MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn 3
I. Lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn 3
I.1. Khái niệm 3
I.2. Vai trò của lợi nhuận 5
I.3. Cơ cấu lợi nhuận trong khách sạn 5
I.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 7
II. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn ở nước ta hiện nay 11
II.1. Những thuận lợi Error! Bookmark not defined.
II.2. Những thách thức.12
Chương II: Phân tích và đánh giá tình hình lợi nhuận của Khách sạn Phương Nam 14
I. Giới thiệu về Khách sạn Phương Nam 14
I.1. Vài nét về Khách sạn Phương Nam 14
I.2. Cơ cấu tổ chức của khách sạn.16
I.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn 17
I.4. Môi trường kinh doanh của khách sạn 17
II. Tình hình kinh doanh và lợi nhuận của Khách sạn Phương Nam 19
II.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn 19
II.2. Lợi nhuận của khách sạn 22
II.3. Đánh giá chung 24
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận 26
của Khách sạn Phương Nam 26
I. Cơ sở đề xuất giải pháp 27
I.1. Căn cứ vào phương hướng hoạt động của Khách sạn Phương Nam 27
I.2. Thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh của Khách sạn Phương Nam 28
II. Một số giải pháp và kiến nghị 29
II.1. Giải pháp 29
II. 2. Các kiến nghị 33
Kết luận 37
Tài liệu tham khảo 38
41 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của khách sạn Phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính pháp lệnh mà Nhà nước bắt buộc mọi người dân hoặc tổ chức kinh tế nộp vào ngân sách Nhà nước, nó không phụ thuộc vào giá thành sản phẩm dịch vụ cao hay thấp mà được xác định trên cơ sở thuế xuất do Nhà nước quy định .
Thuế là khoản tích luỹ tiền tệ của Nhà nước có tính chất nghĩa vụ bắt buộc các khách sạn nộp vào ngân sách. Mọi khách sạn đều phải bình đẳng về thuế trước pháp luật. Chỉ có áp dụng thống nhất chính sách thuế đối với các khách sạn mới tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hạch toán kinh doanh tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế, cạnh tranh lành mạnh giữa các khách sạn.
Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi mức thuế cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng hay giảm lợi nhuận. Chính vì sự ảnh hưởng này Nhà nước đã dùng thuế để điều tiết sản xuất.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Có thể nói cung khách sạn hiện nay đã vượt cầu, do đó kinh doanh khách sạn đang phải cạnh tranh hết sức gay gắt có khi không trung thực. Đặc biệt trong dịch vụ lưu trú, khách sạn tư nhân và các khách sạn nhỏ đã không ngừng hạ giá thuê phòng để thu hút khách. Hiện nay ngành kinh doanh khách sạn đứng trước những thuận lợi và thách thức to lớn.
II.1. Những thuận lợi
- Tiềm năng du lịch của Việt Nam rất lớn, bao gồm nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hoá, nhiều nơi chữa bệnh liệu pháp và có thể du lịch bốn mùa.
- Phương thức du lịch ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng: gồm du lịch nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh, du lịch văn hoá, du lịch nghiên cứu, giao lưu...
- Vị trí địa lý Việt Nam thuận lợi, hệ thống giao thông phát triển, mạng lưới thông tin liên lạc toàn cầu phát triển, khí hậu ôn hoà và có thể tắm biển quanh năm, nhất là ở phía Nam.
- Chính sách mở cửa và giao lưu của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, không phân biệt đối xử với khách.
- Giá cả dịch vụ du lịch ở Việt Nam tương đối rẻ, thực phẩm phong phú dồi dào, sẵn có, 4 mùa đều có thể cung cấp được với giá rẻ hơn nhiều so với giá trên thế giới .
- Giá cả dịch vụ đi kèm như thuê xe, chữa bệnh, vật lý trị liệu... đều rẻ hơn các nước khác.
- Trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam làm yên lòng khách du lịch nước ngoài đến tham quan, du lịch.
- Một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch của Nhà nước tạo điều kiện cho các khách sạn hoạt động thuận tiện, cho ngành du lịch phát triển.
