Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11 – công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU - 1 -

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. - 3 -

1.1 Khái nệm chung về nguồn nhân lực. - 3 -

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. - 3 -

1.1.2. Khái niệm về sử dụng nguồn nhân lực. - 5 -

1.1.3. Khái niệm về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - 8 -

1.1.4. Vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. - 10 -

1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - 12 -

1.2.1. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân. - 12 -

1.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương. - 12 -

1.2.3. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương. - 13 -

1.2.4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của một nhân viên. - 13 -

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - 13 -

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. - 13 -

1.3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - 14 -

1.3.1.2. Xu hướng toàn cầu hóa và sự hội nhập nền kinh tế quốc tế. - 14 -

1.3.1.3. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. - 15 -

1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. - 16 -

1.3.2.1. Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực: - 16 -

1.3.2.2. Chính sách về phân công và hiệp tác lao động. - 17 -

1.3.2.3. Chính sách về trả lương cho người lao động. - 18 -

1.3.2.4. Chính sách về đánh giá thành tích nhân viên. - 18 -

1.3.2.5. Triết lý quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. - 19 -

1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - 19 -

1.4.1. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập. - 19 -

1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - 20 -

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP 11 – CÔNG TY XÂY DỰNG 319 – BỘ QUỐC PHÒNG. - 22 -

2.1. Những nét chung về Xí nghiệp 11 – Công ty xây dựng 319. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. - 22 -

2.1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp 11. - 22 -

2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp 11. - 23 -

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh. - 24 -

2.1.3 Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của Xí nghiệp 11. - 27 -

2.1.4. Đặc điểm về kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 11 có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - 28 -

2.1.5. Đặc điểm về lao động của Xí nghiệp 11. - 29 -

2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11. - 31 -

2.2.1. Thực trạng về năng suất lao động bình quân. - 31 -

2.2.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương. - 33 -

2.2.3. Thực trạng về hiệu suất tiền lương. - 35 -

2.2.4. Thực trạng về khả năng sinh lời của một nhân viên. - 37 -

2.3. Đánh giá công tác sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11. - 39 -

2.3.1. Những thành tựu đạt được. - 40 -

2.3.2. Những tồn tại trong công tác sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11- 42 -

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP 11 - 43 -

3.1. Một số phương hướng phát triển nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11 trong thời gian tới. - 43 -

3.1.1. Phương hướng phát triển trong kinh doanh. - 43 -

3.1.1.1. Tiếp tục thực hiện các dự án: - 43 -

3.1.1.2. Triển khai xây dựng các dự án mới: - 43 -

3.1.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực. - 43 -

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11. - 44 -

3.2.1. Một số giải pháp tăng năng suất lao động. - 44 -

3.2.1.1. Sắp xếp nguồn nhân lực một cách hợp lý. - 44 -

3.2.1.2. Đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại. - 46 -

3.2.1.3. Tạo ra bầu không khí, văn hóa tốt lành, kết hợp làm việc nghỉ ngơi phù hợp. - 46 -

3.2.1.4. Tăng cường kỷ luật lao động trong xí nghiệp. - 48 -

3.2.2. Hoàn thiện công tác tiền lương. - 50 -

3.2.3. Có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực. - 51 -

3.2.4. Hoàn thiện công tác tuyển dụng. - 56 -

3.2.5. Các nhóm biện pháp khác. - 58 -

3.2.5.1. Giải quyết tốt các mối quan hệ trong xí nghiệp. - 58 -

3.2.5.2. Đề bạt cán bộ quản lý một cách đúng đắn, vô tư, tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực. - 60 -

