Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu rau an toàn có mã vạch tại xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì – Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN. 3

1.1.Những lý luận cơ bản về thương hiệu nông sản. 3

1.1.1.Khái niệm, bản chất, đặc điểm của thương hiệu nông sản. 3

1.1.2. Cấu thành thương hiệu nông sản. 12

1.1.3.Vai trò của thưong hiệu nông sản 18

1.1.4 Quá trình phát triển của thương hiệu nông sản. 24

1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá giá trị tài sản thương hiệu. 25

1.2.Xây dựng các khái niệm về thương hiệu rau an toàn. 25

1.2.1.Quan điểm về rau sạch, rau an toàn, sản xuất rau an toàn. 25

1.2.2. Khái niệm về thương hiệu rau an toàn có mã vạch. 32

1.2.3 Một số tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn chất lượng rau an toàn và tiêu chí đăng ký thương hiệu, mã vạch. 33

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển thương hiệu rau an toàn. 36

1.4. Những bài học kinh nghiệm từ những thương hiệu nông sản xây dựng thành công. 36

1.4.1.Những thành công về xây dựng thương hiệu nông sản 36

1.4.2.Mô hình quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại các địa phương. 38

1.4.3.Thương hiệu rau an toàn đầu tiên tại Hà Nội mang tên Bảo Hà. 38

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU RAU AN TOÀN CÓ MÃ VẠCH TẠI YÊN MỸ. 39

2.1.Đặc điểm về diều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Yên Mỹ ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. 39

2.1.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 39

2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội. 41

2.1.3.Đánh giá chung về các điều kiện nguồn lực cho xây dựng và phát triển thương hiệu rau Yên Mỹ. 43

2.2. Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn quản lý tập trung: 45

2.2.1.Kế hoạch xây dựng và phát triển. 45

2.2.2.Quy trình thực hiện. 46

2.2.3.Sơ đồ thực hiện dự án xây dựng thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. 48

2.3.Quy trình thực hiện đăng ký thương hiệu mã vạch cho rau an toàn Yên Mỹ. 50

2.3.1.Thiết kế và đăng ký thương hiệu. 50

2.3.2.Xây dựng và đăng ký hệ thống mã vạch cho các sản phẩm rau an toàn. 52

2.3.3.Thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm và niêm phong 54

2.3.4.Máy móc thiết bị phục vụ đóng gói và niêm phong sản phẩm 55

2.4.Thực trạng hệ thống kênh tiêu thụ và thị trường cho thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ 56

2.4.1.Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ vận chuyển rau an toàn 56

2.4.2.Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ tới người tiêu dùng. 57

2.4.3.Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rau an toàn gắn với mã vạch Yên Mỹ. 59

2.5.Đánh giá hiệu quả của mô hình quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn có dăng ký thương hiệu mã vạch của Yên Mỹ. 67

2.5.1.Những thành tựu đạt được. 67

2.5.2.Những hạn chế tồn tại phải khắc phục 69

2.5.3.Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. 70

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU RAU AN TOÀN Ở YÊN MỸ. 76

3.1.Phải thực hiện chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing mới 76

3.1.1.Thực hiện nghiên cứu thị trường theo phương châm: “bán cái mà thị trường cần chứ không bán cái mà mình có”. 76

3.1.2.Đổi mới phương thức bao gói sản phẩm, lo go, nhãn hiệu, 81

3.1.3.Xây dựng hệ thống kênh phân phối. 81

3.2.Nhóm giải pháp nhằm mở rộng diện tích vùng sản xuất và nâng cao chất lượng rau an toàn tại xã Yên Mỹ . 82

3.2.1.Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất, quản lý các tổ sản xuất. 82

3.2.2.Tăng cường hệ thống nhà lưới và các biện pháp hạn chế rủi ro 83

3.2.3.Giải pháp về tưới tiêu thuỷ lợi tự động và khoa học. 84

3.2.4.Giải pháp về sử dụng phân bón, thuốc BVTV. 84

3.2.5.Giám sát tiêu chuẩn kỹ thuật và giám sát chất lượng rau an toàn 85

3.3.Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại phù hợp - hiệu quả. 86

3.3.1.Xúc tiến bán hàng cho từng kênh phân phối. 86

3.3.2.Lập kế hoạch quảng cáo: Coi trọng những ý tưởng mới - thiết thực. 86

3.3.3.Tham gia hội chợ, triển lãm, tư vấn qua trung tâm tiếp thị nông sản 87

3.3.4.Xây dựng các mối quan hệ công chúng với thương hiệu rau an toàn. 88

3.3.5.Đăng ký kênh: Thông tin về ngành nông nghiệp do Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp xây dựng - thuộc Bộ Nông nghiệp 89

3.3.6.Thiết lập kênh thông tin bán hàng qua mạng Internet, lập Website riêng 89

3.4. Đào tạo - sử dụng nguồn nhân lực phục vụ chương trình xây dựng thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. 89

