MỤC LỤC
Lời mở đầu . 1
Phần thứ nhất: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Bê Tông và Xây Dựng thịnh Liệt . 3
I.Quá trình hình thành và phát triển . . 3
II.Một số đặc điểm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh . .5
1.Đặc điểm thị trường của công ty .5
2.Đặc điểm sản phẩm dịch vụ . .6
3.Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty .7
3.1.Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty . 7
3.2.Chức năng, nhiêmvụ của từng bộ phận .8
4.Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty . 9
4.1.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm . 9
4.2.Sơ đồ sản xuất .9
5.Đặc điểm về các yếu tố, điều kiện sản xuất của công ty . .11
5.1.Yừu tố lao động tiền lương . 11
5.2.Đặc điểm về vốn của công ty . .13
5.3.Đặc điểm về máy móc thiết bị . .14
5.4.Đặc điểm về quản lý nguyên vật liệu . 15
5.5.Đặc điểm về hệ thống thông tin . .16
II.Phân tích thực trạng Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt . .17
1.Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của công ty .17
1.1.Kết quả đã đạt được trong những năm qua . .17
1.2.Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh . .18
1.3.Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp . .20
2.Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh từng yếu tố của công ty
2.1.Tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn .21
2.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty .24
2.2.1.phân tích hiệu quả sử dụng vốn nói chung .26
2.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ .27
2.2.3.Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ . .28
2.3.Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố lao động . .30
3.Chỉ tiêu hiệu quả về mặt KT-XH . .31
IV.Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt . .32
1.Những thành tựu . .32
2.Tồn tại . 33
3.Nguyên nhân . .35
Phần Thứ hai: Một số giả pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt . .37
I.Định hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty . 37
II.Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt . 39
1.Tăng cường chiến phát triển kinh doanh .39
1.1.Cơ sở lý luận .39
1.2.Nội dung biện pháp . 39
2.Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm .44
2.1.Cơ sở đề xuất. .44
2.2.Nội dung biện pháp .44
3.Tìm nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . 49
3.1.Cơ sở lý luận .49
3.2.Nội dung của biện pháp . .49
3.2.1.Giải pháp về nguồn vốn . 49
3.2.2.Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . 51
3.2.3.tổ chức hạch tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế . .53
3.2.4.Chủ động phòng ngừa rủi ro trong sản xuất kinh doanh . 53
3.2.5.Khai thác, huy động nguồn vốn kinh doanh .54
4.Biện pháp về tăng cường công tác sử dụng lao động . 55
4.1.Cơ sở đề xuất . 55
4.2.Tăng cường phân công hợp tác lao động.42
4.3.Thực hiện đào tạo và tái đào tạo cho người lao động . .56
4.4.Nâng cao công tác tuyển chọn .57
Kết luận . .57
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.476 triệu đồng: Hàng tồn kho14,85% tương ứng với 1.723 triệu đồng: TSLĐ khác tăng 161,08% tương ứng với 620 triệu đồng.
+ TSCĐ năm 2002: TSCĐ và ĐTDH tăng 70,03% so với năm 2001 tương ứng với 7.671 triệu đồng. Phần tăng ở đây là do công ty đầu tư dây chuyền công nghệ mới (TSCĐ) để nâng cao năng suất lao động trong toàn công ty.
Có thể nói, trong năm 2002 này, công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt đã chú trọng vào công tác đầu tư TS (cả TSLĐ và TSCĐ).
* Phần nguồn vốn:
+ Nợ phải trả năm 2001: Tăng 23,07% so với năm 2001 tương ứng với 6.683 triệu đồng. Trong đó, khoản nợ vay ngắn hạn tăng 28,25% ứng với 5.683 triệu đồng, khoản phải trả người bán tăng 7,79% ứng với 603 triệu đồng, các khoản nợ khác tăng 30,67% ứng với 430 triệu đồng.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002: Tăng 171,14% so với năm 2001 tương ứng với 10.847triệu đồng. Trong đó, vốn kinh doanh tăng 210,72% tương ứng với 9.864 triệu đồng; Các quỹ tăng 51,42% ứng với 360 triệu đồng; Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng 65,09% tương ứng với 632 triệu đồng.
