Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân kỹ thuật tai công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2

I. Khái quát chung về công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên cơ khí hà nội 2

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội. 2

2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội. 4

3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội. 7

3.1. Đặc điểm về các yếu tố đầu vào bao gồm: 7

3.1.1. Đặc điểm về vốn 7

3.1.2. Đặc điểm về lao động 7

3.1.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty 9

3.1.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu 10

3.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ 10

3.3. Đặc điểm về các mặt hàng của dn và thị trường tiêu thụ sản phẩm 12

4. Một số kết quả đạt được của công ty trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 13

4.1. Một số kết quả đạt được 13

4.2 Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 14

II. Thực trạng lao động, tiền lương của Công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội. 14

1. Thực trạng lao động 14

1.1. Thực trạng về quy mô, cơ cấu và trình độ lao động. 14

1.1.1. Quy mô cơ cấu, trình độ lao động theo giới tính, theo tuổi. 14

1.1.2. Trình độ văn hoá trình độ chuyên môn của người lao động 16

1.2. Thực trạng tuyển dụng lao động 16

1.3 Thực trạng phân công lao động 17

1.3.1. Phân công lao động theo chuyên môn được đào tạo 17

1.4. Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động. 18

2. Định mức lao động 19

3. Tiền lương 19

4. Quản lý nhà nước về tiền lương. 21

5. Đánh giá nhận xét. 22

PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ 24

I) cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao năng suất lao động của công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí hà nội 24

1. Cơ sở lý luận 24

1.1. Một số khái niệm 24

1.2. Vai trò của việc nâng cao năng suất lao động của lực lượng công nhân kỹ thuật công tác tại công ty cơ khí Hà Nội. 27

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng suất lao động của lực lượng công nhân kỹ thuật công tác tại công TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội. 28

1.3.1. Quan lý và sử dụng thời gian lao động – Thời giờ làm việc của người lao động 29

1.3.2. Thời gian nghỉ ngơi 30

1.3.3. Tổ chức lao động 30

1.3.4. Cải thiện điều kiện lao động 32

1.3.5. Đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực 32

1.3.6. Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ: 33

1.4. Các biện pháp nâng cao năng suất lao động. 33

1.5. Đánh giá hiệu quả của việc tăng cường năng suất lao động. 34

2) Cơ sở thực tiễn. 35

II. Thực trạng năng suất lao động của lực lwongj công nhân kỹ thuật công tác tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội 38

1. Tình hình sử dụng thời gian lao động của lực lượng công nhân kỹ thuật công tác tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội. 38

2. Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hà Nội với vấn đề cải thiện điều kiện lao động . 42

3 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. 48

4. Công tác tổ chức phục vụ người làm việc tại công ty TTHH Nhà nước một thành viên Hà Nội 48

5. Công tác về bố trí lao động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội ảnh hưởng đến năng suất lao động. 50

6. Yếu tố máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ảnh hưởng đến năng suất lao động. 52

7. Nhân tố về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực để góp phần nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao năng suất lao động. 52

8. Một số nhân tố khác tác động đên năng suất lao động của công ty. 53

III. Nhận xét về hiệu quả sử dụng lực lượng công nhân kỹ thuật và phương pháp quản lý đánh giá năng suất lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội. 55

1. Nhận xét chung. 55

2. Những tồn tại trong việc sử dụng lực lượng công nhân kỹ thuật và phương pháp quản lý tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội. 56

PHẦN III: MỘT SỐ GẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY 57

I. Một số gải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân kỹ thuật tại công ty tnhh nn 1 thành viên cơ khí hà nội 57

1. Tăng cường đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị mới có công nghệ hiện đại năng suất cao thay thế các loại máy móc thiết bị lạc hậu. 57

2. Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng công nhân lành nghề , nâng cao hiệu quả thực tế của bậc thợ . 57

