Công ty áp dụng chính sách giá bán khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau, việc áp giá bán khác nhau này cũng thể hiện ưu đãi của Công ty: nếu khách hàng là khách hàng trung thành, mua hàng với khối lượng lớn thì sẽ có mức giá bán thấp hơn các khách hàng khác. Đặc biệt với công ty mẹ (Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất) thì luôn có một mức giá bán hết sức ưu đãi.
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất (DMC-FER, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mua hàng với khối lượng lớn, giá trị cao.
Bảng 3: Thị phần của Công ty qua các năm
Đơn vị tính: nghìn sản phẩm
Tên công ty
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Công ty Thống Nhất (DMC-FER)
1.341
37,2
1.168
33,14
759
22,83
852
33,65
Các công ty khác trong nước
694
19,25
857
24,31
566
17,02
580
22,91
Các công ty ở nước ngoài
1.570
43,55
1.500
42,55
2.000
60,15
1.100
43,44
Tổng sản lượng
3.605
100
3.525.
100
3.325
100
2.532
100
Nguồn : Phòng kinh doanh tiêu thụ
Biểu 4: Thị phần của Công ty qua các năm
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tình hình sản xuất của Công ty không được ổn định. Trong hai năm 2004 và 2005 thì sản lượng sản xuất của Công ty đạt mức rất cao (1.340.818 và 1.167.489 sản phẩm). Đến năm 2006 và năm 2007 thì sản lượng sản xuất giảm mạnh từ 1.167.489 xuống còn 758.745 sản phẩm do tình hình thị trường có nhiều biến động, Công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty đến từ Trung Quốc. Sang đến năm 2007, tình hình sản xuất lại được phục hồi và có xu hướng tăng mạnh như đánh dấu tình hình sản xuất đã vượt qua được một năm suy thoái.
Biểu 5: Thị phần của Công ty trong năm 2007
Trong thị phần tại Việt Nam năm 2007, ta thấy miếng bánh thị phần của Công ty chiếm tỷ lệ khá cao (33,65%) nhưng thị phần của các công ty nước ngoài (ở đây chủ yếu là các công ty Trung Quốc) cũng chiếm một phần rất lớn. Các công ty Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh rất mạnh về giá bán sản phẩm và mẫu mã sản phẩm, tuy nhiên thì chất lượng sản phẩm lại rất kém. Qua đây có thể thấy rằng trong cạnh tranh thì công cụ cạnh tranh về giá là hết sức quan trọng trong việc quyết định thị phần của Công ty. Việc cạnh tranh của các công ty Trung Quốc gây áp lực lớn cho công ty để hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm phụ tùng xe đạp.
Sản phẩm của Công ty rất đa dạng bao gồm nhiều chủng loại phong phú. Sản phẩm chủ yếu hiện nay gồm :
Các loại đèn
Các loại Đinamo
Upercase và lowercase
Bảng 4: Cơ cấu sản phẩm sản xuất qua một số năm
Sản phẩm
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Đèn các loại
900.000
800.000
1.200.000
250.000
Đinamo các loại
642.016
671.713
600.000
550.000
Upercase và Lowercase
0
0
67.979
51.240
Nguồn: Phòng kinh doanh tiêu thụ
Biểu đồ 6: Cơ cấu sản phẩm sản xuất qua một số năm
Qua biểu đồ cơ cấu sản xuất qua một số năm dưới đây cho thấy: Năm 2004, 2005 và 2006 thì sản phẩm đèn xe đạp các loại chiếm tỉ lệ cao sau đó là Đinamo các loại, upercase và lowercase chưa sản xuất. Nhưng đến năm 2007, sản phẩm Đinamo được sản xuất nhiều nhất, sau đó là các loại đèn và cuối cùng là uppercase và lowercase do hai loại sản phẩm này mới được đưa vào sản xuất.
