Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần may 10 thông qua việc hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: 4

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1. Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.1. Động lực lao động 4

1.1.2. Động cơ lao động 6

1.1.3. Nhu cầu 6

1.1.4. Lợi ích 7

1.1.5. Tạo động lực lao động 7

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho người lao động 9

1.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động 9

1.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về công việc 11

1.2.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức 11

1.3.Các hình thức tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp 12

1.3.1. Khái niệm 13

1.3.2. Các hình thức tiền lương 13

1.3.3. Các nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp 14

1.3.4. Tiền lương với tạo động lực cho người lao động 15

1.4.Các học thuyết về tạo động lực 17

1.4.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow 17

1.4.2. Học thuyết tăng cường tích cực của P. F. Skinner 18

1.4.3. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F.Herzberg 18

1.4.4. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom 20

1.4.5. Học thuyết công bằng của J.Stacy Adams 20

1.5. Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động 21

CHƯƠNG II: 24

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRONG THỜI GIAN QUA 24

(2004-2007) 24

2.1.Một số đặc điểm chủ yếu của công ty 24

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24

2.1.2.Đặc điểm về sản phẩm, công nghệ và trình độ trang bị kỹ thuật 26

2.1.4. Đặc điểm thị trường tiêu thụ và nguồn nhân lực 30

2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 33

2.1.6. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 34

2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động thông qua tiền lương của Công ty cổ phần May 10 37

2.2.1. Thực trạng công tác trả lương cho người lao động tại công ty trong thời gian qua 37

2.2.2. Đánh giá công tác tạo động lực qua tiền lương tại công ty cổ phần May 10 trong thời gian qua 57

CHƯƠNG III: 65

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THÔNG QUA TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 65

3.1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 65

3.1.1. Mục tiêu phát triển 65

3.1.2. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh 66

3.2. Các giải pháp 67

3.2.1. Hoàn thiện điều kiện để nâng cao hiệu quả của tổ chức tiền lương 68

3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích, đánh giá và bố trí sắp xếp công việc 70

