Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1. PHÂN TÍCH VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 3

1.1. Tổng quan về nghành cà phê của Việt Nam. 3

1.1.1. Vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế. 3

1.1.2. Tình hình phát triển của ngành cà phê trong những năm gần đây. 6

1.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam. 7

1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu. 7

1.2.2. Thị trường xuất khẩu. 8

1.2.3. Chủng loại cà phê xuất khẩu. 10

1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu cà phê. 11

1.3. Đánh giá về khả năng canh tranh của sản phẩm cà phê của Việt Nam. 13

1.3.1. Về chất lượng cà phê. 14

1.3.2. Về giá cà phê. 16

1.3.3. Về chủng loại cà phê. 16

1.3.4. Các yếu tố khác. 17

Chưng 2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀN CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 18

2.1. Dự báo xu hướng của thị trường cà phê thế giới. 18

2.2. Chiến lược phát triển của ngành cà phê Việt Nam đến năm 2010 19

2.2.1. Chiến lược phát triển chung của ngành cà phê đến năm 2010 19

2.2.2. Chiến lược phát triển đối với lĩnh vực xuất khẩu cà phê. 20

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. 21

2.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam. 21

2.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu của Việt nam. 22

a. Nâng cao chất lượng sản phẩm. 22

b. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. 24

c. Đâu tư công nghệ sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. 25

d. Quy hoạch, quản lý nguồn nguyên liệu, điều tiết nguồn cung. 26

e. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội Cà phê -Ca cao. 27

f. Các giải pháp khác. 27

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 30

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Đặc biệt là một số nước sản xuất cà phê ở Châu Mỹ La tinh cũng mua cà phê Việt Nam như: Ecuador: 18.492 tấn, Mỹ: 87.932 tấn. Tiếp theo là Ý, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Bỉ và Pháp. Đó là 10 nước hàng đầu trong vụ cà phê 2005/06. Trong nội khối các nước ASEAN, Philippines nhập khẩu cà phê Việt Nam với số lượng 16.547 tấn; Malaysia 12.367 tấn; Singapore 5.690 tấn và Indonesia 806 tấn. Với thị trường Trung Quốc, số lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam vẫn duy trì ổn định ở mức 12.865 tấn. . Với thị trường Nga và Đông Âu, Nga nhập của Việt Nam 14.175 tấn; Romania 7567 tấn; Bulgaria 5343 tấn; Slovenya 3417 tấn; Estonia 3.199 tấn; Cộng hoà Czech 3064 tấn; Gruzia 1875 tấn; Hungary 1787 tấn; Yugoslavia 1684,6 tấn; Slovakia 326,4 tấn; Ucraina 153 tấn; Latvia 216,5 tấn; Armenia 38, 4 tấn. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam. Cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang hơn 40 nước trên thế giới. Chỉ tính riêng hai thị trường lớn nhất là Đức và Mỹ đã chiếm tới hơn 25% kim nghạch xuất khẩu, bảy thị trường lớn chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam (năm 2007) Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2007 Nguồn Vụ xuất nhập khẩu - Bộ công thương 1.2.3. Chủng loại cà phê xuất khẩu. Chủng loại cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay là cà phê Robusta với giá trị thương phẩm không cao. Trong khi đó thế giới lại ưa chuộng loại cà phê Arabica có hương vị thơm ngon hơn. Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường thế giới. Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cà phê Arabica chiếm 70-80% nhu cầu cà phê hàng năm), trong khi đó 65% diện tích, chiếm hơn 90 % sản lựơng cà phê ở Việt Nam lại là cà phê Rubusta. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là cà phê Robusta (hơn 90%) với giá trị thương phẩm không cao. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới (hơn 10% lượng cà phê xuất khẩu của thê giới), với cà phê vối thì nước ta là nước xuất khẩu lớn nhất thê giới với hơn 40% sản lượng xuất khẩu của toàn thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới chuyển đổi cơ cấu cà phê là vấn đề bức xúc cho việc sản xuất cà phê và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Số liệu Các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2005/06 STT Loại cà phê Khối lượng (tấn) Trị giá (USD) 1 Nhân sống 785,146,773 837,771,354 2 Hoà tan 869,705 2,770,341 3 Khác 8,890 92,996 Tổng 786,025,368 840,634,691 Nguồn : Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương 1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu cà phê. Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : nguồn cung cà phê, thị trường, cầu cà phê thế giới. Hiện nay Việt Nam có gần 490 nghìn ha cà phê được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (hơn 90% diện tích). Đã là một điều kiện thuận lợi cho chúng ta có thể đảm bảo nguồn cung cà phê cho hoạt động xuất khẩu. Cũng như nhiều loại cây trồng khác thì việc sản xuất cà phê cũng phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, gặp năm thời tiết không thuận lợi thì không thể đảm bảo đủ lượng cà phê xuất khẩu, khó duy trì mức sản lượng xuất khẩu ổn định. Tuy nhiên năm được mùa thì cà phê xuất khẩu lại phải đối mặt với một thực trạng là giá cà phê xuống thấp do cung lớn hơn cầu. Khi gia nhập WTO Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Được hưởng sự bình đẳng như các nước xuất khẩu khác, các rào cản xuất khẩu được gỡ bỏ, cơ hội thị trường mở rộng, có điều kiện tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới. Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê của ta cũng cần phải nhận thức được những khó khăn. Trước hết là về chính sách thuế. Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, và EU... Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước. Đây là những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn. Thứ hai là về chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như ngành kinh tế Việt Nam. Vì vậy, ngành cà phê phát triển thiếu tính nhất quán và thống nhất chung với tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hậu quả là không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp cả nước. Thứ ba là các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt. Mặc dù hiện nay có nhiều điều khoản ưu đãi đối với tất cả các tác nhân tham gia kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất thấp, khoanh nợ, giãn nợ... nhưng tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sách này đều chưa tốt. Đầu tiên là những quy định về vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và các doanh nghiệp qui mô nhỏ. Tiếp theo là các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người vay. Một điều nữa là vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng chưa tương xứng, mặc dù trong 10 năm qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông, truyền thông, thuỷ lợi, điện… đã có những chuyển biến đáng kể. Ví dụ như đường giao thông kém sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, giảm giá thu mua tại các điểm thu mua cà phê khác nhau, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, đường càng xấu thì giá càng thấp. Chi phí sử dụng mạng Internet hiện nay ở nước ta vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực. Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hoá, trong khi ở Việt Nam hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hoá vượt quá sức của họ. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa, sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê chủ yếu trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao nên những kỹ năng này chưa được chú trọng đúng mức. 1.3. Đánh giá về khả năng canh tranh của sản phẩm cà phê của Việt Nam. Khả năng cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam trong quá khứ chủ yếu dựa trên 4 yếu tố chính. Thứ nhất là giá lao động rẻ. Thứ hai là năng suất cao dựa trên sử dụng nhiều phân bón và nước tưới. Thứ ba là lợi thế về khoảng cách vận chuyển. Các vùng sản xuất chính cà phê Việt Nam đều gần các cảng xuất khẩu do Việt Nam có chiều ngang hẹp. Thứ tư là hệ thống chính sách của nhà nước đối với ngành cà phê thông thoáng, tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các tác nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê. Chính vì 4 yếu tố này nên xuất khẩu cà phê Việt Nam đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường cà phê thế giới, gây sức ép cạnh tranh mạnh với các nước xuất khẩu cà phê khác trên thế giới, đặc biệt các nước Châu Phi. Khi thị trường cà phê thế giới rơi vào khủng hoảng từ năm 2000 đến 2002, ngành cà phê Việt Nam là một trong những ngành cà phê trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh nhất về tất cả các mặt như mức sống của hầu hết người trồng cà phê giảm, nhiều