Nhìn chung, công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề phát triển nhân lực thông qua đào tạo, nâng cao trình độ năng lực lao động. Ngoài ra, công ty còn tổ chức khảo sát, theo dõi xây dựng định mức lao động cho từng công việc, từng vị trí sản xuất, có những biện pháp xử lý vi phạm kỷ luật nghiêm minh. Vì vậy, đội ngũ lao động của công ty đã trưởng thành mọi mặt, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đội ngũ lao động nhiệt tình và năng động này đã đóng góp rất to lớn vào sự phát triển công ty. Tăng hay giảm doanh thu, lợi nhuận; thực hiện có đúng tiến độ các hợp đồng kinh tế hay không là do họ quyết định. Kết quả là đội ngũ lao động này có ảnh hưởng tiêu cực cũng như tích cực đến tình hình tài chính của công ty.
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác phân tích tài chính ở doanh nghiệp xây dựng số 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng công ty và Nhà nước giao.
Phó giám đốc phụ trách kinh tế, kế hoạch, tiếp thụ
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, vật tư.
Phó giám đốc phụ trách về lĩnh vực hành chính kiêm chủ tịch Công đoàn.
Các phòng ban chức năng:
Phòng tổ chức lao động hành chính :
Tham mưu cho ban lãnh đạo về mặt tổ chức, công tác tuyển dụng cán bộ lao động và hướng dẫn kiểm tra các đơn vị cơ sở trong lĩnh vực tuyể dụng lao động. Tham mưu cho lãnh đạo công ty, quyết định đề bạt, bổ nhiêm cán bộ, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên. Tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, truyền đạt mệnh lệnh, thông tin đến từng bộ phận của công ty, thực hiện nhiệm vụ bảo quản, quản lý khai thác sử dụng toàn bộ tài sản hành chính, văn phòng (cả các đơn vị cơ sở).
1.1.1 Phòng kinh tế, kế hoạch, tiếp thị
Tham mưu cho giám đốc về lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong phạm vi toàn công ty theo định kỳ hàng tháng, hàng năm, hàng quý và định hướng trong những kỳ tiếp theo. Thực hiện chức năng tiếp thị, tìm kiếm việc làm trước mắt cũng như chiến lược lâu dài của công ty. Tiếp xúc thị thu thập và xử lý thông tin, tiếp xúc khách hàng đàm phán, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật để lập hồ sơ dự thầu. Phối hợp với phòng kế toán-tài chính –thống kê, phòng kinh tế kỹ thuật hoàn thiện hồ sơ dự thầu.
1.1.2 Phòng kỹ thuật, vật tư
Kiểm tra thẩm định và quản lý công trình về mặt kỹ thuật, phối hợp với các đơn vị cơ sở hoặc trực tiếp làm công tác nghiệm thu kỹ thuật. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để lập hồ sơ dự thầu. Mua bán vật tư cho công ty.
1.1.3 Phòng kinh tế-tài chính-thống kê
- Phối hợp cùng các đơn vị cơ sở, phòng, ban lập phương án xây dựng kế hoạch về mặt tài chính, tổng hợp lập báo cáo tài chính trình ban giám đốc cũng như các cơ quan hữu quan.
- Lập phương án kế hoạch quản lý và chỉ đạo thật tốt chức năng giám đốc đồng tiền. Bằng mọi phương pháp tạo nguồn vốn bảo đảm cho các đơn vị thực hiện sản xuất kinh doanh. Giám sát việc sử dụng vốn vay và cho vay đối với các đơn vị cơ sở. Giám sát, kiểm tra việc thể hiện các thể chế, quy định về Kế toán-Tài chính – Thống kê của nhà nước, của ngành ở công ty và các đơn vị cơ sở.
- Cấp phát, quản lý, thu hồi, bảo toàn và phát triển vốn.
- Thực hiện các công việc kế toán trong công ty.
