MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU. 6
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU. 6
1. Khái niệm và đặc tính của thương hiệu. 6
1.1. Khái niệm thương hiệu. 6
1.2. Đặc tính của thương hiệu. 6
1.3. Mối quan hệ giữa thương hiệu với sản phẩm. 7
2. Vai trò và chức năng của thương hiệu. 7
2.1. Vai trò của thương hiệu. 7
2.2. Chức năng của thương hiệu. 9
II. Nội dung của xây dựng và phát triển thương hiệu. 10
1. Quá trình xây dựng thương hiệu. 10
1.1. Các cách thức khi thiết kế một thương hiệu. 10
1.2. Thiết kế các yếu tố thương hiệu. 10
` 1.3. Đăng ký bảo hộ các yếu tố thương hiệu. 12
2. Bảo vệ và phát triển thương hiệu: 15
2.1. Bảo vệ thương hiệu. 15
2.2. Chiếm lược phát triển thương hiệu. 16
III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU. 19
1. Những nhân tố ảnh hưởng. 19
1.1. Nhân tố thụôc về DN. 19
1.2. Nhân tố khách quan. 20
2. Các chỉ tiêu đánh giá giá trị thương hiệu của DN. 20
2.1. Chỉ tiêu định lượng. 21
2.2. Chỉ tiêu định tính. 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI. 22
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY. 22
1. Lịch sử phát triển và các thành tích đạt được của Công ty. 22
1.1. Sơ lược về lịch sử Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam. 22
1.2. Quá trình phát triển của Công ty qua các thời kỳ. 22
1.3. Giới thiệu chung về Công ty. 23
2. Đặc điểm và ngành nghề kinh doanh của Công ty. 24
2.1. Đặc điểm chung của Công ty.(Được phân tích kỹ phần sau) 24
2.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty. 24
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty. 25
3.1. Đại hội đồng cổ đông. 25
3.2. Hội đồng quản trị. 25
3.3. Ban kiểm soát. 25
3.4. Ban giám đốc: 25
3.5. Các phòng ban nghiệp vụ: 25
3.6. Các đơn vị trực thuộc: 25
II. THỰC TRANG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI. 27
1. Đặc điểm chung của Công ty ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển thương hiệu. 28
1.1. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh của Công ty. 28
1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh. 36
2. Thực trạng về xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty: 43
2.1. Thực trạng về hoạt động kinh doanh. 43
2.1. Nhận thức của Công ty về thương hiệu. 44
2.2. Thực trạng về thiết kế thương hiệu của Công ty. 48
2.3. Thực trạng về quảng bá thương hiệu của Công ty. 50
2.4. Thực trạng về đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty. 50
2.5. Thực trạng về đăng ký thương hiệu. 51
2.6. Thực trạng về quản lý, bảo vệ và phát triển thương hiệu của Công ty. 52
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TRONG THỜI GIAN QUA. 53
1. Đánh giá về sản phẩm và chính sách giá cả của Công ty. 53
2. Đánh giá về thị trường tiêu thụ của Công ty. 54
3. Đánh giá vế chính sách khách hàng và phân phối. 55
4. Đánh giá về những thuận lợi và kho khăn. 55
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HALICO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI. 57
I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 57
1. Chiếm lược phát triển: 57
2. Mục tiêu phát triển của Công ty. 57
3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa của Công ty. 57
4. Kế hoạch thực hiện của Công ty. 58
4.1.Về kế hoạch phát triển thị trường, sản phẩm. 58
4.2. Vê quy mô hoạt động: 60
4.3. Về công tác đối ngoại và mổ rộng thị trường xuất khẩu: 60
4.4. Về công ác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh: 60
4.5. Về công tác kế hoạch đầu tư mới: 60
II. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY. 61
1. Tổ chức bộ phận quản trị thương hiệu. 61
2. Thiết kế phù hợp các yếu tố thương hiệu. 62
3. Đăng ký với cục sở hữu trí tuệ. 62
4. Tiến hành xây dựng thành một thương hiệu mạnh. 64
5. Thực hiện các biện pháp bảo vệ thương hiệu. 68
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN. 70
1. Đối với nhà nước. 70
2. Đối với tổng Công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam. 70
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 70
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu HALICO tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười tiêu dung thay đổi nên Công ty cũng đang có dự định đưa thêm các nông độ khác nhau vào các sản phẩm rượu hiện có cũng như các sản phẩm mới của Công ty.
Về tên sản phẩm mới Công ty cũng cố gắng đưa thêm một số sản phẩm mới, với ý nghĩa là theo một ngu rượu của một số nước phương Tây như châu Mỹ để phù hợp với thị trường và chiếm lược kinh doanh của Công ty.