3. Biện pháp về điều kiện lao động cho công nhân viên . 58

4. Biện pháp về tổ chức phục vụ nơi làm việc. 59

5. Biện pháp về giờ làm việc và nghĩ ngơi . 60

II. Một số khuyến nghị 61

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân kỹ thuật tai công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá nhân đối với công việc hoàn thành. Điều kiện: Bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho công nhân viên thu nhập kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển. * Thi đua lao động Thi đua là sự đua sức, đua tài giữa các tập thể và cá nhân với nhau trong quá trình lao động sản xuất, học tập công tác và rèn luyện nhằm đạt được kết quả cao hơn nữa so với thành tích đã đạt được trong mối quan hệ hợp tác và cùng nhau phát triển. * An toàn lao động Kỹ thuật an toàn lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây tai hại người lao động trong quá trình sản xuất. * Vệ sinh lao động Kỹ thuật vệ sinh là nghiên cứu những ảnh hưởng, điều kiẹn xấu của các quá trình lao động, của quá trình lao động, của các yếu tố môi trường lao động, điều kiện lao động gây lên tình trạng bệnh lý, đưa ra những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm cải thiện điều kiện lao động. 1.2. Vai trò của việc nâng cao năng suất lao động của lực lượng công nhân kỹ thuật công tác tại công ty cơ khí Hà Nội. * Đối với doanh nghiệp: Là 1 doanh nghiệp sản xuất, công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội luôn luôn tìm các biện pháp nhằm thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, nhất là đối với lực lượng công nhân kỹ thuật –lực lượng nòng cốt, niềm tự hoà của công ty. Tăng năng suất lao động là giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí đầu vào của mỗi sản phẩm sản xuất ra những công ty từ đó có cơ sở, điều kiện thuận lợi cho công ty có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Doanh thu của công ty cũng vì thế mà có khả năng tăng lên do có sản phẩm bán ra có giá cạnh tranh với doanh nghiệp khác.. Công ty sẽ có điều kiện đầu tư các công nghệ dây chuyền sản xuất mới, có nguồn lực để có thể đãi ngỗ tốt hơn cho người lao động, tạo động lực thúc đẩy họ hăng say làm việc hơn. Sản xuất với năng suất lao động cao sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lao động, thời gian lao động là cơ sở tiết kiệm quỹ thời gian, sử dụng vào các mục đích đầu tư phát triển khác của ngân sách doanh nghiệp. * Đối với người lao động Đối với người lao động, năng suất lao động luôn là động lực, là mục tiêu phấn đấu của mỗi người công nhân để củng cố, cải thiện vị trí công tác (tăng lương, thăng chức…); để khẳng định mình hay đôi khi khi cũng lại là các sáng kiến chỉ nhằm cho vông việc của chính họ bớt đi phân nặng nhọc. Tác động và ý nghĩa của việc nâng cao năng suất lao động của lực lượng kỹ thuật tại công TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội khi xét trên quan điểm của người lao động cũng có ý kiến trái ngược bởi 2 luồng quan điểm không thống nhấtgiữa chính những người công nhân. của người. Khi yêu cầu về năng suất lao động được đưa ra thì cũng là thời điểm mà sẽ có 1 lực lượng công nhân sẽ không đáp ứng được yêu cầu và bị sa thải và khi yêu cầu ngày càng cao thì điều này đã được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, một thức tế mà các công nhân kỹ thuật hiểu được đó là quy luật tự nhiên mà họ phải chấp nhận và điều cần làm là luôn tự trau dồi tri thức cho bản thân mình theo kịp với bước tiến của yêu cầu thực tế đặt ra nếu như không muốn bị đào thải. * Đối với xã hội Đằng sau những lợi ích thiết thực mang lại từ việc nâng cao năng suất lao động của lực lượng công nhân kỹ thuật đối với công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội thì nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội. Năng suất lao động của lực lượng công nhân kỹ thuật tăng góp phần tăng năng suất lao động xã hội, tiết kiệm được các nguồn lực, hạn chế được việc sử dụng quá mức nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất. Hơn nữa, nâng cao năng suất lao động còn mang lại hiệu quả sản xuất của nó làm thúc đẩy tiến trình phát triển của xã hội, nâng cao đời sống xã hội qua từng bước cải tạo phương pháp sản xuất của xã hội, nâng cao năng lực hiệu quả của lực lượng lao động xã hội mà người công nhân kỹ thuật của công ty cơ khí Hà Nội là một bộ phận trong đó. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng suất lao động của lực lượng công nhân kỹ thuật công tác tại công TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội. Năng suất lao động biến động khi Q và T, vì thế các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động chính là các nhân tố ảnh hưởng đến Q và T . Muốn tăng năng suất lao động có thể tăng Q hay giảm T hoặc tác động đồng thời đến cả 2 nhân tố Q và T. Có rất nhiều nhân tố ảnh hướng đến năng suất lao động như: Nhân tố sử dụng thời gian lao động, tổ chức phục vụ nguồn lực việc, điều kiện lao động, bố trí lao động, tiền lương, tiền thưởng, đào tạo và phát triển, máy móc thiết bị và quy trình công nghệ… Mỗi nhân tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau, có những nhân tố chỉ ảnh hưởng đến riêng T hoặc Q nguyên nhân có những nhân tố ảnh hưởng đến cả T và Q. Có những nhân tố mà ta có thể định lượng được mức độ ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tuy nhiên để cải thiện năng suất lao động cần nghiên cứu các nhân tố đó và hoàn thiện chúng trong phạm vi nghiên cứu bài viết tôi xin đề cập đến các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lao động như sau: 1.3.1. Quan lý và sử dụng thời gian lao động – Thời giờ làm việc của người lao động Thời gian làm việc của người lao động có ảnh hưởng nhất định đến năng suất lao động. Việc phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động nhằm tìm ra các nguyên nhân tổn thất trong ca làm việc thời gian làm việc trong năm. Ta sẽ sử dụng bảng cân đối thời gian lao động bình quân của 1 công nhân sản xuất hoặc 1 lao động trong năm đẻ tìm ra nguyên nhân của các tổn thất thời gian lao động: Thời gian vắng mặt và ngừng việc trong năm, từ đó tìm ra các biện pháp nhằm giảm số ngày không làm việc trong năm. * Chế độ sử dụng ngày công làm việc theo chế độ. Ttt H = Tcđ Trong đó: H : Hệ số ngày công làm việc theo chế độ Ttt : Ngày công làm việc thực tế trong năm. Tcđ : Ngày công làm việc theo chế độ trong năm * Hệ số sử dụng giờ công lao động Tcó ích K = Tca Tcó ích K = Tca Để đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động ta tính hệ số giờ công có ích trong ca/ ngày làm việc so với tổng số thời gian ngày/ ca làm việc. Trong đó: K : Hệ số sử dụng giờ công lao động Tcó ích : Thời gian làm việc hữu ích trong ca Tca : Thời gian làm việc theo quy định 1.3.2. Thời gian nghỉ ngơi Thời gian nghỉ ngơi là thời gian trong đó người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động của mình. Song vẫn có những lúc người lao động vẫn vi phạm lãng phí thời gian ảnh hưởng đến thời gian làm việc. Doanh nghiệp áp dụng đối với công nhân viên quản lý, phòng ban làm việc theo chế độ quy định của Nhà nước là 8h/ngày; 40h/tuần. Đối với công nhân sản xuất: Giờ nghỉ giữa ca: người lao động làm việc liên tục 8h thì được nghỉ ít nhất 30 phút. Lao động nữ thì được nghỉ theo quy định của luật lao động. - Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi phải khoa học, ca làm được xác định là từ thời gian bắt đầu và kết thúc ca làm việc được quy định là 8h (trường hợp đặc biệt nặng nhọc, độc hại.. có thể rút ngắn