Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tại chi nhánh Công ty TNHH Thương mại, Vận tải và Giao nhận Việt Phát

MỤC LỤC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương 1 4

MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1. HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM: 4

1.1.1. Thực chất của hoạt động thụ sản phẩm: 4

1.1.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 5

1.1.2.1. Tiêu thụ giúp cho quá trình sản xuất, kinh doanh diễn ra một cách liên tục. 6

1.1.2.2. Tiêu thụ sản phẩm góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng qui mô sản xuất. 6

1.1.2.3. Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố, nâng cao vị thế và mở rộng thị phần của doanh nghiệp. 7

1.1.2.4. Tiêu thụ còn thực hiện chức năng giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm. 8

1.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 9

1.2.1. Nghiên cứu và xác định nhu cầu. 9

1.2.1.1. Nội dung hoạt động nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường. 9

1.2.1.2. Các hình thức nghiên cứu thị trường: 11

1.2.1.2.1. Nghiên cứu khái quát thị trường: 11

1.2.1.2.2. Nghiên cứu chi tiết thị trường: 11

1.2.2. Chính sách sản phẩm trong quản lý tiêu thụ sản phẩm: 11

1.2.2.1. Xác định mục tiêu của chính sách sản phẩm: 12

1.2.2.2. Những nội dung cần nghiên cứu để xây dựng chính sách sản phẩm: 12

1.2.2.2.1. Phân tích chu kì sống của sản phẩm: 12

1.2.2.2.2. Phân tích sản phẩm và khả năng thích ứng với thị trường. 15

1.2.2.2.3. Nhãn hiệu sản phẩm: 15

1.2.2.2.4. Chất lượng sản phẩm: 16

1.2.3. Định giá sản phẩm tiêu thụ. 17

1.2.3.1. Xác định các giới hạn và độ linh hoạt cần thiết của giá. 17

1.2.3.2. Các cách định giá sản phẩm tiêu thụ: 18

1.2.3.2.1. Định giá theo thị trường: 18

1.2.3.2.2. Định giá thấp: 18

1.2.3.2.3. Định giá cao: 19

1.2.3.2.4. Ổn định giá bán: 20

1.2.3.2.5. Bán phá giá. 20

1.2.4. Lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm: 20

1.2.4.1. Kênh trực tiếp: 20

1.2.4.2. Kênh gián tiếp: 21

1.2.4.3. Kênh hỗn hợp: 21

1.2.5. Tổ chức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm: 22

1.2.6. Tổ chức thực hiện kế hoạch bán hàng cho doanh nghiệp: 23

1.2.6.1. Nội dung kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp: 23

1.2.6.2. Quá trình xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp: 24

1.2.7. Các hoạt động xúc tiến hỗ trợ cho công tác tiêu thụ: 25

1.2.7.1. Quảng cáo: 25

1.2.7.2. Xúc tiến bán (khuyến mại): 27

1.2.7.3. Marketing trực tiếp: 27

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 28

1.3.1. Nhân tố chủ quan: 28

1.3.1.1. Tiềm lực tài chính: 28

1.3.1.2. Tiềm lực con người: 28

1.3.1.3. Trình độ tổ chức quản lý: 29

1.3.1.4. Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ: 29

1.3.1.5. Công tác Marketing: 29

1.3.1.6. Tiềm lực vô hình: 30

1.3.2. Nhân tố khách quan: 30

1.3.2.1. Môi trường kinh tế 31

1.3.2.2. Môi trường cạnh tranh: 31

1.3.2.3. Môi trường chính trị, luật pháp: 31

1.3.2.4. Môi trường tự nhiên. 32

1.3.2.5. Môi trường khoa học, công nghệ: 32

Chương 2 33

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THIẾT BỊ VỆ SINH CỦA CHI NHÁNH THỰC TẬP 33

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI, VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN VIỆT PHÁT VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH. 33

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại, Vận tải và Giao nhận Việt Phát: 33

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 34

2.1.3. Bộ máy tổ chức và chức năng các phòng ban của chi nhánh Công ty tại Hà Nội 35

2.1.3.1. Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc 36

2.1.3.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc: 36

2.1.3.1.2. Phó giám đốc: 36

2.1.3.2. Phòng kinh doanh Thiết bị vệ sinh (TBVS): 36

2.1.3.3. Phòng Logistic:. 37

2.1.3.4. Phòng Tài chính - Kế toán: 37

2.1.3.5. Phòng Hành chính, Nhân sự: 38

2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CHI NHÁNH: 39

2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm thiết bị vệ sinh (TBVS) của chi nhánh: 39