Đặc điểm và chỉ tiêu chất lượng của một số sản phẩm:
Chỉ tiêu kỹ thuật đối với sản phẩm Cồn tinh chế.
Thành phần
Đơn vị tính
Chỉ tiêu yêu cầu
Hàm lượng Etanola %V (ở 200)
% thể tích
96,5
Axít qui về acidacetic
Mg/lít 1000
≤3,0
Andehyd qui về Acetaldehyde
Mg/lít 1000
≤ 2,0
Esters qui về Ethyl acetaldehyde
Mg/lít 1000
≤ 2,0
Metanol
Mg/lít 1000
≤10
Rượu bậc cao (dầu Fusel)
Mg/lít 1000
≤2,0
Chất cắn sau bốc hơi
KHP*
KHP*
Thời gian ôxy hóa
Phút
30
Màu
-
Trong suốt, không màu
Mùi
-
Trung tính
Cảm quan
-
Trong suốt
Hiệu suất cất
-
98,5%
Chỉ tiêu kỹ thuật đối với sản phẩm rượu.
Thành phần
Đơn vị tính
Chỉ tiêu cho phép
Loại I
Loại II
Andehyt
Mg/lít
≤8
≤20
Este
Mg/lít
≤30
≤50
Metanol
%V
≤0,06
≤0,1
FuFurol
Mg/lít
Không có
Không có
Rượu bậc cao
Mg/lít
≤30
≤60
Axít
Mg/lít
≤9
≤18
Với mục tiêu không ngưng nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt các tiêu chuẩn quản lý của hệ thông quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. chính vì vậy, sản phẩm rượu của Công ty được người tiêu dùng ưa chuộng và đạt nhiều danh hiệu như hàng Việt Nam chất lượng cao được người tiêu dùng bình chọn trong 6 năm liên tục; Cúp vang sản phẩm uy tín chất lượng của hoọi chợ của Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam; Cúp vàng thương hiệu công nghiệp hàng Việt Nam năm 2006 của Bộ Công nghiệp; Giải vàng chất lượng an toàn thực phẩm Việt Nam năm 2006, và nhiều danh hiệu khác. Với kết quả đã đật được sản phẩm của Công ty không ngưng được nâng lên, duy trì được uy tin trong con măt người tiêu dung, qua đó làm tăng thêm giá trị của thương hiệu HALICO góp phần vào việc phát triển bền vững của Công ty .
Đặc điểm về hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm về thị trường tiêu thụ.
Các loại thị trường Rượu:
Rượu dân tự sản xuất để nấu: Khó có thể tìm được một danh từ ngắn gọn đẻ gọi tên cho thị trường này một cách đầy đủ nội dung của nó. Đã có người gọi nó là: thị trường rượu dân gian, rượu tự cung tự cấp, thị trường rượu “ Quốc lủi”, rượu sản xuất thủ công, cũng có người gòi là thương hiệu rượu “quê”. Ở đây ta gọi thị trường rượu này là rượu hộ gia đình kinh doanh (viết tắt là RGĐKD).
Điểm mạnh của RGĐKD là: Dụng cụ nấu đơn giản, gọn nhẹ, trong phạm vi gia đình. Vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh nhỏ chỉ từ 0,5 – 2 triệu đồng là có thể sản xuất được. Công nghệ truyền thống, truyền nghề dễ dàng, địa điểm sản xuất ở các làng, bản trên toàn quốc nên Chính phủ không kiểm soát được. Thực tế các gia đình có kinh doanh, nhưng không đăng ký nên không thể thu thuế được, giá thành thấp. Ở Việt Nam tỷ trọng nhân dân có thu nhập chiếm hơn 50% dân số là những người có sở thích uống loại rượu này. Hàng năm thị trường Rượu này sản xuất vòa khoảng 250 triệu lít/năm. chiếm hơn 50% sản lượng rượu cả nước sản xuất.
Điểm yếu của RGĐKD là: do dụng cụ nấu đơn giản, thủ công nên không thể có khả năng lọc trong, khử độc tố như Andehyt, các Este và các rượu khác Etylic. Đó là những thành phần hóa học gây hại cho sức khỏe con người, do có hàng trăm, hàng triệu người sản xuất nên sự thông kê về tiêu chuẩn như: độ cồn, tỷ lệ độc tố, hương thơm… không có cơ quan kiểm tra và quản lý chất lượng. RGĐKD có bao bì kinh doanh tùy tiện, có thể đựng ởcác loại can, chai tận dụng, không có nhãn, mác, nút chai. Mặc dù Nhà nước không khuyến khích sản xuất nhưng ít có chính sách, biện pháp hạn chế cấm snr xuất loại rượu này.
