Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX(PJICO)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 3

I. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 3

1. Đặc điểm chung của hoạt động vận tải xe cơ giới trong giao thông đường bộ ở Việt Nam 3

2. Sự cần thiết khách quan của BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 6

3. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 8

II. Quá trình hình thành và tính chất bắt buộc của nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Việt Nam 9

1. Quá trình phát triển của nghiệp vụ 9

2. Những lý do thể hiện sự bắt buộc 10

III. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 12

1. Đối tượng của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 12

2. Phạm vi bảo hiểm 13

3. Phí bảo hiểm 15

4. Số tiền bảo hiểm 17

5. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia 18

6. Công tác khai thác 19

7. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 20

8. Công tác giám định, bồi thường 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PJICO 27

I. Vài nét về công ty cổ phần bảo hiểm PJICO 27

1. Sự ra đời và phát triển của công ty 27

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công ty 28

II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ 29

1. Công tác khai thác 30

2. Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất 39

3. Công tác giám định 44

4. Công tác bồi thường 46

5. Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai nghiệp vụ 52

CHƯƠNG BA: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PJICO TRONG THỜI GIAN TỚI 59

I. Một số vấn đề còn tồn tại của công ty 59

II. Mục tiêu và phương hướng triển khai nghiệp vụ này trong thời gian tới 61

III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại PJICO 62

1. Công tác khai thác 63

2. Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất 67

3. Công tác giám định bồi thường 68

4. Một số công tác khác 72

LỜI KẾT 73

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX(PJICO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng quản trị, sự hỗ trợ tích cực của các cổ đông sáng lập trong quá trình hoạt động. Nội bộ công ty đoàn kết thống nhất, tập trung vào công việc, tập thể người lao động trong công ty ngày càng lớn mạnh và trưởng thành. 2.2 Những nhân tố khó khăn trong quá trình hoạt động Sự kiện khủng bố 11/9/2001 đã đi qua từ lâu nhưng hậu quả của nó để lại là rất nặng nề, cùng với đó là cuộc chiến tranh Iraq, dịch bệnh SARS, dịch cúm gia cầm lây lan trên phạm vi toàn thế giới, sự mất giá của đồng Đôla Mỹ, giá vàng thế giới leo thang kỷ lục trong vòng 25 năm trở lại đây… vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm thế giới cũng như thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn về cơ cấu thành phần, kéo theo đó là mức độ cạnh tranh cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn làm gia tăng chi phí khai thác, chi phí bán hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm. Thêm vào đó là sự xuất hiện của hàng loạt các Công ty bảo hiểm mới, các công ty môi giới bảo hiểm trong và ngoài nước với tiềm lực vững mạnh cũng là những nguyên nhân gây nên sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ Với tư cách là một nghiệp vụ có tính chiến lược và truyền thống của công ty, nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba đã và đang mang lại những kết quả khả quan cho công ty. Số lượng đầu xe cơ giới tham gia bảo