3.4.1.Đào tạo cán bộ về kiến thức quản lý thị trường 89

3.4.2.Tuyển mộ nhân viên Marketing. 90

3.4.3.Đào tạo nguồn nhân lực trẻ năng nổ - nhiệt tình. 90

3.5.Đẩy mạnh vai trò của HTX DVNN Yên Mỹ 91

3.5.1.Về tổ dịch vụ tiêu thụ 91

3.5.2.Hướng liên kết, hỗ trợ nhau trong kinh doanh. 91

3.6.Thu hút mạnh mẽ vai trò của tư thương vào kinh doanh rau an toàn 92

3.6.1.Đảm bảo nguồn hàng ổn định, chất lượng cao 92

3.6.2.Cơ chế khuyến khích. 93

3.6.3.Hướng hỗ trợ: Hạ tầng, dịch vụ thuê kho, 1 phần dịch vụ vận tải 93

3.7.Giải pháp về vốn và sử dụng vốn. 93

3.7.1.Vốn tín dụng hỗ trợ của Nhà nước 93

3.7.2.Huy động vốn trong dân 94

3.7.3.Huy động vốn vay, liên kết , vốn tài trợ 94

3.8.Giải pháp về cơ chế chính sách. 95

3.8.1.Xây dưng hoàn thiện pháp luật Sở hữu trí tuệ, những điều Luật về thương hiệu, nhãn hiệu 95

3.8.2.Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh 95

3.8.3.Xây dựng định hướng chung về phát triển thương hiệu nông sản. Hỗ trợ doanh nghiệp cơ sở trên con đường xây dựng thương hiệu thành công. 96

