Mục lục
Lời Mở Đầu 3
Chương 1: Tổng quan về Công Ty Điện Lạnh Điện Máy Việt – Úc và các yếu tố tác động tới hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa. 5
I. Khái quát về Công Ty Điện Lạnh Điện Máy Việt – Úc Quá trình hình thành và phát triển . 5
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty : 5
2. Cơ cấu tổ chức của công ty 6
II. Những yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh 8
1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 8
1.1. Yếu tố cung cầu của thị trường 8
1.2. Yếu tố hàng rào thuế quan , phi thuế quan ( xét trên giác độ của nước nhập khẩu cũng như xuất khẩu ) 9
1.3. Tín dụng xuất khẩu 10
1.4. Tỷ giá hối đoái 11
2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 11
2.1. Năng lực tổ chức và trình độ cán bộ làm xuất khẩu 11
2.2. Khả năng tài chính 12
2.3 Giá cả sản phẩm 13
2.4. Các yếu tố hỗ trợ xuất khẩu 14
Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại Công Ty Điện Lạnh Điện Máy Việt – Úc 15
I. Tình trạng xuất khẩu hàng hóa của công ty trong thời gian qua 15
1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 15
2. Thị trường xuất khẩu 16
II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của công ty Điện lạnh- Điện máy Việt Úc. 17
1. Phân tích hệ thống các chỉ tiêu đo lường về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa 17
1.1. Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu 17
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 18
1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 19
1.4. Hiệu quả sử dụng lao động 19
2. Đánh giá về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
2.1. Các thành tựu 20
2.2. Các hạn chế và nguyên nhân 21
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Điện Lạnh Điện Máy Việt Úc. 23
I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty tới năm 2015 . 23
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty Điện Lạnh Điện Máy Việt Úc. 23
1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường 23
2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu suất sử dựng vốn 25
3. Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh và thực hiên hợp đồng xuất khẩu : 26
Kết Luận 32
Tài Liệu Tham Khảo 33
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa tại công ty điện máy- Điện lạnh Việt Úc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao không đủ sức cạnh tranh với hàng nước khác. Biện pháp này nhà nước thường áp dụng với những hàng hoá không khuyến khích xuất khẩu. và ngược lại.
Trên thực tế, thuế quan bảo hộ không phải bao giờ cũng có tác dụng hạn chế nhập khẩu. Cho nên ngoài biện pháp đó nhà nước còn dùng các biện pháp phi thuế quan khác để hạn chế nhập khẩu, chúng gồm:
+ Quản lý hàng nhập khẩu bằng hạn ngạch: Biện pháp này nhằm chống lại những nhà sản xuất lớn có khả năng cạnh tranh cao, nhằm ngăn chặn hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào để bảo vệ thị trường trong nước hoặc nhằm cân bằng cán cân thanh toán, hoặc làm công cụ mặc cả trong các cuộc thương lượng, cũng có thể dùng để hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng mang tính chiến lược của nền kinh tế xã hội. Ví dụ: như gạo ở Việt Nam hiện nay.
+ Giấy phép nhập khẩu: Tính chất kín đáo và bí mật của giấy phép cũng như thủ tục cấp giấy phép của chính quyền nhà nước cũng tạo khả năng hạn chế nhập khẩu nhằm bảo hộ hàng trong nước.
+ Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu khác: Bên cạnh những biện pháp hạn chế nhập khẩu trực tiếp, Nhà nước còn dùng một số biện pháp gián tiếp nhằm ngăn cản việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài như: Biện pháp về vệ sinh thú y, vệ sinh thực phẩm, hoặc các tiêu chuẩn về kỹ thuật như tiêu chuẩn về kích thước, bao bì, những tiêu chuẩn về môi trường sinh thái.
Các yếu tố về thuế quan, phi thuế quan có ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu của một doanh nghiệp vào một thị trường nước ngoài, cho nên trước khi thâm nhập hàng hoá vào một thị trường nào doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ chính sách thuế quan, phi thuế quan của nước đó.
