MỤC LỤC
* Lời mở đầu
Chương I : Đánh giá hiệu quả kinh doanh là công việc
quan trọng và tất yếu của doanh nghiệp
I. Sự cần thiết của công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh
1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh 1
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh 1
3. Một số vấn đề trong đánh giá hiệu quả kinh doanh 3
II. Phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh
1. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh 4
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 5
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 7
1. Các nhân tố khách quan 8
2. Các nhân tố chủ quan 13
Chương II : Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu
I. Khái quát về Công ty bánh kẹo Hải Châu 19
1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 19
1.2. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh 22
II. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu 26
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty vài năm gần đây 26
2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh 31
A. Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan 32
B. Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan 38
Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu 52
I. Một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh của Công ty 52
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 53
* Kết luận
Tài liệu tham khảo
Nhận xét của nơi thực tập
69 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Phòng kỹ thuật, phân xưởng cơ điện và các khâu kỹ thuật của các phân xưởng sản xuất.
Phó Giám đốc kinh doanh tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về công tác kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
* Phòng tổ chức giúp Ban Giám đốc về các công tác tổ chức bộ máy quản lý và lực lượng lao động toàn Công ty, thay mặt Ban Giám đốc thực hiện các chế độ chính sách với cán bộ công nhân viên và tuyển dụng lao động hợp đồng.
* Phòng tài chính - kế toán giúp Ban Giám đốc công tác kế toán thống kê và tình hình tài chính của Công ty.
* Phòng kỹ thuật giúp Ban Giám đốc về công tác thiết kế kỹ thuật và tổ chức quản lý các quy trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu các mặt hàng mới, quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty.
* Phòng kế hoạch - vật tư giúp Ban Giám đốc cung cấp các thông tin kinh tế kịp thời để đáp ứng hạch toán kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư, định giá sản phẩm.
* Phòng hành chính giúp Ban Giám đốc về công tác hành chính quản trị, đời sống và y tế của Công ty.
* Phòng bảo vệ giúp Ban Giám đốc bảo về tài sản của Công ty, tham gia lực lượng tự vệ và nghĩa vụ quân sự.
* Ban xây dựng cơ bản giúp Ban Giám đốc về kế hoạch xây dựng, sửa chữa nhỏ và lắp đặt thiết bị mới của Công ty.
* Phân xưởng bánh I sản xuất các loại bánh quy, Phân xưởng bánh II sản xuất các loại bánh kem xốp và phân xưởng bánh III sản xuất bánh quy. Ba phân xưởng này tập trung những dây chuyền sản xuất hiện đại, có hiệu quả cao. Quy trình sản xuất tuy có khác nhau về nguyên liệu đầu vào và một số công đoạn sản xuất phụ nhưng nói chung thì sản xuất các loại bánh đều có nhiều công đoạn giống nhau.
* Phân xưởng kẹo sản xuất các loại kẹo gồm hai dây chuyền sản xuất theo quy trình tiên tiến, sản phẩm được đóng gói với mẫu mã đẹp gồm cả kẹo cứng lẫn kẹo mềm.
* Phân xưởng bột canh sản xuất các loại bột canh thường và trộn I-ốt gồm hai dây chuyền sản xuất có công nghệ đơn giản, máy móc thô sơ, các công đoạn sản xuất chủ yếu là thủ công. Do vậy công nhân trực tiếp sản xuất ở môi trường có độ độc hại cao.
* Phân xưởng cơ điện gồm các công nhân kỹ thuật chuyên sửa chữa và bảo dưởng thiết bị máy móc của Công ty.
Như vậy ta có thể thấy cơ cấu tổ chức của Công ty tương đối hoàn thiện. Các bộ phận đảm nhiệm tốt các phần việc của mình và giúp Ban Giám đốc cũng như toàn Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao.
b. Sử dụng nguồn nhân lực :
Lực lượng lao động của Công ty những năm gần đây dao động trong khoảng 650 - 700 người.
