Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

 

Phần I: Những lý luận cơ bản về năng suất lao động 2

I. Khái niệm năng suất lao động và tăng năng suất lao động 2

1. Khái niệm năng suất lao động. 2

2. Tăng năng suất lao động. 3

II. Phân loại năng suất 3

1. Căn cứ vào tính chất, năng suất chia thành ba loại: tổng năng suất, năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất bộ phận. 3

2. Căn cứ vào phạm vi 5

III. Năng suất lao động và một số vấn đề liên quan. 5

1. Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả kính tế 5

2. Mối quan hệ giữa năng suất và khả năng cạnh tranh. 6

3. Mối quan hệ giữa năng suất với tăng trưởng kinh tế và việc làm. 7

4. Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương. 8

IV. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động. 9

1. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng hiện vật. 10

2. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng giá trị. 10

3. Chỉ tiêu tính năng năng suất lao động bằng thời gian lao động. 11

V. Những nhân tố tác động tới năng suất lao động. 12

 

Phần II: Phân tích thực trạng về năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân Hà Nội 15

I. Quá trình hình thành, phát triển và một số đặc điểm chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới năng suất lao động tại Công ty. 15

1. Quá trình hình thành và phát triển. 15

2. Một số đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến năng suất lao động. 20

II. Phân tích năng suất lao động tại Công ty Cơ khí Chính xác Số I. 25

1. Phân tích biến động mức và tốc độ tăng năng suất lao động. 25

2. Ảnh hưởng của kết cấu công nhân viên đến năng suất lao động. 30

3. Phân tích khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm để tăng năng suất lao động. 34

4. Phân tích khả năng sử dụng hợp lý thời gian lao động của công nhân để tăng năng suất lao động. 42

5. Quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tăng tiến lương bình quân qua một số năm. Error! Bookmark not defined.

III. Những tồn tại chủ yếu 49

1. Năng suất bình quân còn thiếu sự ổn định. Có những năm năng suất lao động bình quân còn giảm so với năm trước. 50

2. Kết cấu công nhân viên được điều chỉnh ngày càng hợp lý nhưng trong những năm gần đây, sự thay đổi kết cấu công nhân viên diễn ra rất chậm. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của công ty. 50

3. Chưa khai thác tốt khả năng sử dụng hợp lý thời gian lao động công nhân để tăng năng suất lao động. 50

4. Khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm để tăng năng suất lao động là rất lớn nhưng việc khai thác nó diễn ra chưa hiệu quả, có nhiều biến động lớn. 51

5. Tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân nhưng khoảng cách này đang có xu hướng thu hẹp lại. 51

 

Phần III: Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động tại công ty 52

I. Tăng cường đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị mới có công nghệ hiện đại, năng suất cao thay thế các loại máy móc thiết bị lạc hậu. 52

II. Tuyển chọn công nhân cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh 53

III. Xác định rõ chức năng của từng phòng ban cũng như kết cấu công nhân viên cho phù hợp hơn. 55

1. Xác định rõ chức năng của từng phòng ban. 55

2. Xác định cơ cấu công nhân viên cho phù hợp. 55

IV. Công tác tạo động lực và khuyến khích lao động. 56

1. Biện pháp tài chính. 56

2. Các biện pháp phi tài chính. 63

V. Kỷ luật lao động

1. Nguyên tắc răn đe

2. Nguyên tắc thi hành kỷ luật theo trình tự

VI. Đào tạo và phát triển. 65

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

 

 