1.3. Tín dụng xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu tức là nhà nước dành cho người nước ngoài những khoản tín dụng để mua hàng nước mình. Nhà nước không chỉ trực tiếp can thiệp vào thị trường tín dụng mà còn tạo điều kiện tín dụng xuất khẩu ưu đãi hơn so với điều kiện tín dụng trong nước. Điều đó làm khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng lên. Ngoài ra, Nhà nước đảm bảo gánh vác mọi rủi ro đối với khoản tín dụng mà doanh nghiệp xuất khẩu nước mình dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Đây là phương tiện quan trọng đẩy mạnh việc tiêu dùng hàng hoá ở thị trường nước ngoài. Nó làm cho nhà xuất khẩu yên tâm và mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài mà không sợ gặp sự rủi ro.
1.4. Tỷ giá hối đoái
Trong tình hình nền kinh tế mở cửa, các mối quan hệ kinh tế ngày càng rộng thì việc thanh toán không chỉ là đơn vị tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng nhiều loại ngoại tệ khác nhau, từ đó phát sinh nhu cầu tất yếu phải so sánh giá trị, so sánh sức mạnh đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ, đó là tỷ giá hối đoái. Như vậy, tỷ giá hối đoái dùng để biểu hiện và so sánh những quan hệ về giá cả giữa các đồng tiền một nước được biểu hiện qua đơn vị tiền tệ của nước khác. Do đó hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn của tỷ giá hối đoái. Ví dụ như khi tỷ giá hối đoái tăng nghĩa là giá trị đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu và ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ tăng nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu.
2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
2.1. Năng lực tổ chức và trình độ cán bộ làm xuất khẩu
Đây là một yếu tố rất quan trọng có tính quyết định rất lớn trong quá trình nâng cao doanh thu bán hàng cũng như tìm kiếm lợi nhuận, nó bao gồm các khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị, chính sách bán hàng.
Trình độ của cán bộ làm công tác xuất khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm các rủi ro trong quá trình thực hiện các công tác đàm phán ký kết hợp đồng, cũng như tác nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thực tế hiện nay trong một số doanh nghiệp đội ngũ cán bộ làm công tác tác nghiệp vừa yếu cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ, nên điều dễ hiểu là nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ký với nước ngoài bị rất nhiều sơ hở, yếu kém làm thua thiệt cho phía Việt Nam. Chính vì vậy, việc tổ chức và nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác xuất khẩu rất cần thiết cho các doanh nghiệp.
Tại công ty điện lạnh điện máy Việt Úc đối với công việc của các nhân viên văn phòng thì yêu cầu trình độ của các nhân viên là tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học. Còn đối với các nhân viên kỹ thuật thì yêu cầu về kinh nghiệm sửa chữa đồ gia dụng ít nhất là 1 năm.
2.2. Khả năng tài chính
Khả năng tài chính của một doanh nghiệp bao gồm : Vốn cố định, vốn lưu động .Khả năng tài chính thể hiện quy mô xuất khẩu , quy mô mở rộng thị trường
Nắm
2007
2008
2009
Vốn cố định
50.000.000.000
50.000.000.000
50.000.000.000
Vốn lưu động
35.000.000.000
65.000.000.000
82.000.000.000
Tổng vốn
85.000.000.000
115.000.000.000
132.000.000.000
Bảng (1) Cơ Cấu Vốn Của Công Ty Điện Lạnh Điện Máy Việt Úc qua 3 Năm 2007-2009 – Đơn Vị VND
Qua bảng trên có thể thấy số vốn của công ty là tương đối lớn đối với một doanh nghiệp mới thành lập được 7 năm. Tuy nhiên những năm gần đây thì vốn cố định của Công ty lại không được tăng. Việc tăng vốn cố định là cần thiết nhằm góp phần mở rộng qui mô kinh doanh, cho phép xâm nhập và cạnh tranh trên thị trường lớn hơn.