Lao động biên chế chủ yếu là lao động gián tiếp, tập trung ở các phòng ban chức năng và lực lượng này đang có xu hướng được tinh giảm gọn nhẹ. Hiện tại nhân viên ở các phòng ban đều có bằng Đại học, trung cấp.
Lực lượng lao động trực tiếp chủ yếu tập trung ở các phân xưởng sản xuất. Lực lượng này làm việc theo hợp đồng có thời hạn được ký trực tiếp giữa Giám đốc với người lao động. Thời hạn của hợp đồng thường từ 1 -2 năm. Bậc thợ bình quân của công nhân là 4,5 là tương đối cao. Mỗi quý, mỗi năm Công ty đều tổ chức thi nâng cao tay nghề cho công nhân. Do vậy chất lượng tay nghề của họ ngày càng cao. Người công nhân được nghỉ lễ 8 ngày/năm và nghỉ phép 12 ngày/năm. Đồng thời họ phải thực hiện đóng BHXH và BHYT, được hưởng các chế độ, chính sách BHXH và BHYT theo Luật định.
c. Nguồn cung ứng nguyên liệu :
Sản xuất bánh kẹo cần một số nguyên liệu chính như bột mỳ, đường kính, dầu ăn, muối và một số hương liệu khác. Các nguyên liệu này được nhập từ nước ngoài và một số có ở thị trường trong nước.
Đối với các nguyên liệu nhập từ nước ngoài như bột mỳ, dầu ăn, hương liệu... Công ty phải nhập qua khâu trung gian và chịu ảnh hưởng khá nhiều do sự biến động của thị trường nước ngoài.
Đối với một số nguyên liệu mua từ trong nước, Công ty thường mua trực tiếp từ người sản xuất và ký hợp đồng dài hạn với họ. Nguyên liệu trong nước có tính ổn định cao hơn là loại nhập ngoại cho nên Công ty đang nghiên cưú để từng bước thay thế một số nguyên liệu nhập ngoại bằng loại sản xuất trong nước.
II. hiệu quả kinh doanh của Công ty
bánh kẹo Hải Châu :
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong vài năm gần đây:
1.1. Tình hình sản xuất :
Hoạt động sản xuất thay đổi theo nhu cầu của thị trường, do đó Công ty bánh kẹo Hải Châu đã lập kế hoạch sản xuất theo khả năng tiêu thụ, theo mức thành phẩm tồn kho và năng lực sản xuất. Nhu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi không những về chất lượng sản phẩm mà còn cả về chủng loại sản phẩm. Vì vậy nắm bắt được tình hình đó, Công ty sản xuất nhiều chủng loại hàng hoá trên một dây chuyền sản xuất. Đây là một công tác khó khăn đặt ra cho Phòng kế hoạch - vật tư và Phó Giám đốc kinh doanh. Họ phải xác định được khả năng tiêu thụ của từng chủng loại hàng hoá để ra kế hoạch sản xuất từng chủng loại sản phẩm đó theo chức năng của từng dây chuyền sản xuất. Đồng thời còn phải xác định số lượng sản xuất tối ưu cho mỗi lần sản xuất sao cho chi phí chuyển lần là thấp nhất.
Thực tế thì sản lượng tối thiểu của một lần sản xuất là 1 - 2 ca sản xuất. Ví dụ như Công ty chỉ có hai dây chuyền sản xuất kẹo cứng và kẹo mềm nhưng lại sản xuất ra tất cả các chủng loại kẹo mà Công ty cung ứng trên thị trường như kẹo cứng nhân sôcôla, kẹo mềm sôcôla, kẹo sữa, trái cây, cốm... Điều này đòi hỏi Công ty phải có những kế hoạch sản xuất sáng suốt và hợp lý.