KẾT LUẬN - 62 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 63 -

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5274 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11 – công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn vị trong quân đội làm kinh tế và theo quyết định 564/QĐ-QP ngày 22/04/1996 Công ty xây dựng 319 chính thức được thành lập và sát nhập cùng 5 xí nghiệp khác vẫn giữ nguyên tên là công ty xây dựng 319 – Bộ quốc phòng. Xí nghiệp 11 là một xí nghiệp trực thuộc Công ty xây dựng 319 – Bộ quốc phòng. Trước kia xí nghiệp 11 còn gọi là Trung đoàn 11 thành lập vào ngày 25/11/1973 tại xã Hùng Vương, huyện An Hải, Hải Phòng. Nhiệm vụ đầu tiên khi thành lập là tham gia cải tạo tu sửa nhà máy xi măng Hải Phòng bị địch phá hoại. Tháng 03/1974 trung đoàn chuyển sang làm nhà máy gạch Tiêu Giao. Năm 1979, trung đoàn tham gia xây dựng nhà máy Nhiệt điện Phả Lại với ý chí quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ và đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Sư đoàn tặng nhiều bằng và giấy khen, đoàn chuyên gia Liên Xô tặng cờ. Tháng 09/1989, theo quyết định 79 của Bộ quốc phòng, Trung đoàn 11 gọi theo đơn vị sản xuất kinh doanh là xí nghiệp 11 trực thuộc Công ty xây dựng 319 Quân khu 3 – Bộ quốc phòng. Tháng 11/1989 trụ sở xí nghiệp chuyển lên Hà Nội đóng tại trường đại học Mỹ Thuật Hà Nội, đến tháng 01/1997 trụ sở chuyển về 50 ngõ Thuận Hòa – Ngọc Lâm – Long Biên – Hà Nội. Xí nghiệp hành nghề theo giấy phép kinh doanh của Công ty xây dựng 319. 32 năm qua xí nghiệp 11 đã không ngừng trưởng thành và ngày càng phát triển mạnh. Địa bàn hoạt động của xí nghiệp hiện nay trên 16 tỉnh, thành phố khắp cả nước từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vớ nhiều công trình mang tầm cỡ Quốc gia có chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn, tạo uy tín với chủ đầu tư như: Học viện kĩ thuật quân sự, Viện quân y 103, Viện quân y 108, trụ sở tỉnh Vĩnh Long, bể bơi Đồng Tháp, đại học Văn hóa, trường sỹ quan Lục quân, đại học thể dục thể thao TW1, nhà hiệu bộ nhạc viện Hà Nội, bộ chỉ huy quân đội Hà Nam, công ty kim khí Thăng Long, xưởng sản xuất cao su Z751, nhà khách văn phòng Đà Lạt, đài truyền hình Bến Tre, đường quy hoạch số 6 – BRVT, hệ thống thoát nược sân bay Cát Bi … 2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp 11. + Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. + Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi. + Sản xuất kinh doanh vật liệu. + Khảo sát thiết kế các công trình xây dựng. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh. Xí nghiệp 11 là xí nghiệp thành viên của Công ty xây dựng 319, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, ban giám đốc công ty, thực hiện chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập. Phù hợp với quy chế như trên, bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Từ ban giám đốc xí nghiệp và các phòng ban chức năng đến các đội trực thuộc được tinh giảm gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý. - Giám đốc xí nghiệp: là người chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp. Giám đốc xí nghiệp là chủ tài khoản của xí nghiệp, có quyền ki kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan theo sự ủy quyền của Giám đốc công ty. - Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách trực tiếp ban kế hoạch kỹ thuật và ban vật tư của xí nghiệp, là người giúp việc cho Giám đốc trong khâu khoa học – kỹ thuật; khâu quản lý sử dụng vật tư máy móc của xí nghiệp. Nhiệm vụ là theo dõi kỹ thuật xây dựng các công trình, trực tiếp bàn giao các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành cho cơ quan chủ quản đầu tư dưới sự ủy quyền của Giám đốc xí nghiệp. - Phó giám đốc chính trị kiêm Bí thư Đảng ủy: Phụ trách trực tiếp ban chính trị, tổ chức lao động tiền lương và ban hành chính quản trị. Là người giúp việc cho Giám đốc trong công tác Đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong toàn xí nghiệp. Có nhiệm vụ triển khai mọi hoạt động theo hướng chỉ đạo của cấp ủy Đảng xí nghiệp, Đảng ủy ban giám đốc công ty về sinh hoạt tư tưởng, công tác đời sống, công tác xây dựng đơn vị, duy trì kỷ luật và các chế độ sinh hoạt