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO .100

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu rau an toàn có mã vạch tại xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng sẽ lấy mẫu lưu xét nghiệm và người tiêu dùng sẽ được bảo hiểm. Hiện nay đã có hơn 20 chủng loại rau, củ, quả để người tiêu dùng lựa chọn. Vào cuối tháng 8 năm 2004 10 cửa hàng và 5 siêu thị đã bày bán rau thương hiệu Bảo Hà.Tiếp sau thương hiệu Bảo Hà, ở xã Vân Nội, thương hiệu rau an toàn “ 5 Sao” của HTX sản xuất RAT Đạo Đức ra đời. Thị trường tiêu thụ của rau Vân Nội rất rộng gồm hơn 180 bếp ăn tập thể, 10 trường học, xí nghiệp cùng với nhiều cửa hàng lớn nhỏ khắp các quận nội thành Hà Nội. Cách thức truyền thông và phân phối của những thương hiệu rau an toàn này là những hình mẫu cho HTX Yên Mỹ xây dựng phương thức truyền thông riêng cho sản phẩm của mình. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU RAU AN TOÀN CÓ MÃ VẠCH TẠI YÊN MỸ. 2.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Yên Mỹ ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. 2.1.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vị trí địa lý Yên Mỹ là một xã trong 3 xã nằm trong vùng bãi của huyện Thanh Trì, phía Bắc giáp phường Yên Sở thuộc quận Hoàng Mai, phía Nam giáp xã Duyên Hà, Ngũ Hiệp, phía tây giáp xã Tứ Hiệp, phía đông giáp song Hồng với đê bao dài 2700m. Với diện tích đất tự nhiên là 361 ha trong đó đất nông nghiệp là 159 ha. Dân số của xã là 4700 người với 2980 nhân khẩu nhận ruộng và hơn 1000 lao động trực tiếp lao động nông nghiệp. Như vậy đây là một xã có tỷ lệ lao động đạt 63,4 %. Địa hình Đây là vùng đất phù sa bồi tụ thường xuyên nên có độ cao trung bình thường cao hơn vùng đất trong đê của huyện. Độ cao trung bình của khu đất dân cư là 8 – 9,5 m, các vùng bãi canh tác có độ cao từ 7- 7,5m. Giữa vùng bãi và đê có nhiều hồ đầm trũng chạy ven chân đê là nơi giữ nước hàng năm, thường bị ngập nước 2 – 3 tháng vào mùa mưa lũ. Khí hậu và thuỷ văn. Khí hậu cuả xã mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nhiệt độ trung bình hằng năm 23 0C, nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8, lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85%, trong tháng 2- 3 lên tới 89%. Lượng mưa hàng năm 1700 – 2000mm , tổng số ngày mưa là 143 ngày. Mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7 – 8 với lượng mưa bình quân tháng từ 200 – 300mm. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1640 h với 220 ngày có nắng. Chế độ thuỷ văn của xã chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thuỷ văn sông Hồng. Vào mùa mưa lũ, xã bị ngập từ 2 -3 tháng không thể sản xuất được. Hệ thống giao thông thuỷ lợi tương đối thuận lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống. Nguồn lực đất đai. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 361 ha trong đó đất nông nghiệp là 150 ha chiếm 41,56 % tổng diện tích đất. Đất phi nông nghiệp chiếm 30 %, đất khác ha chiếm 28,44 % Đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng rau màu và đất trồng lúa. Diện tích ao hồ được đưa vào thả cá với diện tích mặt nước 128 ha, trong đê bao là 70 ha và 28 ha đầm tích thuỷ. Từ năm 2000 đến nay quá trình đô thị hoá chung của Huyện Thanh Trì đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng cho mục đích đất công nghiệp đất xây dựng đô thị. Tuy nhiên bình quân đất nông nghiệp trên hộ sản xuất là một trong những xã có bình quân đất nông nghiệp cao, cao hơn mức trung bình của Huyện là 7100m2/người. Bảng 5: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp Yên Mỹ. Loại đất Năm 2006 Rau - CN Lúa TrCỏ CAQ Tr cỏ Cdùng-CN Cdùng - TS Rau - RAT 2010 Đất T. lúa 35,019 (3,14) 31,88 Đất T. rau màu 105,203 (36,29) (64,95) 3,96 Rau an toàn 64,9514 64,95 Đất nuôithuỷ sản 6,2806 11,14 Đất T. cây ăn quả 2,624 (2,624) (0,00) Đất trồng hoa cây cảnh Đất trồng ngô Đất chuyển CN 36,2874 4,7007 40,99 Đất trồngcỏ CN 3,137 2,624 5,76 Đất trồng cây dược liệu - Đất khác 1.324 1,324 Tổng diện tích 150,4506 150,45 Đất chuyên dùng (4,7007) (4,8626 Nguồn: Thống kê HTX DVNN Yên Mỹ năm 2007. 