 3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động 79

3.2.5. Nâng cao nhận thức của người lao động về chính sách tiền lưong trong công ty 82

3.3. Một số kiến nghị 82

KẾT LUẬN 84

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3554 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần may 10 thông qua việc hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì thu nhập của người lao động cũng tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy Cty May 10 đang làm ăn rất phát đạt, đời sống của người lao đông không ngừng được cải thiện. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt nam nói chung và May 10 nói riêng diễn ra trong điều kiện có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen. Song với sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc của tập thể CBCNV và sự điều hành kiên quyết, kịp thời của cơ quan Tổng giám đốc, sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức đoàn thể toàn Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước. 2.1.6. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty cổ phần May 10 được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ các quy định hiện hành. Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo cấu trúc trực tuyến - chức năng, các phòng ban, phân xưởng sẽ vừa chịu sự chỉ đạo của người lãnh đạo trược tiếp vừa chịu sự hướng dẫn về chuyên môn của các bộ phận chức năng. Mô hình cơ cấu tổ chức này phù hợp với một công ty quy mô lớn và quản lý phức tạp như May 10. a. Ban Tổng giám đốc Cơ quan Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, Bộ và Nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp. Là cơ quan có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong công ty, bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc cùng các Giám đốc điều hành. - Tổng Giám đốc: có quyền quyết định điều hành hoạt động của công ty theo kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết Đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó Tổng Giám đốc : là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm về quản lý nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn đúng tiến độ và đạt được các yêu cầu đặt ra. - Giám đốc điều hành : là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, được ủy quyền thay mặt Tổng Giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng Giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc về các quyết định của mình b. Phòng kế hoạch Là bộ phận tham mưu của cứ quan Tổng giám đốc quản lý công tác kế hoạch và XNK, công tác cung ứng vật tư sản xuất, tổ chức kinh doanh thương mại FPO, tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế, soạn thảo các thanh toán các hợp đồng, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu trực tiếp theo sự ủy quyền của Tổng Giám đốc, thanh toán các hợp đồng đúng hạn. Ngoài ra còn có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất cho các đơn vị của công ty theo mục tiêu đã đề ra. c. Phòng kinh doanh - Là bộ phận tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trong và ngoài nước, công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu đầu tư phát triển và phục vụ kịp thời cho sản xuất. - Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm. - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theo quy định của công ty tại thị trường trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Cty đạt hiệu quả kinh tế cao. d. Phòng kỹ thuật Quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, nghiên cứu ứng dụng đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của