hiểm ngày càng nhiều, hạn mức trách nhiệm đa dạng tạo ra nguồn thu ngày càng tăng. Các khâu được thực hiện trong quá trình triển khai nghiệp vụ đang dần được hoàn thiện một cách rất đầy đủ và bài bản. Hình ảnh và uy tín của công ty ngày càng được nâng cao trong mắt người tham gia bảo hiểm, các đối tác cũng như các đối thủ cạnh tranh. Để tìm hiểu kỹ hơn về những kết qua thu được và cả những gì còn tồn tại trong suốt quá trình triển khai nghiệp vụ chúng ta cùng đi sâu phân tích tình hình hoạt động của từng khâu nghiệp vụ. 1. Công tác khai thác Công tác khai thác là khâu đầu tiên tối quan trọng trong quá trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm nói chung, do đó nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc kinh doanh nghiệp vụ đó. Thực chất của khâu khai thác là sự vận động, tuyên truyền cho các đối tượng tham gia mà cụ thể là các chủ xe cơ giới đối với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS thấy được sự cần thiết, tác dụng cũng như tính bắt buộc của nghiệp vụ để từ đó đi đến ký kết hợp đồng BH TNDS cho bản thân hoặc cho lái xe mà mình thuê trong quá trình vận hành xe. Với những lý do đã đề cập ở trên thì khâu khai thác không chỉ có ý nghĩa đối với kết quả hoạt động của riêng nghiệp vụ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh chung của toàn Công ty. Công tác khai thác tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO Xuất phát từ phương châm “lấy chữ tín làm đầu, coi lợi ích của khách là trên hết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng phục vụ khách hàng”, kết hợp với sự đánh giá cao tầm quan trọng của công tác khai thác, PJICO đã đề ra khẩu hiệu cho hoạt động khai thác, đó là: “năng động, tích cực, khoa học, nhanh và tôn trọng lợi ích của khách hàng cũng như cộng tác viên. Công ty đã không ngừng mở rộng địa bàn khai thác, đạt các văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước, hàng trăm tổng đại lý được mở ở các khu vực đông dân cư thuận tiện cho việc tư vấn và bán bảo hiểm để thực hiện khâu khai thác được tốt nhất, triệt để nhất nhằm “bám sát” khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận và tham gia bảo hiểm tại công ty. Bên cạnh đó công ty cũng đã phối hợp với các cơ quan hành chính như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, ngành thuế, công an, cảnh sát… cùng tiến hành triển khai nghiệp vụ. Kết quả thực tế triển khai công tác khai thác của PJICO trong 5 năm giai đoạn 2001-2005 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Tình hính khai thác nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại PJICO Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ phát triển (%) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ phát triển (%) Số xe thực tế lưu hành - Ôtô - Xe máy (Chiếc) 7,403,074 635,026 6,768,048 8,309,211 671,532 7,637,679 112.24 105.74 112.84 9,429,292 705,476 8,723,826 113.48 105.05 114.20 10,573,073 847,291 9,725,782 112.13 120.10 111.48 11,791,207 972,816 10,818,391 111.52 114.81 111.23 Số xe tham gia BH - Ôtô - Xe máy (Chiếc) 47,379 22,168 25,211 55,672 26,431 29,241 117.5 119.2 115.9 70,719 28,306 42,413 127.03 107.10 145.04 95,470 30,506 64,964 135.00 107.77 153.17 115,967 33,014 82,953 121.47 108.22 127.69 Tỷ lệ xe tham gia BH - Ôtô - Xe máy (%) 0.64 3.50 0.37 0.67 3.90 0.38 104.68 111.43 102.15 0.75 4.01 0.48 111.9 102.8 126.3 0.93 3.60 0.67 124.00 89.77 138.58 0.98 3.39 0.76 105.37 94.17 113.43 Doanh thu phí BH - Ôtô - Xe máy (triệu đ) 7,784.9 6,650.4 1,134.5 9,245.1 7,929.3 1,315.8 118.7 119.2 115.9 10,400.4 8,491.8 1,908.6 112.50 107.10 145.05 11,912.7 10,326.3 1,586.4 114.54 121.60 83.31 13,892.9 12,011.1 1,881.8 116.62 116.31 118.62 Số lượng đại lý 134 186 138.8 235 126.3 254 108.1 301 118.5 Nguồn:Báo cáo phòng Tổng hợp PJICO Số liệu bảng trên cho ta thấy số lượng xe cơ giới tham gia giao thông liên tục tăng qua các năm và song song với đó là số lượng xe tham gia bảo hiểm cũng tăng đều qua các năm. Ta có thể nhận thấy một cách cụ thể như sau: Năm 2001, số lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm tại PJICO là 47,379 xe, chiếm 0.64% số lượng xe lưu hành trên toàn quốc, đến năm 2002 con số này đã tăng lên là 55,672 xe tăng 17.5% so với năm 2001 và chiếm 0.67% số lượng xe lưu hành trên toàn quốc, trong đó xe ôtô là 26,431 xe, tăng 19.2% và xe máy là 29,241 xe, tăng 15.9% so với năm 2001. Năm 2003, số xe cơ giới tham gia bảo hiểm tại công ty là 70,719xe tăng 27.03% so với năm 2002, trong đó ôtô là 28,306 tăng 7.1%, xe máy là 42,413 xe và tăng 45.04%. Ở đây có sự khác biệt rất lớn giữa sự tăng của ôtô và tốc độ tăng của xe máy, sở dĩ có sự khác biệt này là do các chủ xe máy đã ý thức hơn về tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm này và họ đã tham gia một cách khá đầy đủ, một nguyên nhân nữa khiến cho sự tham gia bảo hiểm của xe máy có sự nhảy vọt là công ty đã có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo và có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong việc kiểm tra kiểm soát sự chấp hành luật lệ an toàn giao thông của các chủ xe. Sang đến năm 2004, số lượng xe tham gia bảo hiểm là 95,470 chiếm 0.93% số xe lưu hành, trong đó ôtô là 30,506 xe tăng 7.77% và xe máy là 64,964 xe tăng 53.17% so với năm 2003. Số lượng cả ôtô và xe máy đều gia tăng trong năm này là do có sự chỉ đạo của chính phủ về việc tăng cường tham gia bảo hiểm đối với nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba, bên cạnh đó tính chất bắt buộc của nghiệp vụ này đã được phổ biến rộng rãi trong dân cư. Và năm cuối cùng mà chúng ta nghiên cứu trong bảng này là năm 2005, trong năm này số lượng xe tham gia bảo hiểm tại PJICO đã tăng lên đến con số 115,967 xe, chiếm 0.98% số xe lưu hành và con số này tăng so với năm 2004 là 21.47%, trong đó ôtô là 33,014 xe, tăng 8.22% và xe máy là 82,953 xe, tăng 27.69% so với năm 2004. Tuy nhiên qua bảng ta cũng nhận thấy tỷ lệ ôtô tham gia bảo hiểm chỉ chiếm 94,17% so với năm 2004, phải chăng nhu cầu tham gia bảo hiểm của các chủ xe ôtô đang giảm đi? Để có câu trả lời chính xác chúng ta cần xem xét hoạt động của PJICO trong những năm tiếp theo, tuy vậy trước mắt PJICO nên tập trung vào các biện pháp nhằm kích cầu, thu hút thêm nữa khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty. Song song với việc gia tăng của số lượng các xe tham gia bảo hiểm tại công ty chúng ta không thể không nhìn nhận sự tăng trưởng của doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ này. Ta cùng xem xét một cách cụ thể như sau: Doanh thu phí ngiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xr cơ giới năm 2001 đạt 7,784.9 (triệu đ), trong đó ôtô chiếm 6,650.4(triệu đ) và xe máy là 1,134.5(triệu đ). Năm 2002 doanh thu phí nghiệp vụ đạt 9,245.19(triệu đ), trong đó ôtô đạt 7,929.3(triệu đ), tăng 19.2% và xe máy đạt 1,315.8(triệu đ), tăng 15.9% so với năm 2001. Có thể nhận thấy đây là sự gia tăng đột biến của