Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1 VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Phân loại vốn 6

1.2.2 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển 9

1.1.3 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 13

1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 14

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 14

1.2.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 15

1.2.3 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 16

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 19

1.3.1 Yếu tố khách quan 19

1.3.2 Các yếu tố chủ quan 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 23

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 23

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 23

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam 24

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 27

2.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 27

2.2.2 Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. 36

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 49

2.3.1. Những kết quả đã đạt được. 49

2.3.2 Một số hạn chế trong sử dụng vốn 50

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 51

3.1 ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH 51

3.1.1. Định hướng chiến lược của công ty trong thời gian tới 51

3.1.2 Định hướng nhu cầu vốn. 52

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 53

3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 53

3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 55

3.2.3 Tổ chức công tác thu hồi công nợ 57

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 58

3.3.1. Đối với cơ quan Nhà nước. 58

3.3.2. Đối với công ty: 59

KẾT LUẬN 60

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý sử dụng vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển * Trình độ tay nghề của người lao động Nếu công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ của dây chuyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng. Ngược lại, nếu cơ chế khuyến khích không công bằng, quy định trách nhiệm không rõ ràng sẽ làm cản trở mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.3.2.5 Trình độ sản xuất kinh doanh Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua 3 giai đoạn cung ứng, sản xuất, tiêu thụ. Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đó đã xác định được lượng phù hợp tối ưu các yếu tố đó. Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hóa đầu vào phải được đảm bảo, chi phí mua hàng giảm tới mức tối đa. Còn mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nên đồng vốn được sử dụng hiệu quả thì phải xác định mức dự trữ hợp lý để tránh trường hợp dự trữ quá nhiều dẫn tới ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản. Khâu sản xuất: Trong giai đoạn này phải sắp xếp dây truyền sản xuất cũng như công nhân sao cho sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả cao nhất, khai thác tối đa công suất, thời gian làm việc của máy móc đảm bảo sản xuất sản phẩm. Khâu tiêu thụ sản phẩm: Là khâu quyết định để doanh nghiệp xác định giá bán tối ưu đồng thời cũng phải có biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, lợi nhuận là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất. 1.3.2.6 Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán tài chính, công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sử dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó quyết định đúng đắn việc quản lý và sử dụng vốn. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam(Vinuco)- Địa chỉ tại Bắc Ninh Đàm- Hà Nội. Chính thức hoạt động từ tháng 10/2001 là một công ty chuyên sản xuất thức ăn gia súc với công suất 10.000 tấn/ tháng. Trong những ngày đầu mới thành lập số vốn kinh doanh của công ty còn ít. Tuy nhiên qua những năm hoạt động cùng với sự phát triển của công ty đã dần tăng vốn của mình hiện tại số vốn của công ty đang có là 44.211.111.430 VNĐ. Trong đó nguồn cấp vốn chủ yếu là từ vốn vay, vốn chủ sở hữu và từ lợi nhuận chưa phân phối công ty không có vốn do nhà nước cấp. Nhờ có nền tảng vững chắc về công nghệ sản xuất thức ăn gia súc cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt , đội ngũ lãnh đạo quản lý của công ty là những người có chuyên môn