docx88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%) đối với công nhân viên và tăng 8.25 triệu đồng (tương đối là 25.3%) đối với công nhân sản xuất. Thấp nhất là năm 2000 so với năm 1999, năng suất lao động tăng tuyệt đối là 1.72 triệu đồng (tương đối là 4.5%) đối công nhân viên và tăng 1.28 triệu đồng (tương đối là 2.6%) đối với công nhân viên sản xuất. Có được kết quả trên là do cuộc khủng hoảng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm 95 – 97, công ty đã tiến hành cải cách, đổi mới, đổi mới lại sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và từng bước giảm chi phí sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm nhập ngoại, nhất là quạt điện từ Thái Lan và Trung Quốc nhập vào nước ta. Lượng quạt (sản phẩm chủ yếu của công ty) vì thế được sản xuất ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của thị trường, doanh thu ngày càng tăng trong khi số lượng công nhân viên lại giảm và được thay thế bằng những người có trình độ có trình độ tay nghề cao hơn vì vậy năng suất lao động ngày càng được nâng cao trong những năm qua. Mức và tốc độ tăng năng suất lao động theo doanh thu được biểu hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG THEO TỔNG DOANH THU Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 Mức Mức 98/97 Mức 99/98 Mức 2000/99 mức 2001/2000 Tổng doanh thu tr đồng 11030 14200 1.287 15200 1.070 17000 1.118 20000 1.176 Tổng số CNV Người 498 462 0.928 402 0.870 430 1.070 450 1.046 Tổng số CNSX Người 328 337 1.027 312 0.926 340 1.090 356 1.047 W bình quân một CNV tr đồng 22.14 30.73 1.388 37.81 1.230 39.53 1.045 44.44 1.124 W bình quân một CNSX tr đồng 33.62 42.14 1.253 48.72 1.156 50.00 1.026 56.18 1.124 Nguồn: tự thu thậ 2. Phân tích Ảnh hưởng của kết cấu công nhân viên đến năng suất lao động. Nhìn vào bảng 4 và 5 ta thấy, năng suất lao động công nhân viên biến động theo hướng tăng giảm cùng với sự tăng và giảm của năng suất lao động công nhân sản xuất và công nhân chính. Trong khi sự tăng giảm của số lượng công nhân viên không phải lúc nào cũng dẫn đến sự giảm hay tăng của năng suất lao động. Nói cách khác, không phải lúc nào số lượng công nhân viên giảm thì năng suất lao động tăng và ngược lại. Sự biến động của công nhân sản xuất và công nhân viên là cùng chiều. Khi số lượng công nhân viên tăng thì số lượng công nhân sản xuất cũng tăng và ngược lại. Trong khi sự biến động của số lượng của công nhân chính lại không như vậy. Có những năm (năm 1999) khi số lượng công nhân sản xuất và công nhân viên giảm thì số lượng công nhân chính lại tăng. Trong những năm 1998, 1999, 2001, năng suất lao động đều tăng liên hoàn với tốc độ khá cao (năm 1998, 1999 tốc độ tăng là 27.8% và 36.4% đối với công nhân viên). Riêng trong năm 2000 năng suất lao động giảm so với năm 1999 nhưng so với năm 1998 thì năng suất lao động vẫn tăng. Năng suất lao động của công nhân viên năm 2000 so với năm 1999 giảm 1.3%, năng suất lao động theo công nhân sản xuất năm 2000 so với năm1999 giảm 3.1% và năng suất lao động theo công nhân chính giảm 2.8%. Nhìn chung, tốc độ tăng năng suất lao động của công nhân viên cao hơn tốc độ năng suất lao động của công nhân sản xuất và năng suất lao động của công nhân chính. Năm 1998, năng suất lao động liên hoàn công nhân viên tăng 27.8% (số lượng công nhân viên giảm 7,2%), năng suất lao động công nhân sản xuất tăng 15.4% (số lượng công nhân sản xuất tăng 2,7%), năng suất lao động của công nhân chính tăng 24.9% (số lượng công nhân chính tăng 2,4%). Năng suất lao động theo công nhân viên năm này tăng lên là do sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có