sản xuất nhằm đáp ứng sự phát triển của công ty. Chuẩn bị các điều kiện về máy móc thiết bị công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật cho các mã hàng sẽ đưa vào sản xuất theo tiến độ kế hoạch tại các đơn vị. Chịu trách nhiệm về chỉ đạo kỹ thuật để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất, cụ thể là giám sát hoạt động của công nhân kỹ thuật và các xí nghiệp trên khía cạnh an toàn sản xuất, an toàn lao động, nghiên cứu và bảo dưỡng máy móc thiết bị, đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân kỹ thuật. e. Phòng tài chính - kế toán Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tài chính-kế toán của Công ty nhằm sử dụng hợp lý nguồn vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hạch toán kế toán, chế độ báo cáo và nhật ký chứng từ theo hệ thống tài khoản do Nhà nước quy định thống nhất từ công ty đến các đơn vị thành viên trong công ty. f. Phòng tổ chức hành chính Đây là bộ phận phụ trách hoạt động quản trị nhân lực tại công ty đông thời kiêm nhiệm các nhiệm vụ hành chính . Nhiệm vụ : tham mưu cho tổng giám đốc và trực tiếp giải quyết các vấn đề tổ chức, nhân sự, lao động,tiền lương, các vấn đề đối nội khác như bảo vệ, phương tiện đi lại, phục vụ…Bảo đảm an toàn lao động, giải quyết các chế độ phúc lợi cho người lao động. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ phối hợp với các bộ phận khác tiến hành tuyển dụng đào tạo . 2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động thông qua tiền lương của Công ty cổ phần May 10 2.2.1. Thực trạng công tác trả lương cho người lao động tại công ty trong thời gian qua May 10 là một doanh nghiệp cổ phần hoá có quy mô lớn, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hành may mặc vì vậy mà công tác trả lương của công ty là tương đối phức tạp thể hiện cụ thể ở các nội dung sau: a. Quy chế trả lương Công ty tuân thủ những quy định chung của Nhà nước về trả lương cho công nhân viên, với nguyên tắc phân phối theo lao động đã khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo công ty đã đưa ra một số quy chế trả lương với thống nhất, dễ hiểu và rõ ràng. Tiền lương là một khoản thu nhập chính của người lao động để có thể chi trả cho sinh hoạt của họ và gia đình họ. Với người Việt Nam hầu như thu nhập chính là từ tiền lương nhận được do mức sống của người Việt Nam thấp, do hầu hết người lao động đều xuất phát từ nông nghiệp. Vì vậy, tiền lương chi phối mạnh đên hành vi lao động của người lao động là tốt hay xấu. Vì vậy, tiền lương là công cụ kinh tế quan trọng nhất trong hoạt động tạo động lực lao động cho người lao động nên việc thực hiện công cụ này tốt hay kém có ảnh hưởng trực tiếp đến động lực lao động nên việc thực hiện công cụ này tốt hay kém có ảnh hưởng trực tiếp đến động lực lao động của người lao động . Dưới đây là bản quy chế phân phối lương của công ty: A- NGUYÊN TẮC PHÂN PHỐI THU NHẬP CHO CBCNV: - Hệ số cấp bậc bản thân làm căn cứ tính lương những ngày công học họp, nghỉ hưởng nguyên lương (phép, lễ, tết) và là căn cứ trích nộp BHXH và BHYT cho người lao động. - Thu nhập thực tế được phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh và được tính theo hệ số thu nhập. Hệ số thu nhập là thước đo hiệu quả công tác của người lao động. Hệ số thu nhập hàng năm do phụ trách các đơn vị điều chỉnh trình Hội đồng phân phối thu nhập của Công ty xét và đề nghị Tổng giám đốc ra quyết định thi hành. - Trong cùng nội dung công việc, người nào làm việc có hiệu quả hơn thì có hệ số thu nhập cao hơn. B- THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG : 1. Công ty trả lương cho người lao động làm việc tại Công ty theo 4 hình thức - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp. - Trả lương theo sản phẩm gián tiếp. - Trả lương trong thời gian đào tạo kèm cặp nghề và thử việc : + Đối với công nhân trực tiếp sản xuất hưởng lương sản phẩm, tiền lương được tính căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm ra và đơn giá tiền lương hiện hành. + Đối với công nhân viên hưởng lương thời gian, tiền lương ngày được tính là 22.000 đồng, cử nhân kinh tế là 28.000 đồng và kỹ sư công nghệ - kỹ thuật là 32.000 đồng. - Trả lương đối với hợp đồng mùa vụ dưới 1 năm : + Nếu là công nhân trực tiếp sản xuất hưởng theo lương sản phẩm. + Nếu là công nhân viên phục vụ, hưởng lương theo thoả thuận cụ thể với người sử dụng lao động. - Lao động ký hợp đồng và lao động thử việc nếu làm việc đủ ngày công chế độ trong tháng vì một lý do nào đó mà tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì Công ty bù cho người lao động bằng mức lương tối thiểu. 2. Phân chia tổng quỹ lương hàng tháng : - 90% được phân phối cho người lao động theo các hình thức tiền lương hiện hành. - 8% làm quỹ tiền thưởng. - 2% làm quỹ dự phòng. 2. 1. Phương pháp phân phối quỹ tiền lương : - Quỹ lương của Công ty được chia theo hai khối : + Khối sản xuất gồm các xí nghiệp thành viên, xí nghiệp dịch vụ. + Khối quản lý phục vụ gồm các phòng ban nghiệp vụ. - Tỷ lệ tiền lương của các khối trong năm 2008 như sau : + Tổng quỹ lương của khối sản xuất là 81,5%. Trong đó khối xí nghiệp may = 80%; phân xưởng thêu giặt và bao bì = 1,5%. + Tổng quỹ lương của khối quản lý và phục vụ là 18.5%. 2.2. Phần thanh toán tiền lương cho người lao động : - Đối với khu vực trực tiếp sản xuất : + Tiền lương của công nhân sản xuất được tính dựa vào thời gian tiêu hao để hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương của một đơn vị thời gian chuẩn (được ban hành kèm theo quy chế này). + Đối với công nhân cắt, là, hộp con, giao nhận, quỹ tiền lương được khoán cho từng bộ phận căn cứ vào lao động định biên cho bộ phận này và tiền lương thực tế bình quân của công nhân may trong tháng. + Công nhân phục vụ của xí nghiệp nào thì tiền lương được tính căn cứ theo tiền lương bình quân của công nhân may xí nghiệp đó. + Lương phép, con bú và BHXH được tính theo lương cấp bậc bản thân. - Đối với khu vực quản lý và phục vụ : + Tiền lương thanh toán cho cá nhân được tính theo hình thức lương sản phẩm gián tiếp và áp dụng chung cho cán bộ quản lý và công nhân phục vụ ở các xí nghiệp thành viên cũng như cấp Công ty, lương được tính theo hệ số cấp bậc công việc của từng người. + Hệ số cấp bậc công việc được quy định cho từng nhóm công việc và được quy định trên cơ sở mặt bằng thu nhập hiện nay, sau khi đã được Hội đồng phân phối thu nhập điều chỉnh. Phụ trách đơn vị muốn điều chỉnh hệ số thu nhập của người lao động phải thông qua Hội đồng phân phối thu nhập và chỉ thực hiện sau khi được Tổng giám đốc phê duyệt, song tổng hệ số trong từng đơn vị không thay đổi. Trường hợp đặc biệt phải báo cáo Tổng giám đốc xem xét giải quyết. + Đối với một số bộ phận áp dụng lương sản phẩm, tiền lương được tính căn cứ vào định mức khoán và đơn giá tiền lương của một đơn vị thời gian chuẩn (được ban hành kèm theo quy chế này). + Lương lễ tết, phép, học họp, con bú và BHXH được tính theo lương cấp bậc bản thân hiện giữ. 4. Cách tính lương : - Đối với công nhân hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương bao gồm 2 phần : + Lương theo cấp bậc bản thân được tính cho những ngày nghỉ phép, lễ tết, học