khác. - Ban kế hoạch – kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc mà trực tiếp là Phó giám đốc kế hoạch – kỹ thuật công tác quản lý kỹ thuật của toàn xí nghiệp, xây dựng kế hoạch định hướng cho xí nghiệp từ 3 -5 năm, đội từ 1 -2 năm và có kế hoạch thi công cụ thể, sát thực tế, đảm bảo chủ động trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện kế hoạch sản xuất. Ban kế hoạch kỹ thuật cũng có nhiệm vụ theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch các công trình, quy trình kỹ thuật, các biện pháp thi công, tính toán giá trị dự toán và nhận thầu xây lắp các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao; lập báo cáo kế hoạch và thực hiện kế hoạch với công ty. - Ban tài chính: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc xí nghiệp quản lý tài chính đúng nguyên tắc, chế độ tài chính kế toán theo đúng pháp lệnh thống kê kế toán của nhà nước và cấp trên đã ban hành. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tài chính, chủ động khai thác các nguồn vốn đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh; kiểm tra giám sát hoạt động của đồng vốn để việc đầu tư sao cho có hiệu quả và chi tiêu đúng mục đích. - Ban chính trị tổ chức lao động tiền lương: Tham mưu cho cấp ủy mà trực tiếp là Phó giám đốc chính trị trong công tác Đảng, công tác chính trị quần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ …; tham mưu cho cấp ủy, chi bộ, ban Giám đốc trong việc quản lý nhân sự từ khâu sắp xếp, tuyển dụng, bố trí người lao động hợp lý; nghiên cứu và giải quyết các chế độ cho người lao động như tiền lương, thiền thưởng, bảo hiểm xã hội bảo đảm đúng nguyên tắc và chế độ hiện hành. - Ban vật tư: Có nhiệm vụ quản lý vật tư, chủ động tìm kiếm, khai thác nguồn vật tư sao cho có hiệu quả nhất, đảm bảo việc cung ứng vật tư thi công các công trình theo đúng tiến độ, thực hiện chế độ báo cáo định kì theo quy định của cấp trên. - Ban hành chính quản trị: Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp đời sống tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Ngoài các ban, xí nghiệp còn có các đội trực thuộc thực hiện nhiệm vụ trực tiếp thi công các công trình. Hiện nay, xí nghiệp có 12 đội trực thuộc: đội 11, đội 12, đội 13, đội 14, đội 15, đội 16, đội 17, đội 18, đội 19, đội 110, đội 111, đội 112. Có thể khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp như sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Xí nghiệp 11. Giám đốc xí nghiệp Phó giám đốc KH-KT Phó giám đốc chính trị Ban tài chính Ban HC-QT Ban vật tư Ban chính trị Ban KH - KT Đội 11 Đội 12 Đội 13 … Đội 111 Đội 112 2.1.3 Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của Xí nghiệp 11. Xí nghiệp 11 – Công ty xây dựng 319 là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Xí nghiệp có bề dày trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo cơ bản, ngày càng trưởng thành. Các đơn vị sản xuất được trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết, hiện đại, đáp ứng mọi yêu cầu của các công trình về quy mô, mức độ phức tạp, mỹ quan và tiến độ công trình. Bên cạnh đó, địa bàn thi công của xí nghiệp rộng, uy tín trên thương trường ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Các lĩnh vực hoạt động chính của xí nghiệp: + Thi công xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng. Là lĩnh vực xây dựng khá phổ biến và đa dạng. Bao gồm: xây dựng nhà công cộng, nhà máy, … + Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, đường dây, trạm điện, các công trình ngầm, nhà máy nước. + Khảo sát, dò tìm, xử lý bom mìn – vật nổ. + Vận tải đường thủy, đường bộ. Bao gồm: xây dựng cầu, đường, hầm xuyên núi, hầm rộng trong núi làm nhà máy hoặc cho các mục đích khác. + Thi công xây lắp, trùng tu, tôn tạo các công trình di tích lịch sử, văn hóa. + Khảo sát trắc địa công trình, khảo sát địa chất, thủy văn. + Thiết kế xử lý nền móng công trình xây dựng, thiết kế kiến trúc. + Kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp. . Do đặc điểm của xây dựng cơ bản nên quá trình để hoàn thành sản phẩm dài hay ngắn tùy thuộc vào công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Đối với một số công trình đặc biệt, xí nghiệp được Nhà nước và bộ Quốc Phòng chỉ định