Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KCN, KCX 3

1. Một số lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3

1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3

1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4

1.3. Các hình thức FDI trong thực tiễn. 5

2. Một số vấn đề lý luận về KCN, KCX: 8

2.1. Khái niệm, đặc điểm KCN, KCX: 8

2.2. Sự cần thiết phải phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong nền kinh tế. 10

3. Cơ cấu của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 11

4. Kinh nghiệm của một số nước trong công cuộc phát triển KCN, KCX. 14

4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 15

4.2. Kinh nghiệm của Đài Loan. 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI PHÁT TRIỂN KCN, KCX Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 16

1. Quá trình hình thành và phát triển của KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay. 16

a. Chủ trương phát triển KCN, KCX của Đảng và Nhà nước. 16

b. Quy hoạch tổng thể phát triển KCN. 18

c. Quá trình hình thành các KCN, KCX. 19

2. Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài phát triển KCN, KCX ở Việt Nam. 22

3. Những thành quả và tồn tại trong KCN, KCX ở Việt Nam. 26

3.1. Những thành quả. 26

3.2. Những tồn tại 27

CHƯƠNG III 33

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI PHÁT TRIỂN KCN, KCX Ở VIỆT NAM. 33

1. Phương hướng phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam 33

2. Các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển KCN, KCX ở Việt Nam trong thời gian tới. 39

2.1. Đồng bộ hoá hệ thống pháp luật, tạo môi trường thông thoáng để thu hút vốn đầu tư. 39