doanh thu phí và có được sự gia tăng đột biến này cần phải ghi nhận sự nỗ lực, tận tâm với công việc và một sự phấn đấu cao của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Ngoài ra phải kể đến sự gia tăng số lượng đại lý của công ty, số lượng đại lý đạt 186, tăng 38.8% so với con số 134 của năm 2001. Việc mở rộng mạng lưới đại lý đã mang lại kết quả khai thác cao cho công ty, nhờ vậy số lượng xe tham gia bảo hiểm tại công ty đã tăng lên đáng kể. Năm 2003 doanh thu phí là 10,400.4(triệu đ), tăng 12.5% so với năm 2003 trong đó sự tham gia bảo hiểm của ôtô mang lại 8,491.8(triệu đ) doanh thu và xe máy mang lại 1,908.6(triệu đ) doanh thu, đặc biệt doanh thu phí nghiệp vụ của xe máy đã tăng 45.05% so với năm 2002. Sang đến năm 2004 ta nhận thấy doanh thu phí là 11,912.7(triệu đ), tăng 14.54% trong đó ôtô là 10,326.3(triệu đ), tăng 21.60% và xe máy là 1,586.4(triệu đ), giảm 16.69% so với năm 2003, sự giảm sút này có thể xuất phát từ những nguyên nhân như đã nêu ở trên. Cuối cùng là năm 2005, doanh thu phí đạt 13,892.9(triệu đ), tăng 16.62% trong đó doanh thu từ ôtô đạt 12,011.1(triệu đ), tăng 16.31% và doanh thu từ xe máy đạt 1,881.8(triệu đ), tăng 18.62% so với năm 2004. Có thể thấy rằng sự gia tăng về doanh thu phí nói chung và doanh thu phí từ ôtô và xe máy là tương đối đồng đều. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ này là: PJICO đã thực hiện việc áp dụng biểu phí mới với các hạn mức trách nhiệm khác nhau do đó làm gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng, bên cạnh đó các chủ phương tiện có xu hướng càng ngày càng tham gia bảo hiểm với số tiền lớn, hạn mức trách nhiệm cao hơn. Công tác triển khai bảo hiểm ngày càng được mở rộng với việc gia tăng của hàng loạt các đại lý, cộng tác viên… Mạng lưới hoạt động được mở rộng đã tạo thuận lợi cho các chủ xe rất nhiều khi có nhu cầu tham gia bảo hiểm tại công ty. Một lý do nữa đó là do chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng của PJICO ngày càng được nâng cao. Công ty đã làm rất tốt tất cả các khâu đặc biệt là khâu giám định, giải quyết bồi thường tạo tâm lý an tâm, thoải mái cho khách hàng khi không may họ gặp những biến cố. Chính nhờ đó mà năng lực cạnh tranh của công ty cũng được nâng cao, thương hiệu PJICO được khẳng định và là lựa chọn đầu tiên của khách hàng khi có nhu cầu tham gia bảo hiểm. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty với sức trẻ và lòng nhiệt tình hăng say làm việc đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho công ty, đặc biệt lực lượng đại lý được đào tạo bài bản và lợi ích kinh tế gắn liền với kết quả khai thác mà họ đạt được do vậy mà doanh thu phí của PJICO luôn tăng đều qua các năm. Bảng 2: Tình hình thực hiện kế hoạch thu phí BH TNDS tại PJICO Năm Số xe tham gia BH (chiếc) Phí BH kế hoạch (triệu đ) Phí BH thực thu (triệu đ) Tỷ lệ hoàn thành KH(%) 2001 47,379 6,913 7,784.9 112.6 2002 55,672 8,170 9,245.1 113.1 2003 70,719 8,550 10,400.4 121.6 2004 95,470 9,016 11,912.7 132.1 2005 115,967 9,932 13,892.9 139.8 Nguồn: BC tổng hợp của PJICO Nhìn một cách tổng quát qua bảng 2 ta nhận thấy trong 5 năm qua PJICO luôn phấn đấu vượt kế hoạch doanh thu mà hội đồng quản trị và ban giám đốc đề ra. Năm 2001 doanh thu đạt 7,784.9 triệu đ, đạt 112.6% kế hoạch đạt ra và đã vượt kế hoạch 871.9 triệu đ. Năm 2002 công ty thu được 9,245.1 triệu đ phí BH đạt 113.1%b kế hoạch mà cụ thể vượt kế hoạch 1,075.1 triệu đ. Một điều dễ nhận