Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động nghiên cứu thị trường - xây dựng tổ chức thực hiện các chương trình du lịch tại Công ty TNHH, thương mại và du lịch Việt Mỹ

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH 3

LỮ HÀNH QUỐC TẾ 3

I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ. 3

I.1. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA SỰ RA ĐỜI CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH QUỐC TẾ 3

I.2. KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ CÔNG TY LỮ HÀNH 3

1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành. 3

2.Khái niệm về công ty lữ hành : 3

I.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH 3

II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ 3

II.1. HỆ THỐNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH: 3

1. Các dịch vụ trung gian 3

2. Các chương trình du lịch trọn gói 3

3. Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp 3

II.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH 3

1. Hoạt động nghiên cứu thị trường 3

2. Hoạt động xây dựng chương trình du lịch trọn gói 3

3. Tổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch 3

4. Hoạt động trung gian và hoạt động Tổng hợp khác. 3

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT MỸ 3

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT MỸ. 3

I.1. TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT - MỸ. 3

I.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT - MỸ. 3

I. 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT - MỸ 3

I.4. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA CÔNG TY VIỆT - MỸ. 3

I.5. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT - MỸ. 3

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT - MỸ. 3

II.1. VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM LỮ HÀNH VIỆT - MỸ. 3

II.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM 3

II.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA TRUNG TÂM 3

1. Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế bị động 3

2. Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế chủ động 3

II.4 HỆ THỐNG SẢN PHẨM LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIỆT - MỸ. 3

1. Chương trình dành cho người du lịch nước ngoài vào Việt Nam 3

2. Chương trình đưa du khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. 3

II.5. MỘT SỐ QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VỚI NHÀ CUNG CẤP 3

1. Các mối quan hệ của Công ty với nhà cung cấp. 3

2. Các mối quan hệ của Công ty với các Công ty quí khách. 3

3. Thị trường mục tiêu Công ty hướng tới. 3

II.6. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP MÀ CÔNG TY ĐANG ÁP DỤNG CHO THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU. 3

1. Hoạt động xây dựng chương trình cho khách du lịch quốc tế. 3

2. Chính sách giá. 3

3. Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch. 3

4. Các kênh phân phối chương trình du lịch. 3

5. Chính sách giao tiếp và khuyếch trương. 3

II. 7. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỆT - MỸ. 3

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG - XÂY DỰNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI DU LỊCH VIỆT - MỸ. 3

III. 1. XU THẾ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM VÀ CƠ HỘI KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ. 3

II.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CỦA CÔNG TY TM & DU LỊCH VIỆT - MỸ: CHƯƠNG TRÌNH Ở CÔNG TY. 3

1. Xác định mục tiêu của Công ty. 3

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 3

3. Khai thác thị trường truyền thống mở rộng đến các thị trường mới. 3

4. Sử dụng có hiệu quả và linh hoạt các công cụ của chính sách marketing hỗ hợp. 3

5. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội va thách thức của công ty trong thời gian tới. 3

