MỤC LỤC
Mục Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỜI GIAN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG 3
1. Một số khái niệm cơ bản 3
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động 9
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thời gian lao động 13
4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động 15
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẲNG DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT NHÀ MÁY KEM THUỶ TẠ THUỘC CÔNG TY CP THUỶ TẠ 17
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 17
1. Giới thiệu về công ty 17
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 21
3. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện 32
4. Các đặc điểm về lao động và máy móc thiết bị 37
II. Đánh giá thực trạng sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất nhà máy Kem Thuỷ tạ 40
1. Quy định của công ty về sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất nhà máy Kem Thuỷ Tạ 40
2. Tình hình thực tế sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất nhà máy Kem Thuỷ Tạ 41
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất nhà máy Kem Thuỷ Tạ 46
4. Ảnh hưởng của việc sử dụng thời gian lao động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 49
5. Một số biện pháp đang được áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động và quản lý công nhân nhà máy Kem của Công ty 51
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT NHÀ MÁY KEM THUỶ TẠ 52
I. Nhóm giải pháp về thời gian làm việc 52
1. Giảm lãng phí thời gian lao động trong thực hiện bước công việc 52
2. Phân bổ và tổ chức thời gian làm việc 1 ca gẫy 1 ngày 52
II. Nhóm giải pháp về tổ chức nơi làm việc và tổ chức con người 53
1. Phân công, hiệp tác lao động và bố trí nơi làm việc 53
2. Thuyên chuyển tạm thời làm việc khác khi rỗi việc 53
3. Khuyến khích tham gia kinh doanh 54
KẾT LUẬN 55
Phụ lục 56
Tài liệu tham khảo 74
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2494 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất nhà máy Kem Thuỷ Tạ - Công ty cổ phần thương mại Thủy Tạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n theo dõi thu chi hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty. Quản lý trực tiếp, theo dõi nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm bán ra. Hạch toán các đơn vị sản xuất, kinh doanh trực thuộc.
- Phòng Thị trường: Có 03 đồng chí Phó phòng, có nhiệm vụ mở rộng giám sát, theo dõi thị trường, phát triển thị trường, thực hiện các công việc quảng cáo, khuyến mãi theo kế hoạch của Công ty, có ý kiến đề xuất với Giám đốc về tình hình thị trường để có kê hoạch kinh doanh phù hợp.
- Ban Bảo vệ: làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn, an ninh cho con người, hàng hoá, tài sản, quỹ tiền mặt của Công ty.
- Nhà hàng Đình Làng: Chuyên phục vụ các món ăn dân tộc 3 miền Bắc – Trung – Nam, đây là bộ phận luôn có mức doanh thu và mức lãi cao nhất trong Công ty.
- Nhà hàng Mamrosa: Chuyên phục vụ món ăn Âu do đầu bếp nước ngoài đảm nhận.
- Nhà hàng Café Thuỷ Tạ: Phục vụ các loại café Việt Nam, các loại café pha máy nổi tiếng như Capuchino, Espresso…các loại kem tươi của ITALIA, các loại bánh ngọt cao cấp Thuỷ Tạ, các loại nước giải khát cao cấp.
- Nhà máy Kem Thuỷ Tạ: Với dây chuyền hiện đại của ITALIA, Nhà máy đang sản xuất gần 50 loại kem gồm: kem que, kem cốc, kem hộp, kem ốc quế phục vụ nhân dân thủ đô và các tỉnh lân cận, đã mở rộng đại lý tiêu thụ ở Huế - Đà Nẵng.
- Nhà máy chế biến thực phẩm và nước giải khát: Nhà máy đang sản xuất 3 loại nước đá viên tinh khiết và nước uống tinh khiết Pha lê phục vụ nhân dân Thủ đô Hà Nội.
- Tổ sản xuất bánh: Sản xuất chế biến các loại bánh ngọt Thuỷ Tạ
- Cửa hàng Vườn Café Thuỷ Tạ: Phục vụ các loại café Việt Nam, các loại café pha máy nổi tiếng như Capuchino, Espresso…các loại kem tươi của ITALIA, bánh ngọt cao cấp Thuỷ Tạ, các loại nước giải khát cao cấp.
