MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU. 3
1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh 3
1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh doanh 3
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 4
1.1.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 7
1.2. Xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu 8
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu 8
1.2.2. Hiệu quả xuất khẩu 12
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 18
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty 18
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 18
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 19
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 20
2.1.4. Đặc điểm kinh tế ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty 22
2.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu của Công ty 25
2.2.1. Hoạt động xuất khẩu mặt hàng của công ty 25
2.2.3. Hoạt động xuất khẩu theo thị trường 29
2.3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty 32
2.3.1. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2002-2005. 32
2.3.2. Kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian qua. 34
2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Công ty. 36
2.3.4.Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 38
2.4. Đánh giá chung về nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty 39
2.4.1. Ưu điểm 39
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân 40
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI TỚI. 42
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 42
3.1.1. Phương hướng kinh doanh nói chung 42
3.1.2. Phương hướng kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới 42
3.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty 44
3.2.1. Thuận lợi 44
3.2.2. Khó khăn 44
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty 45
3.3.1. Giải pháp từ phía công ty 45
3.3.2. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước 48
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Thực phẩm Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí luưu thông.
Tóm lại mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một biện pháp riêng phù hợp với điều kiện tình hình của doanh nghiệp mình. Nhưng nhìn chung để nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp cần phải thực hiện đông bộ các biện pháp này.
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Chúng ta đã biết hiệu quả kinh doanh là các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là tìm mọi cách để thay đổi mối tương quan kết quả và chi phí theo chiều hướng có lợi. Các doanh nghiệp nói chung khi họ tham gia vào hoạt động kinh doanh thì mục tiêu của họ là lợi nhuận tối đa và điều này chỉ có được khi tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí. Nếu kết qua nay lớn thi doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được, khi đó ta nói doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và ngược lại.
Vậy hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại, là mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp của doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Chỉ có kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong dài hạn. Chỉ kinh doanh có hiệu quả cao thì doanh nghiệp mới ngày càng có uy tín và vị thế trên thi trường.
Trong cơ chế thị trường, khi mà xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu doanh nghiệp không nâng cao hiệu quả để tích luỹ vốn từ đó tăng nhanh khả năng quay vòng vốn, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm… từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dần trở nên lạc hậu và mất khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm của thủ cạnh tranh và doanh nghiệp sẽ khó mà tồn tại được.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ và cũng là mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào nói chung hay của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói riêng.
Chương II
Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty
thực phẩm miền bắc.
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Thực phẩm Miền Bắc có tên giao dịch tiếng Anh:
NORTHERN FOOD STUFF COMPANY viết tắt: FONEXIM
Công ty thực phẩm Miền Bắc là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại dịch vụ, du lịch xuất nhập khẩu.
Tiền thân là Công ty rau quả thuộc Bộ Ngoại thương ( nay là Bộ Thương Mại). Năm 1996 Công ty rau quả sáp nhập với Công ty thực phẩm Công nghệ Miền Bắc, trở thành Công ty thực phẩm Miền Bắc trực thuộc Bộ Thương Mại.
Hiện nay công ty có 24 chi nhánh trên toàn quốc:
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh 39 - đường Lê Hồng Phong – quận 10 thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh tại Hải Phòng số 7 Minh Khai – thành phố Hải Phòng.
Chi nhánh tại Việt Trì - Khách sạn Hà Nội 2191 - Đại Lộ Hùng Vương – Việt Trì - Phú Thọ.
Cửa hàng thực phẩm số 1: 203 Minh Khai – Hà Nội.
Cửa hàng thực phẩm số 2: 251 Minh Khai – Hà Nội.
Trung tâm thuốc lá 210 – Trần Quang Khải – Hà Nội.
Khách sạn Phương Nam số 17 Tổng Đàn Hà Nội.
Ngoài ra còn có các chi nhánh và các trạm kinh doanh ở các tỉnh như: Nam Định, Bắc Giang, Quảng Ninh, Sơn Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Vinh, Quy Nhơn, Tây Nam Bộ,..
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trên lĩnh vực sản xuất và thương mại, các mặt hàng chủ yếu là nông sản và thực phẩm. Vì vậy chức năng của Công ty được thể hiện qua mục đích và nội dung kinh doanh.
*. Mục đích kinh doanh.