thầu thông qua công ty, còn lại phần lớn các công trình khác xí nghiệp thực hiện đấu thầu. Trong quá trình thi công, các đội trực tiếp thi công phải tiến hành thi công theo dự toán đã được duyệt. Xí nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và công ty về an toàn lao động và chất lượng công trình. Sau khi công trình đã hoàn thành sẽ được tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư. 2.1.4. Đặc điểm về kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 11 có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Trong suốt 32 năm qua, Xí nghiệp 11 đã không ngừng trưởng thành và phát triển mạnh. Địa bàn hoạt động của Xí nghiệp hiện nay trên 16 tỉnh, thành phố khắp cả nước từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia có chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn, tạo uy tín với nhiều chủ đầu tư. Để có được những thành tích như trên, trước hết phải kể đến sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo về công tác tổ chức điều hành sản xuất, luôn phát huy tính năng động, sáng tạo, lãnh đạo đơn vị năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên giao, hạch toán kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu hồi vốn, giao nộp ngân sách và cấp trên đầy đủ. Bên cạnh đó là trình độ tay nghề của công nhân được nâng lên rõ rệt và được bổ sung hàng năm. Có thể thấy được sự phát triển đó qua một số chỉ tiêu chủ yếu mà xí nghiệp đã đạt được: Biểu 1: Một số chỉ tiêu tài chính của Xí nghiệp 11. Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Doanh thu 75.685 83.253 106.528 2. Lợi nhuận trước thuế 133 206 142 3. Qũy lương 10.587 10.947 10.979 4. Thu nhập bình quân/người/tháng 1,408 1,445 2,216 (Nguồn: Ban tài chính.) Qua biểu 1 ta nhận thấy rằng, doanh thu của xí nghiệp trong những năm qua liên tục tăng, cùng với đó là sự tăng lên đáng kể về thu nhập của người lao động. Để có được điều này là do sự quan tâm của ban lãnh đạo xí nghiệp trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời đó cũng là kết quả của sự cố gắng học tập, không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. 2.1.5. Đặc điểm về lao động của Xí nghiệp 11. Xí nghiệp 11 là một xí nghiệp có bề dày trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của đơn vị ngày càng trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm, trình độ tay nghề được nâng lên đáng kể và có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. Tổng số cán bộ công nhân viên của xí nghiệp là 430 người. Bao gồm: Biểu 2: Năng lực sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 11 – năm 2009. Stt Chuyên ngành Số lượng (người) 1. Thợ nề 77 2. Thợ xây 53 3. Thợ điện 19 4. Thợ hàn 11 5. Thợ mộc 6 6. Thợ sắt 9 7. CB kỹ thuật 61 8. CB ngành kinh tế 29 9. CB quản lý 35 10. Kế toán 17 11. Lái xe, lái máy 17 12. Bảo vệ, phục vụ, lao động phổ thông 14 13. Thợ chuyên ngành khác 82 (Nguồn: Ban chính trị tổ chức lao động tiền lương). Trong đó: + Số người có trình độ đại học và trên đại học: 155 người. + Số người có trình độ cao đẳng và trung cấp: 132 người. + Số năm công tác bình quân: 10 năm. Nhìn vào năng lực sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 11 trong năm 2009 ta có thể thấy trình độ học vấn của lực lượng lao động tại xí nghiệp 11 khá cao, cụ thể: Trình độ đại học và trên đại học chiếm 36% tổng số lao động, trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 30,7% tổng số lao động, còn lại là lao động phổ thông chiếm 33,3%. Đây cũng được coi là một lợi thế của xí nghiệp. Mặt khác, do đặc điểm kinh doanh của xí nghiệp là về xây dựng nên số lượng lao động luôn luôn biến động qua các năm, chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc theo thời vụ. Cùng với đó là sự thuyên chuyển công tác của đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng đóng góp một phần nhỏ trong sự biến động lao động của xí nghiệp. Sơ đồ 2: Sự biến động về lao động của Xí nghiệp 11 trong giai đoạn 2007-2009 (Đơn vị: Người). (Nguồn: Ban chính trị tổ chức lao động tiền lương) Ta dễ dàng nhận thấy số lượng lao động của xí nghiệp biến động rõ rệt qua từng năm: - Năm 2008 tổng số lao động của xí nghiệp là 660 người, tăng 170 người so với năm 2008. - Năm 2009 tổng số lao động của xí nghiệp là 430 người, giảm 230 người so với năm 2008 và giảm 60 người so với năm 2007 2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11. 