Bảng số liệu sau phản ánh tình hình sản xuất chính của Công ty trong vài năm gần đây. Bảng này phản ánh quy mô sản xuất theo chỉ tiêu hiện vật. Theo chỉ tiêu này ta sẽ so sánh và đánh giá được sự thay đổi của quy mô sản xuất của từng phân xưởng và cả từng chủng loại sản phẩm. Đồng thời để so sánh về mặt giá trị, Công ty đã tính giá trị tổng sản lượng hàng hoá sản xuất theo một mức giá cố định, cụ thể là những năm sản xuất sau năm 1999 thì đều lấy giá cố định năm 1999 để so sánh.
Bảng 2 : Tình hình sản xuất chính những năm gần đây của Công ty :
TT
Sản phẩm
ĐV
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Bánh quy các loại
Tấn
2.228,98
2.873,19
3.019,99
3.890,41
2
Kem xốp các loại
-
327,55
583,11
572,77
576,89
3
Bột canh
Bột canh thường
Bột canh Iốt
-
-
-
2.561,38
2.561,38
-
3.284,77
2.842,00
442,77
4.818,01
2.810,61
2.007,40
5.489,70
2.706,13
2.783,57
4
Kẹo các loại
-
303,41
101,59
976,33
1.088,66
5
Mỳ ăn liền
-
17,41
28,43
-
-
6
Bia
Lít
29.681
-
-
-
7
Rượu
chai
6.200
11.435
-
-
8
Nước khoáng
chai
82.540
5.560
-
-
(Nguồn phòng Kế hoạch - Vật tư )
Quan sát bảng trên ta có thể nhận thấy rằng sản lượng sản xuất các mặt hàng được thay đổi hàng năm theo những thay đổi của khả năng tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó Công ty còn thay đổi chủng loại mặt hàng kinh doanh, cho ngừng sản xuất một số mặt hàng không có hiệu quả như mỳ ăn liền, bia, rượu, nước khoáng.
Sau đây là bảng giá cố định năm 1999.
Bảng 3 : Đơn giá cố định năm 1999 của các loại sản phẩm.
Đơn vị tính :
Bánh, kẹo, bột canh và mỳ ăn liền : đồng/kg.
Bia : đồng/lít.
Nước khoáng và rượu : đồng/chai.
TT
Sản phẩm
Đơn giá
TT
Sản phẩm
Đơn giá
1
Hương thảo
8.975
9
Kem xốp thỏi
26.000
2
Hướng dương
8.975
10
Kem xốp sôcôla
32.000
3
Lương khô
8.975
11
Kẹo các loại
15.000
4
Hải châu
10.108
12
Bột canh
5.000
5
Quy kem
11.120
13
Mỳ ăn liền
6.000
6
Quy bơ
10.500
14
Bia
3.000
7
Quy hoa quả
12.000
15
Rượu
5.000
8
Kem xốp
18.000
16
Nước khoáng
2.050
(Nguồn phòng Kế hoạch – Vật tư )
Theo đơn giá cố định trên ta có thể tính giá trị tổng sản lượng hàng hoá cho các năm và so sánh được mức tăng.
Sau đây là giá trị tổng sản lượng hàng hoá vài năm gần đâycủa công ty:
Bảng 4 : Giá trị tổng sản lượng hàng hoá hàng năm của Công ty :
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm
Giá trị tổng sản
lượng hàng hoá
So với năm trước
1999
44.692,17
95,13%
2000
58.930,58
131,85%
2001
80.209,00
136,10%
2002
92.744,00
115,60%
(Nguồn phòng Kinh doanh )
Như vậy nhờ những điều chỉnh hợp lý trong sản xuất, biết phát huy những sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm giá trị tổng sản lượng hàng hoá của Công ty thêm tăng. Đây là bước tiến bộ được mang lại bởi cung cách quản lý hợp lý, phù hợp với đặc điểm của Công ty và cần được phát huy hơn nữa.
