MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I. 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH. 1
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH. 1
1. Lịch sử hình thành của nghiệp vụ cho thuê tài chính. 1
2. Đặc điểm của cho thuê tài chính. 1
3. Lợi ích, hạn chế của cho thuê tài chính. 2
3.1. Lợi ích của cho thuê tài chính. 2
3.1.1. Lợi ích đối với nền kinh tế. 2
3.1.2. Lợi ích đối với người cho thuê. 2
3.1.3. Lợi ích đối với người thuê. 3
3.2. Hạn chế của cho thuê tài chính. 4
4. Xu hướng phát triển của cho thuê tài chính trên thế giới. 5
II. CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM. 6
1. Sự ra đời và phát triển của cho thuê tài chính ở Việt nam. 6
2. Sự cần thiết của cho thuê tài chính ở Việt Nam. 6
3. Phân loại cho thuê tài chính. 8
3.1. Cho thuê tài chính có sự tham gia của 2 bên (Direct Lease) 8
3.2. Cho thuê tài chính có sự tham gia của 3 bên (Net Finance Lease) 8
3.3. Cho thuê hợp tác (Leveraged Lease) 9
3.4. Bán và tái thuê (Sale & Leareback) 9
3.5. Cho thuê giáp lưng (Under Lease contract): 9
3.6. Cho thuê trả góp (Hire purchase lease): 10
4. Môi trường pháp lý liên quan hoạt động cho thuê tài chính. 10
CHƯƠNG II. 11
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (ALCII-ĐN) TRONG NHỮNG NĂM QUA. 11
A. VÀI NÉT VỀ ALCII-ĐN. 11
I. CÔNG TY ALCII. 11
1. Quá trình hình thành và phát triển. 11
2. Đặc điểm kinh doanh của ALCII. 11
II. CHI NHÁNH ALCII-ĐN. 12
1. Quá trình hình thành, phát triển: 12
2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý. 12
2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. 12
2.1. Giám đốc chi nhánh: 12
2.2. Phó giám đốc chi nhánh: 12
2.3. Phòng cho thuê. 13
2.3.1. Chức năng: 13
2.3.1. Nhiệm vụ: 13
2.4. Phòng Kế toán - Tổng hợp: 13
2.4.1. Chức năng: 13
2.4.2. Nhiệm vụ: 13
B. HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ CỦA CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG NHỮNG NĂM QUA. 14
I. NHU CẦU THUÊ MUA CỦA THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG & ĐÀ NẴNG. 14
1. Tình hình kinh tế - xã hội Khu vực Miền Trung Và Đà Nẵng. 14
2. Xác định nhu cầu thuê mua của thị trường Miền Trung và Đà Nẵng: 15
II. THỰC TRẠNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA ALCII-ĐN. 16
1. Quy trình cho thuê. 16
1.1. Cho thuê trực tiếp. 16
1.2. Cho thuê uỷ thác: 17
2. Phương pháp tính tiền thuê và thanh toán tiền thuê 18
2.1. Định kỳ hạn trả nợ: 18
.2.1.1. Định kỳ trả nợ gốc. 18
2.1.2. Định thời hạn trả lãi. 19
2.2. Phương pháp tính trả nợ gốc, trả lãi tiền thuê. Có hai cách sau: 19
2.2.1. Tổng số tiền gốc được chia đều cho số kỳ hạn thanh toán 19
2.2.2. Xác định số tiền trả đều nhau (cả gốc lẫn lãi) cho mỗi kỳ thanh toán: 19
3. Tình hình hoạt động của ALCII-ĐN qua 3 năm từ 2001-2003. 20
3.1. Khái quát tình hình tài chính. 20
3.1.1. Tình hình vốn: 20
3.1.2. Tình hình tài chính 22
3.2. Tình hình kinh doanh (tình hình CTTC) của ALCII-ĐN 23
3.2.1. Khái quát tình hình CTTC. 23
3.2.2. Hình thức cho thuê 24
3.2.3. Đối tượng cho thuê 25
3.2.4. Tình hình ký kết hợp đồng và những khách hàng của chi nhánh Đà Nẵng. 29
3.2.5. Thời hạn hợp đồng 30
3.2.6. Tình hình cho thuê theo địa bàn. 31
4. Rủi ro, dấu hiệu rủi ro trong cho thuê tài chính. 31
III. MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG HỌAT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG. 32
1. Một số thuận lợi. 32
1.1. Thuận lợi từ môi trường bên ngoài. 32
1.2. Thuận lợi từ môi trường nội bộ. 32
2. Một số khó khăn. 33
2.1. Một số khó khăn từ môi trường bên ngoài. 33
2.2. Một số khó khăn từ môi trường nội bộ. 33
3. Nguyên nhân của hạn chế. 34
3.1. Nguyên nhân khách quan: 34
3.2. Nguyên nhân chủ quan: 34
CHƯƠNG III. 36
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH ALCII-ĐN TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 36
I. DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI 36
1. Tình hình kinh tế - xã hội. 36
2. Nhu cầu thuê của thị trường. 36
3. Khả năng cạnh tranh của công ty ALCII-ĐN. 37
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH ALCII-ĐN NĂM 2004. 38