thấy là công ty luôn vượt kế hoạch đề ra trên 10%, như năm 2003 vượt kế hoạch 21.6%, năm 2004 32.1%, năm 2005 là 39.8%. Có được kết quả này là do công ty đã nắm bắt kịp thời những quy định của chính phủ về chế độ BH TNDS bắt buộc và đã thực hiện rất tốt khâu khai thác, lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm tại công ty đã tăng vọt đặc biệt là số xe máy. Điều này thể hiện thị phần của công ty trong mảng nghiệp vụ TNDS đang tăng nhanh chóng, năng lực cạnh tranh của công ty cũng được củng cố một cách vững chắc. Có thể nói, đối với PJICO nghiệp vụ này chưa phải là nghiệp vụ mũi nhọn nhưng doanh thu mà nó mang lại lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng doanh thu của toàn công ty. Để tìm hiểu một cách cụ thể chúng ta cùng xem xét bảng 3- Tỷ trọng doanh thu phí nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới trong tổng doanh thu phí BH gốc của toàn công ty. Bảng 3: Tỷ trọng doanh thu phí BH TNDS trong tổng doanh thu phí BH gốc tại công ty cổ phần BH PJICO Năm Doanh thu nghiệp vụ BH TNDS (triệu đ) Doanh thu phí BH gốc toàn công ty (triệu đ) Tỷ trọng doanh thu phí BH TNDS (%) 2001 7,784.9 143,680 5.42 2002 9,245.1 155,390 5.95 2003 10,400.4 168,400 6.17 2004 11,921.7 179,986 6.62 2005 13,892.9 190.023 7.31 Nguồn: Tổng hợp từ phòng kinh doanh của PJICO Qua bảng 3 ta có thể rút ra một nhận xét như sau: nhìn chung tỷ lệ doanh thu phí các nghiệp vụ bảo hiểm này thường chiểm một tỷ trọng khá cao, trong cả 5 năm mà chúng ta nghiên cứu đều chiếm trên 5% và tăng đều đặn qua các năm, năm 2001 mới chỉ chiếm 5.24% , năm 2002 chiếm 5.95%, đến năm 2005 đã chiếm 7.31% tổng phí BH gốc toàn công ty. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu phí của nghiệp vụ cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu phí toàn công ty, đây là một tín hiệu khả quan cho thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ ngày càng được khẳng định. Qua đó công ty cũng cần phải có những biện pháp để phát huy hơn nữa hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ. Có thể nói khâu khai thác là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai một nghiệp vụ BH nói chung và nó cũng là một khâu quan trọng nhất, mục đích của khâu này là làm sao thu hút được nhiều chủ xe tham gia BH và như vậy quy luật số lớn trong BH sẽ được phát huy một cách tối đa. Một thực tế dễ nhận thấy là mặc dù số lượng xe cơ giới tham gia BH tại công ty tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tham gia lại rất thấp trong khi số các công ty BH kinh doanh mảng nghiệp vụ này là không nhiều, vì vậy có một yêu cầu đặt ra là làm sao phải khai thác được triệt để thị trường tiềm năng của nghiệp vụ này mà cụ thể là công ty phải có sự đầu tư mạnh hơn nữa đặc biệt là khâu khai thác. 1.2 Công tác khai thác tại phòng bảo hiểm khu vực I. Một đặc điểm nổi bật là công tác khai thác được phòng bảo hiểm khu vực I triển khai rất tốt. Trong những nghiệp vụ chủ yếu văn phòng triển khai như tôi đã trình bày trong BCTH thì nghiệp vụ bảo hiểm này đứng thứ hai về doanh thu tuy nhiên nếu xét về hiệu quả khai thác thì nghiệp vụ này lại đứng đầu. Hầu hết các cán bộ trực thuộc văn phòng tuổi đời đều còn rất trẻ, họ là những con người năng động, hăng say, tích cực trong công việc tuy vậy cũng không thể phủ nhận khả năng làm việc rất tốt và đầy kinh nghiệm của họ. Chỉ tính riêng năm 2005, nhờ thực hiện tốt công tác khai thác nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba đã mang lại cho văn phòng một doanh thu đáng nể: gần 5 tỷ đồng trong đó doanh thu ôtô đạt 3,682 triệu VND( chiếm 30.65% tổng doanh thu nghiệp vụ) và doanh thu xe máy đạt 704 triệu VND( chiếm 37.41% tổng doanh thu nghiệp vụ). Công tác khai thác của văn phòng tập trung chủ yếu ở các đối tượng như các công ty vận tải, các cơ quan doanh nghiệp có sử dụng một số lượng lớn các phương tiện vận tải vì vậy đã thu hút được một khối lượng rất lớn các đối tượng tham gia. Ngoài ra, do thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng nên số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm tái tục tại công ty cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao, nhờ vậy hiệu quả khai thác mà văn phòng mang lại cho công ty là rất lớn. Xét một cách toàn diện công tác khai thác tại phòng bảo hiểm khu vực I đã góp phần không nhỏ vào thành công mà phòng đạt được. Với kết quả khả quan như vậy năm 2005 phòng đã được xếp hạng thứ 4 trong tổng số 11 văn phòng tại khu vực Hà Nội theo xếp loại của bộ phận thống kê của PJICO. Và để phát huy tốt hơn nữa kết quả đã đạt được, trong thời gian tới toàn thể cán bộ công nhân viên trong văn phòng đều phải tích cực hơn nữa cùng nhau phấn đấu để mang lại những thành tựu to lớn thúc đẩy sự phát triển của phòng nói riêng và của PJICO nói chung. 2. Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra, các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân: Các rủi ro do thiên nhiên gây ra như bão lụt, hạn hán, động đất, sét lốc, sương muối, dịch bệnh… làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và sức khỏe của con người. Các rủi ro do biến động của khoa học và công nghệ. Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển làm tăng năng suất lao động thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người; nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tai nạn giao thông… Các rủi ro do môi trường xã hội. Những rủi ro này chịu tác động của nhiều yếu tố và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thành viên trong xã hội như ốm đau, dịch bệnh, mất việc làm, trộm cắp, hỏa hoạn… Bất kể do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường gây ra những tác hại vô cùng to lớn. Để đối phó với rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả mà rủi ro gây ra. Hiện nay, quan điểm của các nhà quản lý rủi ro là có 2 nhóm biện pháp đối phó, đó là kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Đề phòng, hạn chế tổn thất là công tác không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của bất cứ một Công ty bảo hiểm nào. Tính tích cực của công tác này thể hiện ở chỗ nếu thực hiện tốt công tác này sẽ làm giảm đi số vụ tai nạn xảy ra, giảm chi phí bồi thường của công ty và kết quả hoạt động bảo hiểm sẽ được đánh giá cao hơn, từ đó nâng cao mục đích “an toàn” cho công ty và cho toàn xã hội. Hàng năm, các Công ty bảo hiểm luôn theo dõi, thống kê tình hình tổn thất và tìm ra nguyên nhân thường gây ra tai nạn, trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất nhằm giảm thiểu khả năng tổn thất xảy ra. 2.1 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, từ khi triển khai nghiệp vụ này cho đến nay PJICO luôn quan tâm coi trọng việc đề phòng hạn chế tổn thất. Công ty đã xây dựng hàng loạt các đường lánh nạn ở một số đoạn đường nguy hiểm hay xảy ra tai nạn, cho dựng các panô, áp phích… ở một số nơi như đèo Măng Giang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân… Đặc