Rượu do các Công ty của Nhà nước sản xuất nay là Công ty cổ phần, cụ thể là Công ty cổ phần Cồn – Rượu Hà Nội và Công ty Cổ phần Rượu Bình Tây: Đây là loại rượu do các doanh nghiệp Nhà nước trước đây đầu tư và bây giờ chuyển sang hình thức cổ phần, hàng năm sản lượng sản xuất chiếm khoảng 15% sản lượng rượu cà nước.
Điểm mạnh của lạo rượu này là: Rượu được khử độc tố bằng thiết bị trưng cất tương đối tiên tiến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước. Chủng loại rượu phong phú, bao bì, nhãn, mác và nút chai đẹp, có nhiều loại chai, nút chai. Thống nhất được độ rượu và hàm lượng độc tố quy định. Thị trường là nhân dân ở thành phố, thị xã, nông thôn và thị trường xuất khẩu.
Rượu do các doanh nghiệp địa phương quản lý (Tỉnh, thành phố): Ở các tỉnh, thành phố có các nhà máy sản xuất đường, bánh kẹo, chế biến lương thực kết hợp với sản xuất rượu từ các rỉ đường, kẹo phế phẩm và lương thực phế phẩm. Thị trường các loại rượu này hiện nay cũng đã bán ở các thành phố, nông thôn và xuất khẩu sang các nước ngoài như: Công ty Rượu Đồng Xuân(Vĩnh Phúc), Công ty Rượu Ong (Thái Bình), Công ty Rượu ong Xuân Thủy (Hà Nam).
Rượu dó các doanh nghiệp tư nhân sản xuất: Những doanh nghiệp này thường sản xuất theo hướng chuyên môn hóa một loại rượu nào đó đó. Chẳng hạn như Công ty TNHH Cẩm Việt chuyên sản xuất Rượu Cẩm, Công ty TNHH Hoang Long chuyên sản xuất Rượu Vang…
Điểm mạnh của các Công ty này là: Bộ máy gọn nhẹ, thiết bị máy móc gọn nhẹ vừa đủ cho sản xuất, giá thành thấp, mẫu mã đẹp, năng động trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhược điểm của nó là sản lượng thấp không đủ sức cạnh tranh độc quyền, không đủ vốn để cải tiến, nâng cấp bao bì sản phẩm. Thiết bị máy móc của Công ty này còn nhiều công đoạn thủ công cơ khí hóa ít. Khách hàng của Công ty này là những quây hàng bách hóa, các cửa hàng đại lý Rượu – Bia – Bánh kẹo, đường sửa.
Rượu nhập khẩu: rượu nhập khẩu vào các thị trường Việt Nam bao gồm các nguồn sau.
+ Bằng con đường trốn sự kiểm soát của cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường ( gọi là rượu nhập khẩu) qua các cửa khẩu.
+ Bằng con đường phi mậu dịch: Rượu do người đí nước ngoài cầm về, người nước ngoài sang Việt Nam công tác hoặc đi du lịch vào Việt Nam làm quà tặng, uống hoặc bán lấy tiền cho sinh hoạt hoặc rượu do người đi nước ngoài ửi về cho gia đình với số lượng quy định của Nhà nước.
+ Rượu nhập mậu dịch: Đó là nguồn rượu của các nước nổi tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc…. do các công ty kinh doanh doanh thương mai nhập về kiếm lời. Hiện nay đã bắt bắt đầu xuất hiện một vài công ty liên doanh với nước ngoài sản xuất các loại rượu trên thị trường hay còn gọi là rượu do các cơ sở đầu tư nước ngoài sản lượng ước tính khoảng 500.000 lít/năm.
Điểm mạnh của loại rượu này là: Có uy tín hàng trăm năm nay, chất lượng, đặc biệt là hương vị thơm ngon, bao bì đẹp, không có độc tố, khách hàng ít song đã chấp nhận giá. Nhược điểm của loại rượu này là chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và nhập khẩu cao, khách hàng là những người thuộc tầng lớp thượng lưu, giầu có ở các thành phố lớn tiêu dùng, giá cả rất cao mà số đông nhân dân chưa có đủ tiền để mua sử dùng.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu trên thị trường:
Tình hình sản xuất: Hiện ny cả nước có khoảng 72 đơn vị sản xuất rượu công nghiệp. Sản lượng năm 2003 đạt 50,5 triệu lít/năm, khai thác 49% công suất thiết kế; trong đó sản lượng rượu nhẹ có ga đạt 9 triệu lít, rượu Vang, Champagne đạt 20,5 triệu lít. Rượu mạnh và các loại rượu khác 13,5 triệu lít. Các doanh nghiệp thuộc tổng công ty Bia – Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Sài Gòn đạt 13,7 triệu lít rượu trong đó có 9 triệu lít rượu nhẹ có gas của Công ty nước giải khát Chương Dương. Ngoài ra còn có khoảng trên 300 cơ sở dân tự nấu rượu, tự tiêu thụ với sản lượng lớn ước tính vào khoảng 242 tiệu lít/năm.