- Người dân Việt Nam cởi mở, không phân biệt chủng tộc, mầu da, giúp đỡ tận tình khách du lịch và tạo môi trường gần gũi thân thiết cho khách du lịch xa xứ.
II. 2. Những thách thức
- Kinh doanh khách sạn hiện nay rất khó khăn vì trên thực tế cung đã vượt quá cầu, nên cạnh tranh ngày càng gay gắt, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh, nhất là ở các khách sạn nhỏ và khách sạn tư nhân.
- Lợi nhuận kinh doanh khách sạn du lịch Việt Nam chủ yếu dựa vào lượng khách nước ngoài, nên hạn chế về số lượng và mùa du lịch.
- Mức sống người dân Việt Nam tuy đã được nâng cao nhiều, nhưng còn kém xa các nước trong khu vực, do đó chi phí cho du lịch, nhất là chi phí lưu trú là cả vấn đề nan giải, tuy hầu hết rất muốn đi du lịch, dẫn đến nhu cầu du lịch của khách nội địa còn ít. Chủ yếu là vào dịp nghỉ hè, lễ tết hay nghỉ phép.
- Chương trình các tour du lịch nói chung còn nghèo nàn, ít thay đổi nên không có khách đi lại lần hai, ba.
- Ở các trung tâm du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn, đặc biệt là những giải trí phải đầu tư lớn như sân gôn, quần vợt... còn thiếu, ít hấp dẫn khách du lịch. Thêm vào đó sự phiền hà trong quản lý, những người bán hàng lưu niệm và hàng rong, dịch vụ đi lại ngoài chương trình... luôn chèo kéo và bám khách, gây khó chịu cho khách du lịch.
- Chiến lược phát triển ngành khách sạn du lịch của Nhà nước còn nhiều bất cập, nhất là chủ trương cho xây dựng và kinh doanh khách sạn tràn lan, trong khi chưa dự báo chính xác được khách du lịch, làm cho cung khách sạn vượt quá cầu, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt và không lành mạnh.
- Một số chính sách, thủ tục... chưa khuyến khích ngành kinh doanh khách sạn, hạn chế lượng khách du lịch, nhất là khách nước ngoài.
- Một số địa phương có khu du lịch tốt thường có thêm nhiều quy định chưa hợp lý, chỉ chú trọng đến quyền lợi của địa phương, gây phiền hà, khó chịu cho khách du lịch, hạn chế lượng khách đi lại lần hai.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN PHƯƠNG NAM
I. VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH SẠN PHƯƠNG NAM
I.1. Vài nét về Khách sạn Phương Nam
- Khách sạn Phương Nam trước năm 1993 lúc đó chỉ là một bộ phận của Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội.
- Sau một thời gian hoạt động làm ăn có hiệu quả năm 1993 Công ty xây dựng số 1 tách bộ phận này ra thành lập nên Khách sạn Phương Nam, là một doanh nghiệp trực thuộc Công ty xây dựng số 1 Hà Nội. Có trụ sở tại 20 Chùa Bộc.
Hiện nay, doanh nghiệp đang sử dụng lực lượng lao động là 138 người trong đó:
+ Đại học: 14 người
+ Trung học: 14 người
+ Phổ thông trung học: 110 người
Toàn bộ cán bộ và nhân viên trong Khách sạn đều có trình độ và chuyên môn tay nghề cao trong từng khâu công việc của mình.
Những sản phẩm, dịch vụ của Khách sạn Phương Nam với chất lượng và uy tín cao đối với khách hàng đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường hiện nay.
I.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn
I.2.1. Tổ chức bộ máy khách sạn
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA KHÁCH SẠN
GIÁM ĐỐC
Nhân sự
Kế toán
Thủ quỹ
Nhà kho
Lễ tân
Buồng phòng
Massage
Bộ phận sửa chữa
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Bảo vệ
Nhà hàng
Karaoke
Giặt là
Làm vệ sinh
Khách sạn
Ghi chú: Mối quan hệ điều khiển
Mối quan hệ qua lại
Nguyên tắc cơ cấu của tổ chức bộ máy là phải đáp ứng được yêu cầu của chiến lược kinh doanh khách sạn. Bộ máy phải linh hoạt đáp ứng mọi tình huống diễn ra trong kinh doanh, đồng thời bộ máy tổ chức phải cân đối đảm trách được công việc, mỗi khâu, mỗi việc phải có người đảm nhiệm và chịu trách nhiệm.
