MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẨU 5
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU 6
1. Khái niệm xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu 6
1.1. Khái niệm về xuất khẩu 6
1.1.1. Khái niệm 6
1.1.2. Đặc điểm 6
1.1.3. Vai trò 7
1.2. Nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu 10
1.2.1. Khái niệm nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản 10
1.2.2. Nội dung của nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản 10
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu nông sản trong doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu 12
3. Ý nghĩa và vai trò của việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản 14
3.1. Tận dụng lợi thế của quốc gia 14
3.2. Thúc đẩy xuất khẩu là điều kiện mở rộng quy mô xuất khẩu, tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển ổn định 14
3.3. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế 15
4. Các nhân tố tác động đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp 16
4.1. Nhân tố bên trong 16
4.2. Nhân tố bên ngoài 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG 22
1. Tổng quan về công ty cổ phần Rồng Phương Đông 22
1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Rồng Phương Đông 22
1.1.1. Chức năng 22
1.1.2. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty 22
1.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý 23
1.2. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 26
1.2.1. Kết quả kinh doanh của công ty 26
1.2.2. Mặt hàng kinh doanh của Công ty 28
1.2.3. Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty 31
1.2.4. Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản 34
2. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu nông sản của công ty 35
2.1. Doanh thu xuất khẩu 35
2.2. Chi phí mua hàng xuất khẩu 36
2.3. Lợi nhuận, tỉ trọng lợi nhuận 38
2.4. Các chỉ tiêu khác 38
3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty Cổ phần Rồng Phương Đông 39
3.1. Ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty 39
3.2. Mặt hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty 41
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG 45
1. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản 45
1.1. Xu hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm tới 45
1.1.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 45
1.1.2. Xu hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 46
1.2. Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty Cổ phần Rồng Phương Đông 47
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty Cổ phần Rồng Phương Đông 48
2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 48
2.2. Tổ chức tốt công tác mua hàng xuất khẩu 50
2.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại 51
2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên 52
3. Kiến nghị đối với nhà nước 53
3.1. Tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất và chế biến nông sản 53
3.2. Trợ giúp cho các công ty xuất khẩu hàng nông sản 54
3.3. Liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản. 55
3.4. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đơn giản, thông thoáng và phù hợp với cơ chế thị trường: 55
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản tại công ty Cổ Phần Rồng Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu nguyên liệu , máy móc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước.
* Các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán của từng quốc gia
Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi mọi người tham gia vào kinh doanh phải có một mức độ am hiểu nhất định về văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia nơi mình kinh doanh. Am hiểu văn hóa địa phương giúp các công ty tránh được sai lầm không đáng có trong việc đưa sản phẩm xuất khẩu của mình ra thị trường, đồng thời giúp công ty gần gũi hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó sẽ nâng cao sức cạnh tranh của công ty.
Khi người mua và người bán ở khắp nơi trên thế giới gặp gỡ nhau, họ mang theo các nền tảng giá trị, thị hiếu và cách thức giao tiếp khác nhau. Sự khác nhau này sẽ dẫn đến các xung đột về văn hóa và do đó gây ra những cú sốc trước khi có thẻ thích nghi được với một nền văn hóa mới. Hiểu nền văn hóa, phong tục tập quán là quan trọng khi công ty kinh doanh trong nền văn hóa đó. Điều đó càng trở nên quan trọng hơn khi công ty hoạt động ở nhiều nên văn hóa khác nhau. Am hiểu văn hóa, phong tục tập quán địa phương trong hoạt động xuất khẩu là một trong nhưng nhân tố quan trọng gây dựng nên thành công của công ty khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế.
Ngoài những nhân tố trên, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách sâu rộng, thì sự tham gia của hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải quốc tế vào các hoạt động kinh doanh quốc tế có tác dung thúc đẩy thương mại toàn thế giới phát triển. Giữ vai trò là chiếc cầu nối từ người sản xuất đến người tiêu dùng trong một thị trường rộng lớn-thị trường toàn cầu.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG
1. Tổng quan về công ty cổ phần Rồng Phương Đông
1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Rồng Phương Đông
1.1.1. Chức năng
Công ty được thành lập vào tháng 7 năm 2003 với những lĩnh vực kinh doanh chính như sau:
1. Kinh doanh giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường biển
2. Xuất khẩu hàng nông sản
3. Nhập khẩu ván gỗ công nghiệp
- Công ty bắt đầu xuất khẩu hàng nông sản cho một số nước Trung Đông từ giữa năm 2004
- Công ty bắt đầu nhập khẩu ván gỗ công nghiệp của Trung Quốc và một số nước khác từ cuối năm 2007.
