MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO VAY HỘ NGHÈO 3
I. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo
3
1. Những cơ bản về đói nghèo 3
2. Các tiêu chí xác định hộ nghèo 4
3. Sự cần thiết cho vay xoá đói giảm nghèo 6
4. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác xoá đói giảm nghèo 7
II. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc xoá đói giảm nghèo
9
1. Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian qua 9
2. Thực trạng đói nghèo của Việt Nam hiện nay 10
3. Nguyên nhân của nghèo đói 12
4. Những ảnh hưởng của đói nghèo 15
5. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xoá đói giảm nghèo phát triển kinh tế xã hội 16
III. Quản lý và sử dụng vốn cho vay hộ nghèo 17
1. Vốn cho vay là gì 17
2. Quản lý tài chính 19
3. Quản lý các nguồn vốn trong tổ chức 26
4. Sử dụng vốn 29
5. Quản lý sử dụng vốn cho vay hộ nghèo 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN CHO VAY HỘ NGHÈO Ở HÀ TÂY 34
I. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng tới đói nghèo 34
1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh 34
2. Thực trạng đói nghèo của tỉnh Hà Tây 35
II. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây - Quá trình hình thành và phát triển 38
1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây 38
2. Ngân hàng phục vụ người nghèo Hà Tây 42
3. Nhu cầu về vốn cho vay xoá đói giảm nghèo ở Hà Tây 45
II. Các hoạt động cơ bản để thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của tỉnh 46
1. Các hoạt động xoá đói giảm nghèo chủ yếu 46
2. Các thành quả đạt được của ngân hàng phục vụ người nghèo Hà Tây 50
3. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn cho vay người nghèo 61
4. Đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng người nghèo Hà Tây 65
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO HÀ TÂY 68
I. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 68
1. Quan điểm xoá đói giảm nghèo của tỉnh 68
2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh 70
3. Mục tiêu của ngân hàng phục vụ người nghèo Hà Tây 72
II. Những kinh nghiệm trong việc quản lý sử dụng vốn cho vay hộ nghèo 73
1. Kinh nghiệm quản lý của ngân hàng 73
2. Kinh nghiệm tạo dựng vốn của các nước trên thế giới 76
III. Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng quản lý và sử dụng vốn cho vay hộ nghèo 78
1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý vốn 78
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 85
Một số kiến nghị và đề xuất 92
Kết luận 93
Tài liệu tham khảo 94
102 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cho vay ở ngân hàng phục vụ người nghèo Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn và bù đắp chi phí. Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ nghèo có sức lao động, nhưng thiếu vốn được vay vốn để phát triển sản xuất, không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay và lãi xuất theo quy định.
Ngân hàng phục vụ người nghèo được xét miễn thuế doanh thu và lợi tức để giảm lãi xuất cho vay đối với người nghèo. Các rủi ro bất khả kháng của ngân hàng phục vụ người nghèo được bù đắp bằng quỹ bù đắp rủi ro theo quy chế tài chính của bộ tài chính.
2.2. Cơ cấu tố chức bộ máy.
Phòng kê toán ngâ
Tổ vay vốn
và tiết kiệm
hộ nghèo
hộ nghèo
hộ nghèo
hộ nghèo
hộ nghèo
hộ nghèo
Ban xoá đói
giảm nghèo
Tổ vay vốn
và tiết kiệm
Chi nhánh ngân hàng nghười nghèo cơ sở do các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp cơ sở đảm nhiệm
Phòng kiểm soát
Trung tâm điều hành tác nghiệp ngân hàng phục vụ người nghèo
Phòng kế hoạch nghiệp vụ
Phòng kế toán
ngân quỹ
Tổ vay vốn
và tiết kiệm
2.3. Chức năng của các phòng ban.
* Phòng kế hoạch nghiệp vụ
- Nghiên cứu tổng hợp, phân tích tình hình kinh tế trên địa bàn, khởi thảo kế hoạch.
- Khởi thảo kế hoạch tín dụng.
- Nghiên cứu các dự án nhằm tăng trưởng vốn để mở rộng phạm vi hoạt động.
