MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH 7
I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH 7
1.Định nghĩa về Công ty lữ hành 7
2. Vai trò của các công ty lữ hành 8
3. Hệ thống các sản phẩm của Công ty 9
3.1.Các chương trình du lịch trọn gói 9
3.2. Các hoạt động kinh doanh tổng hợp 10
3.3. Các dịch vụ trung gian 11
4. Nội dung hoạt động kinh doanh 11
4.1.Bước 1 11
4.2. Bước 2 12
4.3. Bước 3: 13
4.4. Bước 4 13
II. HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH 14
1. Các khái niệm 14
1.1. Khái niệm hiệu quả 14
1.2. Hiệu quả kinh doanh lữ hành 14
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành 15
2.1. Hệ thống chỉ tiêu tuyệt đối 15
2.2. Hệ thống chỉ tiêu tương đối 17
3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh lữ hành 18
3.1. Các yếu tố khách quan 18
3.2. Điều kiện chủ quan 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 23
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 23
*. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 25
Giám đốc 25
1. Hệ thống sản phẩm của Công ty 27
2. Thị trường khách chủ yếu của Công ty trong những năm vừa qua 29
2.1. Thị trường khách quốc tế 29
2.2. Thị trường khách nội địa của Công ty 32
II.THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 33
1. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty trong những năm vừa qua 33
2. Đánh hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty 36
2.1. Hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch 36
2.2. Đánh giá doanh thu của công ty 37
2.3. Đánh giá hiệu quả tương đối của công ty 41
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ RỒNG VÀNG 43
I.MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY 43
1. Thị trường mục tiêu 43
1.1. Thị trường khách INBOUND 43
1.2. Thị trường khách Outbound 46
1.3. Thị trường khách du lịch nội địa 46
2. Loại hình du lịch dự kiến phục vụ 47
3. Biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch 47
4. Biện pháp bảo vệ môi trường, bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc khi thực hiện chương trình du lịch cho khách 48
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ RỒNG VÀNG 49
1.Giải pháp nhằm tăng doanh thu 49
1.1.Chính sách về giá 49
1.2. Chính sách nhằm làm tăng số lượng khách 50
2. Giải pháp làm giảm chi phí 54
3. Các giải pháp khác 55
3.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin 55
3.2. Kế toán phải chính xác, kịp thời nhằm sử dụng vốn có hiệu quả 56
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công TNHH thương mại du lịch và dịch vụ Rồng Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lĩnh vực khác như:
Đại lý mua bán, ký giữ hàng hoá, quảng cáo trưng bày, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm, đặt phòng khách sạn, đặt và giữ chỗ máy bay, hỗ trợ thủ tục xuất nhập cảnh, chuyên tổ chức các chương trình chuyên đề. .Quyết định thành lập công ty TNHH Thương mại Du lịch và Dịch vụ Rồng Vàng.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách kinh doanh lũ hành quốc tế:
Trang thiết bị văn phòng:
Máy điện thoại, fax: 6 chiếc
Máy vi tính: 7 chiếc
Máy in, phtôcopy:2 chiếc
Các công cụ bàn ghế tủ làm việc
Điều hoà nhiệt độ
Xe ô tô 15 chỗ
Catalogue, tờ gấp, tờ bướm tự giới thiệu công ty
Các quà tặng riêng kỷ niệm chuyến đi với công ty
*Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ Rồng Vàng là công ty chuyên về hoạt động trong lĩnh vực du lịch mà chủ yếu là kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa và ngoài ra còn kinh doanh một số ngành nghề khác như đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá, quảng cáo trưng bày.
*Về bộ máy tổ chức:
Công ty trách nhiệm hữu hạn được tổ chức theo mô hình phân thành các cấp từ trên xuống dưới. Người đứng đầu Công ty là giám đốc, giám đốc là người có quyền quyết định mọi việc trong công ty. Dưới giám đốc có bộ máy giúp việc bao gồm:
- Trưởng phòng, phó phòng du lịch
-Cán bộ phụ trách điều hành
-Cán bộ phụ trách về xây dựng sản phẩmvà tiêu thụ
- Hướng dẫn viên và các hướng dẫn cộng tác viên có thẻ hướng dẫn.
Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau
Phòng
kế toán
Phòng
marketing
Phòng
marketing
Phòng
kinh doanh
Phòng
kinh doanh
Phòng
lữ hành nội địa
Phòng
lữ hành quốc tế
Giám đốc
Phòng
điều hành
Phòng
điều hành
*. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc
Là người quản lý chung.Là người lãnh đạo cao nhất thay mặt công ty chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty với pháp luật và công ty về những quyết định của mình cũng như hoạt động của công ty.Trực tiếp chỉ đạo mọi lĩnh vực kinh doanh và các phòng ban nghiệp vụ của Công ty
Phòng lữ hành quốc tế
Phòng này có nhiệm vụ tổ chức các tour du lịch ra nước ngoài. Thực hiện nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch cho khách du lịch ra nuớc ngoài.
Hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua 3 phòng
* Phòng marketing:
Có nhiệm vụ giao tiếp với khách hàng, nghiên cứu, phân tích những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của họ đồng thời đạt được những mục tiêu kinh doanh của công ty.
Bộ phận marketing được xác định như là chiếc cầu nối giữa mong muốn của thị trường mục tiêu, liên kết chúng với nguồn lực bên trong của tổ chức
* Phòng kinh doanh:
Dựa theo kết quả của phòng marketing phòng kinh doanh lên kế hoạch cụ thể, đưa ra các phương án cụ thể để thực hiện...
Cụ thể là phải sắp xếp các tour du lịch, lên kế hoạch cho chuyến đi, xem xét những nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các phương án nhằm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng dựa vào khả năng của công ty
* Phòng điều hành:
Bộ phận này được ví như chiếc cầu nối giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp lữ hành. Trên cơ sở đó bộ phận này có 2 chức năng đó là:
+ Thứ nhất đó là thiết kế và xây dựng các chương trình du lịch, cùng với bộ phận marketing xác định giá thành và giá bán cho chương trình du lịch.
+ Thứ hai là tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
- Kiểm tra giám sát thực hiện các chương trình du lịch
Phòng kế toán
Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty và để sử dụng tối đa năng lực của đội ngũ kế toán của Công ty nhằm bảo đảm thông tin nhanh gọn, chính xác và kịp thời để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hiện nay bộ máy kế toán của Công ty gồm 2 người : một kế toán trưởng và một kế toán tổng hợp.
Phòng lữ hành nội địa
Có nhiệm vụ tổ chức các tour du lịch ra nước ngoài. Thực hiện nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch cho khách du lịch đi thăm quan ở trong nước.
Tương tự như phòng lữ hành quốc tế hoạt động được thực hiện bởi 3 phòng, đó là:
+ Phòng marketing
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng điều hành
1. Hệ thống sản phẩm của Công ty
Cũng như các Công ty lữ hành khác, sản phẩm chủ yếu của Công ty là các chương trình du lịch, ngoài ra còn kinh doanh thêm một số dịch vụ như: Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá, quảng cáo trưng bày, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo thương mại, hội trợ triển lãm. Nhưng lĩnh vực kinh doanh chủ yếu và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty là kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa. Các sản phẩm kinh doanh lữ hành của Công ty là các chương trình du lịch trọn gói. Công ty tập chung chủ yếu vào kinh doanh lữ hành.