từ 1 – 2h) thời gian trong ca làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc. Căn cứ vào quy luật sinh học của con người không nên bắt đầu ca làm việc quá sớm và kết thúc quá muộn, bởi vì như thế có ảnh hưởng xấu đến khả năng làm việc của con người. - Xác định số lần nghỉ ngắn trong ca. Ngoài thời gian nghỉ giữa ca còn có các loại thời gian nghỉ trong khoảng thời gian kéo dài khoảng 5 – 10 phút để tạm thời hạn chế sự phát triển của mệt mỏi, nhằm khắc phục và bình thường hoá các chức năng quản lý của cơ thể. 1.3.3. Tổ chức lao động * Tổ chức phục vụ nơi làm việc . Phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất, kỹ thậut cần thiết và tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành quy trình lao động. Nói cách khác tổ chức dịch vụ nơi làm việc là tổ chức đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho các nơi làm việc để quy trinìh lao động diễn ra một cách liên tục có hiệu quả cao. Thực tế cho thấy gần 2/3 số thời gian lãng phí là do tổ chức phục vụ nơi làm việc không tốt. Vì vậy, tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt là nhân tố quan trọng để sử dụng tốt thời gian làm việc của công nhân và máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động. * Bố trí lao động Bố trí cán bộ công nhân trong xí nghiệp là bố trí lao động vào các công việc khác nhau theo các NLV tương ứng với hệ thống phân công và hợp tác lao động trong xí nghiệp. Bố trí cán bộ công nhân được coi là hợp lý khi cán bộ công nhân làm việc phù hợp với trình độ kiến thức và kỹ năng thức tế của mình. Để đánh giá hiệu quả bố trí lao động ta so sánh cấp bậc công nhân bình quân với cấp bậc công việc bình quân. CBCVBq = SBi x CN SCVi Trong đó: CBCNBq : Cấp bậc công nhân bình quân CBCVBq : Cấp bậc công việc bình quân Bi : Bậc công nhân i Cni : Số công nhân i Cvi : Số lượng cong nhân bậc i Nếu bố trí phù hợp sẽ khuyến khích nhiều công nhân nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động. * Trang bị nơi làm việc: Trang bị nơi làm việc là việc đảm bảo đầy đủ các máy móc thiết bị dụng cụ cần thiết cho một nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và chức năng lao động. Cụ thể nơi làm việc cần trang trí: - Các thiết bị chính (thiết bị công nghệ) là những thiết bị mà công nhân dùng trực tiếp tác động lên đối tượng lao đọng. - Các thiết bị phụ: Bốc xếp, vận chuyển, sửa chữa… nhằm giúp công nhân chính thực hiện quá trình lao động có hiệu quả hơn. Yêu cầu khi trang bị các thiết bị chính và phụ + Đảm bảo về mặt kỹ thuật + Đảm bảo cho thiết bị an toàn, hệu quả cho người sử dụng + Đảm bảo giải phóng lao động chân tay cho người lao động + Phòng chống công việc nặng nhọc, độc hại cho người lao động. + Đảm bảo vệ sinh cho người lao động + Đáp ứng thẩm mỹ. 1.3.4. Cải thiện điều kiện lao động Đây là nội dung rất cơ bản vì trong quá trình, con người không chỉ tiếp xúc với nhau hình thành quan hệ lao động mà còn tiếp xúc các điều kiện môi trường. Điều kiện lao động được hình thành một cách khách quan và tác động 1 chiều đến sức sản xuất của con người. Nếu các nhà quản lý biết chú trọng khai thác, tác động tích cực của môi trường, đồng thời ngăn ngừa các tác động tiêu cực của điều kiện lao đọng, sẽ tạo ra khả năng to lớn để tăng cường sức làm việc năng suất lao động và khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố của môi trường sản xuất có ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động. Điều kiện lao động thực tế rất phong phú và đa dạng người ta phân các nhân tố điều kiện lao thành 5 nhóm như sau: - Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động - Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường. - Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động. - Nhóm điều kiện tâm lý xã