Công ty có chức năng chủ yếu vẫn là tổ chức xuất nhập khẩu hàng nông sản, tổ chức giao nhận vận tải biển. Ngoài ra còn liên doanh hợp tác đầu tư với các công ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nước nhằm phát huy được hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu.
1.1.2. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
+ Đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại, hợp tác đầu tư thông qua hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động có liên quan đến kinh tế đối ngoại.
+ Xây dựng và tổ chức các kế hoạch kinh doanh cũng như thực hiện các kế hoạch đó theo quy chế hiện hành của nhà nước và pháp luật.
+ Tuân thủ các chính sách xuất nhập khẩu, pháp luật, tài chính, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết.
+ Trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hoá giữa ta với một số nước khác. Thực hiện xuất nhập khẩu đúng ngành hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký.
+ Quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nguồn vốn. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ xã hội, nộp ngân sách nhà nước theo đúng qui đinh.
1.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý gồm:
Hội đồng quản trị: Chủ tịch hội đồng quản trị và 4 thành viên
Ban giám đốc: Giám đốc điều hành và các Phó giám đốc
Các đơn vị trực thuộc: Các phòng, ban:
+ Phòng kế toán - chứng từ - nhân sự gồm có 4 người
+ Phòng kinh doanh vận tải gồm có 8 ngưòi
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu gồm có 8 người
Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy:
Hội đồng quản trị:
- Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành chiến lược phát triển của công ty.
- Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, xử lý sai phạm... cả cán bộ quản lý trong công ty.
Giám đốc:
- Có trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty, đại diện cho toàn bộ công nhân viên chức của công ty, thay mặt công ty trong các mối quan hệ bạn hàng.
Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc điều hành và các phó giám đốc.
Phòng kế toán - chứng từ - nhân sự:
+ chức năng:
- Phòng tài chính kế toán đặt trước sự quản lý trực tiếp của giám đốc Công ty, là cơ quan tham mưu quan trọng nhất giúp giám đốc nắm rõ thực lực tài chính của Công ty trong quá khứ, ở hiện tại cũng như hình ảnh của công ty trong tương lai. Phòng là nơi cung cấp kịp thời, đầy đủ cơ sở dữ liệu để giám đốc ra các quyết định tài chính.
- Chức năng của bộ phận tài chính tập trung vào việc phân tích, dự đoán lên các kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn vốn cũng như theo dõi kiểm soát khả năng thanh toán của Công ty.
- Chức năng của bộ phận kế toán là cập nhật trung thực, chính xác, kịp thời đúng pháp luật tất cả các quan hệ kinh tế phát sinh của công ty thông qua các nghiệp vụ kế toán.
- Xây dựng mô hình tổ chức, xác định chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty. Xây dựng nội quy, quy chế của công ty.
- Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, các chính sách lao động tiền lương, tiền lương và tính lương hàng thàng cho cán bộ, công nhân viên cũng như các khoản tiền thưởng, bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế.
+ Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch về cơ cấu các bộ phận tài sản của công ty, theo dõi các biến động về tài sản, phân tích và đề xuất các kiến nghị để giám đốc ra quyết định thay đổi, điều chỉnh, bổ sung tài sản của công ty. Đặc biệt tập trung theo dõi và đề xuất các giải pháp xử ký tài sản cố định thanh lý, vật tư, hàng hoá chậm luân chuyển.
- Lập các kế hoạc huy động các nguồn vốn cho công ty. Tổ chức phân tích cơ cấu các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.
- Kiểm soát tình hình sử dụng các nguồn vốn, kiến nghị kịp thời việc sử dụng các nguồn vốn cho việc mua sắm tài sản, vật chất cho dự trữ hay cho các đầu tư tài chính khác để giám đốc ra quyết định. Đề xuất các giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho việc tăng nhanh vòng quay vốn kinh doanh.