biệt với ngành đường sắt, công ty đã đầu tư rất nhiều để đề phòng, hạn chế tổn thất như lắp lưới chống gạch đá ở cửa sổ các toa tàu, thường xuyên kiểm tra sự an toàn của các đường ray… Bên cạnh đó công ty cũng tích cực trong việc thực hiện các chỉ thị của UBND thành phố và sắp xếp lại trật tự an toàn giao thông, phối hợp với các ngành, ban chức năng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân về luật lệ an toàn giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành của người dân khi tham gia giao thông. Ngoài ra, công ty cũng có hình thức khen thưởng cho các lái xe, chủ xe chấp hành tốt luật an toàn giao thông, đảm bảo an toàn cho xe… từ đó khuyến khích chủ xe thực hiện tốt công tác tự đề phòng cho bản thân. Công ty còn tổ chức các cuộc họp tổng kết với các công ty vận tải nhằm đánh giá tình hình hoạt động của chủ xe trong năm, tìm ra nguyên nhân và biện pháp đề phòng trong năm tới; tổ chức các lớp bồi dưỡng, tuyên truyền về an toàn giao thông, các cuộc thi tay lái giỏi… Để tìm hiểu kỹ hơn về công tác này tại PJICO sau đây chúng ta cùng xem xét bảng thể hiện hoạt động chi cho đề phòng hạn chế tổn thất của công ty: Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch chi đề phòng hạn chế tổn thất Chỉ tiêu Năm KẾ HOẠCH THỰC CHI (triệu đ) TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KH Tuyên truyền Khen thưởng Hỗ trợ Chi khác Tổng chi Số tiền % TC Số tiền % TC Số tiền % TC Số tiền % TC 2001 117 34.25 33.60 24.35 23.90 34.78 34.16 8.41 8.34 101.8 87.03 2002 02/01(%) 121 103.4 38.34 115.3 35.40 25.27 103.7 23.30 35.25 101.3 32.60 9.24 109.8 8.70 108.1 106.2 89.40 2003 03/02(%) 129 106.6 40.46 105.5 34.40 26.34 104.2 22.40 36.10 102.4 30.72 14.70 159.1 12.50 117.6 109.7 91.20 2004 04/03(%) 131 101.5 43.72 108 35.50 27.66 105.0 22.47 37.80 104.7 30.73 13.9 94.5 11.31 123.0 104.6 93.90 2005 05/04(%) 133 101.5 46.00 105.2 35.71 29.01 104.9 22.52 38.91 102.9 26.33 14.9 107.2 11.56 128.8 104.7 96.80 Nguồn: Phòng giám định bồi thường công ty cổ phần BH PJICO Qua bảng 4 ta thấy tổng chi nghiệp vụ mà công ty dành cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất liên tục tăng qua các năm trong đó chi cho tuyên truyền quảng cáo luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi đề phòng hạn chế tổn thất của doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2001 chi cho tuyên truyền quảng cáo là 34.25 triệu đ, chiếm 33.6% tổng chi, năm 2002 con số này là 38.34 triệu đ, chiếm 35.4% tổng chi và đến năm 2005 đã lên tới 46.00 triệu đ, chiếm 35.70% tổng chi. Từ sự phân tích này cho ta thấy công ty đã nhận thức rõ tâm quan trọng của công tác tuyên truyền quảng cáo trong việc đề phòng hạn chế tổn thất. Những chi phí này có thể bao gồm chi phí xây dựng, lắp đặt những biển báo, chỉ dẫn, pano, áp phích… tại những đoạn đường thường xuyên xảy ra tai nạn; chi phí cho những lớp tập huấn về luật lệ an toàn giao thông, tập huấn về kỹ năng lái xe hay chi phí để làm những bài báo, bài phóng sự về tình trạng tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày hàng giờ trên toàn quốc. Bên cạnh việc chi cho công tác tuyên truyền công ty còn thực hiện chi cho các công tác khác như khen thưởng, hỗ trợ và chi khác. Mặc dù những hoạt động này có tỷ lệ chi nhỏ hơn những chúng đã góp phần rất lớn vào sự thành công của công tác đề phòng hạn chế tổn thất của công ty. Tuy nhiên có thể thấy rằng công tác chi trên thực tế vẫn chưa đạt được