Hệ thống sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú. Đối tượng phục vụ của công ty là không có giới hạn. Công ty có các chương trình phù hợp phục vụ cho các lứa tuổi khác nhau. Ví dụ như:
Các chương trình Phương tiện Thời gian
Hà Nội – Quảng Ninh ô tô 3 ngày
Hà Nội – Cửa Lò ô tô 3 ngày
Hà Nội – Huế ô tô hoặc tàu hoả 5ngày
Hà Nội - Đà nẵng ô tô hoặc tàu hoả 7 ngày
Hà Nội – Nha Trang- Đà Lạt tàu hoả 9 ngày
Hà Nội - Đền Hùng ô tô 2 ngày
Hà Nội – Sa Pa ôtô/ Tàu hoả 4 ngày
Hà Nội- Chùa Hương ô tô 2 ngày
Hà Nội – Chùa Thầy ô tô 2 ngày
Hà Nội - Đồ Sơn ô tô 2ngày
Hà Nội – Sầm Sơn ô tô 3 ngày
Hà Nội – Lạng Sơn ô tô 3 ngày
Hà Nội – Thành phố HCM tàu hoả/ máy bay 10 ngày
+ Đối với nhóm khách từ 20 -34 tuổi: Công ty có nhiều tour hoạt động mang tính khám phá và giao lưu với nhân dân địa phương như các tour Hà Nội – Sa Pa...và tour phục vụ khoảng 6 ngày.
+ Nhóm khách từ độ tuổi 35 – 49 : ở độ tuổi này tỷ lệ ly thân cao nên Công ty có các tour mang tính lãng loại hình phục vụ tour “ Silver Honey Moon”. Công ty có tạo tour ẩm thực kết hợp mua sắm và thăm quan thắng cảnh các lịch sử văn hoá cho nhóm khách phụ nữ.
+ Nhóm khách từ 50 – 65 tuổi: Khách ở độ tuổi này là đối tượng chính của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Công ty đang tập chung khai thác vì họ có mức chi trả cao, không phân theo nghề nghiệp. Đối với đối tượng này Công ty có tổ chức các tour tham quan kết hợp với nghỉ dưỡng với chất lượng các tour là rất cao.
Các chương trình du lịch trọn gói của Công ty như sau:
* Chương trình du lịch đưa người nước ngoài tham quan du lịch Việt Nam :
Đây là hoạt động kinh doanh chính của Công ty. Công ty có rất nhiều chương trình du lịch cho thị trường khách này. Chương trình này thường dài ngày hoặc xuyên quốc gia, hàng năm Công ty thường xuyên khảo sát thị trường, xây dựng các chương trình du lịch mới cho phù hợp
với nhu cầu cũng như phát hiện những cái mới ở tài nguyên du lịch để giới thiệu với Công ty gửi khách và bán chương trình. Giá bán chương trình du lịch loại này thường cao.
* Chương trình du lịch cho người Việt Nam , người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài:
Đây cũng là một trong những chương trình được Công ty xây dựng và thu hút được thành công và đem lại hiệu quả cao.
* Chương trình du lịch cho người Việt Nam , người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch tại Việt Nam :
Đây cũng là một trong những mảng chương trình đang được Công ty quan tâm chú ý. Các chương trình được Công ty xây dựng rất phong phú và đa dạng được nêu ra một cách chi tiết về các tuyến trong các cuốn chương trình tour của Công ty .
2. Thị trường khách chủ yếu của Công ty trong những năm vừa qua
2.1. Thị trường khách quốc tế
Thị trường khách quốc tế của Công ty trong giai đoạn này là thị trường Bắc Mỹ ( Mỹ, Canada...). Đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với Công ty. ở thị trường này Công ty có liên kết với các đại lý lữ hành lớn như Ontario, Vancouver, Quebec( Canada) và bang Newyork, Newjerseym, California...(Mỹ)...Các đại lý này cung cấp thông tin cho Công ty về nhu cầu của du khách ở thị trường này. Các đại lý lữ hành này cho biết các du khách ở thị trường này coi Việt Nam là một điểm đến an toàn và có nhiều cảnh đẹp tự nhiên. Hiện tại thị trường này vẫn được Công ty duy trì và ngày càng phát triển. Các khách du lịch ở thị trường này đều là những khách có khả năng chi trả rất lớn, bởi thu nhập của họ là rất cao. Ngoài ra thị trường Mỹ và Canada còn có đông đảo bà con Việt kiều, số người thành đạt trong kinh doanh có nhu cầu về thăm thân nhân và đất nước là rất đông và số lượng khách này đã chọn Công ty này để thực hiện nhu cầu đó của mình.