2.2. Tạo ra quy hoạch KCN,KCX hợp lý. 40

2.3. Phát huy dân chủ trong hoạt động kinh tế. Tạo mối quan hệ hợp lý giữa Nhà nước và KCN, KCX. 41

2.4. Cải thiện chính sách thuế, giảm thuế cho thuê đất. 42

2.5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong KCN, KCX. 43

2.6. Xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, thực hiện nguyên tắc một cửa, tại chỗ. 43

2.7. Chủ động vận động đầu tư và tiếp thị vào KCN, KCX. 44

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được dùng. Về quản lý do cục quản lý KCN TháiLan và ngoài ra cục còn có chức năng kinh doanh. Về chính sách đối với xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, Nhà nước không ưu đãi cho vốn vay, tuy nhiên Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các Công ty Nhà nước vay mà không phải thế chấp. Mọi ưu tiên đều dành hết cho các khu công nghiệp trong nước. Mọi khách hàng muốn đầu tư vào khu công nghiệp họ sẽ được tạo điều kiện cần thiết để biết về KCN, nạng lưới KCN. 4.2. Kinh nghiệm của Đài Loan. Đài Loan là một trong những quốc gia thành công trong việc phát triển KCN, KCX. Từ cuối những thập kỷ 50, Đài Loan đã nhận định được vị thế kinh tế của mình là loại hình kinh tế hải đảo đất chật người đông, tài nguyên nghèo nàn kinh tế phụ thuộc rất lớn vào ngành ngoại thương. Vì vậy Đài Loan chỉ phát triển những ngành công nghệp nhỏ sử dụng nhiều lao động. Các xí nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện rất nhiều trong KCN, KCX và các doanh nghiệp này được hưởng cơ sở hạ tầng thuận lợi cùng một số ưu đãi khác. Hiện nay Đài Loan có 3 KCX, 30 KCN, 2 KCNC. Trung ương quản lý 12 KCN có tầm quan trọng nhất nằm trong qui hoạch được chính quyền tự phê duyệt. Các khu công nghiệp còn lại do địa phương hoặc tư nhân quản lý. Các KCN ở Đài Loan phân bố khắp nước hầu như huyện nào cũng có khu công nghiệp, mỗi khu công nghiệp là một hạt nhân để phát triển vùng. Đây là những kinh nghiệm quí báu để cho Nhà nước Việt Nam đánh giá lại tiềm năng, năng lực, định vị lại vị thế của mình để phát triển khu công nghiệp một cách hợp lý. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI PHÁT TRIỂN KCN, KCX Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 1. Quá trình hình thành và phát triển của KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay. a. Chủ trương phát triển KCN, KCX của Đảng và Nhà nước. KCN, KCX ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới mở cửa do Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994 đã nêu "quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặt biệt, khu công nghiệp tập trung". Tiếp theo, Nghị quyết Đại hộ lần thứ VIII năm 1996 cũng đã xác định rõ "Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả KCN, KCNC), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư". Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trunt ương Đảng khoá VIII cũng xác định phương hướng phát triển KCN trong thời gian tới là "phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả cá khu công nghiệp". Để thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển và phân bố công nghiệp, Nhà nước Việt Nam quyết định chủ trương phát triển công nghiệp tập trung vào các KCN, KCX theo quy hoạch xác định. Phát triển KCN, KCX nhằm đáp ứng các mục tiêu tạo đà tăng trưởng công nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và tăng bước phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tưe phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Đồng thời phát triển KCN, KCX cũng để thúc đẩy các cơ sở sản xuất, dịch vụ cùng phát triển, làm cơ sở cho việc phát triển các đô thị công nghiệp, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất. Việc phân bố và hình thành các KCN, KCX phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở điều kiện tự nhiên, môi trường và xã hội, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo hiệu quả cao, phát triển bền vững, cụ thể là: - Có khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi, có vị trí, quy mô diện tích phù hợp. - Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu, thuận lợi ch việc vận tải,. - Thuận lợi trong việc tấp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Có khả năng cung ứng lao động có chuyên môn. - Có điều kiện đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội. - Két hợp chặt chẽ phát