Bảng 5: Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ tại các thị trường
Đơn vị tính: Nghìn sản phẩm
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2005
Năm 2007
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Trong nước
340.818
25,42
267.489
22,91
458.745
60,46
511.881
71,91
Xuất khẩu
1.000.000
74,58
900.000
77,09
300.000
39,54
200.000
28,09
Tổng sản lượng tiêu thụ
1.340.818
100
1.167.489
100
758.745
100
711.881
100
Nguồn: Phòng kinh doanh tiêu thụ
Trong những năm 2004, 2005, sản phẩm của công ty sản xuất ra chủ yếu để dành cho xuất khẩu (74,58% và 77,09%). Thời gian này thì các đơn đặt hàng từ nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các đơn đặt hàng của công ty. Nhưng đến năm 2007 thì sản lượng tiêu thụ ở thị trường trong nước lại đột ngột tăng cao, trong khi đó thì các đơn đặt hàng ở nước ngoài lại ít dần – đây là một dấu hiệu về sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm tiêu thụ mà công ty cần phải lưu ý. Công ty cần đi sâu vào nghiên cứu thị trường trong nước hơn nữa để đáp ứng nhu cầu, mặt khác cần tiếp tục nối lại và duy trì mối quan hệ với các bạn hàng ở nước ngoài.
Bảng 6: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ qua 4 năm
Đơn vị tính: Sản phẩm
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng
+/-
Số lượng
+/-
Số lượng
+/-
Sản phẩm sản xuất
1.542.016
1.271.713
-270.303
1.867.979
596.266
451.240
-1416.739
Sản phẩm tiêu thụ
1.340.818
1.167.489
-173.329
758.745
-408.744
711.881
-46.864
Nguồn: Phòng kế toán
Biểu 7: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 4 năm
Qua bảng trên ta thấy, sản lượng sản xuất của Công ty giảm dần từ năm 2004 đến năm 2007. Do các đơn đặt hàng từ Đức và Ba Lan với khối lượng lớn có những thay đổi mà Công ty không tìm hiểu kỹ, do vậy mà sản phẩm xuất sang bị trả lại. Công ty đã bị mất đi những khách hàng lâu năm. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ qua các năm so với sản lượng sản xuất lại đạt mức khá cao, lượng hàng tồn kho là không lớn. Đặc biệt năm 2007, sản lượng tiêu thụ đạt mức cao hơn cả sản lượng sản xuất. Điều này cũng đánh dấu một quá trình hồi phục của Công ty, Công ty đã ký kết được các hợp đồng mới nhằm tiêu thụ lượng hàng tồn kho rất lớn trong năm 2006 để lại. Sản phẩm của Công ty đã dần lấy lại sự tín nhiệm của các bạn hàng lâu năm.
1.2. Cạnh tranh về giá bán sản phẩm
Công ty áp dụng chính sách giá bán khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau, việc áp giá bán khác nhau này cũng thể hiện ưu đãi của Công ty: nếu khách hàng là khách hàng trung thành, mua hàng với khối lượng lớn thì sẽ có mức giá bán thấp hơn các khách hàng khác. Đặc biệt với công ty mẹ (Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất) thì luôn có một mức giá bán hết sức ưu đãi.
- Hoá đơn bán hàng ngày 31/8/2007 bán cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất:
Bảng 7: Hoá đơn bán hàng ngày 31/8/2007
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Giá bán
(VND)
Thuế VAT
(VND)
Giá thanh toán (VND)
1
Đèn hậu 13 không bóng không dây
cái
2.300
230
2.530
2
Upper case 5VD
cái
750
75
825
Nguồn: Phòng kinh doanh tiêu thụ
- Cũng với sản phẩm đèn hậu 13 không bóng không dây, trong hoá đơn bán hàng cho Công ty LIXEHA với giá bán 2.500 VND.
- Hoá đơn bán hàng cho công ty Hương Thủy (Phường 9, quận Phú Nhuận, TP. HCM):
Bảng 8: Hoá đơn bán hàng cho công ty Hương Thủy ngày 23/12/2007
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Giá bán
(VND)
Thuế VAT
(VND)
Giá thanh toán (VND)
1
Cụm đèn mini –Đinamo 12 043114921
bộ
20.000
2.000
22.000
2
Cụm đèn mini –Đinamo 12 043114920
bộ
20.000
2.000
22.000
3
Cụm đèn mini –Đinamo 18 043114919
bộ
21.819
2.181
24.001
4
Đèn FSL 15 không bóng không dây
cái
4.700
470
5.170
5
Phản quang cài vành
cái
2.000
200
2.200
Nguồn: Phòng kinh doanh tiêu thụ
Khi các sản phẩm của Công ty xuất sang Ba Lan thì các sản phẩm này được định với mức giá cao hơn khi bán cho các công ty trên. Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt, mức giá hợp lý so với các sản phẩm của Châu Âu nên được các nước EU rất ưa chuộng. Khi xuất sang thị trường châu Âu, sản phẩm của công ty được đánh giá cao. Công ty KIORAK là bạn hàng trung thành của Công ty từ khi mới bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1998. Mỗi đơn đặt hàng của công ty này thường có giá trị cao, thường trên 100.000 USD nên Công ty thường áp giá bán thấp với công ty KIORAK để giữ chân bạn hàng trung thành.