Khách sạn Phương Nam là một khách sạn Nhà nước, có bộ máy quản lý bao gồm: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, bên cạnh đó còn có một số bộ phận như: Kế toán, Nhân sự, Lễ tân, Công đoàn… Theo số liệu tháng 12/2000 thì khách sạn hiện có 138 nhân viên.
I.2.2. Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính:
Nó là tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống cá nhân, công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hành động. Để quản lý tập trung thống nhất phải đề ra phương pháp hành chính nếu không có thể dẫn đến tình trạng lộn xộn vô tổ chức. Do đó vấn đề quản lý con người là rất quan trọng trong quản lý kinh doanh. Các cấp lãnh đạo phải là người có kiến thức, có năng lực, năng động, được bố trí phù hợp với từng ngành nghề.
Khách sạn đã tổ chức phân công hiệp tác lao động một cách hợp lý giữa các bộ phận và giữa các cá nhân với nhau trong khách sạn, sử dụng đúng người đúng công việc sao cho tận dụng hết năng lực sở trường của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tạo ra sức mạnh trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ chung của khách sạn.
1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Phòng kế toán: Kiểm tra các hoá đơn xuất, nhập, theo dõi hoạt động tài chính của Khách sạn, hạch toán lãi, lỗ từng tháng.
- Phòng nhân sự: Theo dõi tuyển chọn cán bộ nhân viên trong Khách sạn.
- Phòng Lễ tân: Chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề liên quan đến việc thuê phòng và đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu của khách từ khi khách đến cho đến khi khách rời Khách sạn. Tổ chức sắp xếp các công việc và cung cấp cho khách các thông tin cần thiết trong thời gian họ lưu trú tại Khách sạn.
- Bảo vệ: Bảo đảm tình hình an ninh trật tự, an ninh hộ khẩu trong Khách sạn 24/24 h. Theo dõi kiểm tra các quy định mà Khách sạn đề ra.
- Bộ phận Nhà hát Karaoke, Massage, giặt là: Phục vụ các yêu cầu của khách hàng (cả khách lưu trú tại Khách sạn và khách ngoài Khách sạn).
- Buồng phòng: Thường xuyên theo dõi tình hình buồng phòng của Khách sạn như các trang thiết bị và vệ sinh trong phòng.
- Bộ phận làm vệ sinh Khách sạn: Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong Khách sạn như các trang thiết bị và vệ sinh trong phòng.
- Bộ phận sửa chữa: Theo dõi sửa chữa và thay thế kịp thời các trang thiết bị hư hỏng để đảm bảo mọi thứ hoạt động trong tình trạng tốt nhất.
- Thủ quỹ + Nhà kho: Cất giữ hàng hoá để phục vụ cho nhu cầu của khách, xuất nhập theo yêu cầu kinh doanh.
Giám đốc Khách sạn sẽ quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Khách sạn qua các Phó giám đốc.
I.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn
Kinh doanh dịch vụ của khách sạn chủ yếu là kinh doanh khách sạn và các dịch vụ liên quan đến khách sạn - du lịch như dịch vụ đưa đón khách từ khách sạn đi đến các điểm thăm quan du lịch. Điều chủ yếu ở đây là khách sạn đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ khách và coi nó là tiêu chí hàng đầu, vì thế cho nên khách đến với khách sạn Phương Nam luôn luôn được đón tiếp và phục vụ chu đáo làm cho khách cảm thấy ở khách sạn như ở nhà mình.
