Mục Lục
Mở đầu 1
Chương 1. Lý luận chung về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 3
1.1. Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh ngân hàng 3
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng : 3
1.1.2. Chức năng của bảo lãnh Ngân Hàng : 5
1.1.2.1 Chức năng là công cụ đảm bảo : 5
1.1.2.2 Chức năng là công cụ tài trợ : 5
1.1.3 Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng : 6
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế : 6
1.1.3.2 Đối với Ngân Hàng : 6
1.1.3.3 Đối với bên được bảo lãnh : 6
1.1.3.4 Đối với bên nhận bảo lãnh : 6
1.2. Nội dung nghiệp vụ bảo lãnh 7
1.2.1 Các hình thức bảo lãnh Ngân Hàng : 7
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng bảo lãnh : 11
1.2.2.1. Nhân tố chủ quan : 11
1.2.2.2. Nhân tố khách quan : 13
Chương 2. Thực trạng chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở GD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 15
2.1. Khái quát về Sở GD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 15
2.1.1. Tổng quan về Sở GD : 15
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở GD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam : 15
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của SGD : 16
2.1.2. Hoạt động cơ bản của SGD : 17
2.1.2.1. Hoạt động cơ bản của SGD : 17
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh : 17
2.2. Thực trạng chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở GD Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam : 20
2.2.1.Tình hình nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở GD Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam : 20
2.2.2.Phân tích chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNT : 23
2.3.Đánh giá chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở GD NHNT : 26
2.3.1.Kết quả 26
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 27
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở GD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 30
3.1.Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của Sở GD Ngân hàng Ngoại thương trong thời gian tới : 30
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam : 32
3.2.1.Tăng cường hoạt động quản lý nghiệp vụ bảo Lãnh qua việc cụ thể hoá chiến lược kinh doanh. 32
3.2.2.Nâng cao hiệu quả thẩm định khách hàng : 33
3.2.3.Nâng cao tính cạnh tranh của nghiệp vụ bảo lãnh 34
3.2.4.Các giải pháp đối với nhân tố con người : 35
3.3.Một số kiến nghị : 36
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước 36
3.3.1.1 Hỗ trợ các NHTM trong quá trình thẩm định dự án và quản lý các khoản bảo lãnh : 36
3.3.1.2 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra và vai trò quản lý vĩ mô của NHNN đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng 37
3.3.2.Kiến nghị đối với chính phủ và cơ quan chức năng : 37
Kết luận 39
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định sẽ giúp ngân hàng thương mại có điều kiện xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt và tiến hành trôi chảy các nghiệp vụ chức năng. Nghiệp vụ bảo lãnh cũng không phải là ngoại lệ.
* Môi trường chính trị xã hội.
Môi trường chính trị xã hội ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư, kích thích sự gia tăng của các hoạt động thương mại trong nước cũng như quốc tế. Đó cũng là tiền đề cho sự ra đời cũng như phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Môi trường kinh tế xã hội là nhân tố mang tính vĩ mô tác động tổng hoà đến hầu hết các nghiệp vụ của ngân hàng chứ không đơn thuần là nghiệp vụ bảo lãnh.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI SỞ GD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Sở GD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về Sở GD :
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở GD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam :
Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam được chính thức thành lập ngày 01/04/1963 theo quyết định số 115/CP do Hội Đồng chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối trực thuộc Ngân Hàng Trung ương ( nay là NHNN ). Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền sang hoạt động kinh tế ngoại sang NHTM NN hoạt động đa năng theo Quyết định số 403- CT của Chủ tịch hội đồng Bộ Trưởng.
Năm 1991, SGD NHNT TW được thành lập. Ngày 20/01/2001 NHNT VN khai trường toà VCB Tower tại địa chỉ 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. VCB HO và SGD NHNT TW được đặt tại trụ sở này.
Ngày 28/12/2005 theo quyết định số 1215/QĐ-NHNT. TCCB&ĐT của Hội đồng quản trị NHNT VN và tới ngày 01/01/2006 SGD được chính thức tách khỏi Hội Sở chính, hoạt động như 1 chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con giấu, có tài khoản riêng. Kể từ đây, toàn bộ giao dịch của các tổng công ty sẽ do HSC quản lý, còn giao dịch của tất cả đối tượng khách hàng khác : doanh nghiệp, cá nhân sẽ do SGD thực hiện.