Một số đặc điểm nổi bật về vốn của công ty ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là:
+Vốn và tài sản của công ty còn quá nhỏ bé so với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nên năng lực kinh doanh còn rất hạn chế.
+Mặc dù cho tới nay, công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt đã được hỗ trợ về vốn của nhà nước và với các chính sách huy động vốn của công ty nhưng chủ yếu mọi hoạt động của công ty dựa trên nguồn vốn tự có. Chính khả năng hạn hẹp về tài chính này đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty được thể hiện qua hiệu suất vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của công ty.
+Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và kết quả sử dụng VLĐ
Số vòng luân chuyển VLĐ
=
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân trong kỳ
Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động trong năm
=
360 ngày
Số vòng luân chuyển
VLĐ trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
=
VLĐbình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
+Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ
Hiệu suất sử dụng
VCĐ
=
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Hiệu quả sử dụng
VCĐ
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Hoạt động tài chính của Công ty trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tốt, có biện pháp quản lý và thu hồi vốn nhanh, thực sự coi trọng công tác thu đòi công nợ, hạch toán theo đúng chế độ quy định của Nhà Nước, chặt chẽ trong thu chi, thông qua quản lý và yêu cầu chế độ qui định chứng từ chặt chẽ, do vậy không gây thất thoat và nảy sinh tiêu cực. Đã có biện pháp phân cấp trong thu tiền và tổ chức theo dõi thu nợ đối với khách hàng, đa dạng các hình thức vay vốn đầu tư và kêu gọi thu hút vốn đầu tư cho phù hợp với từng dự án. Do vậy mặc dù sản lượng, doanh thu tăng nhưng không gây thiếu vốn, ách tắc sản xuất trên cơ sở đồng vốn hiện có, giảm được tối đa tỷ trọng giữa vốn vay trên doanh thu.
Bảng 6: báo cáo tài chính
ĐV : 1000đ
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Nguồn vốn – quỹ
7.628.700
8.552.000
9.406.582
10.380.000
2
Tổng Các quỹ:
+Quỹ đầu tư phát triển
+Quỹ dự phòng tài chính
+Quỹ trợ cấp mất việc làm
+Quỹ khen thưởng-phúc lợi
2.700.000
1.500.000
200.000
70.000
950.000
1.340.000
1.030.000
99.000
49.000
162.000
2.021.000
1.536.000
149.000
74.000
262.000
2.350.000
1.750.000
165.000
85.000
450.000
3
Kết quả kinh doanh
-Tổng doanh thu
-Tổng chi phí
-Lợi nhuận trước thuế
32.850.000
31.680.000
1.170.000
38.288.000
37.038.000
1.250.000
41.500.000
40.150.000
1.350.000
51.262.000
49.842.000
1.420.000
4
Nộp ngân sách nhà nước
(Các khoản thuế đã nộp trong kỳ)
1.421.000
1.650.000
2.096.000
2.340.000
5
Các khoản nộp về BHYT,
BHXH,kinhphí công đoàn
283.000
299.000
350.000
380.000
6
Ngân sách nhà nước cấp
(trợ cấp, trợ giá)
342.000
259.000
520.000
600.000
7
Lao động (người)
(Tổng số lao đông bình quân trong năm)
290
301
315
355
(nguồn Phòng tài vụ)
bảng 7: Tình hình sử dụng vốn của công ty
Đơn vị tính : Triệu đồng
Vốn
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
1250,5
1639,6
2029,25
25600,39
Vốn cố định bình quân trong kỳ
320
368,8
912,8
959,68
2.2.1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn nói chung
Bảng 8: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nói chung của công ty
(Đơn vị tính : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
So sánh
2001/2000
2002/2001
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1.Doanh thu thuần
37.958
41.090
50.759
3.132
108,2
9.669
123,5
2.Lợi nhuận sau thuế
850
918
965,4
68
108
47,4
105
3.Vốn kinh doanh bình quân
4090
4681
14545
591
112
9864
310
4.Vòng quay toàn bộ vốn
9,28
8,77
3,4
-0,51
94,5
-5,37
38,8
5.Suất hao phí vốn
0,107
0,113
0,286
0,006
105,6
0,173
253
6.Tỷ lệ doanh lợi trên tông vốn
0,207
0,196
0,066
-0,011
94,7
-0,13
33,7
(Nguồn:Tính toán dựa vào số liệu bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cđkt)
Dựa vào bảng 8 phân tích trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn nói chung của công ty rất kém,qua các năm hiệu quả sử dụng vốn giảm.Cụ thể là:
Xét về chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn ta thấy, chỉ tiêu này của công ty có sự thay đổi.Năm 2000 số vòng quay là 9,28 vòng, năm 2001 giảm xuống còn 8,77 vòngvà năm 2002 chỉ còn 3,4 vòng.Trong khi vòng quay của vốn giảm thì suất hao phí vốn lại thay đổi rat lớn,nhất là năm 2002 tăng so với năm 2001 là 0,173 tương ứng tăng 153%.
Xét về tỷ lệ doanh lợi trên vốn ta thấy năm 2001 so với năm 2000 giảm 0,011 tức giảm 5,3%,năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,13 tương ứng giảm 66,3%. Chỉ tiêu này cho thấy số lợi nhuận từ đồng vốn kinh doanh trong kỳ của công ty giảm.Sở dĩ có điều đó là do tốc độ tăng của vốn kinh doanh tăng rất nhanh so với tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận(thể hiện qua bảng phân tích trên)
2.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 9:Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
(Đơn vị tính :Triệu đồng)
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
So sánh
2000/1999
2001/2000
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1.Doanh thu thuần
32.570
37958
41090
5388
116,5
3132
108,2
2.Lợi nhuận sau thuế
795,6
850
918
54,4
106,8
68
108
3.Vốn lưu động bình quân
1250,5
1639,6
2029,25
389,1
131,1
389,65
123,7
4.Vòng quay vốn lưu động
26,04
20,11
20,24
-5,93
77,2
0,13
100,6
5.Kỳ luân chuyển vốn lưu động
13,8
18
17,78
4,2
130,4
-0,22
98,8
6.Mức doanh lợi vốn lưu động
O,636
0,518
0,425
-0,118
81,4
-0,093
82
7.Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
0,038
0,043
0,049
0,005
113,1
0,006
114
Nhận xét: Qua bảng 9 ta thấy:
-Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của những năm sau thường thấp hơn năm trước.cụ thể là:
+Mức doanh lợi trên vốn lưu động qua các năm bị giảm.Năm 1999 thì cứ 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 0,636 đồng lợi nhuận,năm 2000 tạo ra 0,518 đồng lợi nhuận, năm 2001 tạo ra được 0,452 đồng lợi nhuận.Vậy trong thời ky 1999-2000 mức doanh lợi vốn lưu động bị giảm 0,118 đông tương ứng với giảm 18,6%, trong thời kỳ 2000-2001 mức doanh lợi này giảm 0.093 đồng hay giảm 18%.
+Hệ số đảm nhiệm tăng qua các năm.Trong năm 1999 thì để có 1 đồng doanh thu thuần cần 0,038 đồng vốn lưu đông,năm 2000 cần 0,043 đồng vốn lưu đông ,còn năm 2001 cần 0,049 đồng vốn lưu động.Nhu vậy doanh nghiệp cần nhiêu vốn hơn để tạo doanh thu.
-Khi xem xét hiệu suất sử dụng vốn lưu động cần phải xem xét các chỉ số sau:
+Về tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã giảm xuóng qua các năm.Nó được thể hiện thông qua sự giảm của số vòng lưu chuyển vốn lưu động và số ngày của vòng lưu chuyển đã tăng lên theo hàng năm.Cụ thể:trong năm 1999 số vòng lưu chuyển vốn là 26,04 vòng ,năm 2000 là 20,11 vòng.vậy trong thời kỳ 1999-2000 số vòng quay của vốn lưu động đã giảm 5,93 vòng tương ứng giảm 22,8% và số ngày của vòng lưu chuyển năm 1999 mất 13,8ngày nhung trong năm 2000 phải mất 18 ngày.
