 16
1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty từ 2007 đến 2009. 16
1.1.1. Kết quả về doanh thu. 16
1.1.2. Kết quả về chi phí sản xuất kinh doanh. 18
1.1.3. Kết quả về lợi nhuận 19
1.1.4. Nguồn vốn kinh doanh. 21
1.1.5. Tình hình nguồn nhân lực. 24
1.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thời gian qua. 24
1.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp. 25
1.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. 27
1.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 29
1.2.4. Chỉ tiêu sử dụng lao động. 30
1.2.5. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Tổng công ty. 32
2. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty từ 2007 đến 2009 33
2.1. Những thành tựu đã đạt được 33
2.2. Những tồn tại và khó khăn 36
2.3. Nguyên nhân 38
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 41
1. Định hướng phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2010-2015 41
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty. 44
2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 45
2.2. Đẩy mạnh đầu tư và phát triển khoa học công nghệ 48
2.3. Huy động và sử dụng vốn hợp lý. 50
2.4. Thực hiện các biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh. 52
2.5. Nâng cao năng lực đấu thầu. 54
3. Kiến nghị và đề xuất. 55
Kết Luận 56
Danh mục tài liệu tham khảo: 57
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trung bình là 77% tổng số vốn, còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 23%.
Bên cạnh đó, vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng được đề cập dưới góc độ vốn cố định và vốn lưu động.Trong cơ cấu vốn này của Cienco1 thì vốn lưu động là thành phần chiếm tỷ trọng chủ yếu, trung bình khoảng 78% tổng số vốn, vốn cố định chỉ chiếm 22%. Cơ cấu vốn như thế này đảm bảo cho công ty có một số vốn lưu động dồi dào để tiến hành hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục và đủ vốn.
Xét về tổng nguồn vốn thì có thể thấy xu hướng chung đó là nguồn vốn của doanh nghiệp tăng đều đặn theo từng năm. Năm 2007 Tổng công ty có tổng nguồn vốn là 1.985.220.050.893 đồng nhưng đến năm 2008 số vốn này đã tăng lên 13% tương ứng 259.589.245.654 đồng và đạt mức 2.244.809.296.547 đồng. Tiếp đó là năm 2009, Tổng công ty với nhiều dự án lớn như đường cao tốc Láng- Hòa Lạc, cầu Cần Thơ, cầu Vĩnh tuy… nguồn vốn của Tổng công ty theo đó cũng được bổ sung với 296.418.626.578 đồng nợi phải trả, tăng 15% và 31.661.501.561 đồng vốn chủ sở hữu tăng thêm 14% so với năm 2008.
1.1.5. Tình hình nguồn nhân lực.
Bảng 5: Tình hình nhân lực của Cienco1 (2007-2009)
STT
Trình độ
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Đại học và trên đại học
1,376
1,524
1,696
2
Trung cấp
352
434
435
3
Công nhân kỹ thuật
6,870
6,948
7,652
4
Cn hợp đồng ngắn hạn
3,168
3,728
3,446
5
Tổng
11,766
12,634
13,229
(Nguồn: báo cáo nhân sự của Cienco1)
Từ bảng số liệu về tình hình nguồn nhân lực của Cienco1 có thể thấy tổng số lượng lao động của Tổng công ty có xu hướng chung là tăng lên theo các năm.Năm 2007 là 11.766 người, đến năm 2008 và 2009 số lượng này tăng đều theo các năm trung bình là 7% một năm, tương ứng là 12.634 người và 13.229 người. Lao động của Cienco1 được chia ra theo trình độ thành 4 loại lao động là đại học và trên đại học, trung cấp, công nhân kỹ thuật và công nhân hợp đồng ngắn hạn. Trong đó, số lượng của mỗi thành phần đều tăng lên theo các năm, đặc biệt là sự tăng lên của đội ngũ lao động có trình độ đại học và trên đại học do một số chương trình thu hút nhân tài và cuộc thi thiết kế sáng tạo của công ty. Đội ngũ này tăng lên chứng tỏ chất lượng lao động của Cienco1 ngày càng được nâng cao và cải thiện, ngày càng có thể đáp ứng được yêu cầu công nghệ mới của các dự án lớn mang tầm quốc tế.
