MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KHU CÔNG NGHIỆP 3
I. VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3
1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
2. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
II. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÁI BÌNH 7
1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của khu công nghiệp (KCN) 7
1.1 Khái niệm 7
1.2 Những đặc trưng cơ bản của khu công nghiệp 9
2. Vai trò của KCN (đặc biệt là các KCN sử dụng FDI) đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Thái Bình 10
2.1 KCN là khu vực thu hút FDI quan trọng nhất của tỉnh 10
2.2 Góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh 12
2.3 Giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh 14
2.4 Đẩy nhanh việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đầu tư tiên tiến 16
III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN NÓI CHUNG. 17
1. Khung pháp lý. 17
2. Đất đai và cơ sở hạ tầng 19
3. Dịch vụ trong các KCN 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG CÁC KCN Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2002-2008 23
I. TỔNG QUAN VỀ CÁC KCN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI Ở TỈNH THÁI BÌNH 23
1. Tiềm năng để phát triển các KCN ở Thái Bình 23
1.1 Điều kiện tự nhiên 23
1.2 Điều kiện về kinh tế xã hội 24
1.3 Chất lượng nguồn lao động 25
2. Bức tranh chung về các KCN sử dụng FDI 26
2.1 Khu Công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh – Thành phố Thái Bình 26
2.2 Khu Công nghiệp Phúc Khánh – Thành phố Thái Bình 28
2.3 Khu Công nghiệp Gia Lễ - Thành phố Thái Bình 30
2.4 Khu Công nghiệp Cầu Nghìn – Huyện Quỳnh Phụ 31
II. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2002 – 2008 33
1. Nguồn gốc và cơ cấu vốn FDI 33
2. Nguồn vốn FDI vào các KCN ở Thái Bình qua các năm 36
3. Tình hình giải ngân vốn FDI vào các dự án tại các KCN ở Thái Bình 38
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2002 -2008 40
1. Thành tựu về thu hút FDI vào các KCN giai đoạn 2002 -2008 40
2. Hạn chế và nguyên nhân 43
2.1 Hạn chế 43
2.2 Nguyên nhân 45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2015 50
I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC KCN Ở THÁI BÌNH TRONG THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN TỚI 50
1. Thách thức 50
2. Cơ hội 51
II. PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 – 2015 52
1. Phương hướng thu hút FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình 52
2. Mục tiêu thu hút FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình trong giai đọan 2009 – 2015 54
III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2015 54
1. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực 55
1.1 Đào tạo cán bộ quản lý Hoạt động đầu tư nước ngoài 55
1.2 Đào tạo nguồn lao động cho sản xuất công nghiệp 56
2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư 58
3. Quy hoạch các KCN hợp lý 59
4. Phát triển cơ sở hạ tầng KCN 62
5. Khẩn trương chấn chỉnh công tác giải phóng mặt bằng 63
IV. KIẾN NGHỊ 65
1. Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, các ngành trong hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư 65
2. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động đầu tư 65
3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về phát triển KCN và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 67
KẾT LUẬN 71
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp ở Thái Bình giai đoạn 2009 -2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển KCN Đài Tín, từ việc khai thác khu công nghiệp ở nước ngoài đã mở ra con đường tiêu thụ quốc tế.