họp, chờ việc và nghỉ việc riêng khác có lương; + Lương sản phẩm được tính dựa vào số lượng, chất lượng sản phẩm, định mức chế tạo sản phẩm và đơn giá tiền lương của một đơn vị thời gian chuẩn; và phụ cấp theo lương (thêm giờ, ca ba,...). - Đối với cán bộ quản lý và nhân viên kinh tế kỹ thuật hưởng lương thời gian, tiền lương bao gồm 2 phần : + Lương theo cấp bậc bản thân được tính cho những ngày nghỉ phép, lễ tết, học họp, thêm giờ, ca ba, chờ việc và nghỉ việc riêng khác có lương; + Lương theo hệ số cấp bậc công việc và phụ cấp theo lương (nếu có). C- CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP VÀ PHỤ CẤP : Cùng với quy chế này, Công ty còn có thêm một số quy chế liên quan đến công tác phân phối thu nhập : - Quy chế phụ cấp CBCNV quản lý giỏi và thợ giỏi. - Quy định phụ cấp kiêm nhiệm công tác. - Phụ cấp nóng, độc hại. * Nhận xét : Ta thấy bản quy chế lương của công ty khá rõ ràng song những quy định thì phức tạp so với sự hiểu biết của người lao động. Vì vậy mà không phải ai cũng hiểu được rõ ràng quy chế lương quy định điều gì do đó mà cần xây dựng một quy chế lương ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu. b. Nguồn hình thành quỹ lương và phương pháp phân phối quỹ lương * Nguồn hình thành: Quỹ lương của công ty được trích từ tổng doanh thu của công ty. Tổng quỹ lương = Tổng doanh thu x k K là hệ số tỷ lệ, thông thường công ty lấy k = 52% tức là trong các khoản chi phí sản xuất thì quỹ lương chiếm 52% tổng doanh thu. * Phương pháp phân phối: Qua kết quả phân phối năm trước, Đại hội công nhân viên chức và Tổng giám đốc quyết định tỷ lệ tiền lương của các khối trong năm là như sau: Tổng quỹ lương khối sản xuất là 81,5%. Trong đó khối xí nghiệp may = 80%; phân xưởng thêu giặt và bao bì = 1,5%, Tổng quỹ lương của khối quản lý và phục vụ là 18,5%. QLsx= Tổng doanh thu x 52% x 81,5% x 98% Trong đó 98% gồm 90% lương kỳ một và 8% lương còn lại và 2% dự phòng Khối quản lý phục vụ: gồm các phòng ban nghiệp vụ và phân xưởng cơ điện. Lương dành cho khối này chiếm 20% tổng quỹ lương. QLql= Tổng doanh thu x 52% x 18,5% x 98% Dưới đây là kết quả phân phối tiền lương của công ty trong những năm vừa qua: Bảng 4: Phân phối quỹ lương của công ty từ 2004 – 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 2007 Tổng doanh thu 448 557 630 745 Quỹ lương quản lý 45.7 56.8 64.2 75.9 Quỹ lương sản xuất 182.6 227.1 256.8 303.7 (Nguồn: Phòng tổ chức tiền lương Cồng ty Cổ phần May 10) Toàn bộ phần trăm xác định quỹ lương của từng khối do công ty quy định. Đây là căn cứ dùng để tính lương từng khối. Để đưa ra được con số, công ty đã tiến hành đánh giá mức độ, chất lượng, hiệu quả công việc. Sau khi đã có quỹ lương cho từng khối, công ty tiến hành trả lương cho người lao động theo hai kỳ. Kỳ I là kỳ tiền lương chính, phát cho người lao động vào ngày 15 hàng tháng. Số lương phát kỳ này chiếm 90% số lương từng khối. Lương kỳ 1 :được tính theo các cách sẽ được trình bày dưới đây, đó là cách tính lương theo hai hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.Cuối mỗi tháng, tổ trưởng các tổ căn cứ vào sổ năng suất và bẩng chấm công tính toán, lập thành bảng thanh toán lương cho từng công nhân sau đó nộp cho cán bộ phụ trách thống kê Xí nghiệp. Các đơn vị sẽ nộp bảng chấm công, bảng thanh toán lương cùng với báo cáo sản lượng doanh thu để phòng Tổ chức lao động kiểm tra, tính lương rồi chuyển phòng kế toán chi cho từng đơn vị về trả lương NLĐ. Trước khi trả lương cho NLĐ cán bộ phòng Tổ chức lao động phải có trách nhiệm lập bảng chi tiết lương thể hiện toàn bộ thông số làm cơ sở