triển KCN, KCX với quy hoạch đô thị và phân bố dân cư. - Đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia. b. Quy hoạch tổng thể phát triển KCN. Ngày 6 tháng 8 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 519/TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996 - 2010, trong đó công bố danh mục 33 KCN sẽ hình thành. Sau đó, trên cơ sở nhu cầu phát triển của từng địa phương, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ sung quy hoạch và chấp thuận chủ trương, nâng tổng số KCN, KCX theo quy hoạch đến năm 2010 được chấp thuận cho đến nay là 125 Khu (trong đó có một số khu, quyết định thành lập KCN đồng thời bổ sung quy hoạch phê duyệt). Bảng 1: Số các KCN theo quy hoạch đến 2010 tại các vùng STT Vùng Số KCN 1 Vùng trung du miền núi phía Bắc 3 2 Vùng Tây Nguyên 5 3 Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long 15 4 Đồng bằng sông Hồng 29 5 Vùng duyên hải miền trung 27 6 Vùng Đông Nam Bộ 46 Tổng cộng 125 (Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Số liệu trên bao gồm cả các KCN đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nguồn Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư). c. Quá trình hình thành các KCN, KCX. Nếu không tính các cụm công nghiệp hình thành từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở Miền Bắc hay ở Miền Nam trước giải phóng Miền Nam năm 1975, Khu chế xuấ Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 9 năm 1991 với diện tích 300 ha là KCX đầu tiên ở Việt Nam. Trong 12 năm qua đã có 76 KCN, KCX được thành lập, trong đó 73 KCN, 3 KCX với tổng diện tích tự nhiên trên 15.200 ha (không kể Khu Dung Quất 14.000 ha và khu kinh tế Chu Lai) trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê gần 10.600 ha. Bảng 2: KCN thành lập theo năm Năm Số KCN được thành lập Diện tích (ha) 1991 1 300 1992 1 62 1994 5 714 1995 5 1201 1996 12 1937 1997 22 3107 1998 15 2805 1999 2 152 2000 1 698 2001 1 918 2002 9 3210 2003 1 112 Tổng cộng 76 15216 (Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ kế hoạch và đầu tư) Diện tích KCN được thành lập trong các năm bao gồm cả diện tích mở rộng của các KCN đã được thành lập trước đó. Bảng 3: Số các KCN được thành lập tại các vùng (đến hết tháng 2.2003) STT Vùng Số KCN Diện tích (Ha) 1 Vùng trung du miền núi phía Bắc 2 139 2 Vùng Tây Nguyên 1 181 3 Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long 5 824 4 Đồng bằng sông Hồng 14 2121 5 Vùng duyên hải miền Trung 14 1972 6 Vùng Đông Nam Bộ 40 9977 Tổng cộng 76 15214 (Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - Trong tổng diện tích không tính KCN Dung Quất (rộng 14.000 ha) nằm trong Vùng kinh tế Trọng điểm miền Trung. Như vậy, từ việc xác định quy hoạch tổng thể, đến việc thành lập KCN tại các vùng cũng phần nào phản ánh được tiềm năng phát triển sản xuất công nghiệp của các vùng: Các KCN, KCX phân bố không đều theo lãnh thổ, tập trung chủ yếu tại 2 vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông trong khi đó, vùng Tây Nguyên mới có một KCN (diện tích 181 ha) vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có 2 khu (139 ha). Về quy mô, bình quân diện tích là 198 ha/ khu. KCN lớn nhất (không kể Khu Dung Quất 14.000ha) là KCN Phú Mỹ I tại Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích 954,4 ha, KCN nhỏ nhất là KCN Bình Chiểu tại thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 28ha. 2. Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài phát triển KCN, KCX ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, thì việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là công cụ…đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Thực tế cho thấy, qua gần 17 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài ở nước ta, các khu vực có vốn FDI đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển ổn định nền kinh tế đất nước. Qua tổng kết đến cuối năm 2004 trên phạm vi cả nước đã có 5,873 dự án đầu tư nước ngoài được cả giấy phép đầu tư; trong đó có 4,796 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 43,97 tỷ USD, vốn pháp định là 19,5 tỷ USD, và 1,038 dự án giải thể trước thời hạn với tổng vốn đầu tư là 14,46 tỷ USD. Trong số các dự án còn hiệu lực, có 2,304 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng đầu tư là 27,71 tỷ USD, có 869 dự án đang xây dựng cơ bản với