1. Mục tiêu định hướng. 38
2. Mục tiêu cụ thể. 38
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI. 39
1. Tăng cường tiếp thị, quảng cáo. 39
1.1. Hình thức tiếp xúc trực tiếp: 39
1.2. Các biện pháp khuyến khích vật chất để tìm kiếm khách hàng: 43
1.3. Chính sách quảng cáo trên báo, đài: 44
2. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án thuê tài chính và phân tích, phân loại khách hàng. 45
3. Công ty ALCII-ĐN cần đa dạng hóa các hình thức cho thuê. 46
3.1. Cho thuê trả góp nhà đất. 46
3.2. Cho thuê trả góp xe ô tô và các loại máy móc thiết bị khác. 50
4. Về công tác quản lý nguồn nhân lực. 51
4.1. Khuyến khích vật chất. 51
4.2. Khuyến khích tinh thần: 52
5. Giải pháp tìm vốn đầu tư từ bên ngoài: 53
5.1. Tăng cường huy động vốn trung dài hạn của các tổ chức, cá nhân. 53
5.2. Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ DNNN sang công ty cổ phần: 54
6. Thành lập trung tâm mua bán tài sản cũ. 54
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. 55
1. Các cơ quan nhà nước. 55
1.1. Các cơ quan quản lý nhà nước: 55
1.2. Chi nhánh ngân hàng nhà nước Đà Nẵng: 57
2. Đối với NHNo, công ty ALCII: 58
2.1. NHNo: 58
2.2. Công ty ALCII: 58
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
56 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho thuê tài chính của ALCII Đà Nẵng trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng để thu hút khách hàng DNNN, với lợi thế về vốn các ngân hàng đã cho vay với lãi suất thấp hơn so với phí cho thuê của chi nhánh. Đồng thời, các ngân hàng đưa ra nhiều ưu đãi và tiện ích hơn.
Những năm qua chi nhánh ALCII-ĐN chủ yếu tập trung cho thuê các DNngQD thuộc đối tượng vừa và nhỏ nên các thị trường khác bị bỏ ngỏ. Thị trường khách hàng hợp tác xã là một ví dụ. Tỷ trọng doanh số cho thuê năm 2001 là 6,2% đạt 2.798 triệu đồng; đến năm 2002 chỉ còn 1,3% đạt 909 triệu đồng; năm 2003 tỷ trọng tăng lên một chút khoảng 2,5% đạt 3.080 triệu đồng. Tỷ trọng doanh số thu nợ cũng giảm qua các năm: Năm 2001 chiếm 12,5% đạt 1.530 triệu đồng; đến năm 2003 chỉ còn 4,5% đạt 2.386 triệu đồng. Tính đến ngày 31/12/2001 dư nợ cho thuê đối với khách hàng này là 1.267 triệu đồng, chiếm 3,8% tổng dư nợ; năm 2002 là 1.274 triệu đồng (chiếm 1,8% tổng dư nợ); Năm 2003 chi nhánh đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, tìm nguồn khách hàng từ sự giới thiệu của các khách hàng cũ, của nhà cung cấp nên dư nợ tăng lên đạt 1.968 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 1,4%). Tuy nhiên, mức tăng trưởng doanh số cho thuê, doanh số thu nợ và dư nợ của khách hàng này cũng có dấu hiệu đi lên sang năm 2003. Năm 2003/2002 tốc độ tăng doanh số cho thuê là 238,8%; tốc độ tăng doanh số thu nợ là 164,5%; dư nợ là 54,5%. Điều này chứng tỏ chi nhánh bắt đầu chú ý đến đối tượng khách hàng này và đã quan tâm hơn đến công tác tư vấn, tiếp thị tới những khách hàng này.
Thành công lớn của chi nhánh 3 năm qua phải kể đến những nổ lực của tập thể nhân viên trong việc gia tăng doanh số cho thuê đối với khách hàng HGĐ. Trong năm đầu hoạt động chi nhánh chưa tìm được khách hàng nào nhưng năm sau đã có vài khách hàng đến giao dịch với doanh số cho thuê ban đầu là 148 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 0,3%); sang năm 2003 doanh số cho thuê tăng lên 5.148 triệu đồng (chiếm 4,2%), tốc độ tăng trên 33 lần so với cùng kỳ năm 2002. Cùng với việc tăng nhanh doanh số cho thuê, doanh số thu nợ cũng tăng lên từ 23 triệu đồng (chiếm 0,1%) năm 2002 lên 1.708 triệu đồng năm 2003 (chiếm tỷ trọng 3,3%), tốc độ tăng năm 2003/2002 trên 73 lần. Dư nợ cho thuê tính đến 31/12/2002 đạt 125 triệu đồng, chiếm 0,2% tổng dư nợ. Sang năm 2003 hoạt động cho thuê của công ty được nhiều người biết hơn, nhiều hộ gia đình đã tìm đến ký hợp đồng thuê xe ô tô. Do đó, dư nợ cho thuê tăng thêm 3.440 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2002 đạt 3.565 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 1,2% tổng dư nợ) với nhịp độ tăng trưởng chưa từng có gấp 27,5 lần so với năm 2002.