Hiện nay, Khu công nghiệp Phúc Khánh có hệ thống đường xá, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống chiếu sáng hoàn thiện và có trung tâm dịch vụ quản lý theo cơ chế một cửa tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong Khu Công nghiệp. Từ cuối năm ngoái đến nay, đã có trên 100 nhà đầu tư vào thăm khu công nghiệp. Các nhà đầu tư khác đang cùng Công ty Đài Tín bàn bạc về vấn đề thuê đất, diện tích đất cần thuê đã vượt quá 50 ha, mức đầu tư dự tính khoảng 45 triệu đô la Mỹ, bao gồm các ngành: Điện gia dụng, dây cáp điện, linh kiện ôtô xe máy, ngành điện lực…
Khu công nghiệp Phúc Khánh nằm cạnh đường Quốc lộ 10 của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, cách Hà Nội 110 km, cách Hải Phòng 70 km và có đường quốc lộ 10 nối liền với Nam Định, Hải Phòng, có đường quốc lộ thông với 7 tỉnh phía Bắc, do vậy giao thông của tỉnh Thái Bình với các vùng khác rất thuận tiện, tiết kiệm được giá thành vận tải. Ngoài ưu thế về vị trí địa lý, các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN Phúc Khánh còn được hưởng ưu đãi là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 6 năm, kể từ khi kinh doanh có lãi, giảm 50% trong 8 năm tiếp theo và được tỉnh Thái Bình hỗ trợ phí đào tạo công nhân mỗi người từ 350.000-700.000đ cộng thêm giá thuê đất trong KCN Phúc Khánh rất thấp, tiền thuê đất và phí cơ sở hạ tầng chỉ có 15 USD/m2 được sử dụng đến cuối năm 2052. ngoài ra, Phòng Quản lý khu gia công chế xuất Bộ Kinh tế Đài Loan sẽ xây dựng trung tâm cung cấp hàng hóa công nghiệp quốc tế (IDC), cung cấp các dịch vụ lưu thông hàng hóa, giới thiệu và triển lãm sản phẩm để thúc đẩy tiêu thụ. Khu công nghiệp Phúc Khánh đã và đang trở thành sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có ý định đầu tư sản xuất. Công ty Đài Tín rất hoan nghênh nhà đầu tư các nước đến tham quan và đầu tư vào khu công nghiệp Phúc Khánh trong thời gian tới.
Phúc Khánh là KCN đầu tiên của tỉnh thu hút được dự án FDI vào, và hiện nay cũng là KCN có nhiều dự án FDI nhất toàn tỉnh với tổng số 29 dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực. Dưới đây là bảng tổng hợp các dự án đầu tư vào KCN Phúc Khánh
Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng dự án đầu tư vào KCN Phúc Khánh phân theo tiến độ thực hiện tính đến 31/12/2008
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Tiến độ thực hiện
Đã sản xuất
Chuẩn bị SX
Đang xây dựng
Dự án cấp mới
Số dự án
11
7
8
3
Vốn đăng ký
53.523.970
26.988.920
40.644.506
23.000.000
Vốn thực hiện
36.228.123
7.596.085
11.464.592
0
Vốn thực hiện/đăng ký (%)
67,69
28,15
28,21
0
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình.
Trong 29 dự án FDI đầu tư vào KCN Phúc Khánh có 3 dự án cấp mới, tính đến cuối năm 2008 thì cả 3 dự án này đều chưa bắt tay vào giải ngân vốn đầu tư. Bên cạnh đó có 11 dự án đã đi vào sản xuất nhưng số vốn thực hiện cũng chỉ đạt 67,69% vốn đăng ký, còn các dự án khác tỷ lệ này cũng chỉ đạt trên 28%, đây là một thông tin cho thấy được thực trạng giải ngân vốn chậm tại KCN này.
Khu Công nghiệp Gia Lễ - Thành phố Thái Bình
KCN Gia lễ trước thuộc địa phận huyện Đông Hưng nay được quy hoạch về thành phố Thái Bình với tổng diện tích quy hoạch là 100 ha với giai đọan đầu thực hiện đạt 84.4 ha. Đây là khu công nghiệp mới được thành lập tuy nhiên năm 2007 đã thu hút được hai dự án FDI đầu tư vào với tổng vốn đăng ký là 12.812.500 USD. Cụ thể tình hình đầu tư FDI vào khu công nghiệp này có thể tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Tổng hợp các dự án đầu tư FDI vào KCN Gia Lễ tính đến 31/12/2008
Đơn vị: USD
Dự án
Thời gian đăng ký
Vốn đầu tư
Tiến độ
Đăng ký
Thực hiện
Thực hiện/đăng ký
DA sản xuất đèn LED chiếu sáng và trang trí
13/09/2007
10.000.000
412.500
4,13 %
Đang xây dựng
DA sản xuất may trang phục và đệm bảo vệ
10/2007
2.812.500
556.000
19,77%
Đang sản xuất
Tổng
12.812.500
968.500
7,55%
Nguồn: Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình.
Quan sát bảng trên ta dễ dàng nhận thấy thực trạng giải ngân vốn đầu tư trong KCN Gia Lễ, tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng số vốn đăng ký của cả KCN chỉ đạt 7,55% mặc dù các dự án này đều được cấp giấy phép đầu tư từ năm 2007. Do vậy có thể kết luận rằng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư tại KCN Gia Lễ chưa thật sự đạt yêu cầu.