đại lý thu mua phá sản, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê đối diện với lượng tiền nợ đọng ngân hàng lớn, nguy cơ phá sản cao và môi trường có dấu hiệu suy thoái. Do đó, đánh giá xác định khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam là cần thiết. Các xu hướng gần dây trên thị trường cà phê thế giới cho thấy khả năng cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam khó duy trì trong thời gian tới. Thứ nhất, xu hướng tiêu dùng sẽ tiếp cận với các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm hữu cơ và sản phẩm sạch. Thứ hai, các hệ thống kiểm tra giám sát quốc tế đối với nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm sẽ buộc người trồng cà phê Việt Nam giảm dần phân bón và qua đó năng suất sẽ có xu hướng giảm. Thứ ba, tăng trưởng cà phê Việt Nam trong quá khứ chủ yếu dựa trên mở rộng diện tích trồng, đặc biệt là phá rừng và khai thác nguồn nước ngầm không phải trả thuế. Hiện nay, nhiều nơi đã bắt đầu bắt gặp xu hướng môi trường suy thoái, cản trở tăng năng suất và giá thành bị đẩy lên cao 1.3.1. Về chất lượng cà phê. Mặc dù cà phê xuất khẩu của Việt Nam có khối lượng lớn, trong đó chủ yếu là cà phê Robusta nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa đồng đều, đặc biệt số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại còn chiếm tỷ lệ cao (hơn 80%) trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới. Cà phê xuất khẩu Việt Nam bị thải loại do nhiều yếu tố như: yếu tố về độ ẩm (12,5%), tạp chất (0,5-1%), hạt đen, vỡ ... Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu là do kỹ thuật trồng trọt và công đoạn thu hoạch không đúng quy cách. Tình trạng thu hái đồng loạt cà phê xanh, cà phê non còn khá phổ biến ; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn, lạc hậu; cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Ngoài ra, hiện nay hầu hết cà phê của Việt Nam chỉ dựa trên sự thỏa thuận giữ bên mua và bên bán; cách phân loại chất lượng cà phê theo tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ là cách phân loại lạc hậu và đơn giản nhất mà các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới không còn áp dụng. Chính cách làm này là lý do khiến các nhà nhập khẩu đánh giá thấp chất lượng của các lô hàng và làm giảm uy tín chất lượng của cà phê Việt Nam. Chất lượng cà phê của Việt Nam sản xuất ra chất lượng không đồng đều do phần lớn lượng cà phê được sản xuất ở quy mô nhỏ; trên 80% số nông trại có diện tích dưới 2 ha, hộ lớn nhất cũng chỉ đạt 5 ha và hộ thấp nhất chỉ có 2-3 sào. Đây là nguyên nhân lớn làm cho tình trạng chất lượng cà phê không đồng đều, điều này làm cho giá xuất khẩu cà phê của nước ta thấp hơn 10% so với giá các sản phẩm cùng loại của các nước khác trên thế giới. Đây là một thiệt thòi lớn cho cho những nhà xuất khẩu cà phê của ta và cũng thiệt hại cho người nông dân trồng cà phê của Việt Nam. Trong khoảng thời gian 5 năm lại đây ngành cà phê Việt nam đã có bước tiến vượt bậc trong sản xuất, trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối. Cũng có người cho rằng Việt nam và Colombia giành giật vị trí thứ nhì thế giới, sau Brazil. Chúng tôi cho rằng sự xếp đặt ngôi thứ đó không có ý nghĩa vì Colombia là nước sản xuất cà phê arabica còn Việt nam là nước sản xuất cà phê Robusta. Chính vì lẽ đó mà tại Hội nghị Hội đồng cà phê quốc tế, đoàn đại biểu Việt nam đã đề nghị với ICO không nên lấy số lượng đầu tấn xuất khẩu làm căn cứ tính số tiền phải đóng góp cho ngân sách quản lý của ICO mà ta hay gọi là “niên liễm” vì giá cà phê chè và vối rất khác nhau. Để công bằng hơn phải tính trên cơ sở kim ngạch xuất khẩu cà phê, và như thế Colombia ở trên chúng ta và niên liễm họ phải đóng cao hơn ta rất nhiều, trong khi hiện nay chúng ta phải đóng góp nhiều hơn Colombia. Theo phân bổ của ICO, căn cứ vào lượng xuất khẩu thì niên vụ cà phê 2006/07 Việt nam phải đóng góp £154.330, Colombia đóng góp £125.235. Tuy chúng ta sản xuất chủ yếu là cà phê vối có giá trị thương phẩm thấp hơn cà phê chè nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất ra cà phê vối chất lượng cao, được khách hàng ưa chuộng nếu chúng ta có sự quan tâm đến khâu chế biến và nhất là khâu quản lý chất lượng của nhà nước nhiều hơn nữa. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm vì nó quan hệ chặt chẽ đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt nam. Trước hết, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm vì bản thân hạt cà phê Robusta sản xuất ở nước ta có chất lượng khá cao và đứng trong hàng cà phê vối tốt trên thế giới. Nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là cây cà phê vối có nguồn gốc phát sinh ở những vùng nóng, ẩm của bồn địa châu Phi, nay lại được trồng trên cao nguyên, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới cao nguyên, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, tạo điều kiện cho cà phê vối ở đây có sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, khâu trồng trọt thu hái, chế biến và cả bảo quản vận chuyển nữa có thể làm cái chất lượng thơm ngon đó giảm đi. 1.3.2. Về giá cà phê. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá có ưu thế cạnh tranh về giá so với các mặt hàng tương tự của các nước xuất khẩu khác, do được thiên nhiên ưu đãi điều kiện sản xuất thuật lợi cùng vớ lợi thế giá nhân công rẻ. Tuy vậy nhưng do thói quen cùng với công nghệ sản xuất lạc hậu, manh mún, người dân làm không theo một quy trình kỹ thuật nhất định, điều này dẫn tơi giá trị xuất khẩu của các nông sản của Việt Nam nói chung và của cà phê xuất khẩu nói riêng thấp. Đây là nguyên nhân làm cho giá xuất khẩu của ta thấp, và thường bị ép giá. Nếu thực hiện tốt quy trình kỹ thuật trong việc trồng cây, chăm sóc cũng như công tác thu hoạch, sơ chế, chế biến sau thu hoạch, nâng cao chất lựợng cà phê thì cạnh tranh về giá của ta là công cụ rất rốt trên thị trường cà phê xuất khẩu thế giới. 1.3.3. Về chủng loại cà phê. Nước ta sản xuất và xuất khẩu hai loại cà phê chủ yếu là là cà phê Robusta và cà phê Arabica. Cà phê Robusta chiếm hơn 65% diện tích (90% sản lựợng). Về chất lượng và hương vị thì cà phê Robusta không thể so sánh được với cà phê Arabica. Tuy nhiên giống này vốn được trồng nhiều ở Châu Phi, vùng có khí hậu nóng ẩm, chất lượng không cao, khi được trồng ở vùng cao nguyên của nước ta đã làm cho chúng có được hương vị đặc biệt, chất lựơng thơm ngon hơn, nó hoàn toàn có thể canh tranh được với cà phê Arabica của các nước xuất khẩu khác trên thế giới. Xuất khâu cà phê chiếm 13% tổng giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam, trở thành nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế gíới, chiếm 43% thị phần cà phê vối thế giới. 1.3.4. Các yếu tố khác. Ngoài các yếu tố kể trên thì còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của cà phê xuất khẩu của Việt Nam như chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, tỷ giá hối đoái… Về chi phí vận chuyện Việt Nam có lợi thế do vùng trồng cà phê gần với khu vực chễ biến do Việt Nam có chiều ngang hẹp, điều này làm giảm đáng kể vào chi phí sản xuất của sản phẩm. Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi cho cả giao thông đường thuỷ lẫn đường hàng không nên việc vận chuyển hàng hoá nói chung và và vận chuyển cà phê xuất khẩu đi các nước khác cũng có nhiều thuận lợi. Hàng hoá của ta xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển mà ta lại có bờ biển dài với nhiều cảnh nước sâu cho tàu thuyền lớn lưu thông được. Khi vận chuyển hàng xuất khẩu ta không phải đi qua nhiều lãnh hải của các nước khác, điều này có thuận lợi rất lớn. Về chi phí giao dịch của ta hiện nay hãy còn cao và có thể giảm xuống để góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của cà phên xuất khẩu. Về tỷ giá hối đoái của Việt Nam mấy năm gần đây tăng lên cũng làm cho hoạt động xuất khẩu có được nhiều thuật lợi. Tỷ giá của đồng Việt Nam luôn ở mức cao so với đông đô la Mỹ (một đô la Mỹ đổi được hơn 16000 đồng tiền Việt Nam). Chưng 2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀN CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 2.1. Dự báo xu hướng của thị trường cà phê thế giới. Hiện nay có nhiều ý kiến về dự đoán xu hướng của thị trường cà phê thế giới trong tương lai. Hiện nay, Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi gặp rủi ro về thời tiết, như sương giá, hạn hán. Đồng Real của nước này cũng bị mất giá nghiêm trọng so với đông USD nên xuất khẩu cà phê không mang lại nhiều lợi nhân. Mặc dù vậy, nhu cầu tiêu dùng cà phê của thị trường thế giới trung bình mỡi năm tăng từ 1-2% nên các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê Việt Nam cần phải tìm hiểu, theo sát thị trường, tham gia vào thị trường