MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 3
I. BẢN CHẤT VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 3
1.Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3
2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh. 5
3. Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả 6
3.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp 6
3.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận 8
a. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 8
b. Hiệu quả sử dụng lao động 11
c. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu 12
4. Các nguyên tắc khi đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. 13
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KIINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 14
1. Các nhân tố bên ngoài 14
a. Môi trường khu vực và quốc tế 14
b. Môi trường nền kinh tế quốc dân 14
c. Môi trường ngành 17
2. Các nhân tố bên trong 18
3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. 26
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 29
I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH 29
1. Giới thiệu chung. 29
2. Các yếu tố năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty Thực phẩm Miền Bắc. 30
2.1. Bộ máy quản lý. 30
2.2. Vốn 34
2.3. Lao động 35
2.4. Máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất. 37
2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống điểm phân phối sản phẩm. 39
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thực phẩm Miền Bắc qua các năm 2000-2002 39
II. CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 42
1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp. 42
2. Hiệu quả kinh doanh bộ phận. 45
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 51
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 54
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2005. 54
1.Định hướng chung. 54
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 56
1. Tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 56
1.1 Cơ sở đề xuất. 56
1.2 Nội dung đề xuất 57
2. Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm 59
2.1.Cơ sở đề xuất. 59
3.2. Nội dung đề xuất. 60
3. Nâng cao hiệu quả công tác thu thập thông tin, điều tra và dự báo thị trường. 65
3.1 Cơ sở đề xuất. 65
3.2 Nội dung đề xuất. 66
4. Hoàn thiện công tác sử dụng lao động. 67
4.1.Cơ sở đề xuất. 67
4.2.Nội dung đề xuất 67
5. Nâng cao hiệu quả của công tác kế hoạch 68
5.1.Cơ sở đề xuất 68
5.2.Nội dung đề xuất 69
6. Nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động của các phòng ban chức năng 69
6.1 Cơ sở đề xuất. 69
6.2.Nội dung đề xuất. 70
III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71
1. Với Bộ thương mại 71
2. Với Nhà nước 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
MỤC LỤC 75
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6233 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Thực phẩm Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu quả sản xuất kinh doanh và đã thu được những kết quả nhất định. Trong những năm gần đây, hầu hết các hoạt động của công ty đã dần đi vào ổn định, công ty bắt đầu làm ăn có hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được thiện. Có được những kết quả đó là do ban lãnh đạo công ty cũng như tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã chú trọng, quan tâm đúng mức đến vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên xuất phát từ tính đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tính phức tạp trong cơ cấu tổ chức quản lý, hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn gặp phải 1 số khó khăn nhất định. Trước tình hình trên, mục tiêu của công ty trong thời gian tới là phải ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh để tiến tới cổ phần hoá DN vào năm 2005. Do vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định là yêu cầu cấp thiết, có tính chất quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC
I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Giới thiệu chung.
Công ty thực phẩm miền Bắc là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ thương mại số 699/TM-TCCB ngày 13/8/1996 trên cơ sở sáp nhập các đơn vị:
Công ty thực phẩm miền Bắc
Công ty thực phẩm xuất khẩu Hà Nam
Các công ty trực thuộc Tổng công ty thực phẩm ở phía Bắc( gồm: xí nghiệp thực phẩm Thăng Long, trại chăn nuôi Thái Bình, các chi nhánh thực phẩm tại Hà Nội).
Công ty thực phẩm miền Bắc là 1 doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ thương mại, hoạt động trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Công ty có hệ thống hạch toán kinh tế độc lập, hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng Nhà nước và có con dấu riêng theo mẫu do Nhà nước qui định.
Tên giao dịch quốc tế: the Northern Foodstuff Company.
Tên viết tắt: FONEXIM.
Giấy chứng nhận kinh doanh số111342 ngày 9/11/1996 với tổng vốn đăng ký là 9,54 tỷ VND
Cấp quản lý: Bộ thương mại.