Như vậy, sau 3 năm hoạt động khách hàng đến với ALCII-ĐN ngày càng đông, bao gồm nhiều đối tượng từ các DNNN cho đến DNngQD, HTX và cả các cá nhân có đăng ký kinh doanh, hộ gia đình. Tuy nhiên, khách hàng chính của chi nhánh Đà Nẵng vẫn là DNngQD thuộc đối tượng vừa và nhỏ bao gồm các công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thị trường khách hàng DNNN có phần giảm sút, nhưng thay vào đó trong 2 năm trở lại đây chi nhánh lại tìm thấy thị trường mới khá rộng lớn và đầy tiềm năng là thị trường khách hàng HTX và hộ gia đình.
Bảng 7. Phân tích DSCT, DSTN, DN theo tài sản cho thuê.
(Đvt: tr.đ)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2002/01
So sánh 2003/02
Tăng, giảm
Tốc độ tăng
Tăng, giảm
Tốc độ tăng
1.Phương tiện vận tải
DSCT
29.501
34.513
89.660
5.012
17
55.147
159,8
DSTN
7.565
21.141
33.005
13.576
179,4
11.684
56,1
DN
21.936
35.308
91.963
13.372
60,9
56.655
160,5
2. Thiết bị xây dựng
DSCT
13.517
21.599
21.748
8.082
59,8
149
0,7
DSTN
4.131
7.417
15.046
3.286
79,5
7.629
102,8
DN
9.386
23.568
30.270
14.182
151,1
6.702
28,4
3. Tài sản khác
DSCT
2.545
12.914
11.808
10.369
407,4
-1.106
-8,5
DSTN
614
3.449
4.562
2.835
461,7
1.113
32,3
DN
1.931
11.396
18.601
9.465
490
7.205
63,2
Tổng cộng
45.563
69.026
123.216
Theo nghị định 16/2001/CP ngày 2/5/2001 của Chính Phủ, tài sản được phép cho thuê là các động sản, không cho thuê các bất động sản. Chi nhánh đang tài trợ cho các loại tài sản như: Các phương tiện vận tải, thiết bị xây dựng, thiết bị văn phòng, máy hoặc dây chuyền sản xuất..., nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Hiện nay các khách hàng chủ yếu đầu tư thuê phương tiện vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện chuyên chở hành khách, hàng hóa, vật tư nguyên liệu...Vì vậy, thời gian qua doanh số cho thuê luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình trên 60%. Tốc độ tăng năm 2002/2001 là 17%, năm 2003/2002 là 159,8%. Doanh số cho thuê năm 2001 đạt 29.501 triệu đồng, năm 2003 tăng lên 89.660 triệu đồng. Thu nợ đối với tài sản cho thuê loại này cũng chiếm tỷ trọng đáng kể, trung bình năm trên 63%; nhịp độ tăng trưởng hàng năm trên 56%. Doanh số thu nợ năm 2001 là 7.565 triệu đồng, năm 2003 tăng lên 33.005 triệu đồng. Dư nợ cho thuê cũng chiếm tỷ trọng trên 60% /năm và có tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước. Tính đến 31/12/2001 dư nợ đạt 21.936 triệu đồng; Đến 31/12/2002 đạt 35.308 triệu đồng; Năm 2003 tốc độ tăng dư nợ cho thuê so với năm 2002 là 160,5% đạt 91.963 triệu đồng. Chi nhánh chủ yếu tập trung cho thuê các phương tiện vận tải là do đầu tư vào các hợp đồng loại này có khả năng thu hồi vốn tốt hơn các loại tài sản khác. Khách hàng thuê xe ô tô làm dịch vụ vận tải, chở hàng thuê, vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá vật tư cho công ty hoặc khi khó khăn có thể chở hàng thuê cho bên ngoài thu tiền ngay, có thu nhập thường xuyên. Do đó, đảm bảo lịch trình trả nợ đúng hạn cho chi nhánh.
