Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm Bảo hiểm Bưu Điện (PTI)

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

Chương I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

1.2.1 Khái niệm về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

1.2.2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

1.2.2.1. Kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm gốc

1.2.2.2. Kinh doanh tái bảo hiểm

1.2.2.3. Giám định, bồi thường và đòi người thứ ba

1.2.2.4. Hoạt động đầu tư

1.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

1.3.1. Cạnh tranh và các hình thức cạnh tranh

1.3.1.1. Cạnh tranh

1.3.1.2. Các hình thức cạnh tranh

1.3.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

1.3.2.1 Năng lực cạnh tranh

1.3.2.2 Các hình thức cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

1.3.3. Các nhân tố phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

1.3.3.1. Năng lực tài chính

1.3.3.2 .Hệ thống sản phẩm và chất lượng dịch vụ

1.3.3.3. Thương hiệu của doanh nghiệp

1.3.3.4. Nguồn lực con người

1.3.3.5. Hệ thống phân phối

1.3.3.6. Kinh nghiệm hoạt động

1.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp bảo hiểm phi nhân thọ

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI)

2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần bảo hiểm Bưư Điện (PTI)

2.1.1.Giới thiệu về công ty

2.1.2 Tổ chức bộ máy của PTI

2.2. Một số nét về tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm

2.2.2. Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

2.2.3. Các sản phẩm bảo hiểm triển khai

2.2.4. Hệ thống phân phối của các DNBH phi nhân thọ

2.2.5. Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

2.2.5.1. Khả năng về vốn

2.2.5.2. Dự phòng nghiệp vụ

2.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của PTI

2.3.1. Năng lực tài chính

2.3.1.1. Khả năng về vốn

2.3.1.2.Trích lập dự phòng

2.3.2. Sản phẩm của PTI

2.3.3. Hệ thống phân phối

2.3.4. Bạn hàng

2.3.5. Nguồn lực con người

2.3.6. Giá cả sản phẩm, chất lượng giám định và giải quyết bồi thường

2.4. Kết quả hoạt động, vị trí của PTI trên thị trường

2.4.1. Kết quả

2.4.1.1. Doanh thu bảo hiểm gốc

2.4.1.2 Kết quả hoạt động nhận tái bảo hiểm

2.4.1.3 Hoạt động đầu tư

2.4.2. Thị phần của PTI qua các năm

 

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC

3.1. Một số kiến nghị đối với nhà nước giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp bảo hiểm PTI nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

3.2.1. Xây dựng và phát triển thương hiệu

3.2.2. Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm

3.2.3.Thực hiện công tác thống kê và định phí phù hợp

3.2.4. Tăng cường hoạt động quảng cảo, truyền thông

3.2.5. Mở rộng các kênh phân phối

3.2.6. Tăng tiềm lực tài chính của doanh nghiệp

3.2.7. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực

3.2.8. Hiện đại hoá bằng ứng dụng công nghệ thông tin

3.2.9. Tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vốn

 