1.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thời gian qua.
Để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian vừa qua có thể sử dụng các nhóm chỉ tiêu hiệu quả như là: nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động và nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản khác.
1.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp.
Mục đích sản xuất kinh doanh của bất kỳ công ty nào đều nhằm vào lợi nhuận. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp đầu tiên người ta sẽ dựa vào các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh cơ bản của công ty đó. Đối với Cienco1 trong trường hợp này, các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được đề cập là tỷ lệ doanh lợi của doanh thu, tỷ lệ doanh lợi của chi phí và tỷ lệ doanh lợi của vốn kinh doanh.Qua bảng 6, có thể thấy sự thay đổi của các chỉ số này trong các năm gần đây.
Đầu tiên là chỉ tiêu tỷ lệ doanh lợi của doanh thu. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy phần trăm của tỷ lệ tổng lợi nhuận so với tổng doanh thu. Nó phản ánh lợi nhuận của công ty sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu, hay nói cách khác nó có thể cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng số liệu cho thấy chỉ số này của Cienco1 tăng lên theo các năm từ 0,182% năm 2007 lên 0,762% vào năm 2008 và 0,779% vào năm 2009. Những con số này so với các doanh nghiệp nói chung thì nó là nhỏ nhưng so với mặt bằng chung của các công ty xây dựng nói riêng thì nó là con số không nhỏ. Chỉ tiêu này dương và tăng như thế này chứng tỏ công ty đang làm ăn có lãi và lãi ngày càng tăng lên
Bảng 6: Bảng chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Cienco1 2007-2009
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Tổng doanh thu
VND
1,865,216,294,372
1,619,350,708,512
1,659,700,365,021
2
Tổng chi phí
VND
1,861,827,966,299
1,607,005,767,089
1,663,167,324,795
3
Vốn kinh doanh
VND
1,985,220,050,893
2,244,809,296,547
2,572,889,424,686
4
Tổng lợi nhuận
VND
3,388,328,073
12,344,941,423
12,931,277,251
5
Tỷ lệ doanh lợi của doanh thu (Hd=(4)/(1))
%
0.182
0.762
0.779
6
Tỷ lệ doanh lợi của chi phí (Hc= (4)/(2))
%
0.182
0.768
0.778
7
Tỷ lệ doanh lợi của vốn kinh doanh (Hv=(4)/(3))
%
0.171
0.550
0.503
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Thứ 2 là chỉ tiêu tỷ lệ doanh lợi của chi phí. Tương tự như chỉ tiêu tỷ lệ doanh lợi của doanh thu, chỉ tiêu này cho biết tổng lợi nhuận thu được chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng chi phí bỏ ra hay một đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Qua các con số trong bảng số liệu có thể thấy chỉ số này của Cienco1 cũng tăng theo các năm. Đó là 0,182% năm 2007 lên 0,768% vào năm 2008 và tăng lên 0,778% trong năm 2009 . Tuy nhiên, mức tăng của nó chậm hơn so với mức tăng của doanh thu, chứng tỏ khả năng kinh doanh của công ty vẫn được đảm bảo.Mặt khác, sự tăng lên của chỉ tiêu này của Cienco1 cũng là hợp lý. Trong thời gian này công ty nhập khẩu một số máy móc thi công hiện đại và đặc biệt là đang tiến hành chuyển giao một số công nghệ mới với các đối tác nước ngoài là Nhật và Mỹ với các công nghệ như công nghệ Nova Chip, công nghệ móng cọc SINSO và công nghệ thi công cầu dây văng.