- Tổ chức công tác ghi chép ban đầu, xây dựng các biểu mẫu chứng từ kế toán sử dụng trong nội bộ công ty.
- Kiểm tra, giám sát và chấp hành các chính sách chế độ về quản lý tài chính.
- Lập hệ thống báo cáo tài chính và cung cấp những thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng có liên quan.
Khối nghiệp vụ: (các phòng xuất nhập khẩu) :
+ Chức năng:
Phòng xuất nhập khẩu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty. Phòng thực hiện chức năng xuất khẩu và nhập khẩu các loại sản phẩm, nguyên vật liệu theo quy định của đăng ký kinh doanh ghi trong điều lệ. Thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ xuất, nhập khẩu, phòng còn có chức năng tìm kiếm khách hàng, củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng quốc tế, góp phần tích cực vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường khu vực và thế giới, cải thiện vị thế của công ty, cũng như góp phần vào việc nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tham mưu cho giám đốc trong việc lựa chọn khách hàng xuất nhập khẩu đáng tin cậy và các biện pháp để hoàn thiện công tác xuất nhập khẩu của công ty.
+ Nhiệm vụ:
- Xây dựng và trình giám đốc công ty chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu phù hợp với định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh công ty trong điều kiện hội nhập với đời sống kinh tế quốc tế.
- Xây dựng và trình giám đốc công ty phê duyệt kế hoạch xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu các yếu tố sản xuất phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty.
- Tích cực tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước.
- Xây dựng phương án kinh doanh, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương.
- Tìm kiếm bạn hàng, thu gom hàng hóa thực hiện các thương vụ xuất nhập khẩu do công ty giao.
- Đại diện cho công ty giải quyết các vấn đề như thanh toán nợ và nghiên cứu thị trường.
1.2. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
1.2.1. Kết quả kinh doanh của công ty
Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2005 – 2007 tăng liên tục qua các năm và năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ kết quả kinh doanh công ty đạt được là rất khả quan. Công ty luôn cố gắng phát huy trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Số liệu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
GIAI ĐOẠN 2005 – 2007:
Đơn vị: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Doanh thu thuần
21.735.088
31.610.064
45.027.952
2. Giá vốn hàng bán
18.692.175
26.236.353
37.373.200
3. Chi phí tài chính
347.761
568.981
675.419
4. Quản lý doanh nghiệp
1.847.482
2.686.855
3.602.236
5. Lợi nhuận trước thuế
847.670
2.117.875
3.377.097
6, Thuế TNDN
237.347
593.005
945.587
7. Lợi nhuận sau thuế
610.322
1.524.870
2.431.509
Theo số liệu của phòng kế toán – tài chính
Nhìn vào bảng 1 ta thấy :
- Tổng doanh thu của các năm tăng dần. Cụ thể: năm 2006 doanh thu đạt 31.610 triệu đồng, tăng 45% so với năm 2005, năm 2007 doanh thu đạt 45.027 triệu đồng, tăng 42% so với năm 2006. Điều này cho thấy kinh doanh trong những năm này đang rất thuận lợi.
- Lợi nhuận: đây là chỉ tiêu phản ánh chân thực khách quan nhất hoạt động kinh doanh của công ty. Tình hình lỗ, lãi được phản ánh thông qua lợi nhuận. Năm 2006 đạt 1.524 triệu đồng, tăng 30,9% so với năm 2005, năm 2007 đạt 2.431 triệu đồng, tăng 59,5% so với năm 2006.
- Chi phí của công ty hàng năm cũng tăng dần cùng với mức tăng của tổng doanh thu. Với chi phí tài chính thì năm 2006 tăng 63,6% so với năm 2005, năm 2007 tăng 20,5% so với năm 2006. Với chi phí quản lý doanh nghiệp thì năm 2006 tăng 45,4% so với năm 2005, năm 2007 tăng 34,15 so với năm 2006.