Tình hình tiêu thụ rượu: Nguồn sản xuất và mức độ tiêu thụ rượu trong thời gian gần đây có xu hướng tăng lên. Theo kết quả điều tra thăm dò đã nêu trong báo cáo quy hoạch tổng thể ngành Bia – Rượu - Nước giải khát Việt Nam, cho thấy trên thị trường hiên nay bao gồm các loại sản phẩm từ nhiều nguộn khác nhau. Cụ thể như sau:
Sản lượng tiêu thụ rượu từ các nguồn khác nhau.
TT
Xuất xứ sản phẩm
Sản lượng ước tính (lít)
Ghi chú
1
Rượu do dân sản xuất thủ công
250.000.000
15% đảm bảo chất lượng
2
Rượu quốc doanh và DNTN
136.500.000
3
Rượu ngoại nhập lậu
10.000.000
4
Rượu ngoại nhập khẩu
2.000.000
5
Rượu do các cơ sở ĐTNN
500.000
(Nguồn: theo đánh giá của các chuyên gia, báo cáo hải quan 1998 và niên giám thống kê năm 2002).
Sản lượng rượu sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Đơn vị: lít
Năm
Tổng số
Nhà nước
Tư nhân
Đầu tư NN
1994
45.800.000
45.800.000
1995
51.379.000
25.191.000
26.058.000
130.000
1996
67.112.000
36.910.000
30.000.000
202.000
1997
93.600.000
5.774.000
87.988.000
238.000
1998
96.093.000
5.303.000
89.632.000
1.148.000
1999
112.719.000
11.331.000
100.077.000
1.311.000
2000
124.166.000
9.138.000
113.383.000
1.645.000
2001
134.782.000
6.515.000
128.092.000
175.000
2002
137.000.000
7.000.000
129.500.000
500.000
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2002- Nhà xuất bản thống kê)
Mức tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ bình quân qua 9 năm từ năm 1994 đến năm 2002 của các loại sản phẩm rượu sản xuất công nghiệp trong nước là 22,1% và tính cho 5 năm gần đây từ năm 1998 tới năm 2002 là 8,5%/năm.
Ngoài ra, trên thị trường nội địa còn có sự tham gia của các sản phẩm rượu nhập ngoại thông qua con đường nhập lậu và nhập khẩu. Theo điều tra của hiệp hội Bia – Rượu - Nước giải khát Việt Nam, trong năm 2000 trên thị trường ước tính khoảng 10 triệu lít rượu các loại nhập ngoại, chúng xuất xứ từ nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Đặc điểm về thị trường tiêu thụ Rượu của Công ty:
Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm Rượu của Công ty trên thị trường nội địa:
+ Đối với vùng núi và Trung du phía Bắc có nhu cầu về rượu có nồng độ cao. Các loại rượu của Công ty được ưa chuộng như rượu Nếp mới, rượu Anh Đào, rượu Chanh… Hiện tại, thị trường này tiêu thụ mạnh các loại rượu của cơ sở tư nhân sản xuất, tuy có chất lượng kém hơn nhưng chất lượng rẻ.
+ Đối với những vùng nông thôn ở đồng bằng và ven biển miền Bắc và Bắc Trung bộ nhu cầu rượu ở mức thấp, phần lớn là vẫn sử dụng do dân tự nấu. Các sản phẩm của Công ty tiêu thụ mạnh là Nếp mới, rượu Anh Đào và Champagne.
+ Đối với các thị trấn, thị xã, thành phố miền Bắc và Bắc Trung bộ, đặc biệt à các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh hóa, các khu công nghiệp và khu du lịch sử dụng các sản phẩm rượu có chất lượng cao như Lúa mới, Nếp mới, Vodka Hà Nội nhãn xanh, nhãn đỏ, rượu Vodka đóng can. Đây là vùng thị trường tiêu dùng nhiều nhất sản phẩm của Công ty, chiếm tỷ trọng tới 70-75% sản lượng. Đặc biệt là các loại rượu nhẹ độ như Vang, Champagne… cũng có xu hướng tiêu thụ mạnh vào các dịp lễ tết.