sự tổ chức phục vụ sản xuất tốt hơn và tổ Bảng 4: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÔNG TY Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 Số lượng Cơ cấu Số lượng % 98/97 Số lượng % 99/98 Số lượng % 2000/99 Số lượng % 2001/2000 1.Tổng CNV Người 498 100 462 100 0.928 402 100 0.870 430 100 1.070 450 100 1.047 2.CNSX Người 328 66 337 73 1.027 312 78 0.926 340 79 1.090 356 79 1.047 - CNC Người 289 88 296 88 1.024 283 91 0.956 307 90 1.085 328 92 1.068 - CNP Người 39 12 41 12 1.051 29 9 0.707 33 10 1.138 28 8 1.848 3.Quản lý, CM,KT Người 170 34 125 27 0.735 90 22 0.72 90 21 0.756 94 21 1.044 Nguồn tự thu thập Bảng 5: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CÔNG NHÂN VIÊN THEO GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 Mức Mức 98/97 Mức 99/98 Mức 2000/1999 Mức 2001/2000 Wcnv tr đồng 28.11 35.93 1.278 49 1.364 48.37 0.987 51.11 1.057 Wcnsx tr đồng 42.68 49.26 1.154 63.14 1.282 61.17 0.969 64.61 1.056 Wcnc tr đồng 47.78 59.71 1.249 69.61 1.166 67.75 0.972 70.12 1.035 Nguồn: tự thu thập chức sản xuất tốt hơn, tức là số lượng công nhân phục vụ giảm và giảm số lượng công nhân sản xuất cũng như số lượng công nhân chính nhưng giá trị sản lượng lại tăng vì vậy năng suất lao động tăng lên. Năm 1999 số lượng công nhân phụ giảm 12 người so với năm 1998 (giảm tương đối là 29.3%). Mức độ phục vụ của công nhân phụ từ khoảng 7 công nhân chính trên 1 công nhân phụ năm 1997, 1998 thì đến năm 1999 tăng lên gần 10 công nhân chính trên 1 công nhân phụ. Kết cấu công nhân phụ năm 1997 , 1998 là 12% trong công nhân sản xuất thì đến năm 1999 giảm xuống còn 9% trong công nhân sản xuất. Kết cấu công nhân chính tăng từ 88% trong tổng số lượng công nhân sản xuất trong những năm 1997, 1998 thì đến năm 1999 tăng lên 91%. Điều đó dẫn đến năng suất lao động theo công nhân viên năm 1999 so với năm 1998 tăng 35.93 triệu đồng lên 49 triệu đồng (tăng tương đối là 36.4%). Năng suất lao động theo công nhân sản xuất tăng từ 49.26 triệu đồng năm 1998 lên 63.14 triệu đồng năm 1999 (tăng tương đối là 28.2%). Năng suất lao động theo công nhân chính tăng từ 59.71 triệu đồng năm 1998 lên 69.61 triệu đồng năm 1999 (tăng tương đối là 16.6%). Sự gia tăng năng suất lao động năm 1999 còn có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ quản lý . Với số lượng cán bộ quản lý ngày càng được biên chế chặt chẽ hơn, đúng với năng lực, sở trường của từng người nên đã được tinh giảm ngày càng chặt chẽ dẫn tới số lượng công nhân viên giảm nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng vì vậy năng suất lao động theo công nhân viên vẫn tăng. Số lượng lao động quản lý năm 1999 còn 90 người (chiếm 22% trong công nhân viên) giảm 35 người so với năm 1998 (giảm tương đối là 28%). Năm 1999 so với năm 1997, lao động quản lý giảm từ 170 người xuống còn 90 người. Trong năm 1997, tỷ trọng lao động quản lý trong công nhân viên là 34% thì đến năm 1998 giảm xuống còn 27% và còn 22% năm 1999 . Năm 2000 năng suất lao động giảm trong khi số lượng công nhân viên tăng, số lượng công nhân sản xuất, công nhân chính, công nhân phụ do vậy cũng tăng theo. Nhưng số lượng lao động quản lý vẫn tiếp tục giảm. Năm 2000, số lượng công nhân viên tăng lên 28 người so với năm 1999. Trong khi, số lượng lao động quản lý không thay đổi dẫn tới tỷ lệ lao động quản lý giảm từ 22% tổng công nhân viên năm 1999 xuống còn 21% năm 2000. Số lượng công nhân sản xuất tăng từ 312 người năm 1999 lên năm 340 năm 2000 (tăng 9%), tỷ trọng công nhân sản xuất trong tổng số công nhân viên tăng lên từ 78% năm 1999 lên 79% năm 2000 và số