Dựa trên phân tích cơ cấu doanh thu và cơ cấu chi phí ta nhận thấy tỷ lệ chi phí năm 2006 so với năm 2005 lớn hơn nhiều so với tỷ lệ doanh thu đạt được, ngược lại tỷ lệ chi phí năm 2007 nhỏ hơn một cách tương đối so với tỷ lệ doanh thu đạt được trong cùng năm. Qua đó cho thấy năm 2006 tuy doanh thu của công ty có tăng so với năm 2005 nhưng chưa đạt được hiệu quả cao, còn năm 2007 công ty đã đạt được hiệu quả lợi nhuận tương đối cao so với năm trước.
1.2.2. Mặt hàng kinh doanh của Công ty
Hiện nay lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là xuất khẩu hàng nông sản (chủ yếu là chè, quế hồi và hạt tiêu) và tổ chức giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường biển. Khoảng cuối năm 2007, công ty băt đầu nhập khẩu ván gỗ công nghiệp và một số các mặt hàng tiêu dùng khác từ khắp các khu vực trên thế giới để cung cấp cho thị trưòng trong nước.
Mặc dù thị trường nông sản thể giới luôn luôn biến động và cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn. Nhưng với cố gắng và nỗ lực của mình, trong những năm qua Công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh rất đáng khích lệ. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty không ngừng tăng với tốc độ ngày càng cao. Nông sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Với các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính là : chè, quế hồi và hạt tiêu, công ty có bảng số liệu trong các năm từ 2004 – 2007 vế sản lượng và giá trị của các mặt hàng này, được thể hiện qua bảng 2:
Bảng 2: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2004 - 2007
Năm
Chè
Hạt Tiêu
Quế Hồi
SL(tấn)
GT(USD)
SL(tấn)
GT(US)
SL(tấn)
GT(USD)
2004
210
308.142
112
140.256
130
150.230
2005
350
487.138
253
378.433
162
180.372
2006
520
634.464
312
528.397
256
312.768
2007
678
780.376
367
896.435
306
387.436
Theo số liệu của phòng kinh doanh
Số liệu trong bảng 2 cho thấy giá trị sản lượng xuất khẩu nông sản của công ty giai đoạn 2004 – 2007 tăng liên tục qua các năm và năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 tăng 30,3% so với năm 2004, năm 2006 tăng 40,9% so với năm 2005, năm 2007 tăng 52,5% so với năm 2006. Các kết quả này khẳng định hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả. Điều này cho thấy những năm qua mảng xuất khẩu nông sản luôn được công ty quan tâm và nằm trong kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu của công ty. Trong thời gian tới ngoài việc duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được trong xuất khẩu nông sản, công ty cũng cần mỏ rộng hơn nữa các mặt hàng xuất khẩu khác trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình để đa dạng hóa rủi ro, đặc biệt trong điều kiện thị trường thế giới ngày càng cạnh tranh khốc liệt và chứa đựng nhiều rủi ro.
1.2.3. Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty
Khởi nguồn là thị trường Pakistan, Ba Lan và Đài Loan vào năm 2004. Đến nay Công ty đã có quan hệ hợp tác thương mại nói chung và quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng với khoảng hơn 10 nước trên thế giới, với nhiều công ty lớn nhỏ. Trong đó phải kể đến một số thị trường chính như thị trường Trung Đông và một số nước châu Á khác. Kết quả của việc mở rộng thị trường ở các quốc gia và vùng lãnh thổ đó là kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty ngày càng lớn. Các sản phẩm xuất khẩu của công ty không những tăng về số lượng mà chất lượng cũng ngày một nâng cao.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty hiện tại là những thị trường xuất khẩu giá rẻ, với mức độ đòi hỏi về chất lượng sản phẩm không cao. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường này lớn bởi hàng hoá của công ty chưa thật sự đáp ứng tốt những yêu cầu về chật lượng sản phẩm của những thị trường khó tính.
Gần đây với định hướng đẩy mạnh hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đưa sản phẩm của công ty thâm nhập vào các thị trường khó tính như : EU, Mỹ, Nhật... Công ty đang không ngừng nâng cao chất lượng, đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm nhằm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu cao hơn , từ đó thu được lợi nhuận lớn hơn. Với chiến lược thâm nhập vào một số thị trường khó tính, công ty đang nỗ lực không ngừng để tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu của mình. Nếu làm tốt được điều này uy tín của Công ty ngày một nâng cao và việc đứng vững, phát triển tại các thị trường này là điều mà công ty hoàn toàn có thể làm được.