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3204 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm Bảo hiểm Bưu Điện (PTI), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BAOMINH).                Mặc dù ra đời muộn hơn các công ty bảo hiểm khác nhưng PTI đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và có uy tín cao đối với khách hàng nhờ có định hướng kinh doanh đúng đắn và gần 50 sản phẩm bảo hiểm chất lượng cao, mức phí cạnh tranh được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước.               PTI luôn tâm niệm chấp nhận cạnh tranh nhưng phải nghiên cứu kỹ thị trường để phát triển vững chắc. Điều đó được thể hiện ở chỗ PTI lấy yếu tố con người làm trung tâm. Sản phẩm chất lượng cao phải đi kèm với đội ngũ cán bộ chuyên viên giỏi về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt hàng năm, PTI đều cử một số cán bộ chuyên viên đi đào tạo chuyên sâu tại Singapore, Malaysia, Thuỵ Sỹ, HongKong... Hoặc tham gia khoá học chuyên ngành bảo hiểm từ xa của Australia, New Zealand… Xác định rõ quyền lợi của khách hàng luôn đi liền với sự phát triển của công ty, PTI rất chú trọng công tác chăm sóc khách hàng và công tác bồi thường cho khách hàng. Khi có sự cố, công tác giám định bồi thường được thực hiện theo tiêu chí nhanh chóng kịp thời, chính xác và hợp pháp. PTI có sự hợp tác với các công ty giám định độc lập, uy tín trong và ngoài nước như Cunningham Linshey, McLauren… để giải quyết những vụ tổn thất lớn, phức tạp. Tỷ lệ bồi thường trung bình hành năm của PTI 25% trên doanh thu bảo hiểm. Đây là chỉ số tốt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và quốc tế thể hiện tính chuyên nghiệp trong khai thác bảo hiểm, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Để đảm bảo an toàn tài chính của công ty, khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, PTI có quan hệ hợp tác lâu dài, tốt đẹp và đã ký kết những hợp đồng tái bảo hiểm cố định với các công ty, tập đoàn tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế như: Swiss Re, Munich Re, CCR, Mitsui Sumitomo, Tokio Marine, Hannover Re, Vinare… và các công ty môi giới hàng đầu như: Marsh, Aon, Willis, Arthur J. Gallagher… Nhờ vậy, PTI có khả năng nhận và thu xếp tái bảo hiểm ra thị trường quốc tế các dịch vụ bảo hiểm có giá trị tới hàng trăm triệu USD, đặc biệt là các dự án xây dựng quy mô lớn như: thuỷ điện, xi măng, cầu, đường… Tổng doanh thu nhận tái bảo hiểm năm 2006 đạt 24 tỷ VNĐ. Tổng năng lực hợp đồng tái bảo hiểm của PTI năm 2007 là 21 triệu USD. Với nỗ lực không ngừng, PTI đã phát triển đội ngũ trên 500 cán bộ nhân viên làm việc tại Hà Nội, 22 chi nhánh, các văn phòng đại diện trong phạm vi toàn quốc. Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao của PTI phải kể đến bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm cháy, bảo hiểm con người và bảo hiểm xe cơ giới. Ngoài ra PTI còn triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm bưu phẩm, bưu kiện khai giá. Cùng những thành tích đã đạt được, PTI đang ngày càng phát triển với mức tăng trưởng về doanh thu bảo hiểm gốc đạt trung bình 30% năm. PTI đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và quốc tế và là một trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.  Hiện nay Công ty PTI là một thành viên trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. PTI với phương châm hoạt động kinh doanh phải gắn liền với nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng, chia sẻ khó khăn với khách hàng, cùng khách hàng khắc phục hậu quả của tổn thất, nhằm nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh. Với tinh thần đó, Công ty tin tưởng và mong muốn đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về bảo hiểm cho mọi đối tượng khách hàng. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN Tên đơn vị             : Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Tên tiếng Anh       : Posts &Tel. Joint - Stock Insurance Company Tên viết tắt            : PTI Trụ sở chính         : Tầng 8 Toà nhà 4A - Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội Điện thoại              : (04) 7724466 .        