Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cầu 3 Thăng Long

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN 2

1. Khái niệm và phân loại 2

1.1.1. Khái niệm 2

1.1.2. Phân loại 2

1.1.3. Quản lý tài sản lưu động 3

1.2. Tài sản cố định 9

1.2.1. Khái niệm 9

1.2.2. Đặc điểm 9

1.2.3. Phân loại TSCĐ 10

1.2.4. Quản lý tài sản cố định 12

1.3. Quản lý các nguồn tài trợ trong doanh nghiệp 16

1.3.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn 16

1.3.2. Nguồn tài trợ dài hạn 24

2. Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 27

2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản 27

2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TS doanh nghiệp 27

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TS 29

2.1.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TS 29

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN Ở CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 31

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 31

1.1. Tổ chức bộ máy quản lý và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 32

1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 34

1.3. Các đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng tới doanh nghiệp 36

2. Thực trạng quản lý TS của Công ty cầu 3 Thăng Long 39

2.1. Thực trạng quản lý vốn kinh doanh 39

2.2. Thực trạng quản lý vật tư 40

2.3. Quản lý chi phí máy thi công 44

3. Thực trạng hiệu quả sử dụng TS của Công ty cầu 3 thăng long trong các năm qua 44

3.1. Tình hình tài chính của Công ty trong bảy năm qua 45

3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TS của Công ty cầu 3 thăng long thông qua các nhóm chỉ tiêu 47

4. Đánh igá thực trạng hiệu quả sử dụng TS tại Công ty cầu 3 Thăng long 55

4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý và sử dụng TS tại Công ty cầu 3 Thăng Long 55

4.2. Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng TS tại Công ty cầu 3 Thăng Long 57

4.3. Tìm hiểu những nguyên nhân còn tồn tại 58

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 60

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM TỚI 60

II. GIẢI PHÁP CHUNG

1. Đẩy mạnh công tác đào tạo hoàn thiện, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên 61