I.4. Môi trường kinh doanh của khách sạn
II.4.1. Môi trường hoạt động của Khách sạn:
* Điều kiện về địa lý tự nhiên:
Khách sạn Phương Nam là một toà nhà 7 tầng đẹp và sang trọng nằm gần trung tâm thành phố, hai mặt là đường ở góc đối diện với Khách sạn là một Trung tâm thương mại dịch vụ Hà Nội Star Bowl. Nơi đây rất thuận tiện cho khách đi vào tham quan trung tâm thành phố và những vùng ngoại vi xung quanh Hà Nội.
* Môi trường chính trị - xã hội:
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến bất cứ khách sạn nào trong việc kinh doanh. khách sạn phải tuân thủ hoàn toàn theo các quy định, các chính sách của Nhà nước, ví dụ như chính sách về thuế, chính sách mặt hàng kinh doanh… Khách sạn luôn quan tâm về các chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa ra phương án kinh doanh phù hợp và có lợi nhất, đồng thời về sự ổn định của chính trị, về mặt xã hội khách sạn luôn quan tâm đến các tập quán, thói quen và thị hiếu của từng dân tộc, từng nước trong khu vực và thị trường kinh doanh của mình.
* Môi trường kinh tế:
Các yếu tố kinh tế ảnh hưỏng đến các khách sạn là: lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sánh tài chính, tiền tệ, tỷ giá hối đoái... Muốn đảm bảo về tốc độ tăng trưởng trong tình hình khó khăn về vốn đầu tư cũng như khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên Thế giới thì khách sạn phải chủ động trong việc tìm nguồn vốn, tìm cách quay nhanh vòng vốn, đào tạo đội ngũ nhân viên các cấp. Đặc biệt tránh phải việc bị lạm dụng vốn....
* Tình hình cạnh tranh:
Khách sạn Phương Nam bước vào thời kỳ kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt với các khách sạn trong nước cũng như nước ngoài. Để tồn tại và phát triển Khách sạn Phương Nam phải luôn luôn nghiên cứu các khách sạn khác về lĩnh vực, phân tích các đối thủ có cùng chung thị trường với mình. Hiện nay Khách sạn Phương Nam có những đối thủ cạnh tranh như: Khách sạn ASEAN cùng tại Phố Chùa Bộc, Khách sạn Kim Liên (Nằm trên đường Đại Cồ Việt), Khách sạn Hoà Trà (tại phố Huế) cùng với một loạt Khách sạn lớn nhỏ khác
I.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn:
Đây là yếu tố vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của khách sạn và nó có tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh. Khách sạn Phương Nam có 54 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn trong đó bao gồm:
BẢNG 1 : CÁC LOẠI PHÒNG CỦA KHÁCH SẠN
Loại phòng
Đơn giá
Trang thiết bị trong phòng
1
250.000VND
Vô tuyến, ĐT, tủ lạnh, điều hoà, tắm nóng lạnh
2
200.000VND
Vô tuyến, ĐT, tủ lạnh, điều hoà, tắm nóng lạnh
3
180.000VND
Vô tuyến, ĐT, tủ lạnh, điều hoà, tắm nóng lạnh
4
150.000VND
Vô tuyến, ĐT, tủ lạnh, điều hoà, tắm nóng lạnh
5
120.000VND
Vô tuyến, ĐT, tủ lạnh, điều hoà, tắm nóng lạnh
Khách sạn có hệ thống thông tin liên lạc trong nước và quốc tế với trang thiết bị nội thất hiện đại, máy điều hoà hai chiều và phòng tắm tiện nghi với hệ thống ban công cửa sổ rộng thoáng. Du khách sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái khi nghỉ tại Phương Nam.
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN PHƯƠNG NAM
II.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn
II.1. Doanh thu của Khách sạn Phương Nam:
Doanh thu của Khách sạn đạt được hiệu quả cao và đều đặn trong nhiều năm, điều đó đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường va sự tin cậy của khách hàng cũng như các đối tác.