Khu Công nghiệp Cầu Nghìn – Huyện Quỳnh Phụ
KCN Cầu Nghìn thuộc địa giới xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ, có vị trí thuận lợi, cạnh vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh, giáp ranh với thành phố Hải Phòng và hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên với tổng diện tích quy hoạch 234 ha và giai đọan đầu thực hiện là 90,7ha. Ví trí khu đất quy hoạch có địa hình tương đối bằng phẳng, khu vực chủ yếu là ruộng canh tác, có bề mặt bị phân cách bởi hệ thống kênh mương và sông ngòi nên khu vực này không bị úng lụt trong mùa mưa. Bên cạnh đó, Khu công nghiệp đã xây dựng được một hệ thống cấp thoát nước thải hoàn toàn độc lập với hệ thống thoát nước mưa tạo điều kiện tốt cho sản xuất kinh doanh. Toàn bộ hệ thống nước thải của khu công nghiệp được thoát theo hướng từ Bắc xuống trạm xử lý nằm ở phía Nam của khu công nghiệp, có công suất 4.400m3/ ngày đêm. Đây là một thông tin hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào khu công nghiệp.
Bên cạnh thuận lợi trên thì các nhà đầu tư còn được hưởng một hệ thống cung cấp dịch vụ KCN hiện đại và đầy đủ như: Nguồn điện của Khu công nghiệp được lấy từ tuyến điện cao thế 110Kv xây mới hoàn toàn đảm bảo đủ điện năng cho sản xuất, hệ thống cung cấp nước và thông tin cũng được đảm bảo 24/24 giờ phục vụ cho quản lý và sinh hoạt được thông suốt.
Khu công nghiệp có tuyến quốc lộ 10 đi qua, nối từ Thái Bình đi Hải Phòng, đây là tuyến đường quan trọng cho việc phát triển của khu công nghiệp trong giao thông đối ngoại. Còn về giao thông đối nội: mạng lưới giao thông nội bộ khu công nghiệp được tổ chức theo dạng bàn cờ với các đường trục chính theo hướng Bắc Nam – Đông tây. Các tuyến đường xương cá vuông góc với các tuyến trục chính tạo thành mạng giao thông bàn cờ cung cấp giao thông thuận tiện và các tuyến hạ tâng kỹ thuật dọc theo đường đến các lô đất xây dựng nhà máy. Các tuyến đường nội bộ có kết cầu bê tông nhựa, quy mô lộ giới 35m và 17.5 m.
Như vậy có thể nói rằng KCN này có nhiều đặc điểm, điều kiện tốt để phát triển và thu hút các dự án đầu tư vào nhất là các dự án đầu tư nước ngoài.
Đây là khu công nghiệp được quy hoạch đa ngành nghề, bao gồm: chế biến thực phẩm, nông thủy sản, cơ khí dệt may, da giầy, vật liệu xây dựng, phân bón…
Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào nhưng hiện tại KCN Cầu Nghìn mới chỉ thu hút được 1 dựa án FDI về sản xuất thép với tổng số vốn đăng ký là 33.000.000 USD. Dự án này được cấp giấy phép đầu tư vào ngày 16/01/2008 hiện đang trong quá trình xây dựng với số vốn giải ngân là 2.687.500 USD. Đây là một dự án có quy mô khá lớn nếu không muốn nói là lớn nhất trong tất cả các dự án FDI đầu tư vào KCN và vào toàn tỉnh. Đó được coi như một mốc đánh dấu cho thành tựu về thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình trong thời gian qua.
Nhận xét chung:
+Qua việc nghiên cứu đặc điểm của 4 khu công nghiệp đang sử dụng nguồn vốn FDI để phát triển ở Thái Bình thì thấy hầu hết các KCN đều có thuận lợi để thu hút được nhiều vốn đầu tư như về vị trí xây dựng, cơ sở hạ tầng hiện đại, giao thông vận chuyển và dịch vụ trong các khu công nghiệp. Trong số các KCN sử dụng FDI để phát triển thì phần lớn đều tập trung trên địa bàn thành phố Thái Bình.
+ Các Khu công nghiệp đều quy hoạch dưới dạng đa ngành nghề sản xuất và đa lĩnh vực sản xuất, nhưng hầu hết lại thiếu hệ thống xử lý nước xả thải đạt tiêu chuẩn nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
+ Phát triển, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của các Khu công nghiệp ở Thái Bình.
II. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2002 – 2008
Năm 2002 là năm đầu tiên có dự án FDI đầu tư vào các KCN ở tỉnh Thái Bình, và từ đó đến cuối năm 2008, các KCN ở Thái Bình thu hút được 35 dự án FDI kể cả các dự án cấp mới với tổng số vốn đăng ký lên đến 227.988.311 USD, để đánh giá được thực trạng thu hút FDI vào các KCN ở Thái Bình chúng ta cần phân tích được nguồn gốc và cơ cấu nguồn vốn FDI.
Nguồn gốc và cơ cấu vốn FDI
Cơ cấu nguồn vốn theo đối tác
Hiện nay đã có 5 quốc gia có doanh nghiệp sang sản xuất kinh doanh vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trong đó Đài Loan là quốc gia có nhiều dự án đầu tư nhất (28/35 dự án là của Đài Loan). Tuy nhiên vốn đăng ký của Đài Loan chỉ chiếm 57,02% tổng số vốn đăng ký, đây là một tỷ lệ tương đối nhỏ, bởi vì các dự án FDI của Đài Loan chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ như may mặc xuất khẩu, tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký chỉ đạt 38.11% cho thấy tiến độ giải ngân chưa đạt yêu cầu.
Bảng 2.4 Cơ cấu vốn đầu tư FDI vào các KCN ở Thái Bình theo đối tác:
Đơn vị: USD
STT
Đối tác
Số dự án
Vốn FDI
Vốn thực hiện/Đăng ký (%)
Đăng ký
Thực hiện
1
Đài Loan
28
130.426.506
49.701.110
38,11
2
Hồng kông
2
39.118.415
20.832.500
53,25
3
Hàn Quốc
1
3.243.970
2.476.187
76,33
4
Mỹ
1
10.000.000
4.470.573
44,71
5
Trung Quốc
3
45.199.420
3.300.000
7,3
6
Tổng
35
227.988.311
80.780.370
35,43
Nguồn Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình.
Sau Đài Loan là Trung Quốc với 3 dự án đầu tư vào KCN ở Thái Bình, tuy số dự án không nhiều như của Đài Loan nhưng quy mô dự án đăng ký lớn, trung bình khoảng 15 triệu USD một dự án, tuy nhiên số vốn thực hiện lại tương đối ít, do các dự án này có quy mô lớn nên vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Hồng Kông vẫn là quốc gia đứng đầu trong danh sách các đối tác có quy mô dự án đăng ký lớn và tỷ lệ vốn sử dụng/vốn đăng ký lớn nhất. Quy mô dự án trung bình gần 20 triệu USD, với hơn 53% vốn đăng ký đã được sử dụng.
Hai đối tác còn lại là Hàn Quốc và Mỹ chỉ mới bước chân vào thăm dò và thử nghiệm tại các KCN ở Thái Bình nên không có gì nổi bật tuy nhiên mới là dự án đầu tiên mà quy mô lớn hơn 3 triệu USD cũng để lại triển vọng cho đầu tư giai đoạn sau.
b.Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Các KCN ở tỉnh Thái Bình hầu hết được quy hoạch đa ngành nghề nhưng vốn FDI đầu tư vào lại chỉ tập trung ở một số ngành nghề truyền thống, cụ thể được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn FDI theo lĩnh vực kinh doanh.
Đơn vị: USD.