hội. - Nhóm điều kiện chế độ nghỉ ngơi. Điều kiện lao động thuận lợi sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các quá trình lao động, cải thiện điều kiện lao động nâng cao sự hứng thú trong lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường sức khoẻ của người lao động và đặc biệt là để nâng cao năng suất lao động. 1.3.5. Đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực Hiện nay vấn đề đào tạo bồi dưỡng là một yêu cầu cấp bách, coi đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực như một bộ phận quan trọng trong chiến lước sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại hiện nay, nhịp độ sản xuát kinh doanh và sự phát triển của khoa học công nghệ diễn ra chóng mặt. Đó là thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Những bùng nổ này đã tác động đến dây chuyền sản suất, đến cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong doanh nghiệp. Và cũng vì lẽ đó các lãnh đạo thấy cần phải trang bị cho mọi người các kiến thức và kỹ năng mới để theo kịp sự thay đổi. Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trở nên cáp bách hơn bao giờ hết. - Do quá trình cải tiến tổ chức lao động cho phù hợp với nền kinh tế thị trường nên đòi hỏi nguồn nhân lực phải thường xuyên đào tạo cho thích ứng với công việc. - Do yêu cầu của quy luật cạnh tranh các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì luôn cần phải có nguồn lực tốt hơn. Đó là tiền đề đề doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, tăng lợi nhuận bởi không đầu tư gì bằng đầu tư con người. 1.3.6. Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ: Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ hiện đại là nhân tố cơ bản làm thay đổi phương thức sản xuát và giải phóng sức lao đông cho con người. Vì thế nó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động. Máy móc thiết bị hiện đại sẽ tiết kiệm được lao động mà số lượng sản phẩm sản xuất ra lại tăng nên đổi mới máy móc trang thiết gị là công việc rất được quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất. Yếu tố máy móc thiết bị mà ta sẽ xem xét ở đây là công suất thực tế của chúng. Đồng thời nghiên cứu tác động của máy móc thiết bị và quy trình công nghệ hiện đại, năng suất lao động như thế nào ta phải biết được sự biến động của năng suất lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị cũ và khi máy móc thiết bị, quy trình công nghệ đã được đổi mới. 1.4. Các biện pháp nâng cao năng suất lao động. - Tăng cường đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị mới công nghệ hiện đại, năng suất cao thay thế các loại máy móc thiết bị lạc hậu. Hiện tại công ty đang sử dụng chủ yếu các loại máy móc, thiết bị cũ lạc hậu do Liên Xô cũ sản xuất đã qua và thời gian dài. Do đó, những máy móc này đã cũ kỹ cần được thay lý dần dần bởi vì việc sử dụng nó thì năng suất sẽ thấp do vậy cần phải thay thế các loại máy móc tốt để nâng cao năng suất lao động. * Tuyển chọn công nhân cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh. * Biện pháp nâng cao năng suất lao động thông qua chính sách đãi ngộ đối với công nhân công ty. - Biện pháp nâng cao năng suất lao động chính là nâng cao khả năng lao động hiệu quả của con người. Do vậy, các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động cũng là nhằm vào con người – những người trực tiếp lao động sản xuất của công ty – công nhân kỹ thuật. Chính sách đãi ngộ đối với công nhân là tổng hợp các biện pháp khích lệ, lương bổng, nghỉ ngơi, hưu trí, điều kiện làm việc. Trọng tâm của chính sách là việc sử dụng đòn bẩy lợi ích thúc đẩy công nhân lao động với năng suất cao như Mác đã nói vật chất quyết định ý thức. * Biện pháp vì công tác tuyển dụng: Tuyển dụng phải theo kế hoạch của công ty tuyển