lượng công nhân chính tăng lên 24 người (tăng 8.5%). Trong khi đó, tỷ lệ công nhân chính trên công nhân sản xuất lại giảm từ 91% năm 1999 xuống còn 90% năm 2000. Chính vì vậy, làm cho tỷ lệ công nhân phụ trên công nhân sản xuất tăng lên từ 9% năm 1999 lên 10% năm 2000. Mức độ phục vụ của công nhân phụ giảm từ khoảng 10 công nhân chính trên 1 công nhân phụ xuống còn khoảng 9 công nhân chính trên 1 công nhân phụ. Những thay đổi trên đã góp phần làm cho năng suất lao động chung năm 2000 giảm xuống so với năm 1999 (giảm tuyệt đối từ 49 triệu đồng năm 1999 xuống còn 48.37 triệu đồng năm 2000 – tương ứng với 1.3%) tuy sự giảm năng suất lao động năm 2000 so với năm 1999 là không lớn nhưng nó cũng chỉ ra rằng sự biến động năng suất lao động tại công ty trong những năm này còn thiều yếu tố ổn định. Sự giảm năng suất lao động năm 2000 chỉ là tạm thời. Sang năm 2001, năng suất lao động lại có dấu hiệu tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ năng suất lao động năm 2000 chưa cao, nhưng nó cũng đã đưa doanh nghiệp từ chỗ giảm năng suất lao động lên tăng năng suất lao động và mức năng suất lao động này lơn hơn năng suất lao động năm 1999. Nhìn chung, kết cấu công nhân sản xuất trên quản lý vẫn không đổi so với năm 2000 nhưng tỷ trọng công nhân sản xuất trong công nhân viên lại tăng lên từ 90% năm 2000 tới 92% năm 2001 và tỷ trọng công nhân phụ trên công nhân sản xuất vì thế đã giảm từ 10% năm 2000 xuống còn 8% năm 2001. Điều này đã làm tăng khả năng phục vụ của công nhân phụ cho công nhân chính trong quá trình sản xuất. Năm 2001, tỷ lệ công nhân chính trên công nhân phụ khoảng 1/12. Trong khi đó, tỷ lệ này năm 2000 khoảng 1/9 sự thay đổi kết cấu công nhân viên trong năm 2001 đã góp phần đưa năng suất lao động của công ty tăng lên. Đời sống và thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty vì thế cũng được cải thiện. Từ phân tích trên ta thấy công ty đang có sự thay đổi kết cấu công nhân viên ngày càng phù hợp hơn. Tỷ trọng công nhân sản xuất trên công nhân viên ngày càng tăng và tỷ trọng lao động quản lý, chuyên môn kỹ thuật ngày càng giảm. Tỷ trọng công nhân chính trong công nhân sản xuất ngày càng tăng và tỷ trọng công nhân phụ thì ngày càng giảm. Tuy nhiên sự thay đổi này trong những năm gần đây diễn ra chậm hơn những năm về trước. Như vậy, qua sự phân tích kết cấu công nhân viên trong 5 năm trên thì mối quan hệ giữa năng suất lao động và kết cấu công nhân viên đặc biệt công nhân chính trên công nhân phụ và lao động quản lý trên công nhân viên đã phần nào bộc lộ. Phải nói rằng, sự thay đổi kết cấu công nhân viên sẽ dẫn đến sự thay đổi không nhỏ của năng suất lao động. Tuy nhiên sự thay đổi của năng suất lao động còn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nữa mà sẽ được trình bày một số yếu tố cơ bản ở phần sau. 3. Phân tích khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm để tăng năng suất lao động. a. Khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm qua các năm 1997-2001. Qua bảng số liệu 6.1, 6.2 trang bên ta thấy, tổng số giờ làm việc ở kỳ thực hiện trong những năm 1998, 1999 đều nhỏ hơn số giờ làm việc theo kế hoạch. Trong hai năm 1997, 2000 thì tổng số giờ thực hiện trong năm đều lớn hơn so với kế hoạch đề ra. Riêng năm 2001 thì lượng thời gian làm việc theo kế hoạch và thực hiện gần như không có sự khác biệt. Trong khi đó, chỉ riêng năm 1997 là giá trị sản lượng thực hiện nhỏ hơn so với kế hoạch đề ra (nhỏ hơn 3000 triệu đồng). Do mặt hàng chủ yếu của công ty trong những năm nằy là quạt điện nhưng tại thời điểm này, quạt của công ty không cạnh tranh được với các loại quạt nhập từ Thái Lan và Trung Quốc vào nước ta nên sản xuất không tiêu thu được. Vì vậy, công ty đã giảm Bảng 6.1 KHẢ NĂNG GIẢM LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA SẢN PHẨM ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Chỉ tiêu Đv 1997 1998 1999 2000 2001 KH TH TH/KH KH TH TH/KH KH TH TH/KH KH TH TH/KH KH TH TH/KH Tổng giá trị sản lượng Triệu đồng 17000 14000 0.823 16000 16600 1.0375 19000 19700 1.037 20000 20800 1.04 22500 23000 1.022 Công nhân sản xuất Người 340 328 .. 