STT
Ngành lĩnh vực
Số Dự án
Vốn Đầu tư
Vốn Đăng ký
Vốn Thực hiện
1
Công nghiệp nặng
12
125.623.000
35.339.243
2
Công nghiệp nhẹ
11
39.320.000
24.409.000
3
Công nghiệp chế biến
3
17.001.911
9.000.000
4
Công nghiệp SX đồ điện tử
9
46.043.400
12.032.127
5
Ngành dịch vụ
0
0
0
Tổng
35
227.988.311
80.780.370
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình
Ngành công nghiệp nhẹ bao gồm các ngành dệt may xuất khẩu vẫn chiếm số lượng lớn và có thể coi đây là ngành nghề truyền thống trong các KCN ở tỉnh Thái Bình cũng bởi vì chúng phù hợp với nguồn lao động trong tỉnh. Một số ngành công nghiệp nặng đã bắt đầu được các nhà đầu tư nước ngoài khai thác ở các KCN tỉnh Thái Bình như sản xuất thép, phôi hợp kim nhôm ở Khu công nghiệp Phúc Khánh do Đài Tín quản lý cùng một số dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đồ điện tử nhưng phần lớn vẫn ở dạng gia công chế tác và mới bắt đi vào sản xuất trong các khu công nghiệp. Tuy chỉ gia công chế tác nhưng vẫn đòi hỏi về tay nghề và trình độ nên lao động trong tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Số dự án được tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp nặng nhưng như đã trình bày ở trên do mới bắt đầu đi vào thử nghiệm nên tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp, vốn thực hiện chỉ đạt 28,13% vốn đăng ký. Tương tự như lĩnh vực công nghiệp nặng là công nghiệp sản xuất đồ điện tử - tỷ lệ vốn đầu tư sử dụng trong các dự án cũng không cao (26,13%), do đây cũng không phải là thế mạnh của các KCN trong tỉnh. Hai lĩnh vực truyền thống như công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến do mang tính truyền thống nên việc đầu tư và sử dụng vốn đầu tư có khả quan hơn các lĩnh vực trên, tỷ lệ giải ngân đều đạt trên 50%.
c.Cơ cấu theo hình thức đầu tư
Nếu phân theo hình thức đầu tư thì toàn bộ các dự án đầu tư vào các KCN ở Thái Bình đều được đầu tư dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư bỏ toàn bộ vốn đầu tư và chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn FDI vào các KCN ở Thái Bình qua các năm
Dự án FDI đầu tiên đầu tư vào KCN ở Thái Bình vào năm 2002 là dự án sản xuất các loại ắc quy của công ty ắc quy KORNAM của Hàn Quốc được đầu tư vào KCN Phúc Khánh. Tính đến cuối năm 2008 tổng số dự án FDI vào các KCN là 35 dự án, sau đây là bảng tổng kết dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN ở Thái Bình.
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp dự án FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình theo năm giai đoạn 2002 – 2008
Đơn vị : USD
Năm
Số DA
Vốn đầu tư
Vốn thực hiện/vốn đăng ký (%)
Quy mô trung bình một Dự án
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
2002
1
3.243.970
2.476.187
76,33
3.243.970
2003
1
3.400.000
2.823.000
83,02
3.400.000
2004
5
40.992.921
28.617.937
69,81
8.198.584
2005
2
4.900.000
4.897.250
99.9
2.450.000
2006
2
9.000.000
7.593.062
84,37
4.500.000
2007
12
64.351.420
22.884.076
35,56
5.362.618
2008
12
102.100.000
11.488.858
11,21
8.508.333
Tổng
35
227.988.311
80.780.370
35,43
6.513.951
Nguồn: Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình
Sau 6 năm (2002 – 2008) số dự án FDI đăng ký vào KCN tỉnh Thái Bình đã tăng lên 35 dự án như vậy trung bình mỗi năm các KCN thu hút được 5 dự án. Những năm đầu tiên của giai đoạn, số dự án FDI đầu tư vào vẫn rất hạn chế, do thời gian đó các KCN của tỉnh chưa thực sự phát triển, phải đến tận năm 2007 các dự án FDI mới ồ ạt vào các KCN, mỗi năm trung bình 12 dự án được đăng ký tạo thành một bước ngoặt trong việc thu hút FDI vào các KCN, khiến cho bộ mặt của tỉnh thực sự khởi sắc.
Số vốn đăng ký cũng tăng mạnh theo thời gian, đến năm 2008 với con số đăng ký cao nhất là 102.100.000 USD vì Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp nên với lượng FDI đổ vào như vậy sẽ giúp cho các KCN phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Năm 2008 là năm bùng nổ về thu hút FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình tuy nhiên lượng vốn sử dụng lại rất ít do các dự án đó mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đang hoặc chưa tiến hành xây dựng.
Trong cả giai đoạn thì quy mô trung bình một dự án FDI trên 6,5 triệu USD, xét theo từng năm thì quy mô các dự án cũng tăng theo thời gian mặc dù quy mô dự án phụ thuộc vào nhà đầu tư và lĩnh vực đầu tư (như quy mô dự án FDI năm 2005 nhỏ bởi dự án đăng ký vào năm đó đầu tư vào lĩnh vực may mặc). Năm 2004 và năm 2008 là hai năm thu hút được các dự án FDI có quy mô đăng ký đáng kể (trên 8 triệu USD/1 dự án).