+Trong năm 2001 số vòng luân chuyển vốn lưu động là 20,24 vòng và số ngày của vòng lưu chuyển là 17,78 ngày.So với năm 2000 số vòng quay của vốn đã tăng 0,13 vòng tương ứng tăng 6% và số ngày của vòng lưu chuyển giảm 0,22 ngày hay giảm 1,2%.
2.2.3.Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
So sánh
2000/1999
2001/2000
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Doanh thu thuần
32.570
37.958
41.090
5388
116,5
3132
108,2
Lợi nhuận sau thuế
795,6
850
918
54,4
106,8
68
108
Vốn cố định bình quân
320
368,8
912,8
48,8
115,25
544
247,5
Hiệusuất sử dụng VCĐ
101,7
102,9
45,01
1,2
101,18
-57,89
43,7
Hiệu quả sử dụng VCĐ
2,48
2,3
1,005
-0,18
92,7
-1,295
43,7
Nhận xét:Qua bảng 10 ta thấy:
+Trong năm 2000, Vốn cố định bình quân tăng 48,8 triệu đồng tương ứng với 15,25% thì doanh thu thuần tăng 5388 triệu đồng tương ứng tăng 16,5 % và lợi nhuận sau thuế tăng 54,4 triệu đồng hay tăng 6,8% so với năm 1999.Tốc độ tăng của vốn cố định cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận làm cho Hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm, trong khi đó tốc độ tăng của vốn cố định lại thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu là cho hiệu suất vốn cố định tăng.
Xét về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định ta thấy: Trong năm 1999 cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 101,7 đồng doanh thu, còn năm 2000 là 102,9 đồng doanh thu.Do vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 1,2 đồng hay tăng 1,18%
Xét về chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn cố định ta thấy: Trong năm 1999 cứ một đồng vốn cố định sẽ tạo ra 2,48 đồng lợi nhuận, còn năm 2000 là 2,3 đồng lợi nhuận.Do vậy Hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm 0,18 đồng hay giảm 7,3%.
Tóm lại, xét về hiệu quả sử dụng vốn cố định mặc dù vốn cố định tăng nhưng tốc độ tăng của vốn cố định cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu lại cao hơn tốc độ tăng của vốn cố định.Điều này đòi hỏi công ty cần điều chỉnh để sao cho tốc độ tăng của cả doanh thu và lợi nhuận luôn cao hơn tốc độ tăng của vốn cố định có như vậy thì hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ không ngừng tăng lên.
+Sang năm 2001 Công ty đã tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định so với năm 2000 trong khi vốn cố định tiếp tuc tăng mạnh do công ty đâu tư đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến. Số vốn cố định bình quân tăng lên so với năm 2000 là 544 triệu đồng hay tăng 147,5%,mà doanh thu thuần tăng 3132 triệu đồng tương ứng 8,2% và lợi nhuận ròng tăng 68 triệu đồng tương ứng với tăng 8%.Do tốc độ tăng của vốn cố định tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu thuần và lợi nhuận ròng, do vậy làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 57,89 đồng,hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm 1,295 đồng tương ứng với giảm 56,3%.
2.3.Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố lao động
Nhận xét: Qua bảng 11 ta thấy
-Về sức sinh lời của lao động:
Trong năm 1999 mặc dù số lao Không cao nhưng lợi nhuận rất lớn,điều đó làm cho mức lãi bình quân của mỗi lao động tăng vọt.Năm 1999 mức lãi bình quan trên một lao động là 4.034 triệu đồng /người,đến năm 2000 là 4,152 triệu đồng /người,năm 2001 là 4,285 triệu đồng /người.Vậy bình quân trong 3 năm mức lãi bình quân trên 1 lao động đã tăng 0,1255 triệu đồng/người tương ứng tăng 3,1%.Điều này chứng tỏ tốc độ tăng của lợi nhuận tăng cao hơn tốc độ tăng số lượng lao động, công ty không những vừa mở rộng được lực lượng lao động mà còn tăng được hiệu qủ sử dụng nguồn lao động của mình.