tính lương cho người lao động. Sau đây là bảng chi tiết lương kỳ 1 của công nhân sản xuất và cán bộ quản lý thuộc Xí nghiệp 2 - Tổ May 9 tháng 3/2008: Bảng 5: Danh sách lương chi tiết lương kỳ 1 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 Xí nghiệp May 2 - Tổ May 09 DANH SÁCH CHI TIẾT TIỀN LƯƠNG Tháng 3 – Năm 2008 (Đvt: 1.000 đồng) TT Họ và tên Mã số Ngày tiếp nhận Hệ số CBBT/BL Lương Phụ cấp Bù lương Ăn ca Tổng cộng Khấu trừ Thực lĩnh Ký nhận tiền Sản phẩm CBCV Phụ cấp trong lương Phép Lễ, Tết Học Con nhỏ Chờ việc Trả lại 17% BHXH & BHYT Khác Thêm giờ Ca ba Thêm ngày Nóng, Độc hại BHXH & BHYT Khác Cộng Tiền Cộn Tiền Cộng Tiền Cộng Tiền Giờ Tiền Giờ tiền Giờ Tiền Giờ Tiền Giờ Tiền Cộng Tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 1 Vũ Thị Dung 00444 01/10/88 2,90/ 1,50 22,0 758,8 111,2 39,0 261,6 26,0 130,0 1.261,6 94,0 1.167,6 2 Phạm Thị Huyền 00449 01/10/88 2,90/ 1,50 20.0 619,8 91,1 2,0 120,5 36,0 241,4 4,5 24,0 120,0 1.197,3 94,0 1.103,3 3 Nguyễn Thị Hương 00486 01/02/88 2,90/ 1,50 21,0 751,2 110,0 37,0 248,2 25,0 125,0 1.234,4 94,0 1.140,4 4 Lê Thị Lương 00613 01/10/88 2,01/ 1,30 22,0 690.3 101,2 39,0 229,5 26,0 130,0 1.151,0 65,2 1.085,8 5 Phạm Thị Hà 02098 01/09/95 2,90/ 1,50 21,0 586,4 85,9 37,0 248,1 78,9 25,0 125,0 1.124,3 94,0 1.030,3 6 Nguyễn Văn Hùng 02314 01/08/96 2,42/ 1,45 22,0 887,8 130,1 39,0 295,1 26,0 130,0 1443,0 78,4 1.364,6 7 Đoàn Thị Hiền 02345 01/08/96 2,42/ 1,45 18,0 649,2 95,8 2,0 100,5 33,0 223,1 22,0 110,0 1.178,6 78,4 1.100,2 Tổng cộng 144,0 4.294,3 752,3 4,0 221 260,0 1750,0 83,4 174,0 870,0 8.479,2 598,0 7.992,2 Bằng chữ: bảy triệu chín trăm chín hai nghìn hai trăm (Nguồn: Phòng Tổ chức tiền lương Công ty Cổ phần may 10) CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 Xí nghiệp May 2 - Tổ Quản trị DANH SÁCH CHI TIẾT TIỀN LƯƠNG Tháng 3 – Năm 2008 (Đvt: 1.000 đồng) TT Họ và tên Mã số Ngày tiếp nhận Hệ số CBBT/BL Lương Phụ cấp Bù lương Ăn ca Tổng cộng Khấu trừ Thực lĩnh Ký nhận tiền Sản phẩm CBCV Phụ cấp trong lương Phép Lễ, Tết Học Con nhỏ Chờ việc Trả lại 17% BHXH & BHYT Khác Thêm giờ Ca ba Thêm ngày Nóng, Độc hại BHXH & BHYT Khác Cộng Tiền Cộn Tiền Cộng Tiền Cộng Tiền Giờ Tiền Giờ tiền Giờ Tiền Giờ Tiền Giờ Tiền Cộng Tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 1 Nguyễn Thị Liên 00315 01/04/87 4,29/ 1,70 22,0 3.635,6 436,3 1.492,0 26,0 130,0 5.693,9 139,0 5.554,9 2 Lê Danh Tuấn 00511 01/09/86 3,13/ 1,06 22,0 1.794,8 215,4 26,0 130,0 2.140,2 101,4 2.038,8 3 Trần Quý Dân 00517 01/09/86 4,60/ 1,75 22,0 3.666,2 439,9 1.836,0 26,0 130,0 6.072,1 149,0 5.923,1 4 Đặng Thị Thìn 00553 10/03/83 4,83/ 1,84 22,0 4.609,7 553,2 3.677,0 26,0 130,0 8.969,9 156,5 8.813,1 5 Hoàng Văn Giang 00627 01/12/93 3,49/ 1,65 22,0 1.794,8 215,4 26,0 130,0 2.140,2 113,0 2.027,2 6 Nguyễn Quang Hưng 03700 01/01/03 2,34/ 1,40 22,0 1.733,4 208,0 26,0 130,0 2.071,4 75,8 1995,6 7 Vũ Hồng Quang 05165 01/03/05 2,34/ 1,40 22,0 1.730,2 207,6 0,5 24,3 25,0 125,0 2.087,1 75,8 2011,3 Tổng cộng 153,5 18.964,7 2.275,8 0,5 24,3 7.005,0 181,0 905,0 29.174,8 810,5 28.364,3 Bằng chữ: hai mươi tám triệu ba trăm sáu mươi bốn ngàn ba trăm đồng (Nguồn: Phòng Tổ chức tiền lương Công ty Cổ phần may 10) Lương kỳ II: hay còn gọi là phân phối tiền thưởng trong lương, chiếm 10% lương còn lại. Và nó được tính theo công thức: Tổng tiền lương dự thưởng của nhóm ( bộ phận) Tiền lương của một CBCNV trong 1 nhóm (hoặc bộ phận) = Tổng tiền thưởng của nhóm ( bộ phận) Tiền lương dự thưởng của 1 CBCNV trong nhóm (bộ phận) x Lương kỳ II của công ty May 10 bao gồm các khoản sau: LTL = LT + LPC + LC3 Trong đó + LTL: là lương kỳ 2 mà NLĐ nhận được + LT: Tiền thưởng từ phân loại lao động hàng tháng Khi phân phối tiền lương, các đơn vị tiến hành phân loại lao động căn cứ vào tiêu chuẩn định trước để cho điểm: Năng suất lao động và khối lượng công việc: 20 điểm Chất lượng sản phẩm và chất lượng công việc: 20 điểm Thực hiện ngày công sản xuất, công tác: 15 điểm Chấp hành nội quy kỉ luật, pháp luật, chế độ chính sách: 15 điểm Bảng 6: Bảng kỷ luật phân loại lao động Tổng điểm 60-70 50-59 40-49 30-39 <30 Xếp loại A B C D Không xếp loại (Nguồn: Phòng tổ chức tiền lương Cồng ty Cổ phần May 10) Loại A = 100% mức tiền thưởng Loại B = 70% mức tiền thưởng Loại C = 30% mức tiền thưởng Không xếp loại = không có tiền thưởng. + LPC: Phụ cấp ăn ca làm thêm ngày và làm thêm nguyên công ca ba: Tiền ăn ca = Công ăn ca x 5000 + LN: Lương thêm ngày Lương thêm ngày = Tiền một giờ x Giờ làm thêm ngày x 100% + LC3: Lương nguyên công ca ba Lương nguyên công ca ba = Tiền một giờ x Giờ làm nguyên công ca ba x 95% Ngày 15 hàng tháng, các đơn vị nộp sổ phân loại lao động, nhân viên lao động tiền lương sẽ kiểm tra, tính toán rồi cho ra bảng chi tiết lương kỳ II để chi lương cho NLĐ vào ngày 22 cùng tháng. Dưới đây là danh sách lương chi tiết Kỳ 2 tháng 3/2008 của tổ quản trị và tổ sản xuất của Xí nghiệp May 2 của công ty : Để hiểu rõ hơn về cách tính lương kỳ 2 của công ty ta hãy lấy ví dụ minh họa về trường hợp của chị Nguyễn Thị Liên thuộc Tổ quản trị - Xí nghiệp May 2, có mã số hợp đồng lao động là 00315( Bảng 7). Tổng tiền lương dự thưởng của tổ quản trị là 38.352.200 đồng . Mức lương dự thưởng của chị là 5.693.900 đồng. Tổng tiền thưởng của cả tổ là 9.177.400 đồng. Xếp loại lao động A Số giờ làm thêm 0 giờ - Tiền thưởng từ phân loại lao động = (9.177.400 x 5.693.900) x 100%/ 38.352.200 = 1.938.000 đồng. - Lương phụ cấp ăn ca = 0 ( Do không làm thêm) - Lương làm thêm = 0 ( Do không làm thêm) Lương thực lĩnh là: 1.938.000 đồng Còn dưới đây là danh sách lương kỳ 2 của công nhân sản xuất tại Xí nghiệp May 2 - Tổ may 9 Bảng 7: Danh sách lương chi tiết Kỳ 2 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 Xí nghiệp May 2 - Tổ Quản trị DANH SÁCH CHI TIẾT LƯƠNG (KỲ II) Tháng 3 – Năm 2008 (Đvt: 1.000 đồng) TT Họ và tên Mã số Xếp loại lao động Tiền thưởng Phụ cấp trách nhiệm Thêm ngày Nguyên công ca 3 Ăn ca làm thêm Lương BHXH Thực lĩnh Ký nhận tiền Tổng thu nhập Giờ Tiền Giờ Tiền Cộng Tiền Cộng Tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Nguyễn Thị Liên 00315 Loại A 1.938,0 4,0 1.938,0 7.631,9 2 Lê Danh Tuấn 00511 Loại A 565,0 4,0 565,0 2.705,2 3 Trần Quý Dân 00517 Loại A 1.910,0 4,0 1.910,0 7.982,1 4 Đ ặng Thị Thìn 00553 Loại A 3.109,0 4,0 3.109,0 12.078,9 5 Hoàng Văn Giang 00627 Loại A 565,0 4,0 565,0 2.705,2 6 Nguyễn Quang Hưng 03700 Loại A 545,7 4,0 545,7 2.617,4 7 Vũ Hồng Quang 05165 Loại A 544,7 4,0 544,7 2.631,8 Tổng cộng: 9.177,4 28,0 9.177,4 38.352,2 Bằng chữ: ba tám triệu ba trăm năm hai nghìn hai trăm (Nguồn: Phòng Tổ chức tiền lương Công ty Cổ phần may 10) * Nhận xét: Cách phân phối tiền lương cho các khối của công ty còn nhiều bất cập. Do khối quản lý của công ty chỉ chiếm có từ 7% - 8% trong khi đó tiền lương của họ lại chiếm tới gần 20% tổng quỹ lương của toàn công ty. Qua bảng lương kỳ 2 của 2 khối quản lý và khối sản xuất ta thấy mức lương thưởng của cán bộ quản lý cao hơn rất nhiều so với công nhân sản xuât do mức lương kỳ 1 của họ cao hơn rất nhiều so với người công nhân và ngay cả quỹ tiền thưởng của họ cũng cao hơn nhiều. Điều này ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của