Tình hình giải ngân vốn FDI vào các dự án tại các KCN ở Thái Bình
Tình hình giải ngân vốn đầu tư được xem xét trên nhiều khía cạnh nhưng chủ yếu vẫn là dựa trên tiến độ thực hiện và tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký. Do vậy việc trước tiên muốn đánh giá được điều đó phải tổng hợp được tiến độ thực hiện các dự án FDI ở các KCN tại Thái Bình
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp tiến độ sản xuất các dự án FDI vào các KCN tỉnh Thái Bình (2002-2008) phân theo năm đăng ký
Đơn vị: Dự án
Năm
Tiến độ thực hiện
Đã và đang sản xuất
Chuẩn bị sản xuất
Đang xây dựng
Chưa xây dựng
Tổng
2002
1
-
-
-
1
2003
1
-
-
-
1
2004
4
-
1
-
5
2005
2
-
-
-
2
2006
2
-
-
-
2
2007
3
4
5
-
12
2008
1
3
5
3
12
Tổng
14
7
11
3
35
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình.
Trong 35 dự án FDI đầu tư vào Thái Bình từ năm 2002 thì có 14 dự án đã và đang đi vào sản xuất, 7 dự án đã xây dựng xong và chuẩn bị để tiến hành sản xuất, 11 dự án đang trong quá trình xây dựng và số dự án còn lại chưa xây dựng, các dự án này đều là dự án cấp mới của năm 2008 do vậy nên chưa được triển khai.
Các dự án từ năm 2006 trở về trước hầu hết đã hoàn thành đúng tiến độ, duy chỉ có một dự án của năm 2004 là dự án cơ sở hạ tầng của Trung tâm dịch vụ thương mại Đài Loan, đến nay vẫn đang trong tình trạng xây dựng dở dang, mặc dù quy mô dự án không lớn (4.994.506 USD). Cùng với 3 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2007 đến nay chưa có động tĩnh gì, nếu xét về tiến độ thì các dự án này đã bị chậm, các cấp quản lý cần phải có biện pháp đôn đốc việc triển khai hoặc kiểm tra lại năng lực tài chính của các dự án này để có những điều chỉnh phù hợp.
Để đánh giá được thực trạng giải ngân vốn đầu tư ngoài việc xem xét tiến độ thực hiện còn phải kiểm tra số vốn thực hiện đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể sử dụng Bảng 2.6 ở trên để quan sát. Tổng số vốn thực hiện của 35 dự án chỉ đạt con số khiêm tốn là 80.780.370 chỉ bằng 35,43% số vốn đăng ký do hầu hết các dự án đã đi vào sản xuất đều giải ngân vốn ít hơn rất nhiều so với số vốn đăng ký, chưa kể các dự án đang xây dựng và chưa xây dựng. Năm 2007 số vốn giải ngân chỉ quá một phần ba số vốn đăng ký. Năm 2008 chỉ sử dụng được 11,21% vốn đăng ký do năm này đều bao gồm các dự án cấp mới đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và chuẩn bị xây dựng. Tuy nhiên đó không phải là lý do chính giải thích cho sự hạn chế trong vốn sử dụng của năm 2008, bởi còn một lý do khác xuất hiện từ phía ngoài. Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến vốn giải ngân của các dự án FDI, vấn đề này sẽ được phân tích sâu hơn trong chương tiếp theo.
