Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Lương Thực cấp I Lương Yên

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Nội dung 3

Phần I: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh 3

I. Khái niệm hiệu quả kinh doanh 3

1. Khái niệm 3

2. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 6

2.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 6

2.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 10

II. Phân loại hiệu quả kinh doanh 14

1. Xét theo phạm vi hoạt động 14

2. Xét theo thời gian hoạt động 14

3. Tiêu chuẩn hiệu quả 15

III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 16

1. Chỉ tiêu tổng hợp 16

2. Chỉ tiêu bộ phận 17

IV. sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh 20

1. Đối với xã hội 20

2. Đối với doanh nghiệp 21

Phần II: Thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty lương thực cấp i lương yên Error! Bookmark not defined.

I. giới thiệu chung về công ty 24

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 24

2. Chức năng nhiệm vụ của công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên 25

3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 26

3.1. Loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh 27

3.2. Nguồn vốn 27

3.3. Lao động 29

3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật 30

4. Cơ cấu tổ chức của Công ty 31

4.1. Phòng tổ chức lao động 32

4.2. Phòng hành chính quản trị 33

4.3. Phòng tài chính kế toán 34

4.4. Phòng kinh doanh thị trường 35

4.5. Phòng kỹ thuật đầu tư 38

II. thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 39

1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 39

1.1. Mặt hàng kinh doanh 39

1.2. Nguồn cung ứng 40

1.3. Khách hàng của Công ty 41

1.4. Đối thủ cạnh tranh chính 42

2. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty 43

2.1. Kết quả kinh doanh 43

2.2. Hiệu quả kinh doanh của Công ty 45

3. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty những năm qua 51

Phần III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty lương thực cấp i lương yên 59

I. Phương hướng mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty 59

1. Định hướng chung 59

2. Mục tiêu phát triển kinh doanh của công ty năm 2006 60

II. CáC giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty 60

1. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của Công ty 61

1.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: 61

1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh trong Công ty 61

2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 62

2.1 Thành lập tổ chuyên trách công tác nghiên cứu thị trường như là một bộ phận trực thuộc phòng kinh doanh. 63

2.2. Thực hiện tốt kế hoạch xây dựng chiến lược thị trường. 64

2.3. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường 66

2.4. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường. 68

3. Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý lao động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 69

