Thị trường của Xí nghiệp là các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Trong hai năm qua với 3 dự án của quốc lộ 1 A là Hà Nội-Lạng Sơn, Vinh-Đông Hà-Cầu Giẽ-Pháp Vân, đường Hồ Chí Minh. Trong hai năm qua các dự án này đều trong thời gian thi công dồn dập, điều này đã góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm đá của Xí nghiệp. Tuy nhiên các dự án này đều đã hoàn thành vào quý IV năm 2001 điều đó đã phần nào thu hẹp thị trường của Xí nghiệp.là một Xí nghiệp mới thành lập kinh nghiệm kinh doanh còn non nớt nên mọi hoạt động tỏ ra còn lúng túng từ khâu nghiên cứu thị trường, tiếp xúc khách hàng và tổ chức bán hàng. Trong hai năm qua có xảy ra một số xung đột giữa Xí nghiệp và một số đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên với kinh nghiệm của ban lãnh đạo Công ty cùng với sự năng động của lớp trẻ trong Xí nghiệp đã giúp Xí nghiệp vượt qua khó khăn và đi vào ổn định, từng bước khẳng định vị trí của Xí nghiệp trên thị trường. Sản phẩm đá của Xí nghiệp ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng, từ việc cung cấp đá cho các công trình đến nay Xí nghiệp đã và đang cung cấp đá cho các trạm trộn bê tông tại khu vực Hà Nội.
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp sản suất đá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch thay thế .... Tổng hợp báo cáo trình Giám đốc Xí nghiệp để có kế hoạch mua sắm vật tư, phụ tùng thay thế , dự trử đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh liên tục. Trực tiếp mua sắm vật tư phụ tùng thay thế theo yêu cầu của các mỏ , các bộ phận, chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng , giá cả các vật tư đó.
Cán Bộ Phụ Trách Tổ Chức Lao Động:Tổ chức quản lý nhân sự, nghiên cứu sản xuất tính toán soạn thảo các định mức chi phí sản xuất, phụ trách công tác bảo hộ lao động của Xí nghiệp, phụ trách công tác an toàn lao động của xí nghiệp.
Quản Đốc Mỏ: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc xí nghiệp và Tổng Giám Đốc công ty về toàn bộ các hoạt động sản xuất tại mỏ, cụ thể như sau:
+ Quan hệ với các cơ quan chức năng địa phương nơi mỏ hoạt động để giải quyết các công việc liên quan đến sản xuất.
+ Quản lý và tổ chức sản xuất đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch được giao theo tháng , quý, năm.
+ Tổ chức bán hàng: Tổ chức bộ máy quản lý sản phẩm tại mỏ và xuất hàng theo quy định của xí nghiệp.
+ Chịu tráchnhiệm quản lý toàn bộ tài sản,cơ sơ vật chất,tài nguyên, đất đai trong phạm vi ranh giới mỏ.
+ Tổ chức công tác an toàn theo các quy phạm an toàn và nội quy, quy định của công ty hoặc xí nghiệp, chịu trách nhiệm khi xẩy ra mất an toàn trong khu vực sản xuất tại mỏ.
+ Quản lý, điều hành bộ máy của mỏ theo sơ đồ tổ chức của mỏ đã được duyệt.
+ Báo cáo về Xí nghiệp theo quy định.
