MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẤU THẦU XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU 3
I-/ ĐẦU THẦU XÂY LẮP. 3
1-/ THỰC CHẤT CỦA ĐẤU THẦU XÂY LẮP. 3
2-/ MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU. 3
3-/ HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU VÀ PHƯƠNG THỨC ÁP DỤNG. 3
4-/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂYLẮP. 3
II-/ QUÁ TRÌNH ĐẤU THẦU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU. 3
III-/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG. 3
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU
CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG 20 - LICOGI 20 3
I-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 3
1-/ KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG - LICOGI 3
2-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY XÂY DỰNG 20. 3
II-/ NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG
ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG 20. 3
1-/ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG. 3
2-/ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT. 3
3-/ ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG. 3
4-/ ĐẶC ĐIỂM VỀ MÁY MÓC THIẾT BỊ VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT. 3
5-/ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU. 3
6-/ ĐẶC ĐIỂM VỀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH. 3
III-/TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA
CÔNG TY XÂY DỰNG 20 TRONG THỜI GIAN VỪA QUA. 3
1-/ KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TRONG MỘT SỐ NĂM VỪA QUA. 3
2-/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẤU THẦU CỦA
CÔNG TY XÂY DỰNG 20. 3
3-/ CHUẨN BỊ VÀ NỘP HỒ SƠ DỰ THẦU. 3
4-/ NỘP HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ THAM GIA MỞ THẦU. 3
5-/ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU: 3
6-/ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY XÂY DỰNG 20. 3
IV-/ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG
ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG 20 - LICOGI 20. 3
1-/ NHỮNG THÀNH TÍCH TRONG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY. 3
2-/ NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY. 3
3-/ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRÊN. 3
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KHẢ NĂNG
THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG 20 - LICOGI 20 3
KẾT LUẬN 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
73 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty xây dựng 20 - LICOGI 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng tích cực tới giá thành xây lắp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng thắng thầu của công ty.
6-/ Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh.
Cũng giống như các doanh nghiệp xây dựng khác trong ngành nguồn vốn sử dụng trong sản xuất kinh doanh của công ty là khá lớn và ứ đọng nhiều, hay nói khác đi vòng quay của vốn rất chậm. Chính vì vậy, khả năng về tài chính của công ty cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến lợi thế của công ty trong quá trình tham dự thầu. Nhân tố này được thể hiện thông qua chỉ tiêu quy mô của vốn kinh doanh cũng như khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của công ty.
Nguồn vốn của công ty được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định được sử dụng chủ yếu để mua sắm máy móc thiết bị. Còn với vốn lưu động, do giá trị sản phẩm xây dựng lớn, chu kỳ sản xuất xây dựng dài, phần xây dựng dở dang có giá trị lớn nên tỷ trọng của vốn lưu động trong vốn sản xuất là cao, đồng thời hiệu quả sử dụng của nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động chung của toàn công ty. Khi đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, chủ đầu tư rất quan tâm đến tình hình tài chính nói chung và đặc biệt quan tâm đến tình hình sử dụng và khả năng huy động vốn lưu động để thi công công trình.