Ngày 30/10/2008, SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới tại 31- 33 Ngô Quyền , Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với trụ sở làm việc mới, SGĐ đã thêm 1 bước khẳng định sự độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình.
Bên cạnh hoạt động như 1 chi nhánh VCB với thị phần lớn trong nhiều lĩnh vực tại Hà Nội, SGD còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương chinh sách của VCB, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm mới cũng như thực hiện 1 số nghiệp vụ đặc thù khác.
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của SGD :
S¬ ®å m« h×nh tæ chøc cña Së GD NHTMCP NTVNSGD
15 PGD
Nhóm hỗ trợ
Nhóm kinh doanh dịch vụ
Nhóm tín dụng
Nhóm thanh toán
Phòng thanh toán thẻ
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng quan hệ khách hàng
Phòng quản lí nhân sự
Phòng kinh doanh dịch vụ
Phòng bảo lãnh
Phòng quản lí nợ
Phòng kế toán tài chính
Phòng vay viện trợ
Phòng ngân quỹ
SGD
Khách hàng thể nhân
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ
Phòng đầu tư dự án
Phòng hành chính quản trị
.
Phòng khách hàng đặc biệt
Phòng TD cho DN nhỏ và vừa
Phòng tin học
Phòng kế toán giao dịch
Tổ quản lí quỹ ATM
* Cơ cấu chức năng các phòng ban bao gồm 5 nhóm
a) Nhóm hỗ trợ : - Phòng quản lí nhân sự - Phòng kế toán tài chính - Phòng kiểm tra nội bộ - Phòng hành chính quản trị - Phòng tin học
b) Nhóm tín dụng : - Phòng quan hệ khách hàng - Phòng quản lí nợ - Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng - Phòng đầu tư dự án
- Phòng tín dụng cho DN nhỏ và vừa
c) Nhóm thanh toán : - Phòng thanh toán quốc tế - Phòng bảo lãnh - Phòng vay nợ viện trợ
d) Nhóm kinh doanh dịch vụ : - Phòng thanh toán thẻ - Phòng hối đoái - Phòng tiết kiệm - Phòng ngân quỹ - Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ - Phòng khách hàng đặc biệt - Phòng kế toán giao dịch - Tổ quản lí quỹ ATM - Tổ phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ
e) Các phòng giao dịch(PGD)
2.1.2. Hoạt động cơ bản của SGD :
2.1.2.1. Hoạt động cơ bản của SGD :
Với hoạt động kinh doanh đa dạng, SGD VCB hiệ cung ứng tất cả các dịch vụ liên quan đến tiền tệ, ngân hàng và nhiều hoạt động khác theo Luật các TCTD, bao gồm:
- Hoạt động huy động vốn:
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế (không kì hạn và có kì hạn).
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.
+ Nhận tiền gửi từ các TCTD.
+ Phát hành kì phiếu, trái phiếu.
- Hoạt động sử dụng vốn:
+ Cho vay trực tiếp các tổ chức kinh tế cà cá nhân, cho vay triết khấu.
- Hoạt động dịch vụ:
+ Hoạt động vay nợ, viện trợ, chuyển tiền
+ Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
+ Hoạt động nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn...
+ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
+ Hoạt động kinh doanh thr tín dụng , thẻ ATM, thẻ ghi nợ...
+ Hoạt động bảo lãnh.