- Cửa hàng giải khát Long Vân: phục vụ các đồ giải khát và ăn nhẹ như nhà hàng Vườn Café Thuỷ Tạ.
- Cửa hàng Viet Silk – 97 Hàng Gai: Kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
- Cửa hàng ảnh Hồng Vân: Kinh doanh các dịch vụ vật tư ngành ảnh.
Tại Công ty Thuỷ Tạ, Giám đốc là người đứng đầu Công ty, thay mặt Hội đồng quản trị điều hành mọi hoạt động của Công ty, dưới và trợ giúp cho Giám đốc là 2 Phó Giám đốc. Ở đây, các phòng ban và các nhà máy, nhà hàng, cửa hàng, đội bảo vệ đều chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc và phó Giám đốc.
*) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:
(1): Phòng Tổ chức – Hành chính:
- Thực hiện mọi chế độ lương, thưởng kịp thời cho CBCNV toàn Công ty.
- Thực hiện chế độ tuyển dụng đáp ứng yêu cầu của các bộ phận.
- Phối kết hợp với các bộ phận điều phối nhân sự phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện chế độ BHXH theo quy định của Nhà nước và của Công ty.
- Phối hợp với Đảng, Công đoàn, Thanh niên phát động các phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
- Rà soát, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cho cán bộ quản lý các bộ phận đúng thời hạn yêu cầu.
- Tổ chức các cuộc họp, hội nghị của Công ty…
- Hàng tháng cung cấp văn phòng phẩm cho các đơn vị trong Công ty kịp thời.
- Phát động thi đua tuyên truyền giáo dục trong các ngày lễ lớn, thúc đẩy sản xuất để hoàn thành kế hoạch được giao.
- Trang thiết bị dụng cụ làm việc cho các đơn vị trực thuộc Công ty và quần áo bảo hộ lao động cho CBCNV.
- Chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho CBCNV.
- Theo dõi và tổ chức tập huấn an toàn bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hàng năm bổ sung lý lịch cho CBCNV.
- Kết hợp với Công đoàn quan tâm thăm hỏi ốm đau, ma chay, hiếu hỷ và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong Công ty.
(2): Phòng Kế hoạch nghiệp vụ:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các bộ phận trực thuộc Công ty.
- Có kế hoạch đảm bảo vật tư (chỉ tiêu kế hoạch và các yếu tố đảm bảo cho các đơn vị trực thuộc Công ty).
- Có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị sản xuất kinh doanh.
- Lên kế hoạch sửa chữa lớn về nhà xưởng và phương tiện khác.
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển ngắn hạn, dài hạn.
- Tổ chức thực hiện các chỉ tiêu klế hoạch sản xuất của Công ty.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch và đề xuất bổ sung hoặc thay đổi một số việc cho phù hợp với thực tế của sản xuất cũng như kế hoạch tiêu thị sản phẩm.
- Giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện nhanh nhạy mọi phương án kinh doanh, sản xuất của đơn vị, nắm bắt kịp thời mọi biến động của thị trường về giá cả mặt hàng, thị hiếu…đề xuất với Giám đốc có biện pháp xử lý kịp thời trong kinh doanh nhằm bảo tồn và tăng trưởng vốn.
- Quản lý chất lượng giá cả mặt hàng ăn uống, bánh ngọt.
- Phối hợp và thiết kế Maquet quảng cáo bao bì, nhãn mác, menu cho các sản phẩm của Công ty.
- Thảo và theo dõi ký kết hợp đồng ngoại, nội, dịch các văn bản, tài liệu.
- Theo dõi, sửa chữa điện nước, tủ đông, tủ lạnh, bảo đảm an toàn ổn định hệ thống điện nước của Công ty.
- Hàng tháng theo dõi thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của các bộ phận, báo cáo lãi lỗ để phối hợp phân phối lương cho CBCNV.
(3): Phòng Kế toán Tài chính:
- Báo cáo tài chính tổng hợp theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.
- Báo cáo cho Giám đốc từng tháng, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính xác.