2.2.2. Đặc điểm về lao động: 41

2.2.3. Đặc điểm về thị trường: 41

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TBVS CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI, VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN VIỆT PHÁT. 42

2.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua (2004 – 2007) 42

 Bảng kết quả kinh doanh giai đoạn 2004 – 2007 43

 Bảng cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh: 46

2.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm TBVS của chi nhánh 48

2.3.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm TBVS theo khu vực thị trường: 48

 Bảng kế hoạch doanh thu theo khu vực thị trường (2004 – 2007) 48

 Bảng doanh thu thực tế đã đạt được theo khu vực thị trường (2004 – 2006) 48

2.3.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm TBVS theo mặt hàng: 51

2.3.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu: 53

2.3.4. Thực trạng về việc thực hiện chính sách sản phẩm. 54

2.3.5. Thực trạng về kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ: 56

2.3.6. Thực trạng về công tác ký kết, thực hiện hợp đồng và công tác tổ chức bán hàng: 57

2.3.6.1. Thực trạng về công tác ký kết và thực hiện hợp đồng: 57

2.3.6.2. Thực trạng về công tác tổ chức bán hàng: 58

2.3.6.2.1. Thực trạng công tác tổ chức bán hàng tại các cửa hàng: 58

2.3.6.2.2. Thực trạng công tác tổ chức bán hàng trực tiếp tại chi nhánh: 59

2.3.7. Thực trạng công tác xúc tiến hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ: 60

2.3.7.1. Quảng cáo: 60

2.3.7.2. Khuyến mại: 60

2.3.7.3. Hội chợ triển lãm: 61

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI, VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN VIỆT PHÁT. 62

2.4.1. Thành tựu: 62

2.4.2. Những hạn chế: 63

Chương 3 65

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TBVS TẠI CHI NHÁNH 65

3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH: 65

3.1.1. Chiến lược năm 2008: 65

3.1.2. Chiến lược dài hạn: 65

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TBVS ĐỐI VỚI CHI NHÁNH. 65

3.2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường: 65

3.2.2. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ, hoàn thiện chính công tác phân phối sản phẩm. 68