Trụ sở chính: tại 210-Trần Quang Khải- quận Hoàn Kiếm- thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (844)8621212-8256005
Fax: (844)8623204-8255354
Công ty có các chi nhánh, cửa hàng, văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.
Các chức năng của công ty
Dựa trên đặc điểm hoạt động mà chức năng- nhiệm vụ của công ty được qui định trong quyết định số 945/TM-TCCB.
Cụ thể: Thông qua hoạt động kinh doanh, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, tổ chức mua-gia công-sản xuất-chế biến, xuất nhập khẩu, dịch vụ để tạo ra hàng hóa góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài thu ngoại tệ cho đất nước.
Bao gồm:
Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm công nghệ (như: rượu, bia, bánh kẹo, đường sữa các loại…), thực phẩm tươi sống, lương thực, nông-lâm- hải sản, các mặt hàng tiêu dùng.
Kinh doanh dịch vụ khách sạn-nhà hàng ăn uống giải khát, kinh doanh kho bãi…
Tổ chức sản xuất-gia công-chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm, lương thực, bánh kẹo…tổ chức liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để tạo ra nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lương thực, rau-củ-quả, thuỷ hải sản và các mặt hàng do liên doanh liên kết tạo ra.
2. Các yếu tố năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty Thực phẩm Miền Bắc.
2.1. Bộ máy quản lý.
Gồm ban giám đốc và hệ thống 11 phòng ban chức năng. Cụ thể:
Ban giám đốc
Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Giám đốc
Là người đứng đầu công ty do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng lãnh đạo và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, Bộ thương mại và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phó giám đốc
Gồm 1 phó giám đốc phụ trách về hoạt động kinh doanh và 1 phó giám đốc phụ trách về hoạt động sản xuất.
Phó giám đốc do giám đốc công ty lựa chọn và đề nghị Bộ thương mại bổ nhiệm. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động thuộc lĩnh vực được giao.
Hệ thống phòng ban chức năng
Bao gồm:
Phòng hành chính quản trị.
Có nhiệm vụ quản lý con dấu, tổ chức các hội nghị, mua sắm các văn phòng phẩm cho các phòng ban, tiếp đón khách mời của công ty.
Phòng tổ chức lao động tiền lương.
Có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên công ty,điều chỉnh lao động giữa các đơn vị, tổ chức công tác đào tạo mới-đào tạo lại-bồi dưỡng cán bộ quản lý, cân đối tiền lương, căn cứ vào các chế độ chính sách của Nhà nước để giải quyết các vấn đề cụ thể về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động…
Phòng kế hoạch tổng hợp.
Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn-dài hạn cho toàn công ty, phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên và tham gia kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu, sữa Snow.
Phòng thị trường.
Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, tiến hành các hoạt động yểm trợ và xúc tiến bán hàng.
Phòng xuất nhập khẩu.
Có nhiệm vụ nhập khẩu máy móc thiết bị theo yêu câu, nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh của công ty đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Phòng đường.
Chịu trách nhiệm kinh doanh mặt hàng đường và một số sản phẩm từ đường.
Phòng đầu tư.
Có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, xây dựng các phương án khả thi, thực hiện đầu tư có hiệu quả.
Phòng kho vận.
Chịu trách nhiệm tổ chức hệ thống kho chứa, bến bãi… phục vụ cho công tác lưu kho, dự trữ hàng hoá phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kinh doanh kho bãi.
Phòng kỹ thuật sản xuất.
Đảm bảo công tác kỹ thuật trong các dây truyền sản xuất, xác định việc khôi phục-sửa chữa-thay mới máy móc thiết bị và giám sát chất lượng sản phẩm.
Ban thanh tra thi đua.