Chúng ta có thể xem xét khái quát đặc điểm về vốn và sử dụng vốn của công ty qua bảng sau:
BẢNG 4: BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN - NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
Tên tài sản
Năm 2000
2001
2002
2003
A. Tổng số TS có
27.423.621.362
31.512.392.273
37.109.678.903
39.787.189.925
I. TSLĐ
16.384.195.122
22.622.865.804
29.392.851.176
31.782.172.918
II. TSCĐ
11.039.426.240
8.889.526.969
7.717.327.727
7.605.017.007
B. Tổng số TS nợ
27.423.621.362
31.512.392.273
37.109.678.903
39.787.189.925
I. Nợ phải trả
20.609.234.880
22.049.931.996
27.776.581.837
29.187.176.582
II. N.vốn chủ sở hữu
6.814.186.982
9.462.460.283
9.333.097.066
10.600.013.343
1. N.vốn kinh doanh
6.572.069.259
9.317.027.589
9.317.027.889
9.782.782.197
1.1. N.vốn kinh doanh
5.597.717.948
6.042.676.278
6.042.676.278
6.078.972.107
1.2. N.vốn lưu động
974.351.311
3.274.351.311
3.274.351.311
3.703.810.090
BẢNG 5: BẢNG TỔNG HỢP BÊN CÓ VÀ BÊN NỢ CỦA 2 NĂM CUỐI
Đơn vị: VND
Năm
Thông tin tài chính
Năm 2000
2001
2002
2003
1. Tổng bên có
27.423.621.362
31.512.392.273
37.109.678.903
39.787.189.925
2. Tổng bên có thực tế
20.609.234.880
22.049.931.996
27.776.581.837
29.187.176.582
3. Tổng bên nợ
27.423.621.362
31.512.392.273
37.109.678.903
39.787.189.925
4. Tổng bên nợ thực tế
16.384.195.122
22.622.865.804
29.392.851.176
31.782.172.918
5. Lợi nhuận trước thuế
403.116.056
509.464.520
226.746.510
372.840.176
6. Lợi nhuận sau thuế
302.337.042
382.098.396
170.059.882
203.180.325
Số liệu hiện nay:
- Tổng số dư tại ngân hàng : 351.896.873
- Tổng số khách hàng nợ nhà thầu : 23.059.140.098
- Tổng số nhà thầu nợ : 7.292.084.167
- Số tiền tín dụng : 9.768.304.905
Qua bảng trên cho thấy, trong những năm vừa qua cho thấy quy mô tài chính của công ty là khá lớn, tăng lên trong các năm tuy nhiên tỷ lệ tăng còn thấp (99 so với 98 tăng 7,2%). Vốn đầu tư vào tài sản lưu động là cao trong cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty (97: 71,79%; 98: 79,20%; 99: 79,88%).
Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả của công ty là quá cao (1997: 69,97%; 98: 74,85%; 99: 73,35%), tương ứng tỷ lệ vốn nợ/vốn chủ sở hữu cũng lớn (lớn hơn 1). Chính vì vậy, công ty rất rễ gặp rủi ro khi có sự biến động về tài chính. Đặc biệt trong 2 năm 97 và 98, nguồn vốn kinh doanh của công ty không thay đổi thể hiện sự yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Qua đây có thể khẳng định, tình hình tài chính của công ty là không khả quan. Đây là một bất lợi của công ty trong công tác tham dự thầu.
III-/ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG 20 TRONG THỜI GIAN VỪA QUA.
1-/ Kết quả của công tác đấu thầu trong một số năm vừa qua.
Là một doanh nghiệp Nhà nước có bề dày lịch sử hình thành và phát triển, tuy nhiên công ty xây dựng 20 mới chỉ thực sự chuyển sang hạch toán kinh tế độc lập kể từ năm 1993. Hơn nữa, công ty mới sát nhập thêm 1 số đội xây dựng của công ty xây dựng 18 kể từ năm 1995. Trong suốt những năm trước đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủyêú là thi công cơ giới. Các công trình và hạng mục công trình mà công ty thi công phần lớn là do Tổng công ty giao cho hoặc được chỉ định thi công từ phía các chủ đầu tư. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn từ khi được thành lập đến khi đổi tên thành công ty xây dựng 20 (1995) thì công tác đấu thầu của công ty là quá yếu nếu không nói là không có. Chỉ từ đầu năm 1996, công ty mới từng bước tham gia vào quá trình cạnh tranh trực tiếp trên thị trường, khi mà chỉ bằng cách tham gia đấu thầu thì công mới có khả năng ký kết được hợp đồng xây dựng và thi công cơ giới. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn khách quan từ cả hai phía: môi trường kinh doanh và công ty. Bởi vì phương thức đấu thầu chỉ được áp dụng một cách chuẩn mực tại Việt Nam kể từ khi “Quy chế đấu thầu” được ban hành kèm theo Nghị định 43/CP của Chính phủ vào ngày 16/7/1996. Đồng thời chỉ từ thời điểm đó công ty mới có năng lực tham gia thi công các công trình xây dựng.
Như vậy, nếu xét về mặt thời gian thì công tác đấu thầu mới được thực hiện tại công ty trong vòng hơn 3 năm gần đây. Cụ thể công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu khoảng 20 công trình và hạng mục công trình, với tổng giá trị nhận thầu thực hiện là 12.837.014.000 VND. Nhìn chung, các công trình mà công ty thắng thầu nằm ở địa bàn của miền Bắc, giá trị công trình không lớn, thời gian thực hiện không kéo dài. Hơn nữa số lượng các công trình xây dựng còn chiếm tỷ lệ nhỏ mà phần lớn là tham gia thi công cơ giới của các công trình và hạng mục công trình. Chúng ta có thể thấy rõ hơn về vấn đề này qua phần “Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của công ty xây dựng 20” ở phần sau:
2-/ Quá trình thực hiện hợp đồng đấu thầu của công ty xây dựng 20.