- Báo cáo tổng hợp theo quý để gửi các Sở, Ban, Ngành theo quy định.
- Quản lý thu chi của đơn vị đúng chế độ quy định.
- Tham gia xây dựng ký kết các hợp đồng kinh tế, xây dựng chế độ tính chi phí góp phần tính đúng, tính đủ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
- Cập nhật hoá đơn, chứng từ, mở sổ theo dõi hạch toán chính xác, trung thực. Đảm bảo việc quản lý tiền hàng, tài sản, vật tư, tiền vốn hiệu quả.
- Hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra các Nhà hàng, Cửa hàng, Nhà máy. Thực hiện chế độ chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu theo đúng quy định của Bộ tài chính.
- Quản lý chặt chẽ và chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hàng hoá, nguyên liệu, vật tư, vật dụng và tài sản (trong kho chính, kho phụ đang sử dụng và đặt tại các đại lý bán hàng)
- Quản lý, lên báo cáo công nợ theo đúng quy định của Giám đốc, báo cáo đầy đủ thực tế công nợ phát sinh và xin ý kiến kịp thời, không để xảy ra mất mát phát sinh nợ khó đòi…
- Quản lý chặt chẽ những chi phí phát sinh tiêu thụ hàng như xăng xe, công tác phí… theo từng chuyến hàng cụ thể, chi tiết.
- Quản lý máy tính, bí mật công nghệ kinh doanh, các quy trình kỹ thuật, công trình nghiên cứu.
- Bảo quản kho tàng, hàng hoá, đảm bảo quy định thủ tục xuất nhập hàng hoá theo hoá đơn, xác nhận chất lượng hàng hoá, theo dõi tồn hàng chi tiết theo hạn sử dụng.
- Theo dõi nhật ký ôtô, xe máy, doanh số bán hàng.
- Theo dõi giám sát tiêu hao xăng xe, công tơ mét ôtô của Công ty.
(4): Phòng Thị trường:
- Tổ chức nghiên cứu thị trường.
- Báo cáo cho Ban Giám đốc các thông tn nghiên cứu được, cung cấp thông tin cho các bộ phận có nhu cầu theo quy định.
- Hoạch định, điều hành thực hiện các chương trình quảng cáo và khuyến mãi cho người tiêu dùng.
- Xây dựng chính sách khách hàng và phối hợp cung cấp các dịch vụ.
- Phối hợp với Phòng Tiêu thụ và Phòng Kế hoạch nghiệp vụ để đưa ra các giải pháp về sản phẩm, về phân phối, về chính sách giá, nhằm đạt mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách dịch vụ khách hàng.
- Tìm kiếm đối tác cung cấp dịch vụ, phân phối thực hiện, theo dõi đánh giá hiệu quả của dịch vụ.
- Tổ chức thực hiện các chương trình chào hàng trực tiếp, hướng dẫn tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm.
- Xây dựng các chương trình khuyến mại, kích cầu.
- Kiểm soát việc thực hiện, kiểm soát ngân sách dành cho khuyến mại, đánh giá việc thực hiện và kết quả đạt được.
- Xây dựng các mẫu và hình tượng quảng cáo dựa trênn khoa học về hiệu ứng tác động trên hành vi tiêu dùng.
- Xây dựng chiến lược về Media.
- Xây dựng các chương trình quảng cáo.
- Kiểm soát việc thực hiện, kiểm soát ngân sách dành cho quảng cáo, đánh giá việc thực hiện và kết quả đã đạt được.
- Hoạch định và điều phối thực hiện các chương trình nghiên cứu thị trường, chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu công tác tiếp thị và sản xuất kinh doanh.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu, cập nhật cơ sở dữ liệu.
- Đề xuất phát triển, cải tiến sản phẩm theo diễn biến của thị trường, phục vụ nhu cầu kinh doanh của Công ty, sản phẩm mới cá biệt hoá sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm. Gợi ý, đề xuất bổ sung sửa chữa các đặc tả sản phẩm.
- Kết hợp chăm sóc khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới - kiểm tra tủ và tài sản của Công ty ở các đại lý.