Thực hiện việc kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty và các đơn vị thành viên trong việc chấp hành pháp luật, các qui chế tài chính, các quyết định của ban giám đốc.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty thực phẩm miền Bắc
Phòng hành chính quản trị
Phòng thị trường
Giám đốc
Phòng tổ chức lao động tiền lương
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng tài chính kế toán
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng đầu tư
Phòng đường
Phòng kho vận
Phòng kỹ thuật sản xuất
Ban thanh tra thi đua
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích cơ cấu bộ máy quản lý cũng như chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban có thể nhận thấy việc tổ chức bộ máy quản lý còn hạn chế, một số phòng ban chức năng còn chưa hoạt động đúng với bản chất tên gọi của mình, hiệu quả phối hợp giữa các phòng ban chưa cao. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các phòng ban trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết và quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
2.2. Vốn
Hiện nay vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: do ngân sách Nhà nước cấp, vốn vay ngân hàng, vốn bổ sung từ lợi nhuận hàng năm của công ty.
Do yêu cầu mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh nên trong những năm gần đây, công ty không ngừng tăng cường huy động các nguồn vốn nhằm bổ sung vào lượng vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể: năm 2000 tổng vốn kinh doanh của công ty là 120.050 triệu thì đến năm 2001 tổng vốn kinh doanh đã tăng lên là 165.500 triệu (tăng hơn 37% so với năm 2000) và năm 2002 con số này là 200.000 triệu (tăng hơn 20% so với năm 2001). Toàn bộ số vốn kinh doanh này lại được phân bổ : phần lớn trở thành vốn lưu động để tăng cường cho hoạt động kinh doanh, phần còn lại dùng cho đầu tư mua sắm thiết bị TSCĐ, xây dựng nhà xưởng, kho tàng, nâng cấp cơ sở hạ tầng…
Tuy nhiên, trên thực tế số vốn này chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cần thiết để đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, mở rộng qui mô sản xuất hàng hoá của công ty.
Bên cạnh đó, mặc dù tổng vốn kinh doanh hàng năm đều tăng nhưng hầu hết trong số này là vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 1 số % nhỏ trong tổng số vốn kinh doanh. Sau đây là bảng cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong 1 số năm gần đây.
Bảng 1 : Cơ cấu vốn kinh doanh (đvt: triệu VND
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn CSH
14.800
12,32
16.000
9,7
18.500
9,25
Vốn ngân sách
14.500
15.500
18.000
Vốn tự bổ sung
300
500
500
Vốn vay
105.250
87,68
149.500
90,3
181.500
90,75
Tổng số
120.050
100
165.500
100
200.000
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của công ty)
Số liệu thống kê cho thấy hiện nay khả năng tài chính thực sự của công ty là rất yếu: vốn chủ sở hữu năm 2000 chỉ chiếm 12,32% trong tổng vốn kinh doanh, con số này năm 2001 chiếm 9,7% và năm 2002 là 11,7%. Đây là 1 tỷ lệ rất thấp so với tổng vốn kinh doanh, hơn nữa đa số vốn chủ sở hữu là vốn ngân sách, vốn bổ sung từ lợi nhuận hàng năm của công ty chiếm tỷ lệ không đáng kể. Từ đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chậm thay đổi trong quá trình hoạt động, góp phần làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao.
2.3. Lao động
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động có vai trò hết sức quan trọng. Đây được coi là yếu tố quyết định đến sự hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức được điều này, trong những năm vừa qua công ty thực phẩm miền Bắc luôn chú trọng đến việc tổ chức, bố trí, đào tạo lao động sao cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng lao động.
Do yêu cầu mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng số lao động trong công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2000 tổng số lao động trong công ty là 680 người thì đến năm 2001 con số này là 894 người (tăng hơn 31% so với năm 2000) và năm 2002 là 986 người (tăng hơn 10% so với năm 2001). Với sự tăng lên như vậy, hàng năm công ty luôn cố gắng sắp xếp, xây dựng cơ cấu lao động theo tính chất lao động sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Cụ thể:
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo tính chất lao động (đvt: người).