Công tác đấu thầu của công ty cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào trong ngành đều chịu ảnh hưởng không nhỏ của quá trình thực hiện. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình thực hiện đối với hoạt động đấu thầu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của toàn công ty nên ngoài việc coi trọng cải tiến cách thức tổ chức quản lý, ban lãnh đạo của công ty đã lựa chọn ra những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm để giao nắm các trọng trách chủ yếu trong hoạt động đấu thầu.
Về mặt trình tự, có thể phân chia quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu của công ty thành các bước như đã khái quát trong phần 1 cụ thể là:
- Thu thập, tìm kiếm các thông tin về công trình cần đấu thầu.
- Tham gia sơ tuyển (nếu có).
- Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu.
- Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu.
- Ký kết hợp đồng thi công (nếu trúng thầu).
2.1. Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu.
Đây là bước công việc khởi đầu và hết sức quan trọng với hoạt động đấu thầu của công ty bởi lẽ chỉ khi nào biết được những thông tin về công trình cần đấu thầu thì mới có thể thực hiện được các bước tiếp theo. Hiện nay, công việc này đối với công ty còn khá yếu, chưa có một bộ phận nào trực tiếp đảm nhận, thực hiện. Nó được thực hiện bởi tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty, thông qua các nguồn thông tin và cách tiếp cận khác nhau, cụ thể là:
BIỂU 6: CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ TRÚNG THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG 20
TT
Tên công trình
Địa điểm
Chủ đầu tư
Giá trị hợp đồng
Thời gian thi công
Thành phần công việc
Pháp nhân đấu thầu
1
Câu lạc bộ Hà Nội
Hà Nội
Liên doanh CLB Hà Nội
385.000.000
1996
Xây lắp toàn bộ phần san nền, cọc, sàn đài và phần thân tổ hợp tổng diện tích 3.000m2
TCT
2
Khu chế xuất Nội Bài
Hà Nội
Tập đoàn RENONG
569.800.000
1996
Làm toàn bộ phần san lấp mặt bằng và xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 50ha
CTT
3
Nhà thi đấu TDTT Hải Dương
Hải Dương
Sở TDTT Hải Dương
200.200.000
95-96
Xây dựng toàn bộ nhà thi đấu và các công trình phục vụ TDTT 2.000m2
CT
4
Nhà máy lắp ráp ô tô Ford
Hải Dương
Công ty Ford Việt Nam Ltd
1.069.040.000
96-97
Thi công toàn bộ phần san nền và thử cọc
TCT
5
Nhà máy bia TIGER
Hà Tây
Công ty Bia Việt Nam
817.880.000
96-97
Thi công phần móng và xây dựng phần thân
TCT
6
Lãnh sứ quán Mỹ tại VN
TP. HCM
Công ty LD Việt - Mỹ
400.400.000
98-99
Bê tông khối lớn phần thô
TCT
7
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
Phả Lại
TCT Điện lực Việt Nam
462.000.000
99
Nhà điều hành kênh tháo nước, kho than
TCT
8
Hội sở ngân hàng Công thương
Hà Nội
NHCT Việt Nam
210.000.000
98-99
Móng và tầng hầm
CT
9
NM CB thực phẩm Nghĩa Mỹ
Hải Dương
BQL dự án NMCB thực phẩm Nghĩa Mỹ
460.000.000
98-99
- Thí nghiệm cọc
- Xây dựng một số hạng mục
CT
10
Khu CN Thăng Long
Hà Nội
BQL dự án KCN Thăng Long
476.000.000
98
Xây dựng cầu cố định
CT
11
Nhà trụ sở văn phòng Hanvico
Hải Phòng
Hanvico
322.000.000
97-98
Xây dựng nhà trụ sở VP
CT
12
Viện thông tin khoa học nhân văn quốc gia
Hà Nội
BQL dự án Viện TTKHXHNV Quốc gia
100.940
97
- Khoan tạo lỗ
- Hạ cọc BTCT 350x350
CT
13
Công trình 108 Trần Hưng Đạo
Hà Nội
100.940.000
98-00