Hoạt động cho thuê thiết bị xây dựng của chi nhánh cũng có được sự phát triển cao. Ty trọng doanh số cho thuê trung bình năm trên 26%, doanh số thu nợ trên 28%/năm, dư nợ cho thuê trên 27%/năm. Tuy nhiên, hoạt động cho thuê đối với loại tài sản này có xu hướng giảm xuống. Doanh số cho thuê năm 2001 đạt 13.517 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 29,7%) và giảm xuống vào những năm sau, năm 2003 đạt 21.748 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 17,6%). Tốc độ tăng có xu hướng chậm lại: Năm 2002/2001 là 59,8%; năm 2003/2002 chỉ còn 0,7%. Hoạt động thu nợ được đẩy mạnh hơn; năm 2001 doanh số thu nợ là 4.131 triệu đồng, năm 2003 tăng lên 15.046 triệu đồng. Tốc độ tăng doanh số thu nợ năm 2002/2001 là 79,5%; năm 2003/2002 là 102,8%. Do doanh số cho thuê tăng chậm trong khi hoạt động thu nợ được đẩy mạnh nên dư nợ cho thuê đối với loại tài sản này giảm xuống; tỷ trọng dư nợ năm 2001 là 28,2%; năm 2003 chỉ còn 21%. Tốc độ tăng trưởng cũng giảm dần: Năm 2002/2001 là 151,1%; năm 2003/2002 là 28,4%. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang hạn chế cho thuê các thiết bị xây dựng, vì khả năng thu nợ đối với các khách hàng này rất khó khăn, nguyên nhân chính không phải do ý muốn chủ quan của các công ty mà do tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, gây nhiều khó khăn cho các công ty xây dựng nên đã ảnh hưởng đến chi nhánh, chậm thu được nợ.
Các loại tài sản khác như thiết bị văn phòng, thiết bị công nghiệp... cũng được chi nhánh đầu tư khi khách hàng có nhu cầu và đã đạt được sự phát triển vượt bậc. Năm 2001 doanh số cho thuê đối với những loại tài sản này đạt 2.545 triệu đồng, năm 2002 đã tăng lên đến 12.914 triệu đồng, năm 2003 giảm xuống còn 11.808 triệu đồng. Mức độ tăng năm 2002/2001 là 407,4%; Năm 2003 chi nhánh đẩy mạnh cho thuê phương tiện vận tải nên hoạt động cho thuê các tài sản khác bị lơ là, kết quả doanh số cho thuê năm 2003/2002 giảm 8,5%. Trong tổng doanh số cho thuê, doanh số cho thuê tài sản khác chiếm tỷ trọng không cao, trên 10%/năm. Hoạt động thu nợ được đẩy mạnh, tốc độ tăng năm 2002/2001 là 461,7%; năm 2003/2002 là 32,3%. Doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng trung bình trên 8%/năm. Về chỉ tiêu dư nợ: Thời điểm 31/12/2001 dư nợ cho thuê là 1.931 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 5,8%); sang năm 2002 dư nợ đạt 11.396 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 16,3%) với mức tăng 4,9 lần so với năm 2001; Năm 2003 mức phát triển của hoạt động cho thuê những tài sản này chậm lại, chỉ tăng 63,2% so với năm 2002 đạt 18.601 triệu đồng (chiếm 13,2%).
Nhìn chung, hoạt động cho thuê tài sản của chi nhánh đã phát triển theo chiều hướng tốt, doanh số cho thuê, doanh số thu nợ và dư nợ năm sau tăng cao hơn năm trước. Trong đó tài sản cho thuê chủ yếu của chi nhánh 3 năm qua vẫn là các phương tiện vận tải, tiếp đó là các thiết bị xây dựng và cuối cùng là tài sản khác như máy công nghiệp, thiết bị văn phòng... Chi nhánh đã đa dạng hóa các loại tài sản cho thuê, nhưng vẫn chỉ cho thuê động sản, không cho thuê bất động sản vì Nghị Định 16/CP chưa dự liệu vấn đề này.
3.2.4. Tình hình ký kết hợp đồng và những khách hàng của chi nhánh Đà Nẵng.
Bảng 6. Số lượng hợp đồng, số lượng khách hàng của chi nhánh.
(Đvt: tr.đ)
Chỉ tiêu
Tính đến 31/12/2001
Tính đến 31/12/2002
Tính đến 31/12/2003
So sánh 2002/2001
So sánh 2002/2001
Tăng, giảm
Tăng, giảm
1.Số hợp đồng
100
170
375
70
205
2.Khách hàng
54
89
172
35
83
3.Gtrị TS đầu tư bq
1 hợp đồng
450
641
591
+191
-50
1 khách hàng
833
1.225
1.289
+392
+64
4.Dư nợ bq
1 hợp đồng
332
413
376
+81
-37
1 khách hàng
615
790
819
+175
+29
Như trên đã phân tích, chi nhánh Đà Nẵng mới thành lập và đi vào hoạt động từ ngày10/3/2001, còn rất non trẻ nhưng với nỗ lực không ngừng hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày một khởi sắc. Doanh số cho thuê cũng như dư nợ cho thuê tăng với tốc độ cao, khách hàng đến với chi nhánh ngày càng nhiều, số lượng và quy mô hợp đồng chi nhánh thực hiện được năm sau cao hơn năm trước. Tính đến 31/12/2001 số hợp đồng chi nhánh thực hiện được là 100 hợp đồng với 54 khách hàng có quan hệ. Năm 2002 số lượng hợp đồng đã là 170 hợp đồng với 89 khách hàng, tăng 35 khách hàng so với năm 2001. Năm 2003 là năm có sự tăng trưởng cao nhất, đến thời điểm 31/12 chi nhánh đã thực hiện được 375 hợp đồng, tăng 205 hợp đồng so với năm 2002; với 172 khách hàng có quan hệ giao dịch, tăng 83 khách hàng so với năm 2002.