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng số lđ
680
100
864
100
986
100
Lao động quản lý
54
8,0
62
7,0
76
7,7
Lao động trực tiếp SX
611
91,1
815
91,1
892
90,4
Lao động phục vụ khác
15
2,2
17
1,9
18
1,9
(Nguồn: Số liệu phòng kế hoạch tổng hợp)
Qua cơ cấu lao động theo tính chất lao động của công ty cho thấy tỷ lệ lao động quản lý của công ty chỉ xấp xỉ 8% so với hơn 90% lao động trực tiếp sản xuất. Đây là 1 tỷ lệ rất thấp trong khi hoạt động chính của công ty là hoạt động kinh doanh-hoạt động đòi hỏi nhiều lao động quản lý có trình độ. Vì vậy trong thời gian tới công ty nên có kế hoạch tăng cường, bổ sung thêm lao động quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Song song với việc không ngừng gia tăng số lượng lao động, chất lượng lao động trong công ty cũng từng bước được cải thiện. Điều này được biểu hiện qua cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá.
Bảng 3 : Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá ( đvt: người)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
SL
%
SL
%
SL
%
Trình độ ĐH và trên ĐH
65
9,5
72
8,0
79
8,0
Trình độ CĐ, công nhân lành nghề
126
18,5
155
17,3
164
16,7
Công nhân sản xuất
489
72
667
90,7
743
75,3
Tổng số
680
894
986
(Nguồn: số liệu phòng kế hoạch tổng hợp)
Mặc dù số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ văn hoá đại học, trên đại học, cao đẳng và công nhân lành nghề có gia tăng qua các năm song tỷ lệ này so với tổng số lao động trong công ty lại không tăng, thậm chí giảm sút. Đây là điều bất hợp lý, cần được giải quyết bởi vì với hoạt động kinh doanh là chính thì công ty rất cần thiết phải có một đội ngũ đông đảo các cán bộ kinh doanh có trình độ văn hoá cao. Do vậy trong thời gian tới công ty cần có kế hoạch đẩy mạnh hoạt động đào tạo mới và đào tạo lại về văn hoá, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm gia tăng tỷ lệ lao động có trình độ văn hoá cao, đáp ứng yêu cầu công việc.
2.4. Máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất.
Là một doanh nghiệp có qui mô hoạt động rất rộng đòi hỏi trình độ quản lý rất cao. Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn của lao động quản lý, công ty còn rất chú trọng đến đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý. Hiện nay hầu hết các phòng ban đều được trang bị máy vi tính và các trang thiết bị cần thiết khác, chính điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho công tác cập nhật thông tin cũng như quản lý số liệu từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trong công ty.
Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã mạnh dạn mua sắm, đầu tư sửa chữa được một đội 35 xe ô tô vừa phục vụ cho hoạt động chuyên chở hàng hoá, vừa phục vụ cho công tác văn phòng.
Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua năng lực sản xuất của công ty cũng được cải thiện rất nhiều. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động của hoạt động sản xuất, công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm một số dây truyền sản xuất bánh cao cấp có công nghệ cao của Đức và một số nước khác với giá trị mua sắm rất lớn.
Bảng 4 : Các loại máy móc thiết bị chính (đvt: triệu VND)
Tên các máy móc
Nơi SX
Nguyên giá
Hao mòn
Còn lại(%)
Dây truyền bánh qui
Đức
10.680
7.500
30
Máy sản xuất bánh tươi
Trung Quốc
3.100
1.550
50
Tủ ủ lạnh và tủ lạnh bảo quản
Nhật Bản
200
99,5
50
Hộc 3 ngăn khay nướng
Việt Nam
195,6
53
72
Dây chuyền bánh kem xốp
Đức
12.500
2.000
84
Máy định hình bánh trung thu
Việt Nam
60
6
90
Máy ép lương khô
Việt Nam
320,4
185
42
Máy sản xuất bánh trung thu
Việt Nam
364
82,5
77
Lò xoay 30 mâm
Trung Quốc
466
272,7
41
(Nguồn: Số liệu phòng kỹ thuật sản xuất)
Việc đầu tư này đã đem lại kết quả khá tốt. Một số máy móc thiết bị sản xuất chính của công ty có công nghệ sản xuất cao do đó sản phẩm do công ty sản xuất có chất lượng rất tốt. Một số sản phẩm do công ty sản xuất đã bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao như: bánh cao cấp Hữu Nghị, các loại bánh trung thu…Tuy nhiên trong thời gian tới, công ty cần có kế hoạch chuẩn bị vốn để chuẩn bị mua sắm máy móc, thiết bị cho hoạt động sản xuất của một số nhà máy chế biến thực phẩm, nông sản mà công ty sắp hoàn thành xây dựng cũng như để mua sắm bổ sung hoặc thay thế những máy móc đã khấu hao hết.