- Thực hiện nhiệm vụ trung tâm tiếp thị và thông tin phòng ngừa rủi ro.
- Thẩm định các chương trình, dự án tín dụng, chọn lựa để lập kế hoạch theo quy định.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch từ cơ sở.
- Tổ chức theo dõi thống kê chuyên ngành có hệ thống về hoạt động tín dụng.
- Kiểm tra báo cáo chuyên đề
- Thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao.
* Phòng kế toán ngân quỹ.
- Trực tiếp hoạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, thanh toán theo quy định.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu đầy đủ
- Thực hiện chế độ quyết toán hàng năm theo quy định.
- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra báo cáo chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao.
* Phòng kiểm soát
Thực hiện theo quy chế kiểm soát thường xuyên các hoạt động trong hệ thống:
- Kiểm tra kiểm soát hoạt động của các ngân hàng cơ sở.
- Kiểm tra kiểm soát các báo cáo chuyên đề.
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc trung tâm điều hành tác nghiệp và các chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo cơ sở.
- Nghiên cứu phân tích tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn. Khởi thảo các kế hoạch dài hạn xác định các mục tiêu chiến lược trong hoạt động của chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo cơ sở.
- Khởi thảo kế hoạch tín dụng (kế hoạch điều hành) bao gồm các khâu, các việc cụ thể.
- Nghiên cứu và thẩm định các dự án nhằm tăng trưởng vốn để mở rộng phạm vi hoạt động.
- Thực hiện nhiệm vụ trung tâm tiếp thị, thông tin phòng ngừa rủi ro.
- Tổ chức theo dõi thống kê chuyên ngành có hệ thống về hoạt động tín dụng
Tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch từ cơ sở. Ngăn chặn những hành vi làm trái quy định này.
3. Nhu cầu về vốn cho vay xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tây .
Hà Tây cũng như bao tỉnh khác của Việt Nam, người dân phần đông là làm nông nghiệp, nhiều vùng quanh năm ngoài hai vụ trồng lúa ra người nông dân không biết làm gì, hơn nữa việc làm nông nghiệp lại hay rủi ro, vì vậy mà đời sống của những người nông dân thuần tuý là rất khó khăn. Bằng một sào ruộng khoán/đầu nhân khẩu thì đủ ăn đã là khá, làm gì có mà để tích luỹ lâu dài. Thế nhưng trong cuộc sống còn biết bao thứ cần phải trang trải đó là không tính đến lúc ốm đau, bệnh tật...Chính vì vậy người nông dân gặp phải không ít khó khăn. Theo báo cáo thống kê của tỉnh, năm 2001 toàn tỉnh còn 47.664 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 8,94% so với tổng số hộ trong đó có 4.956 hộ quá nghèo, chiếm tỷ lệ 0,88%. Dẫn đến đói nghèo như vậy thì có nhiều nguyên nhân, có hộ nghèo do không có lao động lại ốm đau bệnh tật, có hộ nghèo do không biết cách làm ăn...Trong đó một bộ phận không nhỏ những hộ nghèo có sức lao động nhưng lại thiếu vốn để sản xuất. Để có thể đầu tư sản xuất người nông dân cần phải có một số vốn nhất định, nếu đi vay ngoài thì họ phải chịu lãi suất cao dẫn đến đầu tư không có hiệu quả. Trươc nhu cầu to lớn đó của nông dân (đặc biệt là nông dân nghèo) Đảng và Nhà nước đã có những cơ chế chính sách về triệu đồng nhằm người giúp người nông dân về vốn sản xuất với lãi suất thấp thông qua các chương trình, tiêu biểu cho các chương trình đó là chương trình xoá đói giảm nghèo. Người nông dân đã được hưởng nhiều ưu đãi từ những chương trình này. Ngân hàng phục vụ Người nghèo là một đơn vị của nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp cho người nghèo vay vốn. Hiện nay khi vay vốn ở Ngân hàng phục vụ Người nghèo người nông dân được hưởng mức lãi suất ưu đãi là 0,5%/tháng và không phải chịu bất cứ một chi phí hành chính nào, ngoài ra còn không phải thế chấp tài sản. Thấy được những sự quan tâm đó của Đảng và Nhà nước mà hiện nay có rất nhiều nông nghèo đã đến vay vốn làm ăn tai Ngân hàng phục vụ Người nghèo. Ở Hà Tây trong các năm qua đã cho vay với một số lượng lượt hộ khá