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh :
Trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều biến động và sự tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của các Ngân hàng nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Hoạt động trong bối cảnh như vậy, SGD NHTMCP NTVN chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu sau
Bảng 1.2
Kết quả công tác tài chính :
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh 07/08
So sánh 08/09
Số tiền (+/-)
Tỷ lệ %
(+/-)
Số tiền (+/-)
Tỷ lệ %
(+/-)
Tổng thu
2.135
2.657
2.453
522
24,4
-204
-7,7
- Trong đó: Thu lãi cho vay
1.780
2.487
2.239
707
39,7
-248
-9,9
Tổng chi
1.878
2.221
2.165
343
18,3
-56
-2,5
- Trong đó: Chi lãi TG, TV
1.374
1.668
1.524
294
21,4
-144
-8,6
Lợi nhuận TT
257
436
288
179
69,6
-148
-34
Đơn vị: tỷ đồng
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009)
Tổng thu năm 2008 đạt 2.657 tỷ, tăng 522 tỷ so với năm 2007, tương đương với mức tăng là 24,4%. Trong đó nguồn thu chủ yếu là từ thu lãi cho vay đạt 2.487 tỷ, chiếm 93,6 % trong tổng thu nội bảng. Nó cho thấy khối lượng tín dụng tăng, chất lượng tín dụng được nâng cao, các đơn vị tổ chức thu lãi khá tốt. Về các khoản chi, chiếm tỷ trọng lớn là chi lãi tiền gửi, tiền vay 1.668 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 294 tỷ đồng, tương đương tăng 21,4%. Khoản chi này tăng do nguồn vốn huy động trong năm tăng, lãi suất huy động tiền gửi tăng, mở rộng dư nợ. Tuy nhiên lợi nhuận đạt được là 436 tỷ đồng là một mức tương đối cao, tăng 69,6% so với năm ngoái.
Năm 2009, lợi nhuận đạt 288 tỷ đồng, giảm 148 tỷ so với 2008. Tổng thu đạt 2.453 tỷ đồng, giảm 204 tỷ so với năm trước, tương ứng giảm 7,7%. Trong đó, thu lãi cho vay đạt 2.239 tỷ giảm so với năm trước 248 tỷ hay giảm 9,9%. Trong năm do suy giảm kinh tế nên dịch vụ chuyển tiền kiều hối có phần hạn chế, ảnh hưởng đến doanh thu của SGD. Về các khoản chi, chi lãi tiền gửi tiền vay là 1.524 tỷ, giảm so với 2008 là 144 tỷ đồng. Khoản chi này giảm do việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động vốn nhằm hạ thấp lãi suất đầu vào.
* Nguồn vốn :
Trong suốt quá trình đổi mới và phát triển, NHNT VN đã trải qua nhiều thăng trầm theo cơ chế thị trường. Với chiến lược phát triển và mở rộng thành một tập đoàn tài chính lớn của cả nước cũng như quốc tế, NHNT rất chú trọng tới chỉ tiêu nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của NHNT đều tăng trưởng hàng năm để cho phù hợp với mức độ phát triển và mở rộng. Đi cùng với chính sách chung của cả hệ thống, SGD cũng tiến hành những hoạt động nhằm làm tăng trưởng nguồn vốn đều đặn hàng năm. Tổng nguồn vốn huy động được từ nền kinh tế của SGD tại thời điểm cuối năm 2008 đạt xấp xỉ 37.986 tỷ đồng, tổng dư nợ khoảng 3.605 tỷ đồng.
Bảng 2.2 : Cơ cấu huy động vốn của Sở Giao dịch
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 08/07(%)
So sánh 09/08(%)
Tổng nguồn vốn huy động
35.701
37.986
44.785
6,4
17,8
VNĐ
17.917
21.538
23.605
20,2
9,5
Không KH
3.934
3.631
103,833
-7,7
-97,1
Có KH dưới 12 tháng
3.606
8.594
594,582
138,3
-93
Có KH trên 12 tháng
4.771
7.156
576,174
50
-92
Tiền gửi đảm bảo thanh toán
5.606
2.158
4,441
-61,5
-99
Ngoại tệ
17.784
16.448
21.180
-7,5
28,7
Không KH
7.534
7.592
11.556
0,77
52,2
Có KH dưới 12 tháng
2.304
1.267
3.320
-45
162
Có KH trên 12 tháng
3.670
4.812
5.201
31,1
8,1
Tiền gửi đảm bảo thanh toán
1.560
2.777
1.103
78
-60,3
(Nguồn: phòng Kế toán Tài chính)
Ta có thể thấy rằng cơ cấu nguồn vốn huy động của SGD có sự thay đổi theo hướng bền vững hơn qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 25%, tỷ lệ huy động giữa USD/VND bình quân là 46/54 khá ổn định. Trong năm 2009, tiền gửi của doanh nghiệp và vay các TCTD dưới hình thức nguồn huy động VNĐ có tăng nhẹ hơn so với mức tăng của USD vào năm 2009 do tình hình kinh tế thế giới đang trong thời kỳ suy thoái hết sức khó khăn. Với nhiều hình thức thông qua nhiều kênh huy động vốn VNĐ và ngoại tệ, nguồn vốn của SGD đã tăng trưởng liên tục trong những năm qua, đặc biệt năm 2009, nguồn vốn ngoại tệ nhảy vọt (tăng 4.732 tỷ VNĐ). Có được kết quả khả quan đó là nhờ SGD đã thực hiện nghiêm chỉnh hàng loạt các chủ trương và chính sách mới dưới sự chỉ đạo của Hội sở chính.