1.2 Đặc điểm về nguồn nhân lực
Với tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 277 người (nhân viên quản lý là 60 người) chưa kể lao động nhắn hạn, trong đó :
- Cán bộ khoa học kĩ thuật 70 người
+ Trình độ đại học 50 người
+ Trình độ trung cấp 18 người
+ Trình độ trên đại học 2 người
- Công nhân kĩ thuật 207 người
Ta nhận thấy công ty có đội ngũ công nhân đã đuợc đào tạo căn bản về nghề nghiệp, có tay nghề cao, có kỹ thuật tốt, có khả năng sáng tạo, nắm chắc quy trình công nghệ và có hiểu biết về quản lý chất lượng sản phẩm, góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao công trình xây dựng của công ty. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý công ty đều có trình độ đại học. Đây là những người được trang bị những kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn và đã trải qua một thời kỳ hoạt động trong cơ chế thị trường nên có tác phong và phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành mục tiêu kinh doanh của công ty.
Nhìn chung, công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề phát triển nhân lực thông qua đào tạo, nâng cao trình độ năng lực lao động. Ngoài ra, công ty còn tổ chức khảo sát, theo dõi xây dựng định mức lao động cho từng công việc, từng vị trí sản xuất, có những biện pháp xử lý vi phạm kỷ luật nghiêm minh.. Vì vậy, đội ngũ lao động của công ty đã trưởng thành mọi mặt, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đội ngũ lao động nhiệt tình và năng động này đã đóng góp rất to lớn vào sự phát triển công ty. Tăng hay giảm doanh thu, lợi nhuận; thực hiện có đúng tiến độ các hợp đồng kinh tế hay không là do họ quyết định. Kết quả là đội ngũ lao động này có ảnh hưởng tiêu cực cũng như tích cực đến tình hình tài chính của công ty.
Ví dụ như trình độ tay nghề, thái độ của công nhân sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thi công các công trình xây dựng, qua đó ảnh hưởng gián tiếp tới uy tín của công ty, tới thái độ khách hàng.. ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Còn nhân viên quản lý tài chính thì năng lực và kinh nghiệm của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới các vấn đề như cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, tính toán hiệu quả, tổng hợp số liệu.. cuối cùng ảnh hưởng trực tiếp tới việc lập các báo cáo tài chính, kế hoạch tài chính và ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.
1.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất trang thiết bị
Hệ thống trang thiết bị ở đây là các thiết bị có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như cốt pha dàn giáo, máy xúc, máy ủi, xe ô tô vận tải và nhiều trang thiết bị khác. Trình độ hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của công ty là sự kết hợp giữa đầu tư mới toàn bộ và cải tiến, đổi mới từng bộ phận, các loại máy móc tương đối hiện đại phù hợp với yêu cầu của sản xuất nhưng chưa đồng bộ và khả năng chuyên dùng chưa tốt - đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty như : hệ số sinh lời tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng tổng tài sản...
Vì vậy, hiện nay công ty đang nỗ lực đầu tư thêm các máy móc thiết bị hiện đại hơn để tránh tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng trong quá trình đầu tư cần phải tính toán để tỷ trọng các loại tài sản trong tổng tài sản là hợp lý vì nếu đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định thì máy móc này chưa thể phát huy hết công suất trong năm đầu tư nên sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản cố định từ đó có thể ảnh hưởng tới chất lượng công trình thi công và tình hình tài chính của doanh nghiệp. (Một số trang thiết bị công ty đầu tư thêm trong năm 2002 – xem bảng 1)
1.4 Đặc điểm về công nghệ sản xuất của công ty
Như chúng ta đã biết sản phẩm xây dựng là những công trình, nhà cửa xây dựng và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu dài. Xuất phát từ đặc điểm đó nên quá trình sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty xây dựng 34 nói riêng và các công ty xây dựng nói chung có đăc điểm là sản xuất liên tục, phức tạp. trải qua nhiều giai đoạn khác nhau (điểm dừng kĩ thuật) mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và phân bổ rải rác ở các địa điểm khác nhau.Tuy nhiên hầu hết tất cả các công trình đều phải tuân thủ theo một quy trình sản xuất công nghệ như sau:
- Nhận thầu công trình thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp
- Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình
- Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng để tạo ra sản phẩm : Giải quyết mặt bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công,, tổ chức cung ứng vật tư, tiến hành xây dựng và hoàn thiện.
- Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công.
- Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
Nếu tuân thủ được các quy định trên thì mọi công trình của công ty đều có thể hoàn thành đúng thơì hạn, tạo uy tín với bạn hàng từ đó sẽ làm tăng vòng quay của vốn công ty đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính của công ty. Sản phẩm xây dựng của công ty chủ yếu là các công trình xây dựng dân dụng, các công trình kĩ thuật hạ tầng như thi công cầu, đường giao thông, khu dân cư, san lấp mặt bằng..ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.
III. phân tích Thực trạng tình hình tài chính của Công ty xây dựng 34 giai đoạn 1999-2001
Các nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh (xem ở bảng 4và phụ lục)
1. Phân tích khái quát hoạt động tài chính của công ty
1.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty
Nhìn vào bảng 2 ta thấy trong năm 2000 so với năm 1999, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 19 577 244 429 đồng, xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì kết quả này là khả quan. Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu nằm trong tài sản lưu động khác (69,53% chủ yếu là khoản tạm ứng tăng 70,23%) và khoản phải thu (10,83%). Còn nguồn vốn huy động cho việc sử dụng vốn chủ yếu là do công ty đi vay ngắn hạn là chủ yếu, nó chiếm tới 70,23% trong tổng nguồn vốn. Tình hình trên cho thấy công ty đã bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, giải pháp cho công ty trong trường hợp này là phải giảm khoản phải thu, nợ ngắn hạn ( chủ yếu là giảm vay ngắn hạn), tăng nợ dài hạn.
Trong năm 2001, nguồn vốn và sử dụng vốn giảm 15 909 040 255 đồng hay giảm 81,26% so với năm 2000 Trong đó, sử dụng vốn giảm chủ yếu là giảm khoản phải thu (23,12%), giảm các tài sản lưu động khác (chủ yếu là giảm khoản chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, các khoản thế chấp), giảm nợ ngắn hạn. Như vậy công ty đã thực hiện được giải pháp đề ra là tăng cường vay dài hạn (37,715% trong việc sử dụng vốn), giảm vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, nguồn vốn của công ty huy động được từ vay dài hạn, quỹ quản lý cấp trên cấp và nó được sử dụng chủ yếu là để trả nợ ngắn hạn và đầu tư vào tài sản cố định (đầu tư tăng tài sản cố định đó là phương hướng đúng cho mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay). Qua tình hình phân tích trên cho thấy tình hình tài chính của công ty năm 2001 là rất tốt do công ty đi chiếm dụng được vốn từ các doanh nghiệp khác và sử dụng nó có hiệu quả, đem lại lợi nhuận tăng hơn so với năm 2000 (dù tỷ trọng của nó chiếm trong tổng vốn là giảm dần nhưng vê số tuyệt đối lại tăng là do tốc độ tăng giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu).
1.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Biểu1: Vốn lưu động thường xuyên:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1.TSCĐ
1.548.425.221
2.893.303.585
4.364.394.116
2.Vốn chủ sở hữu
3.356.238.299
3.332.822.356
7.364.992.113
3. Nợ dài hạn
6.000.000.000
VLĐ TX = (3+2)-1
1.807.813.078
439.518.771
9.000.597.997
Biểu 2: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1. Khoản phải thu
21.017.207.708
23.138.043.568
17.788.454.820
2. Hàng tồn kho
2.078.510.262
3.610.854.729
5.834.172.747
3. Nợ ngắn hạn
24.347.865.960
43.925.110.389
31.710.478.683
Nhu cầuVLĐTX =(1+2)-3
-1.252.147.990
-17.176.212.092
-8.087.851.116
Biểu 3: Nhu cầu vốn bằng tiền:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1. VLĐ TX
1.807.813.078
439.518.771
9.00.597.997
2. Nhu cầu VLĐTX
-1.252.147.990
17.176.212.092
-8.087.851.116
Nhu cầu vốn bằng tiền (1-2)
3.059.961.068
17.615.730.863
11.088.449.113
Nhìn vào biểu 1 ta thấy được tài sản cố định của công ty chủ yếu được đẩu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Mặc dù, vốn lưu động thường thường xuỷên của cả 3 năm đều dương nhưng với tốc độ ngày càng tăng của tài sản cố định (từ 5,67% năm 1999 lên đến 9,75% năm 2001) thì vốn chủ sở hữu sẽ không thể đáp ứng được dù năm 2001 công ty đã vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định và được quỹ quản lý cấp trên cấp. Như vậy tài sản cố định của công ty không được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Giải pháp cho trường hợp này là công ty nên huy động nguồn vốn từ nguồn khác để đầu tư cho tài sản cố định phục vụ cho thi công một cách có hiệu quả hơn và thu được một tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu cao hơn. Bên cạnh đó, tài sản lưu động đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của công ty tương đối thăng bằng.