BẢNG 2: DOANH THU CỦA KHÁCH SẠN HAI NĂM 1999-2000
Các chỉ tiêu
1999
2000
So sánh 2000/1999
Tổng doanh thu
5.099.400.000
5.636.000.000
110,5%
1. Kinh doanh lưu trú
3.059.640.000
3.381.600.000
110,52%
Tỉ trọng
60%
60%
2. Kinh doanh ăn uống
1.529.820.000
1.690.800.000
110,52%
Tỉ trọng
30%
30%
3. Kinh doanh khác
509.940.000
563.600.000
110,52%
Tỷ trọng
10%
10%
Qua nguồn số liệu của hai năm 1999 và 2000 của Khách sạn Phương Nam, ta thấy mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng khách sạn vẫn tìm được chổ đứng của mình trên thị trường. Điều đó được thể hiện ở chổ tổng doanh thu của khách sạn Phương Nam năm 2000 tăng 10,5% so với năm 1999.
II.1.2. Tiền lương bình quân:
Khách sạn trả lương thời gian nghĩa là tiền lương sẽ thanh toán cho nhân viên căn cứ vào mức lương và thời gian công tác thực tế.
Tổng quỹ lương:
Tổng quỹ lương = Tổng số lương của khách sạn + các khoản khác
Tổng quỹ lương là các khoản tiền lương và phụ cấp có tính chất lượng được Nhà nước quy định mà khách sạn phải trả cho tất cả lao động thuộc khách sạn quản lý sử dụng.
Tổng quỹ lương (năm)
Tiền lương bình quân (1người/tháng) =
Tổng số lao động x 12 tháng bình quân
BẢNG 3: TÌNH HÌNH TRẢ LƯƠNG Ở KHÁCH SẠN
Đơn vị:1000đ
Các chỉ tiêu
1999
2000
So sánh 2000/1999
Tổng quỹ lương
974.100
960.000
96,2%
Số nhân viên
145 người
138 người
93%
Lương BQ/năm
9.300
9.500
104%
Lương BQ/tháng
750
800
103%
Qua bảng trên cho ta thấy tiền lương năm trả cho mỗi lao động tại Phương Nam tăng qua các năm và lương bình quân năm cũng tăng.
Bên cạnh các khoản lương, khách sạn luôn luôn tổ chức những cuộc thi tay nghề theo từng đợt để phát hiện kịp thời những lao động giỏi và có những chính sách khen thưởng kịp thời.
II.1.3. Các khoản nộp ngân sách và nghĩa vụ xã hội:
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của Nhà nước quy định thông qua luật pháp, là nguồn chính của ngân sách Nhà nước. Vì vậy nộp thuế là quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi đối tượng khi tham gia kinh doanh. Khách sạn Phương Nam luôn chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế lợi tức, và mới đây là thuế giá trị gia tăng (VAT).
Ngoài các khoản thuế nộp cho Nhà nước Khách sạn còn tham gia đóng góp vào một số hoạt động của địa phương như đóng góp vào quỹ tấm lòng vàng, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt...
II.2. Lợi nhuận của khách sạn
II.2.1. Lợi nhuận chung
BẢNG 4: LỢI NHUẬN CHUNG VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
Khoản mục
Đơn vị tính
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
% 2000/ 1999
1. Tổng doanh thu
Triệu đ
5099,44
5636,00
536,60
110,52
2. Lợi nhuận gộp
Triệu đ
1582,27
1699,44
417,17
107,41
Tỷ suất lợi nhuận gộp/DT
%
31,03
30,15
-0,92
97,16
3. Lợi nhuận thuần trước thuế
Triệu đ
901,89
1087,64
185,75
120,59
Tỷ suất LN thuần trước thuế/DT
%
17,69
19,30
1,61
109,10
8. Lợi nhuận thuần sau thuế
trđ
775,31
951,60
136,29
122,74
Tỷ suất LN thuần sau thuế/DT
%
15,20
16,88
1,68
111,05
Phân tích tình hình lợi nhuận của khách sạn 2 năm 1999-2000 ta thấy lợi nhuận năm 2000 cao hơn năm 1999 cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ suất lợi nhuận.
Lợi nhuận gộp năm 2000 tăng hơn 7,41% so với năm 1999, tương ứng với số tiền 417,17 triệu đồng, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu giảm 2,74%.
Lợi nhuận trước thuế năm 2000 tăng 20,59% tương ứng với số tiền 185,75 triệu đồng và tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu tăng 9,10%.