Tình hình huy động vốn của các chi nhánh trong hệ thống NHNT VN năm 2009 : số lượng chi nhánh hoàn thành kế hoạch được giao đầu năm là 43/60 chi nhánh (không tính đến 04 chi nhánh mới thành lập). Các chi nhánh lớn có mức tăng trưởng huy động vốn lớn trên 1.000 tỷ đồng là: Sở Giao dịch, Vũng Tàu, Nam Sài Gòn, Thành Công.
2.2. Thực trạng chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở GD Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam :
2.2.1.Tình hình nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở GD Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam :
* Dư nợ phát hành bảo lãnh trong những năm gần đây có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng
Biểu 2: Dư nợ bảo lãnh của Sở GD NHNT từ năm 2006 - 2009
Đơn vị: triệu USD
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Dư nợ bảo lãnh đầu năm
90,7
101,0
114,1
185,9
Dư nợ BL phát sinh trong năm
70,9
94,3
170,6
321,4
Dư nợ BL thanh toán trong năm
60.6
81,2
98,8
123,5
Dư bảo lãnh cuối năm
101,0
114,1
185,9
383,8
+/-Dư nợ BL phát sinh so với năm trước
15,2
23,4
76,3
150,8
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNT
Dư nợ bảo lãnh ở thời điểm cuối mỗi năm được tính như sau:
Tổng dư nợ bảo lãnh cuối kỳ= Tổng dư nợ bảo lãnh đầu kỳ + Doanh số bảo lãnh phát sinh - Doanh số bảo lãnh giải toả trong kỳ
Doanh số bảo lãnh (dư nợ bảo lãnh phát sinh trong năm) từ năm 2006 bắt đầu tăng. Doanh số bảo lãnh năm 2006 đạt khoảng 71 triệu USD tăng 27% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 94 triệu USD (tăng 33%), đặc biệt năm 2008, tốc độ tăng trưởng của bảo lãnh tăng cao nhất trong 5 năm gần đây (80,9%). Chính trong giai đoạn lợi nhuận Ngân hàng thu được từ hoạt động bảo lãnh khoảng 2 triệu mỗi năm đã góp phần làm tăng tổng thu nhập của Ngân hàng.