Cũng như vậy, ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty đều âm điều này cho thấy công ty không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho một chu kỳ kinh doanh, hạn chế được vay ngắn hạn từ bên ngoài hay nói cách khác vốn lưu động (90,25% trên tổng vốn) từ bên ngoài thừa sức trang trải các sử dụng ngắn hạn (83,66% trên tổng vốn). Nhìn biểu 3 ta thấy nhu cầu vốn bằng tiền lớn hơn vốn lưu động thường xuyên, từ đó xảy ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, vì thế mà công ty đã giảm khoản nợ ngắn hạn xuống và tăng khoản nợ dài hạn lên. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp như vậy là tương đối khả quan.
1.3 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
Nhìn vào bảng cân đối kế toán giai đoạn 1999 – 2001 (xem phụ lục) ta thấy: Tổng tài sản, tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2000 so với tổng tài sản và tổng nguồn vốn cuối năm 1999 tăng thêm 70.5% tương ứng với số tiền là 19.553.828.000đ, cho thấy quy mô mặt tài sản của công ty đã được tăng lên, công ty cũng đã huy động thêm vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tổng tài sản, tổng nguồn vốn năm 2001 lại giảm so năm 2000 một lượng là 2.182.462.000đ (hay 4.61%).
Phần tài sản:
* Từ bảng 3 ta nhận thấy TSLĐ và đầu tư ngắn hạn của công ty chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản và giảm đều qua các năm.
- Tại thời điểm cuối năm 2000 so với năm 1999 tăng 69,52% tương ứng với số tuyệt đối là 18 168 775 123 đồng là do: Các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản nên sự biến động của các khoản mục này ảnh hưởng rất lớn đến tài sản lưu động cũng như tổng tài sản của công ty. Cuối năm 2000, sự tăng lên của khoản phải thu là 10,09% (2 120 835 860 đồng) so với năm 1999 nhưng tỷ trọng của nó trong tổng tài sản có xu hướng giảm dần từ 75,86% năm 1999 đ xuống còn 48,96% là do phải thu khách hàng giảm từ 60,6% xuống 42,6% (dù lượng là tăng), trả trước cho người bán giảm mạnh từ 15,4% xuống 1,49% tương ứng với số tuyệt đối là 3 558 744 358 đồng. Hàng tồn kho của công ty năm 2000 so với năm 1999 tăng lên 73,72% (1 532 344 467 đồng) là do chi phí sản xuất dở dang tăng từ 7,18% lên 7,48%. Bên cạnh đó, TSLĐ khác tăng với một tốc độ rất nhanh là 606,41% tương ứng với một số tuyệt đối là 13 611 126 772 đồng chủ yếu do khoản tạm ứng tăng 13 750 818 368 đồng (18803,16%).
- Sang đến năm 2001 TSLĐ và ĐTNH giảm so với năm 2000 một lượng tuyệt đối 362 352 479 đồng tương ứng với một số tương đối là 8,18% do tiền mặt giảm 103 785 352 đồng (6,11%), khoản phải thu giảm 5 349 588 748 đồng (23,12%). Trong khi đó, hàng tồn kho tăng lên 61,57% chủ yếu vì công ty là đại lý cho hãng xi măng Nghi Sơn nên cuối năm 2001 công ty nhập hàng vào kho (với một lượng tiền là 3 015 280 191 đồng) để phục vụ kịp thời cho thị trường thương mại năm sau, bên cạnh đó, để phục vụ cho thi công các công trình năm 2002 của công ty.