Quy mô hợp đồng thể hiện ở giá trị tài sản đầu tư bình quân 1 hợp đồng và dư nợ cho thuê bình quân 1 hợp đồng. Năm 2001 giá trị đầu tư bình quân 1 hợp đồng là 450 triệu đồng, năm 2003 tăng lên 591 triệu đồng; dư nợ bình quân 1 hợp đồng năm 2001 là 332 triệu đồng, năm 2003 tăng lên 376 triệu đồng. Còn quy mô tài trợ cho 1 khách hàng thể hiện ở 2 chỉ tiêu giá trị đầu tư bình quân 1 khách hàng và dư nợ bình quân 1 khách hàng. Giá trị tài sản đầu tư cho 1 khách hàng năm 2001 là 833 triệu, năm 2003 tăng lên 1.289 triệu đồng. Dư nợ bình quân cho 1 khách hàng năm 2001 là 615 triệu đồng, năm 2003 là 819 triệu đồng.
Như vậy, qua phân tích bảng số liệu cho thấy các chỉ tiêu đều tăng, điều này chứng tỏ tình hình cho thuê của chi nhánh luôn đạt hiệu quả cao. Số lượng khách hàng, số lượng hợp đồng tăng, sức hấp dẫn của nghiệp vụ cho thuê của chi nhánh ngày càng lớn. Quy mô hợp đồng cũng như quy mô đầu tư cho một khách hàng năm sau cao hơn năm trước, thể hiện mức độ tín nhiệm cao của khách hàng đối với chi nhánh.
3.2.5. Thời hạn hợp đồng
Đặc thù kinh doanh của công ty là tài trợ trung dài hạn đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân có đăng ký kinh doanh có nhu cầu thuê mua. Các hợp đồng cho thuê chi nhánh thực hiện được trong những năm qua có thời hạn trên 1 năm. Nhiều hợp đồng có thời hạn 2, 3, 4, 5, 7, 10 năm. Trong đó chủ yếu là các hợp đồng 3, 4 và 5 năm được ký để thuê phương tiện vận tải như xe ô tô lớn nhỏ các loại; xe chở khách, xe chở hàng; máy xây dựng, thiết bị văn phòng...Đối với những máy móc, thiết bị này có đời sống hữu ích từ 8-10 năm, tốc độ đổi mới công nghệ nhanh, dễ bị lạc hậu nên khách hàng thích thuê với thời gian từ 3-4 năm. Những hợp đồng cho thuê thời hạn 7, 10 năm thực hiện đối với các dự án thuê tàu thủy, trong lĩnh vực sản xuất loại tài sản này mức độ đổi mới công nghệ chậm hơn.
3.2.6. Tình hình cho thuê theo địa bàn.
Bảng 7. Phân tích tình hình cho thuê theo địa bàn.
(Đvt: tr.đ)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
DSCT
DSTN
Dư nợ
DSCT
DSTN
Dư nợ
DSCT
DSTN
Dư nợ
ĐN
45.563
12.310
33.253
69.026
32.007
70.272
123.216
52.613
140.875
Ngoài ĐN
2.010
652
1.358
5.030
2.399
3.989
4.171
3.788
4.372
Ở khu vực Miền trung chi nhánh đã có khách hàng tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Song Đà Nẵng là thị trường lớn nhất của chi nhánh. Doanh số cho thuê, Doanh số thu nợ và dư nợ cho thuê trên địa bàn Đà Nẵng 3 năm qua luôn chiếm tỷ trọng trên 93%, các địa bàn còn lại chỉ chiếm dưới 7%. Vì chi nhánh ALCII đặt tại Đà nẵng nên hoạt động cho thuê được đẩy mạnh ở địa bàn này là điều dễ hiểu. Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của khu vực Miền Trung, tập trung nhiều khu công nghiệp với số lượng lớn các doanh nghiệp, các công ty đang hoạt động là điều kiện tốt để chi nhánh tiếp xúc, tìm kiếm khách hàng. Các hợp đồng chi nhánh ký kết được ở các tỉnh khác dựa trên quan hệ ủy thác với chi nhánh NHNo ở các tỉnh đó, chi nhánh chưa trực tiếp cho thuê ở những địa bàn này. Trên địa bàn Miền Trung nhu cầu thuê mua tài sản của chi nhánh rất lớn, nhưng do bị hạn chế về nhân sự, về vốn nên chưa vươn xa được. Với 5 cán bộ cho thuê không thể nào cùng một lúc có thể đảm nhiệm công tác cho thuê cả vùng Miền Trung - Tây nguyên.Vì vậy, hiện tại doanh số cho thuê, doanh số thu nợ và cả dư nợ cho thuê đạt thấp, chiếm tỷ trọng chưa đáng kể.
4. Rủi ro, dấu hiệu rủi ro trong cho thuê tài chính.
Trong tín dụng thuê mua thường xảy ra các loại rủi ro sau:
- Rủi ro tài chính, gồm: Rủi ro do người thuê không trả tiền thuê đến hạn, rủi ro do tiền thuê nhận được không đủ bù đắp vốn gốc.