Liên kết hợp tác đầu tư, thu mua, chế biến, gia công, xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm, kinh doanh, dịch vụ khách sạn du lịch, tạo ra hàng hoá sản phẩm, dịch vụ góp phần làm bình ổn giá cả thị trường, tăng thu ngoại tệ, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới.
*. Nội dung kinh doanh
Kinh doanh các mặt hàng nông sản thực phẩm công nghệ như: Bia, rượu, nước giải khát, đường các loại, sửa các loại, bột ngọt, bánh kẹo các loại. Thực phẩm tươi sống, lương thực, nông sản, lâm sản, thuỷ hải sản, cao sư, rau củ, các mặt hàng tiêu dùng, vật tư, nguyên liệu phân bón, phương tiện vận chuyển thực phẩm, cho thuê kho bãi, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, ăn uống giải trí, dịch vụ du lịch.
Tổ chức sản xuất gia công, chế biến các loại mặt hàng mông sản, lương thực, thực phẩm, bia, rượu…
Tổ chức liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư nước ngoài để tạo nguồn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Xuất khẩu trực tiếp hay xuất khẩu uỷ thác theo quy định của pháp luật
2.1.2.1. Nhiệm vụ của Công ty
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.
- Xây dựng các phương án kinh doanh theo kế hoạch và mục tiêu của công ty.
- Chấp hành những quy định pháp luật của nhà nước và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của nhà nước đồng thời góp phần làm bình ổn giá cả thị trường trong nước. Quản lý và đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng thời chăm lo đời sống người lao động.
2.1.2.2. Quyền hạn của Công ty
Được kinh doanh theo mục đích thành lập doanh nghiệp.
Chủ động kinh doanh, sản xuất và ký kết các hợp đồng với các bạn hàng trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực hoạt động của công ty.
Được quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Công ty. Đồng thời được chủ động tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng đội ngũ lao động theo đúng pháp luật
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty thực phẩm miền Bắc
Tổng Giám Đốc
Ban Giám Đốc
Phòng nhân sự tiền lương
Phòng TC – KT
P. Đầu tư
P. quản lý
P. XNK
Phòng Kế Hoạch
Phòng Kiểm tra
24 chi nhánh
P. Tổng Giám Đốc 1.
( Phụ trách kinh doanh )
P. Tổng Giám Đốc 2.
( Phụ trách sản xuất)
Nguồn: Phòng quản lý công ty thực phẩm Miền Bắc năm 2005.
* Nhiệm vụ của các phòng ban.
Tổng Giám Đốc dẫn đầu các công việc quản lý về công ty và chịu trách nhiệm quản lý đất đai, nguồn vốn, và các nguồn tại nguyên khác. Mặt khác còn phải chịu trách nhiệm chính đối với Bộ Thương Mại.
Hai Phó Tổng Giám Đốc hỗ trợ cho Tổng Giám Đốc, mỗi P. Tổng Giám Đốc sẽ chịu trách nhiệm về một vấn đề riêng như: P. Tổng Giám Đốc 1 phụ trách vấn đề kinh doanh của tổng công ty còn Phó Tổng Giám Đốc 2 phụ trách vấn đề sản xuất của tổng công ty.
Ban Giám Đốc là những người quản lý các chi nhánh của công ty ở khắp nơi trên cả nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc.
Phòng tài chính kế toán: Phòng này chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính và kế toán của công ty. Một chức năng nữa là quản lý nguốn vốn của công ty để sử dụng đúng mục đích phù hợp với luật lệ, chính sách và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh.
Phòng đầu tư: Tất cả các hoạt động phát triển và quản lý xây dựng đều được thực hiện tại phòng này. Ngoài ra phòng ban này còn chịu trách nhiệm đưa ra những lời khuyên cho Tổng Giám Đốc qua nhưng dự án và kế hoạch đầu tư vì vậy phòng này có trách nhiệm lập ra những kế hoạch đầu tư, thiết kế, thực thi và giám sát công trình xây dựng cơ sở.
Phòng quản lý: Có một chức năng chung, bao gồm các hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội. Một chức năng khác là tổ chức và cung cấp trang thiết bị văn phòng cho toàn công ty.
Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm cho tất cả cac hợp đồng liên quan đến nước ngoài. Cán bộ phòng cũng chịu trách nhiệm cho viẹc giữ các quan hệ với đối tác nước ngoài và dịch tài liệu thư từ nước ngoài cho Tổng Giám Đốc.
Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm cho việc lập các kế hoạch cho công ty trong đó bao gồm cả việc lập kế hoạch cung cấp và thực hiện hợp đồng. Nó cũng chịu trách nhiệm cho việc tạo và giám sát các phương thức sản xuất để hoàn thành kế hoạch.
Phòng kiểm tra: Có nhiệm vụ giúp Tổng Giám Đốc và ban Giám Đốc kiểm tra và giám sát tất cả các hoạt động cũng như kết quả của các phòng ban và các công ty con.
Phòng nhân sự tiền lương: Chịu trách nhiệm về tất cả mọi việc liên quan đến quản lý nhân sự, lương và phức lợi xã hội, bảo vệ về sức khoẻ, bảo vệ về pháp luật và các chính sách liên quan đến nhân sự của công ty.
Tại thời điểm này công ty có 24 chi nhánh trên cả nước, chúng hoạt động dưới sự quản lý và kiểm tra của các giám đốc, các giám đốc này lại chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc. Tuy nhiêm các giám đốc chi nhánh có thể tự quyết định các công việc đơn giản như hoat động hàng ngày, tuyển nhân sự cho chi nhánh,...
Nhìn chung các phòng ban của tổng công ty thực phẩm Miền Bắc có những bổn phận và những hoạt động riêng biệt và họ có thể thực hiện được các chức năng hợp lý, tránh được sự trùng lặp. Điều này giúp công ty có thể có được những thuận lợi trong và ngoài để áp dụng những công nghệ hiện đại mang lại thành quả tốt nhất cho những nỗ lực của toàn công ty.
2.1.4. Đặc điểm kinh tế ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty
2.1.4.1. Đặc điểm về vốn
Là một doanh nghiệp nhà nước, có lợi thế về khả năng huy động vốn, cụ thể là nguồn vốn của công ty hiện tại vào khoảng 100 tỉ VND được huy động từ ngân sách nhà nước... Trong đó số vốn lưu động vào khoảng 31 tỉ VND, còn lại là 69 tỉ VND là vốn cố định.
*Phương thức huy động vốn của công ty:
+ Huy động vốn nhàn rỗi từ đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty.
+Vay nợ trong và ngoài nước.
+Tích lũy và bảo tồn vốn từ lợi nhuận của công ty qua các năm.
Nguồn:Phòng tài chính kế toán công ty thực phẩm Miền Bắc năm 2005
2.1.4.2. Đặc điểm về lao động
Đây là yếu tố quyết định khả năng tồn tại và phát triển của Công ty. Nhận thức được điều này Ban lãnh đạo Công ty không ngừng củng cố cũng như nâng cao trình độ tay nghề của công nhân. Hàng năm, số lao động của Công ty tăng khoảng 5%. Tính đến 6 tháng đầu năm 2005 số lao động của Công ty 1500 lao động.
Trong đó số lao động có bằng đại học và trên đại học chiếm khoảng 31%, số lao động có bằng trung cấp và cao đẳng chiếm 15%, số lao động có tay nghề cao chiếm khoảng hơn 50%, số lao động khác chiếm khoảng gần 4%.
Số lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng trở lên chiếm 15%, đây là số lao động quản lý trực tiếp tại phân xưởng, các cơ sở sản xuất, các nhà máy chế biến. Vì vậy hàng năm công ty rất tích cực đưa số lao động này đi đào tạo và đào tạo lại.
Nhìn vào tổng số lao động ta thấy công ty có quy mô tương đối lớn. Trong đó số lao động có bằng đại học chủ yếu nằm ở bộ máy quản trị của công ty và các phòng ban. Tuy nhiên số cán bộ trẻ là chưa nhiều tạo nên sự khó khăn của công ty trong tương lai. Vì vậy về lâu dài công ty cần phải đào tạo lớp cán bộ trẻ kế cận.
Với lao động có tay nghề cao đây là nguồn lao động chính và trực tiếp tạo ra sản phẩm của công ty. Cho nên hàng năm công ty thường tổ chức các lớp học nâng cao trình độ của công nhân cho phù hợp với các công nghệ và dây chuyền sản xuất mới.
2.1.4.3.Máy móc công nghệ
Công ty đã có nhà máy sản xuất bánh kẹo cao cấp trên dây truyền hiện đại của cộng hoà liên bang đức... Tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu, và khẳng định vị trí của doanh nghiểp trên thị trường. Tuy nhiên công ty vẫn còn rất nhiều máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu.