như kế hoạch đã đặt ra. Trong cả 5 năm mà chúng ta nghiên cứu thì tình hình thực hiện kế hoạch đều chưa đạt 100%, điều này đặt ra đòi hỏi công ty cần quan tâm đúng mức hơn nữa tới công tác chi đề phòng hạn chế tổn thất để đảm bảo công tác này được hiệu quả hơn nữa. Trên thực tế, khi triển khai công tác chi đề phòng hạn chế tổn thất công ty đã có sự quản lý chặt chẽ các khoản chi, tập trung chú trọng vào các khoản chi mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu những khoản chi không hiệu quả từ đó góp phần giảm chi phí nâng cao lợi nhuận nói chung cho toàn công ty. Tuy nhiên, tầm quan trọng của công tác đề phòng hạn chế tổn thất đòi hỏi công ty phải có sự đầu tư hơn nữa, phải nghiên cứu sao cho việc thực hiện công tác này thực sự mang lại hiệu quả, tạo dựng hình ảnh và uy tín của công ty trong con mắt khách hàng cũng như trên thị trường bảo hiểm. 2.2 Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất tại phòng bảo hiểm khu vực I Là một văn phòng đại diện tương đối lớn của PJICO tại khu vực Hà Nội và cũng như các chi nhánh, các văn phòng khác của PJICO, nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới là nghiệp vụ chủ yếu, có tầm quan trọng lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong quá trình triển khai nghiệp vụ, văn phòng đã thực hiện rất tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất và công tác này luôn được coi trọng đối với cả những khách hàng lớn và cả những khách hàng nhỏ. Bên cạnh việc thực hiện một cách đầy đủ các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất mà Tổng công ty phát động thực hiện, cán bộ công nhân viên trong văn phòng còn có những biện pháp riêng nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác này. Các biện pháp như tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong quá trình quản trị rủi ro là các biện pháp mang lại hiệu quả rất tốt tuy nhiên lại không gây ảnh hưởng quá lớn tới công tác chi. Thực tế cho thấy tỷ lệ xảy ra rủi ro đã giảm đi một cách đáng kể và điều này đã cải thiện rất tốt công tác bồi thường của văn phòng mà ta sẽ đề cập tới sau này. 3. Công tác giám định Xét về mặt lý luận, giám định là quá trình xem xét, xác định mức độ thiệt hại của con người và của tài sản từ đó đưa ra kết luận về hiện trạng của con người và tài sản đó. Là một mắt xích quan trọng của nghiệp vụ, công tác giám định vừa bảo vệ lợi ích của khách hàng vừa bảo vệ lợi ichs cho Công ty bảo hiểm. Công tác giám định của công ty trong những năm qua đạt được những kết quả khá khả quan, tỷ lệ các vụ tai nạn được giám định và xét giải quyết bồi thường luôn được duy trì ở mức cao trên 98%. Thực tế cho thấy, số vụ tai nạn mà công ty giám định được giải quyết bồi thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ tai nạn phát sinh thuộc trách nhiệm của công ty, số vụ tai nạn tồn đọng vẫn còn khá nhiều, tuy nhiên đây cũng là kết quả khả quan thể hiện những nỗ lực và tinh thần làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ của công ty đặc biệt là đội ngũ giám định viên. Cũng từ công tác giám định, hàng năm công ty đã phát hiện được rất nhiều vụ tai nạn không thuộc phạm vi bảo hiểm, giảm thiểu được số tiền bồi thường đồng thời còn phát hiện được những hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm của một số chủ xe. Bên cạnh kết quả đáng khích lệ trên, trong những năm qua, công tác giám đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36327.doc
Tài liệu liên quan