dụng đúng người đúng việc. * Biện pháp người phân công lao động. - Công tác tổ chức phân công lực lượng lao động công nhân kỹ thuật của công ty tương đối hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu, với đặc điểm sản xuất thành phẩm của ngành cơ khí. Song vẫn còn một số tồn tại cần phải được khắc phục. Việc phân công lao động phải được thực hiện trên cơ sở quy trình công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật tạo ra được sự phù hợp cao giữa hệ thống con người và kỹ thuật về mặt số lượng và chất lượng, những mặt khác lại phải thực hiện trên cơ sở chú ý đầy đủ yếu tố tâm lý xã hội của lao động. * Biện pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng công nhân lành nghề, nâng cao hiệu quả thực tế của bậc thợ. Để đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty phải đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ. Do đó, đòi hỏi trình độ tổ chức quản lý kinh tế, kỹ thuật của cán bộ quản lý, trình độ tay nghề của công nhân ngày càng phải được nâng cao. * Đẩy mạnh hoạt động khoa học kỹ thuật theo hướng triển khai dự án đề tài khoa học, công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới trên cơ sở hợp tác với các chuyên gia của các Viện nghiên cứu các trường Đại học và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Từ đó từng bước nâng cao hàm lượng chất xám trong các sản sản phẩm và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty. 1.5. Đánh giá hiệu quả của việc tăng cường năng suất lao động. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội đang dần dần về chế tạo các thiết bị kỹ thuật cho ngành mía đường. Trong số đó các thiết bị lần đầu tiên dược chế tạo tại các nước như: Máy đập mía, cum thiết bị bốc hơi, nồi nấu đường, nồi tinh luyện đường, trục vi tâm… Sản phẩm của công ty rất đa dạng, có nhiều chủng loại phụ thuộc vào đơn đặt hàng và hợp đồng được ký, có thể là hàng loạt, có thẻ là đơn chiếc. Sản phẩm của công ty chủ yếu là máy công cụ gồm: Máy tiện, máy bào ngang, máy phay vạn năng, máy mài tròn ngoài, náy mài phẳng. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây. Đơn vị tính: Triệu đồng TT Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1 Giá trị tổng sản lượng 66475 88399 107506 130 000 2 Tổng doanh thu 74625 10 5926 168804 250 000 Doanh thu sản xuất công nghiệp 65597 71104 77506 117650 Kinh doanh thương mại 9028 34822 90540 132350 3 Thu nhập bình quân (người/tháng) 1060 1171 1290 1560 4 Nộp danh sách 4667 7440 8600 12500 5 Giá trị hợp đồng ký trong năm 51437 130568 51784 74196 Qua biểu trên ta thấy mức độ giá trị tổng sản lượng, doanh thu lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2005 so với năm 2004 giá trị tổng sản lượng từ 107506 triệu đồng năm 2004 lên 130 000 triệu đồng năm 2005, tăng 22494 triệu đồng, tổng doanh thu tăng 81934 triệu đồng. Thu nhập bình quân người lao động tăng thêm 270 000 đồng nộp ngân sách 12, 50 tỷ đồng. Các năm trước năm 2002, 2003 tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng năm 2002 giá trị tổng sản lượng là 66475 tăng lên 88399 triệu đồng (năm 2003) tăng 1924 triệu đồng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2004 – 2005 tăng 22494 triệu đồng. Do hiện nay công ty đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động…nên năng suất lao động hiện nay của công ty không ngừng được nâng lên năm sau luôn cao hơn năm trước. Đây là thành tích lớn của công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty cùng với sự phấn đấu nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên chức lao động góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2) Cơ sở thực tiễn. - Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập của công ty máy và thíêt bị công nghiệp – Bộ Công nghiệp. Do