sâu, giầu kinh nghiệm trong lĩnh vực thức ăn gia súc và đội ngũ nhân viên, công nhân lành nghề nên những sản phẩm do Vinuco sản xuất đều đạt chất lượng rất cao và ổn định đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong cả nước. Vinuco là công ty đầu tiên tại Việt Nam bổ sung thành công Sôcôla và kháng thể đặc hiệu trong thức ăn của lợn con, giúp lợn con hay ăn chóng lớn, ngừa tiêu chảy tốt. Nhờ có sự cân bằng Glidamin mà lợn thịt ăn cám Vinuco luôn có tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt nạc tốt. Ngay từ khi thành lập Vinuco đã xác định lấy khách hàng là trung tâm, sự hài lòng của khách hàng là niềm tự hào của công ty. Sau 6 năm phát triển Vinuaco đã có hệ thống khoảng 400 đối tác chiến lược và nhà phân phối , đại lý cấp 1, các trang trại lớn. Nhờ đó mà các sản phẩm của Vinuco đã được chuyển tới hầu hết các vùng trên cả nước. Vinuco cam kết luôn sản xuất ra các sản phẩm xó chất lượng cao, ổn định giá cả hợp lý đem lại hiệu quả cao cho đại lý, người chăn nuôi. Mối liên kết Vinuco – Đại lý, người chăn nuôi quyết định sự phát triển thịnh vượng của Vinnuco. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam 2.1.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình quản trị gián tiếp bao gồm hội đồng quản trị, các phòng ban chức năng và bộ phận sản xuất. Chủ tịch HĐQT Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng hành chính nhân sự Phòng thu mua Phòng quản lý chất lượng Phòng điều hành sản xuất Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam 2.1.2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán thuế Kế toán kho Kế toán bán hàng Thủ quỹ Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ giám sát tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty, giám sát tình hình thanh toán, chiếm dụng vốn của công ty, ngoài ra bộ phận kế toán còn có nhiệm vụ phân phối lợi nhuận, lập báo cáo tài chính theo quý, năm và theo yêu cầu của pháp luật và của ban giám đốc, hội đồng quản trị. 2.1.2.3 Quy trình công nghệ tại Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam Nguyên liệu thô Nghiền Cân Trộn Nguyên liệu tinh Cân Ép viên làm nguội Ép viên làm nguội Đóng bao Đóng bao 2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG VIỆT NAM 2.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Trong suốt thời gian kể từ khi thành lập đến nay công ty đã có đủ các điều kiện về vốn,lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật bên cạnh đó ngày càng mở rộng về quy mô,nâng cao trình độ hiệu quả chuyên môn, quản lý và nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân. Từ đó đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả kinh doanh được nâng lên rõ rệt. Sản phẩm tiêu thụ nhanh từ đó đạt được doanh thu cao, tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Trong năm qua Công ty đặt ra nhiều chỉ tiêu cần đạt được và đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu và có kế hoạch cho các năm tiếp theo. Bảng số 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam ngày 31/12/2007 ĐVT: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2007 A Tài sản 44.211.111.430 I Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 16.570.697.041 1 Tiền 3.147.771.029 Tiền mặt tại quỹ 3.805.444 Tiến gửi ngân hàng 3.147.796.585 2 Các khoản phải thu 8.848.764.192 Phải thu của khách hàng 9.504.685.058 Trả trước cho người bán 39.400.000 Các khoản phải thu khác 187.697.837 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (883.018.703) 3 Hàng tồn kho 3.574.150.820 Nguyên vật liệu tồn kho 2.634.803.537 Công cụ dụng cụ tồn kho 49.884.545 Chi phí sản xuất dở dang 761.398.470 Thành phẩm tốn kho 128.064.268 II Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 28.041.023.511 1 Tài sản cố định hữu hình 27.931.023.511 Nguyên giá 64.651.353.252 Giá trị hao mòn lũy kế (36.720.329.711) 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 110.000.000 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 595.390.908 B Nguồn vốn 44.211.111.430 I Nợ phải trả 36.539.488.941 II Nguồn vốn chủ sở hữu 7.671.622.489 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Qua bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam năm 2007 ta thấy sự chênh lệch giữa tài sản cố định và tài sản lưu động là lớn. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 16.570.697.041 VNĐ, tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 28.041.023.511 VNĐ. Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh còn rất nhiều trang thiết bị, nhà xưởng, kho tàng vì vậy giá trị tài sản cố định chiếm phần lớn trong giá trị tổng tài sản. Tài sản lưu động của công ty chiếm gần 1/3 giá trị tổng tài sản nhưng chủ yếu nằm ở các khoản phải thu đã chiếm hơn 1/2 giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho chiếm 1/5 giá trị tài sản lưu động. Chính những điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn làm cho vốn chậm luân chuyển, công ty phải đi vay, làm tăng các khoản nợ phải trả nên tới 36.539.488.941 VNĐ, tiền vốn chủ sở hữu chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn là 7.671.622.489 VNĐ. Vì công ty phải đi vay nhiều nên cũng phải bỏ ra một khoản chi phí lãi vay, vốn chậm luân chuyển làm giảm khả năng sinh lời của vốn. Bảng số 2: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Dinh Dưỡng Việt Nam ĐVT: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2007 1 Doanh thu thuần 38.690.001.700 2 Giá vốn hàng bán 33.007.808.304 3 Lãi gộp = (1)-(2) 5.682.193.396 4 Doanh thu hoạt động tài chính 79.733.286 5 Chi phí hoạt động tài chính 843.944.951 Lãi phải trả 839.601.300 6 Chi phí bán hàng 2.894.4310.717 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.560.294.690 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 463.255.054 9 Thu nhập khác 430.832.250 10 Chi phí khác 603.687.297 11 Lợi nhuận khác (172.855.047) 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 290.400.010 13 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 81.312.003 14 Lợi nhuận sau thuế 209.088.007 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh Dưỡng Việt Nam năm 2007 Từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam năm 2007 ta thấy kết quả kinh doanh là có hiệu quả.Vì thế, công ty đã có những bước phát triển ổn định thực hiện tốt các quy chế như nộp đủ ngân sách nhà nước, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Doanh thu bán hàng năm 2007 đạt 38.690.001.700 VNĐ, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 79.733.286 VNĐ, sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) ta được từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 463.255.054 VNĐ. Trong chi phí hoạt động tài chính mà chủ yếu là chi phí để trả lãi vay là 839.601.300 VNĐ. Lợi nhuận từ hoạt động khác bị lỗ 172.855.047 VNĐ, do chi phí hoạt động khác lớn hơn thu nhập hoạt động khác.Tổng lợi nhuận trước thuế mà công ty đạt được là 290.400.010 VNĐ, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 81.312.003 VNĐ, do vậy tổng lợi nhuận sau thuế là 209.088.007 VNĐ. Nhìn chung lợi nhuận của công ty năm 2007 chỉ ở mức trung bình. * Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vài năm gần đây Trong những năm gần đây công ty đã không ngừng phát triển về năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù trên thị trường có nhiều công ty sản xuất thức ăn gia súc mà sản phẩm của họ có thể nói là tốt hơn nhưng với tất cả những gì đã có Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam cũng không ngần ngại đưa sản phẩm của mình ngày một xa hơn đến với thị trường mới- thị trường tiềm năng. Giữ vững lòng tin cho người tiêu dùng quen thuộc và tạo độ tin cậy cho những khách hàng mới. Do vậy doanh thu hàng năm cũng cũng không ngừng tăng lên. Bước sang năm 2007 doanh thu của công ty giảm xuống là do công ty đang chuẩn bị cho công tác chuyển giao công nghệ mới vào đầu năm 2008. Điều này làm ảnh hưởng đến công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy doanh thu hàng năm có sự thay đổi nhưng thu nhập bình quân của người lao động vẫn giữ ở mức ổn định. Ta có thể thấy qua một số chỉ tiêu tài chính sau : Bảng số 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007 STT Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ % ĐVT 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1 Sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất 87.725,2 92.726,4 93.185,7 106 100 Tấn 2 Tiêu thụ 85.265,4 89.375,6 87.958,4 105 98,4 Tấn 3 Doanh thu 40.216.748.512 47.275.069.101 44.690.001.700 117,55 94,53 VNĐ 4 Doanh thu thuần 36.714.120.510 46.065.714.529 38.690.001.700 125,47 83,99 VNĐ 5 Lợi nhuận trước