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3

1. Với tổng cục du lịch và cơ quan hữu quan 3

2. Với Công ty TM và DL Việt - Mỹ 3

KẾT LUẬN 3

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 3

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động nghiên cứu thị trường - xây dựng tổ chức thực hiện các chương trình du lịch tại Công ty TNHH, thương mại và du lịch Việt Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 đoàn khách (1.707 lượt khách) Trung Quốc vào Việt Nam đạt doanh thu gần 2 tỷ đồng, thị trường Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, nguồn cung cấp khách chủ yếu của Trung tâm và Công ty Du lịch Quảng Tây và Quế Lâm. Quá trình bình thường hoá quan hệ Việt - Trung và việc đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh qua biên giới là nguyên nhân tăng đột biến số lượng khách Trung Quốc năm 2000. Tuy nhiên số lượng khách du lịch thuần tuý không nhiều mà động cơ chính của khách du lịch Trung Quốc là thăm dò thị trường hoặc du lịch công vụ, kết hợp với tham quan tìm hiểu. Sang năm 2001 lượng khách Trung Quốc giảm đi đáng kể nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trung tâm đã chuyển sang tiếp cận thị trường Châu Âu song không như mong đợi, lượng khách chưa nhiều, từ đó hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty nói chung bị trì trệ và chỉ hoạt động cầm chừng. Đến đầu năm 2002 Công ty đã tìm ra nguyên nhân và khắc phục lại hoạt động của mình, tiếp tục mở rộng quan hệ với các đối tác trong nước và nước ngoài. Kết nối lại quan hệ tốt hơn đối với các đối tác cũ, đồng thời ký hợp đồng với một số công ty ở thị trường mới. Đến giữa năm 2002 đã ghi nhận một bước tiến mới trong hoạt động kinh doanh quốc tế chủ động của Trung tâm. Khách in bound năm 2002 là 18.850 lượt khách so với khách năm 2001 đây là bước tiến đáng kể. Chứng tỏ Công ty thương mại và du lịch Việt - Mỹ đã thu hút được sự chú ý của khách quốc tế. Đến năm 2003 có 30.113 lượt khách tăng 11.263 lượt khách so với năm trước, đạt doanh thu 13 tỷ đồng đến năm 2004 có 43.026 lượt khách. Bảng 3: Số liệu tình hình kinh doanh du lịch quốc tế chủ động Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 Doanh thu 1000 VNĐ 1148739 135157 1667800 Chi phí 1000 VNĐ 878269 1033257 1229372 Lợi nhuận 1000 VNĐ 270470 348200 437428 Số khách Lượt khách 18850 30113 39076 Lợi nhuận so với doanh thu % 23.5 25.7 28.1 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh du lịch quốc tế của Trung tâm các năm 2002, 2003, 2004) Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu năm 2003 cao hơn so với năm 2002 và có mức lãi cao. Có được kết quả này Trung tâm đã mở rộng thị trường sang các nước Châu Âu, Châu úc. Lượng khách chủ yếu ở các tous phía Bắc. Việt Kiều năm 2003 còn rất hạn chế nhưng đến năm 2004 lượng khách Việt Kiều đã tăng mạnh do chính sách của Đảng và Nhà nước đã thông thoáng cởi mở hơn đối với những Việt Kiều, tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ có cơ hội được về thăm quê hương, đồng thời cũng là cơ hội tìm kiếm đầu tư vào trong nước. Thúc đẩy kinh tế phát triển, năm 2003 đánh dấu một sự thành công với sản phẩm Công ty tous và có 450 lượt khách đến với sản phẩm này và năm 2004 loại hình du lịch City Tous của Trung tâm gặt hái được thành công đáng kể. Những số liệu ở bảng 4, cho thấy lượng khách đi Trung Quốc khá tăng. Điều này cũng dễ hiểu vì Trung Quốc là nước láng giềng gần gũi của Việt Nam nên việc đi lại cũng thuận tiện và chi phí cũng không cao. Công ty xác định đây là thị trường mục tiêu cho vài năm tới. Thái Lan cũng là quốc gia có tiềm năng du lịch và rất quen thuộc với du khách Việt Nam, hiện nay Chính phủ Việt Nam và Thái Lan đã loại bỏ visa hộ chiếu mà thay vào đó là thẻ du lịch nên đã tạo cho công dân của hai nước điều kiện đi lại thuận lợi, thị trường Châu á đặc biệt là khối ASEAN cũng đang là địa điểm hấp dẫn du khách. Bảng 4: Số lượt khách quốc tế chủ động của thương mại Việt - Mỹ 2002, 2003, 2004. Tên nước 2002 2003 2004 Trung Quốc 390 495 597 Thái Lan 300 415 501 Singapore 105 156 192 Malaysia 70 62 65 Hồng Kông 140 159 187 Mỹ 204 300 410 Pháp 115 129 140 Các nước khác 305 340 416 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh du lịch quốc tế chủ động của Công ty) Bảng 5: Chỉ tiêu của khách du lịch quốc tế chủ động của năm 2002; 2003; 2004. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2002 2003 2004 Tốc độ phát triển 2003/2002 2004/2003 Chỉ tiêu USD 68 76 84 111,8% 110,5% Ngày lưu trú ngày 415 6 7 133,3% 116,7% Số lượng khách Lượt 1680 2022 2461 120,4% 121,7% Tổng số chỉ tiêu USD 514 992 1447 179,3% 156,9% (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Trung tâm) Qua bảng 5 ta thấy khách đến với Công ty khá ổn định. Số ngày lưu trú đã tăng từ 4,5 đến 7 ngày, trong con số này vẫn còn nhỏ so với mục tiêu đề ra nhưng cũng là bước phát triển tốt. Do đó trung tâm phải thu hút khách bằng những chương trình mới đa dạng về hình thức và nội địa phải phong phú. Kết luận. Mục tiêu của Công ty. - Thu hút được nhiều khách - Thời gian lưu trú của khách trong thời gian tới khi khách đến với Công ty dài hơn. - Công ty sẽ chủ động ký kết hợp đồng đón khách. - Lợi nhuận của Công ty cũng sẽ đạt được là cao hơn. II.4 Hệ thống sản phẩm lữ hành quốc tế của Công ty TNHH thương mại và Du lịch Việt - Mỹ. Trung tâm đã tổ chức được hệ thống các chương trình du lịch trọn gói khác nhau, mỗi loại chương trình đều có lịch trình chi tiết. Theo từng ngày, có mức giá cụ thể, một số chương trình còn ghi cả chiều dài của lộ trình. 1. Chương trình dành cho người du lịch nước ngoài vào Việt Nam - Chương trình du lịch city tous vòng quanh Thành phố Hà Nội tới các điểm văn hoá lịch sử: Hồ Gươm, Hồ Tây, Văn Miếu, Lăng Bác, Nhà hát lớn. - Chương trình du lịch xuyên Việt đáp ứng mọi loại khách du lịch: Hà Nội - Huế - Đà Nẵng - Nha Trang - Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội (10 ngày 9 đêm) với giá trọn gói 750 USD/khách. Chương trình này dành cho du khách tham quan chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của các thành phố lớn ở Việt Nam. - Chương trình du lịch: TP Hồ Chí Minh - Tây Ninh - Củ Chi - Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh (5 ngày 4 đêm) với giá trọn gói 220 USD/khách, phần lớn các chương trình này là các cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam trở lại thăm chiến trường xưa. - Chương trình: Hà Nội - Cát Bà - Hạ Long - Hà Nội (4 ngày 3 đêm) giá trọn gói 240 USD /khách. Khách sẽ được tham quan di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của cảnh quan này. - Chương trình: Hà Nội - Hoa Lư (2 ngày 1 đêm) - Chương trình du lịch: Hà Nội - Điện Biên Phủ - Lai Châu - Hà Nội (4 ngày 3 đêm) với giá trọn gói 200 USD/khách. Chương trình này dành cho các cựu chiến binh Pháp về thăm lại chiến trường xưa, những vị khách muốn tìm hiểu cuộc chiến tranh vĩ đại, nơi ghi dấu ấn những thắng lợi vẻ vang của cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam. 2. Chương trình đưa du khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Trung tâm đã tổ chức nhiều chương trình du lịch đưa khách Việt Nam đi du lịch các nước trên thế giới. Trong đó tổ chức các chương trình du lịch Thái Lan và Trung Quốc là thế mạnh của Trung tâm. - Chương trình du lịch: Hà Nội - Bangkok - Pattaya - bangkok - Hà Nội (5 ngày 4 đêm) giá trọn gói 379 USD/khách. - Chương trình du lịch: Hà Nội - Bangkok - Pattaya - Bangkok (7 ngày 6 đêm) giá trọn gói 430 USD/khách. - Chương trình du lịch: Hà Nội - Singapore - Hà Nội (5 ngày 4 đêm) giá trọn gói 616 