*) Bộ phận Tiêu thụ:
- Nghiên cứu và nắm vững các hành vi tiêu dùng của khách hàng, thông tin về các kênh mua sắm tiềm năng.
- Hành vi và năng lực của các kênh phân phối tiềm năng và hiện hữu.
- Nhu cầu của Thị trường và mục tiêu cũng như chiến lược kinh doanh tiếp thị của Công ty.
- Áp lực cạnh tranh trên kênh phân phối.
- Thời vụ kinh doanh và các nỗ lực tiếp thị có liên quan.
- Hoạch định chiến lược phân phối của công ty và cấu trúc của mạng lưới phân phối, để đáp ứng nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng, theo những mục tiêu kinh doanh và tiếp thị của Công ty.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới phân phối theo nhu cầu kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng và triển khai chính sách bán hàng để đáp ứng những hành vi cả kênh phân phối, hành vi tiêu dùng của khách hàng và những nô lực cạnh tranh của đối thủ, phù hợp với mục tiêu, chính sách và những nguồn lực của Công ty.
- Xây dựng kế hoạch bán hàng và đặt hàng sản xuất theo nhu cầu kinh doanh, nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường và đạt các mục tiêu kinh doanh của Công ty.
- Triển khai những hoạt động phân phối hàng hoá và dịch vụ tới kênh phân phối và người tiêu dùng.
- Thực hiện các nỗ lực để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tới kệnh phân phối và tiêu dùng.
(5) Khu vực Nhà máy:
- Quản lý toàn bộ tài sản thiết bị máy móc được Công ty giao cho Nhà máy, có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ, bảo dưỡng tài sản, thiết bị máy móc hoặc lập kế hoạch xin bảo dưỡng để đảm bảo tài sản thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt, đạt hiệu quả cao.
- Sản xuất các sản phẩm kem công nghiệp, kem tươi, bánh các loại theo kê hoạch của Công ty giao và nhu cầu tiêu thu sản phẩm theo từng thời gian, đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký và các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của Sở Y tế, Bộ Y tế ban hành và tiêu chuẩn GMP.
- Phối hợp với bảo vệ đảm bảo tốt an ninh trong Nhà máy, đảm bảo hàng hoá được kiểm soát xuất, nhập chặt chẽ tránh nhầm lẫn thất thoát hàng hoá.
- Phối hợp với các phòng, ban của Công ty ở khu vực nhà máy để thực hiện tốt nội dung, quy chế chung của Công ty.
- Đảm bảo các quy chế về dân chủ, xây dựng Nhà máy ngày càng vững mạnh về tổ chức, năng lực chuyên môn đáp ứng các nhiệm vụ mà Công ty giao cho xây dựng và duy trì tác phong công nghiệp trong sản xuất, chỉ đạo sản xuất.
- Tạo mối quan hệ tốt với phường Sở tại, các cơ quan có liên quan để đảm bảo các điều kiện tốt cho an ninh và sản xuất tại nhà máy, an ninh khu vực.
- Đảm bảo kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Cải tiến sản phẩm theo diễn biến của thị trường, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, sản phẩm mới, cá biệt hoá sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, góp ý đề xuất bổ sung sửa chữa các đặc tả sản phẩm.
*) Nhận xét: Có thể thấy, trong bộ máy của toàn Công ty, bên cạnh Giám đốc và Phó Giám đốc thì Phòng Tổ chức –Hành chính có một vai trò quan trọng đối với các hoạt động của Công ty, Phòng thực hiện đồng thời 3 chức năng chính: Tổ chức quản lý nhân sự, giải quyết các công việc thuộc về hành chính – văn phòng, Công đoàn Công ty. Điều này cho thấy sự chi phối rất lớn từ phía Phòng Tổ chức – Hành chính, tuy nhiên bên cạnh đó, bản mô tả chức năng, nhiệm vụ mới chỉ đề cập việc phối hợp giữa các bộ phận khác với phòng TCHC để điều phối nhân sự, chưa có sự quy định rõ ràng trong các công việc khác như: Cung cấp và kiểm tra việc sử dụng văn phòng phẩm, các hoạt động thuộc về Công đoàn Công ty, khám sức khoẻ…Việc quy định chưa rõ ràng sẽ không tạo nên được sự ràng buộc trách nhiệm giữa các phòng, ban, bộ phận ảnh hưởng tới hoạt động chung của toàn Công ty.