tổng vốn đầu tư là 9,95 tỷ USD. Trong tổng số vốn đầu tư, có 45,5% số vốn đầu tư cấp mới theo hình thức 100% vốn nước ngoài và 42,5% theo hình thức liên doanh, số còn lại theo hình thức BCC và BOT. Đặc biệt trong những năm gần đây, do thực hiện đồng bộ nhiều chính sách ưu đãi, cơ sở hạ tầng được chuẩn bị sẵn…cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nên việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN và KCX đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Năm 2003 tổng vốn đầu tư mới và đầu tư tăng thêm vào các KCN và KCX là 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2002, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ở các KCN, KCX cũng tăng cao đạt 856 triệu USD tăng 71% so với năm 2002. Trong khi số dự án nước ngoài vào nước ta năm 2003 giảm 18%, thì số vốn xin tăng thêm của các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN và KCX vẫn tăng thêm 34%. Đến cuối năm 2004 các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào các KCN và KCX với 1,442 dự án (không kể 19 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng), có tổng vốn đầu tư là 11,390 triệu USD, chiếm 36,20% số dự án và chiếm tỷ trọng 29% vốn đăng ký của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trong cả nước. Trong đó có 10 nước và vùng lãnh thổ có số dự án, số vốn đầu tư lớn: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singgapo, Hồng Kông, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaisia…Nếu chỉ tính riêng cho các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ sản xuất công nghiệp (trừ dầu khí, du lịch, khách sạn, khu đô thị, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học, tài chính, ngân hàng, trồng rừng…) thì tỷ trọng này chiếm trên 40%. Các dứan có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghiệp đầu tư vào KCN, KCX chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với hơn 1000 dự án chiếm trên 80% số dự án. Các dự án đầu tư vào các KCN và KCX triển khai nhanh và thuận lợi hơn so với các dự án ngoài KCN và KCX. Có thời gian xây dựng tương đối ngắn từ 1- 2 năm, cá biệt có những dự án chỉ thực hiện trong vòng 6 tháng sau khi cấp giấy phép đầu tư đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư của các dự án đầu tư vào các KCN và KCX còn chưa đa dạng ngành nghề, mà chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ như: dệt, sợi, may mặc…và công nghiệp chế biến thực phẩm là các dự án thu hút nhiều lao động và có tỷ trọng xuất khẩu cao. Còn các dự án công nghiệp tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực lắp ráp các sản phẩm điện tử và sản xuất hàng tiêu dùng, còn các ngành công nghiệp nặng như vật liệu xây dựng, hoá chất, cơ điện, cơ khí…còn rất ít so với tiềm năng vốn có. Việc phát triển các KCN và KCX trong thời gian qua đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cần thiết từ các nhà đầu tư để phát triển sản xuất, tăng gía trị hàng công nghiệp, tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Đồng thời tạo động lực lớn cho quá trình tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu tiên tiến của khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và có điều kiện phân công lại lực lượng lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia quản lý trong lĩnh vực này, để tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài trong các KCN, KCX nhằm tăng cường thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI vào nước ta, cũng như phát triển có chất lượng các KCN, KCX hoàn thành mục tiêu quy hoạch đến năm 2010 có 125 KCN và KCX trên phạm vi cả nước, cần tập trung giải quyết các nội cung cơ bản. Đó là các cấp, bộ, ngành cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX co thích hợp với tình hình thực hiện mới đặt ra, nhằm tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc và những vấn đề phát sinh như: vấn đề quy hoạch phát triển, điều tiết cơ cấu đầu tư, vấn đề về quản lý Nhà nước đối với các KCN và KCX, chính sách thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào KCN và KCX, vấn đề đời sống công nhân trong các KCN và KCX, vấn đề tranh chấp lao động trong các KCN và KCX…Bởi đây là những vấn đề tạo lực cản lớn trong việc thu hút nguồn vốn FDI đầu tư vào các KCN và KCX ở nước ta. Trong thời gian qua, các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trong nước và đặc biệt là nước ngoài: Thu hút trên 2,431 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư gần 10,4 tỷ USD và 57,382 nghìn tỷ đồng. Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh) tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, ngoài việc tạo nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đã đa dạng hoá thành phần các doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư, góp phần hấp dẫn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Số doanh nghiệp Vốn đăng ký Doanh nghiệp trong nước 307 1,38 tỷ USD Doanh nghiệp ngoài nước 543 6,1 tỷ USD Tổng 850 7,48 tỷ USD Nguồn: Ban quản lý KCN Việt Nam tính đến năm 2004. Tính đến năm 2004 đã có 850 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong các khu công nghiệp với tổng số vốn đăng ký 7,48 tỷ USD trong đó có 543 doanh nghiệp nước ngoài đăng kí 6,7 tỷ USD và 307 doanh nghiệp trong nước vốn đăng ký 16,998 tỷ đồng. Vốn đã thực hiện khoảng 40% tổng vốn đăng kí. Đã có 24 nước, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào khu công nghiệp. Phần lớn các đối tác nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp thuộc các nước đông á và đông nam Châu Á. Các Công ty của Nhật Bản đã thực hiện các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến và giá trị xuất khẩu lớn như dự án sản xuất các thiết bị vi điện tử như Công ty FUJILSU, động cơ nhỏ MABUCHI, người máy rorze robotech…Các Công ty của Đài Loan, Hàn Quốc quan tâm đến công nghiệp điện tử, giầy da dệt, chế biến nông sản phục vụ sản xuất công nghiệp. Các đối tác châu Âu và Mỹ có các dự án đầu tư gắn liền với công nghiệp chế biến khí và công nghiệp hoá chất. Các KCN phía nam thực hiện đa dạng hoá các dự án đầu tư trong khi các khu công nghiệp ở Hà Nội và Hải Phòng tập trung vào hai đối tá là Nhật Bản và Hàn Quốc. Nếu như những năm trước đây, đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao trong khu công nghiệp (chiếm khoảng 50% vốn đầu tư phát triển hạ tầng, gần 90% số dự án đầu tư và 93% vốn đầu tư của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp) thì từ năm 1998 đến nay hình thức đầu tư trong nước nhích dần. Đây là một hiểu hiện tốt. Riêng 9 tháng đầu năm 1999 các KCN đã thu hút được 183 dự án, tăng 55% so với năm 1998. Với tổng vốn đăng kí là 632 triệu USD, tăng 54% so với năm 1998, trong đó có 75 dự án đầu tư nước ngoài vốn đăng kí là 425 triệu USD. Đầu tư trong nước có 108 dự án, vốn đăng kí 2.887 tỷ đồng Việt Nam, tăng 4 lần so với năm 1998. Như vậy tình hình thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN, KCX của Việt Nam mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á nhưng vẫn có các dấu hiệu khả quan. 3. Những thành quả và tồn tại trong KCN, KCX ở Việt Nam. 3.1. Những thành quả. a. Về góp phần tăng trưởng kinh tế. Các khu công nghiệp đã tạo thêm năng lực sản xuất mới, tạo nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán, tiết kiệm đất đai, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất. b. Vấn đề tạo việc làm Các khu công nghiệp đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, và góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động. Ngoài số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp khu công nghiệp, các khu công nghiệp cũng tạo thêm việc làm gián tiếp, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, cung ứng vật liệu và dịch vụ. c. Là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Các khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng, là hạt nhân đẩy phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở những vùng có khu công nghiệp phát triển mạnh như Biên Hoà, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thuận An (Bình Dương)…Cùng với quá trình phát triển khu công nghiệp, các điều kiện và kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu vực đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu về dịch vụ gia tăng nên các khu công nghiệp đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ và tạo doanh thu cho các cơ sở dịch vụ trong vùng. Các khu công nghiệp được thành lập trong thời gian qua, ngoài việc đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá tại các trung tâm công nghiệp lớn, đã bắt đầu có tác động lan toả tích cực trong việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của các vùng phụ cận. d. Tập