để có biện pháp cung ứng sản phẩm một cách đều đặn, giữ mức giá ổn định không để rớt giá. Rút kinh nghiêm như trong thời gian qua, yếu tố đầu cơ ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng giảm giá cà phê một cách đột ngột. Việt Nam là quốc gia có lợi thế về chi phí đầu vào thâps nên mức giá cao hiện nay rất có thể dẫn tới hiện tượng tự phát của một số địa phương trồng cà phê. Chúng ta cần có những giải pháp khuyến cáo người nông dân giảm không nên tăng diện tích trồng cà phê một các ổ ạt để tránh lặp lại kịch bản như những năm 1998-2001. Trong tình hình hiện nay, Việt Nam nên duy trì diện tích trồng cà phê ở mức 500.000 ha. Quan trọng hơn nữa là làm thế nào để cây cà phê được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật để đạt năng suất cao. Một thực trạng nữa là hiện nay tỷ lệ cà phê Việt Nam có tuổi 20-25 trở lên đang chiếm tới 22%, tron khi đó tỷ lệ vườn cà phê dưới 12 năm tuổi chỉ chiếm 50%. Vì vậy, thay vì mở rộng diện tích trồng cà phê, các địa phương có thể thay thế từ từ vườn cây đã già bằng trồng cây mới. Ban nông nghiệp đối ngoại (FAS) thuộc Bộ nông nghiệp Mỹ gần đây đưa ra báo cáo mới nhất về tình hình thị trường cà phê thế giới với những nhận định, dự báo. Sản lượng cà phê thế giới vụ 2007/2008 dự báo đạt 118,9 triệu bao, giảm 9% so với vụ 2006/2007. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này là do sản lượng cà phê vụ tới của Brazil có khả năng giảm mạnh từ 46,7 triệu bao vu 2006/2007, xuống còn 36,2 triệu bao. Sản lượng cà phê vụ 2007/2008 của Việt Nam cũng được dự đoán giảm 930.000 bao so với trước, xuống còn 17,7 triệu bao. Trong khi đó, sản lươngj mặt hàng này của Colombia vụ 2007/2008 có thể tăng nhẹ, đạt 12,4 triệu bao. Do sản lượng có khả năng giảm, xuất khảu cà phê vụ 2007/2008 của những nước này nói riêng và thế giới nói chung dự báo đều suy yếu. Xuất khẩu cà phê thế giới vụ2007/2008 có thể chỉ đạt 93,7 triệu bao, giảm 4% so với vụ trước. Riêng xuất khẩu cà phê Brazil trong vụ này cũng được dự báo giảm từ 28,3 triệu bao xuống 24 triệu bao. Lượng cà phê tồn kho cuối vụ 2007/2008 tại các nước sản xuất và xuất khẩu chính của thế giới dự báo giảm xuống mức thấp, còn 16,8 triệu bao, chủ yếu do nguồn cung từ Brazil sụt giảm, và đây cũng được coi là mức tồn kho thấp nhất của thế giới mà USDA ghi nhận từ vụ 1960/1961. 2.2. Chiến lược phát triển của ngành cà phê Việt Nam đến năm 2010 2.2.1. Chiến lược phát triển chung của ngành cà phê đến năm 2010 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng: Chuyển dịch một bộ phận diện tích trồng cà phê vối sang cà phê chè. Chủ trương mấy năm tới là không trồng mới thêm cà phê vối. Rà soát diện tích cà phê hiện có, thanh lý khoảng 100 ngàn ha cà phê vối năng suất thấp, chất lượng kém, trồng thay thế bằng cà phê chè hoặc cây khác như ca cao, bông. Hạ giá thành sản xuất: Đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật tiến bộ để có năng suất cao với mức đầu tư đúng mức. Đặc biệt là giảm lượng sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, tận dụng các nguồn phân hữu cơ và các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. Đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến cà phê, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Đa dạng hoá sản phẩm cà phê. Đẩy mạng công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê ở nước ngoài, khuyến khích tiêu thụ ở thị trường trong nước. Phát triển một ngành cà phê bền vững. 2.2.2. Chiến lược phát triển đối với lĩnh vực xuất khẩu cà phê. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đến năm 2010 đạt 958 triệu USD và tăng trưởng bình quân 4,3%/năm. Dự kiến mỗi năm xuất khẩu được 900 nghìn tấn. Với mức giá bình quân khoảng 850 USD/tấn. Đây cũng là mặt hàng khó mở rộng diện tích để tăng lượng hàng xuất khẩu nhưng còn khả năng gia tăng giá trị trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu do hiện nay chúng ta còn chủ yếu xuất khẩu cà phê dạng hạt sơ chế. Ngoài ra, giống cà phê Robusta đang được thâm canh phổ biến ở nước ta mặc dù cho năng suất cao nhưng giá trị xuất khẩu thấp hơn nhiều so với cà phê Arabica. Để nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu trong thời gian tới có thể dựa vào việc nâng cao hàm lượng chế biến sản phẩm xuất khẩu và nghiên cứu lai tạo để tạo ra giống cà phê Arabica chấp nhận khí hậu thổ nhưỡng nước ta cho năng suất