Số du khách Bắc Mỹ đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không. Do có mức thu nhập cao nên số du khách này thường thích mua những sản phẩm có chất lượng cao và độc đáo. Do sự khác biệt về khí hậu, lối sống, phong tục tập quán nên họ rất thích được xem và tham gia vào những lễ hội truyền thống, thích chụp ảnh về quang cảnh ở Việt Nam chứ không thích chụp hình của mình. Họ đi du lịch tới Việt Nam chủ yếu là du lịch thuần tuý và tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở Việt Nam.
Ngoài thị trường Mỹ và Canada Công ty cũng đang tiếp cận với thị trường Châu Âu chủ yếu là Italia, Tây Ban Nhà nước, áo, Anh, Hà Lan. Cụ thể là Công ty đã có tham gia vào tuần lễ văn hoá Việt Nam tại Vienna ở Cộng hoà áo vào tháng 5 năm 2004 với sự có mặt của nhiều đại diện du lịch văn hoá của các nước Châu Âu.
Đối với thị trường gần Công ty đã kết nối được với một số Công ty ở Bangkok( Thái Lan), Singapore về việc tiếp cận và phục vụ khách đến Hà Nội trong năm 2004, đây là những Công ty du lịch mới có nhiều tiềm năng khai thác khách ở tuổi trung niên có thu nhập cao, là những người cũng sinh sống tại Bắc Mỹ về thăm Thái Lan và kết hợp tham quan ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Công ty cũng đã có những tour ngắn ngày để phục vụ khách. Ngoài ra Công ty còn có mối quan hệ tốt với Hiệp hội văn hóa Đông Nam á. Công ty có mối quan hệ với các đối tác ở thị trường thuộc các nước Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Những du khách ở lân cận với nước ta sang du lịch như Trung Quốc chủ yếu sang bằng đường bộ do chỉ và họ sang với mục đích chủ yếu là buôn bán và thăm thân nhân, họ sang Việt Nam một cách thường xuyên do chỉ cần chứng minh thư là có thể sang được. Thời gian lưu trú ở Việt Nam thường rất ngắn và chi tiêu trung bình chỉ khoảng 20 USD/ ngày. Tuy chi tiêu là rất thấp so với các nước khác nhưng thị trường khách Trung Quốc đến Việt Nam là chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 30%. [10].
Công ty cũng đã tìm hiểu một số đặc điểm trong nhu cầu của các du khách trong từng thị trường để từ đó có các chương trình du lịch phụ vụ phù hợp ví dụ như đối với những du khách các nước ASEAN: Mục đích du lịch chính là du lịch thương mại, du lịch thăm thân, chưa có nhiều du khách tới Việt Nam với mục đích thuần tuý. Phần nhiều họ vẫn kết hợp chuyến du lịch để thực hiện những công việc cần thiết như khảo sát thị trường hay thăm viếng người thân. Phương tiện chủ yếu của du khách ASEAN là đường bộ và đường hàng không. Du khách từ những nước có biên giới chung với Việt Nam có thể tới bằng đường bộ, trong khi những du khách của các nước xa hơn thường đến bằng đường hàng không. Thời gian Lưu trú của trung bình của du khách ASEAN là chưa cao thường chỉ 2-3 ngày. Khả năng chi tiêu của du khách ASEAN tương đối cao, khoảng 150 USD/ngày/người. [10].