1.2. Tình hình tiêu thụ :
Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Châu sản xuất và tiêu thụ 3 mặt hàng chủ yếu là bánh, kẹo và bột canh các loại. Hoạt động tiêu thụ của Công ty được đảm nhiệm bởi Phó Giám đốc kinh doanh, phòng kinh doanh và phòng kế hoạch - vật tư.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty gần như trải khắp toàn quốc gồm cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Bởi do đặc tính đa dạng của sản phẩm và thị trường nên công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty cùng gặp khá nhiều khó khăn. Hiện tạo thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường Miền Bắc và Miền Trung, tập trung ở một số Tỉnh thành như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Hưng, Hà Bắc, Lai Châu, Lao Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Nam và đặc biệt là thị trường Hà Nội.
Hình thức tiêu thụ chủ yếu của Công ty là thông qua hệ thống các đại lý bán lẻ, bán buôn và bán trực tiếp. Hệ thống kênh tiêu thụ của Công ty được thể hiện bằng sơ đồ sau :
Người tiêu dùng cuối cùng
Người bán lẻ 3
Người bán lẻ 2
Người bán lẻ 1
Đại lý 2
Đại lý 3
Đại lý 1
Công ty
Hệ thống kênh tiêu thụ của Công ty chủ trương bán hàng cho các đại lý với khối lượng lớn, sau đó sản phẩm sẽ thông qua thị trường bán lẻ để sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Hình thức bán sản phẩm trực tiếp giúp người tiêu dùng có thể mua trực tiếp các sản phẩm của Công ty ( không qua trung gian ) từ hai cửa hàng tại đường Minh Khai và ngay trước cửa Công ty. Hai cửa hàng này có chức năng giới thiệu sản phẩm kết hợp bán hàng và chào hàng trực tiếp. Ưu điểm của hình thức này đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, đảm bảo sự tiếp xúc chặt chẽ giữa Công ty và người tiêu dùng. Ngoài ra nó còn giúp Công ty hạn chế tối đa sự cạnh tranh của đối thủ ngay trên thị trường nơi Công ty hoạt động. Các thông tin phản hồi từ hình thức này rất chính xác, giúp Công ty chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiêu thụ sản phẩm thông qua các đại lý bán buôn và bán lẻ là hình thức phổ biến đang được áp dụng ở Công ty. Họ là những đại lý tư nhân và đại lý quốc doanh. Các đại lý tư nhân là các đại lý trung thành nhất của Công ty. Họ giúp Công ty tổ chức đưa sản phẩm vào thị trường thông suốt và nhịp nhàng. Họ mở rộng thị trường và tăng số lượng khách hàng cho Công ty bằng cách cho
hưởng một số ưu đãi về giá. Với sự nỗ lực của họ, sản lượng hàng hoá tiêu thụ ngày càng nhiều và thị trường của Công ty được mở rộng.
Các đại lý quốc doanh là khách hàng có khả năng tài chính và có thể thanh toán ngay, do đó Công ty đỡ được phần nào khó khăn về tài chính. Mặc dù khối lượng đặt mua không nhiều nhưng họ có hệ thống cửa hàng bán lẻ lớn, hoạt động rộng khắp nên tốc độ tiêu thụ khá nhanh.
Năm 1999 Công ty chỉ có 40 đại lý, năm 2000 có 90 đại lý nhưng đến năm 2002 Công ty đã có trên 150 đại lý, trong đó có 50 đại lý quốc doanh, còn lại là các đại lý tư nhân. Con số này chắc chắn còn gia tăng trong năm 2003.