2. Hoàn thiện kênh thông tin đến nhà quản lý 61

3. Hướng tới một cơ cấu TS hợp lý 62

III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ 62

1. Nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ hiện có 62

1.1. Vận hành và bảo trì máy móc thiết bị 62

1.2. Tận dụng tối đa năng lực của máy móc thiết bị 63

2. Xử lý thanh lý TS lạc hậu xuống cấp 63

3. Tăng cường đầu tư, mua sắm mới TSCĐs 63

3.1. Tăng cường đầu ưt, mua sắm nhà cửa vật kiến trúc 63

3.2. Đầu tư mua sắm thiết bị và máy móc xây dựng 63

4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ 66

4.1. Những giải pháp cơ bản để nâng cao việc sử dụng vật liệu trong xây dựng 66

4.2. Chính sách các khoản phải thu 69

4.3. Rút ngắn thời gian thi công và nghiệm thu một công trình 71

KIẾN NGHỊ 73

KẾT LUẬN 74

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cầu 3 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều kiện kinh tế tự nhiên, hoạt động xây dựng cơ bản chỉ nằm trong phạm vi xây dựng kinh tế gia đình với những hình thức đơn giản và kỹ thuật thô sơ, thì trong điều kiện hợp tác lao động phức tạp hơn trong thời kỳ xã hội nô lệ, xây dựng cơ bản đã được tách ra khỏi ngành trồng trọt và chăn nuôi thành một lĩnh vực hoạt động riêng. Đây là kết quả của cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai. Đến đây các hình thức xã hội tiếp theo, xây dựng cơ bản dần dần phát triển và trở thành một ngành sản xuất vật chất. Ngày nay người ta coi xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt, có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân. Thông qua : xây dựng mới, xây dựng lai, mở rộng, khôi phục và sửa chữa lớn. So sánh với các ngành công nghiệp và sản xuất vật chất khác, hoạt động sản xuất trong xây dựng giao thông cũng chứa những yếu tố và quá trình tương tự đồng thời cũng mang những đặc thù riêng. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông : Sản phẩm xây dựng giao thông có tính đơn chiếc trong khi sản phẩm của ngành công nghiệp và các ngành khác được sản xuất hàng loạt. Sản phẩm xây dựng giao thông được sản xuất ra tại nơi tiêu thụ nó. Sản phẩm của xây dựng giao thông chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội của nơi tiêu thụ. Thời gian sử dụng dài, trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao. Chi phí sản xuất sản phẩm lớn và khác biệt theo từng công trình : giá trị của sản phẩm xây dựng giao thông thường lớn hơn rất nhiều so với những sản phẩm hàng hoá thông thường. Chi phí đầu tư cho công trình thường dải ra trong một thời kỳ dài. Trong phương thức đấu thầu, người nhận thầu đôi khi phải có một lượng vốn đủ lớn để đưa ra hoạt động trong thời gian đợi vốn của chủ đàu tư. Tính chất đơn chiếc và chịu ảnh hưởng của nơi xây dựng làm cho chi phí sản xuất của từng sản phẩm xây dựng giao thông rất khác nhau. Như vậy, tính chất sản xuất vật chất độc lập của xây dựng giao thông không cần bàn cãi tầm quan trọng của nó cũng rõ ràng. Chính xây dựng giao thông đã trực tiếp xây dựng có cơ sở vật chất của giao thông vận tải, góp phần tăng thêm TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân. Công ty cầu 3 Thăng Long là một đơn vị xây dựng cơ bản ngành cầu với ngành nghề chính là xây dựng các công trình giao thông trên phạm vi cả nước như cầu cảng đường bộ... Do đó đặc điểm sản xuất của công ty là : Thời gian thi công kéo dài , giá trị công trình lớn, sản phẩm đơn chiếc và được xây dựng theo đơn đặt hàng. Tỷ trọng tài sản cố định và NVL chiếm từ 70-80% giá thành công trình Thiết bị thi công không cố địnhmột chỗ mà phải di chuyển liên tục từ vị trí này sang vị trí khác dẫn đến việc quản lý rất phức tạp Thiết bị thi công đa dạng không cố định một chỗ mà phải di chuyển liên tục từ vị trí này sang vị trí khác, dẫn đến việc quản lý rất phức tạp Thiết bị thi công đa dạng, ngoài những thiết bị thông thường còn phải có những thiết bị đặc chủng mới thi công được như : búa đóng cọc , xe tải có trọng tải lớn thiết bị nổi đóng cọc ,ca nô ,xà lan, hệ thống phao, cần cẩu và các thiết bị cần thiết khác Ngoài ra công ty còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong quá trình thi công như : chế độ chính sách của nhà nước, do các đều kiện tự nhiên thay đổi ... Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm : do sản phẩm của công ty được sản xuất theo đơn đặt hàng do đó quá trình sản xuất được tiến hành qua các công đoạn: Bước 1 :chuẩn bị sản xuất bao gồm :lập dự toán công trình ,lập kế hoạch sản xuất , kế hoạch mua sắm NVL , chuẩn bị vốn và các điều kiện khác để thi công công trình và các trang thiết bị chuyên ngành để phục phụ cho việc thi công công trình. Bước 2 :Khởi công xây dựng : quá trình thi công được tiến hành theo công đoạn , điểm dừng kỹ thuật mỗi lần kết thúc một công đoạn lại tiến hành nghiệm thu. Bước 3 :Hoàn thiện công trình bàn giao công trình cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng 1.3Các đặcđiểm kinh tế xã hội ảnh hưởng tới doanh nghiệp: Trong hơn 10 năm thực hiện chủ chương đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường Việt Nam đã thực hiện từng bước mở cửa để tiến tới hộp nhập trong khu vực và quốc tế trong khuôn khổ AFTA ,hợp tác toàn diện với EU, thực hiện hiệp địmh thương mại Việt - Mỹ ,và chuẩn bị gia nhập WTO . Luật Doanh Nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2000 cùng với việc bãi bỏ nhiều loại giấy phép tạo điều kiện trên 13.000 với số vốn đăng ký trên 10.000 tỷ đồng ; số hộ kinh doanh cá thể đăng ký mới tăng 30-50% so với năm 1999. Đồng thời quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 đã bãi bỏ 84 loại giấy phép , khởi đầu cho sự giảm can thiệp của Nhà nước vào các doanh nghiệp .Nếu so cùng kỳ1999 số doanh nghiệp đăng ký mới tăng gấp 4 lần với số vốn đăng ký gấp 3 lần . kết quả lớn nhất của việc thực hiện luât doanh nghiệp đã tạo ra một không khí kinh doanh sôi nổi, kích thích sự phát triển chung của nền kinh tế. Năm 2000 tốc độ tăng GDP là: 6,7% trong khi kế hoạch là từ 5,5-6% . Sự tác động của Luật Doanh nghiệp cùng với các chính sách mở cửa đưa Việt Nam hội nhập với thế giới dẫ ảnh hưởng tới sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn. Xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng là một một giải pháp cho một sự phát triển lâu dài , một tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển kinh tế .Vì thế sự phát triển của các công ty xây dựng có uy tín có khả năng hoàn thành những công trình lớn như Công ty cầu 3 Thăng Long là một điều tất yếu trong xu thế hội nhập hiện nay Chủ trương kích cầu đầu tư vào nông nghiệp (kiên cố hoá kênh mương ,làm đường nông thôn...) giúp công nghiệp xản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, sắt, thép, gạch... ) phát triển . khởi công nhiều dự án cầu đường quan trọng ,số dự án nhóm A và B hoàn thành trong năm 2000 lên tới gần 180 dự án. Cũng trong khoảng thời gian này Công ty cầu 3 Thăng Long đã đóng góp không nhỏ trong quá trình xây dựng các dự án ,công trình cầu đường lớn nhỏ trên cả nước như :cầu Rào Reng ,cầu Khe Cạc ,cầu Sê Phăng Hiêng, cầu Đắc Rông Tà Rụt, cầu Trà Lý , cầu Phú Thụy ,cầu B1 Bắc Ninh - Nội Bài, Cầu Đá Bạc ,cầu Sông Mã - Sơn La, cầu Kiền ,cầu Hồng Việt ,cầu Mâu A Yên Bái , cầu Bản Xà...và các công trình thuộc chi nhánh tại MN quản lý . Ngoài sự tác động tích cực của các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước ,cụ thể là Công ty cầu 3 Thăng Long như :các chính sách cho vay vốn kinh doanh theo các dự án đầu tư,của các Ngân Hàng, cấp vốn Ngân sách ... và các chính sách ưu đãi khác thì Công ty cầu 