Giám đốc
Phó Giám đốc
Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý Sản Xuất của Xí Nghiệp Sản Xuất Đá- Công ty vttb & XDCT giao thông
Quản đốc mỏ
KT
CN
TK
Quản đốc mỏ
KT
CN
TK
Quản đốc mỏ
KT
CN
TK
Quản đốc mỏ
KT
CN
TK
Tổ Kế Toán tài chính
Tổ kinh doanh
Tổ Kế hoạch- Thị trường
Tổ khấu hao thiết bị
Mỏ Đồng Ao
Mỏ Quảng Bình
Mỏ Bắc Sơn
Mỏ Đồng Mỏ
b) Máy Móc Thiết Bị Công Nghệ Sản Xuất
- Đặc điểm máy móc thiết bị: Xí Nghiệp Sản Xuất Đá là đơn vị được thành lập sau khi Công Ty VTTB & XDCT Giao Thông mua lại toàn bộ cổ phần của liên doanh PIONEER AND TRANSMECCO. Vì vậy toàn bộ công nghệ thiết bị đều được chuyển giao từ liên doanh này sang. Các thiết bị đa phần là công nghệ của Liên Xô, Thụy điển , Trung Quốc.....cụ thể như sau
Tên thiết bị
Giá trị còn lại(1000đ)
Xuất xứ
Xe milk
5499
Liên Xô
ôtô kpazben
62680
Liên Xô
ôtô uoat
62680
Liên Xô
Máy phát điện
256153
Anh+Nhật
Máy xúc Kawasaki
251874
Nhật
Máy nén khí II p10
66000
Thụy Điển
Máy đào Komasu
354.346
Thụy Điển
Máy xúc cát 936
826800
Nhật + Mỹ
Máy xúc E5511b
376.080
Liên Xô
Máy xúc to 30
501.440
Liên Xô
Máy khoan BMK4
125.360
Liên Xô
Tổ hợp nghiền PDSU
3.159.072
Liên Xô
Máy xay Đá
76.782
Liên Xô
Máy rửa Đá
64.694
Việt Nam
Trạm nghiền CMD 186+187
771.650
Nga
Bộ sàng rung máy nghiền
1.021.650
Trung Quốc
Trạm biến áp Đồng mỏ
124.015
Việt Nam
Máy ủi
3.480.994
Liên Xô
Thiết bị nghiền sàng :
+ Bộ nghiền sàng PDSU 200
Những thiết bị chính của tổ hợp nghiền sàngPDSU 200
Tên thiết Bị
kích thước đá đầu vào lớn nhất
công suất M3/h
Động cơ kéo
Trọng lượng toàn bộ(tấn)
Hàm nghiền sơ cấp
500
75-130
18,5
Hàm nghiền thứ cấp
210
44
90
25,5
Búa đập rô to
300
135
132
10
Sàng phân loại sơ cấp
150
15
5
Sàng phân loại thứ cấp
150
15
5
- Đặc điểm về sản phẩm của xí nghiệp: Sản phẩm sản xuất chính của Xí nghiệp là các loại đá phục vụ xây dựng các công trình giao thông và công trình dân dụng, cụ thể như SUBASE, BASE, 10mm x 20mm....Sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp là đá 10mm x 20mm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, Xí nghiệp đã không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ , mua sắm trang thiết bị , nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay mỗi loại sản phẩm của Xí nghiệp có rất ít chủng loại, đơn cử như đá 10mm x 20mm chỉ có 2 loại duy nhất. Đây là một trong những hạn chế của Xí nghiệp trong việc muốn mở rộng thị trường.
c) Đặc điểm về nguyên vật liệu
Ngành sản xuất đá là ngành đặc thù, nguyên liệu chính của nó là đá granit và đá vôi, với đặc điểm của nguyên liệu này là nặng, cồng kềnh , rất khó khăn cho công việc vận chuyển nguyên liệu đi xa vì vậy phải tiến hành xây dựng cơ sở sản xuất ngay tại khu vực khai thác. Mặt khác nguyên liệu được khai thác từ các mỏ đá vì vậy trong quá trình khai thác phải sử dụng các nguyên liệu gây nổ để khai thác như các loại thuốc nỏ, kíp nổ .v.v..
Sơ đồ quá trình sản xuất đá.