Mặt hàng xuất khẩu nông sản của công ty sang các thị trường được thể hiện qua bảng 3:
Bảng 3: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG
GIAI ĐOẠN 2004 - 2007
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Chè
Pakistan
30%
40%
55%
60%
Đài Loan
20%
38%
40%
40%
Iran
25%
22%
5%
Jordan
15%
Ba Lan
10%
Hạt tiêu
Ba Lan
40%
45%
45%
60%
Pakistan
35%
40%
45%
40%
Ai Cập
25%
15%
5%
Quế hồi
ấn Độ
100%
Theo số liệu của phòng kinh doanh
1.2.4. Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản
* Tiến hành thu mua và tạo nguồn hàng ổn định, nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản:
Để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thế giới, ổn định nguồn cung đầu vào cho các sảp phẩm nông sản xuất khẩu. Trong những năm qua ngoài việc mở rộng thêm các đại lý thu mua, công ty còn ký kết các hợp đồng bao tiêu với người sản xuất nông nghiệp trước khi thu hoạch. Việc làm đó giúp doanh nghiệp luôn chủ động trong việc huy động nguồn hàng cho xuất khẩu.
Công tác thu mua , tạo nguồn hàng có tốt mới đảm bảo cho cung hàng hóa của doanh nghiệp được ổn định, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu giúp cho công ty đáp ứng được tốt hơn nhu cầu tại những thị trường khó tính như thị trường Mỹ, Nhật bản... qua đó tác động tới cầu về hàng hóa tại những thị trường này, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng thị phần.
* Tăng nguồn vốn phục vụ cho xuất khẩu
Thông qua việc tăng nguồn vốn phục vụ cho xuất khẩu doanh nghiệp có điều kiện để thực hiện việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu giúp tăng cung cho thị trường, từ đó đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của thị trường. Việc tăng này cũng đảm bảo cho công ty có thể thực hiện được những hợp đồng có giá trị lớn.
Với việc tăng nguồn vốn phục vụ cho xuất khẩu công ty đã đầu tư vào công tác vận chuyển, bốc xếp, kho bãi, dây chuyền chế biến sản phẩm, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, giảm bớt thời gian thu mua, đảm bảo thời gian thực hiện hợp đồng đúng thời gian và tiến độ. Ngoài ra công ty cũng đã có những biện pháp về tài chính gắn kết doanh nghiệp với người sản xuất tạo nên sự ổn định về nguồn cung hàng hóa trong điều kiện thị trường nội địa cũng cạnh tranh ngày một khốc liệt.
* Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại
Các hoạt động nói trên sẽ trở nên kém hiệu quả khi công tác xúc tiến thương mại không được chú trọng. Ý thức được việc này, trong những năm qua công tác xúc tiến thương mại luôn được công ty coi trọng và phát triển.
Công ty đã thường xuyên tham gia dự các hội trợ triển lãm, tăng cường quảng bá các sản phẩm xuất khẩu qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Với những việc làm đó cầu về thị trường nông sản của công ty không ngừng được tăng lên, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ổn định, góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của công ty trong những năm qua.
Ngoài ra công ty cùng thường xuyên cử cán bộ tham gia các hội thảo, chuyên đề liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu kỹ hơn cỏ chế, chính sách mới của nhà nước qua đó giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh của mình.
2. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu nông sản của công ty
2.1. Doanh thu xuất khẩu
Nhìn vào bảng 2 ta thấy :
- Tổng doanh thu xuất khẩu nông sản của các năm tăng dần. Cụ thể: doanh thu năm 2005 tăng 74,4% so với năm 2004, doanh thu năm 2006 tăng 41,2% so với năm 2005, doanh thu năm 2007 tăng 40,3% so với năm 2006.
- Doanh thu của từng mặt hàng cũng tăng dần theo từng năm. Cụ thể:
+ Chè: tổng giá trị sản lượng năm 2005 đạt 487.138 USD, tăng 58,1% so với năm 2004, năm 2006 đạt 634.464 USD, tăng 30,1% so với năm 2005, năm 2007 đạt 780.376 USD, tăng 23% so với năm 2006.