Bảng 9: Hoá đơn bán hàng cho Công ty KIORAK ngày 12/10/2007
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Giá bán
(EUR)
Thuế VAT
(EUR)
Giá thanh toán
(EUR)
1
Đèn pha FSW39 043239901
cái
0,353
0,0353
0,3883
2
Đèn pha FSW51 043251902
cái
1,065
0.1065
1,1715
3
Bộ đèn 043114913
bộ
1,276
0.1276
1,4036
4
Đèn hậu FSL14 043314909
cái
0,338
0.0338
0,3718
5
Đèn hậu FSL14 043314951
cái
0,381
0,0381
0,4191
6
Đinamo FLM12 043112901
cái
0,898
0,0898
0,9878
Tỷ giá EUR/VNĐ = 21.087
Nguồn: Phòng kinh doanh tiêu thụ
Cũng xuất khẩu sang Ba Lan nhưng giá bán các sản phẩm lại cao hơn khi bán cho Công ty POLSKA SO ZO.O. Khi bán cho các công ty nước ngoài thì khâu đàm phán giá rất quan trọng, đòi hỏi nhân viên kinh doanh có khả năng thương lượng tốt đem lại cho công ty những hợp đồng với mức giá cao, thu lại lợi nhuận cao. Công ty POLSKA SO ZO.O là khách hàng mới của công ty trong vòng gần một năm trở lại đây. Công ty chỉ mua với khối lượng nhỏ khoảng vài nghìn cái nên khi đàm phán giá bán, nhân viên giao dịch đã không giảm giá bán cho công ty này
Bảng 10: Hoá đơn bán hàng cho công ty AUFAPOLSKA SO ZO.O
ngày 20/9/1007
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Giá bán
(EUR)
Thuế VAT
(EUR)
Giá thanh toán
(EUR)
1
Đèn pha FSW39 043239901.01
cái
0,34158
0,034158
0,375758
2
Đèn pha 40 043240901.01
cái
0,353
0,0353
0,3883
3
Đèn pha 42 043242801.01
cái
0,3549
0,03549
0,39039
4
Đèn pha 51 043251801.01
cái
0,36706
0,036706
0,396836
5
Đinamo FLM12 043212901.01
cái
0,82
0,082
0,902
6
Đinamo FLM12 043212902.01
cái
0,921
0,0921
1,0131
7
Đinamo FLM18 043118903.01
cái
0,971
0,0971
1,0681
Tỷ giá EUR/VND = 22.654
Nguồn: Phòng kinh doanh tiêu thụ
Khi bán hàng cho Công ty ASAMA (Bình Dương) thì Công ty đàm phán bán được với một mức giá còn cao hơn khi bán cho các công ty nước ngoài.
Bảng 11: Hoá đơn bán hàng cho Công ty ASAMA ngày 3/12/2007
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Giá bán
(USD)
Thuế VAT
(USD)
Giá thanh toán
(USD)
1
Đèn pha FSW40 043240901
cái
0,536
0,0536
0,5896
2
Đinamo FLM12 043212901
cái
0,939
0,0939
1,329
3
Đèn pha FSW51 043251902
cái
1,65
0,165
1,815
4
Đinamo 043112959
cái
1,013
0,1013
1,1143
5
Kẹp đèn 0409204
cái
0,151
0,0151
0,1661
6
Bộ đèn 043114905
bộ
1,92
0,192
2,112
7
Giá đèn hậu 043321803
cái
0,18
0,018
0,198
8
Đèn hậu LED 043321924
cái
4,25
0,425
4,675
Tỷ giá USD/VND = 16.067
Nguồn: Phòng kinh doanh tiêu thụ
Qua các hoá đơn ở trên ta thấy việc áp giá bán sản phẩm của Công ty là rất linh hoạt, đảm bảo quyền lợi cho những khách hàng lâu năm, trung thành. Việc này đã giúp cho công ty tăng lợi thế cạnh tranh nhờ việc định giá bán thấp hơn đối với những khách hàng trung thành, giảm áp lực phải hạ giá thành khi mà sản phẩm của Trung Quốc tung ra thị trường những sản phẩm có giá rất rẻ. Hơn nữa, việc áp giá bán không đồng nhất cũng đòi hỏi những người giao dịch phải có tài thương thuyết, đám phán tốt để đem lại cho Công ty những hợp đồng có lợi nhất. Công ty đã có những cố gắng để giảm giá bán sản phẩm. Tuy nhiên công ty cần tiếp tục chú trọng đến chất lượng sản phẩm, tăng số lượng sản xuất và tiêu thụ, hạ giá thành và giá bán sản phẩm, như vậy mới có thể kích thích tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
Các hợp đồng tiêu thụ hầu hết đều do khách hàng tự tìm đến chứ Công ty chưa chủ động trong việc tìm kiếm các bạn hàng để tăng số lượng hợp đồng đã ký kết.