Cuối cùng là chỉ tiêu tỷ lệ doanh lợi của vốn kinh doanh. Nó cho biết để kiếm được một đồng lợi nhuận doanh nghiệp đã phải đầu tư ra bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này của Cienco1 là khá nhỏ vào năm 2007 với 0,171% sau đó tăng lên 0,55% vào năm 2008 nhưng lại bị giảm nhẹ vào năm 2009 và chỉ còn 0,503%. Điều này cho thấy mức lợi nhuận thu lại là khá nhỏ so với mức vốn mà Tổng công ty bỏ ra. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ tổng nguồn vốn kinh doanh thì cho thấy từ năm 2007 đến năm 2009 nguồn vốn của doanh nghiệp tăng khá nhanh từ 1,985,220,050,893đ năm 2007 lên 2,572,889,424,686đ vào năm 2009.mà các khoản vốn này được đầu tư vào các công trình kéo dài nhiều năm. Do đó, để thấy được hiệu quả thực sự của việc sử dụng vốn của Tổng công ty cần phân tích sâu thêm các chỉ tiêu về sử dụng vốn ở phần sau
1.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
Theo như trên đã phân tích, để có thể phân tích thật sâu và thấy được hiệu quả thực sự trong việc sử dụng vốn của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1cần phải phân tích thêm một số chỉ tiêu tài chính như là Hiệu suất vốn kinh doanh, số vòng quay của vốn lưu động, thời gian một vòng quay của vốn lưu động và sức sinh lời của vốn lưu động.
Hiệu suất vốn kinh doanh là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu và cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là cao hay là thấp. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ của tổng doanh thu thuần so với tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Từ bảng số liệu 7 về hiệu quả kinh doanh của Cienco1 giai đoạn 2007-2009 cho thấy chỉ số này đã giảm dần. Năm 2007, hiệu suất vốn kinh doanh của Cienco1 đạt mức khá cao 0,931 , cho thấy hiệu quả sử dụng vốn là khá hiệu quả. Tuy nhiên, đến năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 0,7 và đến năm 2009 chỉ còn 0,644. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đang giảm dần theo thời gian.
Bảng 7:Hiệu quả sử dụng vốn của Cienco1 (2007-2009)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Tổng DT thuần
VND
1,848,499,006,717
1,571,997,350,011
1,657,171,365,021
2
Lợi nhuận thuần
VND
13,124,561,213
35,121,504,433
12,076,277,251
3
Vốn kinh doanh
VND
1,985,220,050,893
2,244,809,296,547
2,572,889,424,686
3a
Vốn cố định bq trong kỳ
VND
455,959,763,505
524,700,978,716
632,447,761,803
3b
Vốn lưu động bq trong kỳ
VND
1,529,260,287,388
1,720,108,317,831
1,940,441,662,883
4
Hiệu suất Vkd(=(1)/(3))
0.931
0.700
0.644
5
Số vòng quay của Vlđ (=(1)/(3b))
vòng
1.209
0.914
0.854
6
Thời gian của một vòng luân chuyển (=365/(5))
ngày
302
399
427
7
Sức sinh lời của Vlđ(=(2)/(3b))
0.009
0.020
0.006
(Nguồn: tự tổng hợp)
Tiếp theo đến chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển của vốn lưu động. Trong đó, chỉ số số vòng quay vốn lưu động được tính bằng tỷ số doanh thu thuần với vốn lưu động bình quân trong kỳ và nó cho biết trong một kỳ kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Một doanh nghiệp có số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại. Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay dc một vòng, thời gian càng ngắn thì tốc độ luân chuyển vốn càng cao. Tuy nhiên, số vòng quay của vốn lưu động của Cienco1 khá là thấp và có xu hướng giảm theo các năm, còn thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động thì khá là dài và tăng dần.. Vào năm 2007, vốn lưu động của doanh nghiệp quay dc 1,209 vòng tức là mất 302 ngày để quay được một vòng, nhưng đến năm 2008 chỉ là 0,914 vòng nghĩa là phải mất 399 ngày vốn lưu động của công ty mới quay được một vòng. Năm 2009, xu hướng này lại tiếp tục diễn ra. Số vòng quay của vốn lưu động là 0,854 vòng và phải mất đến 427 ngày để nó quay được một vòng. Do đó, dễ dàng thấy tốc độ luân chuyển vốn của Cienco1 là chậm
Bên cạnh đó, sức sinh lời của vốn lưu động cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của một công ty là tốt hay là chưa tốt. Nó được tính bằng tỷ số của lợi nhuận với vốn lưu động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp, thể hiện một đồng vốn lưu động bình quân sản xuất ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đối với Cienco1 chỉ số này khá thấp và biến động khác so với các chỉ số phân tích ở trên. Khi đầu tư một đồng vốn lưu động bình quân thì năm 2007 Cienco1 thu được về 0,009 đồng lợi nhuận. năm 2008 là 0,02 đồng, cao hơn năm 2007 nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống chỉ còn 0,006 đồng.Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn nhiều vấn đề và cần có các biện pháp cụ thể để cho đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra hoạt động hiệu quả hơn.