3 Thăng Long cũng phải chịu nhiều tác động tiêu cực trong các chính sách quản lý của nhà nước chưa thực sự hợp lý với tình hình cụ thể của Công ty cầu 3 Thăng Long bên cạnh đó thì các đối thủ cạnh tranh của Công ty cầu 3 Thăng Long cũng có một tiềm lực rất lớn Ví dụ, trong 2 năm 1996 và 4 tháng đầu năm 1997, Tổng công ty xây dựng và phát triền hạ tầng Licogi tham gia đấu thầu 29 công trình, trúng thầu 13 công trình (22,2%). Tổng công ty xây dựng Sông Đà đấu thầu thắng 4/18 công trình (22,2%). Công ty xây dựng dầu khí Vũng Tàu trúng 10/15 đơn thầu (66.6%). Tổng công ty xây dựng Hà Nội trúng 62/134 công trình (46%). Trong bối cảnh thị trường xây lắp đã có sự xuất hiện của các nhà thầu nước ngoài do chưa vào được thị trường nên bỏ giá rất thấp để có cơ hội xâm nhập cùng với việc chủ đầu tư trong nhiều trường hợp không chọn nhà thầu Việt Nam, hoặc có, thì chỉ chọn cho những gói thầu phụ hoặc ép giá, gây ra rất nhiều bất lợi cho các nhà thầu Việt Nam. Tập đoàn TAISEI của Nhật đã thắng thầu đường 5 khá dễ dàng, bỏ xa đối thủ gần nhất, các doanh nghiệp dẫn đầu của Việt Nam trở thành các nhà thầu phụ, kết quả đường 5 nứt ! Nếu vì sức ép của việc làm và sức ép của vốn vay (vay 1 tỷ trả lãi 120 triệu) mà phải bỏ thầu thấp để giành thắng lợi thì “thấp quá tự các nhà thầu giết nhau”. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI đã chỉ ra rằng các công trình như Cảng Cái Lân, Plaza Tràng Tiền, Thuỷ cung Thăng Long, đấu thầu ở Vĩnh Phúc... là những minh chứng điển hình cho thực trạng lộn xộn của thị trường xây dựng cơ bản ở Việt Nam. Cần phải làm một điều gì đó để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh tình hình trong nước ta còn phải xem xét đến cả tình hình khu vực và thế giới .Lấy một ví dụ đơn giản nếu tình hình ở IRAC xảy ra chiến tranh thì giá dầu sẽ lên ,từ đó sẽ ảnh hưởng đến giá thành của công trình ,sẽ ảnh hưởng đến giá thầu của công trình ,dự án . Lấy một ví dụ như vậy không phải là chỉ có một hướng là giá đầu sẽ lênvà nó chỉ ảnh hưởng đến giá thầu của công trình bởi vì nó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến giá của công trình xây dựng ,nó có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đè khác nữa . Mà ở đây muốn nói đến tầm quan trọng trong sự thay đổi của một sự kiện trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam nói chung và ngành xây dựng nói riêng ,ví dụ như Campuchia gia nhập WTO cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình gia nhập WTO của Việt Nam .Vì vậy các nhà quản lý doanh nghiệp phải là người nắm bắt được thông tin và xử lý thông tin một cách chính xác nhậy bén Tựu chung lại về tầm vĩ mô thì doanh nghiệp phải quan tâm đến :sự mở cửa tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế trong khuôn khổ AFTA ,hợp tác toàn diện với EU,thực hiện hiệp định thương mại Việt - Mỹ và chuẩn bị gía nhập WTO, và một số tình hình chính trị kinh tế khác ,sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách và nền kinh tế của Việt Nam nói chung ,và ảnh hưởng đến nguồn vốn ,doanh thu ,lợi nhuận nói riêng của Công ty cầu 3 Thăng Long . Còn về tầm vi mô thì nhà quản lý của doanh nghiệp phải chú ý đến Công ty cầu 3 Thăng Long là công ty trực thuộc tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long, chứ không phải là một công ty độc lập .Vì vậy khi xem xét tình hình kinh doanh ,các mối quan hệ của công ty thì phải chú ý đến mối quan hệ trực thuộc của công ty ,vì đôi khi khả năng nhận thầu của công ty rất cao vì Tổng công ty sẽ đứng ra nhận thầu và giao lại cho công ty, bên cạnh đó Công ty cầu 3 Thăng Long còn có một mối quan hệ rất tốt với Ngân hàng ,điều này thực sự là rất có lợi trong quá trình vay vốn thực hiện dự án .Theo báo Giao Thông Vận Tải (số 17- thứ 6 – ngày 28 /2 /2002 )Tổng