3.2.3. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ: 71

3.2.3.1. Quảng cáo: 71

3.2.3.3. Tổ chức hội nghị khách hàng. 73

3.2.4. Hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ khách hàng của chi nhánh: 74

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÀNH VÀ NHÀ NƯỚC: 76

3.3.1. Đối với nhà nước: 76

3.3.2. Đối với Bộ Công thương và các cơ quan có liên quan: 77

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tại chi nhánh Công ty TNHH Thương mại, Vận tải và Giao nhận Việt Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp…do đó nó cũng ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ. 1.3.2.4. Môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố liên quan đến địa lý, địa hình, khoáng sản, đất đai, khí hậu, thời tiết….nó chủ yếu ảnh hưởng tới nguồn lực đầu vào cần thiết cho các nhà sản xuất kinh doanh, do đó có thể ảnh hưởng tới khả năng cung ứng nguồn hàng cho doanh nghiệp trong đó có nguồn hàng phục vụ cho hoạt động tiêu thụ, ngoài ra, yếu tố về khí hậu, thời tiết còn ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ của những mặt hàng mang tính chất thời vụ. 1.3.2.5. Môi trường khoa học, công nghệ: Nó bao gồm các yếu tố về sự thay đổi công nghệ, kĩ thuật, sự xuất hiện của những phát minh mới….Các yếu tố này nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm được đem ra tiêu thụ bao gồm: chi phí sản xuất sản phẩm, chu kì sống sản phẩm, sự ra đời của các sản phẩm thay thế, chất lượng, kiểu dáng của sản phẩm…do đó ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THIẾT BỊ VỆ SINH CỦA CHI NHÁNH THỰC TẬP 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI, VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN VIỆT PHÁT VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH. 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại, Vận tải và Giao nhận Việt Phát: Công ty TNHH Thương mại, Vận tải và Giao nhận Việt Phát. Tên Tiếng Anh (Tên giao dịch): VIETFAST TRADING AND LOGISTICS CO., LTD. Được thành lập 10/2003 với số vốn điều lệ ban đầu là 2 tỉ đồng do 3 thành viên góp vốn là: bà Bùi Thị Thu Thảo ( Giám đốc ), ông Nguyễn Viết Bình và ông Hoàng Trung Dũng. Mặc dù với tư cách pháp nhân là TNHH nhưng Công ty sẽ hoạt động không những ở trong nước mà trên cả thị trường quốc tế với tham vọng và mong ước dịch vụ của thương hiệu Việt Phát sẽ phát huy trên toàn thế giới. Trụ sở chính của công ty đặt tại: Phòng 904, Nhà A5, Làng Quốc Tế, Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Năm 2004, Công ty mở chi nhánh tại: Số 61, Đông Các, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội với lĩnh vực kinh doanh chính là nhập khẩu và phân phối các sản phẩm thiết bị vệ sinh cao cấp đồng thời thực hiện các dịch vụ liên quan đến hoạt động Logistic. Với tôn chỉ hoạt động “Chất lượng sản phẩm hoàn hảo – Dịch vụ chuyên nghiệp, tận tụy – Ý tưởng vượt trước thời đại”, từ khi mới đi vào hoạt động cho đến nay, chi nhánh đã phát triển không ngừng và đưa công ty Việt Phát trở thành một trong những nhà cung cấp sản phẩm thiết bị vệ sinh hiện đại hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Và đây cũng là lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn nhất không chỉ cho chi nhánh mà cho cả công ty Việt Phát. Hiện nay công ty đã có thêm 2 chi nhánh: một ở km104, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thành phố Hải Phòng; một chi nhánh khác ở 298C/1 Đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Thành Phố Hồ Chí Minh. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Công ty được thành lập để thực hiện các hoạt động liên quan đến: - Mua bán các ngành hàng: điện tử, điện máy gia dụng, điện máy công nghiệp, hóa mỹ phẩm, hóa chất công nghiệp (Trừ hóa chất nhà nước cấm), hàng may mặc, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gốm sứ, trang thiết bị vệ sinh, hàng văn phòng phẩm; - Mua bán, chế tác vàng bạc đá quý, đồ trang sức; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh: - Tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá; - Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách; - Khai thác, dịch vụ giao nhận hàng hoá, kho bãi; - Đại lý làm thủ tục kê khai thuế hải quan; - Đại lý bán vé máy bay; - Kinh doanh các mặt hàng: + Vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, thiết bị lắp đặt trong xây dựng: gỗ cây và gỗ chế biến, xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, sơn, véc