2.3 Giá cả sản phẩm
Giá sản phẩm là biểu hiện tổng hợp của nhiều mối quan hệ kinh tế trên thị trường (Vấn đề cung cầu, lưu thông tiền tệ). Chính vì vậy mà giá thành sản phẩm ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng hàng hoá xuất khẩu và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Muốn có một sản phẩm có giá trị cạnh tranh tốt đồng thời có lợi nhuận phù hợp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một giá bán thích hợp với thị trường. Muốn xác định giá bán này doanh nghiệp phải căn cứ vào giá bình quân của giá thị trường, giá đó được tính như sau:
Sản lượng bình quân
SẢN LƯỢNG
Giá bình quân
Cung
Cầu
GIÁ
Nếu giá bán cao hơn giá bình quân của thị trường thì sản phẩm - hàng hoá có thể bán được với số lượng ít thậm chí không bán được một sản phẩm nào.
Nếu bán với giá thấp hơn giá bình quân thì lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị giảm xuống hoặc không có lợi nhuận ( lỗ vốn).
Từ đó ta thấy muốn bán giá thấp hơn mà không ảnh hưởng tới lợi nhuận, doanh nghiệp phải tăng doanh số bán hàng, ngoài ra phải phấn đấu giảm chi phí các yếu tố đầu vào như tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động, hạn chế phế phẩm, hoàn thiện bộ máy quản lý, thay đổi quy trình công nghệ.
- Chất lượng hàng hoá và mẫu mã sản phẩm được người tiêu dùng rất quan tâm tuỳ thuộc vào thị trường mỗi nước. Các loại mẫu mã và chất lượng sản phẩm tuỳ thuộc vào tập quán người tiêu dùng theo lứa tuổi.
Do mức thu nhập bình quân ở mỗi nước là rất khác nhau nên thông thường ở các nước càng phát triển thì sự đòi hỏi về mẫu mã, chất lượng càng cao và càng khắt khe.
2.4. Các yếu tố hỗ trợ xuất khẩu
Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu bao gồm các hoạt động quảng cáo khuyết trương, tiếp thị thông qua phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ triển lãm
Đây thực sự là một hoạt động rất cần thiết để mở rộng thị trường xuất khẩu. Thực chất của hoạt động này là tạo ra và sắp xếp các mối quan hệ trong kinh doanh vào một hệ thống đồng thời giải quyết các mối quan hệ đó, kích thích động viên người tiêu dùng mua hàng. Làm tốt công việc này doanh nghiệp sẽ đem lại :
+ Thế lực trong kinh doanh, tạo nhu cầu mới, tạo uy tín cho sản phẩm đối với người tiêu dùng.
+ Tăng doanh số bán hàng, giảm lượng hàng hoá tồn kho, ứ đọng không cần thiết.
+ Hỗ trợ công tác bán hàng xuất khẩu .
+ Kích thích nhu cầu tiêu dùng.
Các yếu tố hỗ trợ xuất khẩu của công ty điện lạnh điện máy Việt Úc còn yếu kém , chưa có kinh nghiệm trong việc xuất khẩu các mặt hàng ra nước ngoài . Công ty chỉ mới tham gia vào các hội chợ nhỏ. Việc tiếp thị thông tin qua các phương tiện truyền thông đã được cải thiện đáng kể bằng việc quảng cáo trực tiếp tới khách hàng qua truyền hình và những giờ cao điểm.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại Công Ty Điện Lạnh Điện Máy Việt – Úc
I. Tình trạng xuất khẩu hàng hóa của công ty trong thời gian qua
1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Đơn vị : VNĐ
Năm
Mặt hàng
2007
2008
2009
Giá Trị
%
Giá Trị
%
Giá trị
%
Điện gia dụng
18,445,796,200
52
34,575,443,780
47
102,429,938,800
43
Điện lạnh
17,026,888,800
48
38,989,330,220
53
135,779,221,200
57
Tổng
35,472,685,000
73,564,774,000
238,209,160,000
Bảng (2 ) : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu qua các năm 2007-2009 (đơn vị VND)
( nguồn : Báo cáo tình hình Xuất khẩu của công ty Điện Lạnh – Điện máy Việt Úc giai đoạn 2007- 2009)
Qua bảng số liệu ở trên ta có thể thấy doanh thu qua các hoạt động xuất khẩu của công ty liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm 2008 doanh thu xuất khẩu của công ty tăng gấp 2.07 lần so với năm 2007. Năm 2009 doanh thu xuất khẩu của công ty tăng gấp 3.23 lần so với năm 2008. Tốc độ gia tăng doanh thu của công ty có thể nói là rất nhanh.