lớn, cụ thể là: Năm 1998 là 28.356 hộ; năm 1999 là 32.930 lượt hộ; năm 2000 là 29.245 lượt hộ và năm 2001 là 36.013 lượt hộ. Như vậy trong 4 năm từ năm 1998 dến năm 2001 Ngân hàng phục vụ người nghèo đã cho vay tới 1.265.544 lượt hộ, đó mới chỉ là con số tính riêng của Ngân hàng phục vụ người nghèo, ngoài ra nông dân cũng vay vốn ở những tổ chức khác và cũng có những hộ do không nắm được những chính sách của Đảng nên đã không giám vay vốn của Nhà nước, họ sợ có liên quan đến pháp luật. Đây cũng là một tồn tại cần phải nhanh chóng thay đổi đường lỗi của đảng đến được từng người dân.
Với những con số ta vừa đưa ra thì có thể thấy rằng chủ trương xoá đói giảm nghèo và việc ra đời Ngân hàng phục vụ Người nghèo và sắp tới là Ngân hàng chính sách là đúng đường lối, hợp với lòng dân. Vì thế trong thời gian tới chắc chắn số lượt hộ đến xin được vay vốn là rất lớn cho nên một yêu cầu mới đặt ra những đơn vị thực hiện nhiệm vụ này phải có những thay đổi ao cho phù hợp với hoàn cảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH.
1. Các hoạt động xoá đói giảm nghèo chủ yếu.
Hà tây thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo theo chủ trương của chương trình, chính sách quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Thực hiện phối kết hợp các ban ngành địa phương cùng phối hợp thực hiện. Coi công tác xoá đói giảm nghèo là trọng tâm và rất cấp thiết. Nhà nước đã đầu tư ngân sách cho các chương trình đồng thời các chương trình đó đã lồng ghép với các chương trình khác để năng cao hiệu quả của hoạt động xoá đói giảm nghèo .
1.1. Nhóm các chương trình.
Chương trình 135 : Đây là chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xã đặc biệt khó khăn với năm nhiệm vụ chủ yếu. Trong đó trực tiếp thực hiện hai nhiệm vụ: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo cán bộ trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn. Ba nhiệm vụ còn lại: Quy hoạch dân cư, phát triển sản xuất, và xây dựng trung tâm cụm, xã được thực hiện bằng việc lồng ghép với các chương trình khác trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn. Trong giai đoạn 1998 - 2000 mục tiêu của chương trình 135 là giảm từ 4 - 5% hộ nghèo đói kinh niên, bước đầu cung cấp nước sạch sinh hoạt, thu hút phẩn lớn trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường, kiểm soát được một số bệnh hiểm nghèo, có đường giao thông sinh hoạt đến các trung tâm cụm xã, phần lớn đồng bào được hưởng thông tin. Còn giai đoạn 2000 - 2005 giảm tỷ lệ đói nghèo còn 25% vào năm 2005. Đảm bảo đồng bào có đủ nước sinh hoạt, thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường. Đại bộ phận đồng bào được tiếp thu kinh nghiệm sản xuất và đời sống. Kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh đói nghèo. Có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm xã. Thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn. Đây là một chương trình vận hành theo một cơ chế đặc biệt hợp lòng dân, đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng và bước đầu có hiệu quả, tạo ra sự phấn khởi tin tưởng của đồng bào các dân tộc vào đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Chương trình này thực hiện một cách dân chủ, công khai từ cấp xã đến cấp huyện và tỉnh. Nhân dân trong xã được dân chủ bàn bạc từ việc xây dựng dự án, thứ tự ưu tiên đầu tư đến công khai mức vốn Nhà nước hỗ trợ và đóng góp của dân. Nhân dân cử ra ban giám sát đại diện của dân trong quá trình triển khai thi công và nhiệm thu, thanh toán chương trình. Đồng thời do chương trình này có liên quan đến nhiều vấn đề nên được quan tâm của các bộ ban ngành như: Giáo dục đào tạo, mỗi xã được bình quân 50 triệu đồng, ngành y tế đầu tư xây dựng trạm y tế, thuốc thiết yếu và đào tạo cán bộ y tế, chương trình định canh định cư, chương trinh 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình nước sạch và vệ sinh... chương trình xây dựng trung tâm cụm xã....