Xây dựng móng
TCT
14
Trường THCS Đống Đa
Hà Nội
Sở GD Hà Nội
1.190.000
99
Xây dựng toàn bộ
CT
15
Bệnh viện Bạch Mai
Hà Nội
BQL dự án
187.276.000
99-00
Hoàn thiện
CT
16
Nhà máy đường Nghệ An
Nghệ An
BQL dự án NM đường Nghệ An
102.144.000
99
Xây dựng
CT
17
Nhà C2-C9 ĐHBK
Hà Nội
ĐHBK
679.448.000
99
Cải tạo
CT
18
Nhà ở Đội Cấn
Hà Nội
471.898.000
99
Xây dựng
CT
19
Cầu rẽ Thường Tín
Hà Tây
2.143.988.000
99
Khoan bản nhựa
CT
20
Nhà khách 25B Thanh Hoá
Thanh Hoá
2.075.000.000
Tổng số
12.837.014.000
+ Thu thập các thông tin quảng cáo về các công trình cần đấu thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, tạp chí, ti vi, đài,... Đồng thời cũng quan tâm đến những công trình dự định được đầu tư trong tương lai gần trên các phương tiện đó, mà chủ yếu là để xác định chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
+ Xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền để có được những thông tin về kế hoạch đầu tư của Bộ, ngành và của Nhà nước.
+ Cố gắng duy trì các mối quan hệ với những chủ đầu tư mà công ty đã từng có công trình do công ty thi công xây lắp. Nhờ vào đó công ty có khả năng nhận được thư mời thầu khi họ có đầu tư mới.
+ Sử dụng môi giới để tìm kiếm thông tin về các công trình cần đấu thầu. Đây cũng là một nguồn thông tin khá quan trọng. Tuy nhiên, công ty mới chỉ bắt đầu chú ý đến vì vậy nó chưa thực sự phát huy được hiệu quả.
2.2. Tham gia sơ tuyển (nếu có).
Khi đã có quyết định về việc tham gia đấu thầu, công ty sẽ cử người để thực hiện theo dõi suốt quá trình đấu thầu và tiếp xúc với chủ đầu tư (thường là người của phòng kinh tế kế hoạch và phòng công nghệ). Ngoài việc tìm hiểu các thông tin như thời gian bán hồ sơ mời thầu, các yêu cầu về sơ tuyển, việc tổ chức hội nghị tiền đấu thầu,... Công ty đồng thời kết hợp với việc Marketing, gây uy tín ban đầu với chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tham gia dự thầu sau này của công ty. Nếu như chủ đầu tư yêu cầu sơ tuyển nhà thầu thì công ty thường chuẩn bị luôn hồ sơ dự thầu để nếu như chủ đầu tư yêu cầu thì công ty có thể đáp ứng ngay. Cạnh đó, công ty còn chuẩn bị những tài liệu cần thiết để giới thiệu năng lực và uy tín của mình một cách đầy đủ và chi tiết hơn.
Có một thực tế trong bước công việc này là: do thời gian chuẩn bị cho bước sơ tuyển (từ khi có quyết định tham gia đấu thầu đến thời điểm sơ tuyển) thường là ngắn. Do vậy những thông tin về các đối thủ khác và thị trường thường chưa được nghiên cứu và xem xét chi tiết. Vì thế việc lập hồ sơ dự thầu ảnh hưởng không nhỏ đến tính cạnh tranh khi đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, thi công và giá cả. Đây còn là một khó khăn của công ty hiện nay.
3-/ Chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu.
Trong qua trình tham gia đấu thầu xây lắp của công ty thì bước công việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu là bước chủ yếu và phức tạp nhất. Trước khi lập hồ sơ dự thầu thì công ty tiến hành chuẩn bị. Công việc này cũng được công ty thực hiện một cách khá chu đáo với các phần việc như: làm rõ các nội dung yêu cầu trong hồ sơ dự thầu, khảo sát và thăm quan hiện trường (nếu xét thấy thực sự cần thiết). Phân công công việc cho các phòng ban, bộ phận trong việc lập hồ sơ dự thầu (thường là do phòng kinh tế - kế hoạch và phòng công nghệ thực hiện).