2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội. Dân số và nguồn lao động. Tổng dân số của xã là 4700 người, trong đó có 2980 lao động và 1000 lao động nhận ruộng. Số xã viên tham gia HTX là 1724 hộ, trong đó số hộ nông nghiệp là 823 hộ đạt 47,73 %. Cơ cấu lực lượng lực lượng lao động nông nghiệp, đặc biệt lực lượng lao động cho ngành sản xuất rau an toàn chủ yếu là lao động cao tuổi. Những người tham gia sản xuất đều có tuổi đời từ 30 trở lên. Họ có kinh nghiệm về sản xuất – chăm sóc rau màu. Mặc dù lực lưỡng lao động của xã là đông nhưng phần lớn là lao động không được qua đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trở lên đã qua đào tạo chỉ chiếm 35,6%. Lao động trong khu vực nông thôn phần lớn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 75%. Trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá vấn đề dân số và chất lượng nguồn lao động đang trở lên nổi cộm. Điều trở ngại lớn nhất là trình độ học vấn của người dân thấp, lực lượng lao động chưa qua đào tạo khá cao, đa số không có bằng cấp mà chỉ được đào tạo ngắn hạn. Lao động thường làm các nghề cần nhiều sức lực như xây dựng, thợ hàn…Hiện tượng thiếu thợ trong đó chủ yếu là thợ lành nghề đang là vấn đề rất đáng quan tâm đặc biệt là các nghề mới như: Marketing, thị trường, thương mại… Đây là thực trạng chung của toàn Huyện Thanh Trì và của xã khiến cho các doanh nghiệp phần lớn phải tuyển dụng lao động ngoài Huyện, xã trong khi lao động nông nghiệp trong xã lại không có đủ việc làm. Hiện nay xã đã chú trọng nhiều đến công tác đào tạo lực lượn cán bộ quản lý và lực lượng lao động trẻ. Như ban quản trị HTX Yên Mỹ đang tăng cường cán bộ có trình độ đại học, tuyển kế toán có trình độ sơ cấp trở lên Điều kiện thị trường mở rộng. Thị trường nội vùng: Yên Mỹ là một xã trong 3 xã vùng bãi chuyên sản xuất cung cấp rau an toàn cho toàn Huyện. Có thể thấy Thanh Trì là một thị trường tiềm năng rất lớn của rau Yên Mỹ. Một thị trường với dân số 164 ngàn người, có thể tiêu thụ hàng trăm tấn rau sạch mỗi ngày. Đặc biệt với các khu công nghiệp: Cầu Bươu, Pháp Vân - Tứ Hiệp, thị trấn Văn Điển là những thị trường chất lượng cao đang rất cần rau sạch. Trong tương lai các khu đô thị mới như: Tân Triều, Tứ Hiệp, Liên Ninh, Tả Thanh Oai,… đang tạo ra triển vọng có thể khai thác để tiếp thị đưa rau an toàn tới tiêu thụ. Hiện tại các trường học, bệnh xá, bếp ăn tập thể trong vùng cũng là một trong những thị trường lớn của rau Yên Mỹ. Nếu có những phương pháp Marketing phù hợp xâm nhập tốt các thị trường này, đây sẽ là một trong những thị trường ổn định cho rau an toàn Yên Mỹ. Thị trường nội thành: Thanh Trì là cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Nội, sau khi quy hoạch xong tổng thể Huyện sẽ là một trong những đầu mối giao lưu hàng hoá quan trọng của thủ đô. Trong những năm tới khi cầu Thanh Trì được xây dựng xong, hệ thống vành đai IV hoàn thành, Thanh Trì là trung tâm đầu mối chu chuyển hàng hoá vào thành phố và phía Nam. Đây là một điều kiện thuận lợi để thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ vươn vào nội thành chiếm lĩnh thị trường chất lượng cao. 2.1.3.Đánh giá chung về các điều kiện nguồn lực cho xây dựng và phát triển thương hiệu rau Yên Mỹ. Thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Yên Mỹ là một xã có tiềm năng đất nông nghiệp, mặc dù trong tương lai sau khi quy hoạch có thể diện tích này ngày càng thu hẹp. Nhưng bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ở dây vẫn cao hơn mức trung bình toàn Huyện. Hơn nữa theo định hướng quy hoạch chung là sẽ phát triển cơ cấu: Nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ. Do đó tương lai diện tích đất đai ở đây vẫn thuộc quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp nhất là phát triển rau an toàn. Yên Mỹ phía Đông giáp sông Hồng với diện tích đê bao 2700m đây là một nguồn cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn quy định. Ngoài ra kênh dẫn nước từ sông Đất nước và môi trường không chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Tô Lịch, sông Nhuệ.. là sông chứa đựng chất thải của thành phố. Đất trồng rau là diện tích xa khu dân cư, bệnh viện, các nguồn nước thải…nên đảm bảo các điều kiện sạch cho sản xuất rau an toàn. Nghề trồng rau màu đã được hình thành và phát triển ở Yên Mỹ từ rất lâu đời, người dân ở đây rất giàu kinh nghiệm trồng, chăm sóc rau. Đặc biệt là cây cà chua từ lâu đã trở thành một loại cây rau màu đặc thù cho vùng đất Yên Mỹ mà đông đảo người tiêu dùng đã biết đến. Nằm trong quy hoạch tổng thể của Huyện, Yên Mỹ sẽ được tăng cường hệ thống giao thông nội đồng phục vụ cho sản xuất rau an toàn, Huyện đã có