ni, gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh, sắt, thép; + Sản xuất và lắp ráp các thiết bị vệ sinh và trang trí nội thất; + Phụ gia phục vụ sản xuất công nghiệp và xây dựng; + Gốm sứ, thuỷ tinh; + Thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; + Máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng, văn phòng phẩm; + Máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện, đèn và bộ đèn điện; + Dịch vụ đại lý bảo hiểm hàng hoá; + Đại lý xăng, dầu, gas; + Mua bán ô tô, xe máy, máy công trình; Trên đây là phần trình bày tổng quát về Công ty TNHH Thương mại, Vận tải và Giao nhận Việt Phát. Sau đây là phần trình bày cụ thể về Chi nhánh của công ty nơi em thực tập. 2.1.3. Bộ máy tổ chức và chức năng các phòng ban của chi nhánh Công ty tại Hà Nội Bộ máy tổ chức của chi nhánh bao gồm: Ban giám đốc và 4 phòng ban đó là: Phòng Logistic, Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, Phòng Tài chính Kế toán và phòng Hành chính. Sơ Đồ Tổ chức: Ban Giám Đốc Phòng Tài Chính Kế toán Phòng Hành chính, Nhân sự Phòng kinh doanh TBVS Phòng Logistic Bộ phận kinh doanh Bộ phận giao nhận Bộ Phận Kho Cửa hàng Việt Phát 2 Cửa hàng Việt Phát 1 Phòng Ma ket ting Bộ phận kĩ thuật và bán hàng Bộ phận xuất nhập khẩu 2.1.3.1. Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc 2.1.3.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc: - Điều hành các hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước toàn bộ nhân viên của chi nhánh và cấp trên của mình. - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của chi nhánh. - Ban hành qui chế quản lý nội bộ chi nhánh; - Đề nghị cấp trên bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật Phó giám đốc công ty, kế toán trưởng. - Kí kết các hợp đồng nhân danh công ty, tuyển dụng lao động, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của chi nhánh trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình - Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình. 2.1.3.1.2. Phó giám đốc: Là những người trợ giúp Giám đốc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ mà Giám đốc giao phó. Mỗi phó giám đốc chịu trách nhiệm về một hoặc một số lĩnh vực nhất định. 2.1.3.2. Phòng kinh doanh Thiết bị vệ sinh (TBVS): Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động kinh doanh của chi nhánh như: tìm hiểu thị trường, xác định loại hàng khách hàng cần với khối lượng, số lượng bao nhiêu, mẫu mã, chủng loại như thế nào, cần nhập về bao nhiêu hàng, tổ chức nhập hàng, bảo quản hàng hoá, phân phối hàng, bán hàng như thế nào... để đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Do đây là lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều các nghiệp vụ phức tạp đồng thời nó cũng là lĩnh vực hoạt động chủ yếu và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty Việt Phát nên chi nhánh đã chia thành rất nhiều các bộ phận nhỏ như trên sơ đồ để thuận tiện cho việc quản lý. 2.1.3.3. Phòng Logistic: Thực hiện các công việc liên quan đến vận tải và giao nhận như: tổ chức vận tải hàng hoá theo yêu cầu của đơn đặt hàng, làm thủ tục hải quan cho hàng hoá, làm thủ tục bảo hiểm cho hàng hoá.... +/ Bộ phận Giao nhận (OPERATION): Bộ phận Operation sẽ chịu trách nhiệm về hàng hoá, giấy tờ khi hàng cập cảng/sân bay tại Việt Nam (nếu là hàng nhập khẩu). Đồng thời cán bộ phòng Operation sẽ hỗ trợ phòng sales các loại giấy tờ liên quan đến việc giao nhận hàng hoá, các thủ tục xuất khẩu (nếu là hàng xuất). Nói cách khác, tất cả các công việc nội địa trong nước Việt Nam, phòng Operation sẽ chịu trách nhiệm. +/ Bộ phận Kinh doanh (SALES): Cán bộ trong bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng mới cho mảng vận tải, chào giá dịch vụ cung cấp, chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng, giao dịch đại lý, liên hệ hãng tàu, hãng hàng không, đại lý chuyển phát nhanh....; theo dõi lô hàng, làm các dịch vụ khách hàng, tư vấn khách hàng các nội dung công việc liên quan. 2.1.3.4. Phòng Tài chính - Kế toán: Hạch toán kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống các công cụ quản lý kinh tế, tài chính giúp các nhà sản xuất kinh doanh, các tổ chức hành chính sự nghiệp thông qua công cụ kế toán nắm được hiệu quả sản xuất, kinh doanh tình hình tài chính của đơn vị mình để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các nguồn tài chính. Nó là những công