Sự phối hợp giữa các phòng, ban, bộ phận, đơn vị…trong Công ty chưa được cụ thể rõ ràng, do đó trên thực tế khi cần sự phối hợp của các phòng, ban…để thực hiện một hoạt động thì rất mất thời gian để xin phép, lấy ý kiến…Ví dụ, Phòng Thị trường là nơi luôn cần sự hỗ trợ về mặt nhân lực từ các phòng, ban khác cho các hoạt động: tham gia hội chợ, khuyến mại, event…thì phải làm thông báo xin ý kiến từng phòng, ban và trình Giám đốc phê duyệt…Trong khi đó nếu có quy định cụ thể về sự phối kết hợp thì rất đơn giản, Phòng Thị trường chỉ cần gửi thông báo cần người lên Phòng TCHC, Phòng TCHC sẽ xem xét lên danh sách những người tham gia và trình Giám đốc phê duyệt, Phòng Thị trường sẽ không phải đi từng phòng gửi thông báo nữa.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện:
a) Các sản phẩm của Công ty:
*) Các sản phẩm dịch vụ: Các nhà hàng, cửa hiệu của Công ty .
*) Các sản phẩm công nghiệp chủ lực:
Kem Công nghiệp Thuỷ Tạ
Sản xuất tại Nhà máy kem Thuỷ Tạ - 2 Lương Yên - Q. Hai Bà Trưng – HN
Là nhà máy sản xuất kem công nghiệp đầu tiên của miền Bắc với dây chuyền đồng bộ hiện đại của Tetra Pak Hoyer và công nghệ tiên tiến nhất của Italia. Hiện nay đã có hơn 45 loại chia thành 3 dòng chính : kem ăn ngay, kem mang về, kem múc dành cho các nhà hàng, khách sạn - với hơn 2000 đại lý tại Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, Huế, Đà Nẵng. Chất lượng cao, mang đậm hương vị trái cây nhiệt đới, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Kem Thuỷ Tạ được người tiêu dùng đánh giá là hàng Việt Nam chất lượng cao.
Đá viên tinh khiết Pha Lê
Sản xuất tại Nhà máy chế biến thực phẩm và nước giải khát Thuỷ Tạ - Khu công nghiệp Phố Nối A – huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên.
Là nhà máy sản xuất nước đá tinh khiết công suất lớn nhất và công nghệ hiện đại nhất miền Bắc hiện nay. Với nguồn nước tốt, công nghệ theo tiêu chuẩn của Mỹ, chu trình tự động khép kín, đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm, và với công suất có thể đạt 100 tấn / ngày đảm bảo cung ứng cho nhu cầu của Hà Nội và các tỉnh lân cận, nhãn hiệu Phalê hiện đứng đầu tại thị trường miền Bắc về khả năng cung cấp nước đá tinh khiết chất lượng cao.