thuế 240.957.610 10.611.622.560 290.400.010 4.404 2,74 VNĐ 6 Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thuần 0,66 23,04 0,65 34,91 0,03 % 7 Nộp ngân sách nhà nước 3.112.960.775 4.981.585.516 4.020.662.400 160 80,7 VNĐ 8 Tổng quỹ lương 3.416.152.730 5.725.432.120 4.066.142.896 168 71 VNĐ 9 Thu nhập bình quân của công nhân viên 1.032.462 1.427.835 1.408.283 139,56 98,6 VNĐ Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam năm 2005 - 2006 - 2007 Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm ta thấy công ty luôn hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Năm 2005, công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đặt ra. Lợi nhuận năm 2006 có mức tăng trưởng vượt bậc so với năm 2005 thì tăng 7.404 % đây là một kết quả vượt xa kế hoạch mà công ty đặt ra. Con số 10.611.622.560 VNĐ là lợi nhuận mà công ty đạt được năm 2006, so về số tuyệt đối lợi nhuận năm 2006 tăng 10.370.664.950 VNĐ so với năm 2005. Nhưng sang năm 2007 , lợi nhuận của công ty giảm một cách đáng kể, mức lợi nhuận năm 2007 chỉ bằng 2,74 % so với năm 2006.Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vài năm gần đây luôn có lãi , tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thuần lần lượt ở mức 0,66 ; 23,04 ; 0,65 Công ty nộp ngân sách nhà nước cao nhất năm 2006 là 4.981.585.516 VNĐ tăng so với năm 2005 về số tuyệt đối là 1.868.624.741 VNĐ về số tương đối là 160%. Năm 2007 giảm 960.923.116 VNĐ chỉ đạt 80,7% so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước là rất tốt. Thu nhập bình quân của công nhân viên năm 2006 là 1.427.835 VNĐ tăng so với năm 2005 là 139,56% chứng tỏ công ty rất quan tâm đến người lao động, tạo sự tin tưởng của lãnh đạo công ty. Công ty đang cố gắng phát triển vững chắc quy mô kinh doanh được mở rộng qua mỗi năm, trú trọng vào đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị hiện đại từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Đặc biệt trú trọng vào công tác huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả làm tăng sản phẩm tiêu thụ tạo nhiều doanh thu. Trên cơ sở giảm bớt chi phí tăng lợi nhuận từ đó có thể thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Bảng số 4. Tình hình tài chính của công ty trong các năm 2005 – 2006 - 2007 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Tổng tài sản VNĐ 30.052.467.553 30.506.607.268 44.211.111.430 454.139.715 1,51 13.704.504.162 31 2 Tài sản lưu động VNĐ 28.379.645.852 29.027.949.141 16.570.697.041 648.303.289 2,28 -13.457.252.100 -86,43 3 Vốn bằng tiền VNĐ 1.623.046.722 1.713.733.953 3.151.782.029 90.687.231 55,59 1.438.048.076 45,63 4 Tài sản cố định VNĐ 1.672.821.701 952.019.788 27.931.023.511 -720.801.913 -43,09 26.979.003.723 96,60 5 Tổng nguồn vốn VNĐ 30.052.467.553 30.506.607.268 44.211.111.430 454.139.715 1,51 13.704.504.162 31 6 Nợ phải trả VNĐ 18.226.873.940 19.417.517.516 36.539.488.941 1.190.643.576 6,53 17.121.917.425 46,85 7 Nợ ngắn hạn VNĐ 11.720.432.785 12.394.251.683 18.766.303.838 673.798.898 5,75 6.372.052.155 33,95 8 Vốn chủ sở hữu VNĐ 11.825.594.613 11.089.089.752 7.617.622.489 -736.504.861 -6,23 -3.417.467.263 -45,57 9 Tỷ suất đầu tư % 5,56 3,12 63,18 10 Hệ số nợ = % 60,65 63,65 82,65 11 2,42 2,34 8,3 12 0,13 0,13 0,16 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam Qua bảng số liệu tính toán trên đây, ta có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty qua ba năm gần đây. Trước hết tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm, tổng tài sản năm 2006 tăng 454.139.715 VNĐ (về số tuyệt đối) và tăng 1,51% (số tương đối) so với năm 2005. Năm 2007 tăng 13.704.504.162 VNĐ (số tuyệt đối) và tăng 31% (số tương đối). Điều đó cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, tài trợ cho các tài sản của công ty để có thể sản xuất kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty đã thực sự hợp lý hay chưa thì ta sẽ phân tích cụ thể hơn trong những phần sau, ở đây ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty. Về tỷ suất đầu tư, năm 2005 tài sản cố định chiếm 5,56% tỷ trọng tổng tài sản, năm 2006 tỷ trọng giảm chỉ chiếm 3,12%. Nhưng năm 2006 lại có một sự tăng rất lớn, tỷ suất đầu tư năm 2006 chiếm hẳn 63,48% trong tổng tài sản. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều vào tài sản cố định. Về tỷ suất thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2005 là 2,42%; năm 2006 là 2,34%; năm 2007 là 8,3%. Điều đó cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh. Tỷ suất thanh toán hiện thời của công ty năm 2005 là 0,13%; năm 2006 vẫn không có sự thay đổi nhưng năm 2007 tỷ suất này tăng và đạt được 0,16%. Có nghĩa là công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt ngày một tốt hơn. Một điều đáng ngạc nhiên là năm 2006 tuy tài sản cố định có giảm hơn so với năm 2005 nhưng doanh thu lại cao hơn, chứng tỏ rằng năm 2007 công ty đã sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn. Nhìn chung sự chuyển biến về cơ cấu tài sản sẽ làm cơ sở cho việc tăng doanh thu nhưng vấn đề ở đây là công ty sử dụng như thế nào để có hiệu quả nhất. Ngoài ra tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản năm 2005 là 60,65% năm 2006 là 63,65%. Nhưng đến năm 2007 là 82,65%. Tỷ lệ nợ phải trả chiếm phần lớn trong tổng tài sản mỗi năm tăng lên. Điều này cho thấy hàng năm công ty phải bỏ ra một lượng chi phí về vốn rất lớn. Những chi tiêu trên cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vậy hiệu quả sử dụng vốn của công ty như thế nào, chúng ta Bảng số 5. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nam STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu VNĐ 40.216.748.512 47.275.69.101 44.690.001.700 Lợi nhuận trước thuế VNĐ 240.957.610 10.611.622.560 290.400.010 Lợi nhuận sau thuế VNĐ 173.489.479 7.640.368.243 209.088.007 Tổng tài sản VNĐ 30.052.467.553 80.506.607.268 44.211.111.430 Vốn chủ sở hữu VNĐ 11.825.594.613 11.089.089.752 7.617.622.489 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản VNĐ 1.34 1.55 1.01 Doanh lợi vốn VNĐ 0.58 25 0.47 Doanh lợi vốn CSH VNĐ 1.47 68.89 2.74 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Năm 2006 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1,55 % tăng 15,67% so với năm 2005, cho biết một đồng tài sản mà công ty bỏ ra sẽ đem lại 1,55 đồng doanh thu. Năm 2007 hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm 34,85% chỉ đạt 1,01 nghĩa là tài sản bỏ ra sẽ thu về được 1,01 đồng doanh thu. Doanh lợi vốn năm 2005 rất cao, cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì thu được 0,58 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2005 cứ 100 đồng vốn kinh doanh (tài sản) bỏ ra thì thu được 25 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng nhiều so với năm 2005 nhưng năm 2007, doanh lợi vốn lại giảm hẳn xuống, cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra chỉ thu về được 0,47 đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh lợi vốn chủ sở hữu, nói chung là đều tăng trong các năm. Nhưng vượt trội nhất là năm 2006, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra chỉ thu về được 1,47 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 tăng so với năm 2005 nhưng lại giảm rất nhiều so với nắm 2006. Vì cứ 100 đồng vốn bỏ ra công ty cũng chỉ thu về được 2,74 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 86,30% so với năm 2005 nhưng lại giảm 96% so với năm 2006. Nhìn chung năm 2006 công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn so với năm 2005 và năm 2007. 2.2.2 Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. 2.2.2.1 Tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đề tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm : Nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Đối với sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhu cầu đầu tư công nghệ cũng khá cao. Vì vậy cần phải xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn đi đầu vào công nghệ để có chính sách huy động các nguồn vốn một cách hợp lý. Bảng số 6. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ĐVT: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Vốn dài hạn 13.842.316.035 18.096.041.752 29.033.694.639 + Vốn chủ sở hữu 11.825.594.613 11.089.089.752 7.617.622.489 + Nợ dài hạn 2.016.721.422 7.006.952.000 21.416.072.150 2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 1.989.342.443 1.421.492.247 28.526.414.419 + Tài sản cố định 1.672.821.701 952.019.788 27.931.023.511 + XDCB dở dang 316.520.742 469.752.459 595.390.908 3 Vốn lưu động thường xuyên 11.852.973.592 16.674.449.505 507.280.220 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Kết quả phân tích cho thấy: Vốn lưu động thường xuyên của công ty có sự tăng giảm không liên tục, năm 2006 tăng so với năm 2005, nhưng năm 2007 lại giảm so với năm 2006. Tuy vốn lưu động không đều nhưng nhìn chung thì nó vẫn đảm bảo an toàn cho tài sản cố định của công ty. Do vậy sẽ thuận lợi cho khả năng thanh toán và trả nợ của công ty. Để tiến hành sản xuất kinh doanh chỉ chuẩn bị các máy móc thiết bị thì chưa đủ mà doanh nghiệp cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn. Doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản cố định bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải trả. Bảng số 7. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cửa Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam năm 2005 - 2006 - 2007 như sau. ĐVT: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Nợ ngắn hạn 11.720.452.785 12.394.251.683 18.766.303.838 2 Các khoản phải thu 19.675.326.130 25.479.236.248 10.348.764.192 3 Hàng tồn kho 1.720.148.920 3.070.698.346 3.574.150.820 4 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (4) = (1) - (2) - (3) -9.675.022.265 -16.155.642.911 6.343.388.826 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Qua bảng tên cho thấy 2 năm 2005 - 2006 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đều bị thiếu, năm 2006 nhu cầu vốn lưu động là 6.343.388.326 VND. Đề bù đắp vào sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động công ty dùng vốn dài hạn và vốn vay để trang trải. Như vậy công ty phải cân đối lại nguồn vốn đảm bảo cho tài sản của công ty tránh tình trạng thừa vốn dài hạn mà thiếu vốn ngắn hạn. Năm 2007 công ty đã phần nào khắc phục được tình trạng này. 2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. * Cơ cấu Tài sản cố định của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam. Tài sản cố định là hình thức biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp, nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo đảm và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của công ty. Ta có thể xem xét cơ cấu tài sản cố định của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam và tỷ trọng của mỗi loại tài sản qua 2 bảng sau: Bảng số 8,9 : Cơ cấu tài sản của công ty. STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 NG GTCL NG GTCL NG GTCL 1 Nhà cửa vật kiến trúc 17.342.607.353 262.116.517 18.172.253.228 345.265.692 24.124.279.876 8.198.618.350 2 Máy móc thiết bị 20.620.478.312 12.516.752 24.482.158.605 289.119.048 39.077.985.476 19.446.151.923 3 Phương tiện vận tải 910.467.520 1.210.167 950.042.168 1.745.5165 111.891.195 1.090.715 4 Tổng cộng 39.073.553.185 375.843.766 43.604.454.011 636.130.305 63.314.156.547 27.645.860.988 STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 NG( % ) GTCL( % ) NG( % ) GTCL( % ) NG( % ) GTCL( % ) 1 Nhà cửa vật kiến trúc 44.89 68.28 41.68 54.28 38.10 29.65 2 Máy móc thiết bị 52.77 39.39 56.15 45.45 61.72 70.34 3 Phương tiện vận tải 2.84 0.33 2.17 0.27 0.18 0.01 4 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam Qua bảng trên cho ta thấy: Giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, phần lớn là dây chuyển công nghệ máy nghiền máy các nguyên liệu thành bột, hệ thống máy tính viên và làm nguội. Tỷ trọng của máy móc thiết bị năm 2005 chiếm 52,77% tăng lên 56,15% nguyên giá tài sản cố định, 31,39% giá trị còn lại của tài sản cố định sang năm 2006 tăng lên 56,15% nguyên giá tài sản cố định, 45,45% giá trị còn lại của tài sản cố định. Năm 2007 vẫn tiếp tục tăng tỷ lệ đạt được là 61.72% nguyên giá tài sản cố định, 70,34% giá trị còn lại tài sản cố định. Các loại tài sản là nhà cửa vật kiến trúc bao gồm trụ sở, nhà xưởng và các thiết bị văn phòng....nói chung giữ ở mức độ ổn định. Năm 2005 chiếm 44,89% nguyên giá tài sản cố định 68,28% giá trị còn lại, năm 2006 chiếm 41,68% nguyên giá tài sản cố định và 54,28 % giá trị còn lại. Nhóm tài sản là phương tiện vận tải có tỷ trọng giảm, năm 2005 tỷ trọng của loại tài sản này chiếm 2,34%. Nguyên giá tài sản cố định nhưng năm 2006 giảm xuống còn 2,17% nguyên giá tài sản cố định, năm 2006 giảm 91,7 % so với năm 2006. Vì năm 2007 công ty đầu tư vào máy móc thiết bị nhiều hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7918.doc
Tài liệu liên quan