2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống điểm phân phối sản phẩm.
Hiện nay, công ty thực phẩm miền Băc có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt. Ngoài hai khu nhà văn phòng đặt làm trụ sở giao dịch chính và phòng làm việc của bộ phận quản lý doanh nghiệp tại 210 Trần Quang Khải và 203 Minh Khai, công ty có 2 nhà máy sản xuất chế biến tại Định Công, Vĩnh Tuy và hơn 15000 m2 kho bãi chứa hàng. Ngoài ra công ty còn 2 khách sạn và 4 nhà hàng kinh doanh ăn uống ở Hà Nội và Việt Trì.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật của công ty thực phẩm miền Bắc khá tốt, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Với hệ thống điểm phân phối sản phẩm, hiện nay công ty có hơn 20 chi nhánh và đại lý lớn với trên 200 cửa hàng kinh doanh tại hầu hết các tỉnh thành khu vực phía Bắc. Tuy nhiên hiện nay hệ thống các điểm phân phối này hoạt động chưa hiệu quả, đặc biệt là các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty tại Hà Nội. Đây được coi là một trong số các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa đạt hiệu quả cao. Do đó hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hệ thống điểm phân phối sản phẩm là vấn đề cần thiết, quan trọng mà công ty cần phải giải quyết trong thời gian tới.
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thực phẩm Miền Bắc qua các năm 2000-2002
Sau 7 năm sát nhập và định hướng mục tiêu kinh doanh, trong những năm vừa qua công ty thực phẩm miền Bắc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Bảng 5 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 1 số năm gần đây (2000-2002)
Chỉ tiêu
đvt
2000
2001
2002
Tổng sản lượng
Triệu VND
1.462.000
2.200.000
2.430.000
Tổng doanh thu bán hàng
Triệu VND
1.300.000
2.053.437
2.327.200
Lợi nhuận ròng
Triệu VND
806,2
1.210,57
1.500
Lãi vay
Triệu VND
6.450
9.200
12.362
Nộp ngân sách Nhà nước
Triệu VND
15.260
15.911
17.293
Tổng lao động bình quân
Triệu VND
680
894
986
Thu nhập bình quân
Nghìn VND
1.000
1.050
1.126
Đầu tư XDCB
Triệu VND
2.457
5.760
10.211
(Nguồn : Số liệu phòng kế hoạch tổng hợp)
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu chính như lợi nhuận ròng, thu nhập bình quân, đầu tư xây dựng cơ bản đều tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Với phương châm đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, hoạt động kinh doanh hàng hoá của công ty luôn được coi là hoạt động chính, chủ yếu của công ty. Qua các năm doanh thu từ hoạt động kinh doanh luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu từ tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể:
Bảng 6 : Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực hoạt động (đvt: triệu VND)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tổng doanh thu
1300.000
2.053.437
2.327.200
Doanh thu từ kinh doanh
942.500
1.505.376
2.259.100
Doanh thu từ sản xuất
352.400
540.000
61.100
Doanh thu từ dịch vụ
5.100
8.061
7.000
(Nguồn: Số liệu phòng kế hoạch tổng hợp)
Trong lĩnh vực sản xuất, hiện nay công ty đang tiến hành sản xuất tại các nhà máy chế biến Tông Đản và nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, cung cấp cho thị trường các sản phẩm như các loại bánh qui-kem xốp cao cấp, lương khô… trong đó một số sản phẩm đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, trở thành hoạt động có nguồn thu lớn thứ hai sau hoạt động kinh doanh.
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, dịch vụ khách sạn và nhà hàng ăn uống của công ty cũng đem lại nguồn thu đáng kể. Đây là hoạt động kinh doanh hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương lai.