Nước tinh khiết Pha Lê
Được lấy từ nguồn nước sản xuất đá viên tinh khiết Pha Lê, nước uống tinh khiết Pha Lê được xử lý qua hệ thống thẩm thấu ngược RO, thanh trùng bằng tia cực tím và OZONE trên dây chuyền thiết bị hiện đại công nghệ Mỹ và Châu Âu. Vì vậy Pha Lê đảm bảo được sự tinh khiết tuyệt đối và ATVSTP. Sản phẩm được đóng trong chai PET các loại 330ml, 500ml, 1500ml và bình 5 gallons, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Bánh trung thu Thuỷ Tạ
Bánh trung thu Thuỷ Tạ đã từ lâu là sản phẩm uy tín quen thuộc của Công ty Thuỷ Tạ với người Hà Nội. Với kinh nghiệm lâu năm, Thuỷ Tạ đã không ngừng cải tiến sáng tạo kết hợp các công nghệ mới nhất với phương pháp thủ công truyền thống, cùng sự tuyển chọn các nguyên liệu chất lượng tốt nhất để đưa ra thị trường vào dịp trung thu các sản phẩm bánh trung thu theo công thức cổ truyền mang đậm hương vị dân tộc, giá cả hợp lý và đảm bảo tuyệt đối ATVSTP. Bánh ngọt cao cấp - Công nghệ Pháp
b)Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
Có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thuỷ Tạ đang theo chiều hướng đi lên, không những tăng doanh thu mà còn tăng các khoản nộp ngân sách theo từng năm, đi cùng với nó là thu nhập của người lao động cũng được tăng lên đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho đời sống đồng thời phù hợp với mức giá cả đang ngày càng leo thang hiện nay. Riêng trong năm 2007, nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy mức nộp ngân sách Nhà nước hàng năm giảm so với năm 2006, lý do là trong năm 2007 Thuỷ Tạ thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp và đã cổ phần hoá thành công nên được nhà nước miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, còn lại nộp ngân sách Nhà nước là thuế Giá trị gia tăng (2,901 tỷ đồng) và thuế môn bài (9 triệu đồng). Bên cạnh đó doanh thu năm 2007 cũng giảm so với kế hoạch 2 tỷ đồng do phải đóng cửa tạm thời Nhà hàng Long Vân theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội để xây dựng lại.
c)Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2008:
*) Chỉ tiêu:
- Doanh thu: 60 tỷ đồng (tăng trưởng 22%)
- Nộp ngân sách nhà nước: 3 tỷ đồng
- Lợi nhuận trước thuế: 5,5 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân: 3 triệu đồng/tháng
- Cổ tức tối thiểu: 14%
*) Một số biện pháp cụ thể:
- Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ: Tập trung nghiên cứu, tiếp tục cho ra đời một số sản phẩm kem mới (dựa trên dây chuyền sản xuất kem có sẵn) và bổ sung các món ăn vào thực đơn của Nhà hàng.
- Thành lập Ban nghiên cứu Dự án di dời Nhà máy kem, đầu tư tại khu công nghiệp phố nối A, Hưng Yên.
- Đầu tư, cải tạo, sửa chữa lớn khối Nhà hàng, Cửa hàng.
- Tiếp tục mở rộng thêm các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, tiết kiệm chi phí (đặc biệt giảm chi phí cho việc sử dụng điện, nước, điện thoại khối văn phòng).
- Khai thác kinh doanh dịch vụ vận tải (thời gian mùa đông, dịp Tết và lễ hội)
- Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên.
*) Nhận xét: Trong việc xác định các biện pháp để tăng doanh thu hàng năm của Công ty, có một điều dễ nhận thấy đó là việc không chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay các sản phẩm của Thuỷ Tạ chỉ mới thấy có mặt nhiều nhất ở Hà Nội và một số rất ít ở các tỉnh thành phía Bắc, cho thấy thị trường của Thuỷ tại còn rất rộng lớn, đặc biệt là thi trường miền Nam với thời tiết quanh năm nắng nóng rất phù hợp với việc tiêu thụ các sản phẩm của Thuỷ tạ: Kem, đá tinh khiết, nước Phalê…Sở dĩ có điều này là do Thuỷ Tạ còn một hệ thống các cửa hàng kinh doanh ăn uống, dịch vụ…đem lại nguồn thu không nhỏ nên việc bỏ quên khai thác thị trường đã diễn ra. Thực trạng này khiến cho thu nhập bình quân của nhân viên tại Công ty không được cải thiện nhiều, nhất là trong thời kỳ tăng giá như hiện nay sẽ gây không ít khó khăn cho đời sống người lao động.
4. Các đặc điểm về lao động, máy móc thiết bị:
Đặc điểm về lao động:
Tính đến thời điểm tháng 12/2007, toàn Công ty có 335 cán bộ công nhân viên (không bao gồm những lao động đang trong thời gian thử việc), trong đó: - Lao động nam chiếm: 56%
- Lao động nữ chiếm: 44%
Điều này cho thấy lực lượng lao động phân bố khá đồng đề về mặt giới tính, một phần lý do là Công ty có một hệ thống các cửa hàng mà lao động nữ chiếm đa số với các ngành nghề: lễ tân, phục vụ bàn, đầu bếp, pha chế…trong khi đó tại các Nhà máy sản xuất kem, đá viên và nước tinh khiết thì lao động nam lại chiếm ưu thế về mặt số lượng.