Chúng ta có thể thấy rõ nội dung của bước này theo từng nhóm công việc cụ thể sau:
* Việc chuẩn bị các tài liệu thông tin chung:
Các tài liệu thông tin chung như hồ sơ tư cách pháp nhân, giới thiệu về công ty, số liệu về máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính, công nghệ sử dụng trong thi công, kinh nghiệm thi công và thành tích về chất lượng,... được phòng công nghệ chuẩn bị trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của từng công trình.
* Việc lập giá dự thầu:
Công việc này sẽ do các cán bộ phòng kinh tế - kế hoạch của công ty đảm nhiệm, cụ thể là:
- Trên cơ sở bảng tiên lượng trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, phòng kinh tế - kế hoạch kết hợp với phòng công nghệ tiến hành xác định số lượng các loại công tác xây lắp (n) và khối lượng tương ứng của từng loại công tác xây lắp (Q1) cần thiết cho thi công công trình. Từ đó tính toán đơn giá của một đơn vị khối lượng cho từng loại công tác xây lắp (Gi).
Trong đơn giá này bao gồm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí trực tiếp (Tj): bao gồm 3 loại chi phí:
+ Chi phí vật liệu (chính và phụ) (VLj):
VLj = Qj x DVL + VLfj
+ Chi phí nhân công trực tiếp (Ncj):
Ncj = Qj x DNcj
+ Chi phí máy thi công (Mj)
Mj = Qj x Dm x K
Trong đó:
- VLj , Ncj , Dmj là chi phí nguyên vật liệu, nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản của công tác xây lắp thứ j.
K : là hệ số điều chỉnh của máy thi công.
VLfj : chi phí vật liệu phụ khác được quy định thống nhất và các dự toán bằng tiền.
- Chi phí chung (Cj).
Cj = Cnj x P
- Lãi dự kiến của công ty Lj
Lj = (Tj + Cj) x R
Trong đó:
- P là tỉ lệ phần trăm xác định chi phí chung so với chi phí nhân công cho.
- R tỷ lệ % lãi dự kiến tính theo giá xây lắp.
- Thuế VAT (Thj)
Thj = VATđầu ra - VATđầu vào
Vậy:
ĐGj = Tj + Cj + Lj + Thj
Đơn giá dự thầu =
Khi tham gia dự thầu, để đảm bảo tính cạnh tranh của mình thì giá dự thầu phải phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư. Thông thường giá xét thầu được chủ đầu tư đưa ra căn cứ vào giá dự toán xây lắp công trình mà chủ đầu tư tính toán dựa trên khối lượng công tác xây lắp và định mức sử dụng cũng như đơn giá do Nhà nước quy định. Chính vì vậy, trong quá trình tính giá dự thầu, công ty cũng phải căn cứ vào định mức do Nhà nước quy định như sau:
- Mức chi phí NVL, nhân công và máy thi công được tính căn cứ vào định mức dự toán xây dựng cơ bản ban hành theo Quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD-25/11/98 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
- Đơn giá vật liệu lấy theo đơn giá định mức do UBND tỉnh (thành phố) ban hành (nếu có) hoặc theo thông báo giá của Liên sở Tài chính - xây dựng của địa phương nơi đặt công trình tại thời điểm tính giá và cân đối với khả năng tự cung ứng nguồn vật liệu của công ty có thể cung cấp được để đưa ra giá cạnh tranh nhất.
- Đơn giá nhân công lấy theo bảng lương quy định của Nhà nước có điều chỉnh hệ sống (nếu có).
- Đơn giá ca máy thi công lấy theo bảng giá ca máy do Bộ xây dựng ban hành.
- Chi phí chung: căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình và trình độ quản lý của công ty. Khoản mục này thường chiếm từ 25% đến 58% chi phí nhân công.
- Thuế: tỷ lệ thuế suất được áp dụng tuỳ thuộc vào quy định chung của Nhà nước và mức lãi dự kiến của doanh nghiệp,... Hiện nay tỷ lệ thuế VAT được áp dụng là 5%.
Trên cơ sở những căn cứ được nêu ở trên, các cán bộ của phòng kinh tế - kế hoạch sẽ lập đơn giá cho từng công tác cụ thể sau đó sẽ tổng hợp đơn giá dự thầu của công trình.
Dưới đây là một ví dụ của việc tính giá công trình dự thầu của công ty để giúp chúng ta hiểu rõ hơn công việc này của công ty.