chủ trương tăng cường hệ thống thuỷ lợi bằng cải tạo, nâng cấp tuyến mương chính, cải tạo các trạm bơm thành 2 trạm bơm nổi cơ động để khắc phục tình trạng bồi tụ phù sa sau lũ. Xã Yên Mỹ đang nhận được sự đầu tư của Huyện và trực tiếp là phòng Kế hoạch Kinh tế & PTNT về dự án : “ Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn gắn thương hiệu mã vạch với diện tích 7ha”. Hiện tại sản phẩm rau an toàn của xã đã được Chi cục BVTV Hà Nội cấp giấy chứng nhận là xã có đủ điều kiện và đảm bảo sản xuất rau an toàn. Nhân dân trong xã 1phần được tập huấn và học lớp sản xuất rau quả an toàn do Hội Nông dân thành phố tổ chức. Yên Mỹ là xã có thế kế thựa và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình đi trước. Đó là kinh nghiệm xây dựng của các xã, HTX đi trong sản xuất – tiêu thụ rau sạch tại Đông Anh, Gia Lâm…Trong đó đã xây dựng thành công các thương hiệu rau an toàn: “Bảo Hà”, Rau hữu cơ “ 5 Sao” Khó khăn cho xây dựng và phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Tâm lý người dân luôn luôn coi Thanh Trì là vùng ô nhiễm, do đó sản phẩm rau xuất xứ từ Huyện là không sạch, không an toàn. Nên trong nhận thức người tiêu dùng họ sẽ phân vân khi lựa chọn sản phẩm rau. Đây là một khó khăn không nhỏ cho việc tiêu thụ rau an toàn của Yên Mỹ. Hệ thống kỹ thuật nông thôn đang xây dựng chưa thích ứng với điều kiện mới trong quá trình công nghiệp hoá và hội nhập. Đặc biệt là hệ thống giao thông thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho rau màu. Hệ thống giao thông đến tận nhà xưởng sơ chế rau màu còn rất khó khăn Việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn chậm, ít tiếp thu giống mới để đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường. Tâm lý người dân không an tâm đầu tư vào đất đai, mà chờ quy hoạch để nhận đền bù. Ruộng đất cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn còn manh mún. Trình độ lực lượng lao động còn rất hạn chế. Lực lượng lao động cho sản xuất rau an toàn phần lớn là lao động nữ. Lao động phục vụ sản xuất rau an toàn chủ yếu từ 30- 40 tuổi trở lên. Đây là một lực lượng lao động tận dụng gia đình mà những người không thể chuyển sang ngành nghề khác. Do đó những khâu công việc cần nhiều sức lực như: Vận chuyển rau, thu gom rau tập kết vào nhà sơ chế họ không thể đảm nhận tốt được. Khả năng thu hút lao động có sức khoẻ, lao động có chuyên môn, lao động nhiệt tình gắn bó với nghề nghiệp là rất khó khăn. Hơn nữa, số lao động tham gia học lớp đào tạo về sản xuất rau an toàn IPM chưa đạt tỷ lệ tối thiểu > 90% để có giấy chứng nhận. Sức ép của quá trình đô thị hoá nhanh đang đặt ra cho sản xuất – tiêu thụ rau an toàn phải nghiên cứu để thích ứng với điều kiện mới. Sản phẩm rau an toàn chưa thật sự trở thành sản phẩm có ưu thế nổi trội, mũi nhọn của xã tạo nên tiềm lực kinh tế cho người dân trong xã. 2.2. Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn quản lý tập trung: 2.2.1.Kế hoạch xây dựng và phát triển. Thanh Trì từ lâu đã biết đến là một Huyện ngoại thành có lợi thế về sản xuất cung cấp rau cho thị trường Hà Nội. Để tiếp tục duy trì, phát triển và nhân rộng diện tích các mô hình sản xuất này, phòng Kế hoạch Kinh tế &PTNT Huyện đã phối hợp với Chi cục BVTV Hà Nội xây dựng dự án: “ Xây dựng Mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn quản lý tập trung gắn với thương hiệu mã vạch tại Yên Mỹ”. Quy trình thực hiện bao gồm: Xây dựng mô hình sản xuất – tiêu thụ tập trung tại 7 ha canh tác của xã Yên Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội. Đăng ký thương hiệu mã vạch và xây dựng hệ thống bao gói, niêm phong sản phẩm rau an toàn. Tuyên truyền, quàn lý, kiểm tra chất lượng rau mà mô hình nhằm phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ đã xây dựng. Dự án được thực hiện trên: Quyết định Số 888 / QĐ – UB về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2005 trên địa bàn huyện Thanh Trì. Quyết định Số 175 / HĐBT ngày 29 / 04/ 1981 của HĐBT nay là Chính phủ về việc ký hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật. Kế hoạch Số 43A / KH – KT ngày 25/03/2005 của Huyện về phát triển rau an toàn. Hợp đồng Số 39 / HĐ – UB ngày 11/ 07/2005 giữa UBND huyện Thanh Trì với Chi cục BVTV Hà Nội Trên cơ sở thống nhất giữa phòng Kế hoạch Kinh tế và Chi cục BVTV Hà Nội dự án phát triển sản xuất rau an toàn Yên Mỹ được thực hiện theo 2 giai đoạn: Giai đoạn I: Từ ngày01/ 09 /2005 đến ngày30/12/2005 Giai đoạn II: Từ ngày01/01/2006 đến ngày31/05/2006 2.2.2.Quy trình thực hiện. Họp ban lãnh đạo địa phương Chi cục BVTV và phòng Kế họạch Kinh tế & PTNT huyện họp với lãnh đạo địa phương trước khi bắt đầu triển khai dự án. Cuộc họp I: Thống nhất với ban lãnh đạo xã về chủ trương xây dựng mô hình quản lý sản xuất tập trung. Cuộc họp II: Bàn và thống nhất với Ban quản lý HTX Yên Mỹ chọn điểm triển khai mô hình, lập sơ đồ vùng sản xuất. Lập kế hoạch triển khai, biện pháp tổ chức và tiến độ thực hiện. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho các bộ phận. b. Họp với nông dân đăng ký tham gia mô hình Thông báo về chủ trương xây dựng mô hình quản lý sản xuất tập trung, cách thức triển khai mô hình; quyền lợi và trách nhiệm của nông dân tham gia mô hình. Thống nhất và thông báo đến các hộ nông dân về kế hoạch chi tiết xây dựng mô hình, lấy ý kiến đóng góp của nông dân và thu thập cam kết các hộ trong mô hình Thành lập HTX sản xuất rau an toàn Tại điểm thực hiện mô hình sẽ thành lập 1 “HTX sản xuất rau an toàn”gồm 5 – 7 người nòng cốt là Ban quản lý HTX. HTX được chia thành 2 tổ: Tổ quản lý sản xuất:Thực hiện quản lý tập trung toàn bộ các khâu sản xuất tại mô hình từ chủng loại rau, giống, nước tưới, phân bón, BVTV, thu hoạch có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch sản xuất rau về: Chủng loại rau, diện tích chotừng thời vụ. Lập sơ đồ vùng sản xuất, vị trí từng loại rau Điều hành toàn bộ khâu sản xuất Tổ dịch vụ tiêu thụ: Có trách nhiệm tìm kiếm thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm của mô hình. d. Chỉ đạo kỹ thuật Tại điểm mô hình, Chi cục BVTV sẽ cử 2 cán bộ kỹ thuật cùng 1 cán bộ kỹ thuật huyện xuống cắm điểm chỉ đạo trong suốt quá trình thực hiện. e. Hỗ trợ vật tư thiết yếu cho vùng sản xuất. Hỗ trợ và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc BVTV nguồn gốc sinh học. Sản phẩm rau thực sự đảm bảo an toàn về dư lượng thuốc BVTV cần thiết đưa các loại thuốc nguồn gốc sinh học, thảo mộc vào sử dụng thay thế thuốc hoá học, đặc biệt giai đoạn giữa đến cuối vụ. Cần phải hỗ trợ một phần kinh phí cho các loại vật tư vì nó có giá trị cao hơn các vật tư hoá học. Đánh giá và hỗ trợ thiệt hại năng suất do sâu bệnh gây ra, đặc biệt với các loại rau như: đậu đũa, dưa chuột. cải xanh…Để thực hiện đúng quy trình mà không đẩy giá rau lên quá cao Huyện sẽ có hỗ trợ. Thí nghiệm về phân bón, thuốc BVTV, giống, sản xuất hữu cơ mô hình nhỏ Để tìm ra các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện, nâng cao kỹ thuật chỉ đạo và chất lượng sản phẩm rau, đồng thời tuyên truyền cho người dân thấy kết quả áp dụng các giải pháp này trong tổng diện tích trổng rau sẽ phải bố trí một khu vực nhất định chuyên bố trí các thí nghiệm dưới dạng mô hình nhỏ. Kiểm tra chất lượng mẫu rau Đây là một công đoạn rất quan trọng để xây dựng thương hiệu. Chi cục BVTV tiến hành lấy một số mẫu rau ngẫu nhiên gửi đi phân tích các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV và hàm lượng Nitrat, để đánh giá và khẳng định chất lượng sản phẩm rau. Chi cục BVTVgắn biển hiệu: “Vùng sản xuất rau an toàn”. 2.2.3.Sơ đồ thực hiện dự án xây dựng thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Dự án xây dựng thương hiệu cho rau an toàn Yên Mỹ là kết quả phối hợp của nhiều ban ngành. Dự án được xây dựng trên sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ quản lý - tổ chức dự án rau an toàn Yên Mỹ. UBND huyện Thanh Trì( chủ quản dự án) Chi cục BVTV Hà Nội Các phòng liên quan: - Phòng KHKT& PTNT - Trạm khuyến nông UBND xã Yên Mỹ 145 hộ nông dân xã Yên Mỹ sản xuất rau an toàn. HTX DVNN Yên Mỹ Cán bộ kỹ thuật Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Sơ đồ 2: Sơ đồ thực hiện đăng ký thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Cục Sở hữu trí tuệ HTX DVNN Yên Mỹ Chi cục BVTV Hà Nội Tổ tiêu thụ rau an toàn Tổ sản xuất rau an toàn Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam Cấp chứng chỉ “ Vùng sản xuất rau an toàn” Đăng ký bảo hộ tên logo, hình dáng thiết kế bao bì thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Cấp mã số, mã vạch cho các sản phẩm rau an toàn. 2.3.Quy trình thực hiện đăng ký thương hiệu mã vạch cho rau an toàn Yên Mỹ. 2.3.1.Thiết kế và đăng ký thương hiệu. Thiết kế tên thương hiệu. Tên thương hiệu được xây dựng trên cơ sở bàn bạc