Còn đối với nhu cầu của khách Bắc Mỹ: Du khách Bắc Mỹ không chỉ chiếm vị trí lớn đối với Công ty mà chiếm một thị phần tương đối ổn trong tổng số lượt khách đến với Công ty và đến với Việt Nam trong những năm gần đây. Mục đích du lịch chính của du khách này cũng là thương mại và thăm thân nhân. Có lẽ vì tính thực tế cao nên du khách Bắc Mỹ ít đi du lịch thuần tuý đến Việt Nam mà thường kết hợp với mục đích thiết thực nào đó. Cũng giống như những du khách đến từ những nước phát triển khác, phương tiện di chuyển chính được du khách Bắc Mỹ lựa chọn là đường hàng không. Vì là những người có thu nhập cao nên du khách Bắc Mỹ có nhu cầu mua sắm cao. Những mặt hàng họ ưa thích là đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ và những đồ sinh hoạt là sản phẩm của đôi tay khéo léo của người dân Việt Nam
2.2. Thị trường khách nội địa của Công ty
Công ty cũng đã xác định thị trường khách nội địa là thị trường có nhiều tiềm năng. Công ty đã tổ chức các tour du lịch cho các khách du lịch trong nước tham quan các danh lam thắng cảnh, các khu vui chơi giải trí trong nước. Công ty cũng đã tìm hiểu rất rõ những nhu cầu và đặc điểm của du khách nội địa. Công ty tổ chức các tour du lịch gia đình vì hiện nay hình thức này là khá phổ biến, các du khách nội địa thường đi du lịch dưới hình thức gia đình. Du lịch đối với những du khách nội địa đó là một kỳ nghỉ sau thời gian lao động vất vả, là thời gian hưởng thụ, để được phục vụ, được làm thượng đế...
Tuy rằng điều kiện chung của nước ta còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây là một thị trường mà Công ty cần chú ý bởi thị trường trong nước còn rất nhiều tiềm năng và đặc điểm của thị trường này Công ty đã nắm bắt quá rõ
II.Thực trạng kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
1. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty trong những năm vừa qua
Trong năm đầu mới thành lập thì do nguồn vốn và mối quan hệ của công ty với bạn hàng chưa rộng rãi nên tình hình hoạt động của Công ty có nhiều khó khăn, doanh thu thấp, mức lương bình quân của nhân viên chưa được cao.
Từ năm thứ 2 trở đi thì công việc kinh doanh của doanh nghiệp dần dần ổn định, được nhiều đối tác biết đến, mối quan hệ ngày càng được mở rộng, lượng khách du lịch không ngừng tăng lên, doanh số của công ty đã tăng lên đáng kể, tên tuổi và uy tín của Công ty ngày càng được nhiều bạn hàng biết đến.
Sản phẩm du lịch của Công ty chủ yếu là các chương trình du lịch trọn gói do Công ty xây dựng. Đó là các chương trình du lịch dài ngày, ngắn ngày,các chương trình du lịch văn hoá, du lịch lễ hội, du lịch nghỉ biển... khách du lịch cũng rất đa dạng: khách du lịch có thu nhập cao, trung bình... khách du lịch là trung niên hay thanh niên... có nhu cầu đi du lịch Công ty đều đáp ứng. Chương trình du lịch của Công ty rất đa dạng và phong phú nên được khách rất hài lòng.
*Về quan hệ với các nhà cung cấp
Có thể thấy bất kỳ một sự thay đổi nào từ phía các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan sớm hay muộn cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của Công ty. Sau hơn 4 năm hoạt động Công ty đã có mối quan hệ khá rộng với các Công ty cung cấp du lịch như Công ty du lịch thương mại Đống Đa, Công ty du lịch và thương mại Giảng Võ....
+ về khách sạn Công ty có quan hệ với khách sạn sau:
- Tại Hà Nội: Khách sạn Công Đoàn, khách sạn Sao Mai, khách sạn Kim Liện, khách sạn Hà Nội
-Tại Tam Đảo: Khách sạn Hoa Hồng và một số nhà nghỉ
- Tại Huế: Khách sạn Hùng Vương, khách sạn Lê Lợi
- Tại Sa Pa: Khách sạn Victoria, Khách sạn Bưu Chính
- Tại TP HCM: Khách sạn Tân Định, khách sạn Hương Lan, Khách sạn Hoàng Cúc.
- Tại Nha Trang : Khách sạn Cát Trắng, Khách sạn Hữu Nghị.... [10].
Các khách sạn này nhìn chung các trang thiết bị và chất lượng phục vụ là rất tốt. Đây là những khách sạn mà khi dẫn khách đi tham quan Công ty đã đưa đến những khách sạn này để du khách nghỉ ngơi. Vì Công ty đưa khách đến đây một khách thường xuyên doanh nghiệp vậy mà mang lại cho khách sạn một số lượng khách tương đối ổn định qua các lần. Doanh nghiệp vậy mà hiện tại Công ty đang được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với các Công ty khác. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Công ty hạ thấp mức giá để thu hút khách du lịch.