Muốn mở một đại lý tiêu thụ cho Công ty, đối tác kinh doanh phải có tư cách pháp nhân ( nếu đối tác là doanh nghiệp nhà nước, cửa hàng quốc doanh ) hoặc có khả năng thế chấp ( nếu đối tác tư nhân ) và đối tác phải có khả năng tiêu thụ được một lượng hàng tối thiểu nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là điểm khuyến khích cho các đại lý của Công ty. Riêng các đại lý là tư nhân thì khả năng thế chấp của họ có thể là tài sản hoặc một số tiền nhất định. Khi các doanh nghiệp có đủ yếu tố này, họ sẽ được nhận làm đại lý, được nhập một lượng hàng và tiêu thụ nó trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đó thì đại lý sẽ không được tiếp tục nhập hàng vì hoạt động không đủ hiệu quả.
Các đại lý của Công ty được hưởng một số ưu đãi nên số lượng đại lý của Công ty ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ càng được mở rộng, sản lượng tiêu thụ ngày càng cao và hiệu quả kinh doanh sẽ gia tăng nhanh chóng. Sau đây là tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong vài năm gần đây.
Bảng 5 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm vài năm gần đây :
Đơn vị tính: triệu tấn
TT
Sản phẩm
1999
2000
2001
2002
1
2
3
4
5
6
Bánh quy các loại
Kem xốp
Lương khô
Kẹo các loại
Bột canh thường
Bột canh Iốt
2.195,79
330,15
346,94
284,78
2.485,51
-
2.865,38
566,77
446,35
113,38
2.898,54
421,83
3.050,44
541,95
624,95
719,62
2.792,07
2.006,15
2.642,24
605,35
1.216,70
1.212,08
2.756,06
2.783,57
(Nguồn phòng Kế hoạch – Vật tư )
Như vậy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong vài năm gần đây có nhiều bước tiến quan trọng.
2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu :
Hiệu quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là mục tiêu lớn nhất của tất cả các doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Châu, ta hãy đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
A. Sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan :
Đây là các nhân tố có ảnh hưởng một cách gián tiếp đến hoạt động quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua môi trường vĩ mô.
a. Môi trường vĩ mô của Công ty : Là tập hợp tất cả các nhân tố nằm ở bên ngoài, nó tác động và chi phối mạnh mẽ đến sự tồn tại ,vận hành và phát triển của Công ty đó là:
*Môi trường xã hội và dân cư.
Công ty bánh kẹo Hải Châu nằm trên đường Mạc Thị Bưởi quận Hai Bà Trưng ở phía Nam Hà Nội, là trung tâm văn hoá - chính trị - kinh tế của cả nước, có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định. Với dân số 2.8 triệu người, tỷ lệ sinh đẻ vẫn khá ổn định. Tỷ lệ người ở độ tuổi lao động di cư từ nông thôn ra thành phố làm ăn sinh sống ngày càng cao làm cho nhu cầu tiêu dùng tăng lên. Hơn nữa Hà Nội là thủ đô của cả nước, là nơi tập trung các trường đại học nổi tiếng, hội tụ các tầng lớp thanh niên trong cả nước về đây học tập và rèn luyện cũng làm cho mức tiêu dùng ở đây tăng lên. Đây cũng có thể là những cơ hội để Công ty nghiên cứu và nắm bắt các nhu cầu tiêu dùng mở rộng địa bàn kinh doanh, mở rộng mặt hàng kinh doanh, mở rộng mặt hàng kinh doanh. Vì Hà Nội là trung tâm văn hoá kinh tế của cả nước nên có nhiều công ty cùng kinh doanh cùng ngành nghề với Công ty bánh kẹo Hải Châu nên hoạt đông thương mại luôn diễn ra sôi nổi dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn do thu nhập tăng lên, ngoài đòi hỏi hàng hoá có chất lượng tốt thì chất lượng phục vụ cũng phải cao. Điều này vừa là cơ hội vừa là mối đe doạ đối với Công ty.
*Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế nước ta vận hành theo nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sự quản lý của cả nước đã chủ trương thành lập kỷ cương trật tự cho một cơ chế mới, đồng thời cho ra đời hàng loạt các chính sách phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, tạo đà cho nền kinh tế phát triển và với chính sách kinh tế mở mà đặc trưng là sự mở rộng đa dạng hoá hoạt động ngoại thương, thu hút dòng đầu tư nước ngoài và sự hội nhập sâu sắc với hệ thống thương mại quốc tế thông qua việc gia nhập ASEAN , APEC ký kết thực hiện nhiều hiệp định song phương và xin gia nhập WTO. Đây là những cơ hội tạo ra các khả năng về nguần lực, vốn, công nghệ giúp doanh nghiệp từng bước phát triển nâng cao sức cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng là một thách thức đối với Công ty nhằm tạo ra sự ổn định trong môi trường kinh tế trong và ngoài nước đầy biến đông và cạnh tranh lẫn nhau.
Thu nhập của mọi tầng lớp dân cư cũng tăng lên, dẫn đến nhu cầu khả năng thanh toán tăng thêm làm cho sức mua hàng hoá của doanh nghiệp ngày càng lớn. Tuy nhiên vẫn còn một số điều không thuận lợi: Sự tăng trưởng của nền kinh tế chưa ổn định và vững chắc, kết cấu hạ tầng kinh tế chưa cao, tình trạng kinh tế ngầm và kinh doanh phi pháp còn nhiều...do đó số lượng lao động, các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng tăng tạo ra một thị trường sôi động và cạnh tranh ngày một khốc liệt. Đây là mối đe doạ đối với sự tồn tại của Công ty.
*Môi trường công nghệ :
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay thì công nghệ càng trở nên quan trọng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với các công ty sản xuất kinh doanh thì họ rất coi trọng các trang thiết bị sản xuất như các dây chuyền sản xuất, công nghệ chế biến bởi vậy để tồn tại và giành chiến thắng trong kinh doanh thì Công ty phải luôn đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao năng suất và công suất kinh doanh mức tiêu hao năng lượng của máy phải giảm... Đây có thể là một thách thức đối với Công ty phải chú ý và cải tiến và đổi mới cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, với mục tiêu là đảm bảo chất lượng hàng hoá, nâng cao dịch vụ và giá cả phù hợp.
Tóm lại, các nhân tố của môi trường vĩ mô có ảnh hưởng là điều kiện ràng buộc có tính toàn cục, nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Công ty có khả năng thay đổi yếu tố của môi trường vĩ mô mà nhiệm vụ của họ là tiếp nhận, nhận thức và khai thác các yếu tố lợi thức của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và tìm cách thích ứng với chúng.
b. Môi trường vi mô:
Môi trường vi mô có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty. Các lực lượng trong môi trường vi mô chính là các lực lượng tương tác cạnh tranh với Công ty bánh kẹo Hải Châu.
*Một số đối thủ cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu trên thị trường:
Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh. Trước kia trong nền kinh tế hàng hoá tập trung, Công ty còn được sự bảo hộ của nhà nước. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự tồn tại khách quan của nền kinh tế, các quy luật thị trường, sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế, các quy luật thị trường hoạt động đã gây cho công ty không ít khó khăn. Đối thủ cạnh tranh của công ty là các doanh nghiệp cùng kinh doanh những nhóm, loại hàng khác nhau trong cùng khu vực hoặc cùng khu vực thị trường. Nhìn một cách khách quan thì nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh hơn công ty rất nhiều về quy mô, cơ cấu vốn, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật,công nghệ thiết bị... Như Công ty bánh kẹo Hải Hà, Kinh Đô, Biên Hoà, Quảng Ngãi... để tồn tại trên thị trường, Công ty đã xác định được đối tủ cạnh tranh của mình, phân tích được những phản ứng của đối thủ,điểm mạnh điểm yếu của họ và đưa ra được những biện pháp hữu hiệu nhất.