Xây dựng mới 8000 m2 và sửa chữa hơn 10000 m2 kho, để kinh doanh và bảo quản hàng hoá, nhằm đảm bảo hàng dự trữ và đảm bảo chất lượng hàng hoá.
Sửa chữa và nâng cấp 2 khách sạn Hà Nội và Việt Trì.
Mua 13 xe ô tô vận tải để vận chuyển hàng hoá và kinh doanh.
2.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu của Công ty
Hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty thự phẩm Miền Bắc. Lợi nhuận thu đươc từ xuất khẩu của công ty chiếm 30% trong tổng doanh thu của công ty. Sau đây ta sẽ xem xét tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường và theo mặt hàng
2.2.1. Hoạt động xuất khẩu mặt hàng của công ty
Đến bây giờ, công ty sản xuất ra các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu sang thị trường truyền thống như Nga, Đức, Trung Quốc gồm các mặt hàng xuất khẩu nổi trội gồm cà phê, cao su, đường nó chiếm phần lớn tỷ trong doanh thu xuất khẩu của công ty.
Bảng 2.1: Doanh thu xuất khẩu từ các mặt hàng chính của Công ty.
Đơn vị: USD
Năm
Mặt hàng
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng
22.689.451
25.649.200
38.634.800
52.750.026
55.151.834
Cà phê
8.034.739
10.089.600
28.304.900
38.168.750
40.125.250
Cao su
5.896.334
6.164.900
5.301.000
6.588.785
6.675.241
Hạt tiêu
3.190.876
3.849.800
3.339.800
4.145.974
4.254.100
Đường
4.167.305
2.316.100
988.200
904.382
1.031.125
Gạo
150.348
168.400
686.700
2.811.873
2.915.956
Mặt hàng khác
1.249.849
3.061.300
14.200
130.162
150.162
Nguồn: Bảng thống kê việc xuất nhập khẩu từ 2001 -2005 của Công ty.
*Cà phê:
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của công ty. Mỗi năm lợi nhuận thu được từ xuất khẩu cà phê chiếm 1/3,thậm chí một nửa tổng lợi nhuận xuất khẩu. Trong năm 2002 công ty đã xuất khẩu 19.677 tấn và năm 2005 tăng tới73.246 tấn . Giá trị xuất khẩu cà phê tăng từ 8.034.739 USD năm 2001 lên 40.125.250 USD năm 2005. Lý do chính cho sự tăng trưởng như vậy là do sự tăng của cà phê chất lượng cao và việc xuất khẩu cà phê Arabica nhiều hơn cà phê Robusta. Giá cà phê Arabica cao hơn gấp 4 lần so với giá cà phê Robusta. Ví dụ, tháng 12 năm 2005 một tấn cà phê Arbica bán được 1.245 USD ở thị trường London trong khi một tấn cà phê Robusta chỉ bán được 961 USD. Hơn thế nữa điều kiện khí hậu ở vùng cao Việt Nam và các tỉnh phía Bắc lại rất phù hợp cho việc trồng cà phê Arbica. Điều đó đã tạo ra mộy tương lai đầy hứa hẹn cho các nhà xuất khẩu ở Việt Nam và công ty thực phẩm Miền Bắc nói riêng. Tóm lại việc tăng xuất khẩu cà phê Arabica là cách tốt để tăng doanh thu từ xuất khẩu cà phê.
Dưới đây là biểu đồ xuất khẩu cà phê của Công ty thực phẩm Miền Bắc
* Cao su:
Hàng năm lợi nhuận xuất khẩu cao su đóng góp vào tổng doanh nghiệp xuất khẩu của Công ty là 6 USD. Nước nhập khẩu cao chính của Công ty là Trung Quốc, một trong những thị trường tiềm năng nhất thế giới với dân số đông và nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên các chuyên gia đã cảnh báo trước rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ giảm lượng ô tô từ 5,4 triệu chiếc xuống còn 5 triệu chiếc vì thế nó ảnh hưởng tới giá cả của cao su. Vì vậy Công ty đang cố gắng tìm ra một thị trường mới để duy trì giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.
Cùng với sự gia tăng xuất khẩu của mặt hàng cà phê ta có hình 2.4.
