Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại phòng giao dịch số 17 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO &PTNT 4

1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT. 4

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 4

1.1.2. Tình hình hoạt động của Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT. 8

1.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT. 17

1.2.1. Quy mô và cơ cấu huy động vốn: 17

1.2.2. Chất lượng huy động vốn: 24

1.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT. 30

1.3.1. Những kết quả đã đạt được. 30

1.3.2. Những mặt tồn tại. 32

1.3.3. Nguyên nhân tồn tại. 33

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT 36

2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT: 36

2.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT: 38

2.2.1. Đa dạng hóa hình thức hoạt động và nâng cao chất lượng các dịch vụ Ngân hàng. 38

2.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo và tiết kiệm chi phí huy động. 41

2.2.3.Giải pháp Marketing. 44

2.2.4.Hoàn thiện công tác xây dựng, củng cố và mở rộng màng lưới nâng cao vị thế cạnh tranh. 47

2.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao uy tín của Ngân hàng. 47

2.3. KIẾN NGHỊ. 50

2.3.1 Đối với Chính Phủ. 50

2.3.2. Đối với NHNN Việt Nam. 52

2.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam. 53

KẾT LUẬN 55

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại phòng giao dịch số 17 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T - www.agribanklangha.vn) Năm 2006: tiền gửi tiết kiệm bậc thang từ 12 đến dưới 24 tháng là 273,038 tỷ đồng. Năm 2007: tiền gửi tiết kiệm bậc thang từ 12 đến dưới 24 tháng là 318,202 tỷ đồng. Năm 2008: tiền gửi tiết kiệm bậc thang từ 12 đến dưới 24 tháng là 171,867 tỷ đồng, tiền gửi tiết kiệm bậc thang từ 24 tháng trở lên là 317,969 tỷ đồng. Ta thấy lượng tiền huy động theo hình thức này tương đối ổn định và có xu hướng tăng theo các năm, chứng tỏ đây là một hình thức huy động khá hiệu quả của Phòng giao dịch số 17 . Ngoài ra, Phòng giao dịch số 17 cũng áp dụng nhiều hình thức huy động đặc biệt khác như : chương trình tiết kiệm dự thưởng,tiết kiệm chào mừng sinh nhậtCao Thắng, tiết kiệm chào mừng Xuân Đinh Hợi….đã huy động được một lượng vốn đáng kể. 1.2.2. Chất lượng huy động vốn: Chất lượng huy động vốn có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như : chi phí huy động vốn, tính ổn định,sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động với hoạt độn tín dụng của ngân hàng. 1.2.2.1.Chi phí huy động vốn: Chi phí là tất cả những khoản mà ngân hàng phải chi ra để phục vụ cho hoạt động của họat động kinh doanh của mình. Chi phí có tính quyết định trong hoạt động kinh doanh,chi phí thấp hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và ngược lại .Chi phí còn quyết định tính cạnh tranh của Ngân hàng. Đặc biệt trong môi trường kinh tế hiện nay,chi phí là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng. Do có ý nghĩa quan trọng như vậy cho nên trong hoạt động kinh doanh, Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT luôn tìm giải pháp nhằm giảm chi phí. Chi phí huy động vốn là tất cả các khoản mà Ngân hàng chi ra để phục vụ cho hoạt động huy động vốn. Hiệu quả của công tác huy động vốn chính là làm sao tập hợp được những nguồn vốn có chi phí thấp. Lãi suất huy động của Phòng giao dịch số 17 có xu hướng tăng lên qua các năm từ năm 2006 đến năm 2008, tuy nhiên vẫn còn thấp so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Song với bề dày hoạt động lâu năm, Phòng giao dịch số 17 đã gây dựng lòng tin đối với khách hàng, uy tín trên thị trường, có kinh nghiệm trong thực hiên các nghiệp vụ, có khả năng thanh toán cao, với các dịch vụ đa dạng và hấp dẫn nên Phòng giao dịch số 17 vẫn đảm bảo hiệu quả huy động vốn của mình. Phòng giao dịch số 17 đã đưa ra các mức lãi suất đa