2.2.1. Thực trạng về năng suất lao động bình quân. Xí nghiệp sử dụng chỉ tiêu này nhằm mục đích dùng sản lượng tính bằng tiền của tất cả các loại sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất ra để biểu hiện mức năng suất lao động của một nhân viên. Qua đó có thể đưa ra được những đánh giá về khả năng trình độ lao động trong quá trình hoạt động. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân của một nhân viên được tính theo công thức: W = Q/T Trong đó: W – Năng suất lao động bình quân của một nhân viên (tính bằng tiền). Q – Tổng sản lượng tính bằng hiện vật. T – Tổng số công nhân. Biểu 3: Năng suất lao động bình quân của một nhân viên – Xí nghiệp 11. Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 2008 2009 1. Tổng sản lượng tính bằng hiện vật. Triệu đồng. 75.685 83.253 106.528 2. Tổng số lao động. Người. 490 660 430 3. Năng suất lao động bình quân. Triệu/người. 155 126 248 (Nguồn : Ban tài chính.) Từ bảng trên, ta có thể thấy năng suất bình quân của người lao động giảm nhẹ trong năm 2008 và tăng mạnh trong năm 2009. Cụ thể: - Năm 2008 so với năm 2007 giảm 18,71% tương ứng giảm 29 triệu/người. - Năm 2009 so với năm 2008 tăng 96,83% tương ứng tăng 122 triệu/người. - Năm 2009 so với năm 2007 tăng 60% tương ứng tăng 93 triệu/người. Thực tế cho thấy, để có được sự tăng lên đáng kể của năng suất lao động trong năm 2009, một phần là do xí nghiệp đã đầu tư nhiều hơn vào trang thiết bị, máy móc hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất; bên cạnh đó, xí nghiệp cũng đã có những nhận thức rõ rệt về tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (Biểu hiện: xí nghiệp đã kết hợp với một số trường đại học, cao đẳng để đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp; tổ chức các khóa học về an toàn lao động...). Cùng với đó, phải kể đến tinh thần không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Chính vì vậy, trong năm 2009, tuy số lượng lao động giảm đi khá nhiều so với năm trước nhưng tổng sản lượng tính bằng hiện vật của xí nghiệp cũng đã tăng lên đáng kể (tăng 28% so với năm 2008 và 40,75% so với năm 2007). Tuy nhiên, do đặc trưng của ngành xây dựng là lao động làm việc theo thời vụ nhiều, số lượng lao động lớn nên việc kiểm soát mọi hoạt động của nhân viên còn nhiều hạn chế, do vậy năng suất lao động vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực của xí nghiệp chưa phong phú, đã dạng để có thể thu hút nhiều đối tượng có nhu cầu đào tạo. 2.2.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương. Xí nghiệp xác định chỉ tiêu này để xét xem muốn thực hiện một đồng doanh thu bán hàng cần chi bao nhiêu đồng tiền lương. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao, và được tính theo công thức: HQtl = M/QL Trong đó: HQtl – Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương. M – Doanh thu. QL – Qũy lương. Biểu 4: Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương – Xí nghiệp 11. Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 2008 2009 1. Doanh thu. Triệu đồng. 75.685 83.253 106.528 2. Qũy lương. Triệu đồng. 10.587 10.947 10.979 3. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương. 7,15 7,61 9,70 (Nguồn : Ban tài chính.) Qua bảng số liệu trên, ta thấy cứ một đồng quỹ lương bỏ ra thì thu về được lợi nhuận lớn hơn chi phí bỏ ra, hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong giai đoạn 2007 – 2009 có xu hướng tăng và tăng mạnh trong năm 2009. Cụ thể: - Năm 2009 bỏ ra một đồng quỹ lương thu về được 9,70 đồng doanh thu, tăng 2,09 đồng so với năm 2008. - Năm 2008 bỏ ra một đồng quỹ lương thu về được 7,61 đồng doanh thu, tăng 0,46 đồng so với năm 2007. - Năm 2009 tăng 2,55 đồng doanh thu so với năm 2007. Để có được kết quả trên, nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý trong xí nghiệp ngày càng được nâng cao, đã biết cách tạo và gia tăng động lực làm việc đối với người lao động. Bên cạnh đó, xí nghiệp đã biết bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường kinh nghiệm của từng cán bộ, công nhân, tạo điều kiện cho họ tăng thêm thu nhập hợp lý. Đối với những cá nhân, đơn vị hoàn thành hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xí nghiệp cũng đã tăng mức thưởng cho cá nhân và đơn vị đó. Trong năm 2009, mặc dù với quỹ lương gần như tương đương so với 2 năm trước nhưng nhờ công tác quản lý trong xí nghiệp ngày càng được nâng cao nên doanh thu của xí nghiệp tăng đáng kể. Điều này cho ta thấy việc sử dụng chi phí tiền lương của xí nghiệp đã có hiệu quả hơn nhiều so với trước. Mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên đáng kể và được biểu hiện: Biểu 5: Mức thu nhập bình quân của CBCNV – Xí nghiệp 11. Thu nhập bình quân/người/tháng. Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Tỉ lệ (2009/2008) - Tiền lương. Đồng. 1.382.245 2.127.710 154% - Tiền thưởng. Đồng. 63.131 87.616 139% (Nguồn: Ban chính trị tổ chức lao động tiền lương.) Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác quản lý thì hiện nay chế độ trả lương của xí nghiệp vẫn còn nhiều cứng nhắc, chưa linh hoạt, dẫn đến chưa thực sự có tính thúc đẩy sản xuất cho người lao động. 2.2.3. Thực trạng về hiệu suất tiền lương. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương giúp cho xí nghiệp biết được rằng: Một đồng tiền lương bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng của tiền lương. Chỉ tiêu này được tính theo công thức: H = LN/QL Trong đó: H – Hiệu suất tiền lương. LN – Lợi nhuận của doanh nghiệp. QL – Qũy lương. Biểu 6: Hiệu suất sử dụng tiền lương – Xí nghiệp 11. Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 2008 2009 1. Lợi nhuận. Triệu đồng. 133 206 142 2. Qũy lương. Triệu đồng. 10.587 10.947 10.979 3. Hiệu suất tiền lương. 0,0126 0,0188 0,0129 (Nguồn : Ban tài chính.) Qua bảng số liệu trên ta thấy: nhìn chung hiệu suất tiền lương qua các năm 2007-2009 khá ốn định. Cụ thể: - Năm 2009 bỏ ra một đồng quỹ lương thu về được 0,0129 đồng, giảm 0,0059 đồng (tương ứng giảm 31,38% ) so với năm 2008. - Năm 2008 bỏ ra một đồng quỹ lương thu về được 0,0188 đồng, tăng 0,0062 đồng (tương ứng tăng 49,21% ) so với năm 2007. - Năm 2009 so với năm 2007 tăng 0,0003 đồng (tương ứng tăng 2,38% ). Có được kết quả này là do sự tác động của nhiều yếu tố như: công tác quản lý đã được chú trọng, năng suất lao động tăng do xí nghiệp đã đầu tư hơn vào máy móc thiết bị. Ngoài ra, doanh nghiệp đã biết tạo và gia tăng động lực làm việc đối với người lao động, biết giữ chân người lao động bằng cách khuyến khích họ về vật chất (tăng tiền thưởng cho những cá nhân, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ) và tinh thần (thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan, đi chơi xa)… Xí nghiệp cũng đã chú trọng vào công tác đào tạo cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, chi trả các mức lương phù hợp do đã xây dựng “quy chế trả lương” cho cán bộ công nhân viên, đồng thời phổ biến một cách công khai, sâu rộng đến từng người lao động để mọi người cùng đóng góp ý kiến. Qúa trình xây dựng, chỉnh lý quy chế trả lương của xí nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và công đoàn theo đúng thỏa ước lao động tập thể đối với người lao động. Mặc dù xí nghiệp đã có quy chế trả lương cho cán bộ công nhân viên, nhưng cách thức trả lương của xí nghiệp vẫn chưa linh hoạt, chưa tạo được nhiều động lực làm việc cho người lao động. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực của xí nghiệp chưa phong phú, đã dạng để có thể thu hút nhiều đối tượng có nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc tuy đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng của mình. 2.2.4. Thực trạng về khả năng sinh lời của một nhân viên. Lợi nhuận bình quân của một người lao động trong doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của mình là cao hay thấp, xí nghiệp đã sử dụng công thức tính khả năng sinh lời của một nhân viên: H = LN/NV Trong đó: H – Khả năng sinh lời của một nhân viên. LN – Lợi nhuận của doanh nghiệp. NV – Số nhân viên bình quân. Biểu 7: Khả năng sinh lời của một nhân viên – Xí nghiệp 11. Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 2008 2009 1. Lợi nhuận. Triệu đồng. 133 206 142 2. Số nhân viên bình quân. Người. 