đặc điểm của công ty nên công ty hoạt động phụ thuộc vào Nhà nước, quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chưa thực sự gắn liền với kết quả làm việc của họ dẫn đến năng suất lao động thấp, kết quả sản xuất kinh doanh chưa cao, khả năng xâm nhập thị trường quốc tế còn thấp. - Điều kiện làm việc, máy móc thiết bị của người công nhân một phần đã suy giảm do máy móc thiết bị đã cũ, chủ yếu là máy móc của Liên Xô cũ cho năng suất lao động thấp, nhưng hiện nay đã nhập thêm nhiều máy móc mới có công suất cao đáp ứng được phần nào năng suất lao động. Điều kiện lao động đang ngày càng được cải thiện. - Công ty có nhiều hợp động đặt hàng trong và ngoài nước như hợp đồng với các công trình thuỷ điện, nhà máy xi măng, hợp đồng xúc sản xuất đúc,… và xuất khẩu sang một số nứơc như Canada, Hàn Quốc, Cộng hoà Séc,… Vì vậy phải nâng cao hơn nữa năng suất lao động để đáp ứng được thị trường nhu cầu của đơn đặt hàng, đồng thời đảm bảo được chất lượng sản phẩm. - Việc sử dụng thời gian lao động của công nhân kỹ thuật tại công ty còn lãng phí, vẫn còn có số giờ trống, giờ chết diễn ra như việc công nhân chính phải đổi nguyên vật liệu, sửa chữa máy móc … Nếu giảm được thời gian lao động bị lãng phí và vận dụng được số lượng thời gian này thì năng suất lao động sẽ cao. - Trình độ tay nghề của công nhân kỹ thuật trong công ty tương đối cao nhưng vẫn còn có nhiều lao động yếu kém cần phải thay thế hoặc phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho học để nâng cao năng suất lao động. - Nên việc tăng năng suất lao động cho công ty TNHH một thành viên cơ khí Hà Nội không những làm cho ocong ty phát triển mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân người lao động. Nâng cao năng suất lao đông sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho họ, từ đó họ có thể có điều kiện để học tập, nâng cao tay nghề trình độ chuyên môn của mình. Nâng cao năng suất lao động chính là tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn hơn trong cùng một đơn vị thời gian nên vì thế mà giải phóng cho người lao động khỏi những công việc nặng nhọc. Hao phí ít sức lực hơn nhưng lại tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Như thế tăng năng suất lao động sẽ cải thiện đời sống và thu nhập cho người lao động. - Năng suất lao động tăng cũng làm tăng hiệu quả hoạt động cuả doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đến đời sống của người lao động. - Hiện nay năng suất lao động còn thấp so với nhu cầu của đơn đặt hàng và tiềm năng của công ty. Vẫn còn có khả năng tăng năng suất lao động cao hơn nữa so với năng lực hiện nay. Song một số máy móc, thiết bị, một số công nhân , kinh nghiệm sản suất và công tác tổ chức quản lý còn nhiều yếu kém. Do vậy, đòi hỏi phải sửa đổi nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cho người lao động để nâng cao năng suất lao động. Do vậy đỏi hỏi khối lượng sản phẩm sản xuất làm ra còn hạn chế do đó năng lực cạnh tranh không cao trên thị trường quốc tế. Năng suất lao động là vấn đề hết sức quan trọng để giúp doanh nghiệp có điều kiện tích luỹ mở rộng sản xuất, nâng có đời sống của người lao động trong doanh nghiệp và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. - Nâng cao năng suất lao động là động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất – tăng năng suất lao động góp phần ồn định đời sống của công nhân viên. Chính vì lẽ đó tăng năng suất lao động góp phần sử dụng hợp lý nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, quỹ thời gian laô động của công nhân còn nhàn rỗi, góp phần sử dụng hợp lý nguồn lực máy móc đang được cải thiện với công suất và hiệu quả ngày càng cao. Vì vậy, khẳng định được vị thế của mình và chuển bị sẵn sàng các điều kiện để có thể