* Cũng như với TSLĐ, TSCĐ và ĐTDH của công ty tăng đều qua các năm, cuối năm 2000 so với năm 1999 tăng với một tỷ lệ khá cao là 88,25% tương ứng với số tuyệt đối là 1 385 053 364 đồng là do TSCĐ hữu hình tăng 86,85% (1 344 878 364 đồng). Năm 2001, TSCĐ và ĐTDH của công ty tăng với tốc độ chậm hơn so với năm 2000 là 48,78% (1 441 090 531 đồng) nhưng về số tuyệt đối lại tăng lớn hơn năm 2000 là 56 037 167 đồng. Một phần cũng do năm 2001 công ty đầu tư thêm một số máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động thương mại nên tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản đã tăng từ 5,67% năm 1999 lên 9,75% năm 2001. Năm 2000, đầu tư dài hạn của công ty chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (0,11%) do công ty đem một lượng tài sản của mình đầu tư vào chứng khoán dài hạn. Năm 2001, khoản này đã được thu hồi vì thế hạng mục đầu tư dài hạn còn chiếm 0,05%.
Phần nguồn vốn:
* Nhìn vào bảng 4 ta thấy nợ phải trả thuờng xuyên chiếm tỷ trọng cao 87,9% (cuối năm 1999); 92,9% (cuối năm 2000); 83,7% (cuối năm 2001) trong tổng nguồn vốn do công ty hoạt động phần lớn bằng vốn tín dụng (là các khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn khi nhu cầu vốn lưu động gia tăng hoặc vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính trung gian..) và nguồn vốn trong thành toán (là nguồn vốn được hình thanh từ các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Có thể nói, công ty đảm bảo hoạt động của mình chính bằng khoản nợ ngắn hạn, tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn khá cao 87,9% (cuối năm 1999); 92,9% (cuối năm 2000); 83,7% (cuối năm 2001). Để điều chỉnh vấn đề này, trong năm 2001 công ty đã tăng cường nợ dài hạn là 6 tỷ đồng ( chiếm 13.3% trong tổng nguồn vốn) để đầu tư vào mua sắm TSCĐ.
Nguồn vốn tự có : nguồn vốn này của công ty chiếm khoảng 12.11% (cuối năm1999); 7.05% (cuối năm 2000); 16.3% (cuối năm 2001) trong tổng nguồn vốn. Cuối năm 2001, công ty được Tổng công ty cấp cho một nguồn kinh phí là 4 tỷ (chiếm 8,87% trong tổng nguồn vốn) nên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng với tốc độ rất nhanh là 120,9% tương ứng với một số tuyệt đối 4 032 169 757 đồng (việc tăng vốn tự có làm tăng uy thế của công ty trong việc tìm nguồn tài trợ). Bên cạnh đó quỹ đầu tư phát triển ngày càng giảm mạnh: cuối năm 2000 so với năm 1999 giảm 33.6% và sang năm 2001 giảm 100% so với năm 2000, lợi nhuận chưa phân phối giảm 50.15% vào cuối năm 2000 và 58.65% vào cuối năm 2001, quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2000 so 1999 tăng 157.1% nhưng lại giảm mạnh vào năm 2001 là 100%. Điều đó chứng tỏ lợi nhuận sau thuế của công ty thấp như vậy là chấp nhận được (năm 2000 so năm 1999 giảm 41.99% nhưng đến năm 2001 tăng nhẹ 9.81%). Trong khi đó tỷ suất tài trợ của công ty năm 2000 giảm so với năm 1999 là 4.21% sang năm 2001 lại tăng lên 132.87% từ đó cho thấy công ty đã có biện pháp nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu để tránh phải bù đắp bằng các khoản nợ.