USD/khách. - Chương trình du lịch: Hà Nội - Hồng Kông - Quảng Châu - Thâm quyến - Nam Ninh - Bắc Ninh - Hàng Châu - Tô Châu - Thượng Hải - Nam Kinh - Bắc Kinh - Hà Nội ( 14 ngày) - Chương trình du lịch: Hà Nội - Nam Ninh - Quế Lâm - Hà Nội (6 ngày 5 đêm) giá trọn gói 260 USD/khách - Chương trình: Hà Nội - Nam Ninh - Bắc Kinh - Hà Nội (9 ngày 8 đêm giá trọn gói 490 USD/khách. - Chương trình: Thái Lan - Malaixia - singapo (10 ngày) - Chương trình du lịch các nước Châu Âu: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức…) * Hệ thống sản phẩm lữ hành đã có các tour du lịch đặc thù sau: - Công ty đang tập trung tất cả các tiềm năng để khai thác lữ hành quốc tế. Nâng cao chất lượng các chương trình du lịch thông dụng như du lịch thăm quan thương mại và hội thảo, đồng thời phối hợp với các địa phương để khai thác và tuyến điểm du lịch mới với các loại hình đặc sắ như câu cá, leo núi… Đặc biệt Công ty đã xây dựng một chương trình liên kết kinh doanh, du lịch giữa 3 công ty. Du lịch dịch vụ Hà Nội. Công ty khách sạn và dịch vụ thừa thiên Huế và Công ty xuất nhập khẩu và du lịch nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh, để thực hiện các chương trình du lịch xuyên việt với các dịch vụ thuận lợi, có chất lượng cao, chương trình này vừa đem lại hiệu quả cho kinh doanh vừa nhằm gom khách du lịch nước ngoài như Tây "BaLô" thay vì họ đi lang thang không có tổ chức hoặc các tư nhân tổ chức chất lượng thấp. Theo phân công Công ty đảm nhận tổ chức xe vận chuyển cho khách tuyến Hà Nội - Ninh Bình - Huế, quảng cáo và thu gom khách lẻ ở Hà Nội và bán các chương trình miền bắc cho khách. Ngoài việc thu hút khách Du lịch "ba lô" và khách du lịch lẻ về một mối chương trình còn tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Công ty với các Công ty Tư nhân khác trong việc tổ chức các chuyến du lịch thăm quan phía Bắc. Điều này giúp cho việc nâng cao chất lượng phục vụ khách thu hút khách lưu trú lâu hơn và sự triệt để quỹ thời gian ở Hà Nội. Trong năm 2002 Công ty tổ chức các chương trình trọn gói cho 13.631 khách trong đócó 9.950 khách đi suốt thành phố Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội và ngược lại, còn lại 3.731 khách đi theo từng chạng của chương trình. Năm 2003 số lượng khách đi theo cương trình xuyên việt là 23.670 kháh. Số khách tham gia các chương trình ở phía Bắc cũng lên tới 8000 khách. Chủ yếu tham gia các chương trình Hạ Long, Cát Bà, Hoa Lưu, SaPa. Tuy nhiên những khó khăn đối với chương trình không phải là nhỏ đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Khi một số Công ty hoặc các văn phòng bán phá giá không chú ‎ ý dến chất lượng phục vụ ahtới uy tín của du lịch Việt Nam. II.5. Một số quan hệ của Công ty với nhà cung cấp 1. Các mối quan hệ của Công ty với nhà cung cấp. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp chỉ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác khi mối quan hệ đó có lợi cho bản thân hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay Công ty rất cần thiết lập với các hãng Lữ hành gửi kháh cũng như nhận kháh trên khắp cả nước, với các nhà cung cấp sản phẩm, hiệnnay mối quan hệ của Công ty với các hãng Lữ hành rất mật thiết, khách hàng đến với Công ty hầu hết thông qua các Công ty gửi khách. Công ty ở các địa phương điều này tạo thuận lợi cho Công ty trong công tác nghiên cứu và khai thác thị trường. * Về khách sạn: Giữ mỗi quan hệ chặt chẽ với nhà kinh doanh lưu trú. Và các doanh nghiệp. Nhà nước có quy mô lớn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đầy đủ nên đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hơn thế nữa còn được hưởng hoa hồng cao khi đưa khách đến khách sạn. Công ty còn có các quan hệ với những khách sạn liên doanh . Horison - Khách sạn đồng lợi. Các khách