+ Đối với vùng nông thôn Nam Trung bộ, Tây Nguyên và đặc biệt là vùng đồng bằng Nam Bộ, các sản phẩm của Công ty tiêu thụ chủ yếu là rượu lLúa mới, Nếp mới. Riêng loại rượu Thanh mai còn tiêu thụ ở mức thấp.
+ Đối với các thị trấn, thị xã, thành phố ở nam Trung bộ và Nam bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh sản phẩm của Công ty rất được ưu chuộng như Vodka Hà Nội, rượu Lúa mới, rượu Thanh mai, rượu Vang và Champagne. Riêng sản phẩm như rượu Nếp mới tiêu thụ còn thấp.
Kết quả về sản lượng tiêu thụ của Công ty qua các năm:
Sản lượng lượng sản phẩm
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Cồn (1000 lít)
2.052
2.300
2.481
3.200
Rượu (1000 lít)
4.684
4.608
6.505
9.300
Giá trị xuất khẩu (1000 USD)
156.0
41,5
52,1
30.0
Dự báo nhu cầu thị trường sản phẩm Cồn, Rượu của Công ty:
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành cồn, rượu trong cả nước trong 5 năm gần đây là 8,5%/năm. Vào nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu trong 6 năm gần đây của Công ty với mức tăng trưởng bình quân 6%/năm và trong 3 năm từ 2001-2003 là 16,2%/năm, mức tăng trưởng bình quân năm 2005 là 6,5%. Căn cứ vào quy hoạch phát triển của Tổng công ty Bia- Rượu - Nước giải khát Hà Nội năm 2010. Trong điều kiện cạnh tranh và đầu tư sôi động vào thị trường rượu, việc đầu tư là để đảm bảo cho sự tăng cường sức cạnh tranh sản phẩm và thương hiệu của Công ty, trong đó:
+ Sản xuất Cồn tinh bột phục vụ sản xuất rượu chất lượng cao và một phần đáp ứng xuất khẩu sang các nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn quốc, Đài loan… Dự kiến sản phẩm Cồn phục vụ cho nhu cầu sản xuất rượu khoảng 8 triệu lít/năm và phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ cồn nội địa và xuất khẩu khoảng 2 triệu lít/năm.
+ Sản xuất rượu trắng, rượu mùi với nồng độ cồn khác nhau và có xu hướng giảm nồng độ cồn trong rượu để phù hợp với chính sách thuế của Nhà nước. Đẩy mạnh sản xuất các loại rượu nhệ độ như Vang, Champagne… nhằm thay thế hàng nhập khẩu tiến tới xuất khẩu. Tận dụng các sản phẩm phụ như CO2, dầu fusel, bã rượu sau lên men để làm thức ăn gia súc, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, giải quyết lao động dôi dư.
Đối với thị trường trong nước:
+ Sản phẩm Cồn: Nhu cầu sản phẩm cồn trong các năm gần đây đang tăng chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp như chế biến rượu, chế biến gỗ chiếm tỷ trọng 90%, 10% còn lại phục vụ cho nhu càu y tế và mỹ phẩm. Cồn còn lại để sử dụng để pha trộn với nhiên liệu xăng dầu trong tương lai.
+ Sản phẩm rượu sản xuất công nghiệp trong những năm gần đây có mức tăng trưởng khá, do người tiêu dùng đã quan tâm tới chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhu cầu sản lượng rượu công nghiệp tại thời điểm năm 2005 là 25-27 triệu lít, dự kiến đến năm 2010 nhu cầu 35-40 triệu lít. Trong đó sản lượng nhóm nồng độ cao chiếm 65-70%. Đến năm 2010, tỷ trọng rượu công nghiệp Trung ương chiếm 65-70%, tỷ trọng rượu công nghiệp địa phương chiếm 30-35%.
Đối với thị trường xuất khẩu:
Nhu cầu sản phẩm cồn trên thế giới ngày cang cao. Về xuất khẩu rượu của Việt Nam trước năm 1990 đã đạt tới sản lượng 15 triệu lít, chủ yếu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Do vậy, đối với thị trường ở các nước Châu Á và Đông Âu ccần phải phục hồi lại và mở rộng khai thác thị trường tiềm ẩn ở các nước Châu Phi nơi có thu nhập bình quân chưa cao và tương đối dễ tính về yêu cầu chất lượng sản phẩm và các nước khu vưc khác.
Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, Công ty đã và đang phải chịu sức ép về cạnh tranh rất lớn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh. Theo thống kê hiện cả nước có 72 cơ sở sản xuất rượu công nghiệp với công suất 103 triệu lít/năm, trong khi đó công suất của Công ty mới đạt có khoảng 10 triệu lít/năm. Cả nước có khoảng trên 300 cơ sở sản xuất rượu dân tự nấu tiêu thụ với sản lượng vào khoảng 242 triệu lít. Ngoài ra trên thị trường nội địa còn có sự tham gia của các sản phẩm rượu nhập ngoại thông qua các con đường nhập lậu và nhập khẩu đối với các sản phẩm hiện đang chiếm được cảm tình đối với người có thu nhập cao nên đây cũng là một áp lực đối với Công ty.
Hiện Công ty đang phải đối mặt với một số đối thủ cạnh tranh lớn chiếm tỷ trọng cao trên thị trường đó là: Công ty Rượu Bình Tây; Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty Rượu Đồng Xuân, Công ty cổ phần Vang Đà Lạt và Công ty mía đường Lam Sơn….
Về sản phẩm cạnh tranh của Công ty: Mặc dù sản phẩm Cồn, Rượu của Công ty hiện đang có lợi thế cạnh tranh về nhiều mặt như chất lượng sản phẩm tốt, thị phần lớn, thương hiệu đối với người tiêu dùng trong nước và nước ngoài đã và đang có uy tín cao. Công ty lại có nhiều khả năng về nghiên cứu đổi mới công nghệ và khả năng về tài chính. Nhưng hiện sản phẩm của Công ty đang bị cạnh tranh về nhiều mặt nhưL: Mức độ tăng trưởng bình quân trong sản xuất và tiêu thụ rượu trên thị trường nội địa vào khoảng 33%/năm; sản phẩm do các hộ cá thể và làng nghề sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn, chiếm tỷ trọng 62,5% rượu tiêu thụ trên cả nước; rượu do các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế trong nước sản xuất chiếm tỷ trọng 34,1% tổng sản lượng tiêu thị trong cả nước; rượu ngoại tiêu dùng trên thị trường chiếm tỷ lệ 3,4% tổng sản lượng tiêu thụ cả nước; Các doanh nghiệp sản xuất mía đường, các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn, các nông trường trồng hoa quả…. Cũng tổ chức sản xuất rượu ở các quy mô nhỏ lẽ khác nhau và tận dụng ưu thế về sản phẩm phế thải như rỉ đường, bã tinh bột hay tinh bột kém chất lượng, hoa quả dư thừa. Đặc biệt, khi gia nhập WTO việc tuân thủ các chế tài, luật định và các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và văn hóa của các nước…đang là một khó khăn đối với Công ty.
Đặc điểm về lao động.
Tổng số lao động tại thời điểm cổ phần hóa (30/6/2006) cho đến nay là: 478 người, được phân làm các tiêu chí sau:
TT
Phân loại
Số lượng (người)
Tỷ trọng (%)
1
Phân loại theo hợp đồng lao động:
478
100
Hợp đồng không thời hạn
Hợp đồng có thời hạn từ
470
8
98,33
1,67
2
Phân loại theo trình độ lao động:
478
100
Đại học và trên đại học
Cao đẳng và trung cấp
Công nhân kỹ thuật
Lao động khác
64
6
264
144
13,39
1,26
55,22
30,13
3
Phân theo cơ cấu làm việc:
478
100
Cán bộ quản lý
Chuyên viên
Nhân viên
Công nhân
27
7
97
347
5,65
1,47
20,29
72,59
(Nguồn: phương án kinh doanh sau cổ phần hóa của Công ty )
Căn cứ vào các tiêu chí phân loại trên ta thấy: Về chỉ tiêu lao động theo hợp đồng chiếm tỷ lệ khá cao tới 470 ngưởi tức 98,33% . Đây là một thuận lợi đối với Công ty bởi nó góp phần vào việc ổn định việc làm cho người lao động, đảm bảo cho quá trình sản xuất được ổn định, cán bộ công nhân viên yên tâm trong công tác. Đối với tiêu chí phân loại theo trình độ và cơ cấu lao của Công ty còn chưa đồng đều. Những người có trình độ đại học và trên đại học còn rất thấp chỉ chiếm có 64 người tức chiếm 13.39%. Đây cũng là một vấn đề khó khăn về nhân lực đối với Công ty khi mà chúng ta bước vào thời kỳ hội nhập, nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải có sự hiểu biết, có óc sáng tạo để góp phần vào việc phát triển chung của Công ty. Nhất là đối với cán bộ quản lý trong Công ty thì lài còn thấp hơn khi mà bộ phận này đóng vai tró quan trọng trong việc phát triển cũng như đường lối của Công ty.