- Rủi ro liên quan đến tài sản cho thuê như : Tài sản cho thuê được thu hồi không thể cho thuê tiếp hoặc bán lại; Tài sản do nhà cung cấp giao cho người thuê không đúng theo hợp đồng, là tài sản không được phép kinh doanh; Rủi ro do sự lừa đảo có chủ ý.
- Rủi ro khách quan như: Rủi ro do môi trường kinh doanh đem lại, Rủi ro do sự thay đổi của luật pháp, Rủi ro do sự biến động của thị trường bởi khủng hoảng kinh tế, Rủi ro bất khả kháng.
Hiện nay chi nhánh gặp phải rủi ro tài chính, rủi ro do người thuê không trả tiền thuê đến hạn. Nợ quá hạn có xu hướng tăng, tuy nhiên tỷ lệ vẫn dưới mức 3% theo quy định. Các khoản quá hạn hầu hết là dưới 180 ngày, chưa vượt qua 180 ngày. Năm 2001 nợ quá hạn bằng 0; năm 2002 tăng lên 714 trđ, đây là khoản nợ của công ty TNHH Sơn Hải; năm 2003 nợ quá hạn dưới 180 ngày đạt 2.444 trđ, trong đó: HTX Phú Bình nợ 450 trđ, Công ty TNHH Sơn Hải nợ 783 trđ, DNTN Cố Đô nợ 797 trđ. Ngoài ra, chi nhánh còn gặp phải một số rủi ro khác liên quan đến tài sản cho thuê. Năm 2002 có một số vụ rủi ro lớn đã được giải quyết: Rủi ro xe ô tô do bị tàu lửa đâm vào (tài sản cho XÍ nghiệp Tây Sơn thuê) trị giá 260 trđ; rủi ro 100% xe ô tô do tai nạn giao thông (tài sản cho DNTN Thuận Thảo thuê) trị giá 360 trđ; rủi ro 100% do cháy dây chuyền sản xuất mỳ gói (tài sản cho Cty TNHH Hoàng Long thuê) trị giá 7 tỷ đ. Năm 2001, 2003 không xảy ra các vụ rủi rro lớn, tài sản gặp rủi ro chủ yếu là phương tiện vận tải gặp tai nạn hư hỏng nhỏ, đã được công ty Bảo Hiểm xem xét bồi thường đầy đủ.
Để nhận biết rủi ro trong cho thuê tài chính, chi nhánh cần nghiên cứu, đánh giá khách hàng, nhà cung cấp, đánh giá tính hợp lý của thiết bị cho thuê,....nhưng chủ yếu vẫn là khách hàng bởi họ có quan hệ chính yếu với chi nhánh. Phải nghiên cứu, tìm hiểu khách hàng thật kỹ trước khi cho thuê; trong khi cho thuê, cán bộ thường xuyên đi xuống doanh nghiệp kiểm tra tình trạng hoạt động của tài sản, kết hợp tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng đi thuê, nhằm kịp thời nhận biết rủi ro, tìm biện pháp phòng ngừa hữu ích, tối thiểu hóa thiệt hại nếu rủi ro xảy ra.
III. MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG HỌAT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.
1. Một số thuận lợi.
1.1. Thuận lợi từ môi trường bên ngoài.
- Hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động CTTC ngày càng được củng cố, thông thoáng hơn với sự ra đời của nghị định 16/2001/NĐ-CP của Chính Phủ và thông tư 08/2001/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước.
- Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố và khu vực mấy năm qua phát triển mạnh, nhiều công trình cơ sở hạ tầng lớn, tầm cỡ quốc gia, khu vực đang hoàn thành và đưa vào sử dụng, tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
- Chi nhánh ALCII tại Đà Nẵng là chi nhánh đầu tiên của NHNo, là công ty cho thuê duy nhất tại Miền Trung có trụ sở đặt tại 17 - Pasteur, Đà Nẵng. Với lợi thế này chi nhánh đã từng bước thu hút được nhiều khách hàng đến đặt quan hệ, góp phần làm tăng nhanh dư nợ cho thuê của chi nhánh.
1.2. Thuận lợi từ môi trường nội bộ.
- Chi nhánh ALCII-ĐN được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ nhiều mặt trong hoạt động từ NHNo với Quyết Định 90/QĐ-HĐQT-QLDN ngày 15/4/2002. Các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo của Giám đốc công ty về hoạt động cho thuê kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn đã giúp chi nhánh mở rộng hoạt động và nâng cao chất lượng công tác cho thuê. Đặc biệt trong năm 2003 đã ban hành điều lệ của công ty phù hợp với Nghị Định 16/CP của Chính Phủ và Thông tư 08 của NHNN.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên tại chi nhánh hầu hết có tâm huyết trong nghề, luôn làm việc hết mình vì chi nhánh, thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn.