1.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) của một doanh nghiệp nói chung hay của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng như Cienco1 nói riêng có thể dựa trên hai chỉ tiêu là sức sản xuất của TSCĐ và sức sinh lời của TSCĐ
Sức sản xuất của TSCĐ được tính bằng tỷ số giữa tổng doanh thu và nguyên giá bình quân của TSCĐ. Nó cho biết một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua bảng 8 về hiệu quả sử dụng TSCĐ của Cienco1 thì chỉ tiêu này của Cienco1 khá cao nhưng lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2007, một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem về cho doanh nghiệp 9,03 đồng doanh thu thuần, còn đến năm 2009 thì chỉ còn là 6,8 đồng. Nam 2008 và 2009 là 2 năm công ty chịu ảnh hưởng của sự biến động môi trường kinh doanh, đặc biệt là cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu làm doanh thu của công ty giảm và trong mấy năm gần đây công ty cũng có đàu tư mua mới thêm một số tài sản cố định làm cho nguyên giá của TSCĐ tăng lên dẫn đến có sự giảm xuống của chỉ tiêu này
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
DT thuần
VND
1,848,499,006,717
1,571,997,350,011
1,657,171,365,021
2
Lợi nhuận thuần
VND
13,124,561,213
35,121,504,433
12,076,277,251
3
Nguyên giá bq của TSCĐ
VND
204,632,140,197
234,821,981,125
243,526,391,275
4
Sức sản xuất của TSCĐ (=(1)/(3))
9.03
6.69
6.80
5
Sức sinh lời của TSCĐ (=(2)/(3))
0.06
0.15
0.05
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Sức sinh lời của TSCĐ được tính theo công thức là tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần và nguyên giá bình quân của TSCĐ, nó phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận.Tỷ số này của Cienco1 là 0,06 năm 2007, tăng lên 0,15 vào năm 2008 và sau đó lại giảm xuống còn 0,05 vào năm 2009. Tuy sức sản xuất của TSCĐ là khá cao nhưng sức sinh lời của TSCĐ của Cienco1 lại khá thấp và cũng có sự lên xuống thất thường chứng tỏ sự quản lý, sử dùng TSCĐ trong Tổng công ty còn chưa có sư phối hợp nhịp nhàng và do đó cần một số chính sách cụ thể và các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng.
1.2.4. Chỉ tiêu sử dụng lao động.
Khi phân tích về chỉ tiêu sử dụng lao động thì hầu hết mọi người đều dùng 2 chỉ tiêu cơ bản là sức sinh lời của lao động và năng suất lao động.
Sức sinh lời của lao động phản ánh mọt người lao động tron kỳ sản xuất được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp và nó được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận thuần doanh nghiệp đạt được và số lao động bình quân trong kỳ.Đối với một doanh nghiệp thì chỉ số này càng cao càng tốt và ngược lại.
Năng suất lao động bình quân của một doanh nghiệp phản ánh một lao động của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu, được tính bằng thương số giữa doanh thu thuần và số lao động trong kỳ của doanh nghiệp.