thống nhất của Chi cục BVTV, phòng Kế hoạch Kinh tế & PTNT huyện và HTX Yên Mỹ. Lấy tên thương hiệu rau là “Yên Mỹ”. Đây là tên thương hiệu chủ cho tập hợp nhãn hiệu của các loại rau bao gồm hơn 60 loại rau có điều kiện sản xuất và cung ứng. Tên thương hiệu tuân theo quy luật “Một cái tên” trong điều luật xây dựng thương hiệu nông sản. Tên thương hiệu rau an toàn “ Yên Mỹ” đặt dựa trên tên hành chính xã Yên Mỹ. Đây cũng là tên thương hiệu đặt dựa trên xuất xứ và chỉ dẫn địa lý hàng hoá nông sản - một trong những cách thức đặt tên thường sử dụng cho nông sản. Tên thương hiệu đặc trưng cho vùng sản xuất rau an toàn từ lâu đã được người tiêu dùng trong nội Huyện công nhận và nội thành biết đến. Tên thương hiệu được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Hà Nội. Qua tra cứu thấy không trùng lặp với tên thương hiệu rau an toàn của các cơ sở đã đăng ký trước đó và được bảo hộ độc quyền sử dụng. Thiết kế logo cho thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Thiết kế logo thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ là một sản phẩm sáng tạo. Thiết kế thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa tên thương hiệu, đường nét, màu sắc, hình hoạ. Logo sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ là một logo mang nét đơn giản mà có tính thẩm mỹ và thể hiện sự “ khác biệt” và “ phân biệt” cao với các thương hiệu rau an toàn như: Bảo Hà, 5 Sao, rau sạch Quỳnh Lương. Logo thiết kế dựa trên những hình khối đơn giản và những gam màu truyền thống như màu xanh, màu đỏ nhưng có sức biểu đạt cao. Logo được bao bởi một hình chữ nhật với đường nét màu xanh dựa trên màu xanh tự nhiên của sản phẩm rau sạch thể hiện vùng quy hoạch được Chi cục BVTV gắn biển công nhận – vùng rau an toàn. Logo thể hiện tên thương hiệu bằng 2 chữ viết tắt cách điệu nghệ thuật. Lấy quả cà chua làm biểu tượng đặc trựng từ lâu đã được biết đến là sản phẩm đặc trưng cho vùng đất Yên Mỹ. Với sắc chín đỏ tự nhiên của cà chua thể hiện sự trù phú, sự “ chin đỏ”chất lượng rau an toàn Yên Mỹ. Logo thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Logo cũng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. Với địa chỉ cụ thể rõ ràng, sản xuất và cung ứng do HTX DVNN Yên Mỹ, nơi sản xuất rau tại xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. Logo được đăng ký bản quyền và bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Hà Nội với chi phí 1500000 đồng / nhóm nhãn hiệu tập thể. Sau 12 kể từ ngày đăng ký, trên tra cứu hệ thống logo, nếu đúng quy định và không trùng lặp với các logo đăng ký trước đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hộ và độc quyền sử dụng logo thương hiệu cho HTX DVNN Yên Mỹ. 2.3.2.Xây dựng và đăng ký hệ thống mã vạch cho các sản phẩm rau an toàn. Do tính chất mới mẻ của việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm rau an toàn, Chi cục BVTV Hà Nội sẽ giúp HTX xây dựng và đăng ký hệ thống mã vạch cho các sản phẩm rau tại Trung tâm tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam. Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam sẽ cấp cho HTX Yên Mỹ hệ thống mã vạch để quản lý nguồn gốc, xuất xứ của từng sản phẩm rau. Hệ thống mã vạch được thiết kế trên máy tính, giúp cho khách hàng có thể tra cứu nguồn gốc sản phẩm khi có yêu cầu. Có thể thấy việc đăng ký sử dụng hệ thống mã vạch cho các sản phẩm rau Yên Mỹ là một khâu quản lý, truy cứu nguồn gốc sản phẩm rất hiệu quả. Đây là một công cụ quan trọng nhằm nâng cao “ tính hiệu” cho hàng hoá nông sản nói chung và sản phẩm rau an toàn nói riêng. Vì hệ thống mã vạch hầu như áp dụng cho tất cả các mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng thực phẩm đóng gói, hộp, nhưng đối với sản phẩm rau tươi chỉ mới áp dụng trong siêu thị. Hệ thống mã vạch có tác dụng cam kết về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rau đồng thời bảo vệ chính nguồn gốc xuất xứ này. Trong thương mại hàng hoá, giao dịch, hệ thống tra cứu mã vạch này sẽ góp phần định vị sản phẩm rõ ràng và là công cụ nâng cao tính thương, tính hiệu cho hàng hoá. Biểu 6: Hệ thống mã số, mã vạch cho sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ. STT Tên sản phẩm Mã vật/ Thùng Mã EAN- 13 / Mã ITF - 14 Đặc điểm/ kích thước thùng; PE Đo lường 1 Cà chua 001 893603275001C Thùng xốp + nhựa’ PE 20kg 2 - 002 893603275002C Thùng xốp + nhựa’ PE 1kg 3 - 003 893603275003C