Lợi nhuận thuần sau thuế tăng nhiều nhất, năm 2000 tăng 22,74% so với năm 1999, tương ứng với số tiền 136,29 triệu đồng. Đây cũng chính là lợi nhuận thực tế khách sạn thu được và có quyền sử dụng, sau khi đã thanh toán mọi khoản. Tỷ suất lợi nhuận thuần sau thuế/doanh thu cũng tăng nhiều nhất, đạt 11,05%.
Như vậy doanh thu của khách sạn năm 2000 tăng thêm 10,52% so với năm 1999 và lợi nhuận thuần sau thuế tăng 22,74%. Như vậy mức tăng lợi nhuận cao hơn doanh thu, chứng tỏ lợi nhuận của khách sạn tăng nhiều hơn so với doanh thu, tạo điều kiện cho khách sạn tái đầu tư mở rộng kinh doanh, dịch vụ.
II.2.2 Lợi nhuận các nghiệp vụ kinh doanh
BẢNG 5: LỢI NHUẬN THEO TỪNG NGHIỆP VỤ
Khoản mục dịch vụ
Lợi nhuận thuần sau thuế
1999
2000
Chênh lệch
Tổng (Tr.đ)
775,31
951,60
176,29
1) Lưu trú
465,07
570,81
105,74
2) Ăn uống
232,53
285,41
52,88
3) Dịch vụ khác
77,71
95,38
17,67
Qua bảng trên ta thấy:
* Lợi nhuận kinh doanh lưu trú
Lợị nhuận của nghiệp vụ kinh doanh lưu trú năm 2000 là 570,81 triệu đồng, tăng 5,74% so với năm 1999, tương ứng với số tiền 176.29 triệu đồng. Qua đó ta thấy lợi nhuận của khách sạn chủ yếu thu được từ dịch vụ lưu trú, chiếm từ 60% tổng lợi nhuận và tăng lên. Điều này cũng phản ánh dịch vụ kinh doanh lưu trú của khách sạn đạt hiệu quả cao.
* Lợi nhuận kinh doanh ăn uống
Lợi nhuận dịch vụ ăn uống năm 1999 là 232,53 triệu đồng, chiếm 30% tổng lợi nhuận. Sang năm 2000 lợi nhuận tăng lên 285,41 triệu đồng, tức tăng thêm 52,88 triệu đồng
* Lợi nhuận nghiệp vụ kinh doanh khác
Lợi nhuận từ dịch vụ kinh doanh khác năm 1999 là 77,71 triệu đồng, chiếm khoảng 10,00% tổng lợi nhuận. Năm 2000 là 95,38 triệu đồng
II.3. Đánh giá chung
Trong 2 năm qua, Khách sạn Phương Nam đã phát huy những điểm mạnh của mình, từng bước đi lên nhằm đạt được những thành công trong hoạt động kinh doanh khách sạn một cách vững chắc trên thị trường cạnh tranh về nhu cầu lưu trú, ăn uống... không những của khách nội địa mà cả khách quốc tế. Điều đó được thể hiện qua các số liệu thể hiện tình hình kinh doanh của khách sạn trong 2 năm qua
Trong 2 năm vừa qua, ban quản lý khách sạn đã có những hoạch định chiến lược đúng đắn, có định hướng và phù hợp với thực tế của thị trường. Những sản phẩm mà khách sạn đưa ra phục vụ đã thoả mãn được nhu cầu của khách hàng và đem lại cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận khá cao. Khách sạn không những đã có những phương án hoạt động nhằm thu hút thêm khách hàng trong thị trường mà còn khuyến khích khách hàng hiện có tiêu thụ sản phẩm của mình thường xuyên hơn.