Để đạt được các kết quả trên, tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã phải nỗ lực cố gắng rất nhiều. Bên cạnh đó công ty còn được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ thương mại. Trong thời gian tới công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch 2001-2005.
II. CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC
1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
Chỉ tiêu doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh.
Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh cho ta biết được khả năng sinh lời của toàn bộ vốn kinh doanh, với một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì công ty thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận và trả lãi vốn vay. Chỉ tiêu này là một trong số các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Bảng: Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh
Chỉ tiêu
đvt
2000
2001
2002
Lợi nhuận ròng
Triệu VND
806,2
1.210,57
1.500
Lãi vay
Triệu VND
6.450
9.200
13.200
Tổng vốn kinh doanh
Triệu VND
120.050
165.500
200.000
Doanh lợi vốn kinh doanh thực tế
%
6
6,3
7,35
Doanh lợi vốn kinh doanh kế hoạch
%
7
7
7
( Nguồn : Số liệu thống kê của phòng tài chính kế toán)
Nhìn vào bảng hệ số doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh của công ty ta thấy chỉ tiêu này đều tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2000 hệ số doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh của công ty là 6%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra công ty thu về được 6 đồng lợi nhuận và trả lãi ngân hàng. Năm 2001 hệ số này là 6,3% và năm 2002 hệ số này là 7,35%.
Tuy nhiên nếu đem so sánh với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra có thể nhận thấy chỉ tiêu này chưa đạt yêu cầu kế hoạch. Năm 2000 hệ số doanh lợi vốn kinh doanh đạt được thấp hơn 1% so với chỉ tiêu kế hoạch, năm 2001 hệ số này thấp hơn kế hoạch là 0,7 %. Chỉ có năm 2002 là hệ số này vượt 0,35% so với kế hoạch đặt ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này song chủ yếu là do sự tăng nhanh chóng của tổng vốn kinh doanh qua các năm trong khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận chậm nhiều so với tốc độ tăng của vốn kinh doanh.
Qua đó cho thấy trong thời gian tới công ty tăng cường các giải pháp cần thiết để chỉ tiêu này đạt cao hơn, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng lợi nhuận, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (CSH) trong tổng vốn kinh doah của doanh nghiêp, cho biết với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra công ty thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Bảng 7 : Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
đvt
2000
2001
2002
Lợi nhuận ròng
Triệu VND
806,2
1.210,57
1.500
Vốn CSH
Triệu VND
14.800
16.000
18.500
Doanh lợi CSH
%
5,45
7,56
8,1
( Nguồn : Số liệu thống kê phòng tài chính kế toán)
Theo bảng số liệu trên ta thấy doanh lợi vốn chủ sở hữu (vốn tự có) của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể : năm 2000 doanh lợi vốn chủ sở hữu công ty đạt được là 5,45% nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra công ty thu về được 5,45 đồng lợi nhuận. Năm 2001 là 7,56%, tăng 1,38 lần so với năm 2000 và năm 2002 là 10,24% tăng 1,07 lần so với năm 2001.
Nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này tăng lên là do trong những năm qua, lượng vốn chủ sở hữu của công ty tăng chậm trong khi đó tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty đã dần được cải thiện. Đây là một trong những lợi thế của công ty, chứng tỏ việc sử dụng hiệu quả vốn ngân sách (chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn chủ sở hữu), là cơ sở để Bộ thương mại có thể gia tăng nguồn vốn ngân sách nhằm tăng cường nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Doanh lợi tổng doanh thu bán hàng
Doanh lợi tổng doanh thu cho biết với một đồng doanh thu bán hàng công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ngoài hai chỉ tiêu doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh và doanh lợi vốn chủ sở hữu, người ta còn sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 8 : Hệ số doanh lợi doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu
đvt
2000
2001
2002
Lợi nhuận ròng
Triệu VND
806,2
1.210,57
1500
Doanh thu bán hàng
Triệu VND
1.300.000
2.053.137
2.327.200
Doanh lợi dthu bán hàng thực tế
%
0,062
0,06
0,064
Doanh lợi dthu bán hàng kế hoạch
%
0,08
0,07
0,07
(Nguồn : Số liệu thống kê phòng tài chính kế toán)
Theo dõi số liệu thống kê trên ta thấy mặc dù lợi nhuận của công ty có tăng song doanh lợi doanh thu bán hàng của công ty hầu như không tăng. Nếu như năm 2000 hệ số doanh lợi doanh thu bán hàng của công ty là 0,062% tức là trong 100 đồng vốn doanh thu thu được từ hoạt động bán hàng thì công ty chỉ thu được 0,062 đồng lợi nhuận, thấp hơn kế hoạch đặt ra là 0,018% thì đến năm 2001 con số này là 0,06%, đạt thấp hơn so với kế hoạch 0,01%. Năm 2002 hệ số này là 0,064%, thấp hơn kế hoạch đặt ra 0,004%.