công ty xây dựng Thăng Long đạt giá trị sản lượng 2.032 tỷ đồng (tăng 43% so với năm 2001) Tất cả những đặc điẻm kinh tế xã hội trên đều đã và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty cầu 3 Thăng Long một cách sâu sắc 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TS CỦA CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 2.1 Thực trạng quản lý vốn kinh doanh 2.1.1 vốn kinh doanh của đơn vị xây lắp -> Vật tư tiêu hao cung cấp theo hợp đồng -> vật tư luân chuyển cho thuê theo hợp đồng ->Chi phí thuê máy theo hợp đồng ->Vay bằng tiền để mua vật tư trả lương ->Công cụ máy móc thi công cấp hẳn theo quyết định giao cho đơn vị quản lý ->Giá trị tài sản còn lại do đơn vị tự tạo ra trong quá trình hạch toán ->Nếu đơn vị tự huy động vốn để thi công thì phải được giám đốc chấp thuận bằng văn bản mới được thực hiện 2.1.2 Điều kiện và hạn mức cấp vốn : việc cấp vốn ở (2.1.1) chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các bảng biểu sau : 2.1.2.1 Điều kiện cấp vốn ->Quyết định giao khoán công trình ->Hợp đồng cung cấp vật tư ->Hợp đồng thuê thiết bị ->Kế hoạch cung cấp vật tư thiết bị hàng tháng ->kế hoạch chi phí toàn bộ công trình ->chứng từ chi đsản suất nộp công ty chỉ còn số dư chưa chi hết dưới 100.000.000 triệu đồng tại đơn vị ( một trăm triệu đồng chẵn ) không kể tạm ứng cho B phụ ->Đơn vị điều chỉnh hạn mức cấp vốn. Nếu vượt hạn mức dư theo điều (II.1.2.2 )dưới đây Trường hợp đặc biệt như công trình cần khởi công gấp gặp sự cố khách quan cần phải cấp vốn khi chưa đầy đủ các thủ tục trên thì phải được giám đôcs xét từng trường hợp cụ thể 2.1.2.2 Hạn mức cấp vốn ( Là giá trị sxkd tồn đọng tại đơn vị chưa được thanh toán thể hiện ở tài khoản 1361) Được quy định không quá 1/4 tổng giá trị bản khoán . Muốn được cấp vốn quá quy định thì phải có biểu số 05-HT( Đơn xin điều chỉnh hạn mức cấp vốn 2.1.3: Hoàn trả và bảo toàn vốn 2.1.3.1 Vốn kinh doanh công ty cấp được hoàn trả bằng giá trị khối lượng hoàn thành, đội sản xuất phải chủ động nghiệm thu khối lượng với bên A, gửi về phòng kế hoạch để thanh toán giảm nợ vay vốn. 2.1.3.2 Phần vốn còn ở đơn vị được bảo toàn bằng khối lượng dở dang chưa nghiệm thu, vật tư công cụ còn lại, nợ phải thu đúng với số dư công nợ đã đối chiếu đối với công ty. 2.1.3.3 Đơn vị nhận vốn có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, đảm bảo toàn vốn và trả lãi vay khi vay vốn hàng tháng 2.1.3.4 Vốn kinh doanh được đốie chiếu hàng tháng 2.1.3.5 Khi cần cho cá nhân trong đơn vị vay tiền để giải quyết việc riêng thì đội trưởng xem xét giải quyết và theo dõi thu hồi tại đơn vị. Khi người đó chuyển sang đơn vị khác thì phải thu hồi hết nợ. Trường hợp đặc biệt không thu hồi hết thì chuyển nợ sang đơn vị mới như phương pháp thanh toán noọi bộ. Đơn vị mới có trách nhiệm thu hồi nốt số nợ trên. 2.1.4 Trình tự vay vốn và thanh toán. 2.1.4.1 Khi vay vốn thi công. Vay bằng vật tư công ty cấp. Vay bằng tiền Vay trả thẳng cho người bán. Phải thực sự đã nhận hàng về đơn vị, có hoá đơn đã nộp công ty để đảm bảo số dư dưới 100 triệu. Trường hợp đặc biệt phải ứng tiền trước thì lập hợp đồng mua bán làm căn cứ cho vay. Khi thanh toán bằng chuyển khoản thì phải trả đúng tên người bán và số hiệu tài khoản trên hoá đơn. Trường hợp chủ thể là cá nhân thì ngay khi viết hoá đơn phải viết tên nghười thụ hưởng, số tài khoản, tên ngân hàng và hoá đơn. Nếu hoá đơn đã viết kín chỗ thì người viết ghi vào mặt sau hoá đơn đảm bảo cùng một kiểu chữ, đóng dấu, kí tên. Mọi trường hợp lợi dụng tài khoản, gây thiệt hại cho công quỹ do việc chuyển trả không đúng người được thụ hưởng thì người đứng vay phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo pháp luật. Những trường hợp phải chuyển lại do sai sót của người vay, phải chịu phạt 100 