Cũng bảng trên cho thấy , tỷ trọng hai sản phẩm điện lạnh và điện máy của công ty trong việc xuất khẩu là khá cân bằng. Tuy nhiên , trong 3 năm 2007-2009 thì có thể thấy công ty đang giảm dần tỷ trọng trong xuất khẩu các sản phẩm điện máy ( năm 2007 là 52% , năm 2008 là 47 % và năm 2009 là 43 % ).
Bên cạnh đó , dù chịu một phần ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng điều đang ghi nhận là giá cả sản phẩm của công ty không có biến đổi nhiều mà tương đối ổn định . Điều này tạo ra sự tin cậy hợp tác lâu dài với các đối tác nước ngoài.
2. Thị trường xuất khẩu
STT
TT
2007
2008
2009
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1
Lào
10,287
29
22,805
31
69,080
29
2
Campuchia
9,577
27
16,920
23
52,406
22
3
Nhật Bản
5,320
15
9,563
13
30,967
13
4
Austraylia
10,287
29
24,276
33
85,755
36
Bảng ( 3) : Thị trường xuất khẩu 2007 -2009
( nguồn : Báo cáo tình hình Xuất khẩu của Công Ty Điện lạnh – Điện Máy Việt Úc giai đoạn 2007- 2009)
Nhìn bảng trên ta có thể thấy hiện nay công ty chỉ xuất khẩu sản phẩm ra 4 thị trường chủ yếu là Lào , Camphuchia , Nhật Bản và Australia. Trong 3 năm gần đây, việc xuất khẩu sản phẩm của công ty liên tục tăng mạnh. Tuy nhiên tỉ trọng xuất khẩu vào thj trường Australia đang gia tăng 1 cách đáng kể, trong 3 năm 2007- 2009 tỉ trọng xuất khẩu vào Australia lần lượt là 29% , 33% , 36%. Có thể thấy rằng các sản phẩm mang thương hiệu Kangaroo đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Australia. Bên cạnh đó , đối với 1 thị trường khó tính , yêu cầu khắt khe về chất lượng của các sản phẩm tiêu dùng như Nhật Bản thì các sản phẩm của công ty cũng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng khi mà thị trường Nhật Bản hàng năm vẫn tiêu thụ từ 13%-15% các sản phẩm xuất khẩu của công ty Điện Lạnh Điện Máy Việt Úc.
II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của công ty Điện lạnh- Điện máy Việt Úc.
1. Phân tích hệ thống các chỉ tiêu đo lường về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
1.1. Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu
Tỷ suất lợi nhuận LNXK
Doanh thu =
Tổng doanh thu
Ý nghĩa : Cứ một đồng doanh thu bán hàng thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận do xuất khẩu tạo ra
2007
2008
2009
Tổng doanh thu
171,015,531,000
375,302,530,305
1,035,692,002,294
LN XK
5,320,902,750
11,034,716,100
42,877,648,800
P1
0.031
0.0294
0.0414
Với số liệu trên cho thấy, doanh thu hàng năm lớn hơn rất nhiều so với năm trước đó.Tỉ suất lợi nhuận của năm 2009 là 0.0414 có xu hướng tăng so với năm 2008 khi mà Tỉ suất lợi nhuận của năm 2008 là 0.0294 giảm đi so với năm trước đó là năm 2007 khi mà tỉ suất lợi của năm 2007 là 0.031. Từ đó có thể thấy rằng trong năm 2009 công ty Điện lạnh Điện máy Việt Úc đã giảm thiểu tối đa chi phí xuất khẩu để làm tăng cao lợi nhuận xuất khẩu.