Fax: (04) 7724460 Năm thành lập      : 1998 Nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu : Kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm theo qui định của Nhà nước theo giấy phép kinh doanh số 055051 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp nagỳ 12/8/2008: y tê tự nguyện, tai nạn con người, tài sản, thiệt hại, vận chuyển đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường không, trách nhiệm chung, xe cơ giới, cháy; Kinh doanh tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Giám sát, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. Tham mưu tư vấn cho các tổ chức kinh tế - xã hội trong việc đánh giá và quản lý rủi ro. Hoạt động đầu tư tài chính theo qui định của pháp luật. Các hoạt động khác theo qui định của pháp luật. 2.1.2 Tổ chức bộ máy của PTI Bộ máy tổ chức của PTI hiện nay được tổ chức qua sơ đồ 1: Như vậy PTI tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, trong đó - Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 5 thành viên, có nhiệm kỳ 4 năm và có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề thuộc thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. - Ban Kiểm Soát: kiểm tra, giám sát tất cả hoạt động quản lý và điều hành công ty. - Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời là người quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. - Phó tổng giám đốc: Giúp tổng giám đốc điều hành các hoạt động của công ty và có ý kiến tham mưu trong việc ra các quyết định các hoạt động của công ty . - Các phòng kinh doanh bảo hiểm: có nhiệm vụ khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ . - Phòng tái bảo hiểm : có nhiệm vụ nhận và nhượng tái bảo hiểm. - Phòng kế hoạch đầu tư: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty ; xây dựng các cơ chế, chính sách, xác định các định mức chi phí và phân bổ các bộ phận kinh doanh; hướng dẫn các bộ phận trực thuộc công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh, thực hiện các công việc liên quan đến đầu tư . - Phòng tài chính kế toán: tổ chức các hoạt động về kế hoạch tài chính và công tác theo pháp luật nhà nước qui định. Cụ thể là trung tâm sổ sách tài khoản của công ty, là nơi thực hiện quản lý, kiểm tra tài chính. Mở sổ sách kế toán và hoạch toán để thao dõi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng hợp số liệu kế toán toàn công ty, kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện chế độ kế toán tài chính và công tác kế toán của các đợn vị trực thuộc, đồng thời cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ và chính xác cho ban Giám đốc để điều hành mọi hoạt động của công ty. - Phòng tổng hợp: có nhiệm vụ thu thập,quản lý và cung cấp thông tin cho các bộ phận kinh doanh, thực hiện chức năng thư ký cho Ban Giám Đốc, thực hiện các công tác tuyên truyền quảng cáo cho công ty . - Phòng tổ chức cán bộ: chuyên thực hiện mọi công việc về nhân sự,quản lý cán bộ, xây dựng các chế độ tuyển dụng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công ty. Ngoài ra, công ty còn có 22 chi nhánh, các văn phòng đại diện trong phạm vi toàn quốc nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty. Mặc dù mỗi phòng ban có nhiệm vụ chức năng khác nhau song lại bổ sung và liên kết với nhau tạo thành một khối thống nhất. Với mô hình tổ chức quản lý kinh doanh nói trên công ty có điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kỹ thuật, kinh tế cũng như tổ chức tới từng địa bàn để nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.2. Một số nét về tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm: Tháng 1 năm 1965 công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đầu tiên ra đời, và kể từ đó thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Từ độc quyền chỉ có duy nhất một công ty bảo hiểm Nhà nước, cho đến nay đã có tới 37 DNBH, trong đó có 21 DNBH phi nhân thọ (có 12 DNBH trong nước và 9 DNBH có vốn đầu tư nước ngoài). Bảng 1: Danh sách các DNBH phi nhân thọ đang hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam STT Tên doanh nghiệp Năm thành lập 1 Bảo Việt Việt Nam 1965 2 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh 1994 3 CTCP bảo hiểm Petrolimex(Pjico) 1995 4 CTCP bảo hiểm Nhà Rồng( Bảo Long) 1995 5 CTCP bảo hiểm dầu khí (PVI) 1996 6 Công ty LD bảo hiểm quốc tế Việt Nam(VIA) 1996 7 Công ty LD bảo hiểm Liên hiệp (UIC) 1997 8 CTCP bảo hiểm Bưu Điện (PTI) 1998 9 Công ty BH tổng hợp Groupama Việt Nam 2001 10 Công ty LD TNHH BH Châu