Công trình: mở rộng trạm biến áp 110 Kv Yên Phu - Hà Nội - phần nhà điều khiển phân phối.
Gói thầu: HN-4A.1A.
BẢNG TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU
Tên nhà thầu : Công ty xây dựng số 20
Tên dự án : Phần nhà điều khiển phân phối
Trạm biến áp 110 Kv Yên Phụ - Hà Nội
Lô thầu : HN-A4.1A
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
Hiển giá dự thầu
Ghi chú
Thiết bị bên mời thầu cấp
M1
Không
Thiết bị bên nhà thầu cấp
M2
164.694.924
Vật tư bên mời thầu cấp
A1
Không
Vật tư bên nhà thầu cấp
A2
531.481.181
Chi phí nhân công
B
58.949.526
Chi phí máy thi công
C
29.188.847
Chi phí vận chuyển
V
0
Chi phí chung (25%B)
D
14.737.381
Thu nhập chịu thuế tính trước3%(A1+A2+B+D+C+V)
TL
19.030.708
Cộng giá trị xây lắp trước thuế(A1+A2+B+D+C+V+TL)
Z
653.387.643
Giá trị dự thầu trước thuế(M2+Z-A1)
Q
818.082.567
Thuế GTGT đầu ra10%(M2+Z)
VAT
81.808.257
Tổng giá trị dự thầu(Q+VAT)
G
899.890.824
Xác nhận tổng giá trị dự thầu là: 899.890.824 đồng VN
Làm tròn số: 899.890.000 đồng VN
BIỂU TÍNH GIÁ DỰ THẦU
Đơn vị: đồng
TT
Mã hiệu
Tên công việc
Đ.vị tính
Hiện tượng thiết kế
Đơn giá bỏ thầu
Giá bỏ thầu
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
A. Móng, nền, hề
1
BA.1322
Đào đất cấp 3 móng nhà, sâu <2m,
m3
344,6
15.078,81
5.196.159
Rộng <3m, bằng thủ công
0,00
0
2
Gia công thép cho bê tông đài cọc
0,00
0
IA.1110
F<=10
kg
50
4.805,86
240.293
IA.1120
F<=18
kg
962
4.844,88
4.660.772
IA.1130
F>18
kg
1.477
4.769,90
7.045.142
3
HG.2315
Đúc sẵn cọc BTCT M300, đá 1x2
m3
55
576.930,40
31.731.172
4
Gia công thép cho cọc BT
0,00
0
IB.2210
F<=10
kg
2.569
4.859,68
12.484.523
IB.2221
F<=18
kg
11.358
4.836,94
54.938.021
IB.2231
F>18
kg
144
4.770,47
686.948
NB.3110
Thép hàn điện: 200X8
kg
3.717
4.630,83
17.212.801
NB.3110
Thép ống Dy60
kg
72
4.984,79
358.905
5
NB.3110
Lắp đặt thép hàn điện
kg
3.717
737,17
2.740.048
6
CF.1223
ép cọc BTCT đất cấp 2
m3
900
21.562,80
19.406.523
Đoạn cọc 25x25, L=10m
0,00
0
7
CC.9120
Nối cọc bằng phương pháp hàn Cọc BTCT 25x25
mối
90
26.908,75
2.421.788
8
Vận chuyển cọc từ bãi đúc sẵn đến công trường bằng cơ giới
tấn
141
5.665,00
198.765
9
AG.1231
Đập BTCT đầu cọc đài 0,4m bằng thủ công
m3
2,3
85.957,88
197.703
10
HB.1243
Đổ bê tông đài cọc M200, đá 3x4
m3
30
490.384,49
14.711.535
11
HB.1213
Đổ BT giằng móng, dầm móng M200, đá 1x2
m3
13,8
481.664,36
6.646.968
12
Gia công thép cho giằng, dầm móng
0,00
0
IA.1110
F<=10
kg
324
4.805,86
1.557.098
IA.1120
F<=18
kg
524
4.844,87
2.538.712
IA.1130
F>18
kg
1.657
4.769,90
7.903.724
13
HA.1111
Lót móng nhà bằng BT M100 rộng <250cm, đá 4x6
m3
8,8
274.913,67
2.419.240
14
GD.1113
Xây cổ móng gạch M75, vữa XM M50
m3
31,8
359.248,81
11.424.112
15
HA.3313
Đổ tại chỗ lanh tô đặt ống nhựa luồn cáp bằng BT M200 đá 1x2
m3
0,67
522.486,92
350.066
16
PA.1213
Trát tường cổ móng vữa XM M50 dày 1,5cm
m2
113,4
7.107,31
805.969
17
RA.1115
Quét tường cổ móng bằng 2 nước xi măng
m2
38,64
1.957,43
75.519
18
BA.1312