2. Một số khó khăn.
2.1. Một số khó khăn từ môi trường bên ngoài.
- Nền kinh tế khu vực Miền Trung - Tây Nguyên phải đương đầu với một số khó khăn, thử thách lớn. Nạn hạn hán nặng nề ở Tây Nguyên, cùng các đợt lũ lụt ở các tỉnh duyên hải Miền Trung đã phá hoại nền kinh tế khu vực đang ngày một đi lên từ đói nghèo. Giá một số nguyên liệu đầu vào tăng gây khó khăn cho các ngành, đặc biệt vừa qua ngành dịch vụ như du lịch, vận tải hàng không, khách sạn..chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư nhất là các dự án xây dựng hạ tầng và công trình giao thông chậm, thanh toán vốn khó khăn, chiếm dụng nợ lẫn nhau, khả năng thanh toán kém, một số công ty lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh ALCII-ĐN.
- Đà Nẵng có khoảng 20 ngân hàng cạnh tranh rất khốc liệt với nhau trong công tác huy động vốn và cho vay. Do đó đã ít nhiều tác động đến hoạt động của chi nhánh trong 3 năm qua.
- Hiện tại chi nhánh chưa huy động được nguồn vốn với lãi suất thấp. Nguồn vốn vay NHNo với lãi suất cao chiếm một tỷ trọng đáng kể. Lãi suất đầu vào cao kéo theo lãi suất đầu ra cũng cao, đây là hạn chế lớn nhất của dịch vụ thuê mua của chi nhánh.
2.2. Một số khó khăn từ môi trường nội bộ.
- So với tăng trưởng dư nợ trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh Đà Nẵng còn thiếu rất nhiều. Dư nợ bình quân một nhân viên tính đến thời điểm 31/12/2002 là 5,8 tỷ đồng, tăng lên 11,7 tỷ đồng vào cuối năm 2003, trong khi đó nhân sự không tăng, gây ra sự quá tải đối với các nhân viên.
- Kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên chi nhánh còn thấp. Trong công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng mới, trong công tác thẩm định dự án cho thuê, do thiếu kinh nghiệm, kiến thức đa ngành chưa được tốt nên làm kéo dài thời gian thẩm định, gây phiền toái cho khách hàng. Do đó, hạn chế tốc độ tăng trưởng dư nợ cho thuê của chi nhánh.
3. Nguyên nhân của hạn chế.
3.1. Nguyên nhân khách quan:
- Chi phí cho thuê của công ty gần như cao nhất trên thị trường do lãi suất đầu vào cao đã làm cho khả năng cạnh tranh của công ty và chi nhánh Đà Nẵng chưa cao. Vốn hoạt động của chi nhánh chủ yếu vay từ NHNo với lãi suất 0,65% một tháng, cộng thêm chi phí hoạt động 0,35% và tỷ lệ lợi nhuận hợp lý từ 0,02% - 0,05% nên chi phí cho thuê bị đẩy lên từ 1,02% - 1,05%/tháng. Trong khi đó, lãi suất cho vay trung dài hạn của các ngân hàng trên địa bàn chỉ từ 0,9% - 0,95%/tháng. Đây là bất lợi lớn của chi nhánh Đà nẵng so với các ngân hàng trên địa bàn. Đặc biệt thời gian qua các ngân hàng ngày càng đưa ra nhiều ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp đi vay. Do đó, sức hấp dẫn của dịch vụ cho thuê có phần giảm sút nhiều.
- Việc cạnh tranh để huy động với các NHTM gặp rất nhiều khó khăn. Do đặc thù kinh doanh là cho thuê trung dài hạn nên chi nhánh chỉ được huy động vốn trung dài hạn, không được huy động tiền gửi không kỳ hạn, không thực hiện thanh toán, chuyển tiền cũng như các tiện ích khác như ngân hàng. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng bởi tâm lý người dân, họ chưa có niềm tin vào chi nhánh Đà Nẵng khi mà trụ sở hoạt động phải thuê của tư nhân.
- Khối lượng công việc ngày càng nhiều, áp lực thu nợ, xử lý nợ quá hạn tồn đọng trong các hợp đồng cho thuê trước đây lớn. Hoạt động cho thuê của chi nhánh phát triển với tốc độ cao, trong khi đó số lượng nhân viên vẫn không tăng, chỉ có 12 người. Nếu tính bình quân cho một nhân viên, kết quả năm sau đều cao hơn năm trước, cụ thể: Doanh số cho thuê bình quân năm 2001 là 3,8 tỷ đồng; năm 2002 tăng lên 5,75 tỷ đồng; năm 2003 đạt 10,3 tỷ đồng. Doanh số thu nợ, Dư nợ cho thuê bình quân năm 2003 gấp 4 lần cùng kỳ năm 2001. Nợ quá hạn cũng tăng vượt bậc, năm 2002 mỗi nhân viên phải quản lý thu nợ quá hạn khoảng 61,75 triệu đồng; sang năm 2003 đã hơn 203,6 triệu đồng, tăng gấp 3 lần năm trước. Hiện nay thị trường của chi nhánh đã vươn tới Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, phú Yên và Đà Nẵng, tính trung bình 1 cán bộ cho thuê quản lý 1 địa bàn. Như vậy, áp lực công việc rất lớn, cán bộ cho thuê phải đi lại nhiều song chính sách khen thưởng không được ban lãnh đạo chi nhánh áp dụng. Những nổ lực của nhân viên chưa được chi nhánh quan tâm khuyến khích kịp thời nhằm gia tăng năng suất lao động.