tự tin cạnh tranh cùng các doanh nghiệp lớn mạnh khi Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm nay thì tất yếu công ty cần phải tìm các giải pháp nâng cao năng suất lao động. Nhận xét: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội là một trong những công ty đang đổi mới về lượng và chất. Việc công ty nâng cao năng suất lao động trong giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa lớn không chỉ sử dụng tốt nguồn lực của công ty mà còn tạo khả năng nâng cao vị thế của công ty. Trong những bước phát triển tiếp theo để công ty ngày một phát triển cùng xu hướng hội nhập quốc tế như hiện nay. II. Thực trạng năng suất lao động của lực lwongj công nhân kỹ thuật công tác tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội 1. Tình hình sử dụng thời gian lao động của lực lượng công nhân kỹ thuật công tác tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội. Nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động sẽ cho phép chúng ta tìm ra nguyên nhân của nhiều tổn thất thời gian lao động trong ca làm việc, tổn thất thời gian trong tháng, trong năm của lực lượng công nhân kỹ thuật tại công ty. Từ đó quản lý tốt hơn thời gian làm việc của người lao động. Ban lãnh đạo công ty luôn theo dõi đầy đủ thời gian làm việc và không ngừng việc của cán bộ công nhân viên. Trong năm 2005 tình hình thực hiện kế hoạch thời gian làm việc của người lao động như sau: Tình hình thực hiện kế hoạch thời gian làm việc của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội. Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch năm 2005 Thực hiện 2005 Tuyệt đối I. Ngày dương lịch năm 2005 Ngày 365 365 0.00 II. Tổng số ngày nghỉ trong năm Ngày 83.75 83.84 0.09 1. Ngày nghỉ không lương Ngày 52 52 0.0 2. Ngày nghỉ được hưởng lương tính trong đơn giá Ngày 25.9 26.01 0.11 - Ngày nghỉ lễ tế Ngày 9 9 0.00 - Ngày nghỉ theo luật lao động Ngày 13.2 13.2 0.00 - Ngày nghỉ việc riêng có lương Ngày 0.5 0.5 0.00 - Ngày nghỉ đối với công nhân nữ Ngày 3.2 3.31 0.11 3. Ngày nghỉ hưởng BHXH Ngày 5.85 5.83 - 0.02 - Nghỉ ốm Ngày 3.55 3.52 - 0.03 - Nghỉ thai sản Ngày 2.18 2.19 0.01 - Nghỉ khám thai Ngày 0.12 0.12 0.00 III. Số ngày làm việc bình quân trong năm Ngày/năm 281.25 281.16 - 0.09 IV Số ngày làm việc bình quân trong tháng Ngày/tháng 22.77 22.75 0 V. Giờ công việc trong ngày Giờ/Ngày 7.8 7.8 0 VI. Số giờ công nhân lãng phí trong giờ làm việc và ngày 1công nhân lãng phí Giờ/ngày 0.75 0.78 0.03 Như vậy, tại công ty TNHHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội nhìn chung tình hình thực hiện thời gian lao động khá tốt, song số giờ công nhân lãng phí trong giờ làm việc còn đáng kể. Do doanh nghiệp là sản xuất cơ khí nên phần lớn là lao động nam. Do đó những ngày nghỉe hưởng BHXH giảm 0.02 và những ngày nghỉ khám thai, thai sản chiếm tỷ lệ thấp. Đáng mừng là những ngày nghỉ ốm giảm 0.03 ngày/ người. Ngày nghỉ hưởng lương tính tính và đơn giá tăng 0.11 ngày/người/năm. Do đó số ngày làm việc bình quan giảm từ 281,25 ngày/năm xuống còn 281,16 ngày/năm tức kà đã giảm thời gian lao động thực tế. Tuy nhiên số ngày làm việc thực tế cũng không thay đổi so với kế hoạch đặt ra là 7,8 giờ/ngày/ca. Vì thời gian làm việc ảnh hưởng bời không chỉ số ngày làm việc trong năm mà còn ảnh hưởng rất nhiểu bởi số giờ làm việc trong ngày (độ dài bình quân ngày ca làm việc). Nhưng số giờ công lãng phí do nói chuyện, làm việc khác,… ảnh hưởng tới giờ công làm việc thực tế và số giờ công lãnh phí ở công ty chiếm một tỷ lệ đáng kể. * Phân tích biến động thời gian lao động và ảnh hưởng của nó đến năng suất lao động W năm = T x h x W giờ Trong đó: W năm: năng suất lao động năm T: số ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32850.doc
Tài liệu liên quan