Để biết được năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp ta phải tính đến chỉ tiêu tỷ suất đầu tư : năm 1999 là 0.006 và năm 2000 là 0.0614, năm 2001 là 0.097 từ đó công ty phải tăng cường đầu tư cho TSCĐ vì theo các nhà phân tích thì chỉ tiêu ngành đối với ngành xây dựng nên đạt 0.2 trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
1.4 Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
Nhìn vào bảng 5 kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1999-2001 ta thấy: Tổng doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng 3 161 779 728 đồng, tỷ trọng tăng là 7,69%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là: do các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá đối với việc các khoản nợ thanh toán trước và đúng hạn) giảm 80,69% làm cho mức doanh thu thuần tăng 4 096 628 170 đồng (10,26%), trong khi đó, giá vốn hàng bán của công ty lại tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần là 13,23% (4965 930 623 đồng) do chi phí nguyên vật liệu tăng, thêm vào đó phương thức đấu thầu bản chất đã mang tính cạnh tranh cao nên chi phí cho công ty tham gia đấu thầu các công trình thường lớn. Từ đó làm cho lợi nhuận gộp của công ty giảm đi 869 302 453 đồng (giảm 36.36%). Cộng thêm chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 36,22% (do ngay từ đầu năm công ty đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy và hạn chế tối đa các khoản chi tiêu không hợp lý) nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 135 160 024 đồng (giảm 37.19%) làm tổng lợi nhuận trước thuế giảm 178 075 910 đồng (giảm 41.19%), dẫn tới lợi tức sau thuế giảm 133 556 933 đồng (giảm 41.19%).
Sang đến năm 2001, việc đẩy mạnh sản xuất và xây dựng làm tăng doanh thu thuần kéo theo giá vốn hàng bán tăng. Nếu năm 2000 giá vốn hàng bán là 42 509 377 375 đồng thì năm 2001 chỉ tiêu này là 52 932 472 929 đồng tức đã tăng 10 423 095 554 đồng (tăng 24,52%). Nhưng về số tuyệt đối tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn số tuyết đối của tăng doanh thu thuần là 298 332 491 đồng (10 721 428 045 – 10 423 095 554), bên cạnh đó, cuối năm 2000 công ty có đầu tư thêm vào tài sản cố định nên chi phí khấu hao tài sản cố định tăng nên tổng lợi nhuận gộp không giảm đi mà còn tăng lên một lượng là 298 332 491 đồng (tăng 19.61%). Thêm vào đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1.19% nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 1.44%. Từ đó, nó làm cho làm tổng lợi nhuận trước thuế tăng 9.81% dẫn tới lợi tức sau thuế tăng 9.81%. Như vậy cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối khả quan.
2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính và tỷ lệ tài chính chủ yếu
2.1 Nhóm chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, phải trả, tìm nguyên nhân đẫn tới sự đình trệ trong thanh toán nhằm giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Xem bảng 6 nhóm chỉ số về khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết 1đ nợ ngắn hạn đảm bảo bởi 1.07đ tài sản lưu động vào năm 1999, 1.008đ tài sản lưu động vào năm 2000 và 1.283 đ tài sản lưu động vào năm 2001. Như vậy các tỷ số này đều lớn hơn 1 nhưng lại thấp hơn mức chuẩn là 2 cho thấy công ty có khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị tài sản lưu động.
Hệ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2000 giảm so với năm 1999 là 2.88% là do tài sản lưu động và nợ ngắn hạn cùng tăng nhưng tài sản lưu động tăng 69.5% nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 80.2%. Tài sản lưu động tăng là do tiền tăng 113.86% và tài sản lưu động khác tăng 606.4% chứng tỏ ngân quỹ của công ty rất ổn định. Nợ ngắn hạn tăng là do phải trả người bán tăng 49.84%, phải trả công nhân viên tăng 4033.2% và thuế cùng các khoản phải nộp tăng 40.97%). Như vậy, tình hình thanh toán của công ty năm 2000 là không mấy khả quan.
Nhưng năm 2001 tăng so với năm 2000 là 26.73% là do tài sản lưu động giảm 8.18% nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn là 14.14%. Tài sản lưu động giảm là do hàng tồn kho tăng 61.57% do công ty kinh doanh thêm các loại nguyên vật liệu, tiền giảm 6.11%. Nợ ngắn hạn giảm do phải trả người bán giảm 71.7%, phải trả công nhân viên giảm 62.27%, thuế và các khản phải nộp giảm 45.91%. Điều đó cho thấy tình hình thanh toán của công ty trong năm 2001 cũng đã tương đối khả quan.
- Hệ số thanh toán nhanh cho biết 1đ nợ ngắn hạn đảm bảo bởi 0.98đ tài sản quay vòng nhanh năm 1999, 0.93đ tài sản quay vòng nhanh năm 2000, 1.1đ tài sản quay vòng nhanh năm 2001. Các hệ số này đều xấp xỉ bằng 1 hoặc lớn hơn 1 cho thấy công ty có đủ khả năng để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn dù có hơi thấp.
Hệ số thanh toán nhanh năm 2000 so với năm 1999 giảm 6.06% vì tài sản lưu động tăng 69.5% nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 80.2% nhưng sang năm 2001 thì hệ số naỳ lại tăng 18.27% là do tài sản lưu động giảm 8.18% nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn là 14.14%. Đó là xu hướng tốt hay chứng tỏ khả năng chuyển thành tiền của các tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ là tốt.
- Hệ số thanh toán tức thời cho biết 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0.03đ tiền mặt năm 1999, 0.04đ tiền mặt năm 2000 và 0.05đ tiền mặt năm 2001. Hệ số thanh toán tức thời năm 2000 tăng so với năm 1999 là 33.3% là do tốc độ tăng của tiền 113.8% nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 80.2% thể hiện tính chủ động về tài chính của công ty tăng lên. Năm 2001 tăng so năm 2000 là 25% là do tốc độ giảm của tiền là 6.11% nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn là 14.14% về lâu dài là rất tốt song công ty cũng nên giữ một số vốn cần thiết bằng tiền để có thể thanh toán tức thời đồng thời nên gia hạn một số khoản nợ tới hạn thanh toán để không gây tình trạng căng thẳng trong thanh toán.
2.2 Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời
Nhìn vào bảng 7 ta thấy: Hệ số sinh lợi doanh thu cho biết trong 1000đ doanh thu có 0.0079đ lợi nhuận năm 1999, 0.0042đ lợi nhuận năm 2000, 0.0037đ lợi nhuận năm 2001. Để xem xét nguyên nhân thay đổi lợi nhuận công ty ta có biểu tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu:
Biểu 4: Tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán so với tổng doanh thu
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1.Chi phí quản lý doanh nghiệp
4.93%
2.92%
2.3%
2. Chi phí bán hàng
0.58%
3. Giá vốn hàng bán
91.36%
96.06%
96%
Như vậy, trong ba năm liền giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu (trên 90%), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp i chiếm tỷ lệ rất thấp trên tổng doanh thu (năm 2001 do công ty thực hiện thêm kinh doanh thương mại mặt hàng nguyên vật liệu đó là xi măng nên chi phí bán hàng chiếm 0.58% trong tổng doanh thu). Trong khi đó, tốc độ tăng của doanh thu thuần lại nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 2,97% năm 2000 (so với năm 1999), 0,17% năm 2001 (so với năm 2000), do vậy, tỷ trọng lợi nhuận sau thuế so với tổng doanh thu của doanh nghiệp giảm dần: năm 1999 là 0,77%, năm 2000 là 0,42%, năm 2001 là 0,37% (dù năm này tăng lên về số tuyệt đối là 18 097 365 đồng (tăng 9,81% so với năm 2000)).
Hệ số sinh lợi vốn (tài sản) là một chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Cứ một đồng vốn tạo ra được 0,0115 đồng lợi nhuận năm 1999, 0,0039 đồng năm 2000 và 0,0044 đồng năm 2001. Điều đó cho thây, năm 2000 doanh lợi vốn giảm 66.06% là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế là 41.99% nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản 70.58% chứng tỏ đồng vốn của doanh nghiệp năm này sử dụng không có hiệu quả bằng năm 1999. Sang năm 2001 doanh lợi vốn tăng 12.82% là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 9.81% trong khi đó tài sản của doanh nghiệp giảm 4.62%, điều đó cho thấy đồng vốn của doanh nghiệp trong năm 2001 sử dụng là có hiệu quả hơn.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24107.DOC