0-5
5-20
20-40
II- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Sản Xuất Đá
1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Sản Xuất Đá
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Sản Xuất Đá chúng ta nghiên cứu bảng báo cáo tổng hợp cuả Xí Nghiệp Sản Xuất Đá từ khi còn là phòng kinh doanh đá của Công Ty VTTB & XDCT Giao Thông cho đến nay:
Biểu 5: Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Sản Xuất Đá từ năm 1999 đến năm2001
Chỉ tiêu
1999(đ)
2000(đ)
2001(đ)
Giá trị tổng sản lượng
12.434.213.215
110502.432.146
14.681.343.112
Doanh thu thuần
12.981.634.103
13.786.352.146
15.620.287.248
lợi nhuận trước thuế
183.567.454
267.454.372
315.468.308
Nộp ngân sách
87.452.638
98.936.520
112.368.250
Thu nhập bình quân đ/người/tháng
950.000
1.100.000
1.250.000
Lao động
80
91
105
Tổng vốn
17.411.999.435
18.598.346.200
19.547.192.764
Vốn Cố Định
14.286.432.115
14.934.346.200
15.426.562.300
Vốn lưu động
3.125.567.320
3.654.000.000
4.120.630.464
(Nguồn tổ kế hoạch thị trường 3/2002)
Biểu 6 Kế hoạch của một số chỉ tiêu qua các năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Giá trị tổng sản lượng
11.550.567.000
11.250.500.000
14.500.000.000
Doanh thu thuần
12.716.325.000
13.232.280.000
15.550.328.000
Lợi nhuận trước thuế
157.432.954
238.197.243
352.657.420
Nộp ngân sách
84.000.000
92.000.000
100.000.000
Lợi nhuận /Doanh thu
0.012
.018
0.022
2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ của Xí nghiệp.
Để đánh giá tình hình sản xuất của xí nghiệp, ta xem xét qua biểu sau:
Biểu 8: Tình hình sản xuất một số sản phẩm chủ yếu
Đơn vị m3
Chỉ tiêu
1999
Tỷ lệ %
2000
Tỷ lệ%
2001
Tỷ lệ%
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Cấp phối
62.000
64.357
103.8
66.000
67.352
102.04
70.000
72.691
103.84
10x20; 20x40; 5x10
140.000
143.232
102.3
148.500
148.937
100.29
155.000
158.217
102.07
40x60
62.000
63.674
102.7
66.000
66.791
101.19
70.000
72.594
103.7
Mạt và đá khác
42.000
45.315
107.89
49.500
52.138
105.32
55.000
56.030
101.87
Qua bảng số liệu ta thấy xí nghiệp đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra đối với các loại sản phẩm.
3 -Tính hình doanh thu, lợi nhuận và chi phí của xí nghiệp
Lợi nhuận là mục tiêu mà bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng mong muốn đạt được và họ luôn tìm mọi cách để đạt được điều đó. Để có lợi nhuận, Xí nghiệp phải tiêu thụ được hàng hoá và phải tìm mọi cách để sao cho chi phí một đơn vị sản phẩm phải thấp hơn gía bán một đơn vị sản phẩm đó.
Giữa lợi nhuận, doanh thu, chi phí có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để thấy rõ điều này chúng ta xem xét qua biểu sau.
Biểu 7 Tình hình thực hiện doanh thu ,chi phí, lợi nhuận
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Chênh lệch 1999/2000
Chênh lệch 2001/2000
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Doanh thu
12.981.634.103
13.786.252.146
15.620.287.248
+804.618.043
+1,06
+1.834.035.102
+1.13
Chi phí
12.343.254.312
12.945.342.100
14.712.434.215
+511.087.788
+1,04
+1.767.092.115
+1.13
Lợi nhuận
183.567.454
267.454.372
315.468.308
+83.886.910
+1,45
48.013.936
+1.17
Qua bảng tính toán trên ta thấy doanh thu qua các năm có xu hướng tăng cụ thể:
Tổng doanh thu của xí nghiệp năm 2000 tăng so với năm1999 là 804.618.043 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,13%.
Chi phí năm 2000 so với năm1999 tăng 511.087.788 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là1,04%. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1.767.092.115 Tương ứng với tỷ lệ tăng là 1.136%.
Xét về mặt kết quả, ta thấy lợi nhuận qua 3 năm có xu hướng tăng lên cụ thể năm 2000 so với năm 1999 tăng 1.45% tương ứng với số tuyệt đối 83.886.910 đồng. Năm 2001 so với năm2000 lợi nhuận tăng1.17% tương ứng với số tuyệt đối là 48.013.936 đồng. Lợi nhuận của Xí nghiệp không những có xu hướng mà còn vượt kế hoạch Xí nghiệp đặt ra qua các năm.