nghìn đồng đối với mỗi lần vi phạm, thu vào quỹ công ty để bù đắp chi phí. 2.1.4.2 Thanh toán vốn thi công Vốn vay được thanh toán hoàn trả bằng chứng từ thu của đơn vị bằng các báo biểu sau : Thanh toán khối lượng hoàn thành ( mẫu số 09- HT). CĂn cứ để lập bảng này là các biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành do các đơn vị lập với chủ đầu tư gửi về phòng kế hoạch. Sau 5 ngày phòng kế hoạch lập xong biểu đồ số 09 HT, gửi ngay đến phòng tài vụ. Ngay trong ngày nhận được biểu số 09- HT của phòng kế hoạch, Phòng tài vụ phải ghi giảm nợ cho đơn vị để giảm bớt lãi vay. -Thanh toán nội bộ công ty ( mẫu 10 – HT) kèm theo là các chứng từ thu của đơn vị được thụ hưởng 2.2Thực trạng quản lý vật tư 2.2.1 vật tư công ty cấp : Vật tư công ty cấp là tài sản của công ty cấp cho đơn vị được quy đổi thành tiền . Đơn vị có quyền quản lý và sử dụng khai thác. Do vậy nếu dùng vào công trình thì phải trả tiền. Làm mất, làm hỏng thì phải bồi thường. Trường hợp không dùng nưac khi đã trao trả tại công trường được phòng vật tư bàn giao giữ hỗ thì công ty phải trả thêm chi phí bảo quản trông coi ngoài giá trị bản khoán( Do phòng vật tư lập để trả cho đơn vị) 2.2.2: Điều kiện để công ty cấp vật tư 2.2.2.1 Phải có hợp đồng cung cấp vật tư và phòng vật tư quyết định giao khoán chủ động làm hợp đồng với đơn vị. 2.2.2.2 Kế hoạch cung cấp vật tư tiền vốn hàng tháng 2.2.2.3Những vật tư nhỏ lẻ không đồng bộ công ty giao cho đơn vị quản lý 2.2.3 hợp đồng cung cấp vật tư 2.2.3.1 Đơn giá: Là đơn giá không thuế tại chân công trình trên phương tiện chuyên chở vật tư 2.2.3.2 Vật tư tiêu hao công ty cấp Đơn giá: Lấy giá cố định trong bản khoán để làm hợp đồng cho toàn bộ thời gian thi công Số lượng hợp đồng: Toàn bộ vật tư tiêu hao công ty cấp được thể hiện trong hợp đồng và được giữ nguyên số lượng cấp kể cả khi giá trị thị trương thay đổi. Việc chuyển giao đơn vị thu mua phải được lập phụ lục hợp đồng mới có giá trị thực hiện. 2.2.3.3Vật tư luân chuyển công ty cấp: Đơn giá: áp dụng đơn giá thống nhất do công ty ban hành Tính tiền thuê: Tiền thuê thu được tính từ khi nhận cho đến khi trả theo số ngày dương lịch trong tháng. Trường hợp do thay đổi trình tự thi công hoặc vì ls do khách quan dẫn đến thời gian chưa sử dụng của một loại vật tư luân chuyển nào đó trên công trường quá 30 ngày. Nếu cớ xác nhận của phòng kỹ thuật được giấm đốc duyệt thì không tính tiền thuê của những ngày chờ việc trên. Phương pháp tính tiền thuê: Theo nguyên tắc giảm dần bằng phương pháp hạ tỷ lệ đơn giá đối với thời gian thuê trong phạm vi tiến độ quy định đã được xác lập trong kế hoạch phụ lục chi phí. Ngoài tiến độ thì phải trả tiền như thuê từ đầu( Nếu không có lý do chính đáng được giám đốc duyệt). Quy định về tiền thuê được áp dụng cho từng thời kỳ có văn bản hướng dẫn riêng( cách tính xem biểu đồ số 13- HT “tính tiền thuê vật tư luân chuyển” ) 2.2.3.4Phòng vâth tư có trách nhiệm hạch toán để xác định kết quả kinh doanh của việc cung cấp vật tư mỗi quý một lần 2.2.4:Điều kiện nhận vật tư trả về công ty Tất cả các vật tư tài sản đã giao hẳn cho đơn vị gồm : vật tư tiêu hao , thiết bị ,công cụ dụng cụ khi nhập phải nhập biên bản nghiệm thu chất lượng và giá trị thực tế làm căn cứ trả tiền cho đơn vị như sau 2.2.4.1 Đối với tài sản là thiết bị ,công cụ, dụng cụ công ty đã giao cho đơn vị quản lý lâu dài chỉ khi nào có quyết định của công ty mới được nhập kho Thủ tục nhập thiết bị trả về công ty theo quy định về quản lý thiết bị 753 /ctc3 ngày 08-10-2001 của công ty 2.2.4.2 Đối với vật tư : Chỉ nhận những vật tư tiêu hao do công ty cấp ra có lệnh thu hồi về . Hoặc đơn vị tư mua để bù vào số thiếu hụt .VTLC thuê của công ty đúng với chất lượng của công ty cấp 2.2.4.3 Vật tư đơn vị tự mua : Chỉ nhập kho hoặc