* Về cơ cấu tổng dư nợ bảo lãnh :
Biểu 3: Cơ cấu tổng dư nợ bảo lãnh của NHNT
Đơn vị: triệu USD
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
+/-
09/08
(%)
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư bảo lãnh
- Dưới 1 năm
- Trên 1 năm
90,7
39,9
50,8
100
43,9
56,1
101,0
41,2
59,8
100
40,8
59,2
114,1
50,9
63,2
100
36,2
63,8
185,9
87,3
98,6
100
47,0
53,0
+62,9
+71,5
+56,0
L/C trả chậm
- Dưới 1 năm
- Trên 1 năm
47,6
17,3
30,3
52,5
19,1
33,4
57,3
21,1
36,2
56,8
20,9
35,9
67,6
29,7
37,9
59,2
26,0
33,2
120,8
52,2
68,6
65
28,1
36,9
+78,7
+75,7
+ 81
Bảo lãnh khác
- Dưới 1 năm
- Trên 1 năm
43,1
22,6
20,5
47,5
24,9
22,6
43,7
20,1
23,6
43,3
19,9
23,4
46,5
21,2
25,3
40,8
18,6
22,2
65,1
35,1
30
35
18,9
16,1
+ 40
+65,6
+18,6
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNT
Nhìn chung trên bảng ta thấy, loại hình bảo lãnh L/C trả chậm chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ bảo lãnh của NHNT. Năm 2007 chiếm 56,8%, năm 2008 chiếm 59,2%, năm 2009 chiếm 65%. Loại hình bảo lãnh này chứa đựng rất nhiều rủi ro do những khác biệt trong tập quán thương mại giữa các quốc gia do sự khác biệt về địa lý và đôi khi cả những bất trắc của điều kiện tự nhiên trong vận chuyển hàng theo đường biển. Nhưng bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm cùng với bảo lãnh vay vốn nước ngoài đem lại phần lớn thu nhập từ hoạt động bảo lãnh cho Ngân hàng. Trên tổng dư nợ bảo lãnh, cơ cấu bảo lãnh biến động theo hướng tích cực qua các năm: bảo lãnh trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao và tỷ trọng bảo lãnh ngắn hạn có xu hướng giảm đi. Cơ cấu này tạo ra những rủi ro không nhỏ cho ngân hàng những cũng tương ứng với đó là những nguồn lợi đầy hứa hẹn. Năm 2008, trong khi tỷ trọng của bảo lãnh trung và dài hạn chiếm 63,8% trong tổng dư bảo lãnh thì tỷ trọng bảo lãnh ngắn hạn là 36,2%, nhưng đến năm 2009 cơ cấu này đã có xu hướng cân đối hơn. Tuy nhiên, số tuyệt đối về tỷ lệ bảo lãnh ngắn, trung và dài hạn đều tăng qua các năm.
* Dư nợ bảo lãnh quá hạn đang có xu hướng giảm dần
Biểu 4: Dư nợ bảo lãnh quá hạn của NHNT
Đơn vị: triệu USD
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
+/- % 09/08
Tổng dư nợ bảo lãnh
Dư nợ bảo lãnh quá hạn
90,7
29,90
101,0
20,80
114,1
19,20
185,9
18,3
+ 62,9%
- 4,7%
Cơ cấu nợ bảo lãnh quá hạn:
Phân theo loại hình bảo lãnh:
L/C trả chậm
Bảo lãnh khác
Phân theo thời hạn bảo lãnh:
Dưới 1 năm
Trên 1 năm
19,70
10,20
19,80
10,10
15,24
4,76
16,3
4,70
15,95
3,25
13,71
5,49
15,82
2,48
12,69
5,61
-0,82 %
- 23,69%
- 7,44%
+2,19%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT
Từ năm 2006 - 2008, dư nợ bảo lãnh quá hạn của NHNT giảm đáng kể, năm 2008 dư nợ bảo lãnh quá hạn của NHNT là 19,20 triệu USD chiếm 16,82% tổng dư nợ bảo lãnh, giảm 7,69% so với năm 2007 và năm 2009 tiếp tục giảm 4,7%, trong đó: Nợ quá hạn của dư nợ bảo lãnh mở L/C trả chậm là 15,95 triệu USD, tăng 4,7% so với năm 2007 nhưng lại có xu hướng giảm xuống trong năm 2009 giảm 0,82% .
Qua biểu bảng trên, ta thấy nợ bảo lãnh quá hạn của NHNT chủ yếu phát sinh từ năm 2005 trở về trước. Trong những năm gần đây, chất lượng bảo lãnh tại NHNT đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn chưa thanh toán tồn đọng từ các năm trước không thấp và Ngân hàng đang cố gắng tìm mọi biện pháp hữu hiệu để giải quyết những khoản nợ đó. Đồng thời với chất lượng về thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng có tiến bộ là tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn vẫn ở mức cao: năm 2008, nợ quá hạn của bảo lãnh ngắn hạn là 13,71 triệu USD, giảm 15,9% so với năm 2007, nợ quá hạn của bảo lãnh trung - dài hạn là 5,49 triệu USD, tăng 16,8% so với năm 2007; đến năm 2009 con số này là tăng 2,19% so với năm 2008 .