4. Đẩy mạnh áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh 74

5. Tăng cường tiết kiệm chi phí, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả 76

5.1. Tăng cường tiết kiệm chi phí 76

5.2. Tận dụng các nguồn vốn 77

5.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 78

6. Khai thác tối đa các nhân tố nội lực khác trong công ty 80

Kết luận 82

Tài liệu tham khảo 84

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Lương Thực cấp I Lương Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện các công việc tạp vụ, vệ sinh, quản lý tài sản của Công ty... đáp ứng nhu cầu làm việc của các phòng ban trong công ty. - Kiểm tra đôn đốc các công việc theo lịch trình chỉ đạo của Giám đốc. - Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh ban đầu cho cán bộ công nhân viên: Thực hiện các công tác phòng bệnh, phòng dịch. Báo cáo định kỳ về công tác y tế cho Bộ, trung tâm y tế Quận theo yêu cầu. - Giao dịch, tiếp khách hoặc trực tiếp giải quyết, hoặc hướng dẫn khách đến làm việc với lãnh đạo Công ty hoặc các phòng ban nghiệp vụ liên quan. - Duy trì mối quan hệ hợp tác, phối hợp với các phòng chức năng khác nhằm hoàn thành các nhiệm cụ thể của Phòng và của Công ty. - Các việc đột xuất khi có yêu cầu của Giám đốc. 4.3. Phòng tài chính kế toán * Chức năng: - Giúp Giám đốc quản lý, theo dõi và giám sát hoạt động tài chính của Công ty thông qua việc thực hiện chế độ tài chính theo đúng các quy định của Nhà nước, của Tổng công ty lương thực miền Bắc và của các cơ quan quản lý tài chính đối với doanh nghiệp. - Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tài chính phát sinh tại doanh nghiệp. - Giúp Giám đốc quản lý tài chính (giá, chi phí) của các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ; đánh giá hiệu quả và đề xuất các biện pháp nhằm tăng hiệu quả đồng vốn. - Phối hợp với các phòng ban khác của Công ty nghiên cứu tham gia giải quyết những phần việc liên quan đến chức năng của Phòng tài chính kế toán. * Nhiệm vụ: - Thiết lập hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống chứng từ đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đầu tư, các chi phí phục vụ bộ máy quản lý...theo đúng chế độ tài chính kế toán của Nhà nước, của ngành. - Tổng hợp hệ thống chứng từ, lập bảng kê tài chính, tài sản, bản cân đối tổng kết tài sản Công ty. Tổng hợp xây dựng báo cáo quyết toán tài chính 6 tháng và hàng năm. - Theo dõi và thực hiện các hoạt động tài chính của Công ty : + Cung ứng vốn kịp thời cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư... + Theo dõi thu hồi tiền hàng, công nợ. Thực hiện các khoản chi phí phục vụ, nộp ngân sách. + Phân bổ chi phí, cân đối hạch toán, lập các quỹ dự phòng bảo đảm hạch toán của Công ty đúng chế độ. + Theo dõi tài sản: Hàng hoá nhập kho, xuất kho, tồn kho hao hụt. Kiểm kê hàng, tài sản định kỳ theo quy định. + Có mối quan hệ tốt với cơ quan quản lý tài chính cấp trên và các cơ quan chức năng quản lý tài chính, ngân hàng của Trung ương, địa phương liên quan nhằm tạo điều kiện giải quyết tốt công tác tài chính của Công ty. - Hướng dẫn nghiệp vụ tài chính kế toán đối với các đơn vị trực thuộc Công ty (nếu có) - Cùng các phòng ban chức năng khác của Công ty giải quyết: Thanh lý tài sản, xây dựng và bảo về kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch đầu tư XDCB, định giá, xây dựng chế độ thưởng phạt - Thường xuyên tự bồi dưỡng học tập chuyên môn nghiệp vụ để không ngừng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh. 4.4. Phòng kinh doanh thị trường * Chức năng: - Là phòng chức năng chủ yếu giúp Giám đốc về hoạt động kinh doanh của Công ty trên tất cả các mặt: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên cơ sở định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty hàng năm. Theo dõi nắm bắt thị trường để đề xuất các phương án kinh doanh cụ thể. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong kinh doanh như: giao dịch, xây dựng hợp đồng, giao nhận, lập chứng từ, thanh lý hợp đồng. - Nghiên cứu chính sách, chế độ, luật pháp về kinh tế, tài chính để vận dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các hợp đồng kinh tế chặt chẽ phù hợp với pháp luật. - Quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của công ty thông qua việc quản lý, theo dõi và thực hiện các hợp đồng. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất các ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Xây dựng kế hoạch và tham gia tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh do Tổng công ty lương thực Miền Bắc giao ( lương thực dự trữ lưu thông, bán gạo bình ổn thị trường....) - Quản lý kho vật tư hàng hoá của công ty thông qua việc quản lý chứng từ xuất nhập hàng. - Nắm bắt thị trường, theo dõi diễn biến giá cả, khai thác, tiếp thị tham mưu để giám đốc quyết định những hợp đồng kinh tế có hiệu quả. - Cùng các phòng ban chức năng khác, tham gia xây dựng chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty và các công tác khác có liên quan đến chức năng Phòng kinh doanh (thanh lý tài sản, mua tài sản mới...) * Nhiệm vụ: - Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh và chỉ đạo của Tổng công ty lương thực miền Bắc, định hướng sản xuất kinh doanh của lãnh đạo Công ty, thực hiện việc tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng, cả năm và các kế hoạch trung hạn, dài hạn theo yêu cầu. - Thường xuyên theo dõi thông tin diễn biến thị trường, quan hệ với bạn hàng, đặc biệt là thị trường nội địa bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra về chủng loại, giá lương thực, nông sản, vật tư nông nghiệp, phát triển khả năng kinh doanh có hiệu quả để đề xuất thực hiện nhằm đa dạng hoá mặt hàng, mở rộng quan hệ bạn hàng, thực hiện thường xuyên kinh doanh nội địa. - Tham gia trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: giao dịch xây dựng hợp đồng kinh tế, thực hiện tác nghiệp mua- bán, giao nhận, vận chuyển, thanh lý, lập các hoá đơn chứng từ theo quy định... - Quản lý toàn bộ hợp đồng mua bán, dịch vụ của Công ty. Theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng. Đánh giá hiệu quả từng hợp đồng và phân tích đề xuất rút kinh nghiệm tốt và chưa tốt, nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. - Nghiên cứu đề xuất các phương án khai thác sử dụng mặt bằng, kho tàng, nhà xưởng. Phối hợp với trung tâm kho, Phòng kỹ thuật đầu tư, Bảo vệ... làm tốt dịch vụ bảo quản trông giữ hàng hoá trong tất cả các khâu: xây dựng hợp đồng cho thuê kho, trông giữ mặt hàng đúng pháp lý và an toàn hàng hoá (không mất mát, cháy nổ...) - Tổng hợp thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty về các mặt lưu chuyển hàng hoá, tồn kho, giá cả, doanh số thực hiện... để lập báo cáo đột xuất hoặc định kỳ theo yêu cầu của Tổng công ty lương thực miền Bắc và của Giám đốc. - Mua sắm vật tư cho xây dựng, sửa chữa của Công ty. - Lập số sách kế toán kho hàng để bảo quản vật tư, hàng hoá của Công ty thông qua việc quản lý các chứng từ nhập hàng, xuất hàng. - Phối hợp các phòng ban chức năng thực hiện tốt các nhiệm vụ trong kế hoạch do Tổng công ty giao như mua lương thực dự trữ lưu thông, tổ chức bán lẻ bình ổn thị trường, bảo quản lương thực dự trữ của Tổng công ty và một số công tác khác (định giá, tổ chức đấu thầu thanh lý tài sản, đôn đốc thu tiền hàng công nợ...) - Thường xuyên tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh của Công ty. - Và những việc đột xuất do Giám đốc yêu cầu. 4.5. Phòng kỹ thuật đầu tư * Chức năng: Là phòng chức năng giúp Giám đốc công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, điện nước, đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất nhà xưởng thiết bị. * Nhiệm vụ: - Xây dựng giúp Giám đốc, ban hành và quản lý các quy trình, quy phạm, các trang thiết bị cơ khí, thiết bị gia công xay sát hiện có của Công ty, quy trình tác nghiệp sản xuất. - Xây dựng áp dụng các định mức kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật phù hợp để làm các dự toán vật tư, lao động cho các quá trình xay sát chế biến, bảo quản lương thực, sửa chữa cơ khí, điện và xây dựng của Công ty. - Lập kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm của Công ty. Thực hiện đầu tư đúng quy trình đầu tư đúng với quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng công ty lương thực miền Bắc. Theo dõi giám sát việc triển khai thực hiện các hạng mục đầu tư, tổ chức nghiệm thu và xây dựng kế toán công trình lãnh đạo Công ty duyệt. - Quản lý hệ thống điện nước trên địa bàn Công ty. Tính toán tiêu dùng điện nước của các hộ sử dụng hàng tháng. - Kiểm tra chất lượng lương thực thu mua đảm bảo tiêu chuẩn phẩm chất đúng trong hợp đồng. Theo dõi chất