Phương thức bán hàng của công ty còn thiếu sự năng động, nhạy bén, mạng lưới tiêu thụ dù có cố gắng để mở rộng song còn chưa vươn rộng ra được các tỉnh miền Nam.
Trong công tác thanh toán: kỷ luật thanh toán còn chưa được thực hiện tốt nên còn để xảy ra tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn của công ty bất hợp pháp, nhiều khách hàng nợ nần kéo dài.
Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng hay từ đòi hỏi của thị trường.
Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có”. Yêu cầu là các nhu cầu hay mong đợi được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Mỗi sản phẩm được cấu thành bởi rất nhiều thuộc tính có giá trị sử dụng khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Tuy nhiên, những thuộc tính chung nhất phản ánh chất lượng của sản phẩm bao gồm: các thuộc tính kỹ thuật, các giá trị thẩm mỹ, độ bền, độ tin cậy, độ an toàn, mức độ ảnh hưởng đến môi trường, tính kinh tế và tính thuận tiện trong sử dụng và sửa chữa sản phẩm. Đối với các sản phẩm của Công ty, thì tính kỹ thuật, độ an toàn, độ bền là những thuộc tính rất quan trọng phản ánh chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm của Công ty còn phục vụ mục đích xuất khẩu sang Cộng hòa Liên bang Đức, do vậy phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông của Bộ giao thông nước này. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu của hai sản phẩm Đinamo và đèn xe đạp ở Công ty là:
Thông số Đinamo:
-4o 0o 4o
≤ 2,0 lx
≥ Emax/2
3,4o
≥ 1,0 lx
≥ Emax/2
0o
-1,5o
≥ Emax/2
≥ 1,0 lx
≥ 1,5 lx
≥ 1,0 lx
5o
Biểu 8: Thông số kỹ thuật của Đinamo
- Thông số đèn:
Góc quan sát 20’
-20o
0o
20o
10o
≥ 200
5o
≥ 100
≥ 100
0o
≥ 300
-5o
≥ 100
≥ 100
-10o
≥ 200
Góc quan sát 1o30
-20o
0o
20o
10o
≥ 9
5o
≥ 6
≥ 6
0o
≥ 12
-5o
≥ 6
≥ 6
-10o
≥ 12
Bảng 12: Thông số kỹ thuật của các loại đèn
Công ty đã đầu tư mua sắm hệ thống máy móc, khuôn cối, thiết bị đo lường tương đối hiện đại từ Cộng hòa Liên bang Đức. Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện chặt chẽ từng khâu trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm: từ khâu mua nguyên vật liệu đầu vào đến khâu phân phối sản phẩm. Các quy trình này đã được tiêu chuẩn hoá. Nhờ đó mà sản phẩm của Công ty luôn đảm bảo các yêu cầu, giảm được tỷ lệ sai hỏng.
Bảng 13: So sánh tiêu chuẩn chất lượng và sự thực hiện tiêu chuẩn
Sản phẩm
Chỉ tiêu
Tiêu chuẩn
Thực tế
1.Đèn trước màu trắng
Độ phản quang
1200 LUX
1200 - 2400 LUX
2.Đèn sau màu đỏ
Độ phản quang
300 LUX
290 - 700 LUX
3.Phản quang cài vành
(màu đỏ và da cam)
Độ phản quang
300 LUX
310 - 450 LUX
4.Đèn trước
-Bóng sợi đốt
- Halogen
Độ chiếu sáng
4 LUX
5 - 9 LUX
Độ chiếu sáng
7 LUX
9 - 12 LUX
5.Đèn sau ( sợi đốt và điot phát quang)
Độ bóng
2,5 CD
3 - 4,6 CD
Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng
Qua bảng trên, ta thấy các sản phẩm của Công ty đã đạt tiêu chuẩn chất lượng so với tiêu chuẩn đã đề ra, thậm chí là các sản phẩm khi kiểm tra chất lượng đều vượt mức yêu cầu.