trung xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Do tập trung các cơ sở sản xuất nên các khu công nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Các khu công nghiệp còn là địa chỉ tốt để đi đôi các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Đây là một trong số các mục tiêu quan trọng hàng đầu đặt ra đối với việc thành lập khu công nghiệp. e. Về cơ chế quản lý. Cơ chế quản lý mở cửa, tại chỗ đã được các ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh thực hiện một cách có hiệu quả và được đánh giá cao. Bằng cơ chế uỷ quyền, các ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có thể giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm chi phí cho đầu tư. 3.2. Những tồn tại KCN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và FDI, nếu như vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong giai đoạn 1994 - 1997 thì vài năm gần đây việc thu hút đầu tư vào các KCN có chiều hướng giảm dần. Tình hình thu hút đầu tư, đặc biệt đầu tư nước ngoài vào các KCN, KCX năm 2003 giảm hơn cùng kỳ năm trước xuất phát từ các nguyên nhân. - Việc đầu tư phát triển các KCN không theo một quy hoạch thống nhất, hầu như địa phương nào cũng có KCN với chức năng tương tự nhau nên không tận dụng được những lợi thế so sánh, dẫn tới tình trạng cạnh tranh nhau gay gắt, thậm chí có tình trạng chen lấn để thu hút vốn đầu tư. - Thiếu sự phối hợp giữa các KCN, giữa các địa phương trong các vùng, các KCN thường phát triển riêng rẽ, đầu tư tất cả các hạng mục công trình, kể cả xây dựng các cụm dân cư, đầu tư tốn kém, giảm hiệu quả hoạt động của các KCN. - Việc chọn địa điểm xây dựng các KCN là việc làm nghiêm túc song chưa tuân theo các nguyên tắc. ở nhiều nơi có quá nhiều khu CN dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt của những nhà đầu tư về lựa chọn địa điểm, dẫn tới tốn kém xây dựng kết cấu hạ tầng và chọn vốn vào kết cấu hạ tầng lâu và lớn, hiệu quả KCN bị giảm sút. - Các KCN còn bất cập về cơ cấu ngành nghề, về đầu tư chiều sâu, chất lượng các dứan đầu tư thu hút chưa cao, chất lượng KCN không ngang tầm khu vực. Sự phát triển KCN, KCX đang là cấp thiết bức xúc, song sự phát triển đang là gặp nhiều khó khăn trở ngại, khó khăn chủ yếu vẫn nằm trong khâu đất đai, đền bù. Theo ban quản lý các KCN, KCX đầu tư vào các KCN giảm nguyên nhân chính là do các KCN không có sân đất để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư do thiếu quỹ đất, mặc dù khách hàng không nhiều, trong khu quỹ đất còn nhiều nhưng lại không khai thác được do giá đền bù giải toả tăng mạnh, giá san lấp mặt bằng lớn. Mặt khác giá thuê đất trong KCN, KCX khá cao, giá cả đất đai của các thành phố Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, giá thuê đất ở TPHCM cao hơn gấp 4 - 6 lần ở Trung Quốc và gấp 6 lần ở Thái Lan. - Ở Việt Nam nguyên nhân chính sút giảm nguồn vốn đầu tư, kể cả FDI và các KCN còn là do chưa đáp ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ cơ sở hạ tầng. Tiến độ thi công cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, dịch vụ cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được, điện, nước, điện thoại không ổn định ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong các KCN. - Các KCN được lập quá nhiều, chiếm diện tích đất khá lớn trong quỹ đất hạn hẹp của nước ta, tổng một số đất cho thuê chỉ bằng 45% diện tích có thể sử dụng, nhiều KCN thành lập cách đây 2 - 3 năm, thậm chí 4 - 5 năm mà chưa có khách đến thuê. KCN Hải Phòng, Kim Hoa Vĩnh Phúc là những thí dụ. - Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các KCN, KCX. Các dứan đầu tư thu hút vào các khu CN ở các địa phương có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý, mối quan hệ của các cơ quan liên quan vẫn chưa có sự phối hợp đồng bộ, chậm ban hành sửa đổi bổ sung quy chế KCN, KCX. - Chính sách thuế còn nhiều tồn tại, chẳng hạn chính sách KCX của Việt Nam ra đời cách đây 10 năm ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư. Ở các nước doanh nghiệp đầu tư vào KCN được ban hành sản xuất vào nội địa thì Việt Nam lại buộc doanh nghiệp trong KCX phải xuất khẩu 100%. Doanh nghiệp nội địa đưa hàng vào KCX gia công khi nhận hàng ra phải đóng thuế như hàng xuất khẩu, kết quả là doanh nghiệp trong KCX ít nhận được hàng gia công từ nội địa, còn doanh nghiệp nội địa thích