lượng lương thực trong quá trình bảo quản áp dụng biện pháp kỹ thuật để xử lý theo quy trình bảo quản hoặc khi có hiện tượng giảm chất lượng. - Nghiên cứu tham khảo thị trường, công nghệ và sản phẩm nhằm đầu tư công nghệ chế biến sản phẩm mới góp phần tạo sản phẩm và hướng phát triển sản xuất kinh doanh lâu dài và ổn định của Công ty. Đây là việc khó khăn nhưng cần kiên trì thực hiện. - Quản lý thiết bị đo lường (các loại cân, đồng hồ điện, nước...) trong Công ty. Thực hiện kiểm định và thực hiện theo quy định. - Quản lý đất đai, các công trình của Công ty: Quản lý hồ sơ về đất, về nhà xưởng, các công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa, nâng cấp hay xây dựng mới. - Phối hợp các phòng ban chức năng khác thực hiện những công tác có liên quan như: Thanh lý tài sản hàng hoá, quản lý và theo dõi mặt bằng đất đai sử dụng sản xuất hoăc kinh doanh, dự trù vật tư cho sản xuất,sửa chữa... - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc yêu cầu. II. thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 1.1. Mặt hàng kinh doanh * Trong suốt những năm tháng hoạt động kinh doanh của mình Công ty đã tạo nên phong cách phục vụ riêng, mặt hàng riêng. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là: - Bán buôn, bán lẻ lương thực, thực phẩm, nông sản, các mặt hàng chế biến của ngành, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng. - Đại lý tiêu thụ hàng hoá. - Dịch vụ bảo quản hàng hoá. - Xuất-nhập khẩu lương thực. - Ngoài ra Công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác như: xăng dầu, dịch vụ bến xe, xe trở khách thực hiện các tua du lịch...dưới sự cho phép của Tổng công ty. * Đặc điểm của những hàng hoá này là: - Lợi thế của Công ty là kinh doanh trên địa bàn Hà nội - thị trường tiêu thụ hàng hoá rất lớn - thông qua việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ, tức là lĩnh vực hoạt động của Công ty rất rộng. Điều này làm cho việc quản lý, dự trữ, tình hình cung ứng hàng hoá cũng như công tác tài chính của Công ty không phải dễ dàng. - Để kinh doanh các mặt hàng này đòi hỏi phải có một hệ thống kho tàng, cơ sở vật chất phải đủ lớn, mạnh, hiện đại để có thể khai thác tối đa nhu cầu lương thực của nhân dân trên địa bàn hoạt động. Điều này đặt ra vấn đề là bộ máy lãnh đạo của Công ty phải có những quyết định đúng đắn về việc mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo không lãng phí. - Trên thị trường có rất nhiều công ty khác cùng tham gia vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty. Hàng hoá cung ứng của Công ty đa số là những hàng hoá tiêu dùng thông thường, khối lượng người mua nhiều, khối lượng người bán cũng không ít. Do vậy Công ty công ty cần phải có chính sách nhằm nâng cao chất lượng các loại hình phục vụ, chính sách sản phẩm hợp lý nhằm tạo ra sự khác biệt lớn về sản phẩm. Để từ đó khuyến khích khách hàng tiêu dùng hàng của Công ty khi so sánh những hấp dẫn đặc biệt mà các đối thủ cạnh tranh khác không có. Tìm cách giảm bớt sự cạnh tranh nhờ gạt bỏ những khả năng so sánh trực tiếp giữa các sản phẩm gần như giống hệt nhau trên thị trường. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại của Công ty. Với bề dày kinh nghiệp hơn 40 năm hoạt động, cùng với mạng lưới kinh doanh rộng lớn trên thị trường Hà nội và đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, thành thạo nghiệp vụ. Công ty đã chủ động nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, đáp ứng đúng thời gian và địa điểm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại. 1.2. Nguồn cung ứng Công ty lương thực cấp I Lương Yên hoạt động trên lĩnh vực lương thực thực phẩm do vậy bạn hàng cung ứng của Công ty là tất cả các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó chủ yếu là các đơn vị thu mua lương thực, thực phẩm của các hộ nông dân hoặc thu mua trực tiếp của các đơn vị sản xuất lương thực thực phẩm và bà con nông dân. Thị trường thu mua hàng hoá chủ yếu của Công ty là các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Công ty còn tổ chức nhập khẩu lương thực từ Thái Lan, Trung Quốc... để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trên thị trường. Qua đó Công ty có sự ổn định được đầu vào, đảm bảo chất lượng, khai thông được đầu ra. Từ đó tạo thế cạnh tranh so với các đối thủ, nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại nhờ uy tín và chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn đầu vào. 1.3. Khách hàng của Công ty Công ty lương thực cấp I Lương Yên là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà nội. Công ty khai thác khách hàng chủ yếu là các đơn vị doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và tham gia xuất khẩu. Có thể nói thị trường của Công ty tương đối phức tạp nhưng có khả năng định dạng. Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi Công ty phải hiểu khách hàng và thu hút khách hàng hiệu quả hơn. Nói chung khách hàng của Công ty có một số đặc điểm sau: - Khách hàng của Công ty là tất cả các thành phần, những người tiêu dùng, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước có nhu cầu về lương thực và dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Không chỉ khai thác khách thu mua lương thực thực phẩm, Công ty còn kinh doanh các dịch vụ kho tàng phục vụ các khách hàng có nhu cầu thuê kho, thuê địa điểm để tổ chức sản xuất kinh doanh. Các khách hàng của Công ty có thể là các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh trên thị trường. Đây là loại khách hàng tuy khối lượng ít nhưng chất lượng và số lượng hàng hoá cần phục vụ của Công ty là cao. Những khách hàng thường xuyên của Công ty như: doanh nghiệp sản xuất kem Thuỷ Tạ, nhà máy in Hà nội, trường cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật quân đội...là những khách hàng thường xuyên và quen thuộc của Công ty. - Về lương thực Công ty chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các đơn vị lực lượng vũ trang. Đây cũng là những đơn vị tiêu thụ hàng hoá với số lượng nhiều. Đòi hỏi Công ty phải nghiên cứu và nắm rõ nhu cầu và thị hiếu của họ để không bị mất khách hàng. - Ngoài ra, các khách hàng của Công ty còn là các đối tượng trên địa bàn thành phố có nhu cầu về các dịch vụ mà Công ty cung ứng như: xăng, dầu, dịch vụ xe, bến xe, trung tâm thể thao,... Đây là những khách hàng mà Công ty không thể nắm rõ về họ cũng như nhu cầu của họ. Do đó Công ty cần phải có thái độ phục vụ tận tình, chu đáo để họ trở thành khách hàng thường xuyên của Công ty. 1.4. Đối thủ cạnh tranh chính Do kinh doanh trên lĩnh vực lương thực thực phẩm (loại hàng hoá thiết yếu do vậy các sản phẩm của các công ty khác nhau không khác nhau nhiều về chất lượng cũng như giá cả) là chủ yếu nên đối thủ của Công ty không có tác động nhiều tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Các công ty chủ yếu cạnh tranh nhau trên lĩnh vực Marketing, thái độ phục vụ khách hàng cũng như lợi thế thương mại. Trước kia, khi nền kinh tế còn ở trong tình trạng bao cấp, Công ty được sự ưu đãi từ phía Nhà nước là đơn vị kinh doanh và cung ứng sản phẩm theo kế hoạch, chỉ tiêu của Nhà nước. Công ty là đơn vị độc quyền kinh doanh lương thực trên địa bàn Hà Nội. Những năm trở lại đây, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế và với các quy luật của kinh tế thị trường đã gây cho Công ty không ít khó khăn trong việc nắm bắt thị trường và ứng dụng một cách hiệu quả. Tức là Công ty đã mất đi thế độc quyền và phải cạnh tranh gay gắt theo cơ chế thị trường. Đối thủ cạnh tranh của Công ty chủ yếu là các thành phần kinh tế tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn cùng ngành nghề và cả các đơn vị không kinh doanh. Điều này gây nên không ít sự lộn xộn và phức tạp, gây khó khăn nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như các đơn vị được cho phép kinh doanh hợp pháp. Nhận xét một cách khách quan, đối thủ cạnh tranh của Công ty hơn hẳn Công ty về một số mặt: cơ chế gọn nhẹ, vốn lưu động lớn, thuế khoá, không chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu kế hoạch, chiến dịch Marketing tốt, lợi thế thương mại trên thị trường là lớn. Tuy vậy để tự khẳng định mình Công ty đã vận dụng các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường, trong đó có quy luật cung cầu là cơ bản. Công ty khai thác một cách có hiệu quả các lợi thế của mình, cung ứng những gì mà thị trường cần với chất lượng cao, giá cả hợp lý, dịch vụ thuận tiện, văn minh bù đắp được chi phí và có lãi. Bên cạnh đó, Công ty luôn hướng hoạt động kinh doanh của mình theo phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá các ngành nghề một cách có trọng điểm nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ có những hoạt động này mà Công ty đã trụ vững, từng bước ổn định và phát triển trước làn sóng cạnh tranh dữ dội của kinh tế thị trường, góp phần vào việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước "kinh tế quốc doanh luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay." 2. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, bao gồm: 2.1. Kết quả kinh doanh - Doanh thu và cơ cấu của doanh thu: Đơn vị tính: Đồng VN Chỉ tiêu năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 năm 2004 Tổng doanh thu Trong đó: Kinh doanh lương thực Kinh doanh xăng dầu Công nghệ phẩm Kinh doanh khác Thu nhập HĐTC Thu nhập bất thường 73.134.633.178 69.232.513.469 0 0 0 3.897.019.709 5.100.000 80.172.751.107 74.700.626.821 0 0 422.856.000 4.322.922.071 726.346.215 139.055.105.991 103.356.177.253 15.935.046.633 1.019.085.123 13.510.802.925 3.417.204.279 1.816.789.778 255.866.658.149 202.610.123.651 37.086.287.282 2.274.725.760 7.878.037.336 6.017.484.120 0 251.638.161.292 203.363.529.450 42.534.016.760 0 2.097.093.082 0 3.643.522.000 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Công ty tăng đều qua các năm và tăng với tốc độ tương đối cao, mức tăng lớn. Sở dĩ doanh thu tăng như lên vậy là vì quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên. Nếu như năm 2000 vốn sản xuất kinh doanh của Công ty là ằ 17 tỷ VNĐ thì đến năm 2001 39,69 tỷ VNĐ; năm 2002 là 48 tỷ; năm 2003 là 133,66 tỷ VNĐ và đến năm 2004 là 23,1 tỷ VNĐ. Để thấy rõ được tình hình tiêu thụ của Công ty ta đi sâu vào từng ngành hàng kinh doanh. Nhìn vào bảng trên ta thấy kinh doanh lương thực, xăng dầu, công nghệ phẩm có sự phát triển mạnh, doanh thu tăng đều ở mức cao và đây chính là các ngành hàng đóng góp lớn vào sự tăng doanh thu của toàn Công ty. Thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường qua các năm không ổn định và chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của toàn Công ty. - Lợi nhuận và cơ cấu của lợi nhuận Đơn vị tính: Đồng VN Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 năm 2004 Lợi nhuận Trong đó: Kinh doanh lương thực Kinh doanh xăng dầu Kinh doanh khác Thu nhập hoạt động TC Các khoản thu nhập BT 1.160.768.242 -1.669.105.610 0 0 2.829.550.659 323.193 1.257.372.265 - 2.167.997.965 0 0 2.699.018.015 726.346.215 - 521.760.934 - 4.016.143.389 88.112.188 15.286.277 1.600.944.880 1.790.039.110 74.280.085 - 3.117.360.341 599.956.000 34.120.886 2.557.563.540 0 270.822.089 -2.879.758.060 610.234.536 150.345.613 0 2.390.000.000 Nhìn vào bảng lợi nhuận của Công ty ta thấy lợi nhuận của Công ty thất thường, quá nhỏ bé so với tổng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty, thậm chí năm 2002 còn bị lỗ 521,7 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do thua lỗ ở kinh doanh lương thực. Tuy vậy, nhờ kinh doanh xăng dầu và một số mặt hàng kinh doanh khác có hiệu quả cộng với thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường nên đã bù đắp được phần nào khoản lỗ từ kinh doanh lương thực, đến năm 2002 và năm 2003 Công ty đã bắt đầu có lãi là do Công ty đã chuyển hướng kịp thời từ Sản xuất – Kinh doanh sang hướng Kinh doanh - Dịch vụ. 2.2. Hiệu quả kinh doanh của Công ty 2.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp - Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh : DVKD (%) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lợi nhuận ròng (PR) 1.711 1.257 - 521 74 271 Lãi trả vốn vay (TLW) 1.067 281 91 1.121 67 Tổng vốn kinh doanh (VKD ) 16.606 39.695 48.092 133.664 87.802 DVKD (%) 16.73 3,86 -0,90 0,89 0,384 Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn. Theo kết quả trên thì năm 2000 bỏ ra 100 đồng tiền vốn tạo ra 16,73 đồng lợi nhuận, năm 2001 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đẫ giám sút nhiều do kinh doanh lương thực lỗ, phải bỏ ra 100 đồng tiền vốn mới tạo ra được 3.86 đồng lợi nhuận. Song đến năm 2002 do diễn biến phức tạp của thị trường lương thực nội địa nên Công ty đã bị thua lỗ, kết quả là năm 2002 chỉ số doanh lợi vốn của Công ty bị âm. Tuy nhiên do sự nhận thức và đúc rút kinh nghiệm của sự thất bại đó năm 2003 Công ty đã vay vốn để kinh doanh lương thực và đầu tư vào xây dựng công trình Trung tâm dịch vụ vận tải Lương Yên . Có sự tổ chức quản lý hợp lý nên lợi nhuận của năm 2003 đã tăng lên, làm cho doanh lợi của vốn tăng