Thực trạng về xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty:
2.1. Thực trạng về hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh.
Trong các năm trở lại đây Công ty cổ phần Rượu Hà Nội nói riêng và ngành Bia – Rượu - Nước giải khát nói chung có tốc độ phát triển cao đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc dân. Điều đó nó thể hiện qua kết quả kinh doanh của Công ty trong ba năm trở lại đây như sau:
Chỉ tiêu
Đ.vị tính
Năm 2004
Năm 2005
11 tháng năm 2006
Thực hiện
So 2003 (%)
So KH (%)
Thực hiện
So 2003 (%)
So KH (%)
Thực hiện
So 2005 (%)
So KH (%)
Giá trị SXCN
tỷ đ
64,6
127,2
126,7
148,5
229,9
228,5
200,2
134,8
102,4
Tổng doanh thu
Doanh thu CN
tỷ đ
tỷ đ
114,2
110,2
102,8
104,3
102,0
104,0
239,5
234,4
209,7
212,7
200,4
202,1
401,3
398,2
167,6
169,9
119,4
120,3
Sản phẩm SX
Cồn
Rượu
Tr lít
Tr lít
Tr lít
2,2
4,6
107,3
100,0
107,3
104,5
2,4
6,5
109,1
141,3
114,3
139,8
3,1
9,3
129,2
143,2
40,3
310,0
Rượu tiêu thụ
Tr lít
4,1
82,0
97,6
6,3
153,7
135,5
9,0
142,9
116,9
Giá trị XK
1000 $
41,5
26,6
26,1
52,1
125,5
80,2
30,0
57,6
60,0
Giá trị NK
1000 $
238,5
137,6
148,4
830,0
292,8
345,8
541,9
65,3
83,4
Tổng lợi nhuận
tỷ đ
11,8
524,4
453,8
35
296,6
370,4
60,0
171,4
109,1
Nộp ngân sách
tỷ đ
47,4
156,4
141,9
86,2
181,9
186,6
100,0
116,0
111,1
Số lượng LĐ
Người
602
98,69
481
79,9
478
99.38
TNBQ/Ng/tháng
Tr đ
3000
112,7
5000
166,7
5000
100
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006)
Từ kết quả bảng trên ta thấy qua các năm sản xuất các chỉ tiêu đều tăng cụ thể như sau:
Doanh thu công nghiệp của Công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thể doanh thu điều này là hoàn toàn phù hợp với Công ty mà hoạt động sản xuất là chủ yếu cụ thể là 11 tháng năm 2006 doanh thu công nghiệp đạt 398,2 tỷ trong số 401,3 tỷ. Đặc biệt doanh thu công nghiệp đều tăng nhanh vào các năm 2005 và 11 tháng 20006 đạt mức 398,2 tỷ trong khi đó năm 2004 là 110,2 tỷ tăng gấp gần 4 lần đây là một tín hiệu tốt.
Lợi nhuận của Công ty cũng tăng liên tục qua các năm. Trong năm 2004 lơi nhuận đạt 11,8 tỷ thì đến 11 tháng năm 2006 đạt 60 tỷ, chỉ trong ba năm lợi nhuận của Công ty tăng hơn 5 lần đây là một điều thuận lợi cho Công ty góp phần vào việc tăng nguồn vốn kinh doanh, và đảm bảo được đời sống cán bộ công nhân viên.
Đóng góp vào ngân sách nhà nước: cung tăng liên tục qua các năm từ 47,4 tỷ năm 2004 đến năm 2006 là 100,0 tỷ. Điều này cũng dễ hiểu bởi do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều thuận lợi và cóa tốc độ tăng trưởng cao.
Tổng hợp kết quả ta thấy trong ba năm các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng khá cao và có sự đột biến vào năm 2005 và 11 thang năm 2006 đã có sự tăng đột biến, đây là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên so với các năm trở về trước đó thì tốc độ tăng này chưa mang tính bền vững. Điều này cho thấy ban lãnh đạo Công ty đã có những nổ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chứng tỏ đường lối chính sách đúng đắn, hợp lý của ban lãnh đạo Công ty.