* Hạt tiêu
Mặc dù Việt nam được xếp đầu trên thế giới về xuất khẩu về xuất khẩu hạt tiêu với 80 nghìn tấn trong năm 2002, nhưng việc xuất khẩu của Công ty mới chỉ đạt 2,7 nghìn tấn và doanh thu là 3.848.800 USD chiếm 0,03% tổng doanh thu xuất khẩu. Đến năm 2005 lượng hạt tiêu đã xuất khẩu đã tăng lên gấp hai lần là 4,7 nghìn tấn mà chỉ đạt được doanh thu là 4.254.100 USD bởi vì Công ty thường định giá FOP điều này có nghĩa Công ty sẽ nhận được ít ngoại tệ và lợi nhuận thấp. Trong tháng tư năm 2006 giá hạt tiêu trên thị trường thế giới liên tục tăng. Đây có lẽ là một dấu hiệu tốt cho một năm đầy hứa hẹn cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu nói chung và công ty thực phẩm Miền Bắc nói riêng.
*Đường:
Phải thừa nhận rằng, công ty thực phẩm Miền Bắc có nhiều điểm yếu về xuất khẩu đường vì thương hiệu đường không đủ mạnh để cạnh tranh với thị trường thế giới. Kết quả việc xuất khẩu đường của Công ty đã đi xuống từ 10236 tấn năm 2002 xuống còn 3250 tấn năm 2005. Nguyên nhân chính là do nước nhập khẩu Trung Quốc đã có sự thay đổi và không đặt hàng của Công ty vào năm 2005. Vì vậy, Công ty cần phải nghiên cứu thị trường để tạo mối quan hệ thương mại với đối tác khác tránh rủi ro và tăng giá trị xuất khẩu.
* Gạo
Chất lượng gạo của Việt nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Thêm vào đó đất nước vừa đưa ra thị trường thế giới loại gạo thơm và từ đó có thể cạnh tranh với nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo là Thái Lan. Điều đó, đã mở đường cho việc xuất khẩu gạo của Công ty và sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty đã tăng từ 999 tấn năm 2002 lên 12724 tấn năm 2005 đóng góp vào 2,9 triệu USD và tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty. Kết quả đã đặt nền tàng vững mạnh cho Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu gạo.
* Các mặt hàng khác:
Mặc dù Công ty thực phẩm Miền Bắc có truyền thống sản xuất Mứt kẹo và thực phẩm nhưng giá trị xuất khẩu của chúng không cao.
2.2.3. Hoạt động xuất khẩu theo thị trường
Nhìn chung thị trường của Công ty rất đa dạng bao gồm tất cả các nước có quan hệ buôn bán với Việt nam. Nhưng hiện nay bạn hàng chủ yếu của Công ty gồm EU, Trung quốc, và một vài quốc gia khác…
Trong những năm gần mối quan hệ chính trị giữa Việt nam và EU đã được đẩy mạnh và thương mại song phương đã tăng từ 15-20% hàng năm. EU với 25 thành viên đã trở thành đối tác lớn nhất của Công ty với doanh thu đã tăng từ 31% tổng giá trị xuất khẩu năm 2002 lên 52% năm 2005 (xem bảng 2.2)
Cùng với EU, Trung Quốc cũng là một đối tác quan trọng khác, thị trường này có số dân rất lớn và do đó có một nhu cầu về lượng thực, thực phẩm cũng rất cao. Tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu chính vào đây là cao su, đường, và vài mặt gần đây là gạo. Hiển nhiên rằng Công ty cần phải đa dạng hóa sản phẩm của mình để xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này. Một điểm đáng chú ý là doanh thu xuất khẩu vào thị trường này đang giảm mạnh trong vòng 2 năm, từ 38% trong năm 2002, xuống còn 17% trong năm 2005 (xem biểu đồ 2.6 và 2.7)
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường của công ty
2002
2003
2004
2005
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Tổng doanh thu xuất khẩu
25.649.200
100
38.634.800
100
52.750.026
100
55.151.834
100
EU
7.951.252
31
15.453.920
40
27.430.013
52
28.678.953
52
Trung Quốc
9.746.696
38
10.624.571
27,5
7.912.503
15
9.375.811
17
Thị trường khác
7.951.252
31
12.556.310
32,5
17.407.509
33
17.097.068
31
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty thực phẩm Miền Bắc
Hình 2.6: Thị trường xuất khẩu của công ty thực phẩm miền Bắc trong năm 2002
Hình 2.7: Thị trường xuất khẩu của công ty thực phẩm miền Bắc trong năm 2005
Hàng năm doanh thu xuất khẩu của Công ty vẫn đang tăng và cấu trúc sản phẩm xuất khẩu cũng được đa dạng hóa. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng giá trị xuất khẩu của công ty vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lợi nhuận của Công ty. Vì thế, Ban giám đốc của Công ty cần phải có chính sách phù hợp để tăng xuất khẩu trong thời gian dài. Và phòng xuất nhập khẩu cũng cần phải nâng cấp các hoạt động xuất khẩu sao cho có hiệu quả.