345 337 .. 310 312 .. 330 340 .. 370 356 .. Số ngày làm việc trong năm Ngày 230 220 .. 220 230 .. 245 256 .. 240 255 .. 250 260 .. Số giờ làm việc trong ngày Giờ 7.5 7 .. 7.5 7 .. 7.5 7 .. 7 7 .. 7 7 .. Tổng số giờ làm việc trong năm Giờ 58.6500 505120 0.861 569250 542570 0.953 569625 559104 0.981 554400 606900 1.095 647500 647920 1.0006 Số giờ sx/1 triệu đồng giá trị SX Giờ 34.5 36.08 1.046 35.58 32.68 0.918 29.98 28.38 0.947 27.72 29.18 1.053 28.78 28.17 0.979 Năng suất lao động theo giờ 1000đ/giờ 28.985 27.716 0.956 28.106 30.600 1.089 33.355 35.235 1.056 36.075 34.272 0.950 34.749 35.498 1.022 Nguồn: tự thu thập Bảng 6.2 Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 TH/KH TH/KH TH/KH TH/KH TH/KH Tăng (+), giảm (-) tuyệt đối Tăng (+), giảm (-) tương đối Tăng (+), giảm (-) tuyệt đối Tăng (+), giảm (-) tương đối Tăng (+), giảm (-) tuyệt đối Tăng (+), giảm (-) tương đối Tăng (+), giảm (-) tuyệt đối Tăng (+), giảm (-) tương đối Tăng (+), giảm (-) tuyệt đối Tăng (+), giảm (-) tương đối Số giờ Sx ra 1 triệu đồng giá trị sản lượng (t) Giờ 1.58 4.6% -2.9 -8.2% -1.6 -5.3% 1.46 5.3% -0.61 -2.1% NSLĐ theo giờ (Wgiờ) 1000đ/giờ -1.269 -4.4% 2.494 8.9% 1.88 5.6% -1.803 -5% 0.749 2.2% Nguồn: tự thu thập lượng quạt sản xuất từ 60000 chiếc từ năm 1996 xuống 44000 chiếc năm 1997 (năm 1995, sản xuất 120000 chiếc đến năm 1996 giảm xuống 60000 chiếc). Trong những năm tiếp theo từ năm 1998 – 2001, giá trị sản lượng thực hiện đều vượt kế hoạch, mức vượt lớn nhất là năm 2000 (vượt 800 triệu đồng) và mức vượt nhỏ nhất là năm 2001 (vượt 500 triệu đồng). Từ thực tế trên, số giờ cần thiết để sản xuất 1 triệu đơn vị giá trị sản lượng năm 1997 theo kế hoạch nhỏ hơn so với thực tế thực hiện. Theo kế hoạch thì số giờ cần thiết là 34.5 giờ nhưng quá trình thực hiện là 36.08 giờ tăng 1.58 giờ so với kế hoạch đề ra (tăng 4.58% so với kế hoạch). Như vậy, năng suất lao động theo giờ năm 1997 so với kế hoạch là giảm 4.4% giảm tương đối là 1.269 triệu đồng trên giờ sản xuất. Trong hai năm tiếp theo (năm 1998 và năm 1999) số giờ cần thiết để sản xuất ra 1 triệu đơn vị giá trị sản lượng đều giảm. năm 1998, giảm mạnh hơn năm 1999. Năm 1998 số giờ cần thiết giảm tuyệt đối là 2.9 giờ trên 1 triệu giá trị sản lượng (giảm tương đối là 8.2%). Năm 1999, số giờ cần thiết để sản xuất 1 triệu đơn vị giá trị sản lượng thời gian tương đối là 1.6 giờ trên 1 triệu giá trị sản lượng (giảm tương đối là 5.3%). Có được kết quả này là do trong những năm khủng hoảng sản xuất kinh doanh nhất là những năm 1995, 1996, công ty đã tìm ra phương hướng khắc phục bằng cách mua sắm một số dây chuyền, máy móc hiện đại hơn để đưa vào sản xuất. Quá trình sản xuất được tổ chức chặt chẽ hơn vì vậy thời gian sản xuất có 1 khối lượng sản phẩm ngày càng giảm, đến năm 1998 đã phát huy mạnh tác dụng của nó. Nhờ có thời gian giảm mà năng suất lao động theo giờ năm 1998, 1999 tăng lên rất nhanh. Tốc độ tăng cũng như tăng lượng tuyệt đối của thời gian năm 1998 luôn cao hơn năm 1999. chính vì vậy năng suất lao động theo giờ năm 1998 cao hơn năm 1999. nhưng nhìn