Á- Ngân hang công thương (IAI) 2002 11 Công ty LD TNHH BH Sam sung Vina 2002 12 CTCP bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 2003 13 CTCP bảo hiểm AAA 2005 14 CTBH ngân hang đầu tư & phát triển Việt Nam (BIC) 2005 15 Công ty TNHH BH phi nhân thọ AIG 2005 16 Công ty TNHH bảo hiểm QBE 2005 17 CTCP bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam(Agrinco) 2006 18 CTCP bảo hiểm toàn cầu (GIC) 2006 19 CTCP bảo hiểm Bảo Tín 2006 20 Công ty TNHH bảo hiểm Liberty 2006 21 Công ty TNHH bảo hiểm ACE 2006 (Nguồn: Thị trườngBH Việt Nam) Có thể thấy rằng, hàng năm các doanh nghiệp ra nhập vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ngày một nhiều, nhất là trong năm 2006, đã có thêm 5 DNBH tham gia kinh doanh nghiệp vụ này. Số lượng DNBH ngày càng tăng sẽ dẫn đến nguy cơ các DNBH bị thu hẹp thị phần, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam sẽ cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Điều này sẽ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể phù hợp với từng thời kỳ, giúp nâng cao năng lực của mình trên thị trường, cũng như trước đối thủ cạnh tranh, để không bị “gạt” ra khỏi thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đang hết sức sôi động hiện nay. 2.2.2. Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng tăng qua các năm, và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu bảo hiểm toàn thị trường. Sau đây là doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ và tốc độ tăng doanh thu qua một số năm: Bảng 2: Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam Chỉ tiêu 1993 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1. Doanh thu ( Tỷ đ) 700 2.158 2.624 3.875 4.768 5.535 7.000 8.350 2. Tốc độ tăng trưởng (%) - - 20 48 23 16 26 19.3 (Nguồn: Thị trường BH Việt Nam) Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng nhanh trong giai đoạn năm 2002 - 2003 và tăng chậm hơn năm 2004 – 2005, tuy nhiên đã hồi phục trở lai trong năm 2006. Trong nhưng năm gần đây, tốc độ phát triển của thi trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng tuy đã chậm lại nhưng mức tăng tuyệt đối vẫn ở mức cao. Trong năm 2007, doanh thu khai thác tăng so với năm 2006 là 2.550 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng thêm là 1.350 tỷ đồng. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đang là “miếng bánh ngon” mà các doanh nghiệp đang hướng tới. Ngày càng có nhiêu doanh nghiệp tham gia vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, do đó trong những năm qua thị phần của các DNBH phi nhân thọ cũng có một số thay đổi, thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Thị phần của một số DNBH phi nhân thọ (giai đoạn 2005- 2007) Tên DN Doanh thu ( Tỷ đ) Thị phần ( %) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Bảo Việt VN 2.138 2.246 2.578 38.56 32.08 30.08 Bảo Minh 1.204 1.386 1.711 21.76 19.8 20.46 PVI 691 1.164 1.706 12.49 16.63 20.43 Pjico 740 670 1.100 13.37 9.57 13.17 PTI 262 297 301 4.78 3.98 3.6 DN PNT khác 500 1.237 954 9.04 17.94 12.26 Tổng cộng 5.535 7000 8350 100% 100% 100% (Nguồn: Thị trường BH Việt Nam) Có thể thấy rằng, doanh thu của DNBH Bảo Việt Việt Nam và Bảo Minh luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Trong những năm qua thi phần của hai doanh nghiệp này luôn chiếm trên 50% của toàn thị trường, tuy nhiên vài năm gần đây thị phần của hai doanh nghiệp cũng đã giảm đi, nguyên nhân đó là do có thêm các DNBH ra nhập thêm vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, tất yếu các doanh nghiệp sẽ bị chia sẻ thi phần. Một số doanh nghiệp thành lập sau cũng đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường như: PVI, Pjico, PTI, Bảo Long… 2.2.3. Các sản phẩm bảo hiểm triển khai Bên cạnh mức tăng trưởng về doanh thu thì chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng đựơc cải thiện rõ rệt thể hiện qua việc đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm. Trước năm 1993, thị trường chỉ có 22 sản phẩm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Đến năm 2007, thị trường bảo hiểm đã có tới trên 700 sản phẩm khác nhau, trong đó có khoảng 550 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trải rộng trên cả 3 lĩnh vực là con người, tài sản và trách nhiệm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Một