2.3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty
2.3.1. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2002-2005.
Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2002 đến năm 2005 được thể hiện ở bảng 2.3.
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty cho thấy tinhh hình chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm hoạt động kinh doanh xuất khẩu và kinh doanh nội địa… Bên cạnh đó còn cho thấy tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước.
Các số liệu từ bảng tổng kết kết quả kinh doanh của công ty thể hiện tổng doanh thu của công ty nhìn chung tăng qua các năm. Năm 2004 so với năm 2003 doanh thu tăng 409,079 tỷ đồng tương đương với 19,6%. Năm 2005 so với năm 2004 doanh thu cũng tăng là 232,079 tỷ đồng tương ứng 9,3%. Riêng năm 2003 thì doanh thu giảm 64,684 tỷ đồng so với năm 2002 tương ứng với giảm 3%. Sở dĩ doanh thu năm 2003 bị giảm là do kinh doanh thị trường nội địa có sự cạnh tranh gay gắt của 2 đối thủ là Kinh Đô và Hải Hà.
Cùng với việc doanh thu tăng lên, chi phí của công ty cũng tăng với tốc độ khá nhanh. Năm 2004 chi phí tăng 395,596 tỷ đồng so với năm 2003 tương đương với 19,1%. Năm 2005 chi phí tăng 227,379 tỷ đồng tương ứng 9,2%. Riêng năm 2003 chi phí giảm 63,784 tỷ đồng tương ứng với 3 %.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2002 - 2005
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
So sánh 2003/2002
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
ồ DT
Tỷ đồng
2156,1089
2091,4248
2500,521
2732,6
-64,684
-3%
+409,097
+19,6%
+232,079
+9,3%
ồ CP
Tỷ đồng
2136,7089
2072,9248
2468,521
2695,9
-63,784
-3%
+395,596
+19,1%
+227,379
+9,2%
ồ LN
Tỷ đồng
19,4
18,5
32
36,7
-0,9
-4,6%
+13,5
+73%
+4,7
+1,5%
Nộp ngân sách Nhà nước
Tỷ đồng
15,6
11,6
18
24
-4
-25,6%
+6,4
+55,2%
+6
+33,3%
Về tình hình lợi nhuận của công ty nhìn chung qua các năm công ty kinh doanh đều có lãi. Mức lợi nhuận của công ty biến động qua các năm, cụ thể: năm 2005 so với năm 2004 tăng 4,7 tỷ đồng tương ứng với 1,5%. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 13,5 tỷ đồng tương ứng là 74,7% sở dĩ có được điều này là do năm 2004 là năm thành công trong lĩnh vực xuất khẩu của công ty. Riêng năm 2003 mức lợi nhuận giảm 0,9 tỷ đồng tương ứng với giảm 4,6%.
Để thấy rõ hơn mức độ tăng trưởng của các chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận ta xem biểu đồ sau.
Hình 2.8:Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ năm 2002-2005
2.3.2. Kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian qua.
Do tính chất kinh doanh phức tạp của Công ty. Công ty vừa kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, vừa kinh doanh nội địa… Do đó các loại chi phí như chi phí tiền lương, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vốn vay, sử dụng tài sản cố định… Công ty hạch toán và tính chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty, việc phân bổ và tính riêng các chi phí đóc cho từng lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hay dịch vụ là tương đối khó khăn và không thể chính xác hoàn toàn. Tuy nhiên có thể bỏ qua việc phân bổ cho hoạt động dịch vụ vì hoạt động này có tỷ trọng rất nhỏ.