Một điều không kém phần quan trọng đó là cơ cấu tổ chức của khách sạn. Việc đạt được hiệu quả kinh doanh như hiện tại thể hiện sự hợp lý của cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của khách sạn .Trong vấn đề nhân sự, khách sạn đã có những chính sách riêng của mình trong việc tuyển chọn, tuyển đúng người, đúng việc nhằm tạo năng suất cao trong lao động. Ban lãnh đạo khách sạn không những làm tốt trong việc bố trí, sắp xếp nhân viên trong các bộ phận mà đã có những chính sách lương bổng đúng đắn theo năng lực của mỗi người, điều đó tác động rất tốt đến hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Trong bất kỳ một khách sạn nào thì lợi nhuận nói lên thực chất quá trình kinh doanh của khách sạn đó. Đồng thời qua đó đánh giá được sự lớn mạnh hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Lúc đầu Khách sạn kinh doanh phòng ngủ, phòng hội nghị, nhà hàng... Do các cơ quan xí nghiệp trong thành phố đều có hội trường và lại gần nhà, nên nhu cầu về thuê phòng hội nghị không cao. Bên cạnh đó các bộ ngành đều có nhà khách riêng nên khi có hội nghị tại Hà Nội họ không thuê ngoaì mà vào ngay nhà khách sạn của ngành, của bộ mình. Đồng thời nhu cầu hội nghị không lớn nên mảng kinh doanh này hiệu quả không cao.
Thấy được mảng kinh doanh này kém hiệu quả nên lãnh đạo Khách sạn đã quyết định sửa sang nâng cấp chuyển phòng ngủ để cho thuê. Với mảng kinh doanh phòng ngủ Khách sạn lại kinh doanh khá thành công và doanh thu cu Khách sạn chủ yếu từ bộ phận này. Doanh thu cho thuê phòng ngủ đến khoảng 60-70%. Vì Khách sạn có lượng khách truyền thống, khách quen thường xuyên thuê phòng ngủ.
Bên cạnh kinh doanh lưu trú là nguồn doanh thu chính của khách sạn Phương Nam,mà khách sạn Phương Nam còn kinh doanh thêm các loại hình khác như kinh doanh lữ hành, cho thuê xe du lịch, kinh doanh ăn uống phục vụ khách lưu trú trong và ngoài khách sạn có nhu cầu. Khách sạn còn tổ chức kinh doanh phục vụ ăn uống đám cưới, hội nghi... Ngoài ra khách sạn còn có các dich vụ thư giãn cho khách lưu trú trong khách sạn như có phòng hát KARAOKE, dịch vụ tắm hơi vật lý trị liệu, gội đầu thư giãn...
Ở những mảng kinh doanh này, mặc dù không phải điểm mạnh của Khách sạn, nhưng nhờ có sự cố gắng tột bậc của ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên của khách sạn nên hàng năm nó cũng đem lại một nguồn doanh thu khoảng 30-40%/năm.
Bên cạnh đó do có sự cạnh tranh gay gắt của thị trường khách sạn tại Hà Nội, nên khách sạn Phương Nam luôn có những chính sách thích hợp nhằm thu hút khách hàng như khách sạn phục vụ đặt mua vé máy bay cho khách hàng mà không tính thêm tiền dịch vụ, giảm giá cho các đoàn thuê từ 07 phòng trở lên...
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN
CỦA KHÁCH SẠN PHƯƠNG NAM
I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
I.1. Căn cứ vào phương hướng hoạt động của Khách sạn Phương Nam
Trong những năm hoạt động kinh doanh vừa qua, Khách sạn Phương Nam đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Thành công đó chủ yếu là do khách sạn đã có phương hướng hoạt động kinh doanh đúng đắn. Bước sang năm 2001 khách sạn vẫn hoạt động theo phương hướng phát triển kinh doanh lưu trú là chủ yếu và mở rộng kinh doanh ăn uống. Cụ thể là đảm bảo ổn định và tăng thêm lượng khách nội địa, đặc biệt là mở rộng phần thị trường lưu trú đối với khách quốc tế đến Hà nội.