Do đó , trong thời gian tới công ty cần tăng cường các biện pháp để giữ chi phí xuất khẩu ở mức thấp nhất để tỉ suất lợi nhuận xuất khẩu năm cao luôn cao hơn năm trước.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Sức sản xuất của vốn lưu động =
Kim ngạch xuất khẩu trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kì
Nếu chỉ số này tăng so với những kì trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả hơn và ngược lại.
Mức sinh lời của vốn lưu động =
Lợi nhuận xuất khẩu
Vốn lưu động bình quân trong kì
Chỉ tiêu này đánh giá một đồng vốn lưu động hoạt động trong kì kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Vốn lưu động
35,000,000,000
65,000,000,000
82,000,000,000
Doanh thu XK
35,472,685,000
73,564,774,000
238,209,160,000
LN XK
5,320,902,750
11,034,716,100
42,877,648,800
LN XK / Vốn Lưu động
0.152
0.17
0.52
DT XK / Vốn lưu động
1.01
1.13
2.9
- Nhận xét :
Theo bảng số liệu ở trên thì doanh thu xuất khẩu tăng mạnh qua các năm, kéo theo đó là lợi nhuận xuất khẩu tăng cao. Mức sinh lời từ vốn lưu động có xu hương tăng thêm , chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đang được cải thiện. Tuy nhiên doanh thu xuất khẩu vẫn còn thấp so với nguồn vốn lưu động của công ty. Trong thời gian tới công ty cần đưa ra những biện pháp để cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng Kim ngạch xuất khẩu trong kì
vốn cố định H =
Tổng vốn cố định
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh thu XK
35,472,685,000
73,564,774,000
238,209,160,000
Vốn cố định
50,000,000,000
50,000,000,000
50,000,000,000
H
0.7
1.46
4.76
Ý nghĩ của chỉ số H : Một đồng vốn cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu xuất khẩu .
Nhận xét : Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty qua 3 năm liên tục tăng.Tuy vốn cố định của Công ty luôn giữ ở mức 50 tỉ VND , nhưng điều đó cũng cho thấy công ty đang có một kế hoạch trong dài hạn , cũng như cho thấy được hiểu quả trong công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty đang đạt kết quả tốt .
1.4. Hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng lao động luôn là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá về hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là một khía cạnh để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Khi xem xét đánh giá chỉ tiêu này, cần phải đặt nó trong hoàn mối tương quan với các chỉ tiêu về vốn, về lợi nhuận, về doanh thu... để có cái nhìn chính xác.
Năng suất Kim ngạch xuất khẩu trong kỳ
lao động =
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
2007
2008
2009
Doanh thu XK
35,472,685,000
73,564,774,000
238,209,160,000
LN XK
5,320,902,750
11,034,716,100
42,877,648,800
Số lao động
250
390
500
DT bình quân 1 lao động
141,890,740
188,627,626
476,418,320
LN bình quân 1 lao động
21,283,611
28,294,144
85,755,297
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng doanh thu bình quân một lao động của công ty là tương đối cao. Năm 2009 là một năm hoạt động xuất khẩu của công ty đạt được những thành công đáng kể nhất khi mà DT bình quân một lao động của công ty tăng gấp 2.5 lần năm 2008 và LN bình quân 1 lao động tăng 2.6 lần so với năm 2008. Các chỉ số của công ty so với các doanh nghiệp khác cùng ngành hay trong các ngành khác có thể nói là khá cao. Tuy nhiên hiệu quả của việc sử dụng lao động vẫn là 1 vấn đề lớn đối với ban Giám đốc điều hành công ty.