Có thể nói rằng chất lượng là một công cụ cạnh tranh mạnh của Công ty đối với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, có thể giúp Công ty giành thắng lợi trong cạnh tranh. Nhờ được trang bị công nghệ hiện đại và máy móc thiết bị đồng bộ ngay từ đầu đã giúp cho các sản phẩm của Công ty đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang thị trường khó tính như EU, điều này thì các đối thủ trong và ngoài nước đặc biệt là các công ty của Trung Quốc khó có thể thực hiện được. Do đó, Công ty cần phát huy hơn nữa với lợi thế cạnh tranh này, cần chú ý hơn nữa đến chất lượng sản phẩm do chất lượng luôn thay đổi với mức độ đòi hỏi ngày càng cao hơn nữa cũng để khẳng định uy tín, thương hiệu của mình.
Cạnh tranh về thương hiệu của sản phẩm
Có thể nói một sản phẩm được sản xuất ra điều đầu tiên là phải đáp ứng được nhu cầu và mong muốn cơ bản của khách hàng qua việc tiêu dùng sản phẩm đó. Sau đó, với các lợi ích gia tăng thêm khi tiêu dùng sản phẩm thì nó có thể được dùng để phân biệt sản phẩm đó với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Các lợi ích gia tăng này có được là nhờ nhiều hoạt động, nỗ lực của doanh nghiệp mang đến cho khách hàng. Một trong số đó phải kể đến hoạt động xây dựng hình tượng thương hiệu. Thật vậy, có khi cùng một loại hàng hoá với giá trị và giá trị sử dụng như nhau, khách hàng lại chọn sản phẩm này mà không chọn sản phẩm kia, bởi lẽ sản phẩm mà khách hàng chọn có gíá trị tăng thêm là giá trị thương hiệu. Người tiêu dùng không chỉ trả tiền cho giá trị sản phẩm mà còn trả tiền cho sự hài lòng của mình khi mua sản phẩm có thương hiệu và hiểu được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Như vậy, nếu biết cách đầu tư thích đáng cho một sản phẩm để nó trở thành một thương hiệu có giá trị thì nó có thể mang lại cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận đáng kể.
Sản phẩm xe đạp Thống Nhất là một sản phẩm đã có thương hiệu từ lâu đối với thị trường trong nước. Hiện nay, sản phẩm xe đạp Thống Nhất rất được người tiêu dùng tín nhiệm. Khi đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với nền kinh tế thế giới, có rất nhiều sản phẩm xe đạp được nhập khẩu. Với kiểu dáng đẹp, mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ, xe đạp Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trong một thời gian dài. Nhưng nhược điểm của xe đạp Trung Quốc đó là chất lượng không tốt, xe mau hỏng. Nắm được nhược điểm đó, Công ty đã một mặt đầu tư vào công nghệ, mặt khác nâng cao chất lượng từng bước khẳng định thương hiệu đã có sẵn của xe đạp và phụ tùng Thống Nhất tạo nên một thương hiệu vững chắc cho người tiêu dùng trong nước và còn tạo uy tín để cho xuất khẩu. Nhìn chung, thương hiệu xe đạp Thống Nhất là đã có và có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Nhờ có cùng một thương hiệu Thống Nhất và cũng là công ty con của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất thì thương hiệu phụ tùng xe đạp có chỗ đứng trên thị trường hiện nay. Thương hiệu sản phẩm phải được tạo dựng trên cơ sở chất lượng, lòng tin, cảm xúc, uy tín, thể hiện địa vị của người sử dụng chứ không phải căn cứ vào một số ký hiệu hay một cái tên. Khi thương hiệu sản phẩm thể hiện được lòng tin, uy tín, địa vị, cảm xúc cao độ đối với khách hàng thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ tăng lên. Việc tạo dựng thương hiệu nổi tiếng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm phải được hình thành và phát triển trong cả một thời gian dài chứ không thể trong một thời gian ngắn được .
