Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 3

1.1- Khái niệm, muc tiêu và nội dung kỷ luật lao động 3

1.1.1- Khái niệm 3

1.1.2- Mục tiêu của kỷ luật lao động 5

1.1.3- Nội dung của kỷ luật lao động 5

1.2- Các hình thức kỷ luật lao động 7

1.2.1- Kỷ luật ngăn ngừa 7

1.2.2- Kỷ luật khiển trách 7

1.2.3- Kỷ luật trừng phạt 7

1.3- Xây dựng kỷ luật lao động và Quá trình kỷ luật lao động 11

1.3.1- Trình tự xây dựng và đăng ký nội quy lao động 11

1.3.2- Quá trình kỷ luật lao động 11

1.4- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp hành kỷ luật lao động 13

1.4.1- Yếu tố thuộc về người lao động 13

1.4.2- Yếu tố thuộc về chính sách Quản trị nhân lực 14

1.4.3- Yếu tố thuộc các nguyên tắc kỷ luật lao động 14

1.5- Sự cần thiết phải xây dựng và chấp hành kỷ luât lao động trong Doanh nghiệp 15

CHƯƠNG HAI: ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH KỶ LUẬT LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU 17

2.1- Tổng quan về Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu 17

2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí xuất khẩu 17

2.1.2- Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. 19

2.1.3- Một số đặc điểm về quản lý, kinh doanh của công ty 21

2.1.4- Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua 27

2.2- Thực trạng của vấn đề kỷ luật lao động tại Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu 28

2.2.1- Chế độ kỷ luật lao động tại Công ty 28

2.2.2- Kết quả thực hiện kỷ luật lao động 30

2.2.3- Nguyên nhân dẫn tới việc vi phạm kỷ luật lao động 35

2.2.4- Các nhân tố tác động tới việc thực hiện kỷ luật lao động 36

2.2.5- Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể Công ty trong việc đảm bảo kỷ luật. 37

CHƯƠNG BA: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ 41

CƠ KHÍ XUẤT KHẨU 41

3.1- Kiến nghị 41

3.1.1- Phải xây dựng được hệ thống nội quy, kỷ luật lao động đầy đủ và thường xuyên sửa đổi bổ xung cho phù hợp với thực tế và tuân theo quy định của pháp luật. 41

3.1.2- Cần kết hợp chặt chẽ biện pháp giáo dục thuyết phục, khen thưởng, tác động về mặt vật chất với việc thi hành kỷ luật lao động 42

3.1.3- Phải gắn liền những biện pháp đảm bảo kỷ luật với việc cải tiến trong công tác quản lý ở Công ty 43

3.1.4- Cần phát huy mạnh mẽ vai trò của đoàn thể quần chúng như Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ trong việc đảm bảo kỷ luật lao động 44

3.2- Giải pháp 45

3.2.1- Các biện pháp tác động đến người lao động vi phạm kỷ luật lao động 45

3.2.2- Các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác Tổ chức lao động khoa học 47

KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Vật liệu gia công Bề mặt sản phẩm 1 2 3 4 5 6 7 8 Kìm chiết có điều chỉnh Kìm điện Bộ cờ lê dẹp Kìm tuốt dày Bộ dụng cụ xe máy Giường bệnh các loại Tủ thuốc các loại Đồ gia dụng Thép rèn Thép rèn Thép rèn Thép rèn Thép cacbon Inox Inox Inox Mạ Nicrôm Đánh bóng mạ Nicrôm Mạ Nicrôm Mạ Nicrôm và Zn Đánh bóng điện hóa và Zn Đánh bóng điện hóa Đánh bóng điện hóa Đánh bóng điện hóa *Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Các sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại các thành thị nên thị trường trong nước của Công ty là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh. Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường nội địa của Công ty Đơn vị : % TT Thị trường Tỷ trọng thị trường Tỷ trọng doanh thu 1 Miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định) 60% 50% 2 Miềm Trung (Huế, Đà Nẵng) 26% 24% 3 Miền Nam (Tp Hồ Chí Minh) 14% 26% Qua đây, ta thấy thi trường nội địa của Công ty chủ yếu là ở miền Bắc và miền Trung với 82% tổng doanh thu nội địa. Trong đó, thị trường miền Bắc vẫn là thị trường chính với 58% tổng doanh thu do ở đây có điều kiện thuận lợi về vận chuyển đi lại, phân phối hàng hóa, sản phẩm cho các đại lý... Thị trường xuất khẩu của Công ty cũng có sự thay đổi lớn. Trước đây thị trường Đông âu chiếm 70% giá trị xuất khẩu thì nay chỉ còn từ 10% đến 20%. Thị trường chính hiện nay của Công ty là Nhật Bản, Hàn Quốc và đang mở rộng sang Triều Tiên, Đài Loan. 2.1.4- Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2005-2007 Đơn vị: đồng Năm/ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng doanh thu 41.566.910.200 49.713.028.600 74.436.900.000 Tổng lợi nhuận sau thuế 913.235.796 2.673.236.660 4.413.810.000 Lợi nhuận từ HĐKD 1.156.882.230 3.024.325.210 5.230.000.000 Nộp ngân sách 4.649.957.240 5.784.825.340 6.947.000.000 Tiền lương bình quân 1.100.000 1.830.000 2.257.000 Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây của công ty ta thấy doanh thu của doanh nghiệp tương đối ổn định. Năm 2006 so với năm 2005 doanh thu tăng 8.146.118.400 với tốc độ tăng là 119,59% điều đó cho thấy công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm Năm 2007 so với năm 2005 doanh thu tăng 32.869.989.800 với tốc độ tăng là 179,08% đây là tốc độ tăng khá lớn phản ánh sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp. 2.2- Thực trạng của vấn đề kỷ luật lao động tại Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu 2.2.1- Chế độ kỷ luật lao động tại Công ty 2.2.1.1- Xây dựng kỷ luật lao động - Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, phòng Tổ chức lao động Tiền lương và Ban an toàn vệ sinh lao động xây dựng bản dự thảo nội quy lao động. - Ban chấp hành Công đoàn, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc tham khảo và đóng góp ý kiến. - Giám đốc duyệt - Dự thảo nội quy lao động được đưa ra thông qua Đại hội Công nhân viên và quyết định ban hành nội quy lao động. - Sau khi bản nội quy lao động đã được thông qua toàn thể Cán bộ công nhân viên sẽ được đăng ký ở Sở Lao động Thương binh Xã hội thành phố Hà Nội. Trường hợp nội quy lao động của công ty có sửa đổi, bổ xung thì Giám đốc sẽ ban hành thêm quyết định sửa đổi, bổ xung. 2.2.1.2- Nội dung của kỷ luật lao động Thể hiện ở bản Nội quy của Công ty với các nội dung như sau: - Chương I: Những quy định chung gồm Điều 1, 2, 3 Nội dung của chương I là quy định rõ đối tượng và phạm vi áp dụng nội dung nội quy lao động, vai trò quan trọng của bản nội quy lao động trong việc đảm bảo trật tự, kỷ luật lao động trong Công ty. - Chương II: Những quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi gồm Điều 4, 5, 6,7, 8, 9 Chương này quy định rõ thời gian làm việc chế độ theo ngày, thời gian bố trí ca kíp, thời gian làm thêm giờ. Đối với từng loại lao động có từng quy định nêu rõ ràng về thời gian nghỉ ngơi như: số ngày ngỉ trong tuần, số ngày nghỉ lễ, tết, hiếu hỉ, chế độ thai sản… - Chương III: Những quy định về trật tự gồm Điều 10, 11, 12 Chương này quy định rõ nội quy ra vào cổng, quy định việc chấp hành mệnh lệnh của cán bộ quản lý trong điều hành sản xuất và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao đảm bảo số lượng, chất lượng công việc. - Chương IV: Những quy định về an toàn lao động- vệ sinh lao động Điều 13, 14, 15, 16 Chương này quy định rõ người lao động trước khi vào sản xuất trực tiếp phải được huấn luyện đầy đủ nội quy an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động đã được cấp. Bên cạnh đó cũng quy định rõ người lao động khi sử dụng máy móc thiết bị phải có đủ khả năng, trình độ, phải kiểm tra thiết bị trước khi vận hành và chấp hành ngiêm chỉnh quy trình vận hành máy. Trước khi hết giờ phải lau chùi vệ sinh máy móc và vệ sinh công nghiệp bộ phận mình phụ trách. - Chương V: Những quy định về bảo vệ tài sản của Công ty gồm Điều 17 Chương này quy định nghĩa vụ bảo vệ tài sản của Công ty đối với người lao động như máy móc thiết bị, công cụ, vật liệu sản xuất, tài liệu, bản vẽ thiết kế công nghệ, chứng từ sổ sách và các thông tin liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty. - Chương VI: Những quy định về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý và trách nhiệm vật chất gồm Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Chương này quy định rõ các hành vi được coi là vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý các vi phạm và thẩm quyền xử lý các vi phạm kỷ luật. - Chương VII: Điều khoản khác gồm Điều 24 2.2.2- Kết quả thực hiện kỷ luật lao động 2.2.2.1- Biện pháp tác động nhằm hạn chế vi phạm kỷ luật tại Công ty * Nội dung biện pháp tác động về mặt vật chất mà Công ty áp dụng - Hàng tháng công ty xếp loại A, B, C cho từng cán bộ công nhân viên theo mức độ tính chất công việc và kết quả mà họ đạt được tương ứng với các mức tiền thưởng cho từng loại. - Đối với những người không chấp nhận kỷ luật lao động thì không được xếp loại nào cả. Và những người vi phạm kỷ luật ở mức khiển trách bằng miệng thì xếp loại B, cảnh cáo miệng thì xếp loại C. Còn lại nếu vi phạm các hình thức kỷ luật trừ hai trường hợp trên đều không được xếp loại. - Trong vấn đề nâng bậc lương: Công ty quy định công nhân viên phải được bình bầu là lao động tiên tiến, thời gian trước đó không vi phạm gì mới được xét nâng bậc, lên lương hay đề bạt. Nếu họ không đạt lao động tiên tiến 6 tháng đầu năm sẽ không được xét hưởng lao động tiên tiến năm và những công nhân viên chức bị thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên cũng không được xét thưởng cuối năm. - Tác động về mặt tiền lương + Đối với các phân xưởng sản xuất thu nhập của công nhân được tính như sau: Thu nhập = ( Tiền lương cơ bản + Năng suất)* Hệ số (A, B, C) Trong đó: A, B, C được tính theo hệ số 1; 0,8; 0,6 Năng suất được cộng vào là năng suất vượt mức + Đối với các phòng ban nghiệp vụ lương được tính như sau: Thu nhập = Tiền lương cơ bản * Hệ số ( A, B, C) - Tác động về trách nhiệm vật chất: Đối với những công nhân viên chức vi phạm kỷ luật do làm hỏng máy móc, thiệt hại tài sản của Công ty thì mức bồi thường tối đa không quá 3 tháng lương và phụ cấp. 2.2.2.2- Số lượng vi phạm kỷ luật lao động Qua quá trình nghiên cứu việc thực hiện kỷ luật lao động của cán bộ công nhân viên trong Công ty ta nhận thấy mặc dù Công ty đã quan tâm và xây dựng được một hệ thống nội quy lao động tương đối hoàn chỉnh nhưng việc vi phạm kỷ luật của công nhân viên vẫn tồn tại. Trong đó số lượng vi phạm kỷ luật lao động chủ yếu rơi vào công nhân nam ở độ tuổi từ 18- 20 tuổi do trình độ nhận thức, tư tưởng chính trị còn yếu kém, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực của xã hội tác động. Bảng 2.5- Bảng tổng kết số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm kỷ luật lao động ở công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu năm 2006- 2007 Đơn vị: Người STT Loại vi phạm Năm 2006 Năm 2007 1 Không đảm bảo các yêu cầu quy định về thực hiện công việc( số lượng, chất lượng, tốc độ hoàn thành) 20 17 2 Vi phạm các quy định, nội quy của Công ty 72 50 - Đi muộn, về sớm, ra vào cổng tự do 60 43 - Tự ý bỏ việc 3 1 - Đánh bạc 4 2 - Làm hỏng máy móc, thiệt hại tài sản của Công ty 5 4 3 Các hành vi phạm pháp ảnh hưởng đến uy tín của Công ty trên thị trường 0 0 Tổng 92 67 ( Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động Tiên lương) 2.2.2.3- Đánh giá việc thực hiện nội quy lao động Việc chấp hành kỷ luật lao động trong Công ty nói chung được thực hiện khá nghiêm túc đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển của Công ty. Tuy nhiên việc chấp hành kỷ luật lao động vẫn còn nhiều tồn tại, nhiều hạn chế đó là việc vi phạm kỷ luật lao động và điển hình của loại vi phạm kỷ luật lao động thường xẩy ra ở Công ty là vi phạm các quy định, nội quy mà doanh nghiệp đã đề ra. Chính vì việc tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vi phạm để từ đó đề ra các biện pháp hữu ích để tăng cường kỷ luật lao động là một vấn đề rất quan trọng đối với Công ty. Nhận xét về tình hình vi phạm kỷ luật lao động: Nhìn chung số lượng lao động vi phạm kỷ luật ở Công ty năm 2006 giảm hơn so với năm 2005 Năm 2005 tổng số người vi phạm kỷ luật lao động là 92 người đến năm 2006 đã giảm 25% tương ứng với 27 người chỉ còn lại 67 người vi phạm kỷ luật lao động.Trong đó cụ thể như sau: - Số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm về không đảm bảo yêu cầu quy định thực hiện công việc ( số lượng, chất lượng, tốc độ hoàn thành) năm 2006 giảm 15% tương ứng với 3 người, giảm từ 20 người xuống còn 17 người. - Số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm các quy định nội quy của công ty năm 2006 giảm 33,3% tương ứng với 24 người, giảm từ 72 người xuống còn 48 người. - Đặc biệt trong các loại vi phạm trên có vi phạm kỷ luật là đánh bạc đã giảm 50%. - Trong các loại vi phạm thì loại vi phạm các quy định, nội quy của công ty chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2005 tỷ lệ vi phạm là 78% trên tổng số các loại vi phạm đến năm 2006 tỷ lệ này tuy đã giảm xuống còn 74% song đây vẫn là tỷ lệ rất cao cần quan tâm nhiều để giảm xuống. - Loại vi phạm đi muộn về sớm, ra vào cổng tự do năm 2005 có 60 người đến năm 2006 còn 48 trường hợp. Vậy vấn đề chung đặt ra cho Công ty lúc này là phải giải quyết dứt điểm các vi phạm kỷ luật còn tồn tại ở trên, mà chủ yếu là việc cán bộ công nhân viên vi phạm các quy định, nội quy lao động .Muốn vậy Công ty cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục xuyên suốt nội quy lao động, điều khoản kỷ luật lao động. Đồng thời phải kết hợp tốt hơn nữa biện pháp khuyến khích khen thưởng để khích lệ cán bộ công nhân viên tự giác chấp hành và không ngừng hoàn thiện tư cách đạo đức của mỗi cán bộ công nhân viên làm việc có tác phong công nghiệp trong môi trường kinh tế như hiện nay. Bên cạnh đó cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, đoàn thể công ty trong việc đảm bảo kỷ luật lao động để kỷ luật lao động thực hiện đúng bản chất là làm cho người lao động hoạt động tốt hơn trong lao động sản xuất, xây dựng một tập thể tổ chức vững mạnh. 2.2.2.4- Thủ tục xử lý kỷ luật tại Công ty a- Thành phần của hội đồng kỷ luật. - Giám đốc - Bí thư đảng ủy - Trưởng hoặc phó phòng Tổ chức Lao động Tiền lương - Đại diện ban chấp hành công đoàn b- Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động - Bản tường trình của nghười bị vi phạm kỷ luật lao động. - Các tài liệu liên quan như: Biên bản sự việc xẩy ra, đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác. - Văn bản thông báo ba lần trong trường hợp người vi phạm vắng mặt. - Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng, có giấy tờ được coi là có lý do chính đáng. c- Trình tự các bước xử lý kỷ luật - Trước tiên người mắc sai lầm làm bản tự kiểm điểm thông qua tổ sản xuất tập thể giáo dục, xem xét. Sau đó tổ kiến nghị về hình thức kỷ luật lên phân xưởng. - Mỗi phân xưởng đều có tiểu ban kỷ luật gồm các thành phần: Quản đốc, thư ký Công đoàn phân xưởng và đại diện thanh niên, đương sự. - Tiểu ban kỷ luật họp và phê phán sai lầm của đương sự đồng thời ra quyết định về hình thức kỷ luật lên Công ty. Biên bản cuộc họp được mọi người tham gia ký và gửi lên phòng Tổ chức Lao động Tiền lương. - Phòng Tổ chức Lao động Tiên lương căn cứ vào mức độ vi phạm của người lao vi phạm kỷ luật lao động và xem xét hình thức kỷ luật tương ứng và sau đó xin ý kiến của Chủ tịch hội đồng kỷ luật. Nếu nhất trí và Chủ tịch Hội đồng kỷ luật ký quyết định thì phòng Tổ chức Lao động Tiên lương sẽ đánh quyết định về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong phạm vi toàn Công ty. 2.2.3- Nguyên nhân dẫn tới việc vi phạm kỷ luật lao động - Nguyên nhân trước hết là do tàn dư của nếp sống cũ kỹ, các quan điểm và quan niệm lạc hậu về lao động. Do chưa nhận thức hết vai trò làm chủ của mình, chưa hiểu hết bản chất của kỷ luật lao động cũ khi chi phối, còn mang trong mình thói quen tự do tuỳ tiện của sản xuất nhỏ nên một số công nhân vi phạm kỷ luật lao động như đi muộn về sớm, bỏ giờ làm việc, làm việc riêng trong giờ, bớt xén quy trình công nghệ, lãng phí vật tư, máy móc, thiết bị… Bên cạnh đó còn một số ít người còn lại cố tình vi phạm kỷ luật lao động do lợi ích cá nhân chi phối hoặc do ý thức tổ chức kỷ luật kém. - Ngoài các nguyên nhân đã nêu trên thì trình độ kỷ luật lao động còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ quản lý của tổ chức lao động. Nếu việc phân công lao động không rõ ràng, không chặt chẽ, việc quy định trách nhiệm quyền hạn của từng người lao động không cụ thể hoặc là các chế độ khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần không công bằng, các điều kiện lao động không đảm bảo. Tổ chức phục vụ nơi làm việc không kịp thời, các mức lao động không hợp lý….đều có thể dẫn đến tình trạng sử dụng thời gian làm việc không hợp lý, lãng phí công suất máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, các quy trình công nghệ bị vi phạm. - Bên cạnh đó còn có một số ít người cố tình vi phạm kỷ luật lao động do lợi ích cá nhân chi phối hoặc do ý thức tổ chức kỷ luật kém. - Và tác phong lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hinh kỷ luật lao động. 2.2.4- Các nhân tố tác động tới việc thực hiện kỷ luật lao động Việc vi phạm kỷ luật của người lao động xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà ta có thể phân thành hai nhóm nhân tố chủ yếu như sau: - Nhân tố chủ quan: vi phạm kỷ luật lao động từ phía người lao động chủ yếu như: đi muộn, về sớm, nghỉ việc tự do, ra vào Công ty không giấy phép, làm bừa, làm ẩu cho máy hỏng để được nghỉ việc, làm đứt mạch điện để được về sớm, nói chuyện trong giờ sản xuất. - Nhân tố khách quan: vi phạm kỷ luật lao động xuất phát từ việc phân công lao động chưa khoa học, tổ chức nơi làm việc chưa tốt như: trong giờ làm việc thì máy hỏng, trục trạc kỹ thuật không có nhân viên kỹ thuật sửa chữa kịp thời. 2.2.5- Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể Công ty trong việc đảm bảo kỷ luật. Đảm bảo việc thực hiện chế độ kỷ luật tốt là trách nhiệm của mọi người trong tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau đều có một vai trò trách nhiệm khác nhau trong việc giữ gìn kỷ luật trong tập thể lao động. Việc phân định trách nhiệm đó càng rõ ràng càng tạo điều kiện cho việc duy trì kỷ luật trong tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.5.1- Vai trò của từng đối tượng, bộ phận a- Ban quản lý cao cấp Đại diện là Giám đốc công ty, phải là người chủ trì trong việc xây dựng và phê duyệt các chính sách và thủ tục hợp lý cho tổ chức thực hiện tốt các quy chế của Công ty. b- Tổ chức Công đoàn Công ty Công đoàn đóng vai trò hỗ trợ trong việc giáo dục ý thức cho người lao động, giúp họ tuân thủ kỷ luật lao động và cũng là người giám sát việc thực thi các hình thức kỷ luật. c- Phòng Quản trị nhân lực Phòng có trách nhiệm chính trong việc thiết kế các chính sách và thủ tục xử lý kỷ luật lao động, thi hành kỷ luật lao động. Phòng phải đào tạo cho các cán bộ quản lý trực tiếp biết và hiểu rõ về trách nhiệm, các điều khoản kỷ luật lao động. d- Người quản lý bộ phận Là người chịu trách nhiệm chính và trực tiếp về vấn đề kỷ luật lao động đối với người lao động Phải là người hiểu rõ tâm lý, tính cách của nhân viên dưới quyền để có cách cư xử phù hợp đồng thời phải nắm bắt được các loại vi phạm kỷ luật lao động, đào tạo cho nhân viên dưới quyền biết về các nội dung, điều khoản vi phạm đó. e- Người lao động Có trách nhiệm tuân thủ những nguyên tắc, quy chế làm việc, tự giác tuân thủ kỷ luật lao động để đạt tới mục tiêu chung của Công ty 2.2.5.2- Nhận xét về việc phát huy vai trò của các bộ phận Qua việc lấy ý kiến ngẫu nhiên một số Cán bộ công nhân viên của công ty đánh giá về kết quả các hoạt động của các bộ phận nhằm hạn chế vi phạm kỷ luật ta có bảng số liệu như sau: Bảng 2.6- Tổng hợp đánh giá việc phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong việc bảo đảm kỷ luật lao động ở Công ty Chỉ tiêu Đối tượng Rất tốt Tốt TBình Yếu Tổng Số người % Số người % Số người % Số người % Số người % Ban quản lý cấp cao 38 38,4 31 31,3 30 30,3 0 0 99 100 Tổ chức công đoàn 2 2,1 58 59,8 37 38,1 0 0 97 100 Phòng quản trị nhân lực 34 37,8 43 48,8 13 14,4 0 0 90 100 Người quản lý bộ phận 23 23,2 49 49,5 27 27,3 0 0 90 100 Người lao động 33 37,1 38 42,7 17 19,1 1 1,1 89 100 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu trao đổi ý kiến của Cán bộ công nhân viên ở Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khia Xuất Khẩu năm 2006) Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu điều tra trao đổi ý kiến ta thấy: Vai trò của Ban quản lý cao cấp được phát huy mạnh mẽ, mức độ tốt và rất tốt có 69 người đồng ý chiếm tỷ lệ là 69,7%. Tiếp đó là Người quản lý bộ phận và phòng Quản trị nhân lực cũng phát huy mạnh mẽ vai trò của mình. Bên cạnh đó Tổ chức công đoàn vẫn còn chưa phát huy được vai trò của mình biểu hiện là chỉ có 2 người cho rằng Tổ chức công đoàn phát rất tốt vai trò chiếm 2,1%, ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao có 37 người đồng ý và chiếm tỷ lệ 38,1%. Qua xem xét nguyên nhân dẫn tới tình trạng các tổ chức trong Công ty đặc biệt là Ban chấp hành công đoàn chưa phát huy tốt vai trò của mình ta có thể nêu ra một số điểm chính như sau: - Vấn đề kỷ luật lao động ở Công ty chủ yếu được đảm bảo bằng tiền lương, tiền thưởng do vậy việc đánh giá và xử lý vi phạm kỷ luật thường căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, thành quả mà họ đạt được chứ không đề cập tới việc rèn luyện của người lao động như việc đi họp, tham gia các buổi tổng kết, thảo luận…Do đó những vấn đề bình luận trong cuộc họp như: những tấm gương lao động giỏi hay những vụ việc vi phạm kỷ luật chưa được phổ biến sâu rộng. - Các cuộc họp chưa sôi nổi triệt để, chưa mang lại hiệu quả nâng cao tính tự giác trong chấp hành kỷ luật lao động Do vậy Ban lãnh đạo, các tổ chức và toàn thể Cán bộ công nhân viên cần ý thức rõ vai trò của mình phát huy tốt hơn nữa trách nhiệm của mình trong công tác, đảm bảo tốt chế độ kỷ luật lao động để xây dựng thành công tập thể lao động vững mạnh, mở rộng uy tín của Công ty trên thị trường. CHƯƠNG BA: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU Qua nghiên cứu chế độ kỷ luật lao động của Nhà Nước và kết hợp với việc xem xét thực tế chấp hành kỷ luật lao động của Công ty cụ thể như đã nêu ở trên, để góp phần tăng cường củng cố kỷ luật lao động được tốt hơn, em xin có một số kiến nghị như sau đối với công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu. 3.1- Kiến nghị 3.1.1- Phải xây dựng được hệ thống nội quy, kỷ luật lao động đầy đủ và thường xuyên sửa đổi bổ xung cho phù hợp với thực tế và tuân theo quy định của pháp luật. Để hoạt động của Công ty có một trật tự nề nếp và đem lại hiệu quả kinh tế cao thì Công ty cần xây dựng, thiết lập được kỷ luật lao động thật tốt. Muốn có được kỷ luật lao động tự nguyện tự giác thì trước hết phải xây dựng cho được hệ thống nội quy, quy chế rõ ràng hợp lý. Các nội dung của kỷ luật lao động, nội quy lao động phải được xây dựng trên cơ sở những Văn bản pháp luật Nhà nước hiện hành, nhằm cụ thể hoá nghĩa vụ tuân theo kỷ luật lao động của mỗi công nhân viên chức, chỉ có thông qua hệ thống nội quy, quy chế thì nghĩa vụ của mỗi người lao động mới được xác định cụ thể để họ thấy rõ trách nhiệm của mình mà có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động chung của Công ty cũng như nội quy của mỗi đơn vị sản xuất, phân xưởng và phòng ban. Đồng thời với việc xâydựng thì công ty phải thường xuyên sửa đổi, bổ xung vào hệ thống nội quy đó cho phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tế của Công ty mình. Kinh nghiệm thực tế cho thấy ở những Công ty xây dựng được hệ thống nội quy chặt chẽ rõ ràng, cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh tình hình và đường lối chung của Nhà nươqcs thì việc chấp hành sẽ đem lại hiệu quả cao, thúc đẩy sự phát triển của Công ty. Với những Công ty chưa làm tốt công tác này thì thường xẩy ra vi phạm kỷ luật mất thời gian cho việc xử lý của các cán bộ lãnh đạo làm ảnh hưởng tới uy tín cũng như sự phát triển chung của Doanh nghiệp. 3.1.2- Cần kết hợp chặt chẽ biện pháp giáo dục thuyết phục, khen thưởng, tác động về mặt vật chất với việc thi hành kỷ luật lao động Mục đích chính của việc thi hành các hình thức kỷ luật không phải là trừng phạt những người có lỗi mà là giáo dục họ để họ có thái độ đúng đắn trong lao động, tự giác chấp hành tốt kỷ luật lao động. Bởi vậy cùng với biện pháp tác động về mặt kỷ luật thì công ty cần phải kết hợp với các biện pháp giáo dục thuyết phục. Việc kết hợp này không chỉ có tác dụng với bản thân người vi phạm kỷ luật làm cho họ thấy sai lầm của mình mà sửa chữa mà còn có tác dụng giáo dục chung đối với toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Nhưng nếu chỉ nặng về giáo dục thuyết phục mà coi nhẹ những biện pháp tác động về mặt vật chất thì việc áp dụng các hình thức kỷ luật sẽ không làm cho người lao động thấy được sự khác biệt giữa người vi phạm kỷ luật lao động và người chấp hành tốt, không phát huy tính tích cực của những người có ý thức tốt và nâng cao ý thức của những người chấp hành chưa tốt. Trái lại nếu chỉ năng về áp dụng các hình thức kỷ luật, tác động về mặt vật chất mà coi nhẹ giáo dục thuyết phục, khen thưởng thì không những không phù hợp với bản chất đặc điểm của kỷ luật lao động mà còn không đảm bảo cho kỷ luật lao động chấp hành chặt chẽ. Bởi ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động chỉ được phát huy mạnh mẽ thông qua việc áp dụng biện pháp giáo dục thuyết phục. Trong khi áp dụng các hinhd thức kỷ luật Công ty không nên coi thường các hình thức phê bình, khiển trách…Qua thực tế của công ty em nhận thấy Công ty thường xem nhẹ áp dụng các biện pháp này đối với những vi phạm nhỏ nhặt nhưng nó lại là nhân tố góp phần củng cố, tăng cường kỷ luật để giảm bớt những vi phạm lớn. 3.1.3- Phải gắn liền những biện pháp đảm bảo kỷ luật với việc cải tiến trong công tác quản lý ở Công ty Ở mỗi Công ty, Công tác quản lý luôn được quan tâm cải tiến để không ngừng nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, làm cơ sỏ cho những bước phát triển vững chắc của Công ty. Nhưng muốn như vậy lại cần phải gắn liền những biện pháp đảm bảo kỷ luật với việc cải tiến quản lý đó. Công tác cải tiến quản lý bao gồm nhiều mặt, nhiều vấn đề những tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Qua việc gắn liền những biện pháp đảm bảo kỷ luật vào đó, mỗi người lao động sẽ nhận thấy một cách cụ thể, sâu sắc hơn hậu quả của các hành vi vi phạm. Bởi muốn nâng cao đời sống bản thân và gia đình người lao động phải ý thức trách nhiệm của mình trong việc chấp hành kỷ luật lao động. Qua tìm hiểu thực tế em nhận thấy nếu gắn liến các biện pháp đảm bảo kỷ luật lao động với việc cải tiến quản lý như trả lương theo sản phẩm hàng hoá, mở rộng quyền giám đốc…sẽ làm cho người lao động phải quan tâm đến năng suất, chất lượng công việc của mình hơn. Nó nâng cao được ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình” của người lao động từ đó mà nâng cao đời sống của tất cả mọi người một cách có hiệu quả nhất. Nếu tách rời các biện pháp đảm bảo kỷ luật với cải tiến sẽ làm cho người lao động thiếu ý thức trách nhiệm của mình đối với tập thể, không làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Do đó không những chính quyền lợi của người lao động đó bị tác động mà còn ảnh hưởng đến cả quyền lợi của những người khác cùng tham gia sản xuất sản phẩm đó, gây nên tình trạng trì trệ công việc sản xuất chung của Công ty. 3.1.4- Cần phát huy mạnh mẽ vai trò của đoàn thể quần chúng như Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…trong việc đảm bảo kỷ luật lao động Đối với các đoàn thể quần chúng thì việc xây dựng, tăng cường kỷ luật lao động tự nguyện tự giác cho người lao động là một chức năng cơ bản. Và cũng chỉ thông qua hoạt động của các đoàn thể quần chúng đó mới lôi cuốn được người lao động tham gia một cách tự giác vào việc chấp hành kỷ luật lao động. Bởi đó là những tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động, quan tâm thường xuyên và có hệ thống điều kiện lao động, sinh hoạt, và văn hoá của người lao động. Việc phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng trong vẫn đề đảm bảo kỷ luật lao động sẽ tạo ra một khí thế thi đua sôi động, mạnh mẽ giữa những người lao động nhằm duy trì củng cố một trật tự kỷ luật lao động Xã hội chủ nghĩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32918.doc
Tài liệu liên quan