Bảng 9: Hiệu quả sử dụng lao động của Cienco1 (2007-2009)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
DT thuần
VND
1,848,499,006,717
1,571,997,350,011
1,657,171,365,021
2
Lợi nhuận thuần
VND
13,124,561,213
35,121,504,433
12,076,277,251
3
Tổng số lao động
Người
11,766
12,634
13,229
4
Sức sinh lời của lao động (=(2)/(3))
1,115,465
2,779,920
912,864
5
Năng suất lao động (=(1)/(3))
157,105,134
124,425,942
125,268,075
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất lao động của Cienco1 khá cao tuy nhiên có sự biến động lên xuống không đều. Năm 2007, năng suất lao động bình quân một lao động của Cienco1 là hơn 157 triệu đồng, chiếm vị trí cao nhất. Sau đó giảm xuống còn trên 124 triệu đồng vào năm 2008 và 125 triệu đồng vào năm 2009. Tuy nhiên, sức sinh lời của một lao động lại khá là thấp, cao nhất cũng chỉ là 2.779.920 đồng vào năm 2008 và thấp hơn vào năm 2007 với 1.114.465 đồng, năm 2009 với 912.864 đồng. Năng suất lao động thì cao nhưng sức sinh lời của lao động lại thấp, điều này chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty khá cao, chiếm tỷ trọng lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận thuần của công ty. Do đó, công ty cần nỗ lực giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng lao động.
1.2.5. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Tổng công ty.
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản như là tỷ suất thanh toán hiện hành và tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả cũng là các chỉ tiêu cần phải phân tích khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Tỷ suất thanh toán hiện hành là chỉ tiêu cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hay thấp. Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số tài sản lưu động và tổng số nợ ngắn hạn. Đối với Cienco1 chỉ số này khá là cao, trong suốt 3 năm liên tục chỉ số này đều sấp xỉ 100% chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và công ty có tình hình tài chính bình thường. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý là chỉ số này đang có xu hướng giảm dần từ 101% năm 2007 còn 96% năm 2009. Do đó, có thể thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang đi xuống và tình hình tài chính có biến động không tốt.
Bảng 10: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Cienco1 (2007-2009)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Tổng số tài sản lưu động
VND
1,529,260,287,388
1,720,108,317,831
1,940,441,662,883
2
Tổng số nợ ngắn hạn
VND
1,521,131,802,900
1,718,727,438,490
2,015,030,230,273
3
Tổng số nợ phải thu
VND
1,333,717,473,132
1,296,655,684,959
1,349,168,487,335
4
Tổng số nợ phải trả
VND
1,795,823,025,611
2,026,427,571,686
2,322,846,198,264
5
Tỷ suất thanh toán hiện hành(=(1)/(2))
%
101
100
96
6
Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả (=(3)/(4))
%
74
64
58
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả cho biết doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn hay doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác.Nếu tỷ lệ này lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều và ngược lại tỷ lệ này càng nhỏ thì doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác.Cienco1 có chỉ số này khá nhỏ dưới mức 100% và ngày càng giảm từ 74% năm 2007 xuống còn 58% năm 2009. Điều này chứng tỏ công ty đang đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác và tỷ lệ chiếm dụng ngày càng cao.
2. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty từ 2007 đến 2009
Từ những phân tích ở trên có thể thấy được những thành tựu mà Cienco1 đã đạt được và những tồn tại và khó khăn mà Cienco1 cần phải vượt qua trong thời gian tới như sau:
2.1. Những thành tựu đã đạt được
Một số thành tựu mà Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã đạt được trong thời gian qua có thể kể đến như là:
Thứ nhất, Cienco1 luôn khẳng định mình là một thương hiệu mạnh, có uy tín , tạo được lòng tin với các bạn hàng. Cuối năm 2009 vừa qua là điểm mốc đánh dấu những thành tích cao mà tập thể Cienco1 đã đạt được.Cùng với cả nước, năm 2009 Tổng công ty đã vượt qua mọi khó khăn thách thức, gặt hái được những thành công vượt bậc trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quan hệ đối ngoại, chính trị, văn hóa xã hội…Cienco1 chiếm thứ hạng 129 trong bảng xếp hạng VNR – TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009 và đứng thứ 9 trong số doanh nghiệp làm xây dựng cơ bản của cả nước do báo điện tử vietnamnet phối hợp với công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Cienco1 đạt thành tích này và tăng 88 bậc so với năm trước (năm 2008 xếp hàng 237) ĐIều đó khẳng định thương hiệu Cienco1 ngày càng phát triển lớn mạnh và là doanh nghiệp xây dựng hàng đầu trong ngành giao thông vận tải.