sạn ở các địa phương. Có tuyến điểm du lịch như khách sạn victoria (Sapa) khách sạn Hương Giang (Huế), khách sạn Đà Lạt. Vì vậy đối với bất kỳ đoàn khách lớn hay nhỏ thì Công ty luôn có đầy đủ khách sạn để đáp ứng nhu cầu mốt cách tốt nhất. Do điều kiện trung tâm có đoàn xe chuyên dụng phục vụ kinh doanh nên Công ty có điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức, xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch. Tuy nhiên so với các năng lũi hành khuc sthì số lượng xe của Công ty còn khiêm tốn nên không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu đi lại của khách vì vậy Công ty phải ký hợp đồng với các hãng kinh doanh vận tải khác chủ chương của Công ty trong vài năm tới sẽ phấn đấu trang bị thêm các phương tiện chuyển để có thể chủ động trong việc phục vụ khách. * Với hãng hàng không: Công ty đang dữ mối quan hệ tốt với Việt Nam Air line để tổ chức các tour du lịch nước ngoài. Bên cạnh đó Công ty cũng có mối quan hệ với các hãng hàng không khác. 2. Các mối quan hệ của Công ty với các Công ty quí khách. Vài năm trước đây Công ty rất ít thậm trí không có quan hệ với các Công ty, các hãng lữ hành trên thế giới vì không có khách nên không thường xuyên quan hệ. Hiện nay trong mối quan hệ giao lưu trong nước với các nước phát triển hơn do nhu cầu đi lại du lịch của khách hàng nên Công ty đã kịp thời nắm bắt và đã có được không ít mối quan hệ để nhận và gửi khác. Do vậy Công ty ký hợp động với một số hãng du lịch như: - Tập đoàn: Fast của Pháp. - Educulture của hàn quốc. - Withus travel của Hàn Quốc. - Southem travel của Mỹ. - Active travel của Mỹ. - Walock tavel của Mỹ. - Word dextravel của Thái Lan. + Ngoài ra Công ty còn có quan hệ với một số hãng du lịch, của Lào, Singgap, Trung Quốc. Các hợp đồng trên đều là hợp đồng chao đổi khách (inbount + out bount) Công ty còn tham gia vào các hiệp hội quốc tế như Pata. Bảng 6. Số lượt khách quốc tế của từng hãng quí khách cho trung tâm năm 2002, 2003, 2004. Tên hãng Tên nước 2002 2003 2004 Tập đoàn Fast Pari 28 40 42 Educultrure Korea 46 39 42 Withus travel Korea 75 50 70 Southem travel America 80 82 85 Active travel America 80 60 85 Walock travel America 55 57 60 Wold dextravel Thái Lan 95 120 140 3. Thị trường mục tiêu Công ty hướng tới. - Trong hoạt động nghiên cứu thị trường Việt - Mỹ đã xác định nội dung chủ yếu là tìm hiểu khả năng thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường hoạt động của mình đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Trung tâm đã lựa chọn thị trường. Châu á - Thái Bình dương là chủ yếu. Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc đây là đối tượng đến với trung tâm đông nhất. Ngoài ra trong một vài năm gần đây Việt Nam gia nhập ASEAN thì việc đi lại giữa các nước Asean dễ ràng hơn đặc biệt khi đi qua cửa khẩu Trung Quốc. Khách chỉ làm thẻ du lịch thay cho Visa, hay hộ chiếu. Do Công ty xác định thị trường mục tiêu nữa là Đông Nam á. Sở dĩ Công ty TMDL Việt Mỹ chọn vùng châu á Thái Bình Dương làm mục tiêu vì những lý do sau: Các nước Châu á có điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán văn hoá lịch sử tương đồng với nền văn hoá Việt Nam do có sự chao đổi qua lại lẫn nhau giữa các nền văn hoá từ rất lâu đời. Vì vậy mà việc phục vụ đón tiếp khách tương đối dễ dàng. Do cùng nằm trong cùng một khu vực nên việc đi lại của khách được thuận tiện. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc giảm chi phí cho chuyến đi. Đồng thời quá trình tour của Công ty cũng giảm tạo sự thu hút khách ở khắp mọi nơi và các loại khách khác nhau. Khu vực Châu á Thái Bình Dương còn là khu vực kinh tế phát triển và năng động, rất nhiều nhà đầu tư ở các nước Phương Tây tìm cơ hội đầu tư vào khu vực này, trong đó có Việt Nam. II.6. Thực trạng hoạt động marketing hỗn hợp mà Công ty đang áp dụng cho thị trường mục tiêu. 1. Hoạt động xây dựng chương trình cho khách du lịch quốc tế. Hiện nay sản phẩm tour du lịch của Công ty Lữ hành quốc tế ở Việt Nam khi chào bán hầu hết vẫn theo các tour truyền thống đến những điểm du lịch chủ yếu. Việc xây dựng các chương trình du lịch phụ thuộc vào yếu tố môi trường, cơ sở hạ tầng đường xá giao thông, luật lệ quy định, cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay các chương trình du lịch của các Công ty lữ hành đã phong phú đa dạng và đặc sắc hơn như chương trình du lịch thăm quan, vui chơi giải trí, du lịch về thăm cuội nguồn, du lịch thăm chiến trường xưa. Để xây dựng một chương trình du lịch thì công tác nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng nhất và qua đó Công ty lữ hành nứm bắt được nhu cầu du lịch, thời gian đi khả năng thanh toán, mục đích chuyến đi, khả năng đáp ứng của nhà cung cấp. Do đó Công ty lữ hành xây dựng những chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu của khách và sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Hiện nay Công ty mới tổ chức phòng nghiên cứu thị trường. Do đó giảm bớt đi tình trạng khi có khách với làm chương trình bán sản phẩm. Công ty có thể đưa ra các chương trình đã lập sẵn để khách có thể lựa chọn cho phù hợp nếu Công ty không thành lập phòng nghiên cứu thị trường. Chỉ hoạt động theo kiểu ngồi chờ sẽ gây bất tiện cho khách. Khi muốn có câu trả lời chính xác về mức giá lịch trình chi tiết chuyến đi. Kiểu này sẽ không có tính thích theo khách hàng. Tính đa dạng hấp dẫn của chương trình sẽ đóng góp - Phần tăng sức hút khách, cho nên quá trình xây dựng chương trình du lịch trung tâm đã tạo ra nguyên tắc sau: + Các chương trình du lịch phải có tốc độ thực hiện hợp lý, các hoạt động không nên quá nhiều, gây mệt mỏi cho du khách cần có thời gian nghỉ ngơi thích hợp. + Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tránh sự đơn điệu tạo cảm giác nhàm chán. Cho du khách. + Chú ý đến các hoạt động vui chơi giải trí vào buổi tối cho các chương trình, có thể đưa ra các chương trình tự chọn cho du khách vừa lòng thoải mái… + Phải có sự cân đối giữa khả năng về thời gian và tài cính của khách với nội dung và chất lượng của chương trình. Đảm bảo sự hài hoà giữa mục đích kinh doanh của trung tâm và yêu cầu của khách. Dựa trên những nguyên tắc này. Công ty đã đề ra các chương trình du lịch quốc tế cho nhiều đối tượng khách, từ đó Công ty có thể phát triển thêm các chương trình dài ngày hơn có thể rút ngắn lại thành các chương trình đơn giản hơn. Ngắn ngày hơn. Mỗi chương trình đều được cụ thể hoá và xác định đối tượng khách của nó. Để thấy rõ ta hãy xem xét một vài chương trình tiêu biểu dành cho khách quốc tế. - Chương trình: Hà Nội - Hạ Long - Huế - Hội An - Nha trang - Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh (15 ngày 14 đêm) chương trình này thành cho du khách muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các thành phố lớn ở Việt Nam. Chương trình này dành cho khách quốc tế vừa tham quan vừa tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh chương trình du lịch: Thái Lan - Hà Nội - Bangkok - pattaya (5 ngày 4 đêm và 7 ngày 6 đêm) dành cho người nước ngoài muốn sang tham quan cảnh đẹp Thái Lan. 2. Chính sách giá. Để xây dựng được chương trình Du lịch phù hợp với các yêu cầu của khách, bên cạnh nội dung chất lượng của chương trình thì phải có một mức giá phù hợp. Trung tâm đã áp dụng cách tính giá theo phương pháp thu thập đầy đủ. Các chi tiết trong hành trình du lịch và công thêm một phần tỉ lệ lãi. Hình thức này giúp cho trung tâm chủ động hơn trong việc phân tích, bóc tách cho khách về các dịch vụ mà họ được hưởng để xác định mức giá Việt - Mỹ, đã căn cứ vào Tổng chi phí thực