Đào đất mương cáp sâu, rộng >1m
m3
114,9
14.050,62
1.614.416
19
HA.5212
Đổ đáy mương cáp bằng bê tông M150, đá 1x2
m3
7,8
406.738,50
3.172.560
20
Xây thành mương cấp gạch M75 VXM M50
m3
GD.2313
Dày >33cm
m3
9,9
360.912,62
3.573.035
GD.2223
Dày <33cm
m3
4
380.407,30
1.521.629
21
PA.1213
Trát thành mương cấp vữa XM M50 dày 1,5cm
m2
96,5
7.107,31
685.855
22
R.1115
Láng đáy mương cấp VXM M75 dày 2,5cm
m2
44,3
9.298,81
411.937
23
HG.4113
Đúc sẵn tấm đan bằng BTCT
2,84
479.816,15
1.362.678
24
Gia công thép cho tấm đan đúc sẵn
IB.2411
F<10
kg
582
4.994,08
2.906.556
NB.3110
L50x5
kg
1.168
4.877,15
5.696.510
25
LA.5120
Lắp đặt tấm đan đúc sẵn bằng TC
tấm
125
6.522,11
815.264
26
Gia công giá đỡ đỡ tấm đan, giá đỡ tủ điện giá đỡ cáp = thép hàn điện
NA.2110
L65x5
kg
498
6.079,18
3.027.432
NA.2110
U=10
kg
1.323
6.079,18
8.042.756
IA.2511
Phi 8 A1
kg
36
4.869,13
175.289
NB.3110
100x7
kg
29
4.877,15
141.437
NA.2110
L45x5
kg
73
6.079,18
443.780
NB.3110
45x5
kg
25
4.877,15
121.929
Bulong M10x50
kg
48
9.630,50
462.264
NB.3110
40x5
kg
122
4.877,15
595.012
NA.2110
L40x5
kg
176
6.079,18
1.069.936
27
NB.1710
Lắp đặt thép giá đỡ
kg
2.281
1.373,30
3.132.501
28
UC.2240
Sơn thép giá đỡ = 3 nước sơn chống rỉ
m2
91,3
6.619,17
604.330
29
BB.1411
Đắp nền nhà bằng đất pha cát
m3
37,7
31.603,62
1.191.456
30
Lắp đặt ống PVC phi 200
m
23
44.611,88
1.026.073
31
Lót giấy dầu nền phòng phân phối và phòng MPA tự dùng
m2
57,3
4.673,63
267.799
32
HA.1232
Đổ bê tông nền M150, đá 2x4
m3
12,6
398.426,53
5.020.174
33
Đổ bê tông xỉ nền phòng làm việc và phòng acquy axit dày 20cm
m3
10,84
102.651,22
1.112.739
34
SA.4210
Lát gạch granit 300x300x5 Thạch Bàn, lót vữa XM M50 dày 2,5cm nề pòng acquy axit
m2
34,4
94.719,93
3.258.366
35
SA.4210
Lát gạch men chống axit 200x200 lót vữa xi măng M50 dày 1,5 nền phòng acquy axit
m2
16,9
116.476,65
1.968.455
36
GD.3123
Xây bậc tam cấp gạch M75 VXM M50, dày >33cm
m2
5,7
406.060,40
2.314.544
37
HA.1122
Đổ bê tông hè, đá 4x6, M150
m3
4,6
369.572,99
1.700.036
38
SA.4410
Lát nền phòng nhà vệ sinh gạch chống trơn TQ 200x200x5, lót VXM M50 dày 2,5cm
m2
6,34
71.399,11
452.670
39
RC.1110
Láng granito màu kem nhạt nền phòng phân phối
m2
57
45.987,05
2.621.262
* Nhận xét:
Công việc tính giá dự thầu của công ty nhìn chung là hợp lý, phù hợp với đặc trưng của ngành xây dựng và các quy định của Nhà nước, đáp ứng cơ bản các yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư trong công việc tính giá dự thầu. Tuy nhiên, trong quá trình tính giá công ty còn mắc phải một số hạn chế sau:
- Việc lập giá chỉ do cán bộ của phòng kinh tế - kế hoạch tính toán trên cơ sở bản vẽ kỹ thuật, thi công yêu cầu của chủ đầu tư mà chưa thực sự kết hợp với các cán bộ giỏi về chuyên môn kỹ thuật có kiến thức về kinh tế tài chính. Nhìn chung, cán bộ lập giá dự thầu của công ty còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ trong việc tham gia dự thầu quốc tế trong tương lai của công ty.