Thứ hai, Tổng công ty có công tác quản lý chất lượng công trình tốt. Tổng công ty đã tham gia thi công nhiều dự án trong và ngoài nước, trong đó có những dự án được quản lý theo thông lệ quốc tế, được thiết kế và giám sát bởi các Công ty, tổ chức tư vấn có uy tín trên thế giới. Do ý thức được chất lượng công trình luôn là sự sống còn của một doanh nghiệp nên các dự án do Tổng công ty thi công đều tuân theo Tiêu chuẩn kỹ thuật của hợp đồng, hoàn thành đúng và vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng, được kỹ sư tư vấn và Chủ công trình đánh giá cao.Công tác quản lý chất lượng công trình theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, giữ gìn và nâng cao uy tín của Tổng công ty ở trong và ngoài nước. Việc Tổng công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000 và việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng dựa trên nền tảng các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm vì sự phát triển bền vững của Tổng công ty.
Thứ ba, năng lực thiết bị, khoa học công nghệ của Tổng công ty khá là cao. Tổng công ty luôn coi việc đầu tư cho các thiết bị hiện đại, tiên tiến là yếu tố quyết định tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Trong những năm qua, nhiều dây chuyền thiết bị tiên tiến và các công nghệ hiện đại đã được Tổng công ty nhập khẩu, chuyển giao hoặc chế tạo. Một số dây chuyền thiết bị hiện đại như là: Thiết bị thi công nền móng cầu: thiết bị khoan cọc nhồi BAUER, LEFFER, SOIMEC, RT3-ST, QJ250,… có khả năng khoan vào các loại địa chất khác nhau; Thiết bị thi công kết cấu nhịp cầu: các loại xe đúc thi công đúc hãng dầm cầu, hệ thống dàn lao dầm bê tông cốt thép, các hệ thống kích dự ứng lực với lực căng kéo lên đến 1000 tấn…; thiết bị thi công cảng sông, cảng biển với các hệ nổi trên 1000 tấn; thiết bị thi công bấc thấm; thiết bị sản xuất vật liệu: các trạm nghiền sàng đá công suất từ 40 đến 100 T/h sản xuất các sản phẩm cấp phối liên tục đạt tiêu chuẩn ASHTO và TCVN.
Thứ tư, cùng với việc tiếp thu và ứng dụng các công nghệ thiết kế, thi công tiên tiến, Tổng công ty đã từng bước đào tạo được đội ngũ cán bộ có năng lực về chuyên môn, hiểu biết quy trình quy phạm (TCVN,TCN, ASHTO, ASTM, BS…), hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, có trình độ ngoại ngữ và có khả năng tin học. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật 1696 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học trong đó có trên 1000 cán bộ trẻ, số còn lại có thời gian công tác từ 20 đến gần 40 năm với kinh nghiệm thực tiễn phong phú được quy tụ lại, hỗ trợ lẫn nhau sẽ đảm bảo hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào được giao. Do đó uy tín và thương hiệu của Tổng công ty đã từng bước được khẳng định ở trong nước và bước đầu đã có uy tín ở thị trường khu vực và quốc tế. Đặc biệt, trường kỹ thuật nghiệp vụ công trình có quy mô đào tạo hàng năm từ 500 đến 600 học sinh với các ngành nghề truyền thống, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và trẻ hóa lực lượng lao động của Tổng công ty.
Thứ năm, sản lượng vượt mốc 4500 tỷ. Năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, Cienco1 vẫn hoàn thành xuất sác kế hoạch, đạt giá trị sản lượng toàn tổng công ty là 5661 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch năm, tăng hơn 20% so với năm 2008. Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, việc làm ổn định mức thu nhập của cán bộ công nhân viên liên tục tăng cao đạt bình quân 3,15 triệu đồng/ tháng, tăng 27% so với năm 2008.
Thứ sáu, thị trường của công ty được mùa. Công tác thị trường ghi đậm dấu ấn với kết quả tốt đẹp. Từ tổng công ty đến các đơn vị liên tiếp thắng thầu nhiều dự án lớn tạo thêm quỹ công việc cho những năn tiếp theo. Năm 2009 với hơn 7000 tỷ hợp đồng mới trong đó nhiều hợp đồng có giá trị lớn như cầu Đông Trù, Hà nội trên 900 tỷ, quốc lộ 3 (gói thầu PK1- C) gần 1000 tỷ và một số dự án đang vận hành và có nhiều tín hiếu khả quan trong năm 2010.