Thực trạng về vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
30/6/2006
Tổng tài sản
44.890.187
58.904.589
119.601.673
168.305.515
Vốn chủ sở hữu
19.957.172
38.010.735
62.782.557
37.096.494
Vốn kinh doanh
17.543.906
30.493.083
62.182.557
37.096.494
Vốn nhà nước
19.331.904
34.616.517
55.141.858
39.437.689
(Nguồn: Phương án kinh doanh sau cổ phần án của Công ty )
Vốn kinh doanh là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển chung của Công ty. Nhất là đối với những doanh nghiệp muốn phát triển thương hiệu thì lài càng phải có một tiềm lực tài chính đủ mạnh để có thể quang bá thương hiệu của mình tới khách hàng, tư đó có thể xây dựng và phát triển thương hiệu thành một thương hiệu mạnh. Đối với Công ty, trong những năm gần đây các nguồn vốn nói chung và vốn kinh doanh của doanh nghiệp liên tục tăng, năm 2003 vốn kinh doanh là 17.543.906 đồng thì đến năm 2005 là 62.182.557 đồng chỉ trong hai năm nguồn vồn này tăng gần bốn lần, và con số này còn tăng hơn vào năm 2006. Điều đó nó chính tỏ tiềm lực tài chính của Công ty rất mạnh để có thể đầu tư cho việc quảng bá và phát triển tiển thương hiệu của mình thành một thương hiệu mạnh, góp phần tích cực vào việc tạo dựng giá trị thương hiệu HALICO ngày một vững chắc hơn.
2.1. Nhận thức của Công ty về thương hiệu.
Nhận thức chung của các doanh nghiệp Việt Nam và thực trạng về thương hiệu HALICO của Công ty.
Thương hiệu có vai trò rất quan trọng và to lớn đối với không chỉ doanh nghiệp mà còn đối với cả người tiêu dùng. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh chưa nhận thức được điều đó hoặc có nhận thức cũng chỉ là mơ hồ, chưa đúng đắn và đầy đủ, vì thế mà nhiều doanh nghiệp cho rằng chỉ cần đặt tên sản phẩm dưới một cái tên để phân biệt được với các sản phẩm khác trên thị trường rồi tung ra tiêu thụ là xong. Họ cho rằng cứ sản xuất ra sản phẩm tốt thì khách hàng sẽ tìm đến với họ. Họ không hiểu được rằng phần lớn người tiêu dùng lưa chọn sản phẩm vì hình ảnh và uy tín của thương hiệu trong tâm trí họ. Theo như các nghiên cứu, rất nhiều người cho rằng cùng một loại sản phẩm nhưng những loại nào đi kèm với thương hiệu nổi tiếng sẽ tiêu thụ được nhiều hơn những sản phẩm không được gắn với thương hiệu nổi tiếng.
Cũng có doanh nghiệp coi việc xây dựng và quảng bá thương hiệu là việc giản đơn và chỉ tung ra vai chương trình khuyến mại, quảng cáo là đủ xây dựng được một thương hiệu nổi tiếng. theo dòng suy nghĩ ấy, khi doanh số tăng vọt sau một vài chương trình khuyến mại và quảng cáo đó họ yên tâm rằng thương hiệu của doanh nghiệp mình đã nổi tiếng, được mọi người biết đến. Nhưng kỳ thực khách hàng đến với họ chỉ vì khuyến mãi “ mua 1 tăng 2…”, rồi sau đợt khuyến mãi đó, họ lại quên ngay, thương hiệu của doanh nghiệp lại bị chìn vào trong quên lãng.
Ở một cực khác, có nhiều doanh nghiệp lại cho răng mình ra đời đã lâu như vậy, doanh số đã cao như vậy, mạng lưới phân phối đã rộng khặp thì cần gì quan tâm đến vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu và phát triển thương hiệu, tự khách hàng sẽ tìm đến với mình và các nhà phân phối, và các đại lý sẽ phải có trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm. Do vậy các sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty hầu như không dược quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chùng mà do người tiêu dùng chủ yếu biết đến thông qua truyền miệng, do kinh nghiệm sử dụng.
Đây chính là thực trạng của Công ty hiện nay, họ cho rằng sản phẩm của thương hiệu HALICO được sản xuất trên những dây truyền công nghệ và có truyền thống sản xuất lâu nay nên họ đã tạo ra được một nhóm khách hàng trung thành mà không phải mất quá nhiều thời gian và cống sức cho việc marketing. Đặc biệt là sản phẩm mang thương hiệu HALICO được đánh giá rất cao, cho nên họ cho rằng người tiêu dùng sẽ yên tâm, tịn tin đến với họ. Vì vậy họ không cần quảng bá và làm các chương trình khuyến mại nhiều, thậm chí ngay cả việc tổ chức hệ thông phân phối cũng không được chú trọng…Hiện nay, HALICO chỉcung cấp sản phẩm cho những đơn dặt hàng từ phía nhà kinh doanh hay nói chính xác hơn việc tiêu thụ của sản phẩm của Công ty trên thị trường chủ yếu do các đại lý, nhà phân phối và các tổ chức trung gian khác. HALICO chưa thấy được tầm quan trọng của hoạt động marketing cũng như việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu HALICO tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội.DOC