hiện chương trình. Để xác định theo phương pháp đó. Công ty đã tập hợp tất cả các chi phí có liên quan đến chuyến đi bao gồm: Chi phí cố định và chi phí biến đổi. * Chi phí cố định bao gồm: + Chi phí vận chuyển (tính theo km hành trình) + chi phí tầu thuỷ tham quan + Chi phí hướng dẫn viên + Các chi phí khác. * Chi phí biến đổi bao gồm: + Tiền lưu trả lại khách sạn + Tiền ăn chi phí tham quan + Bảo hiểm + Vẽ máy bay - Vé tàu hoả. + Visa - Hộ chiếu. + Các chi phí khác. Trên cơ sở chi phí cố định cho cả đoàn và chi phí biến đổi cho (1) khách công tổng tiến hành tính giá thành cho khách. giá thành co khách = chi phí biến đổi = Chi phí cố định Tổng số khách Để xác định giá bán cho một khách và cho cả đoàn. Giá bán cho một khách = Giá thành cho một khách + Tỷ lệ % lãi. Giá bán cho cả đoàn = Giá bán cho một khách x Số khách của đoàn. Mỗi chương trình được tính theo hai mức giá: mức giá A (Hay nhất) và mức giá B (Bình thường) tuỳ theo chất lượng khác nhau với mức giá này Công ty có điều kiện đáp ứng nhu cầu cho cả khách "Xịn" và khách tây "Balô" 3. Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch. Sau khi xây dựng song các chương trình du lịch để có thể bán được sản phẩm thì Công ty phải tìm kiếm khai thác các nguồn khách, tiến hành các hoạt động quảng các khuyếch chương hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là hoạt động chủ yếu của Công ty lượng khách đi du lịch sang nước ngoài tăng tương đối ổn định còn lượng khách nước ngoài vào Việt Nam thì hạn chế hơn. Thường là khách tự đến với Công ty thông qua hàng lữ hành gửi khách. Vì vậy để thu hút khách. Công ty phải tổ chức quảng cáo sản phẩm của mình. Phương thức quảng cáo của Công ty dựa trên các tập gấp. Đây là vấn đề quan tâm trong kinh doanh du lịch của Công ty trong thời gian tới. Sau khi xây dựng song sản phẩm đã quảng cáo thì Công ty tổ chức bán các chương trình du lịch mà Công ty hưởng tới là Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty sử dụng kênh phân phối trực tiếp vào mảng kinh doanh Lữ hành quốc tế. áp dụng kiênh phân phối trực tiếp vào mảng hoạt động này. Là do lượng khách thường tập trung ở các thành phố lớn việc tiếp xúc và mua các chương trình du lịch tương đối rễ dàng. Đối với chương trình có giá trị lớn, thì giữa Công ty và khách hàn có một bản hợp đồng về thực hiện chương trình du lịch. Hợp đồng này được in theo mẫu có sẵn, tron đó quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Công ty. Cũng như của khách du lịch, các trường hợp bất thường, bất khả kháng và mức giá của chương trình. - Khi đã thực hiện song việc mua bán chương trình du lịch thì Công ty thực hiện các chương trình du lịch của mình. Nhiệm vụ chính trong các giai đoạn thực hiện chương trình du lịch phụ thuộc vào bộ phận điều hành và bộ phận hướng dẫn trong đó bộ phận hướng dẫn có vai trò quan trọng trực tiếp tham gia chương trình cùng với khách. 4. Các kênh phân phối chương trình du lịch. - Phân phối trong marketing không chỉ định ra phương hướng, mục tiêu mà còn bao gồm cả nội dung thay đổi của không gian thời gian, mặt hàng, số lượng hàng hoá và hệ thống các phương pháp thủ thuật để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến khách hàng cuối cùng. Đối với marketing có hai kênh phân phối chính được áp dụng là kênh phân phối ngắn và kênh phân phối dài. Ngoài ra còn có kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp trên góc độ đối tượng khách. Công ty đã sử dụng các phương thức phân phối vào các mạng hoạt động kinh doanh như. - Đối với khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài: công ty áp dụng hình thức phân phối trực tiếp do lượng nhu cầu không lớn thường tập trung ở một số thành phố lớn. Như Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Tây, Bắc Ninh, quảng Ninh, Nam