lên đạt 0,89 ( Tức là để thu được 0,89 đồng lợi nhuận thì cần phải bỏ ra 100 đồng vốn), tuy chưa cao nhưng đó là dấu hiệu chứng tỏ sự đầu tư đúng hướng của Công ty. Vì các công trình đầu tư mới vừa đang xây dựng vừa đưa vào khai thác nên chưa phát huy được hiệu quả. Năm 2004 doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh chỉ đạt 0,384.Công ty cần tiếp tục phát huy những gì đã đạt được để tăng lợi nhuận vào những năm tiếp theo. Tuy nhiên, đến cuối năm 2004 và quý đầu năm 2005, doanh lợi của doanh nghiệp đã tăng rõ ràng vì lúc này có thể nói các công trình xây dựng đã đi vào quỹ đạo hoạt động và đạt được nhiều hiệu quả - Doanh lợi vốn chủ sở hữu: DVCSH(%) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lợi nhuận ròng (PR) 1.711 1.257 521 74 271 Vốn tự có (VTC) 7.551 9.019 33.950 29.335 30.446 Doanh lợi vốn tự có DVTC(%) 22,66 13,94 -1,54 0,25 0,89 Doanh lợi vốn chủ sở hữu xét cho cùng thì đó là sự quan tâm nhất của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy Công ty đã rất cố gắng để nâng cao chỉ tiêu này. Cụ thể là năm 2000 doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty là 22,66; năm 2001 là 13,94 (tức là để có 13,94 đồng lợi nhuận cần phải có 100 đồng vốn tự có). Năm 2002 do các nguyên nhân đã đề cập trên cho nên chỉ số này của Công ty cũng bị âm. Tuy nhiên nó đã được phục hồi dần. Thể hiện năm 2003, chỉ số doanh lợi vốn tự có đạt 0,25 (100 đồng vốn tự có tạo ra 0,25 đồng lợi nhuận), năm 2004 chỉ số này đã đạt được 0,89. Điều đó thể hiện sự đầu tư đúng hướng của Công ty. Mặt khác nhìn vào hai bảng (Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh và Doanh lợi vốn chủ sở hữu) chúng ta có thể thấy rằng hiệu quả của đồng vốn vay còn thấp. Đây là vấn đề Công ty cần phải quan tâm nhiều hơn để đồng vốn vay thực sự có hiệu quả. - Doanh lợi của doanh thu bán hàng : DTR (%) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lợi nhuận ròng (PR) 1.711 1.257 - 521 74 271 Doanh thu bán hàng ( TR) 73.135 80.172 139.055 255.866 251.638 DTR (%) 2,34 1,57 -0,38 0,03 0,11 Như đã trình bày ở bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu bán hàng còn quá thấp so với mức bình thường (Khoảng 5%) . Điều này cho thấy rằng lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu còn quá thấp ( Năm 2000: 100 đồng doanh thu thu được 2,34 đồng lợi nhuận, năm 2001: 100 đồng doanh thu mới thu được 1,57 đồng lợi nhuận, năm 2002 Công ty bị lỗ nên chỉ tiêu này âm, năm 2003 thì 100 đồng doanh thu mới thu được 0,03 đồng lợi nhuận, năm 2004: 100 đồng doanh thu thu được 0,11 đồng lợi nhuận). Như vậy doanh lợi của doanh thu bán hàng có chiều hướng tăng dần theo sự đầu tư đúng hướng của công ty. Hiệu quả kinh doanh theo chi phí: HCPKD(%) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu bán hàng ( TR) 73.135 80.172 139.055 255.867 251.638 Chi phí kinh doanh của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ (TCKD ) 74.254 78.915 139.576 255.792 253.775 Hiệu quả kinh doanh theo chi phí (HCPKD) 98,49 101,59 99,63 100,03 99,15 Nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ quản lý và sử dụngchi phí còn kém của Công ty, 1 đồng chi phí gần như chỉ tạo ra 1 đồng doanh thu. Các năm 2000, năm 2002, năm 2004 thu không đủ bù chi. 2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả bộ phận - Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh: SVVKD Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu bán hàng (TR) 73.135 80.172 139.055 255.867 251.638 Tổng vốn kinh doanh (VKD) 16.606 39.695 48.093 133.665 69.666 SVVKD 4,4 2,02 2,89 1,91 3,61 Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng vốn, nó cho biết 1 đồng vốn trong một năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Theo bảng số liệu ta thấy số vòng quay của toàn bộ vốn năm 2000 là 4,4. Đây là năm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả. Năm 2001 là 2,02, như vậy tương đối thấp. Một Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì chỉ tiêu này thường là ³ 3. Sang năm 2002 chỉ tiêu này đã được cải thiện một cách đáng kể (2,89) đây là một dấu hiệu tốt cho thấy Doanh nghiệp sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả hơn. Nhưng đến năm 2003 chỉ tiêu này lại giảm xuống rất mạnh chỉ còn 1,91 chứng tỏ hoạt độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1038.doc
Tài liệu liên quan