-Về năng suất lao động bình quân năm:
Trong năm 2000, năng suất lao động bình quân đạt 96,3 triệu đồng /người , năm 1999 là 94,1 triệu đồng/người,do vậy trong 2 năm 1999-2000 năng suất lao động tăng 2,2 triệu đồng/người hay tăng 2,3%.
Trong năm 2001 năng suất lao động đạt 96,8 triệu đồng/người,so với năm 2001 đã tăng 0,5 triệu đồng tương ứng với tăng 0,5 triệu đồng/người.
Bình quân trong 3 năm năng suất lao động của công ty tăng 1,35 triệu đồng/ngừơi hay tăng 1,4%.
-Về hiệu suất tiền lương:
Nhìn chung hiệu suất tiền lương của công ty it biến động qua các năm. Năm 1999 cứ bỏ ra một đồng tiền lương thì công ty thu về 0,307đồng lợi nhuận, trong khi đó năm 2000 thì cứ bỏ ra một đồng tiền lương thì công ty thu về 0,316 đồng.Vậy tăng 2,9%.Đến năm 2001 hiệu suất tiền lương giảm nhẹ, công ty cứ bỏ ra một đồng tiền lương thì công ty chỉ thu về được 0,306 đồng lợi nhuận.
Nhìn chung hiệu quả sử dụng lao động của công ty qua các năm không có biến động lớn. Bên cạnh việc mở rộng lực lượng lao động công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động. Mặt khác, xét trong quan hệ giũa yếu tố lao động sống và lao động vật hoá thì công ty cần phải điều chỉnh lại việc sử dụng lao động sống sao cho phù hợp với nhưng cải cách của lao động vật hoá, tạo ra sự đổi mới có tính chất đồng bộ.
3.Các chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế xã hội
Một trong những quan điểm khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó là : Đảm bảo kết hợp hài hoà giữa lợi ích tập thể với lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân người lao động. Đứng trên goc độ nền sản suất kinh tế quốc dân, việc nâng cao hiệu quả toàn xã hội mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị phải luôn găn liền hiệu quả kinh tế ngành, kinh tế của địa phương...Chính vì vậy song song với việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho công ty cần phải chú ý tới việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, thực hiện đày đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội do địa phương và ngành phát đông...
Trong nhưng năm qua công ty đã luôn luôn qua ntâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Thu nhập bình quaan đàu người không ngừng tăng lên, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham gia các chương trình đào tạo nâng cao trình độ quản lý.
Hàng năm công ty đã có đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước, góp phần vào xây dựng ngành và thành phố.