trong những chiến lược kinh doanh của các DNBH hiện nay đó là việc đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm, các doanh nghiệp luôn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra những sản phẩm mới phù hợp và đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của khách hàng, cũng có thể sản phẩm mới đơn giản chỉ là sự kết hợp giữa các sản phẩm hiện có, hay là sự thay đổi, kết hợp giữa các điều khoản trong hợp đồng. Các sản phẩm bảo hiểm có sự kết hợp nhiều quyền lợi khác nhau của khách hàng, do đó khách hàng có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp để tận dụng được nhiều lợi ích nhất. Nhiều DNBH phi nhân thọ đã cung cấp nhiều sản phâm bảo hiểm mới khá độc đáo như sản phẩm bảo hiểm cá nhân cho người sử dụng thẻ ATM, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm chăn nuôi... Các doanh nghiệp ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm, khách hàng sẽ càng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho mình, cạnh tranh giữa các DNBH sẽ ngày tăng lên. 2.2.4. Hệ thống phân phối của các DNBH phi nhân thọ Để thuận tiện hơn trong việc khai thác, các doanh nghiệp đã liên tục mở thêm các chi nhánh, văn phòng ở khắp mọi miền tổ quốc, đặc biệt là hệ thống đại lý được coi là kênh phân phối vô cùng hữu hiệu. Những đại lý có cả mặt từ các thàng phố lớn cho tới các địa phương xa xôi, nhằm tiếp cận, phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất. Ngoài kênh phân phối qua các đại lý, các DNBH Việt Nam muốn nâng cao thị phần, khai thác thêm nhiều hợp đồng hơn nữa, còn phân phối qua một số hình thức khác. Hiện hay hình thức phân phối bảo hiểm kết hợp với ngân hàng cũng tỏ ra hết sức hữu hiệu, và sự kết hợp này đã tạo ra lợi ích cho cả hai bên. Do đó đã có rất nhiều DNBH phi nhân thọ áp dụng hình thức phân phối này. Số lượng các kênh phân phối của DNBH cũng được coi là chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó, một DNBH có số lượng các chi nhánh đại lý lớn, phủ khắp các tỉnh thành sẽ tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp khai thác đựơc nhiều hợp đồng bảo hiểm, do đó khả năng canh tranh sẽ tốt hơn. Vì thế, mỗi DNBH phi nhân thọ vẫn đang tiếp tục mở thêm rất nhiều chi nhánh, đại lý để cạnh tranh với các DNBH khác, do đó cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng ngày một gay gắt hơn. 2.2.5. Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiêm phi nhân thọ đựoc xem xét qua một số các chỉ tiêu sau: khả năng về vốn, mức trích lập dự phòng. 2.2.5.1. Khả năng về vốn Hiện nay, theo qui định của Luật kinh doanh bảo hiểm, mức vốn pháp định của các công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được qui định là 300tỷ đồng Việt Nam. Với mức vốn pháp định đựơc qui đinh mới này, các doanh nghiệp đã tăng nguồn vốn điều lệ của mình bằng nhiều hình thức, và hình thức tỏ ra hữu hiệu nhất đó là phát hành cổ phiếu. Ngoài ra, để tăng tiềm lực về tài chính cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng chú trọng tằng vốn chủ sở hữu, trích lập dự phòng và quĩ dự trữ. Bảng 4: Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của một số DNBH phi nhân thọ năm 2007 (Đơn vị: tỷ VN đồng) Doanh nghiệp Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu Bảo Việt Việt Nam 900 570 Bảo Minh 1.100 555.6 Pjico 140 186.54 PVI 100 718.22 PTI 105 126 Bảo Long 160 170.49 (Nguồn: Thị trường BH Việt Nam) Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của các DNBH phi nhân thọ hàng đầu này luôn được tăng lên theo thời gian. Điển hình như Pjico: vốn điều lệ năm 2001 là 55 tỷ đồng, năm 2003 là 70 tỷ dồng, đến năm 2007 tăng lên tới 140 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu năm 2001 là 52 tỷ đồng, năm 2003 là 103,5 tỷ đồng, năm 2004 là 118 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên tới 186.54 tỷ đồng. Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện: Vốn điều lệ năm 2001 là 64 tỷ đồng, năm 2003 là 70 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên tới 105 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu năm 2001 là 75 tỷ đồng, năm 2003 là 107 tỷ đồng, năm 2004 là 118 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên là 126 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng lên cũng khiến cho tiềm lực tài chính tăng lên, các DNBH có khả năng nhận các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn, khả năng bồi thường chi trả sẽ cao hơn, vì thế khách hàng sẽ yên tâm hơn khi tìm đến các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính lớn. Do đó, việc các DNBH phi nhân thọ tăng nguồn vốn của mình lên cũng là một biện pháp để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. 