dạng với nhiều kì hạn cho khách hàng lựa chọn, áp dụng với từng loại tiền như: lãi suất tiết kiệm bậc thang,lãi suất tiết kiệm dự thưởng…tương đồi hợp lý với nhu cầu của người dân trên địa bàn, đây có thể coi là yếu tố đẩy nhanh mức độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Đối với chi phí huy động vốn: ta thấy nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Phòng giao dịch số 17, do đó chi phí huy động vốn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của ngân hàng. Bảng 2.10. Chi phí huy động vốn năm 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 - Tổng chi phí huy động vốn 272,558 262,376 447,539 + Trả lãi tiền gửi 196,220 126,827 246,937 + Trả lãi tiền vay 68,298 126,373 167,655 + Trả lãi PH giấy tờ có giá 7,767 8,550 32,761 + Chi phí khác 0,273 0,626 0,186 (Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT) Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí huy động vốn của Phòng giao dịch số 17 tăng lên đáng kể, so với các năm trước, năm 2008 tổng chi phí tăng lên đột biến vì lương vốn huy động cũng tăng lên tương ứng, điều này là hợp lý. Nếu tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc quyết định lãi suất đầu ra của vốn cho vay và thực hiên mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì thế, việc xem xét chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này luôn được các ngân hàng quan tâm, là một việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động. Chênh lệch lãi suất bình quân: được tính như sau : Chênh lệch lãi suất BQ = Lãi suất BQ đầu ra – lãi suất BQ đầu vào Trong đó: - Lãi suất bình quân đầu ra là tỷ lệ giữa tổng lãi phải thu theo cam kết chia cho tổng số sử dụng vốn bình quân. - Lãi suất bình quân đầu vào được hiểu là tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả theo cam kết chia cho tổng nguồn vốn bình quân . Năm 2006: Lãi suất đầu ra đạt: 0,61%, lãi suất đầu vào 0,42%. Chênh lệch lãi suất bình quân trong năm là 0,19%, thấp hơn so với năm 2003 (năm 2003 là 0,22%). Năm 2007: Lãi suất đầu vào đạt 0,584%, lãi suất đầu ra đạt 0,765%, chênh lệch lãi suất đạt 0,181%, thấp hơn so với năm 2006 và không đạt mức TW đề ra (TW quy định là 0,4%) Năm 2008: Lãi suất đầu vào đạt 0,52%, lãi suất đầu ra đạt 0,81%, chênh lệch lãi suất đạt 0,29%, cao hơn so với năm 2007, không đạt mức TW đề ra. Bên cạnh những biến động liên tục của lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại cũng có nhiều tay đổi của cơ chế điều hành lãi suất cho vay. Do đó chênh lệch lãi suất cũng có nhiều biến động do thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam. Trước tình hình đó, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động vốn của các ngân hàng thu hẹp, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Phòng giao dịch số 17 . 1.2.2.2. Tính ổn định của nguồn vốn huy động. Ta thấy nguồn vốn huy động có kỳ hạn thường có tính ổn định cao hơn so với nguồn vốn huy động không kỳ hạn. Phòng giao dịch số 17 đã huy động được tiền vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trung bình là 76% (trong các năm 2006, 2007, 2008). Tuy tiền gửi không kỳ hạn không có tính ổn định nhưng lại có chi phí huy động thấp và ngược lại tiền gửi có kỳ hạn lại có chi phí huy động cao. Chính vì vậy mà Phòng giao dịch số 17 cần có chính sách huy động hợp lý cả về quy mô lẫn chất lượng đối với từng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, Phòng giao dịch số 17 cần quan tâm đến đối tượng huy động vốn là cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng…mỗi một thành phần kinh tế lại có những lợi thế huy động và mang lại tính ổn định khác nhau như là nguồn vốn huy động từ dân cư thường có tính ổn định cao, an toàn, khối lượng lớn, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thì nguồn vốn tương đối ổn định vì mỗi một doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ổn định, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng thường có chi phí cao và ngắn hạn. Vì thế Ngân hàng luôn tìm cách làm tăng trưởng tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức kinh tế và giảm từ tổ chức tín dụng theo đúng định hướng của NHNo Việt Nam …Ngoài ra, nói đến tính ổn định của nguồn vốn phải kể đến hình thức huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá. 1.2.2.3. Sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động với hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT. Bằng các hình thức huy động phong phú, đa dạng, cố gắng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng,Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT đã không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động của mình, đưa số dư nguồn vốn tăng lên rõ rệt. Với nguồn vốn ngày càng lớn đã tạo điều kiện để Phòng giao dịch số 17 mở rộng hoạt động cho vay của mình. Tuy nhiên điều quan trọng là công tác cho vay có nhịp nhàng với sử dụng vốn hay không? Vấn đề huy động vốn không thể tách rời khỏi hoạt động sử dụng của nó. Điều trên thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn và cho vay của Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT năm 2006 – 2008. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Tổng nguồn vốn 4.470 4.023 5.905 - NV ngắn hạn 1.376 820 859 - NV trung dài hạn 3.094 3.203 5.046 2. Tổng dư nợ 2.200 1.875 2.057 - DN ngắn hạn 1.200 988 788 - DN trung dài hạn 1.000 887 1.269 (Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT) Từ bảng 2.11 ta thấy: tổng nguồn vốn và tổng dư nợ qua các năm có xu hướng tăng lên, tuy năm 2007 lại giảm so với các năm khác vì tác động của các yếu tố khách quan, song ngay sau đó lại tiếp tục tăng trở lại.Và trong đó phần nguồn vốn trung dài hạn cũng như dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Biểu đồ 1.3: Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay năm 2006 - 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT. a. Mối quan hệ giữa nguồn vốn ngắn hạn và cho vay ngắn hạn: Bảng 2.12: Tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn năm 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT. Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Nguồn vốn ngắn hạn 1.376 820 859 Dư nợ CV ngắn hạn 1200 988 788 Phần dư NV ngắn hạn 176 (-) 168 71 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT) Ta thấy nguồn vốn ngắn hạn năm 2006 và 2008 thừa không nhiều so với nhu cầu sử dụng vốn, thậm chí năm 2007 còn có lượng cho vay ngắn hạn vượt quá nguồn vốn huy động ngắn hạn, nghĩa là lượng huy động ngắn hạn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay ngắn hạn. Nguồn bù đắp được lấy từ nguồn vốn huy động trung dài hạn của Phòng giao dịch số 17 . Điều này giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro như: rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch số 17 . Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn đã huy động được thông qua đẩy mạnh cho vay không chỉ đối với doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. b. Mối quan hệ giữa nguồn vốn và cho vay trung dài hạn: Bảng 2.13: Tình hình huy động vốn và cho vay trung dài hạn năm 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Nguồn vốn trung dài hạn 3.094 3.203 5.046 Dư nợ CV trung dài hạn 1.000 887 1.269 Phần dư NV trung dài hạn 2.094 2.316 3.777 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT) Qua bảng số liệu trên: phần dư nguồn vốn trung dài hạn dư khá nhiều, đặc biệt năm 2008 huy động được 5.046 tỷ đồng mà phần dư còn lại lên tới 3.777 tỷ đồng. Điều này sẽ giúp cho Phòng giao dịch số 17 hoạt động an toàn nhưng lại kém hiệu quả, chưa tận dụng hết khả năng sinh lời của lượng vốn nhàn rỗi, do đó Phòng giao dịch số 17 Cao Thắng cần phải chú ý hơn trong công tác tín dụng của mình để có thể khai thác triệt để giá trị lượng tài sản nợ từ đó thúc đẩy công tác huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả,đản bảo cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. 