- Khi thực hiện giảm giá để cạnh tranh, công ty thường giảm tỷ lệ phân bổ chi phí chung cho công trình hoặc giảm tỷ lệ lãi dự kiến.
Công ty chưa có một kế hoạch giảm giá dự thầu được thực hiện theo sự suy đoán chủ quan của công ty mà chưa kết hợp với các đánh giá về môi trường bên ngoài như: các đối thủ cạnh tranh, các biến động về giá cả, các yếu tố đầu vào. Vì vậy, nhiều khi công ty thắng thầu công trình với giá bỏ thầu quá thấp gây ra mất hiệu quả kinh tế.
* Về việc lập biện pháp thi công:
Trên cơ sở các thông tin từ việc khảo sát thị trường và các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu, các cán bộ của phòng công nghệ thi công sẽ tiến hành kiểm tra lại thiết kế kỹ thuật mà bên mời thầu cung cấp, phát hiện kịp thời những bất hợp lý và đưa ra các giải pháp kỹ thuật để điều chỉnh, góp phần nâng cao uy tín của công ty đối với chủ đầu tư.
Tuy quá trình lập biện pháp thi công, các cán bộ của phòng công nghệ thi công luôn cố gắng đưa ra giải pháp bố trí thi công hợp lý và có tính khả thi cao.
Tuy nhiên, trong thực tế công ty chưa thực sự có thế mạnh cạnh tranh về tiến độ thi công, công ty thường sử dụng sơ đồ GANT để lập tiến độ thi công, mà chưa sử dụng phương pháp sơ đồ mạng và phần mềm tin học trong công việc này nên đã gặp nhiều khó khăn trong việc lập tiến độ thi công cho công trình lớn, phức tạp.
Hơn nữa, công ty cũng chưa có khả năng thiết kế lại bản vẽ thiết kế kỹ thuật với yêu cầu về kỹ thuật - mỹ thuật hợp lý hơn hoặc mang tính độc đáo để làm phương tiện cạnh tranh khi tham gia dự thầu.
4-/ Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu.
Sau khi toàn bộ các tài liệu có liên quan đến hồ sơ dự thầu được hoàn tất, phòng công nghệ sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành và đóng gói hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu được nộp gồm 3 bản trong đó: 1 bản gốc và 2 bản sao. Yêu cầu đặt ra đối với hồ sơ dự thầu là không bị tẩy xoá, phải có tên, địa chỉ của chủ đầu tư, nhà thầu, địa điểm nộp hồ sơ dự thầu,... Để đáp ứng một cách tốt nhất đối với hồ sơ dự thầu, công ty yêu cầu việc lập hồ sơ dự thầu phải được hoàn thành muộn nhất là 4 ngày so với ngày nộp hồ sơ dự thầu. Bởi lẽ nếu như cần phải điều chỉnh thì công ty vẫn kịp thời gian đảm bảo đúng tiến độ. Thông thường ngày cuối cùng trong thời hạn nộp thầu cũng chính là ngày mở thầu, bên mời thầu sẽ công khai để xem xét tính hợp pháp của hồ sơ dự thầu và công bố 2 chỉ tiêu chính là giá cả và tiến độ thi công.
Trong thời gian chờ đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu bên chủ đầu tư yêu cầu công ty (nhà thầu) giải thích những vấn đề trong hồ sơ dự thầu thì công ty sẽ nhanh chóng cử người hoặc gửi công văn đến để giải thích những vướng mắc nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình đồng thời giữ được uy tín với phía chủ đầu tư. Bên cạnh đó, trong thời gian này công ty còn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty xây dựng 20 - LICOGI 20.doc