Như vậy qua việc phân tích trên đã cho thấy thực trạng vốn FDI ở các KCN tại Thái Bình giải ngân chưa đạt yêu cầu do vốn giải ngân ít và tiến độ thực hiện chậm
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2002 -2008
Thành tựu về thu hút FDI vào các KCN giai đoạn 2002 -2008
Số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN ngày càng tăng
Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình đã thống kê được đến cuối năm 2008, các KCN đã thu hút được 35 dự án FDI (chiếm 7/9 số dự án FDI vào toàn tỉnh). Đây là một kết quả khả quan giúp khẳng định vai trò quan trọng của KCN trong việc thu hút FDI cho toàn tỉnh
Bảng 2.8: Tổng hợp các dự án FDI vào các KCN
theo năm đăng ký (2002-2008)
Đơn vị: Dự án
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Số DÁ
1
1
5
2
2
12
12
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái BÌnh
Theo tài liệu thống kê của sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình thì năm 2000 có dự án FDI đầu tiên đăng ký đầu tư vào Thái Bình. Tuy nhiên dự án này lại không thuộc về Khu công nghiệp mặc dù như đã phân tích ở trên KCN được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm thu hút FDI, mà sau đó 2 năm các nhà đầu tư nước ngoài mới chú ý đến các KCN. Từ đó đến cuối năm 2008 đã thu hút được tổng cộng 35 dự án FDI vào KCN, tức trung bình mỗi năm có 5 dự án FDI đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đây là một kết quả đáng chú ý về sự gia tăng về số lượng các dự án FDI, mặc dù nhận được vốn FDI sau các khu vực khác nhưng tính đến nay, số dự án FDI vào khu công nghiệp chiếm phần lớn tổng dự án FDI vào toàn tỉnh (7/9 số dự án FDI thuộc KCN).
Từ năm 2002-2006 số dự án FDI vào KCN còn hạn chế bởi thời gian này là thời gian thăm dò và thử nghiệm trên mảnh đất mới. Khi đã tạo được niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài thì họ bắt đầu ồ ạt đầu tư vào các KCN khiến cho số dự án FDI vào KCN trong hai năm 2007 và 2008 tăng đáng kể (mỗi năm 12 DA), do đó KCN đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
Như vậy số dự án FDI vào các KCN liên tục tăng trong các năm qua tạo cơ sở cho chúng ta đặt mục tiêu cao cho giai đoạn sau, giai đoạn 2009 - 2015
b. Quy mô vốn đầu tư cho một dự án tăng
Dù quá trình thu hút FDI vào các KCN ở Thái Bình chưa dài nhưng nó cũng có những thành tựu nhất định. Bảng 2.6: Quy mô trung bình các dự án FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình tuy còn nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm, như vậy là phù hợp với quy luật phát triển chung đi từ ít đến nhiều và ngày càng tiến tới con sô 10 triệu USD trung bình một dự án
c. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
Mặc dù theo phân tích ở trên thì vốn FDI thực hiện của các dự án FDI vào KCN ở Thái Bình còn chưa tương xứng với số vốn đăng ký nhưng không thể phủ nhận một thành tựu rằng số vốn ấy vẫn có xu hướng tăng dần qua các năm chứng tỏ những hạn chế việc giải ngân vốn đầu tư đã dần được sửa chữa.
Vốn thực hiện của các dự án thường nhỏ hơn vốn đăng ký nhưng có một số dự án số vốn sử dụng vẫn vượt số vốn đăng ký ban đầu do trong quá trình sản xuất họ đăng ký tăng vốn đầu tư để mở rộng quy mô.
Bảng 2.9: Tổng hợp các dự án FDI đăng ký tăng vốn đầu tư:
Đơn vị: USD
Tên dự án
Thời gian ĐK
Vốn Đầu tư
Ghi chú
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
Dự án SX các loại ắc quy
27/08/2002
3.243.970
2.476.187
Tăng VĐT từ 2.368.970 lên 3.243970
Dự án SX đồ đồng xuất khẩu
09/06/2004
900.000
1.061.000
Tăng VĐT từ 700.000 lên 900.000
Dự án SX mành, chiếu, bình phong
31/12/2004
1.080.000
1.000.000
Tăng VĐT từ 1.000.000 lên 1.080.000
Dự án SX phôi hợp kim nhôm
12/08/2005
4.000.000
4.206.250
Tăng VĐT từ 2.800.000 lên 4.000.000
Dự án gia công tẩy nhuộm quần áo bò và quần áo thường
15/03/2007
19.000.000
8.628.937
Tăng VĐT từ 9.000.000 lên 19.000.000
Dự án SX thức ăn chăn nuôi
23/08/2007
3.588.920
2.600.000
Tăng VĐT từ 3.447.000 lên 3.588.920
Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Cơ cấu nguồn vốn FDI chưa đa dạng
Một điều dễ nhận thấy nhất khi nghiên cứu về FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình đó là cơ cấu nguồn vốn theo đối tác, theo hình thức đầu tư, theo lĩnh vực kinh doanh đều không đa dạng.