1.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT. 1.3.1. Những kết quả đã đạt được. Về quy mô và cơ cấu nguồn vốn: trong những năm qua lượng vốn huy động tại Phòng giao dịch số 17 không ngừng tăng lên : từ năm 2006 lượng vốn huy động là 4.470 tỷ đồng và đến năm 2008 thì tăng lên đến 5.905 tỷ đồng, trong đó lượng tiền gửi có kỳ hạn luôn ổn định, giúp Phòng giao dịch số 17 luôn chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình.Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT được coi là Phòng giao dịch số 17 có hiệu quả huy động vốn cao của NHNo&PTNT Việt Nam.Về cơ cấu nguồn vồn : bên cạnh việc huy động vốn thường xuyên bằng hình thức tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng với các hình thức và kỳ hạn khác nhau, Phòng giao dịch số 17 đã thực hiện phát hành giấy tờ có giá ( kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tiết kiệm bậc thang...) với lãi suất phong phú và hấp dẫn nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng vồn nhàn rỗi từ tổ chức và cá nhân,ví dụ như :Phòng giao dịch số 17 đã triển khia có hiệu quả đợt tiết kiệm dự thưởng bằng vàng 3 chữ A giúp tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư lên 338 tỷ đồng(năm 2007),...Phòng giao dịch số 17 đã kết hợp một cách hài hòa các hình thức huy động để tạo hiệu quả tối ưu.Việc đưa ra nhiều sản phẩm huy động là một bước sáng tạo để đa dạng hình thức huy động, nâng cao tính an toàn trong hoạt động của Phòng giao dịch số 17 . Về chi phí huy động vốn: Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT luôn điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, vừa đảm bảo thu lợi nhuận vừa đảm bảo tính an toàn. Đạt được kết quả như trên là do các nguyên nhân: Phòng giao dịch số 17 đã chú trọng và tìm mọi biện pháp để khơi tăng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. - Phòng giao dịch số 17 đã làm tốt công tác khách hàng và mảketing để giữ được khách hàng truyền thống đồng thời đưa thêm được một số đơn vị có nguồn tiền gửi thanh toán về hoạt động tại Phòng giao dịch số 17 . Đối với khách hàng truyền thống hoặc dư nợ lớn, an toàn luôn được Phòng giao dịch số 17 đua ra một số chính sách ưu đãi như giao dịch tận nơi về tiền mặt và chứng từ... - Phòng giao dịch số 17 cũng đã áp dụng các hình thức huy động hấp dẫn như tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu với lãi suất cao để hướng vào các tầng lớp dân cư nhằm lôi kéo khách hàng đến gửi tiền tại Phòng giao dịch số 17 . - Vấn đề mạng lưới trong khu vực đô thị được quan tâm một cách cụ thể,công tác tìm kiếm lựa chọn địa điểm để mở thêm phòng giao dịch và Phòng giao dịch số 17 tiếp tục triển khai. Trong năm 2007, Phòng giao dịch số 17 mở thêm được 01 Phòng giao dịch,chuyển trụ sở của Phòng giao dịch số 17 Bách khoa và phòng giao dịch số 5 sang địa điểm mới khang trang hơn,năm 2008 mở thêm Phòng giao dịch số 17 Mỹ Đình. - Trong thời gian qua Phòng giao dịch số 17 đã thực thi một số chính sách lãi suất hấp dẫn, linh hoạt trên cơ sở theo dõi thường xuyên biến động lãi suất trên thị trường, từ đó dự đoán xu hướng biến động của nó, dùng lãi suất như một công cụ thực thi chính sách khách hàng. - Phòng giao dịch số 17 Cao Thắng đã xây dựng một đội ngũ cán bộ với tác phong giao dịch lịch sự, nhanh nhẹn, chu đáo tận tình với chất lượng phục vụ tốt, góp phần tạo nên sự tín nhiệm với nhân dân với bạn hàng. Bên cạnh những kết quả đáng khen ngợi, Phòng giao dịch số 17 còn bộc lộ những mặt tồn tại cần khắc phục. 1.3.2. Những mặt tồn tại. - Cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý, nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp và chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế,nguồn tiền gửi dân cư còn nhỏ trong khi chiến lược phát triển lâu dài đòi hỏi các NHTM để phát triển cần phải hướng vào