Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên dệt Minh Khai

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 2

1.1. Chi phí sản xuất 2

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 2

1.1.2. Nội dung chi phí sản xuất 2

1.1.3 Phân loại chi phí sản xuất 3

1.1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất của CF 4

1.1.3.2. Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng chủa CF 5

1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 6

1.2. Giá thành sản phẩm 6

1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 6

1.2.2 Nội dung giá thành sản phẩm và dịch vụ 7

1.2.3 Hạ giá thành sản phẩm 8

1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất kinh doanh 9

1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan 9

1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 13

2.1 Nét cơ bản về công ty TNHH NN MTV dệt Minh Khai 13

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty 13

2.1.2 Đặc điểm về nguồn lực của công ty 16

2.1.3 Đặc điểm về bộ máy quản lý của công ty 20

2.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí và giá thành tại công ty 20

2.2.1. Thực trạng công tác quản lí chi phí 20

2.2.2 Phân loại chi phí phải trả theo khoản mục giá thành của khăn 34-85 28

2.3. Công tác quản lý giá thành sản phẩm tại công ty 35

2.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 35

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 40

3.1.Phương hướng và mục tiêu hoàn thành công tác công tác quản lý chi phí và giá thành tại công ty 40

3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thành công tác công tác quản lý chi phí và giá thành tại công ty 40

3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn 41

3.1.3 Phương hướng và mục tiêu của công ty trong năm 2008 43

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH NN MTV dệt Minh khai 44

3.2.1 Đối với công ty 44

3.2.2 Đối với nhà nước và cấp trên 45

3.2.3. Đề xuất với nhà nước và cấp trên 48

LỜI KẾT 50

 

 

 

 