2. Đánh giá về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty
2.1. Các thành tựu
Từ khi hình thành và trong quá trình phát triển công ty đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Đó là , trong những năm qua công ty đã xuất khẩu và cung ứng đầy đủ các loại vật tư thiết bị cho khách hàng , tạo được uy tín trong lòng người tiêu dùng , được thị trường đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, với quy mô phát triển của công ty , công ty đã tạo việc làm cho hàng trăm người lao động. Với việc xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu Kangaroo thì công ty luôn có quan hệ với các bạn hàng tin cậy ở nước ngoài và đang mở rộng cơ sở vào miền Nam.Đặc biệt Công ty có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ năng động cao phù hợp với quy mô của Công ty là vừa và nhỏ. Điều này thể hiện ở các phòng ban chức năng Công ty, các phòng ban này hoạt động độc lập về công việc nhiệm vụ nhưng lại phối hợp chặt chẽ với nhau trong hoạt động kinh doanh.
Quy mô hoạt động xuất khẩu tăng đều qua 3 năm với tỉ trọng các mặt hàng cân bằng.
Thị trường xuất khẩu của công ty đang tiếp tục mở rộng thị trường sang các nước thuộc thị trường Tây Âu.
Thực hành tiết kiệm, giảm chi phí trong kinh doanh như: vận tải, bốc dỡ, giám định, bảo quản hàng hóa ...
- Tổ chức lao động, bộ máy quản lí gọn nhẹ, mỗi người đều kiêm nhiệm hai, ba việc nên làm việc có hiệu quả, năng suất lao động cao hơn các năm trước.
- Quan tâm tới việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học bổ túc thêm ngoại ngữ, vi tính, nghiệp vụ ngoại thương, tiếp cận thị trường nước ngoài, tham dự các buổi hội thảo chuyên đề về các mặt quản lí của doanh nghiệp do thành phố, tỉnh và Sở Thương mại tổ chức.
2.2. Các hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh các thành tựu đạt được, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty còn những tồn tại sau:
- Công ty chưa thiết lập được kế hoạch kinh doanh dài hạn, chưa có phương hướng cụ thể đối phó với sự biến động thất thường của thị trường có thể xảy ra.
- Do thiếu vốn, Công ty phải tự cân đối, giữ uy tín với ngân hàng, có vay có trả đầy đủ, sòng phẳng nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn, bị động.
- Trình độ cán bộ, công nhân viên có nghiệp vụ ngoại thương ít.
- Thị trường hàng tiêu thụ của Công ty tuy có được mở rộng xong vẫn chưa ổn định. Một số bạn hàng chưa đủ tin cậy để tiến hành làm ăn lớn.
- Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ hay các quốc gia Châu Phi.
Nguyên nhân :
Cơ cấu tổ chức mới đã làm cho cán bộ công nhân viên bị động, chưa thích ứng được với cơ cấu tổ chức, công việc mới đã làm giảm chất lượng của công việc.
Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dẫn tới tình trạng phá giá, ép giá ... gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài, do đó Công ty gặp khó khăn trong việc giao dịch,tiếp xúc, chào hàng với các bạn hàng nước ngoài.
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều hàng giả , hàng nhái , hàng kém chất lượng được làm theo mẫu mã của công ty mang nhãn mác như Kangaru gây hiểu nhầm , làm mất hình ảnh của công ty.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Điện Lạnh Điện Máy Việt Úc.
I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty tới năm 2015 .