Khi việc phân bổ các chi phí trên là khó khăn thì việc tính riêng chi phí lưu thông cho từng lĩnh vực xuất khẩu hay nhập khẩu cũng vậy dẫn đến việc tính chi phí cho từng lĩnh vực xuất khẩu hay nhập khẩu cũng không được chính xác hoàn toàn, tuy nhiên Công ty vẫn có thể được chi phí cho từng hoạt động một cách gần đúng.
Ví như chi phí xuất khẩu của Công ty bao gồm: giá vốn hàng xuất khẩu + chi phí lưu thông hàng xuất khẩu, trong hai loại chi phí trên thì giá vốn hàng xuất khẩu luôn tính được chính xác, chi phí lưu thông xuất khẩu chỉ có một phần là không hoàn toàn chính xác do các chi phí khó phân bổ ở trên gây nên Công ty có thể dựa vào tỷ trọng của từng loại hoạt động và đặc điểm kinh doanh của Công ty trong năm để phân bổ các loại chi phí đó cho từng lĩnh vực.
Kết quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2002 –2005 được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty năm 2002- 2005
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
1. DTXK
25.649.200
38.634.800
52.750.026
55.151.834
2. CPXK
Trong đó:
- Giá vốn
- chi phí lưu thông xuất khẩu
25.315.850
24.612.632
703.218
38.139.774
36.865.449
1.271.325
52.083.339
50.457.141
1.626.198
54.401.573
52.666.357
1.735.216
3. Lợi nhuận xuất khẩu
333.350
495.026
666.687
750.261
4. Lãi gộp xuất khẩu
1.036.568
1.766.351
2.292.885
2.485.477
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty thực phẩm miền Bắc
Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của Công ty có xu hướng phát triển tốt. Mức lãi gộp xuất khẩu tăng các năm cụ thể: năm 2003 so với năm 2002 mức lãi gộp tăng 729.783 USD tương ứng với 70,4%. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 526.534 USD tương ứng với 29,8% và năm 2005 so với năm 2004 tăng 192.592 USD tương ứng với 8,4%. Ngoài ra lợi nhuận xuất khẩu của Công ty các năm sau đều cao hơn năm trước, cụ thể là năm 2003 lợi nhuận xuất khẩu tăng 161.676 USD, năm 2004 lợi nhuận xuất khẩu tăng 171.661 USD và năm 2005 lợi nhuận xuất khẩu tăng 83.574 USD điều đó chứng tỏ xuất khẩu là một thị trường tiềm năng của công ty.
2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Công ty.
Qua bảng kết quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty ta cũng sẽ tính được các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty trong thời gian qua.
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu của Công ty được thể hiện trong bảng 2.5
Bảng 2.5. Các tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu của Công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
So sánh 2005 -2004
Tuyệt đối
Tương đối
DTXK
Triệu đồng
397,500
600.000
818.000
855.000
37.000
+ 4,53%
CPXK
Triệu đồng
392,500
591.000
807.000
844.000
37.000
+ 4,6%
CPLTXK
Triệu đồng
11000
19.800
25.200
27.000
1.800
LN
Triệu đồng
5.200
7.700
10.200
11.600
1.400
+ 13,7%
Lãi gộp XK
Triệu đồng
16.000
27,400
35.500
35.500
3.000
+ 8,46%
LN/DT
Đồng/Đồng
0,0131
0,0128
0,0125
0,0136
0,0011
+ 8,8%
LN/CP
Đồng/Đồng
0,0132
0,0130
0,0126
0,0137
0,0011
+ 8,7%
LN/CPLT
Đồng/Đồng
0,473
0,39
0,4
0,43
0,03
+ 7,5%
Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu được thể hiện ở bảng qua ba chỉ tiêu là: lợi nhuận xuất khẩu trên doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu trên chi phí xuất khẩu và lợi nhuận xuất khẩu trên chi phí lưu thông xuất khẩu.
Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu trên doanh thu xuất khẩu phản ánh cứ mỗi đồng doanh thu xuất khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng số liệu thì năm 2005 là năm có tỷ xuất lợi nhuận xuất khẩu trên doanh thu là cao nhất với giá trị là 0,0136. Điều đó có nghĩa là cứ mỗi đồng doanh thu xuất khẩu thì cho 0,0136 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này biến động qua các năm, cụ thể: năm 2003 so với năm 2002 thì chỉ tiêu này giảm 0,0003 đồng tương ứng với giảm 2,3%. Năm 2004 so với năm 2003 thì chỉ tiêu này giảm 0,0003
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32633.doc