nguồn tiền gửi dân cư vì đây là nguồn tiền gửi ổn định và an toàn. - Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là nguồn tiền gửi với lãi suất cố định tuy ổn định song vẫn dẫn đến rủi ro về lãi suất. - Tuy lượng vốn huy động tăng nhưng chủ yếu là do điều chỉnh tăng lãi suất huy động, tăng nguồn vốn bằng việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động tiết kiệm, cho nên chi phí huy động của Phòng giao dịch số 17 vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. - Vốn của Phòng giao dịch số 17 về cơ bản là không ổn định trong cơ cấu loại tiền, cơ cấu kỳ hạn huy động và sử dụng vốn chưa hợp lý.Việc dư thừa lượng vốn trung dài hạn quá nhiều so với lượng huy động chứng tỏ việc sử dụng vốn vẫn chưa mang lại hiệu quả. - Nguồn vốn ngoại tệ tại Phòng giao dịch số 17 vẫn chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư, từ dự án, chưa huy động được từ các tổ chức kinh tế khác khiến sử dụng vốn ngoại tệ phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngoại tệ của TW khiến tăng chi phí đầu vào, giảm thu nhập của Phòng giao dịch số 17 và lhó kế hoạch hóa. 1.3.3. Nguyên nhân tồn tại. Những mặt tồn tại của Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT trong công tác huy động vốn phát sinh do những nguyên nhân sau: 1.3.3.1. Nguyên nhân khách quan. - Môi trường kinh tế xã hội: những biến động phức tạp không lường trước được của nền kinh tế gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng: giá vàng tăng cao, tỷ giá đồng đôla Mỹ tăng...đã ảnh hưởng tới tâm lý của người dân, lượng tiền của dân cư dùng để đầu tư bất động sản,tích trữ vàng, ngoại tệ. - Mạng lưới Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội hết sức đông đảo, do đó cạnh tranh huy động giữa các Ngân hàng diễn ra gay gắt. Các tổ chức tín dụng đặc biệt là các Ngân hàng Thương mại Nhà nước liên tục tung ra các chiến dịch lãi suất huy động hấp dẫn và có xu hướng ngày càng tăng lên. Ngoài ra còn có các kênh huy động khác ngoài Ngân hàng như các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện, trái phiếu kho bạc, đầu tư chứng khoán...cũng ảnh hưởng đáng kể đến vốn huy động của Phòng giao dịch số 17 . - Diễn biến lãi suất huy động, lãi suất cho vay trên thị trường biến động liên tục và không thuận lợi cho Ngân hàng. 1.3.3.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng. - Mạng lưới huy động của Phòng giao dịch số 17 đã được mở rộng tương đối so với các Ngân hàng bạn, nhưng ở các quận mới thành lập và các khu công nghiệp còn chưa có điểm huy động vốn, chưa có địa điểm trung tâm đẻ thu hút khách hàng. - Ngân hàng cần thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và đúng đắn hơn.trong thời gian qua, Phòng giao dịch số 17 đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách lãi suất của mình, song cũng chỉ dừng lại ở mức tương đối. Trên cơ sở tham khảo lãi suất của các ngân hàng trên địa bàn là chính, ngân hàng đưa ra lãi suất mà không dựa trên phân tích lãi suất đầu vào, đầu ra một cách có hiệu quả. Nếu ngân hàng xây dựng được một hệ thống có thể phân tích đầu vào, đầu ra nhanh chóng, kịp thời, từ đó đưa ra các quyết định về lãi suất một cách chính xác, đúng đắn thì ngân hàng vừa đảm bảo thu hút được nhiều vốn vừa đảm bảo được lợi nhuận cho ngân hàng. - Dịch vụ ngân hàng chưa phong phú đa dạng , chưa có các sản phẩm đặc biệt để tạo nên sự riêng biệt, cạnh tranh với các ngân hàng khác. - Việc nắm bắt thông tin về khách hàng và bạn hàng còn ít và chưa kịp thời nên xử lí còn lúng túng dẫn đến mất thời cơ hoặc ảnh hưởng đến lợi ích trong kinh doanh. - Cán bộ của Phòng giao dịch số 17 đa số là cán bộ trẻ, có trình độ song còn thiếu kinh nghiệm, khả năng phân tích,tổng hợp còn hạn chế. - Tuy đã nhận thức được chiến lược khách hàng nhưng việc đầu tư vật chất , trí tuệ cho công tác tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường còn chưa thỏa đáng. - Chính sách giá cả chưa thât sự mềm dẻo để có thể đồng thời cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng bằng cả lãi suất và chất lượng dịch vụ. - Điều kiện cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn do toàn bộ trụ sở phải đi thuê, nhiều địa điểm huy động còn chật chội ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cán bộ cũng như chất lượng, hiệu quả công việc. Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn và hiệu quả huy động vốn của Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT, vấn đề đặt ra là phảI tăng cường huy động vốn, sử dụng vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, từng bước thực hiện kế hoạch phát triển bền vững mà NHNo&PTNT Việt Nam đã đề ra. Tóm lại, về tình hình huy động vốn của Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT qua các năm 2006, 2007, 2008 đã tăng trưởng đáng kể, đó là sự nỗ lực của bản thân ngân hàng cùng với sự giúp đỡ của NHNo&PTNT Việt Nam, các chính sách kinh tế xã hội nhiều tiến bộ của Nhà nước ta. Theo đó công tác tín dụng và nhiều dịch vụ khác của Phòng giao dịch số 17 cũng đem lại nhiều kết quả khả quan.Bên cạnh đó, cũng còn nhiều tồn tại như là sự bất hợp lí về cơ cấu cũng như chất lượng nguồn vốn huy động…nhưng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ trong ngân hàng sẽ giúp cho Phòng giao dịch số 17 khắc phục được những tồn tại, phát huy thế mạnh trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT 2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT: Từ những kết quả đạt được trong năm 2007, năm 2008 Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT tiếp tục phấn đấu để đạt thành tích cao hơn, các chỉ tiêu cụ thể như sau: - Nguồn vốn: đạt 6.300 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2007, trong đó nâng tỷ trọng tiền gửi dân cư lên 50% trong tổng nguồn vốn, tương đương 3.150 tỷ đồng. - Dư nợ: đạt 2.800 tỷ đồng, trong đó tỷ nợ trung dài hạn chiếm 45%, dư nợ cho vay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho vay tiêu dùng cầm cố, đời sốngchiếm 40% tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ quá hạn: dưới 3% trong tổng dư nợ. - Tăng thu từ dịch vụ lên 15% trong tổng thu nhập ròng. - Tài chính: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch tài chính trên giao, đảm bảo thu nhập cho CBCNV theo quy định và làm các nghĩa vụ đối với nhà nước đầy đủ. Để đạt được những chỉ tiêu cụ thể trên, Phòng giao dịch số 17 Cao Thắng đã đề ra phương hướng hoạt động và một số biện pháp cơ bản sau: Về công tác nguồn vốn: - Tiếp tục mở rộng mạng lưới phù hợp với điều kiện cụ thể. - Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để đề ra mức lãi suất huy động phù hợp thị trường. - Tuyên tryền, quảng bá và làm tốt tiết kiệm dự thưởng, có chính sách ưu đãi khuyến mại nhằm thu hút các thành phần có nguồn tiền nhàn rỗi và ổn định. - Phối hợp các phòng trong Phòng giao dịch số 17 thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả nhằm tăng cường nguồn vốn không kì hạn với lãi suất thấp. Về công tác tín dụng: - Phấn đấu duy trì tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm khoảng 45% tổng dư nợ. Mở rộng cho vay đối via các thành phần kinh tế - Tăng tỷ lệ cho vay có bảo đảm, đồng thời nâng cao khả năng quản lý tín dụng, đảm bảo an toàn van vay. - Tiếp tục duy trì và làm tốt công tác khách hàng nhằm thu hút được nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng. Về công tác TTQT và kinh doanh ngoại tệ: - Phấn đấu kinh doanh ngoại tệ tăng 20% so với thực hiện năm 2007.Tích cực khai thác ngoại tệ từ các nguồn như: NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN, thị trường liên ngân hàng, khách hàng…Giảm sức ép đối với nhu cầu về mua USD bằng cách tư vấn, động viên khách hàng thanh toán, mua bán các đồn ngoại tệ khác thay thế, vừa đảm bảo lợi ích cho ngân hàng, vừa thuận tiện cho khác hàng. - Phấn đấu tăng trưởng doanh số TTQT