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên dệt Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó có 55 cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật. Cho đến nay công ty đã có tới 1161 người, trong đó: Lao động ngành công nghiệp: 1161 người Lao động nữ: 913 người Lao động hợp đồng: 148 người Lao động làm công tác quản lý: 78 người Lao động có trình độ cao đẳng trở lên: 55 người Lao động bình quân đang làm việc: 1103 người Thu nhập bình quân 1 người/ 1 tháng: 1 000 000 đồng Công ty ngày càng quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao chất lượng lao động. Lao động quản lý có bằng cấp, công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của công ty cụ thể: - Về lao động quản lý: Công ty có tổng số lao động quản lý là 78 người, lao động có trình độ đại học là 50% chiếm 66,67%, số lao động có trình độ trung cấp là 25 người chiếm33,33%. - Về lao động sản xuất: Tổng số lao động trong công ty là936 người chiếm 92,6% tổng số lao động toàn công ty. Do trình độ kỹ thuật ngày càng phát triển, hệ thống máy móc của công ty dần dần được thay thế cho nên để đáp ứng kịp thời với trình độ đó, trong năm 2006 công ty dệt Minh Khai đã đào tạo mới, đào tạo bổ sung, đề bạt và tuyển mói lao động quản lý với khối lượng khá lớn. Nhưng chủ yếu công ty vẫn lấy nguồn lực hiện có tại công ty cho đi đào tạo thêm tay nghề, trình độ quản lý đồng thời tuyển thêm một số trường đào tạo dạy nghề, cao đẳng, đại học chuyên nghiệp. Năm 2007, công ty có dự kiến tuyển dụng 5 lao động có trình độ cao đẳng và đại học, 19 lao động phổ thông. Bên cạnh nhu cầu tăng lao động thì công ty cũng có dự kiến giảm 15 lao động đến tuổi nghỉ hưu. Trong quý I năm 2007 không có lao động nào phải nghỉ việc. b. Đặc điểm về vốn và cơ cấu vốn. Bất kỳ một doanh nghịêp nào muốn hoạt động được phải có vốn sau đó mới tính đến các yếu tố khác. Trong thời kỳ bao cấp, tất cả vốn của doanh nghiệp đều do nhà nước cấp để kinh doanh theo kế hoạch và chỉ tiêu của nhà nước. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì doanh nghiệp phải có trình độ quản lý tốt trong tất cả các lĩnh vực nói chung và trong quản lý việc sử dụng vốn nói riêng. Ngày đầu thành lập, Công ty dệt Minh Khai được cấp tài sản cố định trị giá 3 triệu đồng từ ngân sách nhà nước. Cho đến năm 1992 khi có quyết định thành lập tại nhà máy, Công ty dệt Minh Khai đã có nguồn vốn kinh doanh là 10.845.000.000 đồng. Bao gồm: Vốn cố định: 9.026.000.000 đồng Vốn lưu động: 1.759.000.000 đồng Vốn khác: 60.000.000 đồng Trong đó: Vốn ngân sách cấp: 8.635.000.000 đồng Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 710.000.000 đồng Vốn vay: 1.483.000.000 đồng Đến năm 1993, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập công ty dệt Minh Khai từ nhà máy dệt TNHH NN MTV Minh Khai thì công ty có tổng số vốn kinh doanh là: 11.627.605.125 đồng. Trong đó: Vốn lưu động: 3.058.512.667 đồng Vốn cố định: 7.789.826.926 đồng Vốn khác: 779.265.532 đồng Trước đây do được ngân sách cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty ít chú trọng đến việc bảo toàn và phát triển vốn. Nhưng hiện nay, không còn có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước nên công ty phải tự huy động, bảo toàn và phát triển vốn vì sự phát triển của mình. c. Đặc điểm máy móc thiết bị - trình công nghệ. Về máy móc thiết bị: Ngày đầu thành lập, công ty chỉ có 260 máy dệt thoi khổ hẹp do Trung Quốc viện trợ, đến nay công ty đã từng bước đầu tư về chiều sâu và chiều rộng và đã có một hệ thống thiết bị tương đối hoàn chỉnh để có thể sản xuất các loại khăn phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài từ sản phẩm trung bình cho đến sản phẩm cao cấp. Về quy trình công nghệ: Với tất cả những nhiệm vụ được nhà nước giao phó đã được trình bày ở trên và tình hình thực tế của công ty, cơ cấu sản xuất của công ty dệt Minh Khai được tổ chức như sau: Sơ đồ: Công ty TNHH NN MTV dệt Minh Khai. Cơ cấu sản xuất của công ty Phân xưởng dệt thoi Phân xưởng dệt kim Phân xưởng tẩy nhuộm Phân xưởng hoàn thành Kho sợi Kho trung gian Kho thành phẩm Theo sơ đồ trên cơ cấu sản xuất của công ty được tổ chức thành 4 phân xưởng: - Phân xưởng dệt thoi: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các trục dệt và suốt sợi ngang đưc vào máy dệt để thành khăn bán thành phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất khăn bông. - Phân xưởng dệt kim: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các bộ kim sợi mắc lên máy để dệt thành vải tuyn theo quy trình công nghệ sản xuất vải tuyn. - Phân xưởng tẩy nhuộm: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn nấu, tốy, nhuộm, sấy khô và định hình các loại khăn, sợi và vải tuyn theo quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng khăn bông, vải tuyn. - Phân xưởng hoàn thành: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn cắt, may, kiểm tra, đóng gói, đóng kiện các sản phẩm khăn bông và cắt kiểm các loại vải tuyn, vải nối vòng theo quy trình công nghệ sản xuất. 2.1.3. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý. Là lá cờ đầu của ngành công nghiệp Hà Nội, Công ty TNHH NN MTV dệt Minh Khai có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay là: - Sản xuất các sản phẩm dệt thoi, dệt kim, sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Được nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng ngành dệt và may mặc phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường. Được làm uỷ thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị có nhu cầu. - Được hợp tác liên doanh, làm đại lý, đại diện, mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trên của nhà nước giao phó công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, sự nhiệt tình và sự nhảy cảm với thị trường. Một cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, có quan hệ phân công cụ thể quyền hành và trách nhiệm sẽ tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi, từ đó sự đoàn kết, nhất trí trong toàn doanh nghiệp sẽ tăng lên và năng suất lao động cũng sẽ tăng theo là điều tất yếu. 2.2 Thực trạng công tác quản lý lĩnh vực chi phí và giá thành sản phẩm. 2.2.1 Thực trạng công tác quản lý lĩnh vực chi phí. Do đặc điểm nổi bật của công ty là sản xuất nhiều sản phẩm nên mỗi sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất đều được tinh toán chi tiết các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất khăn, màn tuyn, các chi phí này là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. “Trong chuyên đề thực tập này, em xin đề cập tới một loại sản phẩm trong quy trình sản xuất của công ty TNHH NN MTV dệt Minh Khai, đó là khăn 34-85”. Nhìn chung chi phí sản xuất sản phẩm bao gồm 3 khoản chi phí chinh: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Tập hợp chi phí sản xuất với việc xác định đối tượng tập hợp để phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh là một yếu tố cần thiết không thể thiếu được đối với công tác quản lýchi phí sản xuất ở công ty. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thựuc chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí. Xuất phát từ đặc điểm tổ chưc bộ máy sản xuất ở xưởng, việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí giúp cho công tác quản lý chi phí của công ty được tốt nhất và mang lại hiệu quả cao. Sản phẩm chính của công ty là các loại sản phẩm: Khăn , màn tuyn Quá trình sản xuất sản phẩm được tổ chức ở các phân xưởng trên các dây chuyền công nghệ khác nhau. Mỗi phân xưởng hoàn thiện sản phẩm của mình. Căn cứ vào đặc điểm đó thì công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là các quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Thực trạng chi phí sản xuất trong công ty TNHH NN MTV Dệt Minh Khai. Trong cơ chế thị trường hiện nay, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đòi hỏi phải chặt chẽ, chính xác để từ đó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra được những quyết định phù hợp nhằm hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu được nhiều lợi nhuận. Để quản lý chi phí sản xuất tốt phải phân loại chi phí vì mỗi cách phân loại lại mang một ý nghĩa riêng đồng thời không biệt lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau tiến tới một mục đích chung là quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất nhưng thông thường người ta hay phân loại theo yếu tố chi phí và khoản mục chi phí. Quản lý chi phí sản xuất theo yếu tố Theo cách phân loại này có thể thấy được chi phí về lao động sống và lao động vật hoá để từ đó giúp cho doanh nghiệp kiểm tra sự cân đối với các kế hoạch khác nhau như kế hoạch cung ứng vật tư, lao động tiền lương, khấu hao TSCĐ, nhu cầu vốn lưu động, giá thành Ta có thể thấy được việc quản lý chi phí sản xuất theo yếu tố của xưởng qua các bảng số liệu dưới đây: Bảng 3. Chi phí sản xuất theo yếu tố của năm 2006 và năm 2007 (cho sản phẩm khăn 34-85) ĐVT: đồng Stt Diễn giải 2006 2007 So sánh Tuyệt đối Tương đối 1 Chi phí NVL 2.477.157.672 2.402.934.802 -74.222.870 -3% 2 Chi phí nhân công và các khoản trích theo lương 651.721.405 600.725.400 -50.996.005 -7,8% 3 Chi phí KH TSCĐ 207.612.659 190.750.340 -16.832.319 -8,1% 4 Chi phí D/vụ mua ngoài 42.730.100 45.850.500 3.120.000 7,3% 5 Chi phí bằng tiền khác 14.321.300 19.950.236 5.628.936 39,3% Cộng 3.393.543.136 3.242.211.278 -151.331.858 -4,46% a/ Chi phí NVL Để sản xuất ra 1 loại sản phẩm thì cần sử dụng rất nhiều loại vật liệu. Là công ty sản xuất khăn, màn tuyn phục vụ cho thị trường tiêu dùng nên chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Ta có thể nhận thấy điều này thông qua số liệu ở bảng trên. năm 2006, chi phí NVL chiếm tỷ trọng 73%, năm 2007 tỷ lệ này là 74,1%. Điều này chứng tỏ trong năm 2007 công ty đã tăng năng suất lao động , sản xuất nhiều hơn năm trước. Chi phí NVL cho sản phẩm khăn 34-85 năm 2007 giảm 74 222 870 đồng, tương ứng tỷ lệ 3%. Chi phí NVL trong giá thành giảm xuống nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, đó là điều đáng khích lệ của công ty. b/ Chi phí nhân công Trong các yếu tố chi phí , ngoài chi phí NVL giảm xuống ta còn thấy chi phí nhân công cũng giảm 50 996 005 đồng (sản phẩm khăn 34-85) tương ứng tỷ lệ 7,8%. Theo số liệu của kế toán tổng quỹ lương của công ty tăng lên, thu nhập bình quân công nhân tăng lên nhưng chi phí tiền lương giảm xuống, nguyên nhân là : Trong những năm qua, công ty đã trang bị thêm máy móc thiêt bị hiện đại làm cho năng suất lao động tăng lên. Trình độ tay nghề của công nhân ngày một nâng cao Xưởng đã có sự bố trí lại lượng lao động phù hợp với tiến độ của công việc. c/ Chi phí khấu hao TSCĐ Đối với yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ, năm 2007 đã giảm 16 862 319 đồng(sản phẩm khăn 34-85) so với năm 2006, với tỷ lệ tương ứng là 8,1%, là do công ty tính khấu hao theo phương pháp bình quân mà số lượng sản xuất lại tăng lên. Đây chính là nguyên nhân làm cho chi phí khấu hao TSCĐ giảm xuống. d/ Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí dich vụ mua ngoài đã tăng lên 3 120 000đồng(sản phẩm khăn 34-85) ứng với tỷ lệ 7,3%. Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên là do chi phí : điện sản xuất, nước, điện thoại, fax, vé máy bay ở công ty chi phí này gồm 5 tiểu mục chi phí trong đó chi phí điện sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sau đây ta đi xem xét cụ thể sự biến động của từng tiểu mục chi phí trong yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài. Bảng 4: Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2006 và năm 2007 của công ty (sản phẩm khăn 34-85) ĐVT: đồng Stt Diễn giải 2006 2007 So sánh Tuyệt đối Tương đối 1 điện sản xuất 21.000.000 22.000.000 1.000.000 4,76% 2 Nước 8.000.000 9.450.000 1.450.000 18,13% 3 Điện thoại 6.478.800 6.200.000 -278.800 -4,3% 4 FAX 2.000.000 2.850.000 850.000 42,53% 5 Vé máy bay 5.251.300 5.350.500 99.200 1,9% Tổng 42.730.100 45.850.500 3.120.400 7,3% Năm 2006 tổng chi phí phải trả cho dịch vụ mua ngoài tinh cho(sản phẩm khăn 34-85) là 42 730 100đồng chiếm tỷ trọng 1,26% trong tổng chi phí sản xuất. Năm 2007 chi phí dich vụ mua ngoài 45 850 500 đồng chiếm tỷ trọng 1,4% với tỷ lệ tăng 7,3% công ty cần tiến hành rà soát lại các tiểu mục chi phí để phát hiện ra tiểu mục cần được cắt giảm, nhằm làm tăng tỷ lệ tăng của chi phí dịch vụ mua ngoài. Để thấy rõ được mức độ của từng tiểu mục đến chi phí dịch vụ mua ngoài , ta tiến hành phân tích chi tiết từng tiểu mục. * Điện sản xuất: Đây là tiểu mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí dịch vụ mua ngoài. Năm 2006, chi phí điện sản xuất là 21.000.000 đồng chiếm tỷ trọng49%. Sang năm 2007 con số này là 22.000.000 đồng, chiếm 48%. Như vậy, chi phí điện sản xuất đã tăng 1.000.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4.76%. Làm cho tổng chi phí dịch vụ mua ngoìa tăng mạng vào năm 2007. * Nước: Khoản chi phí này cũng tăng tương đối. Năm 2006, chi phí là 8.000.000 đồng, năm 2007 là9.450.000 đồng. Như vậy, so với năm 2006 tăng lên 1.450.000 đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 18,13%. * Điện thoại: Khoản mục chi phí này giảm 278.800 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 4,3%. Chi phí điện thoại do cước viễn thông của nước ta ngày một giảm. * Fax: Năm 2007, tăng 850.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 42,53% so với năm 2006. Khoản mục này tăng vì mức độ lưu chuyển thông tư giấy tờ đến khách hàng ngày một nhiều. * Vé máy bay: Khoản chi phí này cũng tăng 99.200 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,9%. Do các hợp đồng xuất khẩu tăng, để phục vụ cho sự ký kết thuận lợi các nhân viên phòng kinh doanh sang nước bạn để kiểm tra thực tế và ký kết. Tóm lại, có thể nói rằng: chi phí dịch vụ mua ngoài của xưởng tăng lên là do sự gia tăng của chi phí. Điện sản xuất, nước, fax, vé máy bay. Công ty cần tìm ra các biện pháp tích cực nhằm giảm bớt các chi phí góp phần vào tiến trình hạ giá thành trong công ty. e/ Chi phí bằng tiền khác: Là những khoản chi phí ngoài như: chi phí đại hội công nhân viên chức, chi phí tiếp khách, chi phí mua văn phòng phẩm, an toàn lao động và khám sức khoẻMuốn có sự đánh giá chính xác, toàn diện khách quan tình hình chi phí sản xuất ta tiến hành phân tích tình hình thực hiện các khoản chi phí bằng tiền của Công ty vì qua đó ta cũng thấy được sự tác động ảnh hưởng của các khoản chi phí sản xuất. Bảng 5 : Chi phí bằng tiền