chung tốc độ tăng năng suất lao động theo giờ luôn luôn lớn hơn tốc độ giảm của thời gian. Năng suất lao động năm 1998 so với kế hoạch tăng tuyệt đối là 2.494 nghìn đồng (tăng tương đối là 8.9%). Tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ giảm của thời gian là 0.7%. năng suất lao động năm 1999 so với kế hoạch tăng tuyệt đối là 1.88 nghìn đồng trên giờ (tăng tương đối là 5,6%). Tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ giảm t là 0,3%). Tuy trong hai năm 1998,1999, năng suất lao động tăng nhanh hơn so với kế hoạch đề ra. Nhưng đến năm 2000, năng suất lao động lại giảm so với kế hoạch đề ra. Hao phí thời gian nhiều hơn so với kế hoạch nhưng giá trị sản xuất cũng tăng lên (tăng 800 triệu đồng so với kế hoạch). Năm 2000, t thực hiện so với kế hoạch tăng tuyệt đối là 1,46 giờ (tăng tương đối là 5,3%). Sự tăng lên của t dẫn tới sự giảm năng suất lao động thực hiện so với kế hoạch. Năng suất lao động năm 2000 giảm so với kế hoạch một lượng tuyệt đối là 1,803 ngàn đồng/giờ (giảm tương đối là 5%). Tốc độ giảm năng suất lao động năm 2000 nhỏ hơn tốc độ tăng của t (nhỏ hơn 0,3%). Tuy năng suất lao động giảm nhưng giá trị sản lượng vẫn tăng. Sự gia tăng giá trị sản lượng này không phải do sự tăng năng suất lao động mà do số lượng công nhân sản xuất và số ngày làm việc trong năm tăng lên. Năm 2000, dây chuyền ép nhựa đi vào hoạt động vì vậy cần nhiều công nhân sản xuất hơn. Nhưng sản xuất tuy được mở rộng hơn mà năng suất lao động lại có xu hướng giảm là một điều ngoài mong muốn của công ty. Vì vậy, công ty đã điều chỉnh, chỉnh đốn lại sản xuất kinh doanh, thay những công nhân có trình độ tay nghề chưa cao bằng những lao động có tay nghề cao hơn, phù hợp với năng lực, chuyên môn của họ. Sự giảm năng suất lao động thực hiện năm 2000 so với kế hoạch một phần là do người lao động chưa quen với công việc mới (công việc ép nhựa) nên mức độ thành thạo công việc chưa cao, hơn nữa, một số công nhân được chuyển từ vị trí khác sang vị trí của công việc ép nhựa nên chưa đúng với chuyên môn của họ. Những yếu tố trên đã dẫn tới năng suất lao động theo giờ năm 2000 giảm so với kế hoạch đặt ra. Sau một năm đi vào sản xuất với những dây chuyền công nghệ hiện đại hơn, người lao động đã quen với công việc và đúc rút cho mình được nhưng kinh nghiệm trong sản xuất. Vì vậy, năng suất lao động theo giờ năm 2001 đã tăng lên so với kế hoạch đặt ra. Lượng thời gian cần thiết (t) giảm tuyệt đối so với kế hoạch một lượng 0,61 giờ (giảm tương đối là 2,1%). Sự giảm của t dẫn tới năng suất lao động theo giờ năm 2001 tăng so với kế hoạch một lương tuyệt đối là 0,749 ngàn đồng/giờ (tăng tương đối là 2,2%). Tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ giảm của t (cao hơn 0,1%). Tuy năng suất lao động năm 2001 tăng so với kế hoạch nhưng tốc độ tăng cũng như tăng tuyệt đối vẫn chưa cao. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp kích thích sản xuất nhiều hơn nữa. Nhìn chung, giá trị sản xuất đều tăng so với kế hoạch và qua quá trình thực hiện, giá trị sản lượng cũng tăng lên không ngừng. Tổng số giờ công sản xuất thường nhỏ hơn so với kế hoạch (trừ năm 2000). Chính vì vậy, t trong những năm 1998,1999,2001 luôn luôn giảm so với kế hoạch dẫn đến năng suất lao động theo giờ những năm này tăng nhanh. Tuy vậy, năng suất lao động theo giờ và t biến động rất nhanh và không có sự ổn định (năm 1997, 2000 thì t lại tăng so với kế hoạch), dẫn tới năng suất lao động theo giờ giảm so với kế hoạch. Tốc độ tăng năng suất lao động theo giờ luôn cao hơn tốc độ giảm t (thời gian hao phí để sản xuất ra 1 triệu đơn vị giá trị