Thực trạng doanh thu , chi phí, lợi nhuận của Xí nghiệp sản xuất Đá được phản ánh qua biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ : Mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí
VND VND
15
14
13
12
1999 2000 2001 Năm 1999 2000 2001 Năm
Ghi chú:
Tổng chi phí. Đường tổng doanh thu
Tổng doanh thu Đường tổng chi phí
Qua biểu đồ ta thấy doanh thu thay đổi cùng chiều với chi phí. Năm 2000 tốc độ tăng doanh thu so với năm 1999 là1.06%, trong khi tốc độ tăng chi phí là 1.04%. Năm 2001 tốc độ tăng doanh thu so với năm2000 là 1.13%. Trong khi đó tốc độ tăng chi phí là 1.367%.
4- Tình hình về thị trường tiêu thụ.
Thị trường của Xí nghiệp là các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Trong hai năm qua với 3 dự án của quốc lộ 1 A là Hà Nội-Lạng Sơn, Vinh-Đông Hà-Cầu Giẽ-Pháp Vân, đường Hồ Chí Minh. Trong hai năm qua các dự án này đều trong thời gian thi công dồn dập, điều này đã góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm đá của Xí nghiệp. Tuy nhiên các dự án này đều đã hoàn thành vào quý IV năm 2001 điều đó đã phần nào thu hẹp thị trường của Xí nghiệp.là một Xí nghiệp mới thành lập kinh nghiệm kinh doanh còn non nớt nên mọi hoạt động tỏ ra còn lúng túng từ khâu nghiên cứu thị trường, tiếp xúc khách hàng và tổ chức bán hàng. Trong hai năm qua có xảy ra một số xung đột giữa Xí nghiệp và một số đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên với kinh nghiệm của ban lãnh đạo Công ty cùng với sự năng động của lớp trẻ trong Xí nghiệp đã giúp Xí nghiệp vượt qua khó khăn và đi vào ổn định, từng bước khẳng định vị trí của Xí nghiệp trên thị trường. Sản phẩm đá của Xí nghiệp ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng, từ việc cung cấp đá cho các công trình đến nay Xí nghiệp đã và đang cung cấp đá cho các trạm trộn bê tông tại khu vực Hà Nội.
Để phân tích những nguyên nhân chính của thị trường chúng ta xem xét bảng kết quả thị trường tại một số thị trường của Xí nghiệp qua 3 năm.
Biểu 8: Kết quả thị trường theo một số thị trường của Xí nghiệp Đá.
Đơn vị tính: 1000 đồng.
Thị trường
Bán ra
1999
2000
2001
Khu vưc miền Trung
3.349.751
3.572.438
3.422.147
Khu vực Hà Nội
5.371.520
5.790.088
7.820.948
Khu vực Lạnh Sơn
4.260.363
4.423.826
4.377.192
Tổng số
12.981.634
13.786.352
15.620.287
( Nguồn : Tổ kế hoạch - thị trường ).
Qua bảng trên ta thấy thị trường chủ yếu của Xí nghiệp vẫn là thị trường khu vực Hà Nộivà các tỉnh lân cận. Năm 1999 tại thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận là 5.371.520 ngàn đồng thì đến năm 2001 tăng lên là 7.820.948 ngàn đồng.
Để đánh giá mức độ biến động của các thị trường ta nghiên cứu bảng sau.
Bảng 9: tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp theo khu vực ( %).
Thị trường
1999
2000
2001
Khu vực miền Trung
25.8
25,91
21,91
Khu vực Hà Nội
41,38
42
50,07
Khu vực Lạng Sơn
32,82
32,59
28,02
(Nguồn: Tổ kế hoạch thị trường)
Nhận xét:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp có xu hướng tăng ở thị trường Hà Nội và khu vực lân cận điều này đã tạo thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch doanh thu và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp sau này. Tuy nhiên tại thị trường này tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn với 3 đối đối thư cạnh tranh là Xí nghiệp Đá Đông Anh, Xí nghiệp Đá Phủ Lý, Xí nghiệp Đá Hoà Bìnhcùng với hành chục máy sản xuất đá tư nhân khác.