+ Hạt tiêu: tổng giá trị sản lượng năm 2005 đạt 378.433 USD, tăng 170% so với năm 2004, năm 2006 đạt 528.397 USD, tăng 39,6% so với năm 2005, năm 2007 đạt 896.435 USD, tăng 69,6% so với năm 2006.
+ Quế hồi: tổng giá trị sản lượng năm 2005 đạt 180.372 USD, tăng 20% so với năm 2004, năm 2006 đạt 312.768 USD, tăng 73,3% so với năm 2005, năm 2007 đạt 387.436 USD, tăng 24% so với năm 2006.
2.2. Chi phí mua hàng xuất khẩu
Chi phí mua hàng xuất khẩu dược thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: CHI PHÍ TỪNG MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHO TỪNG NĂM
Đơn vị: USD
Năm
Chè
Hạt tiêu
Quế hồi
2004
295.351
132.742
140.750
2005
465.281
359.727
176.157
2006
577.352
486.125
294.082
2007
709.142
803.791
356.441
Theo số liệu của phòng kế toán – tài chính
2.3. Lợi nhuận, tỉ trọng lợi nhuận
Dựa vào bảng 2 và bảng 4 ta có thể thấy:
- Lợi nhuận các năm tăng dần. Cụ thể năm 2005 tăng 46,7% so với năm 2004, năm 2006 tăng 163,6% so với năm 2005, năm 2007 tăng 66,7% so với năm 2006.
- Lợi nhuận của từng mặt hàng nhìn chung cũng tăng một cách tương đối qua từng năm. Cụ thể:
+ Chè: năm 2005 tăng 75% so với năm 2004, năm 2006 tăng 170% so với năm 2005, năm 2007 tăng 24,5% so với năm 2006.
+ Hạt tiêu: năm 2005 tăng 157% so với năm 2004, năm 2006 tăng 133% so với năm 2005, năm 2007 tăng 119% so với năm 2006.
+ Quế hồi: năm 2005 giảm 60% so với năm 2004, năm 2006 tăng 350% so với năm 2005, năm 2007 tăng 72,3% so với năm 2006.
2.4. Các chỉ tiêu khác
So sánh tỉ lệ lợi nhuận của xuất khẩu nông sản so với tổng lợi nhuận của công ty qua các năm , dựa vào bảng 1, bảng 2, bảng 4 ta có thể thấy rằng lợi nhuận của xuất khẩu nông sản chiếm một tỉ trọng lớn so với tổng lợi nhuận. Cụ thể: tỉ lệ lợi nhuận của xuất khẩu nông sản năm 2005 chiếm 84,5%, năm 2006 chiếm 88,4%, năm 2007 chiếm 90%. Như vậy % lợi nhuận từ xuất khẩu nông sản tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ công ty đang dần tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu nông sản là chính.
3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty Cổ phần Rồng Phương Đông
3.1. Ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty
* Về xuất khẩu của công ty:
- Hoạt động xuất khẩu nông sản là hoạt động kinh doanh đem lại doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp trong tất cảc các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp ngày càng cao, từ một doanh nghiệp với hình thức xuất khẩu ủy thác chiếm trên 50% nay tỷ trọng này chỉ còn dưới 10%.
- Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường khó tính ngày càng tăng.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu.
- Cơ cấu mặt hàng được mở rộng, chất lượng những mặt hàng xuất khẩu từng bước được nâng cao
* Về biện pháp công ty đã áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu:
Với các biện pháp mà công ty đã áp dụng , những kết quả thu được là rất khả quan, đó là:
- Thời gian gần đây tình hình thị trường luôn có những biến động cả về tài chính, chính trị, kinh tế,...do vậy hầu hết các doanh nghiêp xuất nhập khẩu đều bị ảnh hưởng, công ty cổ phần Rồng Phương Đông xuất khẩu với một số nước Trung Đông cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Đặt trong tình hình như vậy để thấy công ty cũng đã có những thành công nhất định. Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, nộp ngân sách nhà nước và các nghĩa vụ khác .