cụ quan trọng để chỉ đạo điều hành vĩ mô nền kinh tế. Do đó chi nhánh đã đào tạo và thu nạp đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán có đủ kiến thức thực hiện tốt các chế độ kế toán mà nhà nước đã ban hành. Chi nhánh áp dụng hình thức kế toán tập trung, tức là mọi công việc kế toán đều tập trung về phòng kế toán như: phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, lập bảng kê, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp, sổ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập các báo biểu kế toán ... Hình thức này tiện lợi là giúp cho công tác quản lý kinh tế tài chính một cách kịp thời. Phòng kế toán của chi nhánh bao gồm: một kế toán trưởng, hai kế toán viên và một kế toán kho. 2.1.3.5. Phòng Hành chính, Nhân sự: Do qui mô chi nhánh chưa phải là lớn nên chi nhánh chưa có phòng nhân sự riêng mà được ghép vào phòng hành chính. Phòng này thực hiện hai chức năng riêng biệt: + Chức năng "Hành chính": - Chịu trách nhiệm các thủ tục hành chính của Chi nhánh như công văn, giấy tờ, sổ lao động, bảo hiểm y tế...; - Bảo quản và sử dụng con dấu đúng quy định do Giám đốc phân công; - Lập các chương trình đi công tác của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng...; - Mua sắm quản lý các thiết bị hành chính, văn phòng phẩm, thanh toán tiền điện nước, chi phí vặt; Bảo vệ tài sản, đảm bảo môi trường sạch đẹp trong toàn bộ Chi nhánh. + Chức năng "Nhân sự": - Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự, tiền lương, pháp chế; - Nghiên cứu đề xuất tham mưu cho lãnh đạo về sắp xếp bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất; Cụ thể hóa các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị trong bộ máy. - Thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động phù hợp với trình độ năng lực, sức khỏe và tổ chức sản xuất của chi nhánh. - Chủ trì xây dựng các chế độ trả lương, quy chế khen thưởng, các nội quy, quy định đã được ban hành, xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, thực hiện thanh toán lương. 2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CHI NHÁNH: Chi nhánh tổ chức sản xuất kinh doanh theo chiến lược đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh với mục đích phân tán rủi ro, tránh việc tập trung quá nhiều nguồn lực vào một lĩnh vực, một mặt hàng để hạn chế rủi ro, tận dụng ưu thế của từng mặt hàng, đồng thời phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, tạo đủ công việc làm cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, trong đó lĩnh vực kinh doanh Thiết bị vệ sinh cao cấp là hoạt động chính, là mặt hàng chủ đạo của Chi nhánh. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh khá hiện đại: Hiện tại công ty Việt Phát có hai kho hàng, hệ thống kho được trang bị đầy đủ các phương tiện kĩ thuật đảm bảo có thể bảo quản tốt hàng hoá và thực hiện tốt các nghiệp vụ nhập kho và xuất kho; các cửa hàng được bố trí ở những nơi thuận tiện cho vận chuyển, diện tích đủ lớn để chứa hàng, hệ thống ánh sáng, cách bày biện hàng hoá đảm bảo cho khách hàng có thể xem xét hàng hoá một cách dễ dàng và sát thực nhất, các phòng ban được trang bị đầy đủ các thiết bị giao dịch: điện thoại, máy tính, bàn làm việc.... 2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm thiết bị vệ sinh (TBVS) của chi nhánh: Như đã nói ở trên, mặt hàng kinh doanh chính của chi nhánh là các sản phẩm TBVS cao cấp, do đó đòi hỏi sản phẩm của chi nhánh phải mang thương hiệu nổi tiếng. Những thương hiệu mà chi nhánh lựa chọn bao gồm: +/ Thương hiệu Yokozuna là thương hiệu Nhật Bản - Các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Yokozuna tại Phật Sơn-Trung Quốc. Sản phẩm là phòng tắm xông hơi khô, ướt; bồn tắm tạo nước xoáy Jaccuzzi. +/ Thương hiệu Banzo là thương hiệu Tây Ban Nha-Các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Yokozuna tại Phật Sơn-Trung Quốc. Sản phẩm là bồn cầu một khối liền két nước, chậu rửa bằng sứ. +/ Thương hiệu Centy là thương hiệu Tây Ban Nha-Các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Centy tại Phật Sơn-Trung Quốc. Sản phẩm là bồn cầu một khối liền két nước, chậu rửa bằng sứ. +/ Thương hiệu Vieany là thương hiệu Italia-Các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Vieany tại Triều Châu-Trung Quốc. Sản phẩm Bồn cầu một khối liền két nước, chậu rửa bằng sứ. +/ Thương hiệu Mecce Là thương hiệu Pháp-Các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Mecce