Để đánh giá tình hình cạnh tranh của Xí nghiệp chúng ta xem bảng giá cả các loại đá của Xí nghiệp như sau:
Bảng 10: So sánh giá cả một số sản phẩm.
Mặt hàng (đ/m3)
Xí nghiệp sản xuất Đá
Xí nghiệp Đá Phủ Lý
Xí nghiệp Đá Đông Anh
Xí nghiệp Đá Hoà Bình
BASE
85.000
80.000
78.000
80.000
10mmx20mm
115.000
105.000
102.000
110.000
25mmx15mm
115.000
105.000
103.000
112.000
20mmx40mm
110.000
100.000
102.000
105.000
40mmx60mm
98.000
92.000
90.000
95.000
Từ bảng số liệu trên nguy cơ mất thị phần của Xí nghiệp tại khu vực Hà Nội là hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu Xí nghiệp không nhanh chóng tìm mọi cách để tăng khả năng cạnh tranh của mình bằng cách tận dụng những lợi thếcủa Xí nghiệp về chất lượng đá, trang thiết bị và khả năng tổ chức vận chuyển.
5- Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp.
a) Các chỉ tiêu về doanh lợi.
+ Doanh lợi vốn kinh doanh: Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá Xí nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh lợi vốn kinh doanh cho ta biết được khả năng sinh lời của toàn bộ vốn kinh doanh. Có nghĩa là nó cho ta biết một đồng vốn kinh doanh có thể tạo ra được mấy đồng lợi nhuận.
Biểu 11: Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Lợi nhuận trước thuế(đ)
183.567.454
267.454.372
315.468.308
Vốn kinh doanh(đ)
17.411.999.435
18.598.346.200
19.547.192.764
Doanh lợi vốn kinh doanh(đ)
1.05%
1.43%
1.61%
Ta thấy hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh qua 3 năm có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Năm 2000 doanh lợi vốn kinh doanh tăng lên1.43% so với năm 1999 là 1.05%. Năm 2001 doanh lợi vốn kinh doanh của Xí nghiệp đã tăng lên 1.61%. Nguyên nhân là do từ năm1999 đến nay chính phủ đang tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, như đương mòn Hồ Chí Minh, Đường Pháp Vân, đường 1B, Khu Liên hợp thể thao Quốc gia. v.v...Vì vậy sản phẩm đá của Xí nghiệp sản xuất ra được tiêu thu nhanh, giá bán sản phẩm cao.
Vốn kinh doanh của Xí nghiệp ngày một tăng lên 2000 > 2000 > 1999, Xí nghiệp đã đầu tư trang thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường về chất lượng và khối lượng sản phẩm.
+ Doanh lợi vốn chủ sở hữu:
Ơ trên ta đánh giá toàn bộ vốn kinh doanh của Xí nghiệp vốn này bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Vì vậy ngoài việc đánh giá khả năng sinh lời của toàn bộ vốn kinh doanh chúng ta cần phải đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là cao hay thấp. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cho ta biết Xí nghiệp sử dụng nguồn vốn tự có của mình hiệu quả hay không. Và xem xét xem với một đồng vốn chủ sở hữu, Xí nghiệp tạo ra được mấy đồng lợi nhuận.
Biểu 12: Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Lợi nhuận ròng(đ)
123.241.813
188.298.432
262.315.916
Vốn chủ sở hữu(đ)
1.734.135.000
2.014.425.000
2.634.428.000
Doanh lợi vốn chủ sở hữu%
7,1
9,34
9,95
Qua bảng trên ta thấy năm 1999 cứ 100đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 7,1đồng lợi nhuận. Năm 2000 tạo ra được 9,34 đồng lợi nhuận và đến năm 2001thì 100đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 9,95 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp sản xuất Đá trong 2 năm qua có xu hướng ngày một tăng lên cụ thể:
- Năm 2000 tăng 2,24% so với năm1999.
- Năm 2001Tăng 0,61% so với năm 2000.
Qua 3 năm ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp sản xuất Đá ngày một tăng lên, điều này đã có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Sản Xuất Đá qua 3 năm qua.