Dưới đây là bảng tóm tắt một số đối thủ cạnh tranh của Công ty:
Đối tượng khách hàng
Sản phẩm công ty
Đối thủ cạnh tranh
Khách hàng có thu nhập thấp
Bánh Hương Thảo, Quy Vani, Hương cam Hải Châu, Kẹo cứng trái cây, Kẹo mềm trái cây, Kẹo Vitamin AC
Công ty bánh kẹo Lam Sơn,Công ty bánh kẹo 19-5, sản phẩm kẹo do tư nhân sản xuất, bánh kẹo Trung Quốc ...
Khách hàng có thu nhập trung bình
Quy kem, bánh mặn, bánh hoa quả, Quy hướng dương,Kẹo Sôcôla các loại, Kẹo cứng nhân trái cây
Hải Hà, Tràng An, Hữu Nghị,Vinabico, Quảng Ngãi, Biên Hoà, hàng ngoại nhập...
Khách hàng có thu nhập cao
Bánh kem xốp thỏi các loại đóng hộp, Bánh kem xốp phủ Sôcôla, Kẹo chưa có
Hải Hà ,Biên Hoà Vinabico, Hữu Nghị,Tràng An, Kinh Đô...
Qua bảng trên ta thấy tất cả các sản phẩm của Công ty đưa ra thị trường thì đều có ít nhất 5 công ty cạnh tranh. Đặc biệt là những sản phẩm phục vụ khách hàng có thu nhập vừa và thấp (đây sản phẩm chính của công ty) có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Còn đối với khách hàng có thu nhập cao thì sản phẩm của Công ty còn nghèo nàn, chỉ có một vài loại bánh có giá trị cao nhưng phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của các công ty lớn như: Hải Hà, Kinh Đô, Biên Hoà...
* Khách hàng của Công ty :
Khách hàng hiện nay không chỉ đòi hỏi thoả mãn bằng chất lượng sản phẩm , mà còn đòi hỏi phục vụ như thế nào .Quyền lực của khách hàng là tranh đua với Công ty ép giảm giá xuống , mặc cả để có chất lưọng tốt hơn .
* Thị trường của Công ty :
Xét về góc độ kinh doanh của doanh nghiệp , thị trường được hiểu là “Tập hợp các khách và người cung ứng thực hiện và tiềm năng, có nhu cầu thị trường về những mặt hàng hoá mà Công ty có dự án kinh doanh, trong mối quan hệ với các nhân tố môi trường kinh doanh và tập người bán , đối thủ cạnh tranh của nó”.
Thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty bao gồm người tiêu dùng, các đơn vị sản xuất kinh doanh có nhu cầu về tư liệu dùng, tư liệu sản xuất trong địa bàn thành phố Hà Nội... Hiện nay, Công ty không chỉ giới hạn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ở thành phố Hà Nội nữa mà đã mở rộng ra các thành phố khác như Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Thanh Hoá... Và các mạng lưới đại lý của công ty là hơn 180 đại lý lớn nhỏ được phân bố chiến lược ở các vùng thị trường khác nhau.
* Các nhân tố về thể chế kinh tế - chính trị của Nhà nước :
Trong vài năm gần đây Nhà nước đã có một số chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp nhà nước như : doanh nghiệp nhà nước có thể vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi hoặc được Nhà nước đứng ra bảo lãnh. Bên cạnh đó các chính sách ưu tiên về thuế đối với doanh nghiệp nhà nước và một số khoản ưu đãi khác đã góp phần làm tăng sự thành công của các cơ hội kinh doanh. Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước nên cũng chịu ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh từ các chính sách trên.
Chính trị nước ta ổn định, với chính sách kinh tế mở Việt Nam có quan hệ tốt đẹp với nhiều nước trên thế giới đặ biệt việc nôí lại quan hệ và mở rộng quan hệ với Trung Quốc một nước láng giềng rộng lớn, phát triển mạnh mẽ làm cho thị trường Việt Nam sôi động và đa dạng hơn. Trước tình hình đó Công ty bánh kẹo Hải Châu đã có phương hướng thay đổi và hoạt động chính sách kinh doanh mới, có cơ hội liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài và mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực.