Nguyên nhân làm cho hệ số này không tăng là do trong khi doanh thu bán hàng tăng rất cao thì lơị nhuận lại gia tăng chậm do hàng năm công ty phải trả lãi vay vốn kinh doanh cho ngân hàng nhiều tỷ đồng ( năm 2000 là 6,45 tỷ, năm 2001 là 9,2 tỷ và năm 2002 là 13,2 tỷ VND) vì hầu hết vốn kinh doanh của công ty là vay ngân hàng. Bên cạnh đó chỉ số giá cả hàng hoá liên tục có xu hướng giảm, các chi phí đầu vào như: giá xăng dầu, tiền lương…tăng do đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty.
Từ việc đánh giá chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp: doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh, doanh lợi vốn chủ sở hữu và doanh lợi doanh thu bán hàng có thể nhận thấy các chỉ tiêu này đều tăng nhưng rất chậm, đặc biệt hai chỉ tiêu doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh và doanh lợi doanh thu bán hàng chưa đạt yêu cầu kế hoạch đặt ra mà nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn so với tốc độ tăng của vốn kinh doanh và doanh thu.
Vì thế trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có các giải pháp cần thiết, kịp thời để cải thiện hiệu quả của các chỉ tiêu trên.
2. Hiệu quả kinh doanh bộ phận.
Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh.
Từ kết quả kinh doanh hàng năm ta có bảng hệ số sử dụng vốn toàn bộ vốn kinh doanh như sau:
Bảng 9 : Hệ số sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh
Chỉ tiêu
đvt
2000
2001
2002
Tổng doanh thu
Triệu VND
1.300.000
2.053.137
2.327.200
Tổng vốn kinh doanh
Triệu VND
120.050
165.500
200.000
Số vòng quay thực tế
Vòng
10,83
12,4
11,64
Số vòng quay theo KH
Vòng
10
11
11
Thời gian 1 vòng quay
Ngày
34
30
32
( Nguồn : Số liệu thống kê phòng kế hoạch tổng hợp)
Qua số liệu thống kê trên ta thấy tốc độ quay vòng vốn kinh doanh của công ty khá cao, hầu hết các năm đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra, cụ thể : năm 2000 số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh của công ty là 10,83 vòng với thời gian 1 vòng quay là 34 ngày, tăng 0,83 vòng so với kế hoạch. Năm 2001 số vòng quay của vốn kinh doanh là 12,4 vòng với thời gian 1 vòng quay là 30 ngày, tăng 1,4 vòng so với kế hoạch đặt ra. Còn năm 2002 tăng thấp hơn với 11,64 vòng quay và 32 ngày cho 1 vòng quay, tăng 0,64 vòng so với kế hoạch.
Sở dĩ tốc độ quay vòng vốn kinh doanh của công ty cao như vậy là do công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá, giữ vai trò trung gian mua hàng hoá dự trữ rồi bán ra thu lợi nhuận vì thế đòi hỏi phải thu hồi vốn kinh doanh một cách nhanh nhất.
Trong điều kiện tổng vốn kinh doanh tuy có tăng nhưng ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2495.doc