tại Trung Quốc. Sản phẩm phụ kiện vệ sinh bằng Inox và hợp kim cao cấp, sản phẩm decor. Ngoài ra, để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chi nhánh còn: - Cung cấp vật liệu hoàn thiện và các hoá chất phụ gia dùng trong xây dựng - Cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế, lắp đặt và khắc phục sự cố kỹ thuật sản phẩm thiết bị vệ sinh - Cung cấp thêm một số sản phẩm TBVS cấp thấp để phục vụ cho một số vùng nông thôn đang phát triển. Do sản phẩm TBVS thuộc nhóm ngành vật liệu xây dựng nên sức tiêu thụ của nó phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của ngành này. Hiện nay, ngành vật liệu đang có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân do đó khả năng tiêu thụ sản phẩm thuộc ngành càng cao. Thế nhưng, một vấn đề đặt ra đối với sản phẩm TBVS là: Nếu chỉ nhìn bề ngoài thôi thì rất khó nhận biết được chất lượng sản phẩm, do đó nếu sản phẩm bị làm giả thì rất khó nhận biết, chỉ đến khi đem vào sử dụng mới phát hiện được. Mà sản phẩm của chi nhánh là những thương hiệu nổi tiếng, rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng tiếng tăm của sản phẩm, đem ra những sản phẩm giả kém chất lượng, với mức giá rẻ hơn để thu hút khách hàng. Chi nhánh cần chú ý điều này khi tiêu thụ sản phẩm. 2.2.2. Đặc điểm về lao động: Do lĩnh vực hoạt động chủ yếu của chi nhánh là: nhập khẩu và phân phối các sản phẩm TBVS cao cấp chứ không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nên số lượng công nhân viên của chi nhánh không nhiều lắm chỉ vào khoảng 40 người trong đó chủ yếu là lao động trực tiếp (chiếm khoảng 81%). Mặc dù số lượng không nhiều nhưng đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh rất năng động, nhiệt tình, được tuyển lựa khá kĩ càng, có trình độ chuyên môn khá cao (có tới 17 người tốt nghiệp Đại học, 10 người tốt nghiệp hệ cao đẳng, số người còn lại thấp nhất cũng phải tốt nghiệp từ Trung học phổ thông trở lên), mặt khác bộ máy quản lý của chi nhánh được thiết kế khá gọn gàng và có sự chuyên môn hóa cao nên quản lý công nhân viên làm việc khá hiệu quả. 2.2.3. Đặc điểm về thị trường: Do sản phẩm chủ đạo của chi nhánh là các TBVS cao cấp nên thị trường tiêu thụ của chi nhánh chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn. Ba thị trường lớn nhất của chi nhánh là: Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Trong đó, Hà Nội đạt mức sản lượng tiêu thụ lớn nhất, tiếp đến là TP Hồ Chí Minh, cuối cùng là Hải Phòng. Hiện nay, sản phẩm TBVS của chi nhánh đang phải chịu sự cạnh tranh khá gay gắt với các sản phẩm TBVS cao cấp được sản xuất trong nước (như “Viglacera” của công ty sứ Thanh Trì, các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp của công ty sứ Hải Dương, công ty sứ Thiên Thanh…), các sản phẩm TBVS nhập khẩu của các công ty khác…. 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TBVS CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI, VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN VIỆT PHÁT. 2.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua (2004 – 2007) Mặc dù mới thành lập được hơn 4 năm. Chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng cả về vốn và quy mô hoạt động. Bên cạnh việc tổ chức hoạt động kinh doanh, Việt Phát đã liên tục mở thêm 2 Showroom lớn để trưng bày sản phẩm của chi nhánh tại Hà Nội trong vòng 1 năm. Bảng kết quả kinh doanh giai đoạn 2004 – 2007 Đơn vị: VNĐ Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Chênh lệch(2005-2004) (%) Chênh lệch(2006-2005) (%) Chênh lệch(2007-2006) (%) 1. Doanh thu thuần 6,740,740,266 8,425,925,333 11,234,567,110 20,658,945,123 25.00 33.33 83.89 - DT từ hoạt HĐ kinh doanh TBVS 5,459,999,615 (81%) 5,856,018,106 (69,5%) 7,718,147,605 (68.70%) 14,203,024,772 (68.75%) - DT từ HĐ Logistic 1,280,740,651 (19%) 2,569,907,226 (30.5%) 3,516,419,505 (31.3%) 6,455,920,351 (31.25%0) 2. Giá vốn hàng hóa 4,040,137,803 4,926,997,321 6,398,697,819 11,756,458,762 21.95 29.87 83.73 3. Lợi nhuận gộp 2,700,602,463 3,498,928,012 4,835,869,291 8,902,486,361 29.56 38.21 84.09 4. Chi phí tài chính 605,222,436 826,193,125 1,234,565,789 2,014,567,496 36.51 49.43 63.18 5. Chi phí bán hàng 452,698,751 698,765,960 929,695,783 1,757,456,237 54.36 33.05 89.04 6. Chi phí quản lý DN 1,645,762,129 1,982,845,939 2,575,124,596 3,114,785,493 20.48 29.87 20.96 7. Thu nhập khác 241,365,157 291,452,841 