Tóm lại, với thế mạnh về nhân lực và công nghệ, Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 đã liên tục thắng thầu các dự án đấu thầu quốc tế, triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật, được chủ đầu tư cũng như kỹ sư tư vấn đánh giá cao, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
2.2. Những tồn tại và khó khăn
Tuy đã có những bước tiến bộ rõ rệt nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 còn có một số tồn tại và khó khăn thể hiện qua các điểm sau:
Thứ nhất, Nhìn chung hàng năm Tổng công ty có tổng doanh thu cao nhưng không có sự ổn định qua các năm. Năm 2008 doanh thu giảm so với năm 2007 là 13% nhưng đến năm 2009 có xu hướng đi lên, tuy nhiên mức tăng của năm 2009 vẫn không đạt được mức doanh thu bằng năm 2007. Do đó, cần có một hướng đi đúng đắn để Tổng công ty có thể lấy lại sự phát triển cân bằng và bền vững.
Thứ hai, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá cao, chiếm đến 99% tổng doanh thu của Tổng công ty. Do đó, trong những năm tiếp Tổng công ty cần có những biện pháp phù hợp nhằm giảm các khoản chi phí xuống để tăng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp.
Thứ ba, tỷ suất doanh lợi còn rất thấp. Doanh thu thu về rất lớn, chi phí bỏ ra cũng rất cao và nguồn vốn đầu tư dồi dào nhưng tỷ suất lợi nhuận là cực kỳ thấp. lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 0,17% doanh thu cũng như chi phí và vốn kinh doanh. Do đó có thể thấy hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đang gặp phải khó khăn.
Thứ tư, đội ngũ công nhân của Tổng công ty khi chuyển sang nền kinh tế thị trường một số không chỉ yếu kém về trình độ chuyên môn kỹ thuật công nghệ mà còn yếu kém trong cả tác phong và kỷ luật, cả về trình độ tổ chức và quản lý… Nhiều trường hợp tuyển dụng nhưng không kiểm tra kỹ lưỡng dẫn đến trình độ tay nghề yếu, kém về đạo đức nghề nghiệp. Thợ bậc cao chiếm tỷ trọng đã thấp lại không được cập nhật kịp thời cả về kiến thức và công nghệ mới dẫn đến bị lạc hậu so với thực tiễn. Cơ quan đầu não của Tổng công ty chưa tập trung được hết những cán bộ khoa học kỹ thuật đầu ngành của Tổng công ty. Phần lớn các kỹ sư của Tổng công ty được đào tạo chính quy, họ có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ khá nhưng không ít cán bộ kỹ sư còn nhiều mặt hạn chế. Việc tuyển chọn, bố trí sử dụng cán bộ có không ít trường hợp là do gượng ép, do đó nhiều cán bộ nằm trong diện quy hoạch đào tạo nhưng không được tiếp cận làm quen với công việc mà họ có thể đảm nhiệm.
Thứ năm, lĩnh vực Khoa học công nghệ của Tổng công ty còn một số yếu kém. Trình độ công nghệ của một số ngành sản xuất vẫn còn ở trình độ lạc hậu như gia công cơ khí, thi công hầm, thì công cầu dây văng… Một số công nghệc có khả năng ứng dụng rộng rãi trong tương lai gần thì Tổng công ty lại chưa có kinh nghiệm, thậm chí còn chưa có công nghệ. Một số công ty trong Tổng công ty tiềm năng về khoa học công nghệ còn yếu, chưa quan tâm đúng mức vào việc đầu tư cho công nghệ. Tình trạng này cùng với những yếu kém trong quản lý đã làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trong nền kinh tế thị trường. Chất lượng các nghiên cứu nói chung chưa cao và chưa gắn kết với thực tiễn.
Thứ sáu, nguồn vốn của công ty sử dụng chưa được hiệu quả. Mặc dù Tổng công ty có khả năng huy động được nguồn vốn khá lớn ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25897.doc