bộ phận sản xuất, từ đó tác động tới động lực làm việc của họ. Mặt khác cách tính lương kỳ 2 của công ty quá phức tạp vì vậy mà không phải người lao động nào cũng hiểu được cách tính lương của mình. c. Tiền lương tối thiểu áp dụng trong công ty Tiền lương tối thiểu của công ty được xây dựng trên cơ sở: Quỹ tiền lương tính theo đơn giá kế hoạch của công ty (VKH), hệ số cấp bậc công việc bình quân (HCB), lao động định biên của công ty (LĐB), hệ số phụ cấp bình quân (HPC) và được tính theo công thức sau: TLminDN = Quỹ tiền lương tính theo đơn giá (HCB + HPC) x LĐB x 12 Trong đó: TLminDN >= TLmin Theo cách tính này và căn cứ vào nguồn tài chính năm 2007 May 10 chọn mức tiền lương tối thiểu là 640.000 đồng. d. Các hình thức trả lương được áp dụng Hiện tại công ty đang trả lương cho CBCNV của công ty theo hai hình 1.Hình thức trả lương theo sản phẩm: Trong hình thức trả lương này hiện nay Công ty chỉ áp dụng 2 chế độ: Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân và chế độ trả l ương theo sản phẩm gián tiếp: CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TRỰC TIẾP CÁ NHÂN * Đối tượng áp dụng: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất. Ở đó, tiền lương của công nhân sản xuất được tính dựa vào số lượng và chất lượng sản phẩm làm ra, thời gian hao phí để hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương cho một đơn vị thời gian chuẩn. Đối với công nhân phục vụ của xí nghiệp nào thì tiền lương được tính căn cứ theo tiền lương bình quân của công nhân may xí nghiệp đó. Đối với công nhân cắt, là, hộp con, giao nhận, định mức lao động và đơn giá sản phẩm đước xác định căn cứ vào lao động định biên của bộ phận mình và tiền lương thực tế bình quân của công nhân may trong tháng. * Cách tính lương sản phẩm: Tiền lương thực lĩnh của công nhân sản xuất được xác định theo công thức: LTL = LSP + LCĐ + LCV + LK + LPC +PCTL+ Bù lương + Ăn ca – KT Trong đó: - LSP là: lương sản phẩm LSP = Tiền lương 1 giờ x 8 giờ x NCĐ NCB là công chế độ - Các ngày nghỉ của người lao động Tiền lương 1 giờ = Tổng giây x tiền 1 giây x 1,2 (nếu là thợ điều động Công chế độ thực hiện x 8(giờ) + giờ làm thêm thường + giờ làm thêm ca ba + giờ làm thêm CN - LCĐ là lương chế độ LCĐ = LP + LL + LĐH + LCN + Lương phép ( Lp) được tính theo công thức: LP = HCBCN x 540.000 x Công nghỉ phép/ 26 HCBCN là hệ số cấp bậc của công nhân + Lương lễ, tết ( LL) được tính theo công thức LL = HCBCN x 540.000 x Công lễ tết / 26 + Lương đi học ( LĐH): LĐH = HCBCN x 540.000 x Công đi học x HĐH / 26 + Lương chăm sóc con nhỏ hay giờ con bú ( LCN) LCN = HCBCN x 540.000 x Số giờ cho con bú / (26 x 8) - Lương chờ việc (LCV): được tính theo hai công thức phụ thuộc vào nguyên nhân: Do lỗi của người sử dụng lao động: LCV = HCBCN x 540.000 x Giờ chờ việc x 100% / (26 x 8) Do nguyên nhân bất khả kháng: LCV = HCBCN x 540.000 x Giờ chờ việc x 70%/ (26 x 8) - Lương khác (LK): LK = HCBCN x 540.000 x 17% Lương khác còn bao gồm các khoản thu nhập của những ngày đi công tác đoàn thể do công ty huy động, đi huân luyện quân sự, nghỉ ba tháng chế độ hưu, bổ sung thu nhập của tháng trước do làm thiếu… - Lương phụ cấp(LPC): LPC = LGTT + LGT Ca 3 + LGCN + LGCa 3 + PN, ĐH + Lương giờ làm thêm thường(LGTT): LGTT = Tiền lương 1 giờ x Giờ làm thêm thường x 150% + Lương giờ làm thêm thường ca(LGT Ca 3): LGTca 3 = Tiền lương 1 giờ x Giờ làm thêm thường x 195% + Lương ca ba(LG Ca 3): LGca 3 = Tiền lương 1 giờ x Giờ làm ca ba x 30% + Lương làm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34672.doc
Tài liệu liên quan