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay Công ty không thể dựa vào thương hiệu sẵn có của công ty mẹ mà Công ty cần phải sử dụng kết hợp các công cụ quảng bá, đưa hình ảnh sản phẩm của mình đến với khách hàng. Về mặt này thì thực sự các chương trình quảng bá, xúc tiến bán hàng của công ty hầu như không có. Công ty chưa có website riêng, chỉ có công ty mẹ có nhưng website này cũng không được cập nhật thường xuyên nên khách hàng biết rất ít về Công ty. Công ty đã tham dự một số hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ Expo… nhưng với tần suất không nhiều và các loại sản phẩm trưng bày ít. Do đó, đây được coi là một điểm còn hạn chế của Công ty và cũng là một nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty.
2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty bằng ma trận SWOT
2.1. Điểm mạnh (Strengths)
- Sản phẩm có chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU;
- Các sản phẩm của Công ty liên tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao;
- Công ty có chế độ áp giá bán linh hoạt với từng đối tượng khách hàng, đảm bảo quyền lợi cho những khách hàng trung thành;
- Công ty có hệ thống phân phối khá mạnh gần 200 đại lý, tốc độ cung ứng nhanh, phương thức thanh toán thuận tiện;
- Công ty có vị trí địa lý thuận tiện tại Hà Nội;
- Trang thiết bị máy móc, công nghệ đã được đầu tư hiện đại ngay từ ngày đầu mới thành lập và liên tục được đầu tư đổi mới qua từng năm là một thế mạnh lớn cho Công ty;
- Công ty có thị phần khá lớn (thường chiếm 30% thị phần)
- Công ty được thừa hưởng thương hiệu của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất (công ty mẹ) nên sản phẩm của Công ty cũng được các khách hàng tín nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ của Công ty đều có trình độ đại học, đội ngũ lãnh đạo có năng lực quản lý và điều hành, công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm và thâm niên lao động, có tinh thần trách nhiệm cao và gắn bó với công ty;
- Công ty có các chế độ thưởng phạt rõ ràng và thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao văn hóa khuyến khích tinh thần, tạo động lực cho người lao động.
2.2. Điểm yếu (Weaknesses)
- Một số nguyên liệu đầu vào của công ty phải nhập ngoại nên Công ty phải trả một khoản chi phí cao để mua;
- Giá sản phẩm của Công ty là cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc;
- Công ty chưa có phòng Marketing nên khâu nghiên cứu sản phẩm chưa được đầu tư đúng mức;
- Hệ thống kênh phân phối chưa đồng đều, hầu hết mới chỉ tập trung ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam chưa được chú trọng;
- Mẫu mã sản phẩm tuy nhiều nhưng lại chưa đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm của thị trường;
- Tuy sản phẩm của Công ty chủ yếu nhằm để phục vụ cho xuất khẩu nhưng thị trường nội địa cũng là một thị trường lớn cần tập trung khai thác.
2.3. Cơ hội (Opportunities)
- Ngày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước đáp ứng được nhu cầu của Công ty;
- Sự gia nhập WTO của Việt Nam cũng tạo cơ hội cho Công ty mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng, nhà cung cấp;
- Ngày càng có nhiều công nghệ mới giúp tăng năng suất, chất lượng, tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm;
- Hệ thống đường xá giao thông được cải thiện thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa;
- Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm nhà cung cấp.
2.4. Thách thức (Threats)
- Những năm vừa qua, lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá, gây khó khăn cho việc nhập nguyên vật liệu ngoại. Chi phí đầu vào tăng cao làm ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm của công ty;
- Nước ta đã gia nhập WTO khiến cho sản phẩm của Công ty bị cạnh tranh mạnh về giá cả, chất lượng mẫu mã, do đó thị phần của Công ty có thể sẽ giảm;
- Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, hành lang pháp lý được cải thiện rõ rệt, môi trường chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhân công giá rẻ... thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Công ty sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn bây giờ.