khác năm 2006 và 2007 của Công ty( tính cho sản phẩm khăn 34-85) Đơn vị tính: Đồng Stt Diễn giải 2006 2007 So sánh Tuyệt đối Tương đối(%) 1 Chi phí đại hội công nhân viên chức 2 800 000 3 500 000 700 000 25 2 Chi phí tiếp khách 7 000 000 9 000 000 2 000 000 28,57 3 Chi phí mua văn phòng phẩm 1 950 000 2 750 000 800 000 41 4 ATLĐ và khám sức khoẻ 2 500 000 4 000 000 1 500 000 60 5 Chi phí khác 71 300 700 236 628 936 882,1 Tổng 14 321 300 19 950 236 5 628 936 39,3 Trên đây là những khoản chi phí khác bằng tiền: Năm 2006, những khoản chi phí này chiếm 0,4% trong tổng chi phí sản xuất. Sang năm 2007, tỷ lệ này là 0,6% tăng 5.628.936 đồng ứng với tỷ lệ 39,3%. Để thấy rõ được sự biến động của khoản mục này, ta sẽ đi phân tích từng khoản mục. * Chi phí đại hội công nhân viên chức. Đây là khoản chi thiết yếu cần thiết cho sự hoạt động của công ty. Năm 2006, chi hết số tiền là 2.800.000 đồng. Sang năm 2007, con số này là 3.500.000 đồng, tăng 700.000 đồng ứng với tỷ lệ 25% so với năm 2006. * Chi phí tiếp khách: Khoản chi phí này tăng 2.000.000 đồng, ứng với tỷ lệ 28,57%. Bởi đây là chi phí bỏ ra để ký kết hợp đồng và đây là một khoản chi phí cũng tương đối cao trong tổng chi phí bằng tiền khác. Vì vậy, nó cũng có tác động đến tổng chi phí sản xuất sản phẩm. * Chi phí mua văn phòng phẩm: Để trang bị những vật dụng thiết yếu cho văn phòng, Công ty đã trích ra một khoản để mua sắm. Năm 2006, là 1.950.000 đồng, sang năm 2007 là 4.000.000 đồng. Qua đây thấy được chi phí tăng 800.000 đồng tương ứng với tỷ lệ 41% so với năm 2006. * Chi phí an toàn lao động và khám sức khoẻ định kỳ: Khoản này rất cần thiết vì đặc điểm của sản phẩm sản xuất ra ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân. Vì vậy, công ty luôn quan tâm đến đời sống sức khoẻ của cán bộ công nhân viên. Khoản chi phí này cũng tăng 1.500.000 đồng ứng với tỷ lệ 60%. Ta thấy đây là tỷ lệ tăng khá lớn trong tổng chi phí bằng tiền khác. * Chi phí khác: Năm 2006, Công ty đã chi ra một khoản là 71.300 đồng cho sản phẩm khăn 34-85, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí. Sang năm 2007, số này tăng đến 700.236 đồng. Qua đó ta thấy con số này tăng so với năm trước là 628.936 đồng ứng với tỷ lệ 882,1%. Điều này chứng tỏ công ty đã phải chi tăng lên rất nhiều lần cho khoản chi phí khác. Nhìn chung trong tổng chi phí bằng tiền khác thì chi phí cho việc: tiếp khách, ATLĐ và khám sức khoẻ định kỳ, đại hội công nhân viên chức chiếm tỷ trọng khá lớn. Vì vầy, để giảm khoản mục chi phí bằng tiền khác thì công ty cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời để có thể hạ giá thành sản phẩm, đem lại lợi nhuận tối ưu cho công ty. 2.2.2 Phân loại chi phí phải trả theo khoản mục giá thành của khăn 34-85 Để xác định được giá thành sản phẩm, xác định ảnh hưởng biến động của từng khoản mục đối với toàn bộ giá thành, từ đó đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm khăn 34-85 thì cần nghiên cứu , so sánh , phân tích chi phí sản xuất và khoản mục giá thành sản phẩm khăn 34-85 của công ty. Điều này được thể hiện thông qua bảng : Chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành sản phẩm khăn 34-85. Bảng 6. : Chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành sản phẩm khăn 34-85 của năm 2006 ĐVT: đồng Khoản mục đvt định mức đơn giá Thành tiền CPNVL TT CP NVL Chính +Sợi 20/1 của ấn Độ +Sợi 20/1 của 8/3 +Sợi 28/1của 8/3 +Sợi 54/2 Hà nội +Sợi 54/2 của ấn Độ +Sợi 30/1 của 8/3 +Sợi 20/4 của dệt CN - CP NVL phụ +Hoá chất +Thuốc nhuộm +Phụ kiện *Chỉ may *Nhãn mác 2.CP NC TT - Lương và các khoản phụ cấp - Các khoản trích