Chương trình 120: đào tạo công ăn việc làm cho người lao động. Năm 2002 Hà tây đặt chỉ tiêu cho vay 155 dự án với tổng số vốn 15 tỷ. Theo chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm mới cho 9200 lao động. Quỹ vì người nghèo có 1334 tỷ, mục tiêu giảm hộ nghèo từ 10,42% xuống còn 8,94% (theo tiêu chí mới, cấp 7349 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo.
Chính sách hỗ trợ y tế: Trợ giúp cho người nghèo trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễn giảm chi phí chữa bệnh bằng các hình thức như mua thẻ bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí, khám chữa bệnh nhân đạo từ thiện... Tăng cường mạng lưới y tế cơ sở.
Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Nhằm đảm bảo cho con em tất cả các hộ nghèo, đặc biết là các trẻ em gái có điều kiện cần thiết cho học tập. Giảm sự chênh lệch về môi trường học tập và sinh hoạt trong nhà trường giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa các vùng đặc biệt khó khăn với các vùng phát triển.
Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: Hỗ trợ các hộ gia đình dân tộc, đặc biệt khó khăn có dân số dưới 10 ngàn người ổn định đời sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, tiếp cận các phương thức sản xuất mới, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững.
Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo: Tạo điều kiện cho người nghèo nắm được những kiến thức phổ thông về pháp luật, nhận thức được đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội .
Chính sách an ninh xã hội, trợ giúp đối tượng yếu thế: Hỗ trợ trực tiếp cho người bi rủi ro do thiên tai, bão lụt để ổn định cuộc sống. Hỗ trợ nhóm yếu thế như người già không nơi nương tựa, trẻ em có điều kiện đặc biệt khó khăn, người tàng tật ổn định cuộc sống, từng bước vào cuốc sống.
Hỗ trợ người nghèo về nhà ở: Nhằm hỗ trợ xoá nhà ổ chuột, nhà dột nát siêu vẹo, nhà ở khu vực ô nhiễm nặng, độc hại có ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng của người nghèo. Trong năm 2001 theo kết quả điều tra đói nghèo còn 1172 hộ nghèo nhà ở rột nát, trong đó 172 hộ quá nghèo, 11 xã có tỷ lệ đói nghèo cao từ 25% trở lên. Năm 2001 cùng với nguồn quỹ hỗ trợ chi ngân sách của tỉnh, huy động quỹ ngày vì người nghèo, nguồn lãi suất quỹ tiết kiệm xoá đói giảm nghèo toàn tỉnh đã xây dựng được 589 ngàn đồng với tổng số tiền 5725 triệu đồng đạt 144% kế hoạch vượt chỉ tiêu 181 nhà. Mỗi nhà xây từ 5 - 15 triệu đồng có một số là 20 triệu đồng. Các đối tượng được xây nhà thường là người cô đơn, người tàn tật. Đây là một trong những giải pháp thực hiện chương trình có hiệu quả được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Chính sách hỗ trợ tư liệu, công cụ và đất sản xuất cho người nghèo: Tạo điều kiện về đất và hỗ trợ một phần công cụ sản xuất phù hợp cho người nghèo ở nông thôn.
1.2. Các hoạt động thông qua các chương trình dự án
Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo. Phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo... Phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành các cơ sở hạ tầng thiết yếu như thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, đường xá, nước sạch sinh hoạt, điện chợ, xây dựng các trung tâm cụm xã thành các thị tứ và trở thành nơi giao lưu văn hoá kinh tế của nhân dân trong vùng, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và các loại dịch vụ xã hội cơ bản. Mỗi năm mỗi xã đều được đầu tư thêm ít nhất một chương trình.
Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển làng nghề: Xây dựng và chuyển giao các mô hình công nghệ hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ chế biến, bảo quản nông lâm sản, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp
Dự án tín dụng: Đa dạng hoá các hình thức cung cấp tín dụng cả tín dụng ưu đãi lẫn tín dụng theo lãi suất thị trường cho hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, chế biến, tăng thu nhập, nâng cao mức sống.
Khuyến khích người nghèo, xã nghèo làm ăn khuyến nông - khuyến lâm- khuyến ngư: Hướng dẫn người nghèo cách thức sản xuất kết hợp với hỗ trợ giống mới, trang bị kiến thức, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Dự án ổn định dân di cư tự do và xây dựng vùng kinh tế mới...
Trong số các chương trình dự án đó thì việc thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo cũng là một dự án quan trọng. Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập tạo nên một mạng lưới giao dịch rộng khắp gần dân, sát dân. Đây là một định chế tài chính riêng thực hiện vốn tín dụng cho vay hộ nghèo . Ngân hàng phục vụ người nghèo đã cung cấp một khối lượng tín dụng đáng kkể, đáp ứng một phần lớn nhu cầu tín dụng cho hộ nghèo, ở đó hộ nghèo được hưởng các ưu đãi về lãi suất, thủ tục cho vay đơn giản, không phải thế chấp tài sản, được giải ngân trực tiếp ở xã, quy trình cho vay được xã hội hoá thông qua việc bình xét và giám sát của cộng đồng xã hội, cấp chính quyền ở xã đã thực sự là cơ hội cho các hộ nghèo. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo thể hiện bản chất, tính nhân văn sâu sắc tương thân, tương ái của cộng đồng người Việt nam. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo chủ yếu là do ngân sách nhà nước cấp. Phần còn lại là do một số ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp ở trung ương và địa phương đóng góp, từ ngân sách tỉnh, từ huy động của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước.
2. Các thành quả đã đạt được của ngân hàng phục vụ người nghèo Hà Tây
2.1. Công tác quản lý và bảo toàn vốn.
Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam đã được nhà nước cấp vốn pháp định, tiếp nhận vốn tín dụng của nhà nước dành cho người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để lập nên quỹ cho vay phục vụ người nghèo. Được bổ sung tăng vốn điều lệ tuỳ theo quy mô hoạt động và có trách nhiệm bảo tồn các loại vốn trên cơ sở đảm bảo cho vay có hiệu quả và không làm mất vốn. Trong suốt 6 năm qua ngân hàng phục vụ người nghèo Hà Tây không ngừng lớn mạnh và đạt được những thành quả đáng kể góp phấn vào giảm tỷ lệ đói nghèo từ rất cao năm 1995 xuống còn 10,24% theo chuẩn mực mới vào năm 2001. Và với nguồn vốn trong năm đầu hoạt động là 51315 triệu đồng đến nay đã được 174724 triệu đồng.
a) Vốn nhà nước giao cho ngân hàng phục vụ người nghèo sử dụng và bản tồn.
Vốn hoạt động của ngân hàng người nghèo việt Nam được bao gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp, điều lệ được cấp, vốn chuyển từ ngân hàng Nhà nước, ngân hàng ngoại thương, ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp Việt nam theo quy định của chính phủ.Vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo từ ngân sách Nhà nước chuyển sang, vốn từ quỹ bổ sung vốn điều lệ, vốn quyên tặng, viện trợ không hoàn lại của ngân hàng phục vụ người nghèo trong mấy năm qua.