Về phương tiện vận chuyển: Công ty hiện tại có 2 chiếc xe ô tô, 1 chiếc 30 chỗ và 1 chiếc 24 chỗ. Nhưng với 2 chiếc xe thì không đủ để Công ty trở khách . Do vậy mà Công ty có quan hệ với các đội xe bên ngoài như đội xe du lịch Bắc Hà, đội xe của Công ty Hoàng Anh, đội xe Minh Việt...Những đội xe này có chất lượng tương đối tốt, xe mới và đội ngũ lái xe giỏi. Ngoài ra Công ty còn có quan hệ với các chủ tàu thuỷ như tàu Hạ Long, tàu Hải Âu. ..
* Quy trình kinh doanh chương trình du lịch của Công ty
Quy trình này bao gồm các bước :
- Thiết kế chương trình du lịch: ở bước này Công ty thực hiện công việc nghiên cứu thị trường để thu thập những thông tin và từ đó tiến hành xây dựng các chương trình du lịch với nhiều phương án. Công việc này là công việc của phòng Marketing trong Công ty thực hiện. Phòng marketing cử người đi điều tra thí điểm một số Công ty trên địa bàn Hà Nội từ đó thu thập những thông tin có liên quan đến việc thiết kế các chuơng trình du lịch như: số lượng cán bộ công nhân viên, tuyến du lịch mà Công ty thực hiện gần đây nhất, giá , dự tính các điểm du lịch trong tương lai.
- Xác định giá thành của chương trình du lịch
Công ty xác định toàn bộ các chi phí của các dịch vụ đầu vào. Chi phí ở đây bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.
+ Chi phí cố định: Là những chi phí được xác định cho cả đoàn đi, không bóc tách ra từng thành viên được ví dụ như chi phí vận chuyển
+ Chi phí biến đổi: Là những chi phí mà Công ty có thể xác định riêng cho từng khách ví dụ như chi phí cho dịch vụ lưu trú, chi phí ăn uống, vé tham quan ...
- Tổ chức xúc tiến bán:
ở bước này công ty tổ chức các hoạt động như quảng cáo, tuyên truyền, kích thích người tiêu dùng. Để thuyết phục khách mua chương trình du lịch của công ty. Công ty quảng cáo về chương trình dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như tham gia các hội trợ triển lãm, quảng cáo bằng các ấn phẩm.
- Tổ chức các kênh tiêu thụ:
Đây là giai đoạn được đánh giá là giai đoạn cơ bản nhất và đóng vai trò quyết định tới mục đích kinh doanh của công ty. Do đó việc lựa chọn được những kênh phân phối cho các chương trình du lịch cần phải hit sức chú ý. Giai đoạn này bao gồm những công việc chính như lựa chọn các kênh tiêu thụ và quản lý các kênh đó. Một điều đáng chú ý là khác với hàng hoá thông thường, hàng trao đổi giữa 2 bên cung và cầu trong du lịch không phải là vật thể mà phần lớn là dịch vụ. Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ không làm thay đổi quyền sở hữu và cũng không xảy ra sự dịch chuyển sản phẩm. Người tiêu dùng có quyền sử dụng trong cùng một không gian và thời gian nhất định, cùng một sản phẩm du lịch vẫn bán được cho nhiều lần cho nhiều lượt khách chỉ khác nhau về thời điểm diễn ra sự sản xuất và tiêu dùng.
+ Các kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp là sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp mình để chào bán các chương trình du lịch, hoặc trực tiếp sử dụng các văn phòng làm cơ sở bán chương trình du lịch sử dụng hệ thống liên lạc, đặc biệt là hệ thống nối mạng tổ chức bán hàng cho khách tại nhà.
+ Các kênh tiêu thụ gián tiếp: là loại kênh là quá trình mua bán sản phẩm qua các trung gian như các chi nhánh văn phòng đại diện, các đại lý du lịch bán, công ty gửi khách.
- Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch:
Bao gồm các công việc:
+ Thoả thuận với khách hoặc công ty gửi khách
+ Chuẩn bị nội dung chương trình theo yêu cầu của khách
+ Triển khai thực hiện các chương trình du lịch
+ Hoạt động sau khi kết thúc chương trình du lịch
2. Đánh hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty
2.1. Hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng số lượt khách
Lượt khách
9700
13800
15700
Số ngày tour trung bình
Ngày
2,3
2,8
3,4
Số ngày khách thực hiện
Ngày
22310
38640
54060
Nguồn số liệu phòng kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại Du lịch & Dịch vụ Rồng Vàng .
Qua bảng trên ta thấy tổng số lượt khách của công ty tăng từ năm 2002 đến năm 2003 là 4100 lượt khách. Đạt được mức tăng này là do công ty đã áp dụng được chiến lược đúng đắn, công ty đã có những chương trình du lịch hấp dẫn đối với du khách ngoài ra công ty còn có các chương trình khuyến mại đối với các du khách tham gia các chương trình du lịch của công ty. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 1900 lượt khách. So với mức tăng của năm trước thì năm 2004 tăng với tỷ lệ chậm hơn. Điều này cũng dễ hiểu vị thị tình hình chung của ngành du lịnh một phần do các biến cố của xã hội ví dụ như dịch SARS ( viên đường hô hấp cấp) vừa qua làm cho lượng khách đi du lịch ở Việt Nam ta giảm một các đáng kể. Phần còn lại là do các chương trình du lịch của công ty chưa phong phú để thu hút được các du khách.Tuy nhiên số ngày tour trung bình đã tăng từ 2,3 năm 2002 đến 2,8 năm 2003 và 3.4 năm 2004 điều này là rất tốt để công ty tăng nguồn thu.
2.2. Đánh giá doanh thu của công ty
Qua hơn 4 năm hoạt động cùng với sự phát triển của ngành du lịch nói chung. Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Dịch vụ Rồng Vàng đã không ngừng phát triển theo kịp với sự phát triển của ngành. Cụ thể kết quả công ty trong mấy năm qua được tổng kết qua bảng dưới đây:
TT
Nội dung chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Đơn vị
1
Tổng doanh thu
2.520,8
3.600,5
5.400,3
Tr.đồng
2
Tổng chi phí
1.786,4
2.227,8
3.454,6
Tr.đồng
3
Thu nhập trước thuế
734,4
1.372,7
1.945,7
Tr.đồng
4
Thu nhập sau thuế
569,8
860,9
975,3
Tr.đồng
5
Doanh thu/ngày tour
456
680
852
Nghìn.đ
6
Chi phí/ngày tour
342
530
693
Nghìn.đ
7
Lợi nhuận/ngày tour
114
150
161
Nghìn.đ
Trích bảng báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh trong năm 2002, 2003, 2004 của phòng kế toán
Qua bảng báo cáo trên ta thấy kết quả kinh doanh của Công ty, doanh thu, lợi nhuận của công ty có chiều hướng tăng. Doanh thu năm
2002 là 2.520,8, năm 2003 là 3.600,5, năm 2004 là 5.400,3. Như vậy so với năm 2002 năm 2004 doanh thu tăng 2.879,5 triệu đồng, so với năm 2003 tăng 1799,8 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2002 tăng 405,5 triệu đồng, so với 2003 tăng 114,4 triệu đồng.
Qua bảng báo cáo trên ta cũng thấy rằng doanh thu/ ngày tour có xu hướng tăng từ 456 nghìn đồng năm 2002 đến 680 nghìn đồng năm 2003 và 852 nghìn đồng năm 2004. Chi phí/ngày tour cũng tăng tương ứng từ 342 năm 2002 đến 530 nghìn đồng năm 2004. Điều này làm cho lợi nhuận của công ty cũng tăng một cách tương ứng. Thực tế có sự gia tăng này là do số lượng du khách mỗi tour ngày càng tăng.