2.2.2.Phân tích chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNT :
Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thể hiện trên dư nợ bảo lãnh phát sinh đang không ngừng tăng trưởng
Biểu 5: Dư nợ bảo lãnh phát sinh trong năm 2006-2009
Đơn vị: triệu USD
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Dư nợ bảo lãnh phát sinh trong năm
70,9
94,3
170,6
321,4
+/- Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm so với năm trước
15,2
23,4
76,3
150,8
+/-(%) Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm so với năm trước
27,3%
33%
80,91%
88,39%
Nguồn: Dẫn xuất từ biểu 2
Trong chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh phát sinh trong năm, qua cả con số tuyệt đối và con số tương đối, ta thấy hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang có những bước tiến không ngờ. Từ năm 2007-2008, dư nợ bảo lãnh tăng 76,3 triệu (tương đương tăng 80,91%), con số tăng đã thể hiện thành quả không nhỏ của NHNT Việt Nam. Điều này cũng là một minh chứng rõ ràng cho định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh mang tính đúng đắn, chiến lược sản phẩm và mức phí bảo lãnh mang tính cạnh tranh cũng như trình độ tiến hành nghiệp vụ của các cán bộ thuộc các phòng ban khác nhau tham gia trong quy trình nghiệp vụ bảo lãnh nói chung và của các cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh của Phòng bảo lãnh thuộc Sở giao dịch NHNT Việt Nam nói riêng.
Mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh là hoạt động mới còn gặp nhiều khó khăn trở ngại trong những bước đi đầu tiên, song cho đến nay đã tỏ rõ tính tích cực và phát huy hiệu quả rõ rệt. Tính đến cuối năm 2007 số dư bảo lãnh phát sinh đạt 70,9 triệu USD, tăng 33%so với năm 2006 (70,9 triệu USD). Thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh gia tăng đáng kể, năm 2007 là 14.001 triệu VND sang đến năm 2008 thì đạt 14.845 triệu VND và năm 2009 là 19.767 triệu VND.
Biểu 6: Doanh thu hoạt động bảo lãnh
Đơn vị: triệu VND
Các chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Thu phí nghiệp vụ bảo lãnh
14.001
14.845
19.767
Tổng thu dịch vụ
472.100
405.373
522.931
Chỉ tiêu lợi nhuận (%)
Tỷ lệ doanh thu của nghiệp vụ bảo lãnh
=Tổng thu phí bảo lãnh / Tổng thu dịch vụ
2,97%
3,66%
3,78
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNT
Số doanh nghiệp và cá nhân liên hệ mở bảo lãnh tăng dần nhưng cho đến nay với bảo lãnh trong nước chưa có trường hợp nào ngân hàng phải áp dụng cho vay bắt buộc hoặc trả thay cho doanh nghiệp.
Nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng đã góp phần thúc đẩy nghiệp vụ cho vay,thanh toán, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hoía phát triển, tạo nguồn vốn cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Giúp cho các nhà thầu có cơ hội yên tâm đầu tư vào Việt Nam và tạo điều kiện cho các doang nghiẹep Việt Nam vay vốn để cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất, khai thác tài nguyên cho đất nước, đặc biệt tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Cơ cấu bảo lãnh phát triển vững chắc theo chiều hướng đa dạng hoá nghiệp vụ và sản phẩm dịch vụ Ngân hàng:
Với mục tiêu đa dạng hoá mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, mở rộng và phát triển các hoạt động khác, giúp Ngân hàng hoà nhập vào nền kinh tế thị trường nhằm thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Ban đầu chỉ là với những hình thức bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, đến nay NHNT đã phát triển thêm các hình thức mới như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh bảo hành
Để đáp ứng tốt nhất cho mọi khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng của mình thực hiện tốt chiến lược sản xuất kinh doanh, NHNT đẩy mạnh hình thức bảo lãnh trung, dài hạn song song với việc cân đối và tăng cường loại bảo lãnh ngắn hạn. Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ vay vốn nước ngoài, bảo lãnh trong nước cũng phát triển mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2009, doanh số phát hành bảo lãnh đạt 321,4triệu USD với tất cả các loại bảo lãnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn quan tâm, chú trọng đến việc gia tăng tỷ trọng bảo lãnh cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đi đúng theo định hướng về cơ cấu phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, đa dạng hoá các loại dịch vụ và đa dạng hoá các thành phần khách hàng.