Bảng 1: Nguồn vốn do trung ương chuyển về ngân hàng người nghèo Hà Tây
Năm hoạt động
Vốn trung ương
Chênh lệch
Tỷ trọng
1996
45201
-
-
1997
62000
16799
37%
1998
84500
22500
36%
1999
104000
19500
23%
2000
119500
15500
11,18%
2001
150000
30500
25%
Biểu đồ thể hiện nguồn vốn do trung ương chuyển về ngân hàng người nghèo Hà Tây
Nguồn ngân hàng người nghèo Hà Tây
Vốn tự bổ sung theo quy định gồm các loại vốn do ngân hàng tự tích luỹ và bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại theo chế độ quy định như quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ, khấu hao cơ bản thuộc nguồn vốn tự bổ sung để lại.
Như vậy trải qua 6 năm hoạt động nguồn vốn do trung ương cấp liên tục tăng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu cần vay vốn của người nghèo .
b) Vốn tự huy động và vốn vay.
Ngoài các nguồn vốn mà Nhà nước đầu tư vào ngân hàng phục vụ người nghèo còn được phép huy động vốn cả ở trong và ngoài nước và từ các tầng lớp dân cư để cho người nghèo vay dưới mọi hình thức.
Nguồn vốn huy động này có thể huy động từ các hiệp hội như: từ ngân sách tỉnh, các tổ chức và các nhân ở trong và ngoài nước, vốn vay của các ngân hàng khác, vốn tiết kiệm trong dân cưTrong mấy năm qua nguồn vốn huy động tại địa phương liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước điều ddó chứng tỏ luôn có sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cong đồng dân cư trong tỉnh. Và thể hiện trong sơ đồ sau:
Năm hoạt động
Vốn huy động tại địa phương
Chênh lệch
Tỷ trọng(%)
1996
6112
-
-
1997
8060
1948
31,8
1998
10720
2660
33
1999
14574
3854
36
2000
20205
5631
40,45
2001
24724
4519
22,36
Biểu đồ thể hiện nguồn vốn tự huy động của ngân hàng người nghèo Hà Tây
Nguồn: ngân hàng phục vụ người nghèo Hà Tây
Như vậy nguồn vốn hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo đã không ngừng tăng lên trong các năm qua cả về vốn ngân hàng trung ương chuyển về, cả về vốn mà ngân hàng phục vụ người nghèo tự huy động để hoạt động. Nhưng nói chung công tác huy động vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo là rất khó khăn bởi cơ chế huy động vốn chưa được đầy đủ và hoàn thiện nhưng nhờ sự quan tâm ủng hộ của các ngành, các cấp, các đơn vị từ tỉnh đến cơ sở mà ngân hàng phục vụ người nghèo đã đạt được những thành tựu đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh.
Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo Hà Tây (tr đồng) .
Năm hoạt động
Tổng nguồn vốn
Vốn từ trung ương
Vốn tự huy động
1996
51313
45201
6112
1997
70060
62000
8060
1998
95220
84500
10720
1999
118574
104000
14574
2000
139705
119500
20205
2001
174724
150000
24724
CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGƯỜI NGHÈO HÀ TÂY QUA CÁC NĂM
Nguồn: Ngân hàng người nghèo Hà Tây
- Trong năm 1998 nguồn vốn so với năm 1997 tăng 25160 triệu đồng, tốc độ tăng 30%/năm. So với năm 1996 tổng nguồn vốn tăng 4390 triệu đồng, tốc độ tăng trưởngr là 85,5%. Nguồn vốn do ngân hàng phục vụ người nghèo trung ương chuyển về là 84500 triệu đồng tăng 22500 triệu đồng so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 89% tổng nguồn vốn, vốn huy động tại địa bàn tỉnh đạt 1072 triệu đồng, so với đầu năm tăng 2660 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 33% chiếm tỷ trọng 11% tổng nguồn vốn.
- Trong năm 1999, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương là 14575 triệu đồng đạt 116% kế hoạch trung ương thông báo tăng 3855 triệu đồng so với đầu năm, bằng 140 % mục tiêu tăng trưởng mà tỉnh đề ra. Trong đó vốn trung ương dành cho vay thông thường là 91550 triệu đồng và vốn chỉ định cho vay thông qua các dự án SUCS là 9 tỷ đồng. Dự án tín dụng và phát triển cộng đồng 2500 triệu đồng. Dự án cho vay hộ nông dân 950 triệu đồng.