iv.Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty bê tông và xây dựng thịnh liệt
1.Những thành tựu
Mục tiêu của công ty trong những năm tới là phát huy các lĩnh vực kinh doanh hiện có, mở rộng và đa dạng hoá các sản phẩm bê tông. Tạo bước chuyên mạnh và vững chắc về các mặt công nghệ cao, sản xuất – kinh doanh đạt mức tăng trưởng 16%, nângcao thu nhập cho cán bộ công nhân viên cao hơn năm trước, trình độ quản lý, chất lượng đồng thời hoàn thiện bộ máy quản lý và điều hành tốt đáp ứng nhiệm vụ, giữ vững và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường, đáp ứng thị trường, mở rộng hình thức kinh doanh và xây lắp, gia công cơ khí và chuyển giao công nghệ với phương châm “An toàn – Chất lượng – Hiệu quả”.Về cơ bản công ty đã đạt dược những thành tựu quan trọng , đó là :
-Duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Nhìn vào lịch sử phát triển đặc biệt là những năm gần đay chúng ta thấy một điều là công ty đã không ngừng vận động, mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
-Cơ sở vật chất của công ty ngày càng được đàu tư và đổi mới. Năm 1994 công ty đã đầu tư thêm 1 trạm trộn bê tông thương phẩm, với công suất đạt 30m3/h đầu tư mua bán thêm 4 xe ô tô chuyên dùng phục vụ đưa bê tông tới chân công trình, tăng tổng số mức đầu tư thêm 4 tỷ đồng.Hiện nay, Công ty đã nhập hầu hết các máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới để sản xuất các loại sản phẩm chính . Với sản phẩm cột điện công ty đang sử dụng Máy dập đầu thép cường độ cao, máy Taesung - gia công cột thép tự động của Hàn Quốc, máy hàn lồng cốt thép tự động (MBK- Đức); Với sản phẩm ống thoát nước, công ty đang sử dụng Dây truyền sản xuất tự động công nghệ rung ép (HAWKEYE- Mỹ). Còn với bê tông thương phẩm, công ty đã trang bị được đội xe bơm bê tông, đội xe vận chuyển vữa công suất 90m3/h và 02 trạm trộn bê tông tự động cho công nghệ khô và ướt với công suất 120m3/h.
-Thế và lực của công ty ngày cang phát triển, vị thế uy tín của công ty ngày cang tăng lên, tạo được lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ làm ăn với các đối tác trong nước và ngoài nước cũng như với các cấp, các ngành. Trên mọi lĩnh vực hoạt động, nhiều năm qua, Công ty đã tạo được uy tín cao trong quan hệ đối nội, đối ngoại. Đến nay, công ty đã giữ vững và phát huy được chữ tín của mình với các bạn hàng trong và ngoài nước.
-Về tổ chức quan lý : Công ty đã chủ động xây dựng mô hình quản lý hạch toán khoa học, hợp lý, có hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị là hoạt động sản xuất kinh doanh và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Với mô hình quản lý của mình, công ty đã chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín trên thị trường.
-Công ty đã quán triệt tốt nguyên tắc gắn chặt sản xuất với lưu thông, đã kết hợp tốt sản xuất với kinh doanh. phòng kinh doanh của công ty đã quan tâm cố gắng chủ động gắn bó với các đơn vị sản xuất tạo mặt hàng ổn định và các mặt hàng mới để cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành
-Phòng kinh doanh đã có nhiều cố gắng chủ động tìm kiếm bạn hàng, giữ vững khách hàng truyền thống và tìm kiếm bạn hàng mới.
-Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng đều trong tất cả xí nghiệp sản xuất và kinh doanh. Không những thế đội ngũ này đang ngày càng được trẻ hoá, trình độ chung cũng dần được nâng lên để phù hợp với nhiệm vụ mới. Đây là một lợi thế khá lớn đối với công ty trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay.
2.Tồn tại
Trong những năm qua đã khẳng định những hướng đi của công ty là hoàn toàn đúng và phù hợp tình hình thị trường, Công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt đã thực sự có những biện pháp linh hoạt, khai thác tốt năng lực, thị trường, quản lý phù hợp và bằng sự nỗ lực của toàn thẻ cán bộ công nhân viên trong công ty, sự chỉ đạo của Đảng uỷ công ty và sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý và khách hàng. Trong những năm qua, công ty đã thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội CNVC đề ra, đạt được những mục tiêu về kế hoạch việc làm, đời sống tạo những tiền đè tốt cho công ty bước vào những năm sắp tới.
Tuy nhiên trong những năm qua, công ty cũng cũng còn một số mặt còn tông tại cần giải quyết:
+Tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đã có sự chuyển biến trong quản lý điều hành, tổ chức sản xuất. Nhưng vẫncòn mang biểu hiện tính thụ động, chưa đáp ứng các tiến độ, sự phối hợp giữa các đơn vị, phòng nghiệp vụ còn chưa thống nhất.
+Việc triển khai tổ chức các sản phẩm mới, công nghệ mới, đầu tư mới còn chậm.