tăng 10%/năm. Đồng thời không ngừng đa dạng hóa các dịch vụ TTQT, nâng cao trình độ cán bộ, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và mở rộng thị phần TTQT. - Củng cố và giữ vững quan hệ với khách hàng đã có, nâng cao uy tín thanh toán, xây dựng phong cách phục vụ duyên dáng, lịch sự, đảm bảo thanh toán kịp thời, chính xác, an toàn,hạn chế tối đa những thiếu sót không đáng có. - Tích cực quan hệ, tìm kiếm khách hàng xuất khẩu. - Thúc đẩy công tác thanh toán biên giới, tiếp thị và quảng bá sâu rộng nghiệp vụ này để khai thác được nguồn vốn và dịch vụ. Về ngiệp vụ kế toán ngân quỹ: - Không ngừng cải tiến phong các giao dịch via khách hàng. - Triển khai nghiệp vụ thẻ tín dụng và ATM. - Thực hiện chống lãng phí, tăng cường công tác kiểm tra để tăng trưởng phải đi đôi với hiệu quả, an toàn. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học trong các nghiệp vụ. Về công tác tổ chức cán bộ: - Đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu, cần được đầu tư thích đáng. - Xây dựng quy chế nhằm khuyến khích các CBCNV. - Thực hiện triệt để công tác khoán tài chính nhằm tăng thêm sự chủ động sáng tạo trong kinh doanh của các đơn vị. 2.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT: Để khắc phục những tồn tại, đồng thời nâng cao hiệu quả trong hoạt động huy động vốn tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT, Phòng giao dịch số 17 cần thực hiện mộtt số giải pháp như sau: 2.2.1. Đa dạng hóa hình thức hoạt động và nâng cao chất lượng các dịch vụ Ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng hiện nay, các Ngân hàng cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng hệ thống các dịch vụ ngân hàng.Chiến lược này bao gồm việc đa dạng hóa, áp dụng trọn lọc các hoạt động mà Ngân hàng khác cả trong và ngoài nước đã áp dụng,từ đó cải tiến để tạo ra sự khác biệt đối với những dịch vụ mới theo một quy trình chính thức. Dịch vụ đa dạng, thuận tiện sẽ tác động trực tiếp đến quy mô và chất lượng nguồn tiền gửi giao dịch của khác hàng, chủ yếu là tiền gửi không kì hạn nhằm phục vụ cho các mục đích thường xuyên của họ. Hơn nữa, dịch vụ đa dạng cũng tác động kích thích thu hút thêm được nhiều nguồn vốn có kì hạn. Để hấp dẫn người gửi tiền và giảm bớt khối lượng giấy tờ cần thiết phải xử lý thì Ngân hàng phải thực hiện hiện đại hóa, vi tính hóa quá trình thực hiện công việc. Trước đây, nhiều người có tiền không muốn gửi vào ngân hàng vì họ cho rằng thủ tục gửi tiền và rút tiền rất phiền hà. Do vậy đã hạn chế rất nhiều đến công tác huy động vốn. Muốn nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn thì Ngân hàng phải cải tiến quy trình ngiệp vụ, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng năng suất phục vụ khác hàng, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng. Trình độ công nghệ Ngân hàng càng cao, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng về những dịch vụ được cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền vào Ngân hàng. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp Ngân hàng thực hiện cạnh tranh phi lãi suất vì khách hàng không chỉ quan tâm đến lãi suất mà còn cả chất lượng dịch vụ được cung ứng, nhất là đối với khách hàng lớn. Với cùng một mức lãi suất huy động như nhau,Ngân hàng nào cung ứng dịch vụ tốt hơn sẽ chiếm ưu thế hơn trong cạnh tranh. Các dịch vụ ngân hàng là yếu tố quan trọng nói lên tiện ích của Ngân hàng.Hiện nay, ở nước ta, hệ thống ngân hàng ngoài việc thu hút tiền gửi tiết kiệm của dân cư thông qua việc cạnh tranh lãi suất và thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu đối với các doanh nghiệp, hiện đang còn một mảng lớn các tiện ích của ngân hàng dành cho cá nhân đang bị bỏ ngỏ. Do vậy, để hoạt động dịch vụ sớm thành công cụ cạnh tranh thu hút khách hàng, tăng nguồn vốn huy động đồng thời làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21197.doc
Tài liệu liên quan