Tuy vậy vẫn còn một số hạn chế là việc áp dụng thuế VAT từ 1/1/1999 một số khe hở trong bộ luật kinh doanh đang bị một số kẻ làm ăn phi pháp lợi dụng như hàng giả, hàng lậu trốn thuế... tràn vào nước ta rất nhiều, giá lại rẻ... điều này ảnh hưởng rất lớn tình hình hoạt động sản xuất kinh danh của Công ty, tạo mối đe doạ trong quá trình phát triển của nó.
Chính sách mở cửa nền kinh tế đã hấp dẫn được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường bánh kẹo Việt Nam dưới hình thức liên doanh. Do vậy số lượng các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trên thị trường tăng lên và đã ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của Công ty. Như vậy ta có thể thấy thể chế kinh tế - chính trị của Nhà nước chưa thực sự được áp dụng một cách triệt để và chính trong hệ thống pháp luật cũng chưa thực sự hợp lý. Nhà nước còn một số ưu đãi quá lớn cho các doanh nghiệp liên doanh dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
* Các nhân tố về điều kiện tự nhiên :
Các nhân tố này ảnh hưởng đến toàn ngành sản xuất bánh kẹo nói chung và đến Công ty bánh kẹo Hải Châu nói riêng. Về mùa hè nhu cầu dùng bánh kẹo của các tầng lớp dân cư giảm đã làm giảm quy mô sản xuất của Công ty. Thêm vào đó, khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm cũng ảnh hưởng đến khả năng bảo quản cả nguyên vật liệu cũng như thành phẩm. Ví dụ như về mùa hè sản phẩm kẹo thường bị chảy nước nên ảnh hưởng đến công tác đóng gói, về mùa xuân độ ẩm cao nên nguyên liệu và sản phẩm bánh dễ bị ẩm mốc gây khó khăn và tăng chi phí bảo quản.
* Các nhân tố về nhu cầu của khách hàng :
Khách hàng trực tiếp mua hàng của Công ty phần lớn là các đại lý và những người bán buôn. Một số năm trước đây, Công ty có rất ít đại lý và chỉ có những người bán buôn là khách hàng thường xuyên. Chính vì thế Công ty phần nào phải chịu sức ép của người mua, đặc biệt là những nhà buôn mua hàng theo lượt.
Với số lượng khách hàng ít như vậy, Công ty chưa thâm nhập được vào các thị trường ở xa, chưa mở rộng được thị trường tiêu thụ.
Trong vài năm gần đây, số lượng đại lý của Công ty tăng nhanh và khách mua buôn ngày càng nhiều. Công ty đã phần nào giảm được sức ép từ phía người mua. Hơn nữa các đại lý và khách hàng mua buôn đều muốn hợp tác kinh doanh lâu dài với Công ty và như vậy họ đã tạo thuận lợi cho Công ty trong việc phát triển, mở rộng thị trường, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thị trường của Công ty có thể chia làm ba khu vực Bắc, Trung và Nam dựa trên địa giới hành chính nhưng cũng từ đó mà người tiêu dùng có những thị hiếu và thói quen khác nhau ở mỗi khu vực. Rõ ràng là thị hiếu và thói quen tiêu dùng ở thị trường mỗi khu vực là khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện ở mùi vị bánh kẹo, quy cách bao gói, màu sắc và hình vẽ trên bao bì ... Chính điều này đã khuyến khích Công ty đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng theo nhu cầu của từng khu vực.
Như vậy qua những phân tích trên ta có thể thấy rằng những nhân tố khách quan đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh cuả Công ty. Những nhân tố này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của Công ty. Bằng những nỗ lực của mình, Công ty đã khắc phục rất nhiều những khó khăn đó nhưng cũng chưa triệt để. Chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn rất k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9466.doc