sản lượng). Tốc độ giảm năng suất lao động luôn thấp hơn tốc độ tăng của t. Mức độ hao phí t ngày càng có xu hướng giảm. Năm 2001 so với năm 1997 giảm tuyệt đối là 7,91 giờ/1 triệu đồng giá trị sản lượng (từ 36,08 giờ năm 1997 giảm xuống còn 28,17 giờ năm 2001), giảm tương đối là 21,9%. Vì vậy, năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2001 tăng so với năm 1997 là 7,782 ngàn đồng/giờ), tăng tương đối là 28,07%. Qua phân tích ta thấy, khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm thực hiện so với kế hoạch là khá lớn nhưng vẫn có sự bất ổn định. Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngày càng phù hợp với thực tế hơn. Vì vậy, để tăng năng suất lao động so với kế hoạch đề ra, giảm lượng lao động của sản phẩm so với kế hoạch thì trước hết, công tác lập kế hoạch phải phù hợp với thực tế và sau khi đã lên kế hoạch sản xuất rồi thì phải huy động nguồn lực, phát huy các yếu tố để giảm hao phí lao dộng của sản phẩm nhằm tăng năng suất lao động. b. Phân tích khả năng giảm lượng lao động hao phí cho một triệu đồng giá trị sản lượng. Qua bảng số liệu 7 ta thấy, thời gian hao phí để sản xuất ra một triệu đồng giá trị sản lượng năm sau nhỏ hơn năm trước (trừ năm 2000). Lượng thời gian hao phí này ban đầu giảm mạnh sau đó chậm dần. Có được kết quả này do công ty mua sắm một số dây chuyền máy móc sản xuất mới nên lượng thời gian lao động cần thiết giảm. Năm 1998 so với năm 1997, lượng thời gian cần thiết giảm nhiều nhất (giảm 3,4 giờ cho một triệu đồng giá trị sản lượng). Năm 2001 so với năm 2000 giảm thấp hơn (giảm 1,01 giờ). Riêng năm 2000 thì lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất một triệu đồng giá trị sản lượng lại tăng (tăng 0,8 giờ), tăng tương đối là 2,8% so với năm 1999. Xét về tương đối thì năm 2001 so với năm 2000, tốc độ giảm lượng thời gian cần thiết (t) là 3,5%. Đây là tốc độ giảm nhỏ nhất trong các năm. Năm cao nhất là năm 1999 so với năm 1998, số giờ cần thiết sản xuất ra một triệu đồng giá trị sản lượng giảm 13,2%. Như vậy, khả năng giảm t lớn nhất về tuyệt đối là năm 98 so với năm 97, về tương đối là năm 99 so với năm 98. Sự giảm thời gian t dẫn tới sự tăng lên của năng suất lao động. Tốc độ tăng năng suất lao động trong các năm đều lớn hơn tốc độ giảm thời gian lao động và ngược lại, tốc độ giảm năng suất lao động nhỏ hơn tốc độ tăng thời gian lao động. Năng suất lao động liên hoàn năm 1999 so với năm 1998 tăng mạnh nhất cả về tuyệt đối và tương đối. Tăng tương đối là 15,1%, tăng tuyệt đối là 4,635 ngàn đồng/giờ. Tăng nhỏ nhất là năm 2001 so với năm 2000, tăng tuyệt đối là 1,226 ngàn đồng/giờ và tăng tương đối là 3,6%. Năm 2000 so với năm 1999 thì năng suất lao động theo giờ giảm do t tăng, trong năm này, giảm Bảng 7: KHẢ NĂNG GIẢM LƯỢNG LAO ĐỘNG HAO PHÍ CHO MỘT TRIỆU ĐỒNG GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 1998/1997 1999/1998 2000/1999 2001/2000 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Lượng lao động hao phí để sản xuất ra một triệu đồng giá trị sản lượng (t) Giờ 36.08 32.68 28.38 29.18 28.17 -3.4 0.906 -4.3 0.868 0.8 1.028 -1.01 0.965 NSLĐ giờ (Wgiờ) được biểu hiện bằng giá trị 1000đ/giờ 27.716 30.6 35.235 34.272 35.498 2.884 1.104 4.635 1.151 -0.963 0.973 1.226 1.036 Nguồn: tự thu thập tuyệt đối là 0,963 ngàn đồng / giờ, giảm tương đối là 2,7%. Tốc độ giảm này vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của t (2,8%). Nhìn chung, năng suất lao động theo giờ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000, năng suất lao động theo giờ có giảm so với năm 1999. Nhưng lượng giảm tuyệt đối cũng như