+ Doanh lợi doanh thu: Ngoài hai chỉ tiêu , doanh lợi vốn kinh doanh và doanh lợi vốn chủ sở hữu , để đánh giá hiệu quả Sản xuất kinh doanh chung của toàn bộ Xí nghiệp sản xuất Đá chúng ta còn sử dụng tới chỉ tiêu doanh lợi doanh thu. Doanh lợi doanh thu cho ta biết ứng với mỗi đồng doanh thu Xí nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ đây cho phép Xí nghiệp quyết định có nên tăng sản lượng sản xuất để tăng doanh thu hay không. Không phải cứ tăng doanh thu là Xí nghiệp tăng được lợi nhuận.
Biểu 13 : Hệ số doanh lợi doanh thu thuần
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Lợi nhuận(đ)
183.567.455
267.454.372
315.468.308
Doanh thu thuần(đ)
12.981.634.103
13.786.352.146
15.620.287.248
Doanh lợi doanh thu thuần(%)
1,41
1,93
2.01
Qua bảng tính toán ta thấy doanh lợi doanh thu thuần của xí nghiệp từ năm 1999 đến năm 2001 có xu hướng tăng nhanh đặc biệt là năm 2000 và 2001. Nếu như năm 1999 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì phòng kinh doanh đá có được 1,48đ lợi nhuận. Đến năm 2001 khi đã là một Xí nghiệp thì cư 100 đông doanh thu thuần thì Xí nghiệp có được 2,01đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do lợi nhuận của Xí nghiệp đã không ngừng tăng lên theo thời gian, đặc biệt là năm 2000 Và năm 2001. Lợi nhuận năm 2001 tăng so với năm 1999 là 71.85% tương ứng 131900853. Năm 2001 tuy doanh lợi doanh thu thuần có tăng nhưng không đạt được mức mong đợi của Xí nghiệp. Mức mong đợi của Xí nghiệp là 2,5% thì thực tế chỉ đạt được 2,01%.
b)Tỷ suất doanh theo vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng vốn kinh doanh tạo ra được mấy đồng doanh thu.
Biểu14: Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Doanh thu(đ)
12.981.634.103
13.232.280.000
15.550.328.000
Vốn kinh doanh
17.411.999.835
18.598.346.200
19.547.192.764
Doanh thu/Vốn kinh doanh
0,75
0,71
0,79
Năm 1999 cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ vào sản xuất thì tạo ra được 0.75 đồng doanh thu, năm 2000 là 0.71. Năm 2001 là 0.79%. Như vậy tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh qua các năm là có biến động. Tuy nhiên qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp là chưa cao. Và điều quan trọng là chưa đạt được mức mong đợi của Xí nghiệp. Cụ thể năm2000 mức mong đợi của Xí nghiệp của 0,8 thì chỉ đạt 0,71%. Năm 2001 mức mong đợi của Xí nghiệp là 1,0% thì chỉ đạt 0,79%.
c) Tỷ suất doanh thu theo chi phí.
Tỷ suất doanh thu theo chi phí được thể hiện qua biểu sau.
Biểu 15: Tỷ suất doanh thu theo chi phí
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Doanh thu thuần
12.981.634.103
13.786.352.146
15.620.287.248
Chi phí
12.434.254.312
12.945.342.100
13.712.434.215
Doanh thu /chi phí
1.04
1.06
1.14
Qua bảng tính toán ta thấy năm1999 cứ 100đ chi phí tạo ra được 104 đồng donh thu. Năm 2000 là 106 đồng và năm 2001 là114 đồng.
Qua việc xem xét chỉ tiêu doanh thu/ chi phí qua các năm ta thấy chỉ tiêu này ngày có xu hướng tăng. Năm 1999 tỷ lệ doanh thu/chi phí là 1,04 năm 2000 là 1.06 và năm2001 là 1.14. Kết quả này đã phần nào cho chúng ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp có xu hướng tăng lên.
6) Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của công ty
Thông qua các chỉ tiêu hiẹu quả tổng hợpchúng ta không thể đánh giá một cách chính xác ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến kết quả kinh doanh. Vì vậy để đánh gía hiệu quả từng mặt hoạt động của các yế tố đầu vào và chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng, chúng ta sử dụng một số chỉ tiêu hiệu quả sau.
a) Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Số lượng, cơ cấu lao động trình độ tay nghề của lao động ..v..v.những nhân tố này đều được phản ánh qua bảng dưới đây.
Bảng 16 Hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Chênh lệch 2000/1999
Chênh lệch 2000/2001
tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng sản lượng(đ)
12.434.213.215
11.502.432.146
14.681.343.112
-12.434201.712,6
-7,49
3.178.910.966
+27,63
Lợi nhuận(đ)
183.567.454
267.454.372
315.468.308
+83.886.918
+45,6
48.013.936
+17,95
LĐBQ(người)
80
91
105
11
+13,7
+14
+15,34
NSLĐBQ(đ/người)
155.427.665
126.400.353
139.822.315
-29.027.312
-18,67
+13.421.962
+10,62
Mức sinh lời (đ/người
2.294.593,17
2.939.059,03
3.004.460,07
644.465,86
+28,08
6.540.104
+2.23
Nhận xét :
Từ bảng tính toán ta thấy năng suất lao động của Xí nghiệp năm 2000 đã giảm so với năm1999 là 18,67% tương ứng với số tuyệt đối là 29.027.312(đ). Năng suất lao động năm 2001 so với năm2000 đã tăng 10,67% tương ứng với gía trị tuyệt đối là 13.421.962(đ).
Nguyên nhân do năm 2000 Xí nghiệp tăng số lao động nhưng không tăng sản lượng sản xuất mà chỉ tăng sản lượng kinh doanh . Nếu xét về chỉ tiêu năng suất lao động bình quân thì năm 2000 là kém hiệu quả.
Năm 2001 Xí nghiệp đã tăng số lượng lao động từ 91 người lên 105 người. Giá trị tổng sản lượng đã tăng lên và do tốc độ tăng giá trị sản lượng cao hơn tốc độ tăng lao động nên đã làm cho năng suất lao động năm 2001 tăng hơn so với năm 2000.
Mức sinh lời bình quân mỗi lao động qua 3 năm 1999 đến năm 2000 có xu hướng tăng lên. Nếu như năm1999 mỗi lao động bình quân tạo ra được 2.294.593,17 đồng thì năm2000 bình quân mỗi lao động tạo ra được 2.939.059,17đồng. Đến năm 2001 đã tăng lên 3.004.460,07đồng. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng lao dộng của Xí nghiẹp đã tăng lên.
Các chỉ tiêu trên cho ta thấy việc sử dụng có hiệu quả lao động không những chỉ làm tăng doanh thu mà còn làm tăng mức sinh lời của lao động. Việc sử dụng hợp lý lao động của Xí nghiệp thể hiện ở chỗ Xí nghiệp xác định được cơ cấu lao đông tối ưu, Xí nghiệp bố trí lao động hợp lý giữa các bộ phận, chất lượng của công tác tuyển dụng lao động được nâng cao.
Việc sử dụng lao động có hiệu quả có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
b) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp sản xuất đá được thể hiện qua bảng sau.
Biểu 17: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Chênh lệch 2000/1999
Chênh lệch2001/2000
Doanh thu
12.981.634.103
13.786.252.146
15.620.287.248
+804.618.043
+1,06
+1.834.035.102
+1.13
Lợi nhuận(đ)
183.567.454
267.454.372
315.468.308
+83.886.918
+45,6
48.013.936
+17,95
TSCĐ(đ)
14.286.423.115
14.934.346.200
15.426.562.300
+647.914.085
+4,53
492.216.100
+3,29
Sức sản xuất của tài sản cố định
0,9
0,92
1,01
+0,02
+2,2
+0,09
+9,78
Sức sinh lời của tài sản cố định
0,031
0.017
0,02
+0,004
+30,76
+0,003
+17,64
Suất hao phí của tài sản cố định
1,1
1,08
0,98
-0,02
-1,81
-0,1
-9,25
Qua kết quả tính toán ta thấy hiệu quả tài sản cố định của Xí nghiệp ngày một tăng lên cụ thể là:Năm 1999 cứ một đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất tạo ra được 0,9 đồng doanh thu. Năm 2000 là 0,92 đồng, đến năm2001 đạt được là 1,01 đồng doanh thu.