* So sánh kết quả kinh doanh chương trình du lịch giữa các năm
của công ty:
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
So sánh 2003/2002
So sánh 2004/2003
Tuyệt đối
Tươngđối
%
Tuyệt đối
Tươngđối
%
Doanh thu
Tr.Đ
1.079,7
143
1.799,8
150
Chi phí
Tr.Đ
441,4
125
1226,8
155
Lợi nhuận
Tr.Đ
291,1
187
537
142
DT/ngày tour
Nđồng
224
149
172
125
Chiphí/ngàytour
Nđồng
188
155
163
131
LN/ngày tour
Nđồng
36
131
11
104
Nguồn số liệu của công ty TNHH Thương mại Du lịch và Dịch vụ Rồng Vàng.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh chương trình du lịch của công ty đạt được kết quả tốt và khá ổn định. Doanh thu và chi phí luôn tăng hơn so với năm trước. Tuy nhiên trong năm 2004 mặc dù doanh thu và lợi nhuận có tăng hơn so với năm 2002 và năm 2003 nhưng tỷ lệ tăng là giảm đi. Qua bảng trên ta cũng thấy rằng doanh thu/ngày tour năm 2003 so với năm 2002 tăng 224 nghìn đồng, chi phí/ngày tour tăng 188 nghìn đồng, lợi nhuận/ngày tour tăng 36 nghìn đồng. Năm 2004 so với năm 2003 thì tỷ lệ tăng doanh thu và lợi nhuận đều giảm hơn so với mức tăng của năm 2003 so với năm 2002. Điều này có thể hiểu là do điều kiện kinh doanh hiện nay khi mà các công ty lữ hành đang cạnh tranh nhau gay gắt. Việc đó đòi hỏi công ty bỏ ra nhiều chi phí nhưng lợi nhuận thì không tăng nhiều bởi công có nhiều chương trình khuyến mại để thu hút khách.
*Cơ cấu chi phí tính trên doanh thu của công ty trong các năm 2002, 2003, 2004:
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Triệu đồng
%
Triệu
đồng
%
Triệu đồng
%
Tổng chi phí
1.786,4
70
2.227,8
88
3.454,6
95
Giá vốn
1196
47
1.542
62
1.934
54
Chi phí quản lý
267,5
10
215,7
8
534,9
15
Chi phí q.cáo
56.3
3
97,4
4
129,5
3
Chi phí bánhàng
182,1
7
235,4
9
621,6
17
Chi phí khác
84,5
3
137,3
5
234,6
6
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002, 2003, 2004 của công ty Thương mại Du lịch và Dịch vụ Rồng Vàng
Qua bảng báo cáo trên ta thấy trong 3 năm 2002, 2003, 2004 chi phí chiếm một tỷ lệ qua lớn trong doanh thu ( chiếm khoảng 85 % doanh thu). Chính vì tổng chi phí của công ty quá lớn như vậy mà lợi nhuận của công ty chưa cao. Trong tổng chi phí thì giá vốn của hàng hoá chiếm khoảng 55% doanh thu của công ty. Chi phí quản lý chiếm khoảng 11% tổng doanh thu. Chi phí quảng cáo chiếm khoảng 3 -4 % tổng doanh thu. Chi phí bán hàng chiếm khoảng 11% . Chi phí khác chiếm khoảng 3 -4 % tổng doanh thu. So sánh các chỉ tiêu qua các năm ta thấy tổng chi phí của năm 2004 tăng rất nhiều so với năm 2002 và năm 2003 ( tổng chi phí chiếm 95%) . Đây là tỷ lệ quá lớn mà công ty cần xem xét lại. Mặc dù giá vốn của của công ty giảm hơn so với 2 năm trước (chiếm 54% tổng doanh thu) thế nhưng công ty đã phảI chi cho các hoạt động khác là quá lớn ví dụ như chi phí bán hàng đã tăng một cách đáng kể từ 182,1 triệu đồng năm 2002 và 235,4 triệu đồng năm 2003 cho đến 621,6 triệu đồng năm 2004. Hay từ 9 % trong tổng doanh thu tới 17 % so với tổng doanh thu năm 2004.
Để tăng khả năng cạnh tranh cũ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9.doc