Cơ cấu huy động vốn của tỉnh trong năm:
Số thứ tự
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1
ngân sách tỉnh
6334
8552
10856
2
ngân sách huyện
1520
2300
1952
3
mặt trận tổ quốc
1253
1292
3840
4
các tổ chức phật giáo
200
200
152
5
tiền gửi tiết kiệm của dân
360
958
1685
6
nguồn vốn khác
1053
1273
987
Tổng
10720
14575
20205
Năm 2000 tổng nguồn vốn huy động tại địa phương là 20.205 triệu đồng, tăng 5.927 triệu đồng so với đầu năm và đạt 212% kế hoạch đề ra và đạt 286 % kế hoach trung ương giao, đưa tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 là 139.705 triệu đồng, tăng 21.427 triệu đồng so với năm 1999 trong đó vốn trung ương chuyển về là 119.500 triệu đồng tăng 15.500 triệu đồng trong đó cho vay thông thường là 106.550 triệu đồng và cho vay theo chỉ định là 12.950 triệu đồng - trong đó vốn chỉ định của dự án SUCS là 9.500 triệu đồng, dự án Tín dụng và Phát triển cộng đồng là 2.500 triệu đồng và dự án cho vay hộ nông dân là 950 triệu đồng.
Như vậy tính từ khi thành lập đến ngày 31/12/2000, tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo Hà Tây đã đạt 174.724 triệu đồng, tăng so với khi thành lập là 1.243.411 triệu đồng đã góp phần giúp Ngân hàng phục vụ người nghèo Hà Tây mở rộng phạm vi hoạt động để đáp ứng được nhiều nhu cầu vay vốn của dân cư hơn, đáp ứng nhu cầu vay vốn với số lượng lớn hơn. Nhờ vậy ngân hàng phục vụ người nghèo từ chỗ cho vay tối đa một hộ một lượt là 2,5 triệu đồng trong vòng 36 tháng tới nay cho vay tối đa mỗi hộ là 5 triệu đồng trong thời hạn 60 tháng, riêng đối với các đối tượng như: Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, cải tạo mở rộng chuồng trại chăn nuôi, nhà xưởng cửa hàng.... tuỳ theo phương án sản xuất kinh doanh dược xem xét áp dụng mức cho vay tối đa 7 triệu đồng/ hộ nhưng số lượng dư nợ loại này không được vượt quá 15% tổng dự án cho vay hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có các quy định là thực hiện cho vay cho tới khi hộ thoát hẳn khỏi đói nghèo nghĩa là khi thời hạn vay đã hết hộ sẽ phải trả hết tất cả gốc lẫn lãi mà hộ đó vẫn chưa hết nợ thì sẽ được xem xét để cho vay tiếp cứ như vậy cho tới khi hộ này thoát khỏi đói nghèo thì thôi. Ngân hàng cũng có thêm quy chế cho vay bổ sung đối với những hộ đã vay nhưng với số vốn ít nay được phép vay thêm để bổ sung kịp thời cho chu kỳ sản xuất kinh doanh của mình.
2.2. Công tác cho vay hộ nghèo.
Cho vay hộ nghèo là một hình thức hoàn toàn mới nên khó khăn và rất phức tạp. Không phải thế chấp tài sản nhưng phải thực hiện theo quy chế hướng dẫn của trung ương. Sự cho vay không chỉ do ngân hàng tiến hành mà phải có sự giúp đỡ, ủng hộ của các cấp các ngành và có sự bình xét công khai của những người tham gia vay. Vì vậy để làm tốt công tác giải ngân, thực hiện cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng thì phải thành lập các tổ nhóm tại cơ sở, đặc biệt là việc bầu chọn tổ trưởng tổ phó phải là người có tinh thần trách nhiệm, có uy tín, tâm huyết với người nghèo... Nhừ đó tạo ra sự cộng đồng trách nhiệm, sự tương trợ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của mỗi thành viên trong tố vay vốn. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân....Được cho vay và tiến hành giải ngân đạt hiệu quả tốt. Kết quả cho vay mấy năm qua đạt được như sau:
- Năm 1996 toàn tỉnh có 2.855 tổ vay vốn. Trong năm do có bão lụt xảy ra tại tỉnh làm mất mùa gây ra một số hộ nghèo mới phát sinh. Ngân hàng phục vụ người nghèo Hà tây đã kịp thời cho vay được 40.547 hộ đó để khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt với số tiền 48.444 triệu đồng. Doanh số thu nợ là 7.930 triệu đồng và dư nợ là 51.056 triệu đồng với 42.731 hộ .