nhập khẩu. - Không thống nhất trong nhận thức và vận dụng phát triển KCN. Sau hơn 10 năm hoạt động, vai trò của KCN, KCX đối với sự phát triển của nền kinh tế là không thể phủ nhận. Nhưng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn tồn tại nhận thức cho rằng KCN chỉ là "một túi đựng các doanh nghiệp công nghiệp" nên vẫn còn trường hợp thực thi chính sách, tổ chức quản lý KCN như các doanh nghiệp riêng rẽ. Nói cách khác trong tư duy vẫn chưa coi KCN là thực thể kinh tế - xã hội, từ đó xuất hiện những biểu hiện bàng quang đứng ngoài, thậm chí có tư tưởng phủ định vai trò của KCN cho rằng phát triển KCN trong thời gian qua là theo phong trào, thay vì phải cùng hợp lực để phát huy vai trò, hiệu quả của nó vì lợi ích của ngành, của địa phương và của nền kinh tế. Có địa phương cho rằng: KCN là của trung ương và khoán trắng cho ban quản lý KCN và Công ty phát triển hạ tầng. - Luật pháp không đồng bộ, không đáp ứng nhu cầu phát triển. Vẫn còn sự khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nớc ngoài trong hoạt động KCN. Do vẫn còn duy trì chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước nên đến nay vẫn chưa tạo được một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tạo sự cạnh tranh trong một môi trường pháp lý công bằng và minh bạch. Công tác quy hoạch và phát triển KCN dựa trên cơ sở các đề nghị của UBND tỉnh, không thực sự gắn quy hoạch ngành nghề kết hợp với lãnh thổ trên cơ sở quy hoạch tổng thể. Danh mục các KCN mới nêu tên, địa điểm và diện tích đất, không có nội dung kinh tế- kỹ thuật, nên khi xem xét không đủ thông tin, căn cứ để ra quyết định chính xác KCN nào làm trước, KCN nào cho phép triển khai sau. Đối với các doanh nghiệp trong nước không có quy định khuyến khích nhiều cho các doanh nghiệp trong KCN nên các doanh nghiệp trong nước vẫn còn thực hiện đầu tư ngoài KCN, chưa mặn mà đầu tư vào KCN dẫn đến khó khăn khi thực hiện quy hoạch phát triển. - Phát sinh các vấn đề xã hội: Bên cạnh những thành tựu về đóng góp phát triển kinh tế xã hội việc phát triển khu công nghiệp khu chế xuất trong thời gian qua cũng nảy sinh một số bất cập mang tính xã hội như việc tập trung lao động quá cao ở một số khu vực trong khi các điều kiện hạ tầng xã hội (đường giao thông, nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại…) chưa phát triển đồng bộ để đáp ứng các nhu cầu đó, tạo ra tình trạng quá tải cho khu vực. Điều đó có thể nhận thấy ở các dấu hiệu như ách tắc giao thông vào các giờ cao điểm, giá cả sinh hoạt tăng cao, điều kiện ăn ở của người lao động khó khăn, nguy cơ nảy sinh các hiện tượng xã hội khác như mất trật tự. - Vấn đề môi trường chúng ta không có một chiến lược chung về bảo vệ môi trường phù hợp với đối tượng là các KCN. Sự phối hợp giữa Bộ, Ngành, Trung ương các Sở và Ban quản lý KCN chưa chặt chẽ. Tình trạng những dòng kênh vẫn tiếp tục hứng chịu các loại chất thải không được xử lý, cũng như nhiều cư dân đô thị vẫn tiếp tục hứng chịu khói, bụi, tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm chưa cụ thể. Trên chỉ đạo xuống dưới, dưới không có đủ cơ sở kỹ thuật để lập "bản đồ hiện trạng". Sống chung với ô nhiễm là sự trả giá cho sự phát triển không đồng bộ. - Vấn đề tổ chức còn nhiều vướng mắc: ở trung ương vẫn không thực hiện cơ chế một đầu mối giải quyết vấn đề liên quan đến KCN, nên tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm kéo dài thời gian xử lý hoặc rơi vào im lặng. Nhiều khi cần ý kiến của cơ quan chủ quản thì không biết ai là cơ quan chủ quản. Các ban quản lý cấp tỉnh hoạt động còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm, quan hệ giữa một số ban quản lý KCN cấp tỉnh với một số ban ngành còn vướng mắc. - Vấn đề giá các dịch vụ ở nước ta hiện nay tuy đã có chủ trương nhưng việc thực hiện cơ chế một giá đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn còn tình trạng thu ép giá đối với người nước ngoài. Giá thuê dất ở nước ta còn cao hơn các nước trong khu vực, điều đó làm giảm mức thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách thuế ở nước ta không đồng bộ, vẫn còn tình trạng chồng chéo và gian lận thương mại như: trốn thuế, hàng giả, hàng lậu… - Công tác vận động xúc tiến đầu tư trong bối cảnh hội nhập và gia tăng cạnh tranh từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLKT151.doc
Tài liệu liên quan