Cơ cấu lao động của Công ty được cụ thể hoá ở bảng sau:
Tiêu chí
Giới tính
Độ tuổi
Trình độ chuyên môn
Thâm niên công tác
Nam
Nữ
22-35
35-45
45-59
PT (chưa qua đào tạo)
TC
CĐ
ĐH
1-3
3-10
>10
Số LĐ
188
147
162
135
38
65
102
76
92
146
121
68
Tổng
335
335
335
335
(Nguồn: File “Danh sach CBCNV” - Phòng Tổ chức – Hành chính Cty CP Thuỷ Tạ)
Về độ tuổi, nhìn vào bảng ta thấy Công ty có đội ngũ nhân viên khá trẻ, phân bố nhiều nhất ở 2 mức tuổi: 22-35 và 35-45 – đây là 2 mức tuổi mà khả năng lao động đạt hiệu quả cao nhất, kết hợp với sức khoẻ của tuổi tác sẽ cho năng suất lao động cao và chất lượng.
Về trình độ chuyên môn: số lượng lao động qua đào tạo cấp Đại học khá lớn, chiếm 27,46%, phần lớn tập trung ở nhân viên khối văn phòng và quản lý các Nhà hàng, đây sẽ là ưu thế của Công ty trong việc quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh nếu biết khai thác và bố trí nhân viên hợp lý. Lao động phổ thông chưa qua đào tạo và Trung cấp trung chủ yếu ở các Nhà máy sản xuất và hệ thống các cửa hàng của Công ty.
Về thâm niên công tác: Số lao động có từ 1-3 năm công tác tại Công ty chiếm 43,58%, cho thấy lực lượng lao động của Công ty tăng dần qua các năm, cùng vơi đó là sự phát triển lớn mạnh của Công ty.
Đặc điểm về máy móc thiết bị:
+ Tại nhà máy Kem: Toàn bộ dây chuyền sản xuất kem của Công ty Thuỷ Tạ đều tự động hoàn toàn, với công nghệ ngoại nhập từ Italia. Với dây chuyền này có thể cho công suất 1 triệu lít kem mỗi năm và có khả năng sản xuất nhiều loại kem khác nhau với công nghệ trộn tiên tiến. Với dây chuyền này người lao động được giải phóng sức lao động rất nhiều, công việc chủ yếu là đứng máy và thực hiện một số thao tác đơn giản (dọn nguyên liệu rơi vãi, chỉnh nút máy...). Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho Công ty trong việc mở rộng mẫu mã, chủng loại kem và nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên bên cạnh đó khâu đóng gói bao bì lớn (10 cây kem trở lên) vẫn còn bán tự động, do đó năng suất không cao và đòi hỏi sự tham gia lao động của người lao động nhiều hơn.
+ Tại nhà máy sản xuất nước tinh khiết và đá viên Pha – lê: Đây cũng là dây chuyền tự động hoàn toàn và được kiểm tra rất nghiêm ngặt về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Tại xưởng sản xuất bánh ngọt: các công đoạn được làm hoàn toàn thủ công, máy móc thiết bị chủ yếu là các lò nướng có công suất lớn và máy trộn bột. Do đó ở đây, phần lớn các sản phẩm sản xuất ra là do công nhân, sự tham gia của máy móc ít hơn nhiều so với các bộ phận sản xuất khác.
II. Đánh giá thực trạng sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất nhà máy Kem Thuỷ Tạ:
1. Quy định của công ty về việc sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất nhà máy Kem Thuỷ Tạ.
Theo quy định chung của Công ty CP TM Thuỷ Tạ thì thời gian làm việc của nhân viên các bộ phận có những điểm khác nhau, cụ thể:
Đối với bộ phận hành chính, văn phòng: thời gian làm việc hàng ngày được quy định từ 8h00 đến 17h00 và không có sự khác biệt giữa các mùa trong năm. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay thì thời gian này cũng đang được áp dụng đối với công nhân các nhà máy sản xuất nước tinh khiết và đá viên Pha lê.