- Năm 1997 ngân hàng phục vụ người nghèo đã đầu tư 40.904 triệu đồng cho 25.142 lượt hộ, thu nợ 23.197 triệu đồng. Dư nợ đến 31 tháng 12 năm 1997 là 68.763 triệu đồng với 28.356 lượt hộ.
- Năm 1998 tổng doanh số cho vay là 54.504 triệu đồng với 28.356 lượt hộ . Như vậy trong 3 năm đầu (1996-1998) doanh số cho vay của ngân hàng là 143.852 triệu đồng với 94.045 lượt hộ vay. Doanh số thu nợ là 60.255 triệu đồng (trong đó năm 1998 là 29.128 triệu đồng ). Đến 31/12/1998 chi nợ của ngân hàng người nghèo là 94.239 triệu đồng với 60.099 lượt hộ và 3.512 tổ nhóm. So với dư nợ năm 1997 tăng 25.376 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 37% và so với năm 1996 tăng 43.083 triệu đồng, tốc độ tăng 84% và gấp 9 lần số dư nợ nhận bàn giao khi thành lập .
Năm 1999 ngân hàng phục vụ người nghèo Hà tây đã cho 32.932 lượt hộ vay với số tiền 65.380 triệu đồng, doanh số thu nợ là 402.425 triệu đồng đưa số hộ còn dư nợ đến 31 tháng 12 năm 1999 là 64.201 hộ với số tiên 117.094 triệu đồng đạt 102% mục tiêu đề ra, tăng 22.955 triệu đồng so với năm 1998, dư nợ bình quân mỗi hộ là 1,82 triệu đồng tăng 260.000 đồng. Hiệu suất sử dụng vốn đạt 90,2%.
Cơ cấu dư nợ :
- Phân theo thời hạn
+ Dư nợ ngắn hạn 38.238 chiếm 32,7%
+ Dư nợ trung hạn 78.856 chiếm 67,3%
- Phân theo ngành kinh tế
+ Ngành trồng trọt 13.566
+ Ngành chăn nuôi 89870
+ Tiểu thủ công nghiệp 2.306
+ Ngành khác 12.352
Năm 2000 toàn tỉnh giải ngân cho vay 29.245 lượt hộ với số tiền 71.471 triệu đồng, doanh số thu nợ là 50.510 triệu đồng đưa số hộ còn dư nợ đến 31/12/2000 là 67.713 hộ với số tiền 138.055 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn là 43.804 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32%, dư nợ cho vay trung hạn là 94.251 triệu đồng chiếm tỷ trọng 68%, tốc độ tăng trưởng dư nợ cả năm là 18%, bình quân dư nợ 1 hộ là 2.040.000 nghìn đồng, tăng 220 000 đồng so với năm 1999. Hiệu suất sử dụng vốn đạt 99%, chất lượng tín dụng tốt, người vay sử dụng có hiêu quả, đến 31/12/2000 nợ quá hạn 411 triệu đồng chiếm 0,2%. Nếu tính cả số nợ khoanh mà chính phủ phê duyệt là 558 triệu đồng thì tổng dư nợ quá hạn cộng khoanh là 1.133 triệu đồng chiếm 0,6% .
Cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế :
+ Dư nợ cho vay ngành trồng trọt: 1.800 triệu đồng tỷ lệ 1,3%
+ Dư nợ cho vay ngành chăn nuôi: 131.800 triệu đồng tỷlệ95%
+ Dư nợ cho vay ngành TTCN: 1.950 triệu đồng tỷ lệ 1,4%
+
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2361.doc