490 660 430 3. Khả năng sinh lời của một nhân viên. 0,27 0,31 0,33 (Nguồn: Ban tài chính.) Nhìn vào bảng số liệu: khả năng sinh lời của một nhân viên tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2007 – 2009. Cụ thể: Năm 2009 so với năm 2008 tăng 6,45% tương ứng với 0,02 triệu/người. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 14,81% tướng ứng với 0,04 triệu/người. Năm 2009 so với năm 2007 tăng 22,22% tương ứng với 0,06 triệu/người. Điều này phần nào cho ta thấy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Xí nghiệp 11 có khả năng sẽ cao hơn trong những năm tới. Trong năm 2009, tuy lợi nhuận đạt được giảm 31,07% so với năm 2008, tổng số lao động giảm 34,85% so với năm 2008 (giảm 230 người), nhưng khả năng sinh lời của một nhân viên vẫn tăng và tăng 6,45% so với năm 2008, 22,22% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu chính là do trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động càng ngày càng được nâng cao; bên cạnh đó phải kể đến sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo về công tác tổ chức điều hành sản xuất, luôn phát huy tính năng động, sáng tạo, lãnh đạo đơn vị năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên giao, hạch toán kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu hồi vốn, giao nộp ngân sách đầy đủ, biết phân công đúng người đúng việc. Ngoài ra, do mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động ổn định, thời gian nghỉ ngơi đủ để người lao động có thể tái sản xuất sức lao động của mình, điều này khiến cho họ chuyên tâm hơn vào công việc. Không những thế, họ còn được đóng bảo hiểm và được hưởng các chế độ chính sách khác theo quy định của Luật lao động. Tuy nhiên, việc sắp xếp nguồn nhân lực còn một vài chỗ chưa hợp lý, kỷ luật lao động trong xí nghiệp vẫn chưa cao, đã dẫn đến khả năng sinh lời của một nhân viên mới chỉ tăng nhẹ qua các năm. 2.3. Đánh giá công tác sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11. Xí nghiệp 11 – Công ty xây dựng 319 từ ngày thành lập tới nay đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng sản xuất và đã tự khẳng định được vị trí, vai trò của mình trên thị trường xây dựng cơ bản trong cả nước bằng các sản phẩm xây lắp có chât lượng cao, kiểu dáng đẹp, giá thành hạ. Sự nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế đã giúp xí nghiệp từng bước hòa nhập với nhịp điệu phát triển kinh tế của đất nước, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp. Trong điều kiện hiện nay của đất nước để có thể tồn tại và phát triển bền vững thì yếu tố con người đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chỉ có sự bố trí, sử dụng nguồn nhân lực mới tạo nên bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bên cạnh việc tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý hóa sản xuất, hợp lý hóa chi tiêu, xí nghiệp xây dựng được chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho riêng mình, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch nhiệm vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực trong từng giai đoạn. Sau một thời gian tìm hiểu về công tác quản lý, sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực ở Xí nghiệp 11 – Công ty xây dựng 319, em nhận thấy một số ưu khuyết điểm của xí nghiệp như sau: 2.3.1. Những thành tựu đạt được. Trong suốt 32 năm qua, Xí nghiệp 11 đã không ngừng trưởng thành và phát triển mạnh. Địa bàn hoạt động của Xí nghiệp hiện nay trên 16 tỉnh, thành phố khắp cả nước từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia có chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn, tạo uy tín với nhiều chủ đầu tư như: Học viện kĩ thuật quân sự, Viện quân y 103, Viện quân y 108, trụ sở tỉnh Vĩnh Long, bể bơi Đồng Tháp, đại học Văn hóa, trường sỹ quan Lục quân, đại học thể dục thể thao TW1, nhà hiệu bộ nhạc viện Hà Nội, bộ chỉ huy quân đội Hà Nam, công ty kim khí Thăng Long, xưởng sản xuất cao su Z751, nhà khách văn phòng Đà Lạt, đài truyền hình Bến Tre, đường quy hoạch số 6 – BRVT, hệ thống thoát nược sân bay Cát Bi … Để có được những thành tích như trên, không thể không kể đến công sức đóng góp của đội ngũ cán bộ công nhân viên của toàn xí nghiệp. Với sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11 – công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng.doc
Tài liệu liên quan