tương đối là thấp. Năm 2001, năng suất lao động theo giờ không những tăng so với năm 2000 và so với năm 1999 thì vẫn cao hơn (tăng tương đối là 0,75%, tăng tuyệt đối là 0,263 ngàn đồng/ giờ). Năng suất lao động theo giờ có tăng qua các năm nhưng mức tăng cũng như tốc độ tăng liên hoàn là không ổn định, có năm tăng cao, năm tăng thấp và có năm lại giảm (năm 2000). Sự tăng, giảm năng suất lao động là điều thường thấy trong sản xuất kinh doanh nhưng các công ty cần phải duy trì một tốc độ tăng năng suất lao động ổn định và đặc biệt là không để xảy ra tình trạng giảm năng suất lao động. Có thể nói khả năng giảm lượng lao động hao phí cho một đơn vị giá trị sản lượng là khá cao nhưng đang có xu hướng chậm lại. Có những năm thì khả năng này lại tăng. Điều này cho thấy sự không ổn định trong việc tăng năng suất lao động và đòi hỏi công ty phải có những biện pháp khắc phục kịp thời. 4. Phân tích khả năng sử dụng hợp lý thời gian lao động của công nhân để tăng năng suất lao động. Qua bảng số liệu 8 trang bên ta thấy năng suất lao động tính theo năm (Wnăm), năng suất lao động tính theo ngày (Wngày) và năng suất lao động tính theo giờ (Wgiờ) được biểu hiện bằng giá trị đều tăng lên qua các năm. Riêng năm 2000 thì điều naỳ lại ngược lại, tức là Wnăm, Wngày, Wgiờ đều giảm so với năm trước. Về Wnăm thì năm 1999 là năm tăng cao nhất cả về tuyệt đối và tương đối. Tăng tuyệt đối so với năm trước là 13,88 triệu đồng, tăng tương đối là 28,2%. Kết quả này là do giá trị tổng sản lượng tăng cao trong các năm này Bảng 8 Bảng sử dụng thời gian lao động công nhân Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 Mức Mức 98/97 Mức 99/98 Mức 2000/99 Mức 2001/2000 Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 14000 16600 1.186 19700 1.187 20800 1.056 23000 1.106 Tổng cnsx bình quân Người 328 337 1.027 312 0.926 340 1.09 356 1.047 Số ngày công thực tế bình quân trong năm/1 công nhân Ngày 220 230 0.956 256 1.113 255 1.0 260 1.019 Số giờ công trong ngày/1 công nhân Giờ 7 7 1 7 1 7 1 7 1 Tổng số ngày công trong năm Ngày 72160 77510 1.074 79872 1.03 86700 1.085 92560 1.067 Tổng số giờ công trong năm Giờ 505120 542570 1.074 559104 1.03 606900 1.085 647920 1.067 Wnăm Triệu đ/năm 42.68 49.26 1.154 63.14 1.282 61.17 0.969 64.6 1.056 Wngày Ngàn đ/ngày 194 214 1.103 247 1.154 240 0.972 248 1.033 Wgiờ Ngàn đ/giờ 27.716 30.6 1.104 35.235 1.151 34.272 0.973 35.498 1.036 Nguồn: tự thu thập (tăng tuyệt đối là 3100 triệu đồng, tăng tương đối là 18,7%) trong khi số lượng công nhân sản xuất lại giảm ( giảm tuyệt đối là 25 người, giảm tương đối là 7,4%). Năm 1998 thì Wnăm tăng chậm hơn so với năm 1999. Tăng tuyệt đối là 6,58 triệu đồng, tăng tương đối là 15,4%. Kết quả này có được là do giá trị tổng sản lượng tăng ( tăng tuyệt đối là 2600 triệu đồng, tăng tương đối là 18,6%) trong khi số lượng công nhân sản xuất cũng tăng ( tăng tuyệt đối là 9 người, tăng tương đối là 2,7%). Nhưng tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng vẫn cao hơn tốc độ tăng của số lượng công nhân sản xuất vì vậy mà Wnăm vẫn tăng lên so với năm trước. Năm 2001, Wnăm tăng còn chậm hơn so với năm 1998. Tăng tuyệt đối là 3,43 triệu đồng, tăng tương đối là 5,6%. Có được kết quả này là do giá trị tổng sản lượng tăng lên ( tăng tuyệt đối là 2200 triệu đồng, tăng tương đối là 10,6%) trong khi số lượng công nhân sản xuất cũng tăng lên với tốc độ khá cao (tăng tuyệt đối là 16 người, tăng tương đối là 4,7%). Vì tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng không cao lắm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân Hà Nội.docx
Tài liệu liên quan