325,145,865 438,578,623 20.75 11.56 34.89 8. Chi phí khác 98,234,175 105,148,765 215,476,352 304,152,985 7.04 104.93 41.15 9. Lợi nhuận khác 143,130,982 186,304,076 109,669,513 134,425,638 30.16 - 41.13 22.57 10. Lợi nhuận trước thuế 745,272,565 1,003,620,189 1,440,718,425 2,150,102,773 34.66 43.55 49.24 11. Thuế suất thuế thu nhập DN (28%) 208,676,318 281,013,653 403,401,159 602,028,776 34.66 43.55 49.24 12. Lợi nhuận sau thuế 536,596,247 722,606,536 1,037,317,266 1,548,073,997 34.66 43.55 49.24 Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán Qua kết quả kinh doanh của chi nhánh trong 4 năm ta thấy: Ngay từ năm đầu tiên hoạt động của chi nhánh đã có lãi và lãi tương đối lớn ( Lợi nhuận sau thuế chiếm gần 8% doanh thu thuần), điều này là do sau một năm thâm nhập thị trường Công ty Việt Phát đã nắm bắt được nhu cầu về các thiết bị vệ sinh ngày càng lớn đặc biệt là ở các thành phố lớn, do đó công ty đã xây dựng một chi nhánh chuyên kinh doanh về lĩnh vực này (Doanh thu do kinh doanh mặt hàng thiết bị vệ sinh mang lại chiếm ít nhất gần 70% tổng doanh thu của chi nhánh, có thời điểm lên tới 81% (năm 2004)), với một chiến lược kinh doanh hợp lý và sản phẩm độc đáo, chất lượng cao đã mang lại lợi nhuận cho chi nhánh. Những năm sau lợi nhuận tăng nhanh và ở mức cao (năm 2005 tăng so với năm 2004 hơn 34%, năm 2006 tăng so với năm 2005 hơn 43%), mặt hàng thiết bị vệ sinh vẫn là mặt hàng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho chi nhánh mặc dù lợi nhuận của lĩnh vực Logistic có tăng lên đôi chút ( Chiếm khoảng 30% vào năm 2005, 2006 so với gần 20% năm 2004). Thị trường của chi nhánh không ngừng được mở rộng không những ở thành phố mà ở cả các vùng nông thôn. Vì thu nhập ở nhiều vùng nông thôn đã tăng, làm gia tăng nhu cầu sử dụng các thiết bị thiết yếu để cải thiện đời sống và tốt cho sức khỏe. Một trong các thiết bị đó là các thiết bị vệ sinh, vì ở các vùng này khu vệ sinh được xây dựng rất đơn sơ và lạc hậu, thậm chí có nhà còn không có 1 khu vực vệ sinh riêng do đó dễ gây ra ô nhiễm môi trường và là nguyên nhân của nhiều loại bệnh → Việc thay thế bằng những thiết bị vệ sinh đảm bảo là một yêu cầu không thể thiếu. Nắm được nhu cầu đó, bên cạnh những sản phẩm cao cấp phục vụ cho các thành phố lớn, chi nhánh còn nhập thêm một số mặt hàng rẻ tiền hơn để phục vụ cho một số vùng nông thôn. Bước vào năm 2007, trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng leo thang, giá một số mặt hàng của chi nhánh cũng tăng cộng với sự mở rộng mạng lưới tiêu thụ làm cho doanh thu của chi nhánh tăng đột biến (83.89% so với năm 2006), đồng thời chi phí lưu thông hàng hóa tăng, đồng tiền bị mất giá nên làm cho nhiều khoản chi phí của chi nhánh cũng tăng theo, do đó mặc dù doanh thu tăng đột biến nhưng lợi nhuận năm 2007 chỉ tăng lên 49.24% cao hơn không nhiều so với tốc độ tăng của năm 2006 (43.55%). Bảng cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh: Năm 2004 2005 2006 2007 Đơn vị 1. Tổng tài sản 2,589,456,489 3,015,478,146 4,127,891,452 6,015,478,926 VNĐ 2. Tài sản lưu động 2,070,270,463 (79.95%) 2,416,121,710 (80.124%) 3,177,650,840 (76.98%) 4,707,713,807 (78.26%) VNĐ 3. Tài sản cố định 519,186,026 (20.05%) 599,356,436 (19.876%) 997,041,698 (23.02%) 1,307,765,119 (22.74%) VNĐ 4. Vòng quay vốn lưu động 3.26 3.49 3.54 3.85 lần 5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1.39 3.49 12.36 15.80 lần 6. Hiệu suất sử dụng tổng TS 2.6 2.79 2.72 3.43 lần 7. Cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 76 75 72 67 % - Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn 24 25 28 34 % 8. Khả năng thanh toán 8.1. Khả năng thanh toán hiện hành 0.97 0.96 0.94 0.93 lần 8.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.02 0.98 1.01 1.15 lần 8.3. Khả năng thanh toán nhanh 0.05 0.09 0.12 0.23 lần 8.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn 20 30 45 52 lần 9. Tỷ suất sinh lời - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 0.11 0.12 0.13 0.10 lần - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 0.08 0.09 0.09 0.075 lần Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán Vòng quay vốn tăng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển , linh hoạt , và có nhu cầu vốn lớn trong tương lai. Quy mô của chi nhánh cũng phát triển, bởi được thể hiện qua tổng giá trị tài sản tăng qua các năm, tài sản của chi nhánh chủ yếu là tài sản lưu động (Nó luôn chiếm trên 76% tổng giá trị tài sản qua các năm). Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ ngày càng tăng cho thấy tài sản cố định của công ty ngày càng được sử dụng có hiệu quả. Nguồn vốn của chi nhánh phần lớn là Nợ phải trả. Tỷ lệ nợ phải trả/Tổng nguồn vốn năm 2004 là 76%, năm 2005 là 75%, năm 2006 là 72%, năm 2007 là 67%. Như vậy những năm sau nguồn vốn chủ sở hữu có tăng so với năm trước nhưng tăng không đáng kể và tỷ lệ này tại hai thời điểm vẫn còn khá thấp. Như vậy chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài chính của Chi nhánh còn yếu. Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành, nợ ngắn hạn, nhanh còn thấp và doanh nghiệp vẫn chưa đủ khả năng thanh toán. Chỉ có chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ dài hạn là cao. Như vậy doanh nghiệp cần có biện pháp để nâng cao khả năng thanh toán. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của chi nhánh thuộc vào loại cao nhưng tăng rất thấp qua các năm, thậm chí tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của năm 2007 còn giảm nhẹ so với những năm trước (0.075 lần), chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh khá ổn định nhưng không có bước tăng trưởng đột phá trong 3 năm vừa qua. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng thấp thậm chí còn giảm nhẹ vào năm 2007 có thể là do chi nhánh thực hiện việc tiết kiệm chi phí chưa tốt hoặc doanh thu tăng chưa đủ nhanh để đảm bảo lợi nhuận tăng nhanh… Do đó chi nhánh cần tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt được những bước nhảy vọt, có như thế chi nhánh mới có thể tiến xa hơn trên con đường kinh doanh của mình. 2.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm TBVS của chi nhánh 2.3.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm TBVS theo khu vực thị trường: Bảng kế hoạch doanh thu theo khu vực thị trường (2004 – 2007) Đơn vị: tỉ đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng Hà Nội 2.5 46.3% 3.0 43.08% 3.5 39.33% 5.6 38.62% TP HCM 1.6 29.63% 2.0 28.99% 2.8 31.46% 5 34.48% Hải Phòng 1.3 24.07 1.4 20.29% 1.6 17.98% 2.4 16.55% Các tỉnh khác 0 0 0.5 7.25% 1.0 11.24% 1.5 10.34% Tổng 5.4 100% 6.9 100% 8.9 100% 14.5 100% Bảng doanh thu thực tế đã đạt được theo khu vực thị trường (2004 – 2006) Đơn vị: tỉ đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng Hà Nội 3.225 47.84% 3.785 44.92% 4.582 40.78% 8.007 38.76% TP HCM 1.912 28.36% 2.334 27.70% 3.216 28.62% 6.204 30.03% Hải Phòng 1.604 23.79% 1.746 20.72% 2.052 18.26% 3.518 17.03% Các tỉnh khác 0 0 0.561 6.66% 1.385 12.33% 2.929 14.18% Tổng 6.741 100% 8.426 100% 11.235 100% 20.659 100% Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, chi nhánh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra và thị trường Hà Nội luôn là thị trường dẫn đầu, tiếp đến là TP Hồ Chí Minh, rồi đến Hải Phòng và cuối cùng là các thị trường khác. Doanh thu ở 4 khu vực thị trường đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, tỉ trọng về doanh thu ở Hà Nội và Hải phòng thì lại có xu hướng giảm qua các năm, ở TP Hồ Chí Minh tỉ trọng này là khá ổn định, chỉ riêng ở các tỉnh khác là tăng qua các năm. Có điều này là do ở Miền Bắc công ty phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của công ty sứ Thanh Trì, là một nhãn hiệu nội địa nổi tiếng được nhiều người tin dùng trong khi đó qui mô của thị trường Hà Nội, Hải Phòng lại nhỏ hơn TP Hồ Chí Minh. Thế nhưng, Hà Nội vẫn là thành phố có tỉ trọng doanh thu lớn nhất, có điều này là vì chi nhánh đã tập trung một nguồn lực khá lớn để chinh phục thị trường Hà Nội, trong khi đó ở TP Hồ Chí Minh, một thành phố có tốc độ đô thị hóa rất cao và có số dân lớn nhất nước thì chi nhánh lại chưa có sự quan tâm thích đáng. Trong năm đầu tiên tỉ trọng doanh thu tiêu thụ ở các tỉnh khác là bằng 0 là do khi mới đi vào hoạt động, vốn còn ít nên chi nhánh chỉ tập trung vào một số thị trường có tiềm năng và phù hợp với khả năng của mình nhất, sang năm sau khi đã có lãi chi nhánh bắt đầu mở rộng mạng lưới của mình sang các tỉnh khác nên doanh thu ở các tỉnh này tăng nhanh, ban đầu là các tỉnh lân cận Hà Nội như: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh….Những thành phố này do ở gần Hà Nội nên chi phí phân phối cũng đỡ tốn kém, đồng thời trong những năm vừa qua t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20717.doc
Tài liệu liên quan