3. Các thành tựu về kinh doanh của Công ty trong 4 năm qua
3.1. Các chỉ tiêu kết quả:
Bảng 14: Các chỉ tiêu kết quả của công ty trong vòng 4 năm qua
Đơn vị tính: VND
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng
DT
27.238.750.092
24.163.280.685
18.375.540.009
17.294.565.607
2
Tổng
LN
985.433.736
875.518.402
-143.022.082
578.706.427
3
Nộp NS
482.479.831
494.427.094
269.995.252
237.977.376
4
TNBQ
1.684.532
1.873.471
1.910.376
2.168.877
Nguồn: Phòng kế toán
+ Doanh thu:
Bảng 15: Doanh thu của Công ty trong vòng 4 năm
Đơn vị tính: nghìn VND
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng
+/-(%)/ 2004
Số lượng
+/-(%)/ 2005
Số lượng
+/-(%)/ 2006
Doanh thu
27.238.750
24.163.280
-11,29
18.375.540
-23,95
17.294.565
-5,88
Nguồn: Phòng kế toán
Biểu 9: Doanh thu của Công ty trong vòng 4 năm gần đây
Doanh thu của Công ty trong 4 năm gần đây có xu hướng giảm rõ rệt. Năm 2004, doanh thu là 27.238.750 nghìn đồng thì đến năm 2005 doanh thu chỉ đạt 24.163.280 nghìn đồng tức giảm 3.075.469 nghìn đồng, giảm 11,29% so với năm 2004. Năm 2006, doanh thu cũng giảm…… nghìn đồng tương đương 23,95% so với năm 2005. Năm 2007, doanh thu của Công ty tiếp tục giảm 1.080.974 nghìn đồng tương đương giảm 5,88% so với năm 2006. Một phần nguyên nhân của tình trạng trên là do thị trường nước ngoài của chúng ta bị thu hẹp, nhu cầu về xe đạp của các nước châu Âu không được lớn như các năm trước đây nên phụ tùng xe đạp cũng bị giảm theo. Phần nữa là do các phụ tùng xe đạp của Công ty sản xuất chỉ lắp ráp cho các xe nhằm mục đích xuất khẩu, còn xe đạp trong nước lại không bắt buộc phải có. Số xe đạp được lắp ráp có phụ tùng do công ty sản xuất lại là rất nhỏ.
+ Lợi nhuận:
Bảng 16: Lợi nhuận của Công ty trong 4 năm gần đây
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng
+/-(%)/ 2004
Số lượng
+/-(%)/ 2005
Số lượng
+/-(%)/ 2006
Lợi nhuận
985.433
875.518
-11,15
-143.022
-116,33
578.706
504,63
Nguồn: Phòng kế toán
Biểu 10: Lợi nhuận của Công ty trong 4 năm gần đây
Nhìn vào bảng trên ta thấy, lợi nhuận của Công ty trong vòng 4 năm qua có xu hướng giảm. Cụ thể: năm 2005, lợi nhuận giảm 209.915 nghìn đồng so với năm 2004 tương đương giảm 11,15%. Năm 2006, Công ty có lợi nhuận là – 143.022 nghìn đồng, giảm 418.540 nghìn đồng so với năm 2005, tức giảm 116,33%. Năm 2007, tình hình sản xuất dần đi vào ổn định và Công ty làm ăn có lãi với lợi nhuận là 518.706 nghìn đồng, tăng 321.728 nghìn đồng so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng năm 2006 Công ty làm ăn thua lỗ là do thời điểm đó Công ty đã thay đổi một số mẫu sản phẩm nhưng không đúng với tiêu chuẩn về kỹ thuật mà luật giao thông của Cộng hoà Liên bang Đức yêu cầu, nên lô hàng đã xuất sang Đức bị trả lại. Công ty đã phải sửa lại những lô hàng này và bán với giá rất thấp. Qua vụ việc này đã chỉ ra rằng cần phải có bộ phận Marketing để rút ra kinh nghiệm, phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường trước khi bắt tay vào sản xuất. Hơn nữa còn phải tìm hiểu và nghiên cứu luật pháp của nước sở tại và sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu đó.
+ Thu nhập bình quân:
Bảng 17: Thu nhập bình quân đầu người của Công ty qua 4 năm
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tiền lương
+/-(%)/
2004
Tiền lương
+/-(%)/
2005
Tiền lương
+/-(%)/
2006
TNBQ
1.684.532
1.873.471
11.22
1.910.376
1,96
2.168.877
13,53
Nguồn: Phòng kế toán
Biểu 11: Thu nhập bình quân đầu người qua 4 năm gần đây
Qua biểu trên ta thấy, thu nhập bình quân đầu người trong 4 năm đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111132.doc