- Hiện tượng chiếm dụng vốn, dồn vốn giữa các ngành, các công ty xây dựng vẫn còn phổ biến, gây khó khăn cho chi nhánh trong công tác thu nợ.
3.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác tư vấn, tiếp thị khách hàng chưa được tốt. Mặc dù chi nhánh đã nỗ lực hết mình trong việc tư vấn, tiếp thị khách hàng, hàng năm đã tổ chức thành công hội nghị khách hàng. Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh khoa học thì những việc làm trên còn chưa được đồng bộ, quy cũ, hiện tại công tác này chỉ do bộ phận cho thuê đảm trách. Do đó, chất lượng chưa cao mà trái lại còn phần nào ảnh hưởng đến công việc chính của cán bộ cho thuê. Cán bộ cho thuê phải đi lại nhiều nhưng công tác phí chi nhánh trả cho mỗi nhân viên là 200.000 đ/tháng, chỉ đủ tiền xăng dầu mà chưa tính đến chi phí cho hao mòn xe cộ, chi phí bảo vệ sức khoẻ, chưa khuyến khích nhân viên làm việc hết mình.
Địa bàn hoạt động của chi nhánh đã mở rộng ra các Tỉnh Miền Trung như Huế, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, nhưng doanh số cho thuê ở khu vực này còn chiếm tỷ trọng thấp so với Đà Nẵng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do chi nhánh mới thành lập, còn thiếu nhân sự, công tác tiếp thị chưa được thực hiện thường xuyên. Thực tế hiện nay hợp đồng cho thuê ở các tỉnh chi nhánh ký kết thông qua trung gian là các chi nhánh NHNo.
- Một số thiếu sót trong quá trình nghiệp vụ dù nhỏ nhưng vẫn chưa khắc phục hết. Công tác thẩm định còn nhiều thủ tục phiền hà, mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho khách hàng. Vấn đề này cần được quan tâm giải quyết nhằm nâng cao chất lượng cho thuê của chi nhánh.
- Một số hình thức cho thuê có hiệu quả, tính khả thi cao nhưng chưa được chi nhánh áp dụng.
Hình thức cho thuê trả góp rất có triển vọng đối với chi nhánh. Thực tế cho thấy lãi suất cho thuê của chi nhánh rất cao, hầu như là cao nhất trên thị trường, kỳ hạn thu nợ của các hợp đồng thường là tháng. Như vậy đã tạo áp lực lớn trong thanh toán cho khách hàng, song cách thu nợ này chưa áp ứng nhu cầu đa dạng hóa các hình thức đầu tư và có nhiều khách hàng lại muốn thuê tài sản được thanh toán theo h thức trả góp, vì phù hợp với khả năng tài chính của mình hơn. Những tài sản có giá trị lớn như nhà cửa, đất đai, dây chuyền công nghê, kể cả những máy móc thiết bị có giá trị nhỏ... cũng rất cần được tài trợ theo hình thức cho thuê trả góp.
Hình thức cho thuê giáp lưng cũng có triển vọng nhất là trong điệu kiện hay khi mà số lượng hợp đồng cũng như số lượng của chi nhánh ngày càng lớn, sẽ phát sinh nhiều vấn đề cần phải áp dụng hình thị trường này. Trường hợp một khách hàng thuê phương tiện vận tải, máy moc thiết bị, do xác định chưa kỹ hoặc do môi trường đầu tư thay đổi nên không cần đến tài sản đó nữa, lúc này công ty có thể trả lại tài sản nhưng phải thanh toán đầy đủ cả nợ gốc và tiền thuê. Như vậy công ty đi thuê đã bị thiệt vì quyết định kinh doanh sai lầm của mình. Trong trường hợp này để đảm bảo lợi ích của hai bên, bên đi thuê phải chủ động tìm khách hàng khách cho chi nhánh ALCII-ĐN ký kết hợp đồng mới theo loại hình cho thuê giáp lưng.
CHƯƠNG III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH ALCII-ĐN TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
I. DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Tình hình kinh tế - xã hội.
Trong thời gian tới kinh tế khu vực Miền Trung và Đà Nẵng vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ cao trên cơ sở nền móng vững chắc của những năm qua khu vực đã đạt được. Các ngành như công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải... có điều kiện thuận lợi để phát triển, nhu cầu đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ tiến tiến vẫn luôn được đặt ra nhằm nâng cao sức canh tranh của sản phẩm trên thị trường, đảm bảo hội nhập AFTA an toàn và ổn định. Các KCN, KCX trên địa bàn ngày càng hoàn thiện, đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động cho thuê tài chính của chi nhánh alcii-đn trên địa bàn đà nẵng trong những năm tới.doc