Theo đối tác: Phần lớn số dự án là của Đài Loan, điều này cũng dễ hiểu vì đầu tư vào các KCN ở Thái Bình còn đang rất mới mẻ, Đài Loan là một nước lân cận đã qua thời gian dài tìm hiểu mới quyết định đầu tư nhiều vào Thái Bình mà trọng tâm là các KCN. Do đó Đài Loan và tỉnh Thái Bình đã thiết lập được mối quan hệ tốt do đó sẽ thu hút các nhà đầu tư Đài Loan đến tỉnh Thái Bình đầu tư phát triển. Hơn nữa Thái Bình đã tạo điều kiện đầu tư thoáng giúp cho các doanh nghiệp Đài Loan có thể hạ thấp giá thành khai thác từ đó hạ thấp giá cả thuê đất, thu hút nhiều doanh nghiệp vào đầu. Việc Công ty Đài Tín vào đầu tư tại các KCN ở Thái Bình như một mũi tên dọn đường cho các Doanh nghiệp khác của Đài Loan tiếp bước vào Thái Bình.
Phân theo hình thức Đầu tư: Như đã trình bày ở phần lý luận chung về FDI, có nhiều hình thức đầu tư FDI trong thực tiễn nhưng FDI đầu tư vào các Khu công nghiệp Thái Bình hoàn toàn là kiểu hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài do đó mọi hoạt động trong các doanh nghiệp đều do nước ngoài điều hành.
Phân theo lĩnh vực kinh doanh: các dự án đầu tư chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp như may mặc xuất khẩu và gia công chế biến các thiết bị điện. Các dự án đầu tư mới chỉ khai thác ở lĩnh vực sơ chế, gia công là chính, còn những dự án lớn với hàm lượng công nghệ cao thì gần như không thu hút được nhiều. Các ngành này là ngành truyền thống của Thái Bình bởi nó dựa trên đặc điểm về nguồn lao động trong tỉnh phù hợp với ngành nghề sản xuất này do không đòi hỏi tay nghề cao và cũng không phải yêu cầu đào tạo nghề
2.1.2 Nguồn vốn FDI vào các KCN còn hạn chế
Khu công nghiệp được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm mục đích thu hút các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án FDI, ở Thái Bình các KCN đã thực hiện tốt vai trò thu hút FDI chủ yếu cho toàn tỉnh tuy nhiên số lượng FDI vào KCN cũng như vào tỉnh vẫn còn rất hạn chế. Năm 2008 toàn tỉnh thu hút được 12 dự án FDI thì cả 12 dự án đó đều thuộc các KCN. Do vậy có thể thấy rằng phần lớn FDI vào tỉnh là do đóng góp của KCN, tuy nhiên nguồn vốn này còn quá ít nếu đem so sánh nó với vốn đầu tư phát triển vào toàn tỉnh:
Bảng 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư của Thái Bình phân theo nguồn vốn
giai đoạn (2003-2008)
Đơn vị: %
Chỉ tiêu/năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Vốn Nhà nước
46,67
45,53
43,93
42,64
42,75
42,71
Vốn ngoài quốc doanh
50,73
48,89
54,22
55,17
54,32
53,24
FDI
2,6
5,68
1,85
2,19
2,93
4.05
Tổng
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Thái Bình
Tỷ lệ vốn FDI trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh không ổn định, năm 2004 số tỷ lệ này vượt quá 5% nhưng đến năm 2005 lại chỉ còn dưới 2%, các năm sau đó tỷ lệ này cũng tăng dần nhưng mức tăng không đáng kể. Tỷ lệ vốn FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển qua các năm chỉ chiếm từ 2 – 5% đây là một tỷ lệ tương đối nhỏ. Điều này có thể cho thấy được vốn FDI vào Thái Bình không ổn định và nó chưa thực sự thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bởi vì như ta đã biết vốn đầu tư là một trong những nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư trong và ngoài nước đều có vai trò riêng do đó có những đóng góp nhất định trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, vì vậy cần phải biết cân đối hai nguồn này, vốn đầu tư trong nước giữ vai trò quyết định còn vốn đầu tư nước ngoài giữ vai trò quan trọng.
Vốn FDI giải ngân chậm
Như đã phân tích ở trên vấn đề vốn giải ngân đươc xét trên hai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21819.doc