Đối với bộ phận sản xuất kem thì thời gian được bố trí như sau:
- Mùa hè (vào mùa kem): Công nhân được chia làm 2 ca, ca 1 làm việc từ 06h00 đến 14h00 và ca 2 làm việc từ 14h00 đến 22h00
- Mùa đông (mùa lạnh): Công nhân được bố trí 1 ca làm việc trong ngày từ 7h30 đến 17h00 (sáng từ 7h30 đến 12h00, chiều từ 13h00 đến 17h00)
Đối với các bộ phận khác (nhà hàng, cửa hiệu…): bố trí làm việc theo ca kíp chia nhỏ (từ 8h00 đến 23h00) và cũng không có sự phân biệt giữa các mùa trong năm.
Có thể thấy, Công ty đã có những sắp xếp bố trí thời gian làm việc khá linh loạt để phù hợp với tình hình thực tại của công ty cũng như phù hợp với những điều kiện khách quan đang tác động vào.
Trên góc độ thực tế cho thấy, có một điểm rất mạnh ở đây đó là việc chấp hành thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên Thuỷ Tạ rất nghiêm túc, việc đi muộn về sớm thường hiếm khi xảy ra, điều này đã và đang tạo ra những thuận lợi cho công ty trong quản lý lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy nhiên do đặc thù sản xuất kinh doanh việc bố trí thời gian linh hoạt của Công ty cũng chưa thực sự giải quyết hết được các khó khăn nảy sinh trong quá trình quản lý lao động tại đây, đặc biệt là đối với đội ngũ công nhân sản xuất nhà máy Kem Thuỷ Tạ. Với đặc thù về sản phẩm là các loại kem có sức tiêu thụ mạnh về mùa nóng và giảm rõ rệt về mùa lạnh, lượng sản phẩm cần thiết cho 2 mùa này cũng có sự chêch lệch rất rõ ràng. Vì vậy vào mùa nóng công nhân phải làm tăng ca, thậm chí làm thêm ban đêm để đáp ứng đơn hàng nhưng ngược lại vào mùa lạnh nhu cầu sản xuất lại giảm đi do đó ảnh hưởng lớn đến việc điều động công nhân cũng như việc quản lý trật tự và hiệu quả lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
2. Tình hình thực tế sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất nhà máy Kem Thuỷ Tạ.
Theo kết quả phỏng vấn 05 công nhân nhà máy kem cho thấy (có phụ lục đính kèm): Công nhân nắm rất rõ về thời gian lao động mà công ty quy định cho nhà máy, 100% công nhân được hỏi đều nêu được chính xác thời gian làm việc theo quy định, bao gồm cả quy định cho các mùa trong năm. Việc nắm rõ về quy định sẽ là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến việc chấp hành thời gian lao động của công nhân.
Cũng theo kết quả điều tra này, trong một ngày làm việc như hiện nay, công nhân được nghỉ giải lao 2 lần mỗi lần 15 phút, cụ thể từ 10h00 đến 10h15 và từ 15h15 đến 15h30. Kết quả này hoàn toàn trùng khớp với kết quả chụp ảnh cá nhân ngày làm việc. Như vậy với một ngày làm việc từ 7h30 đến 17h00, nghỉ trưa 1 giờ cộng thêm 0,5 giờ nghỉ giải lao thì người lao động phải làm việc trong 8 giờ. So với các chỉ tiêu ở phần I – Cơ sở lý luận thì mức thời gian này là hợp lý và không trái luật lao động Việt Nam. Tuy nhiên, xét về góc độ đảm bảo khả năng làm việc của người lao động thì thời gian nghỉ trưa được bố trí sau 4,5 giờ làm việc là chưa hợp lý, do đó sẽ ít nhiều có ảnh hưởng tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sức khoẻ, khả năng tái sản xuất sức lao động…của công nhân nhà máy.
Xét về thời gian nghỉ giải lao thì công nhân nhà máy kem lại tỏ ra không thực sự lưu tâm: 40% công nhân được phỏng vấn cho biết không biết việc nghỉ giải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30480.doc