theo lương 3. Chi phí SXC CF Vliệu, CCDC CF nhân viên CF DV mua ngoài CF KH TSCĐ CF bằng tiền khác Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Cuộn Cái 53.933 25.196 586 4.484 1.860 680 1.050 2.000 3.000 400.000 6000.000 27.194 27.455 30.000 39.000 38.584 32.000 21.205 5.500 6.000 300 100 3.226.157.672 2.477.157.672 1.466.654.002 691.756.180 17.580.000 174.876.000 71.766.240 21.760.000 32.756.250 749.000.000 11.000.000 18.000.000 120.000.000 200.000.000 1.001.756.605 651.721.405 350.035.200 595.480.671 246.589.857 84.226.755 42.730.100 207.612.659 14.321.300 Tổng 4.823.394.948 Bảng 7 : Chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành sản phẩm khăn 34-85 của năm 2007 ĐVT: đồng Khoản mục đvt định mức đơn giá Thành tiền CPNVL TT CP NVL Chính +Sợi 20/1 của ấn Độ +Sợi 20/1 của 8/3 +Sợi 28/1của 8/3 +Sợi 54/2 Hà nội +Sợi 54/2 của ấn Độ +Sợi 30/1 của 8/3 +Sợi 20/4 của dệt CN - CP NVL phụ +Hoá chất +Thuốc nhuộm +Phụ kiện *Chỉ may *Nhãn mác 2.CP NC TT - Lương và các khoản phụ cấp - Các khoản trích theo lương 3. Chi phí SXC CF Vliệu, CCDC CF nhân viên CF DV mua ngoài CF KH TSCĐ CF bằng tiền khác Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Cuộn Cái 53.933 25.000 504 4.150 1.200 680 1.000 2.000 3.000 400.000 6000.000 27.194 26.450 30.000 39.000 37584 32.000 31.200 5.500 6.000 250 100 3.131.934.802 2.402.934.802 1.466.654.002 661.250.000 15.120.000 161.850.000 45.100.800 21.760.000 31.200.000 729.000.000 11.000.000 18.000.000 100.000.000 600.000.000 800.725.400 600.725.400 200.000.000 532.328.646 195.600.870 80.230.700 45.850.500 190.750.340 19.950.236 Tổng 4.465.042.848 Để thấy được tình hình quản lý chi phí sản xuất của công ty cũng như để đưa ra được những đánh giá chính xác và đưa ra được những nhân tố ảnh hưởng , ta sẽ so sánh chi phí sản xuất sản phẩm giữa 2 năm 2006 va 2007. Qua bảng 6 và bảng 7 ta thấy chi phí cho sản phẩm khan 34-85 năm 2007 so với năm 2006 giảm xuống 358.352.100 đồng, ứng với tỷ lệ giảm 7,43%. Với việc giảm chi phí sản xuất như vậy sẽ tạo điều kiện cho công ty hạ được giá thành sản phẩm, đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá và tăng lợi nhuận cho xương nói riêng và cho công ty noii chung. Nhưng để đưa ra những đánh giá chính xác và tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng ta sẽ phân tích chi tiết theo từng khoản mục chi phí sau. a/ Khoản mục chi phí NVL TT Trong qua trình sản xuất ra một loại khăn phục vụ cho thị trường tiêu dùng , công ty phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu nhưng chủ yếu là các loại sợi : Sợi 20/1 của ấn Độ, Sợi 20/1 của 8/3, Sợi 54/2 Hà nội Những loại nguyên vật liệu này chủ yếu đều được nhập từ trong và ngoài nước. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Năm 2006 chi phí này chiếm 66,9% và đến năm 2007 là 70,14%. Vì vậy , việc quản lý nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với công ty. Nhìn vào bảng 6 và bảng 7 ta thấy so với năm 2007 chi ohí nguyên vật liệu phục vụ cho sản phẩm khăn 34-85 đã giảm 94.222.870 đồng ứng với tỷ lệ giảm 3%. Vởy chi phí nguyên vật liệu giảm mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đó là một điều đáng khích lệ của công ty. Chi phí nguyên vật liệu giảm là do 2 nguyên nhân chủ yếu đã ảnh hưởng đến khoản chi phí vật liệu này là mức tiêu hao bình quân của nguyên vật liệu và giá nguyên liệu xuât dùng. +) Mức tiêu hao của nguyên vật liệu: phản ánh quá trình sử dụng tiết kiệm hay lãng phí của công ty. Trong 2 năm qua, định mức tiêu hao nguyên vật liệu ở công ty khá ổn định. Có một số nguyên vật liệu giảm nhưng không đáng