Hoạt động bảo lãnh góp phần nâng cao lợi nhuận, uy tín cũng như vị thế cạnh tranh của NHNT Việt Nam trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Trong quá trình bảo lãnh mà không xảy ra rủi ro (tức là phải thanh toán thay cho doanh nghiệp được bảo lãnh hay không thu hồi được khoản nợ cho vay bắt buộc dẫn đến phát mại tài sản...) thì với khoản phí thu được tính trên số tiền được bảo lãnh (hiện nay NHNT Việt Nam quy định không quá 2%/năm) là một khoản lợi nhuận tương đối lớn. Khác với tín dụng, chi phí đầu vào cho khoản bảo lãnh là không phát sinh, hay nếu đứng trên quan điểm của tín dụng và coi chi phí bảo lãnh là lãi suất đầu vào thì ngân hàng thu được một khoản lãi suất chênh lệch là gần 2%/năm. Ngoài ra, ngay cả khoản trích lập quỹ bảo lãnh của ngân hàng cũng được gián tiếp thực hiện thông qua việc ký quỹ của khách hàng (tối thiểu bằng 5% giá trị món bảo lãnh). Chính vì vậy, hoạt động bảo lãnh trong thời gian qua đã đóng góp không nhỏ đối với toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của NHNT Việt Nam thông qua khoản thu nhập từ hoạt động bảo lãnh (Phí bảo lãnh ngân hàng thu được qua mỗi năm là gần 12 tỷ VND).
Tình trạng cho vay bắt buộc do nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh đang ngày càng được hạn chế một cách tối đa.
Biểu 7 : Các chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn
Đơn vị : Triệu USD
Các chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng dư nợ bảo lãnh
90,7
101
114,1
185,9
Dư nợ bảo lãnh quá hạn
29,9
20,8
19,2
18,3
Dư nợ bảo lãnh quá hạn theo thời gian
- Dưới 1 năm
19,8
16,3
13,71
12,69
- Trên 1 năm
10,1
4,5
5,49
5,61
Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn (%)
=Dư nợ bảo lãnh quá hạn/Tổng dư nợ bảo lãnh
32,97
20,59
16,83
9,84
Tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng(%)
=Nợ quá hạn dưới 1 năm/Tổng dư nợ bảo lãnh
21,83
16,14
12,02
6,83
Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi(%)
=Tỷ lệ nợ quá hạn trên 1 năm/Tổng dư nợ bảo lãnh
11,14
4,45
4,81
3,01
Nguồn: Dẫn xuất từ biểu 4
Tỷ lệ những khoản dư nợ bảo lãnh có xu hướng giảm hẳn điều này thể hiện những bước tiến về trình độ cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh trong thẩm định khách hàng để đi đến ký kết hợp đồng bảo lãnh. Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi thấp hơn hẳn sao với tỷ lệ nợ quá hạn bảo lãnh khê đọng và có khuynh hướng giảm sút rất nhanh qua các năm : năm 2006 chiếm 11,14% đến năm 2007 đã giảm xuống còn 4,45% và duy trì ở mức ổn định sang năm 2008. Năm 2009, đánh dấu sự giảm sút mạnh mẽ của dư nợ bảo lãnh quá hạn chỉ chiếm tỷ trọng 13% trên tổng dư nợ bảo lãnh.
Chất lượng thẩm định khách hàng đang ngày càng được cải thiện
Ngân hàng đã tiến hành vận dụng các phương pháp mang tính khoa học với cách nhìn sâu và toàn diện hơn trong công tác thẩm định để ra quyết định trước khi phát hành bảo lãnh. Tuân thủ đúng quy trình thực hiện của nghiệp vụ bảo lãnh và kỹ thuật thẩm định của cán bộ thẩm định ngày càng được nâng cao. Thu thập thông tin về khách hàng, về các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan đến quá trình thẩm định để ra quyết định bảo lãnh cho khách hàng được thu thập và đánh giá một cách chính xác hơn. Sử dụng các nguồn thu thập thông tin phong phú và đa dạng. Trong khoảng 1 năm trở lại đây, nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNT đã áp dụng chương trình phần mềm quản lý dữ liệu và quản lý khách hàng mới. Việc áp dụng này đã giúp cán bộ nghiệp vụ ngân hàng làm việc hiệu quả, tìm kiếm thông tin về khách hàng hết sức nhanh gọn thuận tiện, tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ nghiệp vụ cũng như của khách hàng.