Định, Hoà Bình… - Đối với khách nước ngoài đến du lịch Việt Nam: Công ty áp dụng hình thức phân phối gián tiếp qua trung gian là các đơn vị giữ khách, phải áp dụng hình thức này vì Công ty chưa đủ mạnh để đặt phòng đại diện ở các nước. Các Công ty gửi khách nước ngoài được hưởng một phần trênh lệch giá bán cho khách và giá bán trương trình du lịch của TM Việt - Mỹ. Nguồn khách thông qua đơn vị quả khách này chiếm một phần lớn trong tổng số khách của Công ty, do đó hình thức này được sử dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhất. 5. Chính sách giao tiếp và khuyếch trương. - Chính sách giao tiếp và khuyếch trương là một công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược marketing. Mục đích của nó là để cung và cầu gặp nhau. Để người bán thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người mua, giúp co các doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn. Ngoài ra nó còn tác dụng làm thay đổi. Cơ cấu tiêu dùng, để người tiêu dùng có thể tiếp cận được với các sản phẩm mới để gợi mở nhu cầu của họ. Tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển không thể không sử dụng chính sách này. Giao tiếp khuyếch trương bao gồm lại nộidung. Là quảng cáo và yểm trợ xúc tiến bán trong đó. Thương mại Việt - Mỹ chủ yếu dừng lại ở hoạt động tuyên truyền quảng cáo. Hàng năm Công ty tính ra 80 triệu đồng cho hoạt động này thể hiện ở các hình thức. - In các tập quảnt cáo bằng tiếng Anh, Tiếng Việt, trong đó cung cấp cho khách các thông tin về Việt Nam. Về các hoạt động của Công ty và các chương trình do Công ty xây dựng. - Đặt Panô, áp Phích, biển quảng cáo tên và biểu tượng của Công ty ở tại nhiều nơi, in trên áo mũ tặng cho khách. - Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo nhưng không liên tục, thường xuyên. - Tham gia hội chợ lữ hành quốc tế: Tham gia hội chợ là một dịp tốt để quảng cáo cho các hoạt động của Công ty, đồng thời tìm đối tác kinh doanh. Trong các hình thức trên Công ty áp dụng hình thức phổ biến là in các tập gấp bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt cho thuận lợi với việc theo dõi của mọi đối tượng. Đây là hình thức tiết kiệm ngân quỹ là đem lại hiệu quả cao vì trong các tập gấp có đầy đủ các thông tin mà du khách muốn tìm hiểu và lựa chọn cho chuyến đi du lịch của mình. - Việc đặt Palô áp phích, biển quảng cáo, Công ty cũng áp dụng nhiều nhưng cũng còn một số hạn chế trong việc cung cấp các thông tin về chuyến đi. Các chương trình do Công ty xây dựng. Hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin như đài, báo, không thường xuyên là vì kinh phí cho chương trình khá lớn. Tham gia hội chợ Lữ hành quốc tế là hình thức hay giúp cho Công ty vừa giới thiệu sản phẩm của mình vừa tạo môi trường tốt cho việc ngoại giao tìm đối tác kinh doanh. Tóm lại: Công ty lựa chọn các hình thức quảng cáo tren là rất phù hợp trong việc đẩy mạnh kinh doanh của Công ty. II. 7. Đánh giá về hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty thương mại dịch vụ Việt - Mỹ. Từ khi thành lập Công ty lãnh đạo Công ty đã rất chú trọng đến công tác phát triển hoạt động lữ hành. Chính vì vậy mà ht kinh doanh lữ hành của Công ty, đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, mở ra con đường mới tạo đà phát triển cho Công ty. Đặc biệt trong mảng kinh doanh lữ hành quốc tế. Chủ động lúc nào cũng chiếm tỷ trọng cao hơn trong hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty. Về mảng kinh doanh lữ hành quốc tế bị động cũng có hiệu quả. Đặc biệt đầu năm 2004, do chọn thị trường một cách sáng suốt một nên lượng khách đi du lịch nước ngoài qua Công ty ngày càng tăng đem lại uy tín và lợi nhuận Công ty Hiện nay Công ty chưa có v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11107.DOC
Tài liệu liên quan