Mục tiêu chung trong giai đoạn 2010- 2015 của công ty là đa phương hóa, đa dạng hóa , phấn đấu tỷ lệ tăng trưởng về xuất nhập khẩu hàng năm là 20%. Cụ thể hóa những chủ trương trên, công ty đã đề ra các mục tiêu chiến lược phát triển :
- Phát triển và mở rộng thị trường tìm kiếm đối tác : giữ vững các mối quan hệ bạn hàng đã tạo lập, tranh thủ khả năng và cơ hội mở rộng thị trường sang các khu vực khác
- Rà soát lại các mặt hàng xuất khẩu , đầu tư vào mặt hàng có lợi thế nâng cao chất lượng hàng hóa để bù vào những mặt hàng không xuất khẩu được hoặc xuất khẩu bị thua thiệt trên thị trường
- Mạnh dạn đầu tư vào những sản phẩm mới bằng cách đổi mới thiết bị và công nghệ, chủ động tùm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm này
- Chú trọng tới công tác quản lý và đào tạo cán bộ, sắp xếp lại tổ chức , bố trí người phù hợp với khả năng là trình độ của họ, khuyến khích họ phát huy những thế mạng cống hiến được nhiều cho sự phát triển của công ty
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty Điện Lạnh Điện Máy Việt Úc.
1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường
Thị trường là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với công ty xuất khẩu hiện nay. Nếu không có thị trường thì sản phẩm không thể tiêu thụ được, tức là không có lợi nhuận , công ty sẽ không thể tồn tại được . Vì thế một câu hỏi đặt ra cho mỗi công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và đối với công ty nói riêng là làm thế nào để có được nhiều thị trường để hàng hóa của công ty có thể thâm nhập được vào. Chính vì vậy ngay từ bây giờ công ty cần phải tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thị trường, như cử cán bộ làm công tác tiếp thị sang những nước trọng điểm mà công ty muốn xâm nhập nghiên cứu tìm hiểu về tập quán tiêu dùng, điều kiện nhập khẩu của nước sở tại : như điều kiện thuế quan , phi thuế quan… . Đối với các thị trường mới mà công ty đang định thâm nhập và mở rộng thì công tu phải có biện pháp nâng cao thị phần của mình như tổ chức các gian hàng giới thiệu sản phẩm tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành và đa ngành trong nước. Ngoài ra công ty còn có thể xuất khẩu ủy thác thông qua ủy thác để sản phẩm công ty thâm nhập vào thị trường nước ngoài trước và có uy tín trên thị trường đó , sau đó công ty mới có kế hoạch thâm nhập trực tiếp.
- Thị trường Trung Quốc. Đây là thị trường gần gũi của Công ty., giá cả ở thị trường này biến động thất thường, phương thức giao dịch và thực hiện hợp đồng rất đa dạng, uy tín các bạn hàng không được đảm bảo. Vì thế, phương châm kinh doanh ở thị trường này nên thực hiện theo kiểu cuốn gói, trong đó vấn đề đảm bảo an toàn thanh toán cho Công ty phải được xem xét thật thận trọng.
- Thị trường EU. Đây là thị trường mạnh, dân số đông, sức tiêu thụ lớn. Nhìn chung quan điểm của thị trường này khá cởi mở, thông thoáng. Trong những năm qua quan hệ giữa Công ty và thị trường này đã có những bước tiến tích cực. Mặt khác, do cuộc khủng hoảng kinh tế đã nổ ra ở Châu Á nên Công ty cần tìm cách chuyển hướng sang khai thác thị trường này. Vấn đề quan trọng nhất ở thị trường này là Công ty phải đảm bảo được uy tín về chất lượng, hàng hóa, các yêu cầu về kỹ thuật.
- Thị trường Mỹ: Sức tiêu thụ của thị trường Mỹ rất lớn và rất phong phú. Gần đây Công ty đã xâm nhập một phần vào thị trường này. Trong những năm tới, để phát triển thị trường này Công ty cần xúc tiến mạnh việc giới thiệu sản phẩm thông qua các hình thức khác nhau. Công ty nên cử người trực tiếp đến thị trường này tìm hiểu để có các phương án kinh doanh phù hợp.