Như vậy doanh thu tạo ra trên 1 đồng tài sản cố định năm2000 tăng so với năm1999 là 2,2% tương ứng với số tuyệt đối là 0,02 đồng. Và năm2001 đã tăng so với năm2000 là 9,78% tương ứng với số tuyệt đối là 0,09 đồng.
Xét về mặt sinh lời : thì năm 1999 cứ 1 đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh thì thu được 0,013 đồng lợi nhuận. Năm 2000 là 0,017 đồng. Đến năm 2001 đạt được 0,02 đồng . Như vậy lợi nhuận tạo ra trên một đồng tài sản cố định năm2000 đã tăng so với năm1999 là 30,76% tương ứng với số tuyệt đối là 0,004 đồng. Năm2001 tăng so với năm 2000 là 17,64% .
Để tạo ra một đồng doanh thu năm 1999 cần 1,1 đồng tài sản cố định, đến năm 2000 cần 1,08 đồng và đến năm 2001 giảm xuống chỉ còn 0,98 đồng tài sản cố định.
Như vậy nếu xét hiệu quả chung của tài sản cố định qua 3 năm thì ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp ngày một tăng lên. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua 3 năm qua là là đạt được mong muốn của Xí nghiệp. Nếu xét hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các năm thì ta thấy năm 2001 vừa qua là có hiệu quả nhất.
c) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (vốn lưu động) ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tổng doanh thu
+ Sức sản xuất của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Tổng doanh thu thuần
+ Số vòng quay vố lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Thời gian kỳ phân tích
+ Thời gian một vòng luân chuyển =
Số vòng quay vốn lưu động
Lợi nhuận
+ Sức sinh lời của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Qua kết quả tính toán ta thấy : Sức sản xuất của vốn lưu động năm1999 cao hơn năm2000 Nếu như năm1999 cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 4,15 đồng doanh thu thì đến năm 2000 tạo ra được 3,77 đồng giảm 9,16% tương ứng với số tuyệt đối là 0,38 đồng.
Sức sản xuất của vốn lưu động năm 2001 đã tăng lên 0,5% so với năm 2000 tương ứng với số tuyệt đối là:0,09 đồng.
Sức sinh lời của vốn lưu động qua các năm lại có xu hướng tăng lên cụ thể.
Năm 1999 cữ 1 đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,058đồng lợi nhuận. Năm 2000 tạo ra được 0,073 đồng tăng 25,86% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 0,015. Đến năm 2001 sức sinh lời đã đạt được 0,076 đồng tăng so với năm2000 là 4,1% tương ứng là 0,003đồng.
Từ xem xét bảng trên ta thấy sức sản xuất của vốn lưu động sau 3 năm hoạt động có xu hướng giảm xuống, còn sức sinh lời của vốn lưu động lại tăng lên. Vì vậy nếu xét hiệu quả chung của vốn lưu động ta khó có thể kết luận hiệu quả năm nào cao hơn năm nào. Để chính xác hơn ta đi vào phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động thông qua hai chỉ tiêu sau:
+ Số vòng quay của vốn lưu động : Năm1999 số vòng quay vốn lưu động của Xí nghiệp là 4,15 vòng. Năm2000 là 3,77 vòng. Năm 2001 là 3,79 vòng. Như vậy số vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm giữa hai năm1999 - 2000. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. Xí nghiệp đã không đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn để giải quyết nhu cầu về vốn.
+ Thời gian luân chuyển vốn: Do số vòng quay của vốn lưu động biến động giữa các năm , cụ thể năm 2000 so với năm 1999 số vòng quay giảm dẫn đến thời gian một vòng luân chuyển tăng , Năm 2001 so với năm 2000 số vòng quay vòng lưu động tăng dẫn đến thời gian một vòng luân chuyển giảm.
Như vậy xét hiệu quả sản xuất kinh doanh theo vốn lưu động thì hiệu q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100234.doc