Thùng xốp + nhựa’ PE 0,5kg 4 Đậu trạch 004 893603275004C Thùng xốp + nhựa’ PE 20kg 5 - 005 893603275005C Thùng xốp + nhựa’PE 1kg 6 - 006 893603275006C Thùng xốp + nhựa’ PE 0,5kg 7 Dưa chuột 007 893603275007C Thùng xốp + nhựa’ PE 10kg 8 - 008 893603275008C Thùng xốp + nhựa’ PE 1kg 9 - 009 893603275009C Thùng xốp + nhựa’ PE 0,5kg 10 Ớt ngọt 010 893603275010C Thùng xốp + nhựa’ PE 10kg 11 - 011 893603275011C Thùng xốp + nhựa’ PE 2kg 12 - 012 893603275012C Thùng xốp + nhựa’ PE 1kg 13 - 013 893603275013C Thùng xốp + nhựa’ PE O,5kg 14 Bí ngô 014 893603275014C Thùngxốp + nhựa’ PE Quả Phụ lục: Gồm 60 sản phẩm được cấp mã số, mã vạch (Tiếp theo từ 15 đến 60). 2.3.3.Thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm và niêm phong Thùng nhựa Thùng nhựa được thiết kế xung quanh có lỗ thoáng dùng để vận chuyển rau từ điểm sản xuất đưa đi đóng gói và từ xưởng đóng gói đến các cửa hàng và đưa rau tới khách hàng ký hợp đồng tiêu thụ rau thường xuyên. Thùng nhựa được niêm phong bằng máy đóng đai thùng tự động như một hình thức kẹp chì. HTX DVNN Yên Mỹ đã sử dụng các loại thùng để đựng rau an toàn gồm: - Thùng nhựa có nắp: Loại to: giá 85000 đồng / chiếc Loại nhỏ: giá 55000 đồng / chiếc - Két đựng rau an toàn: Loại két đặc: 45000 đồng / chiếc Loại két rỗng: 35000 – 37000 đồng / chiếc Bó rau Rau được bó bằng dây đai nilon có in thương hiệu, niêm phong bằng máy hàn dây nilon và dán tem mã vạch. Hình thức này áp dụng cho các loại rau ăn lá và đậu đũa, để phục vụ bán lẻ. Túi nilon Túi nilon là một hình thức bao gói hữu hiệu để bảo quản sản phẩm khi bán. Nó cùng là một cách thức làm gia tăng gía trị cho sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ. Đồng thời túi nilon còn là một công cụ hữu hiệu để truyền thông thương hiệu, khắc sâu hình ảnh thương hiệu rau Yên Mỹ trong tâm trí khách hàng. Túi nilon dùng để đóng rau Yên Mỹ có đục lỗ và in ấn logo thương hiệu, ghi rõ xuất xứ sản phẩm rau, địa chỉ giao dịch mua hàng, mã vạch và các tiêu chuẩn được chứng nhận. Túi nilon được thiết kế với 3 loại, loại dùng để xách tay có quai xách. Loại để đựng sản phẩm và niêm phong ngay được hàn kín bằng máy hàn dây nilon và dán tem mã vạch. Túi bao gói này được đặt sản xuất và in tại công ty bao bì. Túi được sử dụng cho các loại rau ăn quả kích thước nhỏ hoặc không thể dán trực tiếp tem mã vạch như: Cà chua, ngô ngọt, mướp đắng… Túi nilon: Loại to giá 450 đồng / túi Loại vừa giá 340 đồng / túi Loại nhỏ giá 230 đồng / túi Dán tem Dán tem là một khâu rất quan trọng trong đóng gói sản phẩm rau thương hiệu Yên Mỹ. Dám tem là một hình thức cam kết sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất nhằm cung cấp tới khách hàng. Tem đồng thời là cách thức đảm bảo “ tính hiệu” cho sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ. Là công cụ để người tiêu dùng nhận biết và phân biệt sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ với các loại rau thông thường và các sản phẩm mạo nhận rau Yên Mỹ mà không có tem dán. Dán tem được sử dụng cho một số loại rau ăn lá, củ quả có kích thước lớn như: Bắp cải, su hào, bí…. Tem mã vạch được dán trực tiếp lên từng loại củ, quả phục vụ bán lẻ. 2.3.4.Máy móc thiết bị phục vụ đóng gói và niêm phong sản phẩm Nhằm để gia tăng giá trị cho sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ đồng thời xử lý để đảm bảo các sản phẩm được lựa chọn đạt chất lượng cao. HTX Yên Mỹ đã xây dựng một nhà sơ chế sản phẩm rau trước khi đem ra bán trên thị trường. Xưởng sơ chế được bố trí rất gần vùng sản xuất rau, tiện đường vận chuyển rau đi tiêu thụ và gần khu dân cư để người dân có thể trực tiếp mua sản phẩm rau Yên Mỹ. Xưởng được thiết kế theo tiêu chuẩn đúng quy định về sơ chế rau đảm bảo được độ cao, thoáng không khí và sạch sẽ. Nhân lực làm việc trong xưởng sơ chế gồm 4 người, tất cả đều là lao động nam của xã, có sức khoẻ và biết việc. Họ nắm giữ và quản lý các đầu mối tập kết rau, tiếp nhận sản phẩm rau để sơ chế hàng ngày. Xưởng được trang bị một loạt các máy móc thiết bị phục vụ công tác sơ chế, đóng gói và niêm phong sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ. Hệ thống đường ống dẫn, cung cấp nước sạch dùng để rửa rau Hệ thống thu gom thoát các phụ phẩm rau, lá giá ối, sản phẩm loại bỏ Máy đóng đai thùng tự động để niêm phong thùng nhựa Má

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32114.doc
Tài liệu liên quan