- Bên cạch các thành tích về sản lượng công ty còn mở rộng thêm nhiều thị trường mới .Từ chỗ chỉ có thị trường một số nước vào năm 2004 thì đến nay Công ty đã có quan hệ buôn bán, giao thương với hơn 10 nước trên thế giới, cùng rất nhiều các công ty lớn nhỏ khác trên toàn thế giới.
- Việc thực hiện thu mua và tạo nguồn hàng ổn định những năm qua được Công ty hết sức chú trọng, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc huy động nguồn hàng đáp ứng tốt các hợp đồng xuất khẩu. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thông qua việc tăng nguồn vốn phục vụ cho xuất khẩu, trước hết giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính lớn để có thể thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn, công tác thu mua và tạo nguồn hàng được đẩy mạnh hơn. Ngoài ra, việc tăng nguồn vốn phục vụ cho xuất khẩu cũng giúp doanh nghiệp có điều kiện để hiện đại hóa các dây chuyền chế biến hàng nông sản xuất khẩu từ đó nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Như vậy việc tăng nguồn vốn cho xuất khẩu nông sản giúp doanh nghiệp nâng cao cả về khối lượng và chất lượng hàng xuất khẩu, các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Công ty đã dần thâm nhập được vào những thị trường khó tính.. Năng lực cạnh tranh của Công ty ngày càng đuợc cải thiện.
- Việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của Công ty những năm qua cũng đã góp phần vào những thành công về xuất khẩu của doanh nghiệp. Từ chỗ bị động trong các hợp đồng xuất khẩu, hiện nay Công ty đã chủ động trong đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Công ty ngày càng được nhiều đối tác quan tâm. Thực hiện tốt việc xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
3.2. Mặt hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty
* Trong thời gian qua Công ty đã gặt hái được nhiều thành công nhưng vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục:
- Trước hết, đó là việc Công ty vẫn chưa tạo được cho mình một hình ảnh hay đúng hơn là một danh tiếng trên thị trường. Mặc dù là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng không vì thế mà không cần có một sản phẩm hoặc thấp hơn là có một nhãn hiệu của chính mình trên thị trường, thì điều này công ty vẫn chưa thể làm được. Tình thình kinh doanh còn bấp bênh phụ thuộc nhiều quá vào thị trường và khách hàng .
- Công ty vẫn còn đang rất thiếu thị trường, mặc dù đẵ có sự mở rộng nhưng không đáng kể so với thời kỳ hội nhập đang diễn ra. Công tác mở rộng thị trường thường bị đối thủ chèn ép hoặc lụn bại do không cạnh tranh nổi .
- Mặc dù công nghệ chế biến hàng nông sản của Công ty cũng đã được quan tâm và có những cải tiến nhất định nhưng sản phẩm của công ty chủ yếu ở dạng thô hoặc qua sơ chế, chất lượng còn thấp nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao, chưa thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính như đối với thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản,…
- Công tác thu mua tạo nguồn hàng còn nhiều bất cập: nhiều trường hợp doanh nghiệp bị ép giá từ các nhà cung ứng địa phương, hệ thống vận chuyển kho bãi còn lạc hậu, nghèo nàn, chưa tạo được mạng lưới thu mua rộng khắp. Trong năm vừa qua một số nhà cung ứng địa phương đã đẩy giá các sản phẩm phẩm lên, buộc doanh nghiệp phải có những điều chỉnh trong việc thu mua dẫn tới việc doanh nghiệp không thực hiện được một số hợp đồng đã ký với khách ngoại gây ảnh hưởng không tốt tới uy tín của doanh nghiệp.
- Cơ cấu mặt hàng chưa phong phú, tỷ trọng mặt hàng chè vẫn chiếm khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Chính vì vậy mức độ rủi ro là cao khi thị trường chè có nhiều biến động.
- Công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm mới bắt đầu được thực hiện tuy đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao. Việc xúc tiến chủ yếu thông qua các chương trình xúc tiến của Bộ thương mại, các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường nước ngoài do doanh nghiệp tự triển khai còn ít nên hiệu quả chưa cao, bên cạnh đó nguồn kinh phí cho xúc tiến thương mại vẫn còn nhỏ cũng có ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp.
* Nguyên nhân của những mặt hạn chế:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Trước hế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20175.doc