cao, từng bước chuyển đổi giống cà phê đối với những vùng khí hậu phù hợp với giống Arabica. Hiện nay cà phê của ta đã xuất khẩu đến trên 50 nước trên thế giới. Trong giai đoạn 2006-2010 có thể tập trung khai thác các thị trường Hoa Kỳ, EU, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Canađa, Nga. Các thị trường mục tiêu được lựa chọn dựa trên cơ sở sau đây: Hoa Kỳ: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 1,5 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 6% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên trên 13% (đạt kim ngạch trên 200 triệu USD). EU: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 5,7 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào EU chỉ chiếm 5,6% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên trên 13% (đạt kim ngạch trên 750 triệu USD). Nhật Bản: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 900 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Nhật Bản chỉ chiếm 3,3% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên trên 11% (đạt kim ngạch trên 100 triệu USD). 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. 2.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay cà phê của Việt Nam đã xuất khẩu sang khoang 40 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam là các nước: Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Trung Quốc, Hà Lan, Ba Lan … trong đó Đức và Mỹ luân phiên là hai thị trường tiêu thụ cà phê nhiều nhất cảu Việt Nam. Tuy nhiên, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam còn thấp và bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường quốc tế, sức canh tranh của cà phê xuất khẩu Việt Nam chưa cao. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chất lượng cà phê của ta chưa cao, thương hiệu cà phê Việt Nam chưa có được chỗ đứng xứng đáng trong con mắt của các nhà nhập khẩu cà phê thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu củ Việt Nam còn đứng ngoài sàn giao dịch quốc tế. Một trong những nguyên nhân khiến cà phê Việt Nam có chất lượng thấp là do công nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó người nông dân trồng cà phê có thói quen thu hoạch lẫn lộn cả trái chín và trái xanh. Vì thế, ngay cả khi công nghệ chế biến tốt thì cà phê hạt xuất khẩu của Việt Nam vẫn kém hơn các nước khác. Vì vậy các chuyên gia cho rằng, ngoài việc nâng cao chất lượng cà phê hạt xuất khẩu để có mức giá cao hơn, Việt Nam cần gia tăng giá trị xuất khẩu của cà phê thông qua chế biến, thúc đẩy tiêu thụ trong nước, giảm sự phụ thuộc của ngành cà phê vào các nhà sản xuất, nhập khẩu nước ngoài, các nhà kinh doanh nước ngoài. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ngành cà phê của Việt Nam mới chỉ phát triển ở mức độ nhất định, nên chưa phát huy được hết lợi thế cùa mình. Một điểm hạn chế nữa là tron suốt hơn 10 năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn định giá cà phê bằng việc dựa vào thông tin bán tại các hãng tin Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đoái rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương. Trong khi từ cả trăm năm nay, doanh nghiệp cà phê thế giới chỉ giao dịch qua thị trường kỳ hạn lớn như LIFFE (London), NYMEX (New York)… Một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn còn e ngại về cách thức giao dịch trên thị trường này. Việc tham gia sàn giao dịch thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường nước ngoài. Trên thực tế, nhờ vào sự phán đoán thị trường và dùng hợp đồng kỳ hạn như một công cụ phần nào hạn chế rui ro cho doanh nghiệp. 2.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu của Việt nam. Để nâng cao sức cạnh tranh cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam cần tập trung vào các yếu tố chính quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm như: chất lượng sản phẩm, thương hiệu sản phẩm, giá cả, phương thức giao dịch… a. Nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để có được sản phẩm cà phê sản xuất ra có được tốt chúng ta phải chú ý từ khẩu chọn giống, công tác chăm sóc, việc thu hoạch và quy trình xử lý sau thu hoạch. Chất lượng cà phê xuất khẩu còn phụ thuộc lớn vào sơ chế và chế biến cà phê thành phẩm. Chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện nay thấp hơn các nước khác chủ yếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan