MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 3
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LÀM BỀN VỮNG 3
1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.1. Việc làm 3
1.2. Bền vững. 3
1.3. Việc làm bền vững. 5
2. Các yếu tố cấu thành việc làm bền vững. 6
2.1. Các quyền tại nơi làm việc 6
2.2. Tạo việc làm. 8
2.3. Bảo trợ xã hội. 8
2.3.1. Định nghĩa. 8
2.3.2. Các thành phần của bảo trợ xã hội. 9
2.4. Đối thoại xã hội. 10
II/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM. 11
1. Những đòi hỏi nội tại nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới. 11
1.1 Những đòi hỏi nội tại nền kinh tế. 11
1.2. Thách thức hội nhập kinh tế thế giới. 13
2. Vai trò của việc làm bền vững đối với phát triển kinh tế xã hội. 14
III/ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG. 15
1. Kinh nghiệm của Singapore. 15
2. Kinh nghiệm của Hồng Công. 18
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 22
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 24
I/ TỔNG QUAN VỀ TẠO VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM. 24
1. Tình hình lao động, việc làm ở Việt Nam. 24
2. Các chính sách tác động tới tạo việc làm ở Việt Nam. 26
2.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực. 26
2.1.1. Chính sách phát triển giáo dục cơ bản. 26
2.1.2. Chính sách phát triển đào tạo và dạy nghề. 27
2.2. Chính sách về phát triển thị trường lao động. 30
2.3. Chính sách về môi trường và điều kiện lao động. 32
2.4. Chính sách việc làm. 33
2.4.1. Các chính sách vĩ mô về tạo việc làm. 33
2.4.2. Các chính sách cụ thể về việc làm. 34
2.4.3. Các chương trình hỗ trợ người thất nghiệp. 35
3. Đánh giá chung về tạo việc làm ở Việt Nam. 36
1. Khuyến khích các quyền cơ bản tại nơi làm việc. 39
2. Tạo việc làm. 41
2.1 Thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội. 41
2.2 Thông qua quỹ quốc gia về việc làm. 42
2.3 Thông qua đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động. 43
3. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội đối với người lao động. 43
3.1. Trợ giúp đột xuất. 44
3.2 Trợ giúp thường xuyên. 48
3.2.1. Về người cao tuổi. 48
3.2.2. Về người tàn tật. 49
3.2.3. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 51
3.3 Tình hình các cơ sở bảo trợ xã hội. 51
3.3.1. Số lượng cơ sở BTXH: Hiện nay cả nước có 317 cơ sở BTXH trong đó: 51
3.3.2. Đội ngũ cán bộ, nhân viên. 51
3.3.3. Đối tượng chăm sóc trong các cơ sở BTXH. 51
3.3.4. Kinh phí. 52
3.4. Tình hình thực hiện chính sách trợ cấp xã hội từ năm 2000-2007. 52
4. Cơ chế tham vấn ba bên và đối thoại xã hội. 55
III/ KẾT LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM. 57
1. Về các quyền tại nơi làm việc. 57
1.1 Mặt được. 57
1.2 Mặt tồn tại. 57
1.3 Nguyên nhân tồn tại. 57
2. Về tạo việc làm. 58
2.1 Mặt được. 58
2.2 Mặt tồn tại. 58
2.3 Nguyên nhân tồn tại. 59
3. Về bảo trợ xã hội. 60
3.1. Trợ giúp đột xuất. 60
3.1.1. Mặt được. 60
3.1.2 Mặt tồn tại. 61
3.2. Trợ giúp thường xuyên. 61
3.2.1 Mặt được. 61
3.2.2 Mặt tồn tại. 62
3.3 Nguyên nhân tồn tại. 63
4. Về đối thoại xã hội. 63
4.1 Mặt được. 63
4.2 Mặt tồn tại. 64
4.3 Nguyên nhân tồn tại. 64
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 66
I/ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM. 66
1. Đặt vấn đề. 66
2. Một số vấn đề nảy sinh khi Việt Nam gia nhập WTO. 67
II/ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG TẠO VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM. 71
1. Về quan điểm. 71
2. Định hướng tạo việc làm bền vững trong thời gian tới. 71
2.1 Định hướng thực hiện có hiệu quả các quyền tại nơi làm việc 71
2.2 Định hướng tạo và giải quyết việc làm trong thời gian tới theo 3 hướng sau đây: 72
2.3 Định hướng phát triển hệ thống bảo trợ xã hội. 73
2.4 Định hướng nâng cao chất lượng đối thoại xã hội. 75
III/ GIẢI PHÁP TĂNG CƯÒNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM. 75
1. Giải pháp thực hiện hiệu quả các quyền tại nơi làm việc. 75
2. Giải pháp về tạo việc làm. 76
2.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về lao động và thị trường lao động. 76
2.2 Phát triển mạnh hệ thống dạy nghề đa cấp trình độ, chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao động. 77
2.3 Phát triển cầu lao động của thị trường. 77
2.4 Hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động. 79
3. Phát triển hệ thống bảo trợ xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 81
3.1 Giải pháp về nhận thức. 81
3.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách. 81
3.3 Giải pháp về tài chính. 82
3.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện. 83
4. Giải pháp nâng cao chất lượng đối thoại xã hội. 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã đạt được, vấn đề lao động, việc làm vẫn là một vấn đề bức xúc, còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục:
- Các văn bản, chính sách về lao động, việc làm ra đời nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chậm, chưa đầy đủ, chưa thực sự theo sát thực tiễn, hiệu quả triển khai thực hiện chính sách còn chậm, lúng túng và thấp; một số địa phương còn lúng túng trong việc triển khai và chấp hành các văn bản của cơ quan quản lý cấp trên. Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách chưa được thường xuyên, chỉ mang tính hình thức ảnh hưởng không tốt đến việc giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động.
- Chất lượng việc làm chưa cao tính ổn định, bền vững trong việc làm thấp, hiệu quả tạo việc làm chưa cao; mặc dù cơ cấu lao động ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng lao động chủ yếu vẫn trong lĩnh viực nông nghiệp, có đến 75% lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn gây sức ép lớn về giải quyết việc làm, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập. Với tốc độ này thì để đạt mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của tất cả các cấp, các ngành. Nhu cầu việc làm vẫn là một vấn đề bức xúc của xã hội do cung vẫn lớn hơn cầu rất nhiều, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao, ở nông thôn dư thùa lao động còn lớn.
- Lao động Việt Nam tuy đông nhưng chất lượng chưa cao, nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Việt Nam vẫn còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Có tới gần 70% lao động Việt Nam chưa qua đào tạo, còn có một bộ phận lao động đã qua đào tạo hoặc sủ dụng không đúng ngành nghề đào tạo hoặc phải đào tạo lại mới có thể làm việc trong các doanh nghiệp, thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng…); giữa thành thị và nông thôn vẫn còn một khoảng cách nhất định. Mặt khác, hầu hết người lao động của nước ta hiện nay còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, thiếu năng động và sáng tạo, chưa được đào tạo về kỷ luật tác phong lao động công nghiệp; chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm.
Với những khó khăn như vây, Nhà nước cần có những chính sách quyết liệt hơn nhằm tạo việc làm cho người lao động trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới.
III/ THỰC TRẠNG VỀ TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM.
1. Khuyến khích các quyền cơ bản tại nơi làm việc.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng định lao động là một quyền cơ bản và mọi công dân đều có quyền có việc làm. Quyền này được xác định một cách cụ thể hơn trong Bộ luật lao động.
Điều 5 quy định “ mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, không bị phân biệt bởi về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức lao động dưới bất kỳ hình thức nào”.
- Quyền lập hội.
Hiến pháp 1992 (điều 69) nêu rõ: “mọi công dân có quyền tự do thể hiện ý kiến, thông tin, lập hội và biểu tình theo quy định của luật pháp”.
Bộ luật lao động 1995 (điều 7, khoản 2) nêu rõ “Mọi người lao động có quyền thành lập, tham gia công đoàn theo quy định của luật công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.
Hiện tại luật về hội đang trong quá trình hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua.
- Quyền ký thoả ước lao động tập thể.
Luật pháp Việt Nam quy định việc ký kết thoả ước lao động tập thể phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, công khai và tuân theo luật pháp.
Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy 100% doanh nghiệp nhà nước có tổ chức công đoàn, song chỉ 80% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 20% doanh nghiệp tư nhân có tổ chức công đoàn. Trong khu vực ngoài quốc doanh, vai trò và tác dụng của tổ chức công đoàn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong việc thực hiện vai trò đại diện và bảo vệ các quyền và lợi ích của ngưòi lao động.
Tương tự, việc ký kết thoả ước lao động tập thể còn mang nặng tính hình thức, vai trò của công đoàn và tiếng nói của người lao động còn hạn chế và thực tế, thoả ước lao động tập thể chưa thực sự là cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
- Không sử dụng lao động trẻ em.
Luật lao động Việt Nam tại điều 120 quy định “cấm nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do MOLISA quy định”. Trong trường hợp được nhận trẻ em vào làm việc thì cũng phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu. Việt Nam đã phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và công ước 182 về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức công bố về lao động trẻ em ở Việt Nam ( theo đúng khái niệm lao động trẻ em). Tuy nhiên, một số nghiên cứu dựa trên kết quả cuộc các cuộc điều tra mẫu hoặc tổng điều tra dân số đã đưa ra số liệu ước tính về lao động trẻ em ở Việt Nam. Dựa theo kết quả điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1997-1998, người ta ước tính số lao động trẻ em ở Việt Nam là 1.645 triệu người, một sự giảm xuống khá mạnh so với hơn 4 triệu vào năm 1992-1993 (Nghiên cứu lao động trẻ em Việt Nam 1992-1998.Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2000).
Một số kết quả nghiên cứư cho thấy, tuyệt đại bộ phận lao động trẻ em là làm các công việc chân tay không có kỹ năng (chiếm 93%) và tập trung vào các ngành nông nghiệp (chiếm 97%). Đa số lao động trẻ em làm việc trong kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ ngoài quốc doanh. Số trẻ em làm thuê chiếm tỷ lệ rất nhỏ (5.7%). Không có bằng chứng nào về lao động trẻ em trong các doanh nghiệp nhà nước, trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu.
2. Tạo việc làm.
Năm 2007, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực thực hiện của các tầng lớp nhân dân, tận dụng những cơ hội lớn từ đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường nhận lao động ngoài nước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đồng thời chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8.5%, vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 40.6% GDP, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, các thành phần kinh tế phát triển mạnh,...Đây chính là những tiền đề quan trọng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết việc làm.
Trong năm 2007, cả nước đã tạo việc làm cho 1.68 triệu lao động, trong đó trong nước khoảng 1.6 triệu lao động, vượt kế hoạch đề ra (1.52 triệu lao động) và ngoài nước khoảng 85 nghìn lao động, cụ thể như sau:
2.1 Thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam ngày càng chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ chế, chính sách về phát triển sản xuất kinh doanh liên tục được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý, đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng cho mọi cá nhân, tổ chức trong khuôn khổ pháp luật, đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Năm 2007, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8.5%; vốn đầu tư phát triển ước đạt 40.6% so với GDP, trong đó nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, ước đạt 44.9%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng lên (ước đạt 39.1%). Hội nhập WTO là tiền đề quan trọng đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài (năm 2007: 20.3 tỷ USD). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh, năm 2007 có khoảng trên 51 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tạo điều kiện thu hút thêm nhiều lao động. Bên cạnh đó, nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện như các chương trình xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng thuỷ điện…góp phần tạo nhiều việc làm bền vững cho người lao động. Kết quả: năm 2007 tạo việc làm từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho khoảng 1.25 triệu lao động (tăng 10% so với kế hoạch).
2.2 Thông qua quỹ quốc gia về việc làm.
Năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt nguồn vốn bổ sung cho Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm là 250 tỷ đồng, đã phân bổ cho 64 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Người mù, Hội cựu chiến binh,…nâng doanh số cho vay năm 2007 lên trên 1.400 tỷ đồng cộng với gần 300 tỷ đồng từ nguồn Quỹ giải quyết việc làm địa phương của 30 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thực hiện cho vay hàng chục nghìn dự án của các cơ sở sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp sản xuất…) và hộ gia đình, góp phần tạo việc làm cho 350 nghìn lao động, đạt kế hoạch đề ra.
Với nguồn tín dụng ưu đãi từ Quỹ Quốc gia về việc làm đã góp phần đáng kể trong thay đổi nhận thức của nhân dân và toàn xã hội về việc làm, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, khôi phục các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn theo hướng phi nông nghiệp.
Mặt khác, với sự tham gia của đông đảo các tổ chức chính trị - xã hội trong dự án vừa tăng cường gắn kết giữa các hội viên vừa phát huy hiệu quả cho vay giải quyết việc làm, tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế (lao động là người nghèo, người tàn tật, người dân tộc,…) có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, tự tin vươn lên hoà nhập với cộng đồng. Nhiều mô hình tạo việc làm hiệu quả được sự hỗ trợ thiết thực từ Quỹ Quốc gia về việc làm như: mô hình cho người khiếm thị vay vốn mở cơ sở vật lý trị liệu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; các mô hình kinh tế trang trại: nuôi cá lồng bè, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp…
2.3 Thông qua đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động.
Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng tăng, đến nay lao động Việt Nam đã có mặt trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở các nước trong khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia và sẽ tăng một số thị trường khác.Năm 2007, đưa được 85020 nghìn lao động (kế hoạch đề ra là 80 nghìn lao động) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đưa tổng số lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên trên 400.000 người, là một trong những hướng đi quan trọng trong việc tạo việc làm cho lao động, chủ yếu là lao động thanh niên nông thôn.
3. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội đối với người lao động.
Ở Việt Nam, phát triển hệ thống bảo đảm xã hội được Đảng và Chính phủ quan tâm thực hiện ngay từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào năm 1945. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống này đã ngày càng đuợc hoàn thiện. Quan điểm chỉ đạo là thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập. Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội đối với người lao động là nội dung quan trọng để giải quyết tốt các vấn đề xã hội của đất nước.
Theo tinh thần này, trong những năm qua Việt Nam đã:
- Xây dựng cơ chế gắn chính sách bảo đảm xã hội với chính sách phát triển kinh tế, nhằm kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm thể chế hoá các chủ trương và quan điểm, giải pháp của Đảng và Nhà nước về bảo trợ xã hội (Bộ luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, Luật giáo dục, Luật bảo vệ - chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh về chính sách Người có công, về người tàn tật, Người cao tuổi…).
- Hình thành các chương trình mục tiêu quốc gia và các quỹ về lĩnh vực bảo trợ xã hội (chương trình việc làm, Xoá đói giảm nghèo và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội và các quỹ về việc làm, Xoá đói giảm nghèo, quỹ tình thương…).
- Hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội (bao gồm cả bảo hiểm y tế) bắt buộc, từng bước hình thành và phát triển hệ thống bảo trợ xã hội tự nguyện. Củng cố hệ thống trợ giúp xã hội đối với các nhóm yếu thế, ngưòi có hoàn cảnh khó khăn và những người có nhu cầu trợ giúp thường xuyên cũng như đột xuất do thiên tai, bão lụt…gây ra.
- Thực hiện chủ trương xã hội hoá nhằm huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trong dân và ở đại phương cơ sở; đồng thời thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu khác nhau nhằm sủ dụng có hiệu quả nguồn lực cho thực hiện bảo trợ xã hội.
3.1. Trợ giúp đột xuất.
Việt Nam cũng giống như hầu hết các quốc gia châu Á phải thường xuyên đối phó với thiên tai bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, động đất. Những năm gần đây bão lụt, hạn hán diễn ra trong năm với tần suất cao hơn, bất thường hơn, gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Do vậy, đối tượng của chính sách trợ giúp đột xuất là đối tượng bị rủi ro của thiên tai, khó khăn của họ cũng là khó khăn mang tính tạm thời, ngắn hạn và thông thường mỗi lần bị rủi ro họ chỉ được trợ giúp một lần. Mục tiêu của chính sách này là giúp đối tượng bị rủi ro vượt qua khó khăn tạm thời sớm ổn định cuộc sống.
Biểu đồ 3.1: Tình hình thiệt hại do bão lụt hạn hán từ 2000-2007.
(Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
Tính từ năm 2000 đến 2005, thiệt hại về dân sinh do thiên tai là rất lớn. Số người bị chết năm 2004 là 232, năm cao nhất là 680 người (năm 2000). Thiệt hại do thiên tai gây ra năm thấp nhất là 1752 tỷ đồng (năm 2002), năm cao nhất lên tới 5067 tỷ đồng (năm 2005). Rủi ro lớn nhất vẫn là tình trạng người bị chết trong đó có tỷ lệ đáng kể là trẻ em, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Rủi ro thứ hai là tình trạng ngưòi bị lâm vào cảnh thiếu lương thực, hàng năm chiếm từ 1 – 1.5% dân số.
Tư tưởng chỉ đạo của chính phủ về trợ cấp trợ giúp đột xuất “không để dân đói, dân rét và dịch bệnh”, bằng mọi cách, mọi nguồn lực phải cứu trợ kịp thời cho nhân dân. Trợ giúp những người bị thiệt hại do thiên tai được thực hiện thông qua 2 kênh, thứ nhất là trợ giúp chính thức của Nhà nước; thứ hai là trợ giúp phi chính thức thông qua huy động từ cộng đồng.
Trợ giúp từ cộng đồng xã hội theo kiểu truyền thống.
Ở nước ta việc trợ giúp từ cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện trước hết ở tính chất kịp thời, đáp ứng được nhu cầu bức xúc có tính thời điểm của những người bị rủi ro và tiền, hàng trợ giúp đến đúng đối tượng, ít có hiện tượng “rò rỉ” đối tượng, thông qua đó nó tạo dựng được mối quan tâm chung của cộng đồng, xã hội trong việc chia sẻ trách nhiệm xã hội của mọi thành viên trong xã hội. Bên cạnh đó nó huy động từ cộng đồng cho cứu trợ dân sinh lên đến trên 100 tỷ đồng bằng một phần ba nguồn kinh phí của Chính phủ trợ giúp về dân sinh cho vùng lũ lụt (không tính trợ giúp cho sản xuất vàc hạ tầng cơ sở).
Tuy nhiên, theo kênh trợ giúp này rất dễ tạo ra sự không công bằng giữa các vùng, giữa các đối tượng được trợ giúp. Do vậy vai trò điều hoà nguồn lực và mức trợ cấp và mức trợ giúp của ban cứu trợ địa phương là rất cần thiết. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Chính phủ thường yêu cầu các địa phương chủ động tiếp nhận, điều hoà và phối hợp giữa nguồn lực từ kênh phi chính thức của cộng đồng với nguồn lực từ kênh chính thức của Nhà nước.
Trợ giúp theo kênh chính thức của Nhà nước.
Vịêc trợ giúp các đối tượng là nạn nhân của thiên tai, bão lụt, hạn hán theo kênh chính thức của Nhà nước luôn luôn đóng vai trò quan trọng. Hàng năm Chính phủ cân đối kinh phí cho các địa phương, trong đó có kinh phí trợ cấp đột xuất và một phần kinh phí cho dự phòng, Chính phủ cũng cân đối một khoản kinh phí dự phòng ở cấp trung ương để sẵn sàng hỗ trợ cho các địa phuơng trong trường hợp thiệt hại do thiên tai quá lớn vượt quá khả năng cân đối, bảo đảm của các địa phương. Chính phủ cũng cho phép các địa phương huy động mọi nguồn lực tại chỗ để ứng phó, kể cả trường hợp phải vay ngân hàng tạm thời, sau đó trung ương cân đối hỗ trợ. Đây là một cơ chế thoáng để tạo quyền chủ động cho các địa phương trong việc tạo nguồn, trên thực tế, các địa phương đều đã chủ động cân đối nguồn lực để đảm bảo cho công tác cứu trợ đột xuất và trong trường hợp thiếu trung ương đều bổ sung, hỗ trợ kịp thời.
Về tổ chức thực hiện, từ trung ương đến địa phương (cả cấp tỉnh, huyện và xã) đều hình thành ban phòng chống lụt bão và ban tiếp nhận tiền hàng cứu trợ mỗi khi thiên tai lũ lớn xảy ra, và việc cứu trợ dân sinh đều thực hiện theo một quy trình thống nhất theo thông tư số 18/2000/BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nay là thông tư số 09/2007/BLĐTBXH ngày 13/7/2007.
Kênh hỗ trợ chính thức từ nguồn lực của Nhà nước mặc dù có vai trò quan trọng hơn kênh phi chính thức song tiền, hàng cứu trợ đến đối tượng bị rủi ro thường chậm hơn kênh phi chính thức. Nguồn tiền, hàng cứu trợ hàng năm tuỳ thuộc mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Biểu đồ 3.2: Nguồn lực trợ giúp nạn nhân của thiên tai 2001-2007.
(Nguồn: Vụ bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
3.2 Trợ giúp thường xuyên.
3.2.1. Về người cao tuổi.
Biểu đồ 3.3: số người cao tuổi và tỷ lệ sinh người cao tuổi.
(Nguồn: Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB và Xã hội).
Theo kết quả điều tra dân số năm 1989 cả nước có 7.15% dân số là người cao tuổi từ 60 tuổi, năm 1999 là 8.12% và năm 2005 tỷ lệ này là 8.82%, dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 10.5-11 triệu người cao tuổi chiếm trên 10% dân số cả nước. Với mức gia tăng như vậy, trong vòng 10 năm tới vấn đề già hoá dân số sẽ trở thành một thách thức lớn trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ, phụng dưỡng người cao tuổi.
Hiện nay ước tính có khoảng trên 2 triệu người cao tuổi được hưởng ít nhất một chế độ trợ cấp hoặc lương hưu. Nhóm ngưòi cao tuổi được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp đặc biệt có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên còn có tới 130 ngàn người cao tuổi thuộc diện cô đơn không nơi nương tựa, 134 ngàn người từ 90 tuổi và khoảng 500 ngàn người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Tình trạng sức khoẻ: Tỷ lệ người cao tuổi có sức khoẻ kém (so độ tuổi) chiếm khá cao (22.9%).Bình quân 1 người cao tuổi có 2.69 bệnh. Đối với nhóm người cao tuổi cô đơn tình trạng bệnh tật còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Về điều kiện sinh hoạt: Ước tính có khoảng 800 ngàn người cao tuổi còn đang phải ở nhà tạm, chủ yếu ở những vùng kinh tế chậm phát triển, mức sống thấp.
Thực trạng người cao tuổi trên cho thấy cần có hệ thống chính sách đồng bộ vừa để phát huy vai trò của người cao tuổi nhưng bên cạnh đó cũng cần có hệ thống chính sách trợ giúp đối với người cao tuổi không có thu nhập, không có người chăm sóc, họ là những người thuộc diện nghèo, tàn tật, người cao tuổi cô đơn.
3.2.2. Về người tàn tật.
Theo số liệu của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cả nước có khoảng 5.3 triệu người chiếm 6.63% dân số. Người tàn tật ở Việt Nam được phân bố không đều giữa các khu vực, sự phân bố không đều này do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do mật độ dân số của các khu vực khác nhau, do ảnh hưởng của chiến tranh, do điều kiện tự nhiên hoặc do trình độ dân trí, bẩm sinh, ốm đau, bệnh tật, mức độ can thiệp khác nhau của y học, các nguyên nhân từ xã hội…Nếu căn cứ theo tiêu chí nông thôn, thành thị thì tỷ lệ người tàn tật sống ở vùng nông thôn chiếm 87.20%; người tàn tật ở đô thị chiếm 12.8%.
- Về độ tuổi: Xu hướng giảm dần tỷ trọng người tàn tật cao tuổi và tăng về số lượng trẻ em tàn tật. Sự biến động này đòi hỏi phải tập trung các giải pháp pháp hiện sớm, can thiệp sớm, phòng ngừa để hạn chế rơi vào tàn tật.
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu độ tuổi của ngưòi tàn tật.
(Nguồn: Kết quả khảo sát người tàn tật năm 2005 của Bộ LĐTBXH).
Số liệu khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ người tật trong độ tuổi từ 15 đến 60 vẫn không thay đổi trong vòng 10 năm (1995-2005 và chiếm tỷ lệ là 71.58%)
Biểu đồ 3.5: Các dạng tàn tật của người tàn tật (đơn vị: %).
(Nguồn: ước tính của Bộ LĐTBXH và UNICEF năm 2004).
Nguyên nhân dẫn đến tàn tật ở Việt Nam chủ yếu do bẩm sinh, bệnh tật và do hậu quả chiến tranh. Các nguyên nhân này phản ánh sự chăm sóc ban đầu cho trẻ em và dịch vụ y tế còn khá hạn chế trong việc kiểm soát bệnh tật dẫn đến tỷ lệ tàn tật cao.
Biểu đồ 3.6: Nguyên nhân dẫn đến tàn tật (đơn vị:%).
(Nguồn: Kết quả khảo sát người tàn tật năm 2005, Bộ LĐTBXH).
Trình độ học vấn của ngưòi tàn tật còn thấp, đời sống người tàn tật nhìn chung còn nhiều khó khăn. Hiện vẫn còn tới 17.59% hộ có người tàn tật chưa được hưởng bất kỳ loại chính sách nào. Những số liệu trên cho thấy thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của người tàn tật còn khó khăn đang cần có chính sách trợ giúp đặc biệt để có thể đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu.
3.2.3. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo báo cáo của các địa phương vào thời điểm cuối năm 2007 cả nước hiệnc ó khaỏng 1.4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 1.8 triệu trẻ em nghèo sống trong các gia đình nghèo. Phần lớn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tập trung ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều thiên tai, lũ lụt, tỷ lệ hộ nghèo cao.
3.3 Tình hình các cơ sở bảo trợ xã hội.
3.3.1. Số lượng cơ sở BTXH: Hiện nay cả nước có 317 cơ sở BTXH trong đó:
- Ngành LĐTB&XH quản lý: 138 (Bộ trực tiếp quản lý 4).
- Các ngành khác quản lý: 44 (giáo dục 17, ytế 6, UBDSGD&TE 21).
- Các tổ chức xã hội quản lý: 100.
- Nhà thờ quản lý: 17.
- Tư nhân quản lý: 18.
3.3.2. Đội ngũ cán bộ, nhân viên.
- Có 3708 cán bộ nhân viên, trong đó cán bộ nữ: 2.343 (63%).
- Cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng: 771 (20%).
- cán bộ có trình độ trung cấp: 1.021 (27.5%).
3.3.3. Đối tượng chăm sóc trong các cơ sở BTXH.
- Tổng số đối tượng: 26.961 người trong đó:
- Trẻ em: 6.683 em trong đó: Trẻ mồ côi: 5.942; Người già cô đơn: 2.984
- Đối tượng khác: 9.941 người (chủ yếu là người có công, cán bộ là người tàn tật, tâm thần, người già).
3.3.4. Kinh phí.
- Tổng kinh phí nuôi dưỡng khoảng 126 tỷ đồng (năm 2005) trong đó:
- Ngân sách nhà nước: 90 tỷ đồng; Quốc tế: 12.25 tỷ đồng; Các tổ chức: 12.8 tỷ; Tự lực của các cơ sở BTXH: 1.3 tỷ.
3.4. Tình hình thực hiện chính sách trợ cấp xã hội từ năm 2000-2007.
Trong vòng 8 năm, từ 2000 đến 2007 số đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội đã tăng lên nhanh chóng; năm 2000 chỉ có 175.355 người được hưởng trợ cấp xã hội đến năm 2006 đã tăng lên 470.000 người. Về tỷ lệ so với đối tượng thuộc diện được hưởng tăng từ 36.35% năm 2000 lên trên 52% năm 2006. Từ khi chính phủ ban hành Nghị định số 67/2000/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007, đối tượng bảo trợ xã hội được mở rộng hơn bao gồm 9 nhóm đối tưọng và tổng số đối tưọng của nghị định số 67/2007/NNĐ-CP (ngày 9/3/2000). Tuy vậy số người được hưởng trợ cấp ước tính chỉ được 560.000 người (trên 30% so với nhu cầu thực tế).
Biểu đồ 3.7: Số lượng đối tượng được trợ cấp xã hội 2001-2007 (đơn vị : người).
(Nguồn: Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH, 2007)
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ đối tượng TCXH so đối tưọng thuộc diện trợ cấp (đơn vị %).
(Nguồn: Vụ bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH).
Sở dĩ tỷ lệ trẻ em được hưởng trợ cấp có xu hưóng tăng chậm là do có sự chuyển đổi chính sách từ trợ cấp trực tiếp cho đối tượng sang hình thức trợ cấp hộ gia đình nhận nuôi dưỡng. (Đối với trẻ em mồ côi được các hộ gia đình nhận nuôi dưỡng tại hộ không được trợ cấp xã hội cộng đồng. Phần trợ cấp đó hộ gia đình được nhận để nuôi và chăm sóc trẻ. Chế độ này được thực hiện theo Quyết định 38/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Chính điều này làm giảm số lượng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được nhận trợ cấp xã hội cộng đồng.
Riêng trợ cấp đối với người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên trong năm 2004 cũng đã có 26.133 người được trợ cấp và năm 2006 đã có 88.000 người; Đối với ngưòi bị nhiễm HIV/AIDS tuy chính sách mới được ban hành, nhưng trong năm 2005 do tính chất bức xúc của các đối tượng, vì vậy các tỉnh thành phố đã vận dụng mức trợ cấp đối với trẻ em mồ côi, người tàn tật, ngưòi cao tuổi để trợ cấp cho khoảng 10 nghìn người.
Mức trợ cấp xã hội đã được các địa phương áp dụng cao hơn mức quy định tói thiểu do Chính phủ quy định và phù hợp hơn vói tình hình thực tế: Nghị định số 07/2000/NĐ-CP quy định mức thấp nhất là 45.000 đồng/người/tháng, đến năm 2003 hầu như các tỉnh đã nâng mức trợ cấp trên 60.000-80.000 đồng/người/tháng.Từ thực tiễn trên năm 2004 Chính phủ đã nâng mức trợ cấp tối thiểu ở cộng đồng lên 65.000 đồng/người/tháng và ở cơ sở bảo trợ xã hội lên 140.000-160.000 đồng/tháng; từ năm 2007 mức trợ cấp xã hội tăng bình quân gấp 1.8 lần so với năm 2004.
Biểu đồ 3.9: Kinh phí thực hiện trợ cấp xã hội cộng đồng (tỷ đồng).
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm, Vụ Bảo trợ xã hội).
Biểu đồ 3.10: Tốc độ tăng đối tượng và kinh phí hàng năm (đơn vị: %).
(Nguồn: Vụ Bảo trợ xã hội).
Việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đã có bước phát triển khá cao gồm cả việc tăng nhanh số lượng đối tượng được hưởng trợ cấp, năm 2007 cao gấp 3 lần năm 2000 và mức trợ cấp tính bình quân tăng lên 3 lần.
4. Cơ chế tham vấn ba bên và đối thoại xã hội.
Vấn đề tham vấn ba bên và đối thoại xã hội rất được quan tâm ở Việt Nam. Mục tiêu của việc tham vấn và đối thoại là nhằm phát triển quan hệ lao động lành mạnh, hài hoà ổn định. Do vậy, việc tham vấn ba bên luôn được dựa trên nguyên tắc hợp tác, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng quyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33110.doc