+Thiếu vốn kinh doanh: Vấn đề này trở lên rất bức xúc đối với công ty trong giai đoạn hiện nay.Trên thực tế phân tích ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu từ vốn vay, điều này tạo ra sức ép rất lớn cho công ty trong kinh doanh và tạo ra hình ảnh không đẹp về công ty, gây khó khăn và giảm lòng tin của đối tác kinh doanh.Ngân sách của nhầ nước phân bổ về công ty chưa đáp ứng được nhu cầu, thêm vào đó nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới.
+Lao động và tổ chức lao động chưa hợp lý: Tỷ trọng lao động ngắn hạn của công ty quá lớn gây ra sự không ổn định, cơ cấu lao động không hợp lý.Lao động ngắn hạn tuy rất linh động nhưng trình độ tay nghề thấp. Mặt khác, lao động của công ty chưa ăn khớp với quy trình công nghệ , hệ thống máy móc thiết bị.Điều này giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh .
+Công tác chất lượng đã duy trì, nhưng việc thực hiện theo hệ thống ISO 9002, TQM còn mang nặng tính hình thức, đối phó, tổ chức quản lý chất lượng tại xí nghiệp bê tông thương phẩm có lúc còn buông lỏng.
+Quản lý khách hàng, thu đòi công nợ đã có bước chuyển mạnh, thường xuyên, nhưng còn cứng nhắc.
+Công tác quyết toán khoán còn chậm
+Thực hiện sử dụng các thiết bịo An toàn lao động, bảo hộ lao động còn không thường xuyên.
+- Lĩnh vực tiếp thị quảng cáo các sản phẩm còn kém hiệu quả nên việc tiêu thụ sản phẩm trong nước chưa cao.
3. nguyên nhân
+Trong những năm qua, tổ chức sản xuất, quản lý đã có bước củng cố thay đổi, cơ chế quản lý, giao khoán đã có điều chỉnh, nhưng trong quá trình thực hiện đã bộc lộ rất nhiều khó khăn đều xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ của cán bộ quản lý, Công nhân viên về nhiệm vụ trong phương thức mới, còn trông chờ rất nhiều vào công ty trong công việc, chưa mạnh dạn đối đầu và chấp nhận, chủ động tháo gỡ các khó khăn, tham mưu cho giám đốc công ty, đã dẫn đến hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị khi có liên quan, phối hợp tạo ra sự trì trệ, mất đoàn kết.
+Trong những năm qua, công ty đã tiếp nhận nhiều cán bộ, kỹ sư đào tạo tại chỗ về lao động kỹ thuật, đại học, phương pháp quản lýnhưng hiệu quả mang lại còn rất thấp do thiếu cơ bản, bản thân cán bộ công nhân viên thiếu tâm huyết với nghề, với công ty, thiếu học hỏi, trau rồi kiến thức. Do vậy chúng ta còn thiếu rất nhiều các chuyên gia, kỹ sư, công nhân lành nghề đầu đàn trong lĩnh vực sản xuất bê tông, thiếu sự tiếp thu nhanh nhạy về công nghệ mới, tổ chức sản xuất cho kịp xu thế xã hội, thị trường, trình độ nghiệp vụ của một số nhân viên còn kém
+Trong quản lý có lúc, có nơi còn mang tính tuỳ tiện, bảo thủ, chưa thực sự lấy các quy chế, quy định, nội quy lao động làm gốc để giải quyết các vấn đề liên quan trong hoạt động.
+Năng lực công nghệ đã được đầu tư nhưng còn thấp và chưa mang tính toàn diện trong các sản phẩm, các thiết bị công nghệ cũ đã đi vào thời kỳ buộc phải sửa chữa, đại tu hàng loạt.
+Công tác nắm và dự báo thị trường, điều phối khách hàng, thoả mãn khách hàng trong mọi phương diện còn yếu, chưa mang tầm chiến lược lâu dài.