2.2.5.2. Dự phòng nghiệp vụ Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà DNBH phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã đựợc xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của DNBH. Tại điều 8 - Nghị định 46/2006/NĐ-CP qui định các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ: dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất. Để đảm bảo cho khả năng chi trả và bồi thường, các DNBH phi nhân thọ cần phải trích lập dự phòng nghiệp vụ để tự bảo vệ cho chính công ty mình và cũng như tuân thủ theo đúng pháp luật. Năm 2007, tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 4.500 tỷ đồng. Trong đó, mức trích lập dự phòng của một số công ty đứng đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ như sau: Bảng 5: Mức trích lập dự phòng nghiệp vụ của một số DNBH phi nhân thọ năm 2007 (Đơn vị: tỷ đồng VN) Tên doanh nghiệp Mức trích lập dự phòng Bảo Việt Viêt Nam 1.444 Bảo Minh 676 Pjico 353 PVI 345 PTI 318 (Nguồn: Thị trường BH Việt Nam) Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của DNBH cũng là yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, đồng thời cũng là tăng lên về tiềm lực tài chính. Đối với DNBH phi nhân thọ có thể đầu tư mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh hoặc không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Hiện nay, ngày càng có nhiều các DNBH phi nhân thọ tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, mỗi DNBH đều đứng trước nguy cơ bị chia sẻ về thị phần, các doanh nghiệp đếu đưa ra những chiến lược kinh doanh cho mình.Mỗi chiến lược kinh doanh của DNBH này đưa ra sẽ là thách thức đối với DNBH khác, do đó cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đang ngày một gay gắt hơn. 2.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của PTI 2.3.1. Năng lực tài chính. 2.3.1.1. Khả năng về vốn: Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện PTI được thành lập năm 1998, với danh sách cổ đông và mức vốn góp như sau: Bảng 6: Dánh sách cổ đông của PTI (Đơn vị: Triệu đồng VN) Vốn điều lệ 70.000 I Cổ đông pháp nhân 48.300 1 Tập đoàn Bưu chính Viễn tthông Việt Nam- VNPT Group 28.700 2 Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh 7.000 3 Tổng công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam- Vinare 5.600 4 Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam- VIB 2.800 5 Tổng công ty xây dựng Hà Nội 1.400 6 Tổng công ty XNK Xây dựng Việt Nam- Vinaconex 1.400 7 Công ty CPTM Bưu chính Viễn thông- Cokyvina 1.400 II Cổ đông thể nhân 21.700 (Nguồn: Các DNBH trong thời gian qua, đã liên tục gia tăng vốn điều lệ và nguồn vốn chủ sở hữu của mình lên mục đích là tăng năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của công ty. Trong thời gian qua nguồn vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của PTI cũng đã liên tục được tăng lên. Vốn điều lệ của PTI năm 2001 chỉ là 64 tỷ đồng, năm 2002 là 70 tỷ đồng, đến năm 2007 đã tăng lên con số là 105 tỷ đồng, và dự tính trong năm 2008 sẽ tăng mức vốn điều lệ lên là 150tỷ đồng. Tuy mức vốn của PTI đã đựơc tăng lên khá nhiều nhưng so với qui định mới về mức vốn pháp định (đối với DNBH phi nhân thọ là 300 tỷ đồng) thì vẫn còn thấp hơn rất nhiều. So với một số DNBH phi nhân thọ khác như Bảo Việt hiện nay mức vốn điều lệ là 900 tỷ, Bảo Minh là 1.100 tỷ, Pjico là 140 tỷ đồng, hay công ty cổ phần Viễn Đông (thành lập muộn hơn) cũng có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, như vậy PTI hiện nay có mức vốn thấp trên thị trường. Năm 2007 vừa qua, PTI cũng đã tham gia phát hành cổ phiếu ra thi trường với số lượng là 19.500.000 cổ phiếu, tổng giá trị là 195.000.000.000 đông. Việc phát hành cổ phiếu ra thị trường được coi là một kênh huy động vốn hữu hiệu cho doanh nghiêp, và PTI cũng đã dùng hình thức này để tăng tiềm lực về tài chính cho mình. Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ sở hữu của PTI cũng tăng lên hàng năm: năm 2001 là 75 tỷ đồng, năm 2002 là 85 tỷ đồng, năm 2003 là 107 tỷ đồng, năm 2004 là 118 tỷ đồng và đến năm 2007 đã tăng lên là 126 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng cũng góp phần nâng cao năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của công ty lên. Mặc dù công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện PTI đã tăng vốn điều lệ của mình lên, nhưng chỉ với nghiệp vụ bảo hiểm thông thường (gồm các nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn, các sự cố đối với công trình xây dung của Tập đoàn VNPT, kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ, nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ), quản lý quỹ và đầu tư vốn…thì mức vốn điều lệ nếu tăng tới mức 150 tỷ đồng vào năm 2008 vẫn quá là nhỏ bé. Đó là chưa kể đến bảo hiểm các hệ thống máy móc - thiết bị kỹ thuật hiện đại, sử dụng công nghệ cập nhật trình độ thế giới trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Viễn thông, bảo hiểm Vệ tinh Viễn thông. Như vậy việc chú trọng tăng vốn điều lệ của công ty này là yếu tố hết sức quan trong ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới. 2.3.1.2.Trích lập dự phòng Bảo hiểm có chu trình kinh doanh đảo ngược, có nghĩa là khi hợp đồng được kí kết thì khách hàng sẽ phải trả cho doanh nghiệp một khoản tiển đó là phí bảo hiểm (đựơc gọi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm), còn DNBH sẽ cam kết chi trả hay bồi thường cho họ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra đã được thoả thuận trong hợp đồng. Như vậy, DNBH sẽ luôn có trong tay một nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn và tương đối ổn định, một phần lớn đó sẽ trích ra thành một quỹ gọi là quỹ dự phòng nghiệp vụ, và doanh nghiệp đựơc phép dùng nguồn vốn này để đầu tư sinh lời. Bảng 7:Tổng quỹ dự phòng của PTI (giai đoạn 2003 - 2007) (Đơn vị: tỷ đồng VN) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Mức dự phòng 152.257 217.303 284.897 310.386 318.878 (Nguồn: Quỹ dự phòng nghiệp vụ của PTI cũng tăng lên hàng năm : năm 2001 tổng dự phòng nghiệp vụ của PTI chỉ là 72,8 tỷ đồng, năm 2003 là 152.257 tỷ đồng, và đến năm 2007 đã tăng lên con số là 318.878 tỷ đồng. Trích lập dự phòng nghiệp vụ của PTI đựơc thực hiện như sau: - Dự phòng phí chưa được hưởng: mức trích lập phí đối với các loại hình bảo hiểm vận chuyển hàng hoá đựơc tính bằng 25% mức phí giữ lại trong năm, và bàng 50% mức giữ lại trong năm đối với các loại hình bảo hiểm khác - Dự phòng dao động lớn: được áp dụng thống nhất đối với tất cả các loại hình nghiệp vụ là 5% phí giữ lại và đựơc trích đến khi bằng 100% phí giữ lại. Riêng năm 2005, công ty thực hiện trích dự phòng giao động lớn tới 12%. - Dự phòng bồi thường đựơc công ty thực hiện trích lập theo phương pháp từng hồ sơ đối với các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm khách hàng đã khiếu nại nhưng chưa được giải quyết. Mức trích lập dựa trên ước tính tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng khách hàng chưa thông báo. Việc trích lập dự phòng như trên đã bổ sung vào quỹ dự phòng hàng năm của PTI gần 25 tỷ đồng. Đến năm 2007,quỹ dự phòng nghiệp vụ của công ty đã đạt trên 318 tỷ đồng, nhờ đó đảm bảo an toàn cao trong hoạt động KDBH và tạo ra nguồn vốn nhàn rỗi lớn cho hoạt động đầu tư tài chính của PTI. Đây là yếu tố tài chính quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho PTI ở những năm tiếp theo. 2.3.2. Sản phẩm của PTI Sản phẩm bảo hiểm là một loại sản phẩm dịch vụ tài chính đặc biệt, khách hàng không thể sử dụng các giác quan của mình để cảm nhận được sản phẩm, mà chỉ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì lợi ích của sản phẩm mới đựoc phát huy tác dụng. Do đó, để chào bán được sản phẩm một cách hiệu quả thì doanh nghiệp cần có những chính sánh cụ thể đối với sản phẩm của mình. Sau 10 năm hoạt động, hiện giờ PTI đã có gần 50 sản phẩm bảo hiểm phi nhan thọ chia thành 3 nhóm nghiệp cụ chính đó là: BH tài sản – kỹ thuật, BH hàng hoá và BH phi hàng hải. Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm thế mạnh là nhóm BH tài sản - kỹ thuật luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu bảo hiểm của doanh nghiệp (chiếm gần 50%), đồng thời nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm Bảo hiểm Bưu Điện (PTI).doc
Tài liệu liên quan