2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu suất sử dựng vốn
Tăng vòng quay của vốn
Vốn sản xuất trong một doanh nghiệp bao gồm 2 loại là vốn cố định và vốn lưu động. Tỷ trọng của 2 loại vốn này tùy thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất , trình độ trnag thiết bị.. nhiệm vụ của công ty là xác định một cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng vốn một cách chặt chẽ , tiết kiệm đúng mục đích sẽ làm tăng vòng quay của vốn , giảm được các khoản phải trả tiền lãi do vốn vay. Muốn vạy trong thời gian tới công ty cần thực hiện tốt những công việc sau :
Có những biện pháp dự trữ vật tư nguyên vật liệu đầu vào sao cho vừa đủ để sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục . Tránh tình trạng ứ đọng vật tư trong kho gây nên việc vốn không lưu thông kịp thời
Hạn chế tối đa các khoản nợ đọng của khách hàng , có những biện pháp để có thể mua nguyên vật liệu đầu vào cũng như mua bán thành phẩm theo phương thức trả tiền sau
Tăng năng suất lao động, sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị tổ chức hợp lý hóa sản xuất ,có như vậy sẽ giúp cho công ty rút ngắn chu kỳ sản xuất như vậy sẽ tăng tốc độ sử dụng vốn
Công ty cần tăng cường tiêu thụ sản phẩm bằng việc mở rộng thị trường đề ra chính sách tiêu thụ một cách hợp lý với từng đoạn thị trường để tránh việc ứ đọng sản phẩm trong kho
Tăng tỷ lệ vốn cố định hàng năm
Trong kinh doanh xuất khẩu, thông thường các doanh nghiệp ngoại thương có cơ cấu vốn lưu động và cố định theo tỷ lệ 8:2 hoặc 7:3 là hợp lý. Tuy vậy, việc tăng vốn cố định là cần thiết nhằm góp phần mở rộng qui mô kinh doanh, cho phép xâm nhập và cạnh tranh trên thị trường lớn hơn
3. Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh và thực hiên hợp đồng xuất khẩu :
Khâu chuẩn bị hàng hóa cần được thực hiện chu đáo và nhanh chóng hơn. Công ty cần biết chính xác ngày giao hàng ra cảng và ngày tàu vào nhận hàng để bến có hàng kịp thời .
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện vận tải, đội ngũ cán bộ vận chuyển để thực hiện chuyển hàng hóa từ kho ra cảng một cách kịp thời.
* Thực hiện phân loại rủi ro thị trường, bạn hàng ... để thực hiện mua các loại bảo hiểm phù hợp theo qui đinh như trong hợp đồng .
* Luôn luôn rà soát lại các nghiệp vụ xuất khẩu, phát hiện và có biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót có thể xảy ra .
* Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để tạo điều kiện làm nhanh thủ tục hải quan. Thực hiện bóc hàng lên tàu an toàn, kịp thời, lấy đầy đủ các chứng từ như trong L/C quy định .
Công tác này rất quan trọng nên cán bộ thực hiện đòi hỏi phải có trình độ nghịệp vụ giỏi, nhất là yêu cầu về ngoại ngữ. Trước khi đàm phán, Công ty phải chuẩn bị đầy đủ các chi tiết có liên quan đến hợp đồng để trả lời những câu hỏi của khách hàng một cách rõ ràng. Mặt khác, phải hiểu rõ về khách hàng để tranh thủ những mặt yếu của họ, từ đó đề ra những quyết định đúng đắn và thích hợp. Trong quá trình ký kết hợp đồng còn quy định nhiều loại chứng từ kèm theo, các loại chứng từ này thường là kết quả xác nhận các bước thực hiện của hợp đồng nên rất có ý nghĩa trong việc thanh toán, giải quyết các loại tranh chấp, khiếu nại ... Công ty phải thận trọng đối với từng loại chứng từ, trong ghi chép yêu cầu phải rõ ràng, không tẩy xóa.
Trong quá trình ký kết các hợp đồng xuất khẩu của Công ty,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25892.doc