điều động sang đơn vị khác khi có chấp nhận của công ty bằng với giá trị thực tế khi bàn giao 2.2.4.4 Đối với vật tư luân chuyển khi trả về phải giữ nguyên tính năng sử dụng được ngay theo thiết kế ( Nếu hư hỏng thì xử lý theo quy định của điều (II.2.9.2)) 2.2.4.5 Đơn vị quản lý vật tư luân chuyển cho thuê (phòng vật tư xưởng cơ khí ) Nếu không xử lý vật tư hhư hỏng thì khi sủa chữa vợt quá kinh phí đã quy định phải chịu bồi thường thay cho đơn vị sử dụng 2.2.5:các hình thức trả vật tư về công ty 2.2.5.1 Trường hợp khi đơn vị báo trả , cán bộ vật tư phải nhận hàng tại công trình và ký nhận vào phiếu xuất kho đó (xem phần hạch toán nội bộ ) còn đơn vị phải trả không cần phải ký vào phiếu nhập kho nữa – phòng vật tư lưu phiếu xuất của đơn vị lan\mf chứng từ gốc 2.2.5.2 trường hợp đơn vị tự trả lại tự vận chuyển đến giao cho công trường khác theo yêu cầu của phòng vật tư , thì phải yêu cầu nơi nhận ký nhận vào phiếu xuất hoặc biên bản giao nhận chưa có tính cả tiền vận chuyển gửi về phòng vật tư làm phiếu nhập kho như trả về công ty 2.2.5.3 Trường hợp đơn vị trả tự vận chuyển về kho công ty ,thì ghi thêm chi phs vân chuyển do phòng vật tư chấp nhân ngay trên phiếu nhập 2.2.6: trình tự cấp phát và thu hồi vật tư 2 2.6.1 Khi cấp vật tư cấp ba liên phiếu xuất kho của đơn vị để làm căn cứ phiếu nhập kho đúng như phiêú xuất đó (xem phần cơ sở hạch toán đội ) còn đơn vị trả không cần phải ký vào phiếu nhập kho nữa –Phòng vật tư lưu phiếu xuất của đơn vị làm chứng từ gốc 2.2.6.2 Trường hợp đơn vị trả lại tự vận chuyển đến giao cho công trường khác theo yêu cầu của phòng vật tư thì phải yêu cầu nơi nhận ký nhận vào phiếu xuất ký nhận hoặc biên bản giao nhận có tính cả tiền vận chiuển về phòng vật tư làm phiếu nhập kho như trả sề công ty 2.2.6.3Trường hợp đơn vị trả tự vận chuyển về kho công ty thì ghi thêm chi phí vận chuyển do phòng vật tư chấo nhận ngay trên phiếu nhập 2.2.7:Thanh toán kinh phí: việc thanh toán được tiến hành mỗi tháng một lần như sau : 2.2.7.1 thanh toán vật tư tiêu hao 2.2.7.2thanh toán thuê vật tư luân chuyển 2.2.8: Kiểm kê đối chiếu vật tư, bồi thường thiếu hụt vật tư luân chuyển 2.2.8.1 Mỗi tháng phải tiến hành đối chiếu một lần từ 01-05 tháng đầu của quý sau .Đối với vật tư tiêu hao đã có xác nhận nên không phải đối chiếu , còn đối với vật tư luân chuyển phải đối chiếu chi tiết , phòng vật tư gửi số liệu vật tư luân chuyển cho các đơn vị soát trong phạm vi 05 ngày phải xác nhận gửi về công ty các bảng biểu sau : ->bảng đối chiếu vật tư luân chuyển ->Trường hợp thực tế có thiếu hụt đơn vị lập biên bản xử lý gửi về công ty giải quyết 2.2.8.2 Xử lý thiếu hụt , hư hỏng vật tư phải có biên bản xử lý gửi về công ty giải quyết a)Đối với vật tư luân chuyển khi bị trả về nếu bị hư hỏng phải sửa chữa mới được sử dụng thì phòng vật tư tính luôn chi phí sửa chữa lập thành văn bản đẻ đơn vị xác nhận sau đó ghi vào bảng tính tiền thuê vật tư luân chuyển của tháng đó trên mẫu số (13-HT). Đơn vị cần phải chú ý đến việc bảo quả vật tư và xử lý ngay các hành vi gây ra hư hỏng để bù vào số tiền bồi thường khi trả vật tư về công ty b) Tất cả các vật tư thiếu hụt hư hỏng đều phải bồi thường nếu quy định được cho cá nhân thì cá nhân đó phải trả tiền cho đôi ,hoặc nhờ công ty trừ nếu người đó không còn thuộc đơn vị c) Nếu thiếu hụt do sản suất hoặc rơi vãi do sản suất thì đơn vị tư tính vào chi phí của mình d) ->Chỉ những trường hợp mất mát do khách quan gây ra như thiên tai ,hoả hoạn ...thì đơn vị báo cho chủ đầu tư mời cơ quan bảo hiểm công trình làm thủ tục để công ty yêu cầu bồi thường trả lại cho đơn vị ->công ty diều động cho các đơn vị khác hoặc cung cấp cho các đơn vị khác trong nội bộ công ty thì cũng thực hiện như việc nhập trả về công ty ở điều (22.4 )và điều (2.2.6.2) thông qua công ty để thu nợ ->nhượng bán ra ngoài công ty :phải được giám đốc công ty duyệt . đơn vị lập tờ trình xin bán vật tư của đội gửi về phòng vật tư . công ty sẽ duyệt trong vòng 7ngày để đơn vị thực hiện ,số tiền thu được đơn vị thu được sử dụng theo quy định về vốn kinh doanh 2.2.9 Đối chiếu- kiểm kê - xử lý thiếu hụt : ->Đối chiếu tài sản :đối chiếu mỗi quý một lần với công ty( phòng tài vụ )- mẫu số 17-HT -Một bản gửi phòng vật tư :theo dõi số liệu -Một bản gửi đơn vị -Một bản lưu tài vụ :để làm căn cứ bảo toàn vốn vay của đơn vị ->kiểm kê tài sản cũng được kiểm kê theo định kỳ . Khi kiểm kê lập riêng một bản để xác định giá trị bảo toàn vốn của đơn vị ->xử lý thiếu hụt như đã nêu ở phần trên 2.3 Quản lý chi phí máy thi công 2.3.1: Máy thi công được công ty cấp phục phụ tại công trình theo yêu cầu của sản suất 2.3.1.1 đơn vị xây lắp có trách nhiệm tận dụng tối đa năng lực thiết bị của công ty ,nhưng hoàn toàn chủ động trên toàn trên cơ sở thoả thuận với đội xe máy để cùng hợp tác thi công 2.3.1.2 Đối với thiết bị của đội đặc chủng tại công trình : Trong khi thực hiện phần việc giao khoán , nếu công ty xây lắp có nhu cầu sử dụng thiết bị để phục phụ phần việc khác của công trình thì phải có trách nhiệm bố trí đáp ứng kịp thời khi có điều kiện . Việc thanh toán kinh phí theo giá cố định của của công ty bằng phương pháp thanh toán nội bộ 2.3.1.3 công nhân vận hành máy móc tại công trường khi chưa có việc làm . Đội trưởng đội đặc chủng , đội xe máy và ban chỉ huy công trường có trách nhiệm phân phối ,bố trí công việc hợp lý cho công nhân đẻ tăng thu nhập 2.3.2:Điều kiện cung cấp máy thi công 2.3.2.1 :phải có hợp đồng kinh tế với đội xe máy đội xe máy phải là bên chủ động hợp đồng đơn vị thuê chỉ xác nhận những ca xe máy có trong hợp đồng 2.3.2.2 Có kế hoạch bổ xung thiết bị (Nếu cần bổ xung ) 2.3.2.3 Khi thiết bị của đội xe máy không phù hợp (đắt giá , thợ kém ,máy cũ ..) thì hai bên cùng nhau điều chỉnh đơn giá hợp đồng . Nếu không thống nhất được thì bên thuê lập văn bản báo cáo giám đốc đề nghị cỉa mình , xin hướng giải quyết để đảm bảo tự chủ kinh doanh theo quy chế .Nếu vẫn bắt buộc phải chịu lỗ do bắt buộc phải sử dụng thiết bị của công ty thì được công ty thanh toán chênh lệch bằng văn bản 2.3.2.4 khi cần thuê thiết bị bên ngoài lập kế hoạch thuê ngoài thiết bị 2.3.3 thanh toán chi phí thiết bị thuê ngoài theo giá cung cấp nôi bộ của công ty 2.3.3.1 Việc thanh toán cũng theo phương pháp giảm dần giá thuê được áp dụng cho từng thời kỳ ,có văn bản hướng dẫn riêng và được tiến hành mỗi tháng một lần 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TS CỦA CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG TRONG CÁC NĂM QUA: 3.1 tình hình tài chính của công ty trong bảy năm qua (đơn vị:triệuđ) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 TS có 26.090 38.657 59.865 80.235 90.040 130.658 203.379 TS LĐ 18.627 29.616 46.196 58.661 64.767 81.893 143.026 TS LĐ 26.090 38.657 59.865 80.235 90.040 130.658 203.379 Nợ NHạn 16.599 25.976 43.744 62.552 70.935 90.996 160.025 LN TT 773 1.090 1.223 1.300 1.300 1.250 611 DT 15.939 37.049 57.428 63.132 77.505 86.459 102.678 Biểu 1- số liệu tài chính trong 7năm từ1996- 2002 của công ty Cầu 3 Thăng Long Nguồn tài liệu : hồ sơ năng lực công ty Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng tình hình hoạt động của công ty Cầu 3 Thăng Long trong suốt gần 10 năm gần đây không một năm nào là thua lỗ, đều đặn năm nào cũng có lãi đây là một dấu hiệu đáng mừng cho một công ty xây dựng trong thời điểm hiện nay. Khi mà sự cạnh tranh ác liệt của các công ty xây dựng trong và ngoài nước đang diễn ra,giá thầu liên tục bị hạ xuống để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1139.doc
Tài liệu liên quan