Phần II: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty bê tông và xây dựng thịnh liệt
I.định hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh và tình hình nội bộ của công ty trong những năm vừa qua, một số định hướng cơ bản cho giai đoạn tới sẽ là:
1.Tiếp tục củng cố và hoàn thiện tổ chức sản xuất, cơ chế quản lý theo hướng giao dần toàn bộ quyền tự chủ cho các xí nghiệp, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kiểm tra của các phòng chức năng.
2.Khai thác triệt để và mở rộng thị trường, có biện pháp tích cực từ tổ chức đến khai thác tiếp thị bán hàng, tổ chức sản xuất tốt, đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt khai thác triệt để thị trường cột điện, ống thoát nước các loại, bê tông thương phẩm, đồng thời timg kiếm và khai thác triệt để tất cả sản phẩm bê tông đúc sẵn phục vụ cho cải tạo và xây dựng hạ tầng đô thị, nông thôn, tìm kiếm mở rộng, đa dạng sản phẩm truyền thống với chất lượng cao, hàm lượng kỹ thuật cao.
3.Mở rộng quy mô sản xuất với mục tiêu hỗ trợ năng lực sản xuất hiện, kết hợp đầu tư sản xuất các loại cấu kiện lớn, kỹ thuật cao, đồng thời đầu tư xây dựng mới nhà xưởng sản xuất bê tông nhẹ với công nghệ tiên tiến nhất. Tăng cường liên kết với các đơn vị trong các lĩnh vực sản xuất và vật tư.
4.Cơ chế bán hàng hợp lý đảm bảo hài hoà quyền lợi khách hàng và công ty, tăng sức cạnh tranh, duy trì, tập trung đẩy mạnh công tác thu nợ khách hàng, thực sự coi trọng và có biện pháp hiệu quả trong bán hàng.
5.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào tất cả các khâu, các sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm mới. Chuẩn bị các công nghệ sản xuất các sản phẩm bê tông cao cấp đáp ứng ngay khi thị trường cần.
6.Phát huy tối đa năng lực phục vụ và sản xuất của xí nghiệp Cơ Điện nhằm tự sửa chữa, tự cung cấp các sản phẩm cơ khí có liên quan trong sản xuất, gia công chế tạo các thiết bị công nghệ ở trình độ cao.
7.Tiếp tục phát huy tìm kiếm và đa dạng nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
8.Tổ chức mở lớp đào tạo tại chỗ, hoặc gửi đi đào tạo cán bộ quản lý các cấp của công ty nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý, điều hành.
9.Đầu tư cho phát triển chiêu sâu:
+Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh về quy mô, trọng tâm là sản xuất các cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm. Mua sắm nâng cấp công nghệ hiện có nhăm mở rộng thêm danh muc sản phẩm.
+Đầu tư mới máy móc thiết bị và đổi mới công nghệ. Cụ thể là:
Đầu tư xe ủi:159 triệu đồng (Vốn tự co)
Đầu tư thiết bị tiện cỡ lớn: 2000triệu đồng (Vốn tự co)
Thiết bị thí nghiệm thép:250 triệu đồng (Vốn tự có)
Xây dựng và đưa vào sản xuất xưởng bê tông nhẹ công suất 10.000m3/năm với tông vốn dự kiến là 5 tỷ đông(Vốn vay và vốn tự có)
+Nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức quản lý S X-K D, hoàn thiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM
10Thực hiện công tác khen thưởng- Kỷ luật chính xác kịp thời.
11.Tiếp tục nâng cao điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên của công ty, sửa chữa và nâng cấp nhà nghỉ giữa ca, hệ thống chiếu sáng phục vụ sản xuất ca đêm.
12.Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng bảo hiểm lao động và chấp hành nội quy an toàn lao động tại nơi sản xuất, công trường.
II.Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bê tông và xây dựng thịnh liệt
1.Tăng cường chiến lược và phát triển kinh doanh
1.1.Cơ sở lý luận:
Trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh hiện nay hơn bao giờ hết chỉ có một điều mà các công ty chỉ có thể biết được chắc chắn, đó là sự thay đổi. Quá trình quản trị chiến lược như một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng gió trong thương trường, hướng tớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100644.doc