Khách sạn Phương Nam hiện nay là một khách sạn loại vừa. Bước sang năm 2001, khách sạn dự định sẽ cải tạo, sửa chữa và nâng cấp trên cơ sở nguồn lực tự có nhằm nâng cấp khách sạn để đạt tiêu chuẩn là khách sạn 2 hoặc 3 sao. Điều này sẽ giúp cho khách sạn có thể đáp ứng nhu cầu lưu trú cao hơn so với hiện tại, đồng thời cũng góp phần thu hút một lượng khách lớn hơn để thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Trong phương hướng quản lý, khách sạn nghiên cứu kỹ lưỡng những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để có biện pháp hữu hiệu giảm chi phí ở tất cả các khâu, bố trí sắp xếp các dịch vụ một cách hợp lý, bố trí cán bộ công nhân viên đúng với năng lực và sở trường của họ nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành dịch vụ.
Trong thời gian tới khách sạn chủ trương đẩy mạnh hoạt động maketing, quảng cáo và tiếp thị để thu hút thêm khách, nhất là khách mới. Ngoài ra khách sạn cũng chủ trương mở rộng, nâng cấp dịch vụ ăn uống vì dịch vụ này đòi hỏi đầu tư vốn không nhiều, thực phẩm ở Hà Nội lại vô cùng phong phú, 4 mùa đều có thể thỏa mãn được yêu cầu ẩm thực đa dạng và khắt khe của khách.
I.2. Thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh của Khách sạn Phương Nam
I.2.1. Thuận lợi
Khách sạn Phương Nam ở vị trí thuận lợi, gần trung tâm của thủ đô Hà Nội, gần các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Hà Nội là nơi thu hút nhiều khách nội địa và quốc tế đến thăm quan. Ngoài ra Hà Nội còn là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - thể thao của cả nước, nơi tập trung nhiều sự kiện lớn của cả nước. Bên cạnh đó khách sạn còn có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và tay nghề, có nhiều kinh nghiệm trong nhiều năm công tác trong ngành. khách sạn có truyền thống đoàn kết và tự giác làm việc vì lợi ích của khách sạn cũng như lợi ích của mỗi người lao động. Nhân viên của các bộ phận khác nhau trong khách sạn có thể hỗ trợ, giúp đỡ, thay thế nhau khi cần thiết.
Cùng với sự lãnh đạo hiệu quả của Ban giám đốc, đã đưa khách sạn phát triển ngày càng vững mạnh, khách sạn càng được sự ủng hộ từ phía các bạn hàng. Khách sạn thường xuyên ký kết các hợp đồng với các Công ty lữ hành, các công ty du lịch... Khách sạn còn thiết lập được mối quan hệ lâu dài với các đoàn khách thường xuyên đặt phòng và lưu trú tại khách sạn. Khách sạn có một số lượng không nhỏ khách công vụ đã ký hợp đồng thuê phòng dài hạn như: Khách Trung Quốc, Đài Loan......
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới nên thị trường khách quốc tế có rất nhiều hứa hẹn. Những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới có nhiều sự kiện xảy ra. Một trong những ngành được lợi nhiều nhất đó là ngành kinh doanh Khách sạn - Du lịch. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan tâm ưu đãi đối với ngành Du lịch. Cụ thể như chính sánh thuế, năm 1999 Nhà nước đã giảm mức thuế VAT đối với ngành kinh doanh Khách sạn - Du lịch. Cùng với sự ổn định về chính trị - kinh tế - xã hội đã làm cho nhu cầu du lịch ở Việt Nam tăng. Nhờ hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự tín nhiệm của khách hàng, nên Khách sạn đã có được sự tín nhiệm của các cơ quan tài chính như: Ngân hàng, quỹ tín dụng, … Các cơ quan này đã hỗ trợ cho khách sạn nhiều trong vấn đề vốn.
I.2.2. Khó khăn của khách sạn
Bên cạnh những điểm mạnh nói trên thì Khách sạn Phương Nam còn không ít những hạn chế như: trong đội ngũ công nhân viên, còn một số chưa qua đạo tạo chính quy bnên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao để phục vụ khách. Khách của khách sạn chủ yếu là khách quen, khách sạn chưa tìm hiểu, nghiên cứu để thu hút được khách mới, mở rộng thị trường. Khách sạn mới chỉ chú trọng đến việc kinh doanh phòng ngủ mà ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số Giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Khách sạn Phương Nam.doc