kể. Ví dụ như: sợi 20/1 của 8/3 giảm 196kg, sợi 28/1 của 8/3 giảm 82 kg ( cho toàn bộ sản phẩm khăn 34-85). Đây là nhân tố chủ quan, thể hiện được sự cố gắng của công ty trong việc giảm định mức tiêu hao. Tuy nhiên, công ty cũng cần cố gắng nghiên cứu , tìm tòi những biện pháp nhằm giảm định mức của một số loại nguyên vật liệu khác giúp cho việc hạ chi phí được tốt hơn. +) Giá cả vật liệu xuất dùng : Giá NVL phụ thuộc vào sự cố gắng trong sự tìm kiếm các nguồn mua co chất lượng cao, đảm bảo, lại có giá rẻ hợp lý. Đây là nhân tố chủ quan góp phần làm hạ giá thành sản phẩm. Công ty mua NVl chủ yếu ở bên ngoài của các đơn vị trong nước và ngoài nước. Do đó, giá mua NVL của xưởng còn phụ thuộc vào yếu tố sự biến động của thị trường trong nước cũng như trên thị trường ngoài thế giới. Năm 2007, công ty TNHH NN MTV dệt Minh Khai đã mua Sợi 20/1 của 8/3 giảm từ 27.455 đồng ( cho toàn bộ sản phẩm khăn 34-85) xuống còn 26.450 đồng. Năm 2006 giá mua Sợi 54/2 của ấn Độ giảm từ 38.584 đồng xuống còn 37.584 đồng, như vậy công ty đã tiêt kiệm được một khoản chi phí bằng việc lựa chọn nguồn mua có giá rẻ. Với một số loại NVL do công ty tìm được nguồn mua có giá rẻ nên đã tiết kiệm được: +) Chi phí Sợi 20/1 của 8/3 tiết kiệm được: ( 27.455 – 26.450) x 25.000 = 25.125.000 đồng +) Chi phí Sợi 54/2 của ấn Độ tiết kiệm được: ( 38.584 – 37.584 ) x 1.200 = 1.200.000 đồng Tóm lại, do định mức tiêu hao NVL cùng với giá cả NVL thay đổi làm cho chi phí NVL của công ty cũng thay đổi, giảm 74.222.870 đồng ( cho toàn bộ sản phẩm khăn 34-85). Nên đã phản ánh được sự cố gắng của công ty trong việc quản lý chi phí NVL. b) Khoản mục chi phí nhân công TT Chi phí nhân công TT của công ty năm 2006 chiếm tỷ trọng 20,7% trong giá thành sản phẩm, năm 2007 chỉ tiêu này chiếm 20%. Nhìn vào bảng 6 và bảng 7, ta thấy được chi phí nhân công trực tiếp năm 2006 là 1.001.756.605 đồng (cho toàn bộ sản phẩm khăn 34-85), năm 2007 là 891.082.400 đồng . Như vậy, đã giảm được 110.674.205 đồng ( cho toàn bộ sản phẩm khăn 34-85) ứng với tỷ lệ 11.04%. Theo số lượng của kế toán , mặc dù tổng quỹ lương của công ty tăng lên, thu nhập bình quân của công nhân tăng lên như chi phs lương trong giá thành sản phẩm lại giảm xuống. Điều này chứng tỏ nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc giảm chi phí nhân công là do năng suất lao động của công nhân đã tăng lên rất nhiều. Thực tế ở công ty cho thấy , số công nhân sản xuất bình quân trong năm 2007 so với năm 2006 không có biến động nhiều, trong khi đó số lượng sản phẩm lại tăng lên. Mặt khác, trong năm 2007 vừa qua , công ty đã đầu tư một số máy móc thiết bị hiện đại và có sự sắp xếp bố trí lại công nhân trong phân xưởng cho hợp lý. Như vậy có thể nói đây chính là sự phấn đấu chủ quan của công ty trong việc quản lý nhân công và đã tiết kiệm được 110.067.205 đồng. Đối với các khoản trích theo lương, công ty đã tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước, cụ thể là. BHXH trích theo 20% tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất. BHYT trích theo 3% tiền lương cơ bản của công nhân viên KPCĐ trích theo 2% tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp thực hiện việc trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tiền lương thực tế, mà tiền lương thực tế phải trả cho công nhân lớn hơn tiền lương cơ bản. Do đó làm cho chi phí sản xuất tăng lên ảnh hưởng không tốt tới giá thành sản phẩm. Công ty đã thực hiện việc trích lập các khoản trích theo lương đúng với quy định của nhà nước. Như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7858.doc
Tài liệu liên quan