2.3.Đánh giá chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Sở GD NHNT :
2.3.1.Kết quả
NHNT được xem là một trong những ngân hàng đi đầu trong phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Với bề dày hơn 40 năm xây dựng và phát triển, NHNT là một trong những ngân hàng uy tín và có trình độ công nghệ hiện đại bậc nhất ở Việt Nam . Đó chính là nền tảng vững chắc cho nghiệp vụ bảo lãnh không ngừng tăng trưởng và phát triển.
Dư nợ bảo lãnh phát hành trong năm không ngừng tăng trưởng với tốc độ rất cao. Chất lượng nghiệp vụ đáp ứng mục tiêu do Ngân hàng đặt ra và nhu cầu của thị trường. Đa phần những khoản bảo lãnh của Ngân hàng đều đạt hiệu quả cao. Các khoản bảo lãnh ngắn hạn hầu như không xảy ra tình trạng cho vay bắt buộc. Loại hình bảo lãnh L/C cho xuất và nhập khẩu hàng hoá góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, mang lại nguồn thu ngoại tệ và kích thích sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.
Dư nợ bảo lãnh quá hạn đang có dấu hiệu giảm rõ rệt. Tình trạng dư nợ bảo lãnh quá hạn ở Ngân hàng là hậu quả của lịch sử để lại, khi ngân hàng phát hành những khoản bảo lãnh cho Nhà nước để trả nợ.
Hiệu quả thẩm định khách hàng ngày càng cao. Qua đề án tái cơ cấu, NHNT hiện nay là Ngân hàng hiện đại bậc nhất tại Việt Nam. Với sự trợ giúp của khoa học công nghệ tiên tiến, việc thu thập thông tin cùng các phương pháp trong phân tích đánh giá khách hàng ngày càng có những bước tiến rõ rệt. Cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh trưởng thành dần trong thực tế với trình độ chuyên môn ngày càng vững vàng là nhân tố nền tảng đảm bảo khâu thẩm định khách hàng đạt chất lượng cao.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế:
Chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNT Việt Nam trong những năm qua còn chưa cao đó là do
Tình trạng cho vay bắt buộc phát sinh do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thể hiện qua tỷ lệ Dư nợ bảo lãnh quá hạn/Tổng dư nợ bảo lãnh có giảm nhưng tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn chưa phản ánh thực chất chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Một số khoản bảo lãnh cũng có chất lượng kém như các khoản bảo lãnh bắt buộc, nợ bảo lãnh chờ xử lý vẫn còn có số dư tương đối lớn, khả năng thu hồi thấp.
Những yếu kém trong khẩu thẩm định khả năng tài chính cũng như khả năng thực hiện hợp đồng được bảo lãnh của khách hàng. Việc thẩm định và đưa ra quyết định chủ yếu vẫn căn cứ trên kinh nghiệm của cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh mà chưa hề có mô hình mang tính chuẩn hoá chung.
Việc xác định hạn mức cho khách hàng chưa có những chuẩn mực để đánh giá mà chủ yếu mang tính kinh nghiệm. Việc này thể hiện những yếu kém trong việc lượng hoá những chỉ tiêu quan trọng liên quan đến khách hàng. Việc căn cứ vào những hạn mức mang tính lịch sử những thời kỳ trước nhân lên với sự mở rộng và tăng trưởng trong tương lai của khách hàng đôi khi không chính xác và đã để lại những bài học không nhỏ.
Cơ cấu bảo lãnh còn có sự mất cân đối. Số lượng hợp đồng được bảo lãnh/ Số lượng hợp đồng xin bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao (70-75%) nhưng hầu hết lại là các hợp đồng nhỏ, có ký
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26086.doc